Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NUÔI TÔM VEN BIỂN DỰA TRÊN TIÊU CHÍ VIETGAP TẠI HAI HUYỆN THẠNH PHÚ VÀ BÌNH ĐẠI, TỈNH BẾN TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NUÔI TÔM VEN BIỂN DỰA TRÊN
TIÊU CHÍ VIETGAP TẠI HAI HUYỆN THẠNH PHÚ VÀ
BÌNH ĐẠI, TỈNH BẾN TRE

Họ và tên sinh viên: TRẦN VĂN LẬP
Ngành:
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Niên khóa:
2008-2012

Tháng 7/2012


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NUÔI TÔM VEN BIỂN DỰA TRÊN
TIÊU CHÍ VIETGAP TẠI HAI HUYỆN THẠNH PHÚ VÀ
BÌNH ĐẠI, TỈNH BẾN TRE

Tác giả

TRẦN VĂN LẬP

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành
Nuôi trồng thủy sản

Giáo viên hướng dẫn:
TS. NGUYỄN VĂN TRAI



Tháng 07 năm 2012
i


CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm cùng quý thầy cô Khoa Thuỷ Sản Trường Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình dạy bảo và truyền đạt kiến thức cho chúng tôi
trong suốt thời gian học tập tại khoa.
Con xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới Ba Mẹ đã tạo điều kiện và động viên con
trong suốt thời gian con theo học tại trường, cảm ơn các anh, chị trong gia đình đã
giúp đỡ em trong suốt thời gian em học tập.
Chúng tôi đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Thầy Nguyễn Văn Trai đã tận tình giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn chúng tôi
trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Các anh chị, cô chú tại Phòng NN&PTNT huyện Thạnh Phú và huyện Bình
Đại.
Anh Tùng, anh Tạo, anh Trường và các anh tại Trung Tâm khuyến nông,
khuyến ngư huyện Thạnh Phú. Anh Tú, anh Sinh, Cô Sáu, Chú Mười tại huyện Bình
Đại đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài này.
Các hộ nuôi tại hai huyện Thạnh Phú và Bình Đại đã giúp đỡ chúng tôi trong
thời gian thực hiện đề tài.
Thầy Quý, anh Thành và các bạn lớp DH08NT đã giúp đỡ và động viên tôi
trong thời gian thực hiện đề tài.
Do thời gian hạn chế, kiến thức và năng lực còn yếu kém nên luận văn chắc
chắn còn nhiều sai sót, chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý
Thầy cô và các bạn


ii


TÓM TẮT
Hiện nay nghề nuôi tôm ở nước ta đang phát triển nhanh chóng nhưng đồng
thời cũng mang lại nhiều bất ổn cho môi trường, một phần do việc quản lý trại nuôi
tùy tiện. Khi môi trường bị suy thoái sẽ dẫn đến bất ổn định cho nghề nuôi, chẳng hạn
dịch bệnh xảy ra thường xuyên. Vì vậy, áp dụng các biện pháp thực hành tốt trong
quản lý trại nuôi và vùng nuôi là yêu cầu bức thiết cho các vùng nuôi tôm tập trung.
Nhằm bổ sung cơ sở dữ liệu về nuôi tôm tại 2 huyện Thạnh Phú và Bình Đại, tỉnh Bến
Tre, nghiên cứu này tiến hành đánh giá hiện trạng nghề nuôi tôm theo tiêu chí
VietGAP tại vùng khảo sát, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà quản lý địa phương
trong việc xây dựng kế hoạch áp dụng tiêu chí này cho vùng nuôi tôm thâm canh tại
địa phương mình. Chúng tôi tiến hành khảo sát 65 hộ nuôi trên địa bàn hai huyện,
gồm Thạnh Phú 32 hộ và Bình Đại 33 hộ, và dựa trên tiêu chí VietGAP trong nuôi
trồng thuỷ sản, để phân tích đánh giá hiện trạng vùng nuôi, giúp địa phương đưa ra kế
hoạch để nghề nuôi phát triển theo hướng bền vững hơn.
Nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn tại địa bàn nêu
trên và điền thông tin vào các bảng câu hỏi soạn sẵn. Nội dung bảng câu hỏi được xây
dựng dựa vào tiêu chí VietGAP dùng cho nuôi tôm nước lợ. Từ đó đánh giá hiện trạng
vùng nuôi theo bộ tiêu chí này.
Qua kết quả khảo sát 16 tiêu chí, cho thấy trên địa bàn huyện Thạnh Phú có
90,6% số hộ nuôi đạt được trên 50% số tiêu chí khảo sát, Bình Đại có 84,8% số hộ
nuôi đạt trên 50% số tiêu chí khảo sát; 100% số nuôi đạt được các tiêu chí như: kiểm
tra con giống, kiểm tra chỉ tiêu nước và kiểm tra sức khoẻ tôm nuôi, ngưng sử dụng
thuốc trước khi thu hoạch; 100% số hộ nuôi không đạt được các tiêu chí như: ao xử lý,
sơ đồ trại, xử lý nước thải; Đối với các tiêu chí còn lại thì việc thực hiện chưa đồng
đều giữa các hộ nuôi.
Như vậy, để tiến đến áp dụng quản lý vùng nuôi theo tiêu chí VietGAP một
cách đầy đủ, địa phương cần lập kế hoạch cụ thể về thời gian và các bước cần thực

hiện, chẳng hạn: quy hoạch lại hệ thống cấp thoát nước, tổ chức nhiều lớp tập huấn về
VietGAP và khuyến khích các hộ nuôi thực hiện, cần có chính sách hỗ trợ về vốn lẫn
kỹ thuật cho các hộ nuôi đăng ký nuôi theo quy trình VietGAP.
iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ......................................................................................................................... i
Cảm Tạ ........................................................................................................................... ii
Tóm Tắt ......................................................................................................................... iii
Mục Lục ........................................................................................................................ iv
Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................................ vii
Danh sách các bảng, đồ thị, hình ảnh .......................................................................... viii
Chương 1: MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu đề tài .......................................................................................................... 2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................ 3
2.1 Điều kiện kinh tế xã hội vùng khảo sát .................................................................... 3
2.1.1 Tổng quan về tỉnh Bến Tre ................................................................................... 3
2.1.2 Vị trí của ngành thủy sản trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ..................... 4
2.1.3 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Bến Tre ..................................................................... 6
2.1.4 Điều kiện tự nhiên của huyện Thạnh Phú ............................................................. 7
2.1.4.1 Đặc điểm vị trí địa lý.......................................................................................... 7
2.1.4.2 Địa hình .............................................................................................................. 8
2.1.4.3 Thời tiết – khí hậu .............................................................................................. 8
2.1.4.4 Tài nguyên nước................................................................................................. 9
2.1.5 Điều kiện tự nhiên của huyện Bình Đại ................................................................ 9
2.1.5.1 Vị trí địa lý ......................................................................................................... 9
2.1.5.2 Địa hình ............................................................................................................ 10

