BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
NGUYỄN THỊ THƯƠNG
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CỦA BỆNH MỦ GAN
Ở CÁ TRA (Pangasius hypophalmus Sauvage, 1878)
NUÔI THƯƠNG PHẨM TRONG AO ĐẤT TẠI HUYỆN
CHÂU THÀNH, GIỒNG TRÔM VÀ BÌNH ĐẠI - TỈNH BẾN TRE
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Nha Trang – năm 2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
NGUYỄN THỊ THƯƠNG
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CỦA BỆNH MỦ GAN
Ở CÁ TRA (Pangasius hypophalmus Sauvage, 1878)
NUÔI THƯƠNG PHẨM TRONG AO ĐẤT TẠI HUYỆN
CHÂU THÀNH, GIỒNG TRÔM VÀ BÌNH ĐẠI - TỈNH BẾN TRE
Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
Mã số: 60.62.70
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ THỊ HÒA
Nha Trang – năm 2010
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong luận văn này là do chính bản
thân tôi thực hiện dưới sự chỉ dẫn tận tình, chu đáo của Cô giáo hướng dẫn PGS -
TS. Đỗ Thị Hoà.
Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào.
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành đến:
- Cô giáo hướng dẫn Phó giáo sư - Tiến sĩ Đỗ Thị Hoà đã lo lắng, chỉ dẫn tận
tình, chu đáo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
- Quý Thầy, Cô đã giảng dạy và cán bộ Khoa Nuôi trồng thủy sản, Phòng đào
tạo Trường Đại học Nha Trang đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý
báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập.
- Ban Giám đốc và các anh, chị, em đồng nghiệp tại Trung tâm giống thủy
sản Bến Tre đã giúp đỡ và tạo điều kiện về thời gian để tôi tham gia học tập
và thực hiện luận văn.
- Các bạn cùng lớp cao học ngành nuôi trồng thủy sản khoá 2006, các em
đang công tác tại Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bến Tre: Nguyễn Văn Dũng,
Nguyễn Thị Hiếu, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Văn Tạo, Quách Văn Chịa
và hai em sinh viên lớp bệnh học khoá 46 - Trường Đại học Nha Trang:
Đồng Thanh Hà và Nguyễn Việt Vương đã chia sẽ và hỗ trợ tôi trong thời
gian nghiên cứu.
- Xin cảm ơn gia đình, Má, anh, chị, chồng và con tôi đã lo lắng, tạo điều
kiện, luôn động viên kích lệ tinh thần cho tôi trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Trình bày số liệu trong nghiên cứu hồi cứu 19
Bảng 2.2: Phân bố phiếu điều tra 19
Bảng 3.1: Diện tích nuôi và sản lượng Cá Tra ở Bến Tre 22
từ năm 2006 – 2008
Bảng 3.2: Trình độ văn hoá và chuyên môn của người nuôi cá tra 23
tại Bến Tre
Bảng 3.3: Số năm kinh nghiệm nuôi cá tra 24
Bảng 3.4: Diện tích nuôi Cá Tra của các nông hộ ở ba huyện 24
Châu Thành, Bình Đại và Giồng Trôm
Bảng 3.5: Độ sâu của ao nuôi cá tra tại vùng điều tra 25
Bảng 3.6: Kỹ thuật tẩy dọn ao trước khi nuôi cá tra tại vùng điều tra 26
Bảng 3.7: Mật độ và cỡ giống cá Tra thả nuôi thương phẩm 27
ở ba huyện Châu Thành, Bình Đại và Giồng Trôm
Bảng 3.8: Nguồn và đánh giá chất lượng giống cá tra thả nuôi 28
ở ba huyện Châu Thành, Bình Đại và Giồng Trôm.
Bảng 3.9: Mùa vụ thả giống và số vụ nuôi trong năm 29
ở ba huyện Châu Thành, Bình Đại và Giồng Trôm
Bảng 3.10: Sử dụng thức ăn trong nuôi cá tra thương phẩm tại Bến Tre 30
Bảng 3.11: Số lần thay nước và hút bùn đáy ao trong quá trình nuôi cá 31
Tra tại các hộ điều tra ở 3 huyện Châu Thành, Bình Đại và GT
Bảng 3.12: Tần xuất gặp của bệnh mủ gan ở cá tra nuôi tại vùng điều tra 33
ở ba huyện Châu Thành, Bình Đại và Giồng Trôm
Bảng 3.13: Các dấu hiệu và trạng thái bất thường của cá tra 35
bị bệnh mủ gan
Bảng 3.14: Kết quả kiểm tra nhanh các mẫu cá tra bị bệnh tại Bến Tre 37
Bảng 3.15: Tác hại của bệnh mủ gan và số lần phát bệnh 38
trong một vụ nuôi
Bảng 3.16: Mùa vụ xuất hiện bệnh mủ gan tại các điểm điều tra 39
Bảng 3.17: Mật độ thả cá giống xuất hiện bệnh mủ gan 41
Bảng 3.18: Các nhóm kích cỡ thả cá giống xuất hiện bệnh mủ gan tại 42
các điểm điều tra ở 3 huyện Châu Thành, Bình Đại và GT
Bảng 3.19: Tần số xuất hiện bệnh mủ gan ở các nhóm độ sâu tại các điểm 44
điều tra ở 3 huyện Châu Thành, Bình Đại và Giồng Trôm
Bảng 3.20: Số lần hút bùn ảnh hưởng đến bệnh mủ gan tại các điểm 45
điều tra ở 3 huyện Châu Thành, Bình Đại và Giồng Trôm
Bảng 3.21: Hiệu quả trị bệnh mủ gan bằng kháng sinh ở cá tra nuôi tại các 47
điểm điều tra ở 3 huyện Châu Thành, Bình Đại và Giồng Trôm
Bảng 3.22: Bảng phân tích tổng hợp ảnh hưởng của các yếu tố 49
kỹ thuật tới bệnh mủ gan ở cá tra
Bảng 3.23: Kết quả phân tích các yếu tố nguy cơ 49
DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
Trang
Hình 1.1: Cá Tra bị bệnh mủ gan: các đốm trắng trên gan, thận, lá lách; 11
Vi khuẩn E. ictaluri dưới kính hiển vi quang học;
Vi khuẩn E. ictaluri phát triển trên môi trường TSA sau 48 giờ
Hình 1.2: Hafnia alvei - trực khuẩn G (-) (A); Có ký sinh nội bào (B) 11
Hình 1.3: Clostridium sp trực khuẩn G (+), có nội bào tử (A); 13
Có ký sinh nội bào (B); có tiên mao (C)
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre 16
Hình 2.2: Sơ đồ khối của đề tài 17
Hình 3.1: Ao nuôi khi cải tạo không được tháo cạn nước và phơi đáy 26
Hình 3.2: Các loại thuốc, hóa chất được người nuôi sử dụng để cải tạo ao 27
và xử lý môi trường nước
Hình 3.3: Tần xuất bắt gặp của các bệnh trên cá tra tại Bến Tre 33
từ tháng 8/2008 đến tháng 8/2009)
Hình 3.4: Trộn thuốc vào thức ăn cho cá bị bệnh mủ gan (A); 34
Cá chết do bệnh mủ gan sau khi vớt lên không được xử lý tốt (B)
Hình 3.5: Cá tra bị bệnh mủ gan có biểu hiện xuất huyết nhẹ xung quanh 36
miệng, gốc vây, hậu môn (A); tách đàn bơi lờ đờ (B); nội tạng cá
khỏe (C); nội tạng cá bị bệnh mủ gan với gan, thận, lá lách có nhiều
đốm trắng (D); cá vừa bị trắng mang trắng gan vừa bị mủ gan (E).