2.1.5.3 Thời tiết – khí hậu ............................................................................................ 10
2.1.5.4 Tài nguyên nước............................................................................................... 11
2.1.5.5 Đặc điểm thủy văn ........................................................................................... 11
2.2 Tình hình nuôi tôm ................................................................................................. 11
2.2.1 Tình hình nuôi tôm trên thế giới ......................................................................... 11
2.2.1.1 Tôm sú .............................................................................................................. 11
iv


2.2.1.2 Tôm thẻ chân trắng .......................................................................................... 13
2.2.2 Tình hình nuôi tôm ở Việt Nam .......................................................................... 14
2.2.2.1 Tình hình nuôi tôm sú tại Việt Nam ................................................................ 14
2.2.2.2 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam ............................................. 16
2.2.3 Thực trạng phát triển của nghề nuôi tôm ở Bến Tre ........................................... 16
2.2.3.1 Tôm sú .............................................................................................................. 17
2.2.3.2 Tôm thẻ chân trắng .......................................................................................... 18
2.2.4 Thực trạng phát triển của nghề nuôi tôm ở huyện Thạnh Phú và Bình Đại ....... 19
2.2.4.1 Thực trạng phát triển của nghề nuôi tôm ở huyện Thạnh Phú ......................... 19
2.2.4.2 Thực trạng phát triển của nghề nuôi tôm ở huyện Bình Đại............................ 20
2.3 Giới thiệu các tiêu chí nuôi tôm bền vững ............................................................. 21
2.3.1 COC..................................................................................................................... 21
2.3.2 GAP ..................................................................................................................... 22
2.3.3 BMP .................................................................................................................... 22
2.3.4 VietGAP .............................................................................................................. 24
2.3.5 Tình hình áp dụng các tiêu chí nuôi tôm bền vững ............................................. 26
2.3.5.1 Tình hình áp dụng COC và GAP ..................................................................... 26
2.3.5.2 Hiện trạng ứng dụng BMP tại Việt Nam ......................................................... 27
2.3.5.3 Hiện trạng ứng dụng GAP tại Bến Tre ............................................................ 29
2.4 Các mô hình quản lý vùng nuôi ở tỉnh Bến Tre ..................................................... 30
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 32

3.1 Thời gian và địa điểm ............................................................................................ 32
3.2 Nôi dung nghiên cứu .............................................................................................. 32
3.3 Phương pháp điều tra và thu thập số liệu ............................................................... 32
3.4 Xử lý và phân tích số liệu ...................................................................................... 33
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................... 34
4.1 Những điểm cơ bản của nghề nuôi tôm tại vùng khảo sát ..................................... 34
4.1.1 Độ tuổi ................................................................................................................. 34
4.1.2 Trình độ học vấn ................................................................................................. 35
4.1.3 Kinh nghiệm nuôi................................................................................................ 36
4.1.4 Nguồn học hỏi kinh nghiệm nuôi tôm ................................................................ 38
v


4.1.5 Tham gia tập huấn, hội thảo ................................................................................ 38
4.1.6 Đối tượng nuôi .................................................................................................... 40
4.1.7 Hiểu biết về VietGAP ......................................................................................... 41
4.2 Đánh giá hiện trạng nuôi tôm theo tiêu chí VietGAP ............................................ 41
4.2.1 Thiết kế trại nuôi ................................................................................................. 41
4.2.1.1 Diện tích ao nuôi .............................................................................................. 41
4.2.1.2 Ao lắng ............................................................................................................. 42
4.2.1.3 Cơ sở hạ tầng phục vụ cấp thoát nước ............................................................. 43
4.2.1.4 Các chỉ tiêu khác trong thiết kế trại nuôi ......................................................... 44
4.2.2 Chuẩn bị ao nuôi ................................................................................................. 46
4.2.3 Nguồn giống ........................................................................................................ 46
4.2.3.1 Nguồn giống ..................................................................................................... 46
4.2.3.2 Chọn giống ....................................................................................................... 47
4.2.4 Quản lý và thu hoạch .......................................................................................... 48
4.2.4.1 Quản lý ao nuôi tôm ......................................................................................... 48
4.2.4.2 Thu hoạch ......................................................................................................... 48
4.2.4.3 Xử lý nước thải và chất thải ............................................................................. 49

4.2.5 Hồ sơ lưu trữ ....................................................................................................... 50
4.3 Những khó khăn khi áp dụng các tiêu chí nuôi tôm bền vững (VietGAP) tại vùng
khảo sát......................................................................................................................... 51
4.4 Đánh giá hiện trạng vùng nuôi ............................................................................... 52
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................................ 56
5.1 Kết luận .................................................................................................................. 56
5.2 Đề nghị ................................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 58

vi


DẠNH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

WWF

Quỹ Bảo tồn thiên nhiên thế giới

MSC

Hội đồng Bảo tồn biển quốc tế (Marine Stewardship Council)

BNN&PTNN


Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

COC

Quy tắt ứng xử nghề cá có trách nhiệm của FAO (Code of
Conduct for Responsible Fisheries)

BMP

Thực hành nuôi tôm tốt hơn (Better Management Practices)

FAO

Tổ chức nông lương thế giới (Food and Agricuture Organization)

NACA

Mạng lưới Nuôi trồng Thuỷ sản Châu Á Thái Bình Dương

GAP

Quy phạm thực hành nuôi tốt (Good Aquaculture Practices)

VietGAP

Quy chuẩn chung cho sản phẩm trong nông nghiệp ở Việt Nam
(Vietnamese Good Agricultural Practices)

NAFIQAVED


Cục Quản lý chất lượng và Thú ý Thủy Sản

ĐQL

Đồng quản lý

BQL

Ban quản lý

SUDA

Hợp phần Hỗ trợ phát triển Nuôi Trồng Thủy Sản bền vững

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ , HÌNH ẢNH
BẢNG

NỘI DUNG

Bảng 4.1

Trình độ học vấn của chủ hộ ở vùng khảo sát

35

Bảng 4.2


Nguồn học hỏi kinh nghiệm của chủ nuôi trong vùng khảo sát

38

Bảng 4.3

Số hộ tham gia tập huấn hội thảo trong vùng khảo sát

39

Bảng 4.4

Đối tượng nuôi trong vùng khảo sát

40

Bảng 4.5

Số hộ nuôi hiểu biết về VietGAP tại vùng khảo sát

41

Bảng 4.6

Diện tích ao nuôi trên địa bàn khảo sát

42

Bảng 4.7


Số hộ nuôi sử dụng ao lắng trên địa bàn khảo sát

43

Bảng 4.8

Kênh cấp thoát nước trong thiết kế trại nuôi tại các hộ nuôi trong vùng

Trang

khảo sát

44

Bảng 4.9

Các chỉ tiêu trong thiết kế trại nuôi trên địa bàn khảo sát

45

Bảng 4.10

Nguồn giống trên địa bàn khảo sát

46

Bảng 4.11

Số hộ xử lý nước thải và chất thải trên địa bàn khảo sát


50

Bảng 4.12

Tình hình ghi chép của các hộ nuôi trên địa bàn hai huyện khảo sát 51

Bảng 4.13

Tình hình lưu trữ hồ sơ của các hộ nuôi trên địa bàn khảo sát

51

Bảng 4.14

Tỉ lệ các hộ đạt yêu cầu theo các tiêu chí khảo sát

53

Bảng 4.15

Phần trăm số hộ đạt các tiêu chí khảo sát

54

ĐỒ THỊ, HÌNH
Đồ thị 4.1

Cơ cấu độ tuổi của chủ hộ ở vùng khảo sát


34

Đồ thị 4.2

Phân bố tỉ lệ về kinh nghiệm nuôi của chủ hộ trong vùng khảo sát

37

Hình 2.1

Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre

viii

3


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay, đời sống của người dân Bến Tre nói riêng, cả nước nói chung không
ngừng được cải thiện. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển và hòa nhập với các vùng
miền trong cả nước và thế giới thì nông nghiệp và nông thôn trong tỉnh vẫn còn lắm
khó khăn. Sản xuất bấp bênh, luẩn quẩn cái vòng được mùa mất giá, được giá mất
mùa, nhiều hộ nông dân ở vùng sâu, vùng xa thiếu vốn sản xuất, phân hóa giàu nghèo
ngày càng lớn; đời sống vật chất, tinh thần của nhiều bà con nông dân vùng sâu vùng
xa chậm được cải thiện. Trong bối cảnh như vậy, việc nuôi tôm bền vững là một trong
những giải pháp để giải quyết các khó khăn này.
Nằm trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), Bến Tre được thiên
nhiên ban tặng khá nhiều điều kiện thuận lợi, đây là vùng đồng bằng màu mỡ được

bồi đắp phù sa bởi các nhánh sông Tiền, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên, nơi giao
lưu với biển, hình thành tiềm năng nuôi trồng thủy sản (NTTS) của khu vực. Toàn tỉnh
hiện có khoảng 42.089 ha diện tích mặt nước nuôi thủy sản với tổng sản lượng nuôi
trồng năm 2008 lên đến hơn 157.018 tấn (Lê Xuân Nhân, 2010), chiếm khoảng 65,7%
tổng sản lượng thủy sản của tỉnh. Thế nhưng việc quản lý phát triển nuôi tôm bền
vững đang gặp nhiều khó khăn, bởi sự phát triển nhanh chóng của nghề nuôi này đã và
đang đặt ra những vấn đề bức xúc về môi trường, kinh tế xã hội cả trước mắt lẫn lâu
dài, ví dụ như suy thoái rừng ngập mặn, mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường,
bùng phát dịch bệnh v.v.
Để giải quyết nhiều vấn đề về môi trường trong hoạt động nuôi tôm, nhiều địa
phương đang hướng hoạt động sản xuất này theo các tiêu chí thực hành nuôi tốt.
Muốn thực hiện tốt kế hoạch này, trước tiên cần đánh giá hiện trạng nghề nuôi và xác
định những bước cần thực hiện để cải thiện những khó khăn trong quản lý hiện nay.
Với yêu cầu đó, được sự phân công của Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm
1


Thành Phố Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng
nuôi tôm ven biển dựa trên tiêu chí VietGAP tại hai huyện Thạnh Phú và Bình
Đại, Tỉnh Bến Tre”.

1.2 Mục tiêu đề tài
- Đánh giá hiện trạng nghề nuôi tôm biển ở hai huyện Thạnh Phú và Bình Đại
của tỉnh Bến Tre dựa theo tiêu chí VietGAP.
- Xác định những thuận lợi và khó khăn cho việc áp dụng các tiêu chí VietGAP
đối với nghề nuôi tôm tại vùng khảo sát.
- Đề nghị những biện pháp mà địa phương cần thực hiện để tiến tới áp dụng các
quy chuẩn nuôi tôm bền vững.

2



Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Điều kiện kinh tế xã hội vùng khảo sát
2.1.1 Tổng quan về tỉnh Bến Tre

Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre (Nguồn: www.bentre.gov.vn)
Bến Tre là một trong 13 tỉnh/thành phố của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
(ĐBSCL), được hợp thành bởi 3 cù lao lớn: cù lao An Hoá, cù lao Bảo và cù lao
3


Minh, do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long (sông Tiền, sông Hàm Luông, sông Ba
Lai và sông Cổ Chiên) bồi tụ qua nhiều thế kỷ tạo thành (Hình 2.1).
Nhìn trên bản đồ (Hình 2.1), tỉnh Bến Tre có hình rẻ quạt, đầu nhọn nằm ở
thượng nguồn, các nhánh sông lớn như nan quạt xòe rộng ra ở phía đông. Theo niên
giám thống kê của tỉnh năm 2008, diện tích tự nhiên của tỉnh là 2.360,2 km2, chiếm
khoảng 5,8% diện tích tự nhiên vùng ĐBSCL, trong đó diện tích đất nông nghiệp là
181.406 ha chiếm khoảng 76,86%; vùng lãnh hải rộng khoảng 20.000 km2.
Tỉnh Bến Tre có dáng hình gần như một tam giác cân, có trục Tây Bắc – Đông
Nam, nằm trong giới hạn tọa độ địa lý từ 9048’ đến 10020’ vĩ độ Bắc, từ 105057’ đến
106048’ kinh độ Đông. Về ranh giới đại lý, Bến Tre có phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang,
có ranh giới chung là sông Tiền, phía tây và nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà
Vinh, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên, phía Đông giáp biển Đông với chiều dài
bờ biển khoảng 65 km.
Dân số Bến Tre đến năm 2008 là 1.355.724 người, chiếm 7,7% dân số vùng
ĐBSCL, mật độ dân số trung bình là 574 người/km2, cao hơn mật độ trung bình của
ĐBSCL là 436 người/km2 (Lê Xuân Nhân, 2010). Toàn tỉnh được chia thành 9 đơn vị

hành chính trực thuộc (gồm 1 thành phố Bến Tre và 8 huyện là: Châu Thành, Bình
Đại, Ba Tri, Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Chợ Lách và Thạnh Phú; với 7
thị trấn, 9 phường và 147 xã). Thành phố Bến Tre là trung tâm hành chính, kinh tế và
văn hóa của tỉnh.
Ngành thủy sản của tỉnh là một trong những ngành rất được quan tâm chú trọng
phát triển trong thời gian gần đây, nó đã thật sự trở thành một ngành xóa đói, giảm
nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng của người dân Bến Tre, đặc biệt là các hộ nông
dân ở 3 huyện ven biển.