Hình 3.6: Trực khuẩn gram (-), thon mảnh, kích thước rất khác nhau 38
nằm rải rác hoặc tập trung thành từng đám trong tiêu bản gan,
thận và tỳ tạng phết nhuộm gram
Hình 3.7: Tần xuất của bệnh mủ gan phân bố vào các mùa trong năm 39
Hình 3.8: Kích cỡ cá tra thường bị bệnh mủ gan 40
Hình 3.9: Tần xuất gặp bệnh mủ gan ở các nhóm mật độ khác nhau 41
Hình 3.10: Tần xuất gặp bệnh mủ gan ở các nhóm kích cỡ giống cá tra 43
Hình 3.11: Tần xuất gặp bệnh mủ gan ở các nhóm độ sâu của ao nuôi 44
Hình 3.12: Tần xuất gặp bệnh mủ gan ở các nhóm có số lần hút bùn 46
khác nhau
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH SÁCH CÁC BẢNG iii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH v
MỤC LỤC vi
MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: TỔNG QUAN 3
1.1. Sơ lược đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre 3
1.2. Tình hình nuôi Cá Tra ở Bến Tre 4
1.3. Tình hình nghiên cứu bệnh cá da trơn trên thế giới 5
1.4. Tình hình nghiên cứu bệnh mủ gan trên Cá Tra ở Việt Nam 9
PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 16
2.2. Phương pháp nghiên cứu 17
2.2.1. Sơ đồ khối của đề tài 17
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học 18
2.2.2.1. Dịch tễ học mô tả 18
2.2.2.2. Dịch tễ học phân tích 18
2.2.2.3. Các dữ liệu điều tra 19
2.2.3. Phương pháp thu thập mẫu vật cá bệnh và mô tả bệnh lý 20
2.3. Phương pháp phân tích số liệu 20
PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21
3.1. Hiện trạng kỹ thuật nuôi Cá Tra thương phẩm trong ao đất 21
3.1.1. Diện tích và sản lượng nuôi Cá Tra tại 3 huyện 21
điều tra và tại Bến Tre
3.1.2. Trình độ học vấn và chuyên môn nuôi trồng thủy sản 23
của các nông hộ nuôi cá tra ở vùng điều tra
3.1.3. Hiện trạng kỹ thuật nuôi cá tra 24
3.1.3.1. Diện tích và độ sâu của các ao nuôi cá tra 24
3.1.3.2. Kỹ thuật cải tạo ao trước mỗi vụ nuôi 25
3.1.3.3. Mật độ thả, nguồn, kích cỡ và chất lượng giống 27
3.1.3.4. Mùa vụ thả nuôi cá tra 29
3.1.3.5. Thức ăn và chế độ chăm sóc 29
3.1.4. Các loại bệnh thường gặp ở cá tra nuôi tại Bến Tre 32
3.2. Một số đặc điểm dịch tễ của bệnh mủ gan ở cá tra nuôi tại Bến Tre 33
3.2.1. Tần xuất gặp bệnh mủ gan trong các ao nuôi cá tra 33
tại vùng điều tra
3.2.2. Các dấu hiệu chính của bệnh được mô tả bởi người nuôi 34
3.2.3. Kết quả phân tích nhanh một số mẫu cá tra bị bệnh 36
mủ gan tại Bến Tre
3.2.4. Tác hại của bệnh và số lần phát bệnh trong một vụ nuôi 38
3.2.5. Tần xuất gặp bệnh mủ gan ở các mùa vụ trong năm 39
3.2.6. Tần xuất gặp bệnh mủ gan ở các cỡ cá khác nhau 40
3.2.7. Tần xuất gặp bệnh mủ gan ở các mật độ nuôi khác nhau 41
3.2.8. Tần xuất gặp bệnh mủ gan ở các nhóm kích thước 42
giống thả ban đầu
3.2.9. Tần xuất gặp bệnh mủ gan với kỹ thuật tẩy dọn ao 43
3.2.10. Tần xuất gặp bệnh mủ gan ở các độ sâu khác nhau 44
3.2.11. Tần xuất gặp bệnh mủ gan ở số lần hút bùn đáy ao 45
3.2.12. Tìm hiểu về vấn đề dùng thuốc để trị bệnh mủ gan 46
3.3. Phân tích các yếu tố nguy cơ liên quan tới bệnh mủ gan ở cá tra 49
3.4. Một số giải pháp phòng trị bệnh mủ gan cho cá tra 50
3.4.1. Phòng bệnh 50
3.4.2 Trị bệnh 51
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 52
4.1. Kết luận 52
4.2. Đề xuất 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, Cá Tra (Pangasius hypophthalmus Sauvage,
1878) là loài cá nước ngọt được nuôi phổ biến, năng suất cao, là một trong những
đối tượng nuôi chủ lực cho xuất khẩu, đứng thứ hàng thứ 2 sau con tôm. Kim
ngạch xuất khẩu Cá Tra ở Đồng Bằng Sông Cửu Long năm 2008 đạt 1,4 tỉ USD,
chiếm 31,1% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước (4,51 tỉ USD), tăng
43,72% so với năm 2007 [42]
Trước đây, Cá Tra được nuôi chủ yếu theo qui mô gia đình, mật độ thấp và
nguồn giống chủ yếu dựa vào tự nhiên. Việc sinh sản nhân tạo thành công vào năm
1980 cùng với thị trường xuất khẩu mở rộng, sức tiêu thụ lớn làm cho quá trình
đầu tư nuôi phát triển mạnh, mô hình nuôi thâm canh mật độ cao được áp dụng
rộng rãi. Tuy nhiên, nuôi cá thâm canh với mật độ cao đã phải đối đầu với vấn đề
suy thoái môi trường và dịch bệnh, gây tổn thất lớn về kinh tế. Tại Bến Tre, trong
năm 2008 có 130 hộ nuôi Cá Tra, với 650 ha diện tích mặt nước nuôi, sản lượng
đạt 100.223 tấn. Tuy nhiên, việc phát triển tự phát chưa có qui hoạch, mức độ thâm
canh cao, trong khi kiến thức về quản lý chăm sóc ao nuôi, ý thức về bảo vệ môi
trường nuôi, kinh nghiệm và kiến thức về quản lý dịch bệnh của người nuôi còn
hạn chế, tình trạng sử dụng thuốc và hóa chất tràn lan đã làm cho môi trường ngày
càng xấu đi, dịch bệnh xảy ra ngày càng nhiều [10], [11].