2.1.2 Vị trí của ngành thủy sản trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Nghề thủy sản ở Bến Tre đã có truyền thống từ rất lâu đời, từ khi con người
đầu tiên đến khai thác vùng đất này, nhưng đó chỉ là nghề cá mang tính chất thủ công,
thô sơ, chủ yếu là đánh bắt tự nhiên nhằm phục vụ cho nhu cầu bữa ăn hằng ngày.
4


Cùng với đà phát triển của kinh tế, ngành thủy sản đã dần trở thành một ngành
kinh tế thế mạnh của tỉnh trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành công
nghiệp chế biến, tạo ra các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu có giá trị, tăng nguồn thu
ngoại tệ cho tỉnh, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo cho người dân trong tỉnh, đặc
biệt là ở các huyện ven biển. Với những thế mạnh về nguồn tài nguyên thủy sản tự
nhiên cũng như những điều kiện thuận lợi phục vụ cho việc NTTS, trong những năm
qua ngành thủy sản đã giải quyết được việc làm cho lực lượng lao động đáng kể trên
địa bàn tỉnh. Một ví dụ điển hình là như vào năm 2007 ngành thủy sản đã tạo ra công
ăn việc làm cho 59.214 lao động trong tổng số 704.567 lao động của toàn tỉnh, chiếm
tỉ lệ là 8,4% (Lê Xuân Nhân, 2010). Qua đó góp phần làm tăng thêm thu nhập của bà
con nông dân lao động. Đồng thời thủy sản cũng là ngành giúp chuyển dịch cơ cấu
đáng kể, chính việc phát triển NTTS đã giúp cho sản lượng thủy sản tỉnh nhà tăng lên
đáng kể, từ đó các ngành kinh tế hỗ trợ khác cũng phát triển theo, như chế biến thức
ăn chăn nuôi thủy sản, dịch vụ thú y thủy sản, công nghiệp chế biến sản phẩm thủy

sản, đại lý phân phối vật tư, v.v. Kết quả là bộ mặt nông thôn đã từng bước được thay
đổi, góp phần nâng cao mức sống của người dân. Đây là bước phát triển hoàn toàn
phù hợp với xu thế của thời đại là hiện đại hóa nông thôn.
Với đà tăng trưởng dân số như hiện nay, nhu cầu khai thác tài nguyên thiên
nhiên bao gồm nguồn lợi thủy sản là rất lớn, có khả năng làm tổn thương nghiêm
trọng đến nguồn tài nguyên này. Vì vậy, nếu thực hiện tốt công tác phát triển NTTS,
thì Bến Tre có được nguồn lợi kinh tế lớn, mà nó còn góp phần tái tạo, bảo vệ nguồn
tài nguyên thủy sản, bảo vệ tính đa dạng sinh học và các hệ sinh thái đất ngập nước
ven biển quan trọng.
Nói tóm lại, ngành thủy sản của Bến Tre có một vai trò hết sức quan trọng
trong quá trình phát triển nền kinh tế của tỉnh, góp phần làm tăng tính bền vững cho
nền kinh tế của tỉnh trong tương lai. Trong công cuộc đổi mới đất nước, sự phát triển
kinh tế của Bến Tre trong đó có sự đóng góp đáng kể của ngành thủy sản, nó góp phần
vào sự phát triển chung của kinh tế cả nước.

5


2.1.3 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Bến Tre
Về địa hình, Bến Tre mang đặc trưng cơ bản của ĐBSCL, địa hình khá bằng
phẳng, chênh lệch tuyệt đối giữa điểm thấp nhất và điểm cao nhất khoảng 3,5 m. Địa
hình có xu thế thấp dần từ hướng Tây Bắc xuống Đông Nam và nghiêng ra biển.
- Địa hình Bến Tre thích hợp cho việc tổ chức sản xuất nông nghiệp. Đồng
thời, có xu thế lấn dần ra biển theo hướng Tây – Tây Nam tại các cửa sông (Ba Lai và
Cổ Chiên) bởi các tác động tổng hợp giữa các dòng hải lưu ven bờ và phù sa sông đổ
ra biển. Tốc độ bình quân lấn biển hàng năm 9,25 km2. Đặc biệt, trong năm 2001, khu
vực ven biển đã xuất hiện một số cồn đất mới hình thành, còn bị ngập nước và chỉ
hiện rõ khi nước triều thấp. Khu vực bãi triều này là một điều kiện khá lý tưởng cho
việc tổ chức sản xuất nghêu của tỉnh, một trong những mặt hàng thủy sản thế mạnh
của tỉnh hiện nay.

Về khí hậu, Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, nhưng lại
nằm ngoài ảnh hưởng của tính chất lạnh khô từ gió mùa Đông Bắc, nên nền tảng nhiệt
độ cao, ít biến đổi trong năm, nhiệt độ trung bình năm dao động từ 25,50C – 28,90C.
Lượng mưa trung bình năm thấp hơn một số tỉnh khác trong khu vực trung bình 1500
– 1700 mm/năm, mưa tập trung từ tháng 5 – 11 hằng năm, các tháng 1,2,3 rất ít mưa
và hầu như không có mưa. Do gần biển và có hệ thống sông ngòi chằng chịt, nên độ
ẩm tương đối ở Bến Tre nhìn chung khá cao, trung bình từ 77 – 88%, các huyện ven
biển có độ ẩm tương đối từ 83 – 91%; sự chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm
nhất và tháng ít nhất khoảng 11%.
- Với nền tảng khí hậu như trên thì Bến Tre cũng như những tỉnh khác trong
khu vực có tiềm năng để phát triển ngành nuôi trồng cũng như đánh bắt thủy sản. Do
chúng ta có khả năng tính toán được tương đối chính xác tính mùa vụ trong sản xuất
vì sự biến động khí hậu trong năm là không lớn, không có những trường hợp thất
thường của thời tiết. Đồng thời Bến Tre có đường bờ biển dài nhưng với vị trí gần với
xích đạo nên khả năng xảy ra ra bão trong năm là không lớn, chỉ có những tháng cuối
năm là hay có bão nhưng số lượng và tính chất của bão là không lớn lắm nên việc
đánh bắt thủy sản có thể hoạt động được quanh năm.

6


- Tuy nhiên, trong những năm gần đây Bến Tre cũng không nằm ngoài ảnh
hưởng của sự biến đổi khí hậu toàn cầu nên thời tiết luôn có những biến đổi thất
thường khó có thể dự đoán chính xác được, sự ấm dần lên của khí hậu cũng làm cho
gia tăng tình hình dịch bệnh, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất của nhiều hộ sản
xuất trong tỉnh (Lê Xuân Nhân, 2010). Do đó, để đảm bảo sự phát triển bền vững của
ngành trong tương lai thì đòi hỏi sự đóng góp rất lớn của các nhà làm công tác dự báo,
để tránh những thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra.
Về thổ nhưỡng, đất trên địa bàn tỉnh Bến Tre khá đa dạng, phong phú, gồm
nhiều nhóm đất. Trong đó, đất phù sa nhiễm mặn chiếm khoảng 50% diện tích, tập

trung chủ yếu ở các huyện ven biển: Bình Đại, Thạnh Phú và Ba Tri. Trong đó, loại
đất phù sa nhiễm mặn ít và mặn trung bình đang được cải tạo từng bước theo quy
hoạch phát triển thủy lợi và có nhiều triển vọng thâm canh nông nghiệp. Các loại đất
phù sa mặn nhiều thích hợp cho việc phát triển rừng ngập mặn và NTTS.
Về thủy văn, Bến Tre có hệ thống sông rạch phát triển, với 4 nhánh sông lớn
của sông Tiền (thuộc hệ thống sông Cửu Long) là sông Mỹ Tho (sông Tiền), Ba Lai,
Hàm Luông và Cổ Chiên, tổng chiều dài sắp xỉ 300 km. Ngoài ra, còn hệ thống kênh
rạch nối các sông lớn với nhau thành mạng lưới chằng chịt.
- Nhìn chung, chế độ thủy văn ở Bến Tre thích hợp cho việc bố trí sản xuất
nông nghiệp, trong đó có hoạt động NTTS, trung bình mỗi ngày có 2 lần nước lên và
2 lần nước xuống, tạo thuận lợi về nguồn nước cho sinh hoạt và công tác tưới tiêu,
đồng thời phục vụ cho việc NTTS.
Tuy nhiên, nguồn nước thường bị nhiễm mặn vào mùa khô và nhiễm bẩn do
khai thác quá mức, sẽ gây khó khăn trong việc cung cấp nước sinh hoạt cũng như sản
xuất trong tương lai, ảnh hướng đến năng suất các loại thủy sản nuôi.

2.1.4 Điều kiện tự nhiên của huyện Thạnh Phú
2.1.4.1 Đặc điểm vị trí địa lý
Huyện Thạnh Phú là một trong ba huyện duyên hải ven biển của tỉnh Bến Tre,
nằm cuối cù Lao Minh, giữa hai sông Hàm Luông, Cổ Chiên và tiếp giáp biển Đông.
7


Phía đông giáp biển Đông; Phía tây giáp Mỏ Cày Nam; Phía nam giáp Trà
Vinh với ranh giới tự nhiên là sông Cổ Chiên; Phía bắc giáp với huyện Giồng Trôm và
Ba Tri với ranh giới tự nhiên là sông Hàm Luông.
Diện tích tự nhiên 412 km2; Dân số: 139.283 người; Mật độ: 236,67 người/km2,
có 17 xã và một thị trấn.

2.1.4.2 Địa hình

Địa hình tương đối bằng phẳng, trừ các giồng cát thì khá cao. Chênh lệch độ
cao giữa vùng thấp nhất và vùng cao nhất là vào khoảng 50 – 60 cm. Do quá trình bồi
lắng phù sa biển và phù sa sông biển yếu dần từ biển vào nên địa hình có xu hướng
thấp dần ra bờ biển, xen kẽ các giồng cát cao và một số vùng trũng cục bộ.
Từ ranh giới với huyện Mỏ Cày đến Mỹ Hưng – Bình Thạnh có độ cao khoảng
1,2 – 1,5 m và có khuynh hướng về phía Đông và phía Nam. Đây là vùng có địa hình
thấp nhất của huyện.Tiếp theo đến Thạnh Phong – Thạnh Hải có độ cao 1,7 – 1,8 m.
Từ Thạnh Phong – Thạnh Hải đến biển Đông độ cao giảm khoảng 1,4 – 1,5 m và thoải
dần ra biển Đông.

2.1.4.3 Thời tiết – khí hậu
Về nhiệt độ, ở Thạnh Phú nhiệt độ trung bình cao và ổn định quanh năm, nhiệt
độ trung bình hàng năm là 26,60C, cao nhất là vào tháng tư 28,40C, thấp nhất là
24,30C vào tháng 12. Tổng tích nhiệt hàng năm vào khoảng 9.900 – 10.0000C và
không có sự khác biệt nhiều giữa các tháng thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản
quanh năm.
Với vị trí nằm cạnh vùng duyên hải của biển Đông, Thạnh Phú là khu vực có
lượng mưa thấp nhất ĐBSCL, lượng mưa bình quân hàng năm là 1.279 mm và tương
phản rõ rệt giữa hai mùa, lượng mưa mùa khô là 61 mm chiếm 5% lượng mưa cả năm.
Trong khi lượng mưa vào mùa mưa là 1.218 mm chiếm 95% lượng mưa cả năm.

8


2.1.4.4 Tài nguyên nước
Nước mặt
Vào mùa nước kiệt lượng nước sông đổ ra giảm xuống, quá trình xâm nhập
mặn tăng lên (sông Hàm Luông xâm nhập mặn mạnh hơn các sông khác trong huyện).
Địa bàn xa huyện nhất như xã Phú Khánh, Thới Thạnh cũng có thời gian mặn kéo dài
2 – 3 tháng/năm.

Do ở hạ lưu hai con sông lớn là Hàm Luông và Cổ Chiên thông ra biển Đông
nên chịu tác động thủy triều biển Đông thuận lợi cho việc cấp thoát nước trong NTTS,
nước tự chảy nhờ thủy triều. Nguồn nước mặt của huyện trực tiếp phụ thuộc vào hai
nguồn chính là nước mưa và nước sông, kênh, rạch.
Nước ngầm
Theo khảo sát thăm dò địa chất thủy văn về nước giồng cát, nước ngầm tầng
nông, nước ngầm tầng sâu cho thấy: đặc điểm nổi bật của thủy văn nước ngầm trong
khu vực huyện phần lớn nước ngầm đều bị nhiễm mặn.
Thạnh Phú được thừa hưởng nguồn nước dồi dào nhưng phần lớn nước thường
bị nhiễm mặn trong mùa khô gây nên tình trạng thiếu ngọt trầm trọng, ảnh hưởng tiêu
cực đến sản xuất nông nghiệp nhưng lại có tác động tích cực đối với NTTS nước mặn
lợ. Địa hình nhiều sông rạch thuận lợi trong việc cung cấp nguồn nước nhưng sẽ gây
khó khăn cho việc giao thông đường bộ.