Ở Bến Tre, mặc dù nghề nuôi Cá Tra thâm canh bắt đầu từ năm 2003 và
mới phát triển nhanh từ năm 2006 đến nay nhưng dịch bệnh trên Cá Tra cũng đã
xuất hiện. gây thiệt hại lớn đối với nghề nuôi Cá Tra thâm canh trong ao. Bệnh xảy
ra khá thường xuyên ở hầu hết các ao nuôi, đặc biệt là bệnh mủ gan, bệnh này có
thể gây chết cá từ rải rác đến hàng loạt dẫn đến việc dùng kháng sinh và hóa chất
rất phổ biến trong suốt quá trình nuôi. Tình trạng bệnh và dùng kháng sinh để
phòng trị bệnh đã ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất, sản lượng và chất lượng cá
tra nuôi tại Bến Tre. Do vậy, một đề tài nghiên cứu về dịch tễ của bệnh mủ gan ở
cá tra trong các ao nuôi thương phẩm là rất cần thiết đối với địa phương để có thể
đưa ra các biện pháp quản lý bệnh và phòng bệnh hợp lý nhằm góp phần duy trì và
phát triển bền vững nghề nuôi cá Tra thâm canh tại Bến Tre.
Được sự đồng ý của Trường Đại Học Nha Trang, Hội đồng xét duyệt đề
cương luận văn cao học ngành Nuôi trồng thủy sản năm 2008, tôi đã được phép
thực hiện đề tài luận văn thạc sỹ với tiêu đề:
“Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học của bệnh mủ gan ở cá tra (Pangasius
hypophalmus Sauvage, 1878) nuôi thương phẩm trong ao đất tại huyện Châu
Thành, Giồng Trôm và Bình Đại - tỉnh Bến Tre”
Mục tiêu đề tài: Xác định hiện trạng và mối liên quan của bệnh mủ gan ở cá tra
nuôi trong ao đất ở Bến Tre với một số yếu tố môi trường ( khí hậu, thời tiết), yếu
tố kỹ thuật nuôi (kỹ thuật tẩy dọn ao, mật độ nuôi, độ sâu của ao, thức ăn) và bản
thân cá nuôi để có thể đưa ra được các biện pháp quản lý bệnh hợp lý và có hiệu
quả.
Nội dung đề tài:
1. Điều tra về hiện trạng kỹ thuật nuôi ở cá tra nuôi thương phẩm trong các
ao nuôi tại 3 huyện Châu Thành, Giồng Trôm và Bình Đại, tỉnh Bến Tre.
2. Hiện trạng về bệnh mủ gan ở cá tra nuôi thương phẩm tại vùng điều tra ở
tỉnh Bến Tre
3. Phân tích các yếu tố nguy cơ liên quan tới sự bùng phát của bệnh mủ gan
ở cá tra, làm cơ sở để đưa ra các biện pháp phòng bệnh mủ gan trong nuôi thương
phẩm
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Kết quả nghiên cứu cung cấp các thông tin khoa học góp phần xây dựng
hệ thống quản lý bệnh cho cá tra nuôi tại Bến Tre.
- Các biện pháp phòng ngừa bệnh mủ gan bằng giải pháp môi trường và kỹ
thuật sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho mô hình nuôi cá tra thâm canh.
Do kinh nghiệm của bản thân về lĩnh vực đang nghiên cứu còn nhiều hạn
chế, nên bản luận văn này sẽ không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận
được sự đóng góp ý kiến và lượng thứ của quí Thầy Cô, các anh chị và bạn bè
đồng nghiệp.
PHẦN 1
TỔNG QUAN
1.1 Sơ lược đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre
Tỉnh Bến Tre nằm ở hạ lưu châu thổ Sông Mekong, về phía tây Nam bộ,
thuộc vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi
cho canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Giới hạn bởi 9
o
48’ – 10
o
20’ độ vĩ
Bắc, 105
o
57’ – 106
o
48’ độ kinh đông. Phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới
chung là sông Tiền, phía tây giáp tỉnh Vĩnh Long, phía nam giáp tỉnh Trà Vinh, có
ranh giới chung là sông Cổ Chiên, phía đông giáp biển Đông với chiều dài bờ biển
65 km. Những con sông lớn nối từ biển Đông qua các cửa sông chính (Cửa Đại,
Cửa Ba Lai, Cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên), ngược về phía thượng nguồn đến tận
Campuchia . Những con sông này bao bọc và chia Bến Tre thành ba phần: cù lao
An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh [43] .
Khí hậu ở Bến Tre mang tính chất nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có 2 mùa
khá rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa (mùa của gió Tây nam) từ cuối tháng
tư đến đầu tháng mười một hàng năm, mùa khô (mùa của gió Đông bắc) từ tháng
mười một đến tháng tư năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.250 - 1.500
mm/năm. Hơn 90% lượng mưa tập trung trong mùa mưa. Lượng mưa lớn thường
xảy ra vào mùa gió Tây nam, nên tháng 5 cũng có mưa, nhưng tháng 9 - 10 là
những tháng có mưa lớn, trong năm có khoảng 100 - 130 ngày có mưa. [11].