2.1.5 Điều kiện tự nhiên của huyện Bình Đại
2.1.5.1 Vị trí địa lý
Huyện Bình Đại là một trong ba huyện ven biển của tỉnh Bến Tre, nằm trên cù
lao An Hóa, được bao bọc bởi hai con sông lớn là sông Cửa Đại, sông Ba Lai và biển
Đông.
Phía đông giáp biển Đông; Phía tây giáp huyện Châu Thành trên cù lao An
Hóa; Phía nam giáp huyện Ba Tri với ranh giới tự nhiên là sông Ba Lai; Phía bắc giáp
tỉnh Tiền Giang với ranh giới tự nhiên là sông Cửa Đại.

9


Diện tích tự nhiên 401 km2; Dân số năm 2006 là 129.446 người; Mật độ dân số
322,81 người/km2, có 19 xã và một thị trấn.

2.1.5.2 Địa hình

Địa hình Bình Đại khá bằng phẳng, có xu hướng thấp dần ra phía biển, về cơ
bản có thể phân ra làm ba địa hình:
- Vùng hơi thấp có độ cao dưới 1 m, bị ngập nước khi triều lên. Bao gồm một
số đất ruộng, vùng lồng chảo và khu vực rừng ngập mặn.
- Vùng địa hình trung bình: có độ cao từ 1 – 2 m, chỉ bị ngập khi triều cường
vào các tháng 9 – 12, chiếm phần lớn diện tích của huyện.
- Vùng có địa hình cao: có độ cao từ 2 – 5 m, chủ yếu là các giồng cát ven
sông, biển.

2.1.5.3 Thời tiết – khí hậu
Nhiệt độ không khí tương đối cao đều trong năm, nhiệt độ trung bình năm
270C, tháng nóng nhất (tháng 4 – 5) có nhiệt độ 28 – 300C, tháng mát nhất trong năm
(tháng 12 – 1) có nhiệt độ 23 – 250C. Trong năm nhiệt độ ban ngày không nhỏ hơn
200C, nhiệt độ nóng nhất vào đầu giờ chiều đo được đạt tới 360C. Biên độ nhiệt giao
động trung bình 3 – 50C. Dao động biên độ nhiệt giữa ngày và đêm khá cao trung bình
140C trong mùa khô và 11,40C trong mùa mưa.
Theo trạm thủy văn Bến Tre, tổng lượng mưa trung bình nhiều năm của Bình
Đại khoảng 1.264 mm, thuộc vào loại thấp của Bến Tre. Mùa mưa tại Bình Đại
thường đến muộn và kết thúc sớm hơn; số ngày mưa thật sự khoảng 150 – 160
ngày/năm. Thời gian của mùa mưa là 6 tháng với tổng lượng mưa là 1.214 mm, chiếm
khoảng 96 – 98% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô kéo dài 6 tháng với tổng lượng
mưa là 29 mm, chiếm 2 – 4% lượng mưa cả năm.

10


2.1.5.4 Tài nguyên nước
Nước mặt
Tồn tại trên các hệ thống sông ngòi, ao hồ và ruộng trũng. Diện tích nước mặt
chủ yếu: Đất có mặt nước NTTS: 10.248,2 ha, chiếm 25,6%; Đất có mặt nước chưa sử

dụng 39,3 ha, chiếm 0,1%; Sông rạch 5.439,9 ha, chiếm 13,6% (Võ Hoàng Vũ, 2008).
Nước ngầm
Theo các tài liệu nghiên cứu về nước ngầm thì đa phần nước ngầm ở Bình Đại
là nước ngầm mặn. Có ba tầng nước ngầm mặn: Tầng Holocene ở độ sâu 60 m, dày
khoảng 15 m; Tầng Pleistocene ở độ sâu 150 m, dày khoảng 40 m; Tầng Pliocene ở độ
sâu 350 m, dày khoảng 30 m.
Cả ba tầng nước này có mối liên hệ với nước biển. Từ các nghiên cứu về nước
ngầm cho thấy mực nước ở tầng Holocene dao động theo thủy triều và các tầng khác
biến động theo biển khơi.

2.1.5.5 Đặc điểm thủy văn
Bình Đại có chế độ bán nhật triều không đều, trong ngày có hai đỉnh triều và
hai chân triều, mỗi tháng có hai kì nước cường và hai kì nước kém. Biên độ thủy triều
lớn nhất vào tháng 12 và tháng 1 khoảng 3,5 m; biên độ triều nhỏ nhất vào tháng 3, 4,
9 và tháng 10. Chênh lệch giữa hai đỉnh triều nhỏ 0,2 – 0,3 m, chênh lệch giữa hai
chân triều khá lớn 1 – 2 m.

2.2 Tình hình nuôi tôm
2.2.1 Tình hình nuôi tôm trên thế giới
2.2.1.1 Tôm sú
Nghề nuôi tôm phát triển nhiều nơi trên thế giới và Châu Á là nơi có diện tích
nuôi tôm lớn trên thế giới: Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Philippines.v.v.,
trong đó Việt Nam cũng là nước có nghề nuôi tôm phát triển trên thế giới.

11


Sở dĩ Châu Á có nghề nuôi tôm phát triển mạnh mẽ là do điều kiện tự nhiên
thuận lợi như khí hậu, đất đai.v.v. cùng với sự tiến bộ vượt bậc trong công nghệ sản
xuất thức ăn và sinh sản nhân tạo, sự hỗ trợ của chính phủ trong việc lập chương trình,