Nhiệt độ không khí trung bình từ 26 - 28
o
C. Nhiệt độ tuyệt đối thấp nhất
trong ngày là 18,1
o
C và cao nhất là 36
o
C. Tuy nhiên, biên độ nhiệt dao động ngày
đêm khá rõ 11,4
o
C vào mùa mưa, 14
o
C vào mùa khô. Độ ẩm không khí tương đối
cao vì Bến Tre có mật độ sông ngòi và kênh rạch cao, chênh lệch độ ẩm trung bình
tháng ẩm nhất và khô nhất là 15%. Độ bốc hơi cao trong mùa khô, trung bình đạt 6
mm/ngày đêm. Vào mùa mưa, độ bốc hơi trung bình đạt 3,5 mm/ngày đêm [11].
Diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh Bến Tre là 2.315 km
2
trong đó bao gồm
1.812 km
2
đất nông nghiệp. Dân số Bến Tre khoảng 1.369.358 người. Hệ thống
sông ngòi, kênh rạch chằn chịt khoảng 6.000 km (các sông lớn: sông Cổ Chiên 82
km, sông Hàm Luông 71 km, sông Ba Lai 59 km, sông Cửa Đại 83 km) chở phù sa
chảy khắp ba dải cù lao là một lợi thế của Bến Tre trong phát triển giao thông thủy,
hệ thống thủy lợi, phát triển kinh tế biển, kinh tế vườn, trao đổi hàng hóa với các
tỉnh lân cận. Vào mùa khô, gió chướng mạnh đưa nước biển vào sâu trong nội
đồng, dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn xảy ra vào khoảng 2 tháng cuối mùa khô,
gây trở ngại cho hoạt động nông nghiệp và ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt cho
sinh hoạt. Vào giữa đến cuối mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 11) nước lũ từ thượng
nguồn Sông MeKong tràn về, theo dòng nước lũ, tôm cá trên sông MeKong di trú
về làm cho nguồn lợi thủy sản khá dồi dào. Là tỉnh gần biển nên lũ không ảnh
hưởng nhiều đến các công trình giao thông thủy lợi, cây trồng, nhưng nó lại ảnh
hưởng đến dịch bệnh trên Cá Tra nuôi thâm canh như bệnh mủ gan thường xuất
hiện vào mùa lũ [2].
Về hành chính, tỉnh Bến Tre có một thành phố và tám huyện, trong đó có ba
huyện ven biển Đông có ưu thế về khai thác thủy sản, nuôi tôm Sú, Nghêu và Sò
Huyết, đó là các huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú. Các huyện còn lại là Châu
Thành, Giồng Trôm, Chợ Lách, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc có ưu thế về sản xuất
nông nghiệp và nuôi thủy sản nước ngọt như Cá Tra, Tôm Càng Xanh… Tổng
diện tích nuôi thủy sản năm 2008 của Bến Tre là 42.106 ha, tăng 6% so với cùng
kỳ năm 2007. Sản lượng nuôi đạt 158.995 tấn, tăng 60,8% so với cùng kỳ năm
2007. Tổng kim ngạch xuất khẩu của thủy sản năm 2008 đạt 70,098 triệu USD
chiếm khoảng 38,1% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Trong đó sản lượng cá Tra
xuất khẩu là 22.442 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 53,111 triệu USD [10].
1.2. Tình hình nuôi Cá Tra ở Bến Tre
Phong trào nuôi Cá Tra thâm canh trong ao đất ở Bến Tre lúc đầu (năm
2003) chỉ tập trung ở vài hộ nuôi, nhưng đến năm 2006 thị trường cá da trơn
thương phẩm hút giá, nên nghề nuôi cá tra thâm canh đã phát triển rất nhanh ở các
tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), trong đó có Bến tre. Tại Bến Tre, cá tra
được nuôi chủ yếu trong ao đất và đến năm 2008, toàn tỉnh đã có 130 hộ nuôi Cá
Tra, với diện tích mặt nước nuôi là 650 ha, sản lượng đạt 100.223 tấn. Mặc dù diện
tích nuôi và sản lượng cá tra tại Bến Tre thấp hơn nhiều so với các vùng trọng
điểm nuôi cá Tra tại ĐBSCL như tỉnh An Giang, nhưng do phát triển nuôi tự phát
thiếu qui hoạch của các nhà quản lý ở địa phương, nên khó kiểm soát nguồn giống,
thuốc và hóa chất phòng trị bệnh, nguồn nước thải chủ yếu từ các ao nuôi cá tra
được thải trực tiếp ra sông làm ô nhiễm môi trường, cho nên trong quá trình nuôi,
dịch bệnh xảy ra thường xuyên. Một số bệnh thường gặp và gây thiệt hại lớn cho
cá Tra nuôi như: bệnh mủ gan, bệnh xuất huyết phù đầu, bệnh trắng gan trắng
mang… Những bệnh này đã gây ra hiện tượng cá chết từ rải rác đến hàng loạt, nếu
người nuôi không có các biện pháp xử lý kịp thời [10].
1.3. Tình hình nghiên cứu bệnh cá da trơn trên thế giới
Bệnh cá luôn được xem là một trong những tác nhân gây hao hụt lớn trong
nghề nuôi cá trên thế giới. Nghề nuôi cá da trơn ở Mỹ và nhiều nước trên thế giới
đã phát triển vào đầu những năm 1980 và đi cùng với sự phát triển của nghề nuôi
này, bệnh ở cá da trơn được phát hiện ngày càng nhiều, những bệnh này đã gây
thiệt hại lớn đến hiệu quả của cho nghề nuôi cá da trơn (Ictalurus punctatus
Rafinesque) ở Mỹ và nhiều nước khác [22].
Vi khuẩn Edwardsiella sp đã được biết đến như một tác nhân nguy hiểm
trong việc gây bệnh ở nhiều loài cá nước ngọt, đặc biệt chúng có thể gây ra những
bệnh rất nguy hiểm ở loài cá nheo Mỹ, như bệnh nhiễm trùng máu do
Edwardsiella ictaluri và tổ chức thế giới về sức khỏe động vật (OIE) đã đặt cho
bệnh này là: ESC (Edwardsiella septicaemia of catfish). Ngoài ra, Edwardsiella
tarda đã được biết gây ra bệnh hoại tử, thối giữ và nhiễm trùng máu ở cá da trơn
và các loài cá khác (ES- Edwardsiella septicaemia) [17; 21].
Bệnh hoại tử và nhiễm trùng máu do E, tarda đã xuất hiện đầu tiên trên các
loài cá nhiệt đới ở Châu Mỹ và Châu Á [27]. E. tarda được là vi khuẩn gram âm,
hình que, di động yếu, đường kính khoảng 1µm, dài 2 - 3 µm, lên men đường, sinh
khí, phát triển ở nồng độ muối 3‰ và chịu được nhiệt độ cao [41]. Vi khuẩn E.
tarda được phân lập ở Nhật Bản với tên gọi đầu tiên là Paracolabacterium
anguillimortiferum [25]. Khi gây bệnh ở các loài cá khác nhau, E. tarda có thể
gây ra những dấu hiệu bệnh lý không giống nhau. Chúng gây bệnh mủ trên gan,
thận ở Cá Chình Nhật Bản (Anguilla japonica) và ở Cá Bơn (Paralichthys
olivaceus) [29], [30]; ở cá nheo Mỹ Ictalurus sp bệnh gây ra những đốm trắng nhỏ
trên da ở phần đuôi, từ đó vết thương tổn có thể tạo thành vết loét sâu vào trong cơ,
kèm theo hiện tượng xuất huyết hoại tử lỏng với mùi hôi đặc trưng do vi khuẩn có
khả năng sinh H
2
S. Ở Mỹ E. tarda gây bệnh nhiễm trùng máu cấp tính trên Cá
Nheo (Ictalurus punctatus), bệnh gây ra những đốm trắng nhỏ trên da ở phần đuôi,
từ đó vết thương tổn có thể tạo thành vết loét sâu vào trong cơ, kèm theo hiện
tượng xuất huyết hoại tử lỏng với mùi hôi đặc trưng do vi khuẩn có khả năng sinh
H
2
S và gây tỉ lệ hạo hụt cao [16]. Ước tính thiệt hại do bệnh nhiễm trùng máu ở Cá
Nheo nuôi công nghiệp tại Mỹ khoảng 60 triệu USD/ hàng năm [38].
Bệnh ESC cũng đã được biết là bệnh gây thiệt hại lớn nhất cho nghề nuôi Cá
da trơn ở Mỹ, có tần số bắt gặp là 32,9% [24] bệnh được phát hiện lần đầu tiên vào
năm 1976, đến 1979 được Hawke và ctv xác định là bệnh do một loài vi khuẩn
mới thuộc họ Enterobacteriaceae gây ra và tác nhân này có quan hệ gần gũi với
loài vi khuẩn E. tarda nên được đặt tên là E. ictaluri [22]. Những nghiên cứu
ban đầu cho rằng E. ictaluri có ký chủ đặc hữu là cá da trơn nên không phải là mối
nguy đối với các loài cá khác trong cùng một ao. Tuy nhiên, vi khuẩn này đã được
phân lập từ đường ruột của nhiều loài cá khác nhau, vì vậy người ra cho rằng,
những loài cá khác có mặt ở trong ao nuôi cá da trơn có thể là sinh vật mang mầm
bệnh [37].
Vi khuẩn E. ictaluri có dạng hình que ngắn, kích thước 0,75 x 1,5 – 2,5 µm,
di động, Gram âm, yếm khí tùy tiện, không sinh bào tử, phản ứng oxidase âm tính,
catalase dương tính và lên men đường glucose, không sinh ra H
2
S và Indole âm
tính [39] và mọc chậm trên môi trường tổng hợp. Các môi trường thường được lựa
chọn để nuôi cấy vi khuẩn này là TSA (Trypton soya agar) có bổ sung 5% máu
cừu, BHIA (Brain heart infusion agar) và EIA (Edwardsiella ictaluri agar). Sau 36
- 48 giờ ủ ở 25 – 30
o
C mới xuất hiện những khuẩn lạc rất nhỏ (1 – 2 mm), hơi lồi,
rìa bằng, không màu. Vi khuẩn phát triển tốt ở 25 – 30
o
C, có thể tồn tại được 3 - 4
tháng trong nước ao, bùn đáy, thực vật thủy sinh, sống sót tốt trong các mô đông lạnh
[22], [23], [24], [37].
Khi cá Nheo Mỹ bị bệnh ESC đã bộc lộ các dấu hiệu đặc trưng như có hiện
tượng viêm dưới da, xương nắp mang, bụng. Những vết loét màu đỏ xuất hiện
nhiều trên da, xung huyết xảy ra khắp các vi, xuất hiện những đốm trắng nhỏ
đường kính 1 – 3 mm ở vùng da có màu tối, mang sưng, lồi cầu mắt. Nội quan cá
bệnh chứa dịch, phù đục, thận, tỳ tạng sưng to, gan có nhiều đốm hoại tử [23],
[37], [40]. Bệnh ESC đã gặp ở hai dạng, là nhiễm trùng máu cấp tính và viêm não
mãn tính. Ở dạng cấp tính cá thường hôn mê, bỏ ăn, mắt lồi, xuất huyết xung
quanh miệng, hậu môn, các gốc vây, có nhiều thương tổn tạo đốm trắng ở trên da,
tích dịch trong xoang cơ thể, xuất huyết đường ruột, có nhiều điểm xuất huyết và
đốm hoại tử trắng ở gan và các cơ quan nội tạng khác. Ở dạng mãn tính vi khuẩn
xâm nhập vào cơ quan khứu giác di chuyển dọc thần kinh khứu giác lên não, qua
sọ xâm nhập đến da và nội tạng gây ra những biến đổi đặc trưng như hình thành lỗ
hổng ở phần đầu (hole in the head), bơi lội hỗn loạn thường bơi xoắn và gần tằng
mặt [22], [24].
Vi khuẩn E. ictaluri có thể xâm nhập vào cá theo hai hướng khác nhau: khi
điều kiện môi trường nước thuận lợi, vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ quan khứu
giác của cá theo đường mũi sau đó chúng di chuyển đến dây thần kinh khứu giác
để tấn công vào não, sự nhiễm trùng này lan rộng đến màng não và da gây nên
hiện tượng “đầu trên đuôi dưới” và E. ictaluri có thể xâm nhập vào máu, gây
nhiễm trùng máu, chính vì thế làm cho biểu bì da bị họai tử và mất sắc tố.
E.ictaluri gây sưng gan và hoại tử trên gan, thận, tỳ tạng của cá Nheo Mỹ [35]. Vi
khuẩn E. ictaluri được tìm thấy trong máu và tại các cơ quan như thận trước và
sau, não, gan, tỳ tạng, buồng trứng, tuyến tụy và cơ trên cá Nheo Mỹ [28].