kế hoạch chuyển giao công nghệ, hợp tác đầu tư (Phan Thụy Hoàng Anh, 2005)
“Sản lượng tôm nuôi ước tính của Thái Lan năm 2009 nằm trong khoảng từ
520.000 đến 537.000 tấn. Năng suất cao từ 11,5 – 12 tấn/ha khi thả giống với mật độ
80 – 85 PL/m2. Việc áp dụng các biện pháp an toàn sinh học và sử dụng con giống
sạch bệnh đã làm giảm tỉ lệ dịch bệnh xảy ra ở tôm nuôi. Bên cạnh đó người nuôi
thường xuyên quản lý tốt quá trình nuôi tôm. Trong chương trình nuôi có sục khí và
sử dụng con giống có tốc độ tăng trưởng nhanh dẫn đến hệ số thức ăn thấp hơn, làm
giảm chi phí sản xuất, nhưng quan trọng hơn là phương pháp tiếp cận thân thiện với
môi trường đang đưa đến những quy trình nuôi tôm bền vững hơn.” được trích bởi
Nguyễn Huỳnh Nhựt Duy, 2011
Nghề nuôi tôm trên thế giới cũng chịu nhiều thiệt hại do dịch bệnh như: Ở
Indonesia sản lượng tôm nuôi giảm, do bị mất tới 40% sản lượng ở Lampung hồi giữa
năm 2009. Năm 2010, với việc khôi phục lại sản xuất các vùng nuôi tôm bị dịch bệnh
ở Lampung, Medan và Đông Java, dự tính sản lượng 120.000 tấn (được trích bởi
Nguyễn Huỳnh Nhựt Duy, 2011); Ở Ấn Độ sản lượng tôm nuôi thấp vì giảm diện tích
vùng nuôi, mật độ thả giống (5 – 10 PL/m2) và vì thất bại do dịch bệnh. Sắp tới, hoạt
động nuôi tôm có thể lại được tiếp tục tại vùng nuôi tôm chính của Ấn Độ ở bang
Andhra Pradesh trong các ao nuôi đã bị bỏ hoang, sử dụng tôm giống từ nguồn tôm bố
mẹ sạch bệnh của cả hai loài tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Năm 2010, việc tăng sản
lượng tôm sú nuôi sẽ phụ thuộc vào khả năng cung cấp tôm bố mẹ sạch bệnh từ
Hawaii.
Nguyên nhân xảy ra dịch bệnh là do nguồn nước nuôi tôm bị ô nhiễm nặng nề
bởi các chất thải của ngành công nghiệp và cũng bởi từ việc nuôi tôm hình thức thâm
canh gây ra (Phan Thụy Hoàng Anh, 2005). Vì vậy vấn đề đặt ra ở đây là làm sao
ngăn chặn và giảm thiểu đến mức thấp nhất tác động của nuôi tôm lên môi trường
xung quanh để nghề nuôi tôm phát triển bền vững hơn.

12



2.2.1.2 Tôm thẻ chân trắng
Trên thế giới, sản lượng tôm chân trắng đứng hàng thứ hai sau tôm sú nhưng ở
châu Mỹ sản lượng tôm chân trắng đứng hàng đầu.
Ecuador coi nuôi tôm chân trắng là ngành sản xuất lớn, sản lượng tôm nuôi
chiếm 95% tổng sản lượng của khu vực châu Mỹ, năm 1991 là 103.000 tấn. Năm
1993, do gặp dịch bệnh hội chứng Taura (Taura Symdrome Virus) sản lượng giảm còn
1/3, sau 2 – 3 năm khôi phục lại đạt 120.000 tấn (1998), 130.000 tấn (1999) rồi lại gặp
đại dịch bệnh đốm trắng còn 35.000 tấn (2000) (được trích bởi Võ Hoàng Vũ, 2008).
Nhiều nước Đông Nam Á đã nhập tôm chân trắng để nuôi như: Philippin,
Inđônêsia, Malaixia, Thái Lan, Việt Nam v.v. với hy vọng đa dạng hóa các sản phẩm
tôm xuất khẩu để nhằm tránh tình trạng chỉ trông cậy phần lớn vào tôm sú hiện nay.
Tôm chân trắng được nhập khẩu vào Châu Á vì người ta nhận thấy một số loại tôm bản
địa chủ yếu hiện đang được nuôi cho năng suất thấp, mức độ tăng trưởng chậm và có
khả năng mang bệnh. Việc khoanh vùng nuôi tôm chân trắng khép kín và sự phát triển
của các dòng giống tôm chân trắng chọn lọc và thuần hóa đã đưa tôm chân trắng trở
thành đối tượng quan tâm lớn của ngành nuôi tôm thời kỳ hiện nay. Trên phạm vi toàn
cầu, tôm chân trắng đang chiếm tới 2/3 tổng sản lượng tôm nuôi toàn thế giới.
Ở châu Á, trong giai đoạn từ 2001-2006, tôm sú chỉ duy trì ở một sản lượng nhất
định, thì tôm chân trắng nhảy vọt lên 1,5-1,6 triệu tấn (năm 2006) và đạt 1,8 triệu tấn
(năm 2009) (được trích bởi Võ Hoàng Vũ, 2008). Đặc biệt, việc gia tăng nhanh sản
lượng tôm chân trắng là do các nước đã sản xuất được tôm bố mẹ sạch bệnh và áp dụng
các biện pháp khoa học công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng tôm. Đặc biệt ở Thái
Lan trong năm 2004 sản lượng tôm chân trắng đã đạt tới 300.000 tấn (được trích bởi Võ
Hoàng Vũ, 2008), chiếm tỷ lệ cao trong sản xuất tôm biển với sản lượng chiếm xấp xỉ
80%. Còn tại Philippines, Bộ Nông nghiệp nước này cũng đã dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu
và nuôi tôm chân trắng ở nước này sau những nghiên cứu kỹ lưỡng cho thấy việc nuôi
tôm chân trắng hiệu quả cao, lại không đe dọa môi trường, góp phần đa dạng sinh học.
Tôm chân trắng được thế giới công nhận là một trong ba loài tôm he nuôi có nhiều ưu
điểm, có thể nuôi theo nhiều hình thức bán thâm canh, thâm canh và nuôi công nghiệp
trong các ao đầm nước mặn lợ.

13


2.2.2 Tình hình nuôi tôm ở Việt Nam
2.2.2.1 Tình hình nuôi tôm sú tại Việt Nam
“Theo cục Nuôi Trồng Thủy Sản (Cục NTTS), trong năm 2009, diện tích
NTTS các tỉnh, thành phố phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào) là 926.770 ha, chiếm 79%
diện tích NTTS cả nước, đạt 111% so với năm 2008 nhưng chỉ bằng 92% kế hoạch
năm. Sản lượng NTTS đạt 2.123.162 tấn, chiếm 80% tổng sản lượng cả nước, bằng
99% sản lượng 2008 và chỉ đạt 97% kế hoạch năm.
Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (BNN&PTNT) quy hoạch đến năm
2015, đưa 546.000 ha mặt nước tại ĐBSCL vào nuôi tôm sú, giảm 768 ha so với năm
2010 nhưng sản lượng sẽ đạt 463.000 tấn, tăng 77.000 tấn so cùng thời điểm 80% sản
lượng sẽ được xuất khẩu với giá trị hàng năm ít nhất là 1,5 tỉ USD.
Để bảo đảm đạt kết quả mong muốn, ĐBSCL mở rộng nuôi theo chiều sâu trên
địa bàn 8 tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền
Giang, Long An, trong đó tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi lớn nhất. ĐBSCL cải tiến kỹ
thuật nuôi theo hướng bền vững và áp dụng các công nghệ nuôi tiên tiến, thân thiện
với môi trường như Code of Conduct – COC, Good Aquaculture Practice – GAP (áp
dụng các quy trình nuôi tốt), nuôi có trách nhiệm (Responsible Aquaculture Practice –
RAP), quản lý vùng nuôi an toàn, nhằm tạo sản phẩm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
của thị trường thế giới và trong nước.
Ở phía Bắc, khu vực Đồng Bằng Sông Hồng (ĐBSH) cũng là nơi tập trung
nhiều diện tích nuôi nước lợ, mà chủ yếu là tôm nước lợ tập trung theo quy mô hàng
hóa. Hiện tại, ước tính có khoảng hơn 4.500 ha diện tích tôm nước lợ tại khu vực này
được nuôi tập trung theo công nghệ nuôi thâm canh và bán thâm canh, chủ yếu là các
diện tích đất nhiễm mặn, làm muối, đất nông nghiệp kém hiệu quả được chuyển đổi,
tập trung ở các tỉnh như Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh.”
Miền nam với hình thức nuôi phổ biến là quảng canh, quảng canh cải tiến, bán
thâm canh, thâm canh. Trong đó, diện tích nuôi bán thâm canh và thâm canh chiếm