Cá Tra (P. hypophthalmus) được nuôi ở Indonesia có dấu hiệu bệnh lý
tương tự như bệnh “mủ gan” trên Cá Tra ở Việt Nam, bệnh được thông báo từ
tháng 2 năm 2002. Bệnh xảy ra lần đầu tiên tại hai nông trại nuôi cá ở miền trung
Sumatra, gây chết 50-100% cá nuôi trong 2 tuần với dấu hiệu bệnh lý như: mang
nhợt nhạt, bụng sưng to, xuất huyết ở gốc vây và xung quanh hậu môn, giải phẫu
nội tạng cho thấy gan, tỳ tạng và thận trước có nhiều đốm trắng với đường kính 1 -
2mm. Từ gan, thận của cá bệnh người ta đã phân lập được một dạng vi khuẩn hình
que, gram âm, kích thước thay đổi từ 1.2 - 15mm, có khả năng di động nhưng yếu
ở 25
o
C, không di đông ở 37
o
C, kiểm tra các phản ứng sinh hóa bằng API 20 kit cho
thấy hầu hết các đặc điểm sinh hóa của các chủng phân lập đều giống với
Edwardsiella ictaluri là vi khuẩn gây bệnh ESC (enteric septicemia of catfish). Thí
nghiệm cảm nhiễm ngược với các chủng vi khuẩn bằng các phương pháp tiêm vào
cơ, xoang bụng và phương pháp ngâm đều gây chết 100% cá thí nghiệm trong
vòng một tuần với những dấu hiệu đặc thù của bệnh. Vi khuẩn phân lập lại từ cá
bệnh được khẳng định là vi khuẩn gây nhiễm. Kết luận của nhóm nghiên cứu cho
rằng đây là bệnh do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra, mặc dù sai khác ba đặc
điểm sinh hóa so với chủng chuẩn (ornithine, phản ứng sinh hơi từ D-glucose và
khả năng sử dụng tinh bột) [26].
Hawke, J.P (1981) cho rằng, ESC là bệnh phổ biến và gây tác hại lớn nhất,
chiếm khoảng 50% tổng thiệt hại do các bệnh khác gây ra trên cá da trơn ở mỹ.
Bệnh này có tính chất mùa vụ rõ rệt, khi nhiệt độ từ 18 – 28
o
C của mùa xuân và
mùa thu được xem là yếu tố quyết định cho sự bùng phát bệnh [22]. Theo Francis -
Floyd et al, (1987) trong thí nghiệm gây cảm nhiễm cá Nheo Mỹ giống, tỷ lệ chết
cao nhất của cá xảy ra ở 25
o
C và thấp hơn tại 23
o
C và 28
o
C, cá không chết khi bị
cảm nhiễm ở nhiệt độ 17
o
C, 21
o
C hay 32
o
C [20].
Thí nghiệm của Plumb, J.A. và ctv (1995) về ảnh hưởng của nhiệt độ và độ
mặn lên sự bùng phát của bệnh ESC ở cá Nheo Mỹ đã cho thấy: tỷ lệ chết tích lũy
sau 28 ngày của đàn cá có 10% số cá thể bị nhiễm vi khuẩn này ban đầu là 77%
khi nuôi ở 25
o
C và thấp hơn có ý nghĩa khi nuôi ở 18
o
C (10%) và 30
o
C (23%); khi
nuôi cá đã bị cảm nhiễm vi khuẩn ở các nồng độ muối 0‰, 0.1‰, 1‰, 2‰, 3‰, ở
25
0
C trong 28 ngày, tỷ lệ chết tích lũy lần lượt là 100%, 96%, 33%, 45%, 17%.
Đây là những nghiên cứu cho thấy rằng việc kiểm soát các yếu tố môi trường như
nhiệt độ và độ muối có thể giảm thiểu sự bùng phát của bệnh [36]. Trong nuôi
công nghiệp, tỷ lệ chết tích lũy do bệnh này có thể đạt 100%. Bệnh gây thiệt hại
lớn ở giai đọan cá giống đến cá lớn khoảng 300 g, làm giảm mật độ nuôi trong ao
và gây thiệt hại lớn về sản lượng cho nghề nuôi cá da trơn công nghiệp [23].
Bệnh ES và ESC là bệnh do vi khuẩn gây ra nên có thể chữa trị bằng nhiều
loại kháng sinh khác nhau. Ở Mỹ có sáu nhóm thuốc và hóa chất cho phép sử dụng
trong nuôi trồng cá da trơn, đó là: chorionic gonadotropin, formalin solution,
tricaine methanesulfonate, oxytetracycline, sulfamerazine và sulfadimethoxine/
ormetoprim [44]. Theo Plumb (1999), ở Mỹ có hai loại kháng sinh được FDA
(Food and Drug Administration] cho phép sử dụng để điều trị bệnh ESC ở cá da
trơn là oxytetracycline và sulfadimethoxine/ormetoprim với liều lượng như sau:
oxytetracycline sử dụng với liều lượng 50 – 75 mg/kg cá/ngày, sử dụng liên tiếp từ
12 – 14 ngày, sulfadimethoxine/ormetoprim sử dụng với liều 50 – 75 mg/kg
cá/ngày, sử dụng liên tiếp 5 ngày, kháng sinh Flofenicol dùng với liều lượng 10
mg/kg cá trong 10 ngày có hiệu quả trị bệnh [32], [34].
Bệnh nhiễm khuẩn ở thận cá (Bacterial Kidney Disease of fish) gây ra bởi
Renibacterium salmoninarum, là một vi khuẩn hình que ngắn hơi tròn 0.5 – 1 µm,
gram dương, không sinh bào tử, không vận động nhưng thường xếp với nhau theo
cặp, chuỗi. Gây bệnh trên cả cá nước ngọt và nước mặn. Bệnh xảy ra ở Bắc Mỹ,
Tây Âu, Nhật và Chile. Bệnh này chỉ xảy ra trên cá hồi (Oncorhynchus mykiss)
một năm tuổi. Ở cá bệnh, mắt cá bị lồi, bụng phình to ở các mức độ khác nhau do
chức năng thận bị phá hủy, nội tạng bị xuất huyết, ở gan, tỳ tạng đặc biệt là thận có
hiện tượng sưng và xuất hiện nhiều điểm hoại tử màu trắng kem, các điểm trắng
này có thể rất dày, xuất huyết trên toàn bộ thận, làm thận sưng to [16], [31].
Bệnh mycobacteriosis ở cá do tác nhân là vi khuẩn Mycobacterium spp gây
ra. Đây là vi khuẩn hiếu khí, không di động, không sinh bào tử, gram dương yếu,
hình que, kháng acid. Đây là vi khuẩn đã được thông báo là tác nhân gây bệnh cho
151 loài cá nước ngọt và nước mặn phân bố ở các vùng nước nhiệt đới. Cá bệnh
cũng có những biểu hiện như mắt cá bị lồi, trên da có hiện tượng mất dân sắc tố,
hoại tử, loét, trên bề mặt cơ thể có thể xuất hiện các đốm trắng nhỏ, vây cá bị xơ,
mòn cụt. Đặc biệt, ở cá tra khi bệnh nặng, các dấu hiệu tương tự như Cá Tra bị
bệnh mủ gan là các cơ quan nội tạng sưng to, các cơ quan trong nội quan như: gan,
thận, tỳ tạng xuất hiện các đốm trắng. Tuy nhiên, các đốm trắng này nổi lên trên bề
mặt của nội tạng, khác hẳn so với các đốm trắng nằm dưới bề mặt của nội tạng của
bệnh ESC [4].
1.4. Tình hình nghiên cứu bệnh mủ gan trên Cá Tra ở Việt Nam
Bệnh mủ gan được ghi nhận xuất hiện đầu tiên trên Cá Tra (Pangasius
hypophthalmus Sauvage, 1878) nuôi ở Đồng bằng Sông Cửu Long vào cuối năm
1998 [19], khi nghề nuôi Cá Tra xuất khẩu ở mức độ thâm canh cao đã phát triển
mạnh. Bệnh có thể kéo dài hoặc gây chết cấp tính, gây tổn thất lớn trong nghề
nuôi. Cá bị bệnh có thể không thể hiện dấu hiệu bất thường về bên ngoài, hoặc có
một số dấu hiệu không đặc trưng như: giảm ăn, bơi lội lờ đờ, da nhạt màu, cá gầy
yếu, bụng sưng to, có xuất huyết ở quanh miệng và hậu môn. Giải phẫu nội tạng là
phương pháp chẩn đoán lâm sàng tốt nhất cho bệnh này. Nội quan cá bệnh xuất
hiện nhiều đốm trắng có kích thước từ 1 – 3 mm trên gan, đầu thận, lá lách [2].
Chính vì thế mà bệnh này còn được gọi với nhiều tên khác nhau như: bệnh đốm
trắng, bệnh trắng gan, bệnh mủ gan thận, bệnh hoại tử nội tạng [2], [4], [15], [19],
[26]. Các cơ quan gan, thận, lá lách sưng to, đặc biệt thận sưng và mềm nhũn.
Bệnh có thể xảy ở giai đoạn cá hương, cá giống đến giai đoạn cá nuôi thịt và giảm
dần sau giai đoạn 5 tháng tuổi [12].
Bệnh thường xảy ra vào mùa nước lũ, cao điểm vào tháng 7 và tháng 8. Tỉ lệ
chết tích lũy từ 10 - 90% nếu không có biện pháp kỹ thuật kịp thời [2]. Tuy nhiên,
kết quả nghiên cứu của Trần Thị Minh Tâm lại cho rằng bệnh thường xảy ra vào
mùa mưa, nhất là mùa nước rút tháng 11 – 12 hàng năm [2], [12], [19]. Theo kết
quả điều tra của Trần Anh Dũng (2005), tỉ lệ xuất hiện bệnh mủ gan ở An Giang
trên Cá Tra trong mô hình nuôi ao là 61%, mô hình nuôi bè là 73,9%, mô hình
nuôi đăng quầng là 88% [3].
Do đặc điểm phân bố địa lý, Cá Tra được nuôi chủ yếu ở khu vực hạ lưu
sông Mekong, phổ biến ở các nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Tuy nghề nuôi cá
Tra đã có từ lâu đời, các bệnh về Cá Tra vẫn ít được nghiên cứu. Tại Việt Nam,
các kết quả nghiên cứu về bệnh mủ gan trên Cá Tra như sau:
Nghiên cứu của trường đại học Cần Thơ (Việt Nam) kết hợp với đại học
Stirling (Anh) lần đầu tiên đã công bố về tác nhân gây bệnh hoại tử nội tạng trên
cá tra nuôi ở Việt Nam vào năm 2001. Thông báo này cho rằng Bacillus fumarioli
chính là tác nhân gây bệnh mủ gan của cá Tra nuôi ở ĐBSCL. Thí nghiệm cảm
nhiễm nhân tạo của nhóm tác giả này đã được thực hiện và cá khỏe sau khi bị tiêm
vào xoang bụng của cá một lượng vi khuẩn là 2 x 10
7
CFU, sau bảy ngày thí
nghiệm cá đã xuất hiện bệnh tích tương tự cá bị cảm nhiễm tự nhiên [19].
Tuy nhiên, vào năm 2002 nhóm tác giả này đã cải chính lại rằng tác nhân
gây bệnh mủ gan ở cá tra lại là Edwardsiella ictaluri. và vi khuẩn này đã được
nuôi cấy phân lập trong phòng thí nghiệm trên môi trường EIA (Edwardsiella
ictaluri agar). Kết quả định danh cho thấy mặc dù các chủng vi khuẩn này mang
những đặc trưng cơ bản của Edwardsiella ictaluri nhưng có một số đặc điểm khác
biệt so với chủng chuẩn. Thông thường E.ictaluri là trực khuẩn nhỏ, kích thước
1µm x 2 - 3µm. Tuy nhiên, những chủng vi khuẩn phân lập từ Việt Nam cho thấy
có sự thay đổi lớn về kích thước, thường là trực khuẩn lớn, dễ quan sát [15].
(Ảnh của Từ Thanh Dung, 2004)
Năm 2003, Trần Thị Minh Tâm và ctv, tại Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy
sản II đã nghiên cứu và kết luận rằng, tác nhân gây bệnh đốm trắng trên cá tra là sự
kết hợp của 2 loài vi khuẩn Hafnia alvei và Plesiomonas shigelloides. Cả hai loài
vi khuẩn trên đều là trực khuẩn gram âm, tròn hai đầu, trong đó H. alvei là thành
viên của họ Enterobacteriaceae còn P. shigelloides lại thuộc họ Vibrionaceae
[12].