khoảng 20% diện tích để sản lượng nuôi bán thâm canh và thâm canh chiếm 51% tổng

14


sản lượng tôm, sản lượng nuôi quảng canh cải tiến chiếm 35%, sản lượng tôm lúa,
tôm rừng chiếm 14% tổng sản lượng.
“Năng suất nuôi tôm quảng canh phấn đấu từ 0,35 – 0,45 tấn/ha, nuôi quảng
canh cải tiến trên ruộng lúa (tôm lúa) đạt từ 0,4 – 0,5 tấn/ha, nuôi tôm rừng 0,15 –
0,20 tấn/ha, nuôi thâm canh – bán thâm canh đạt trung bình từ 2,0 – 3,5 tấn/ha. Hiện
tại năng suất nuôi tôm trung bình của vùng đạt 0,7 tấn/ha/năm và phấn đấu đến năm
2015 đạt 0,85 tấn/ha. Tổng sản lượng tôm sú nuôi vùng ĐBSCL sẽ tăng từ 386.000
tấn năm 2010 lên 463.000 tấn năm 2015. Trong đó sản lượng tôm nuôi chủ yếu được
đóng góp từ các tỉnh vùng bán đảo Cà Mau.
Cụ thể là tại 4 tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng có 477.000 ha,
chiếm 87% tổng diện tích nuôi toàn vùng ĐBSCL. Sản lượng đến năm 2015 đạt
315.500 tấn, chiếm 68% sản lượng toàn vùng. Trong đó, diện tích nuôi tôm sú tỉnh Cà
Mau đến năm 2015 là 235.000 ha, trong đó nuôi thâm canh và bán thâm canh 11.400
ha, nuôi quảng canh cải tiến 145.300 ha, tôm lúa 45.300 ha và nuôi tôm rừng 20.500
ha, tôm vườn 10.000 ha.
Diện tích nuôi tôm tập trung ở tiểu vùng 1: huyện Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Cái
Nước; tiểu vùng 2 gồm các huyện Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, TP. Cà Mau và
phần lớn huyện Cái Nước. Tổng sản lượng đạt 117.000 tấn.
Tỉnh Bạc Liêu có tổng diện tích nuôi tôm sú 110.500 ha, trong đó 14.000 ha
nuôi bán thâm canh và thâm canh, 78.000 ha nuôi quảng canh cải tiến, 18.000 ha nuôi
quảng canh (tôm lúa). Diện tích nuôi tôm chuyên tập trung chuyên tập trung chủ yếu ở
các xã Phong Thạnh Tây, Phong Thạnh, Phong Thạnh Nam. Ngoài ra nuôi tôm
chuyên và tôm lúa còn được phát triển ở các huyện Phước Long, Hồng Dân, Vĩnh Lợi
và thị xã Bạc Liêu. Tỉnh Sóc Trăng tập trung nuôi tôm sú ở huyện Long Phú, Vĩnh
Châu, Mỹ Xuyên, Cù Lao Dung.

Đến năm 2015, có diện tích nuôi khoảng 53.900 ha, trong đó nuôi tôm bán
thâm canh và thâm canh là 22.000 ha, nuôi quảng canh cải tiến 20.400 ha và nuôi
quảng canh (tôm lúa) 10.000 ha. Tổng sản lượng 69.800 tấn. Tỉnh Kiên Giang nuôi
76.500 ha, trong đó nuôi bán thâm canh và thâm canh 9.000 ha, nuôi quảng canh cải

15


tiến 18.200 ha, quảng canh (tôm lúa) 53.000 ha, sản lượng 60.300 tấn.” Được trích
bởi Nguyễn Huỳnh Nhựt Duy, 2011.

2.2.2.2 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam
Hiện nay, tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi mang tính thời sự trong nghề
NTTS ở nước ta. Từ những thất bại do dịch bệnh tôm sú ngày càng ít người nuôi hơn
và như vậy các tỉnh ven biển Trung Bộ, Đông Nam Bộ và một số tỉnh ĐBSCL đã
chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Đa số các trại sản xuất giống miền trung sản
xuất giống tôm thẻ chân trắng.
Tôm thẻ chân trắng nhập vào nước ta khoảng năm 2001 (Trần Hữu Trường,
2011). Công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng ở các vùng nuôi tập trung chủ yếu là hình
thức thâm canh và bán thâm canh. Loại tôm này được phát triển và tập trung nhiều tại
các địa phương như: Móng Cái, Hoành Bồ, Yên Hưng, Đầm Hà, Hải Hà, Vân
Đồn.v.v. Các vùng nuôi tôm nước lợ tập trung cũng được xây dựng nhiều ở tỉnh Thái
Bình tập trung chủ yếu ở hai huyện ven biển là Thái Thụy và Tiền Hải (Trần Hữu
Trường, 2011).
Các vùng diện tích nuôi tôm nước lợ tập trung, mà chủ yếu là tôm thẻ chân
trắng cũng xuất hiện ngày càng nhiều ở các tỉnh ven biển miền trung, trong đó nhiều
diện tích nuôi tập trung được chuyển đổi từ các diện tích đất bãi cát ven biển.
Theo báo cáo của trung tâm tinh lọc và thống kê thủy sản (fishnet) năm 2008 ở
ĐBSCL giá tôm sú giảm khiến người nuôi chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng.


2.2.3 Thực trạng phát triển của nghề nuôi tôm ở Bến Tre
Năm 2007, Bến Tre có diện tích 42.098 ha mặt nước đã đưa vào nuôi thủy sản
các loại, ước tính diện tích này năm 2008 là 42.089 ha (Lê Xuân Nhân, 2010); ngành
thủy sản Bến Tre đã chọn 05 đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh tập trung đầu tư phát
triển để tham gia vào thị trường xuất khẩu đó là nghêu, cá tra, tôm sú, tôm thẻ chân
trắng và tôm càng xanh. Ngoài ra còn xây dựng cho người nuôi nhiều đối tượng nuôi

16


×