(Ảnh của Trần Thị Minh Tâm, 2003)
Hình 1.2: Hafnia alvei - trực khuẩn G (-) (A); Có ký sinh nội bào (B)
Nhóm tác giả này đã cảm nhiễm với hai chủng vi khuẩn này bằng cách
tiêm vào xoang bụng 0,2 mL ở nồng độ 5 x 10
8
CFU/mL, cá chết sau 5 ngày tiêm
và chết tập trung kể từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 7, tỷ lệ chết cao từ 80 - 85% cá thí
nghiệm với những biểu hiện bệnh tích giống như cá bị bệnh ngoài tự nhiên.
A
Hình 1.1: Cá Tra bị bệnh mủ gan: các đốm trắng trên gan, thận, lá lách (A);
Vi khuẩn E. ictaluri dưới kính hiển vi quang học (B);
Vi khuẩn E. ictaluri phát triển trên môi trường TSA sau 48 giờ (C).
A
B
C
A
B
Vi khuẩn Hafnia alvei còn được gọi với nhiều tên khác nhau như: Bacillus
asiaticus (Castellani, 1912), Bacterium cadaveria (Gale EF and Epps. HMR.
1943), Enterobacter alvei (Sakazaki.R. 1961), Enterobacter aerogenes subsp.
hafniae (Ewing WH. And Fife MA, 1968), đến 1954, Moeller đã xác định tên
chính xác là H. alvei và là loài duy nhất của giống Hafnia. Đây là tác nhân được
thông báo là gây một số bệnh cho người và động vật trên cạn như: bệnh đường
ruột, xuất huyết, nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng máu ở người và gia súc;
giảm năng suất trứng, bỏ ăn, mất phương hướng và gây chết ở gà mái và được xem
là tác nhân gây bệnh cơ hội. Vi khuẩn có thể được tìm thấy trong đất, nước và các
loại thực phẩm khác nhau như sữa bò, mật ong, thịt bò. Chỉ có một vài thông báo
H. alvei có khả năng gây bệnh cho động vật thủy sản: bệnh nhiễm trùng máu và
xuất huyết ở cá hồi (Salmo gairdneri, Oncorhynchus mykiss), hay gây bệnh trên cá
trê sông (Ictalurus punctatus) với những biểu hiện mắt sưng, lồi, xuất huyết vùng
đầu, gan thận có nhiều đốm đỏ [12].
Gần đây Lý Thị Thanh Loan và ctv, 2007 lại có thông báo rằng đã phân lập
được từ các mẫu cá tra bị bệnh mủ gan ở ĐBSCL loài vi khuẩn gram (+), hình
que, kỵ khí, có sinh bào tử, bào tử có dạng như dùi trống, phình to, thường nằm ở
vị trí giữa, cuối hoặc gần cuối tế bào làm tế bào bị biến dạng. Hình ảnh chụp dưới
kính hiển vi điện tử cho thấy vi khuẩn này cũng có hiện tượng ký sinh trong tế bào
gan, thận của cá tra bệnh. Kết luận ban đầu của tác giả cho rằng đây là vi khuẩn
thuộc giống Clostridium mà chưa xác định đến loài. (69,38%). Cảm nhiễm ngược
với hai chủng có tần số bắt gặp cao nhất là Clostridium sp và A. hydrophila. Đối
với lô cảm nhiễm với Clostridium sp. cho thấy sau 4 ngày thí nghiệm cá vẫn bắt
mồi tốt, đến ngày thứ 5 toàn bộ cá được cảm nhiễm đều có biểu hiện bơi yếu, gần
như mất định hướng và không bắt mồi. Đến ngày thứ 7 cá chết hàng loạt 100% với
những dấu hiệu bệnh tích giống như cá bị bệnh mủ gan ngoài tự nhiên. Trong khi
lô cảm nhiễm với A. hydrophila lại gây ra dấu hiệu của bệnh xuất huyết nhưng
không gây chết hàng loạt trong 7 ngày thí nghiệm [7].
(Ảnh của Lý Thị Thanh Loan, 2007)
Hình 1.3: Clostridium sp trực khuẩn G (+), có nội bào tử (A);
Có ký sinh nội bào (B); Có tiên mao (C)
Theo Nguyễn Hữu Thịnh và ctv (2004), khi phân tích mô học của 241 mẫu
Cá Tra, trong đó có 181 con có biểu hiện của bệnh mủ gan, các mẫu còn lại là cá
khỏe. Cá được thu từ An Giang, Cần Thơ và Đồng Tháp với cả hai hình thức nuôi
là ao và bè đã đưa ra kết luân là những biểu hiện về mặt vi thể khi cá tra bị bệnh
đốm trắng ở gan do vi khuẩn là sự xung huyết, xuất huyết và cuối cùng là sự xuất
hiện từng vùng hoại tử trên cá cơ quan gan, thận và tỳ tạng, ở từng giai đoạn bệnh
cá sẽ có những biểu hiện khác nhau. Những cụm vi khuẩn xuất hiện ở rìa của các
vết thương, vết hoại tử. Mô mang, cơ và tim không có những biến đổi lớn khi cá bị
bệnh mủ gan [13].
Ngoài vi khuẩn, ký sinh trùng thuộc nhóm thích bào tử trùng Myxobolus đã
gặp ký sinh ở nhiều cơ quan khác nhau của cá tra bị bệnh đốm trắng ở gan, thận và
lách, tim. Khi nhiễm bệnh, cá bơi lội không bình thường, hay quẫy mạnh, dị hình
cong đuôi, cá kém ăn rồi chết [4], [5].
Bệnh mủ gan trên Cá Tra đã được xác định là bệnh do vi khuẩn [2], [12],
[15], [19] nên khi bệnh xảy ra đa số người nuôi đều sử dụng nhiều loại kháng sinh
khác nhau để điều trị. Tuy nhiên, theo Nguyễn hữu Thịnh, việc sử dụng kháng
sinh tùy tiện, không đúng liều lượng và phác đồ điều trị đã làm giảm hiệu quả của
thuốc kháng sinh. Hơn nữa việc hình thành chủng vi khuẩn Edwarsiella ictaluri đề
kháng kháng sinh đã làm giảm hiệu quả điều trị [13].
A
B
C
Từ Thanh Dung và ctv (2004) đã thông báo về kết quả kiểm tra kháng sinh
đồ của 11 loại kháng sinh là Furazolidon, nitrofurant, norfloxacin, gentanmicin,
oxolinic acid, oxytetracylin, sulfonamide, enrofloxacin, florfenicol, amoxycillin
với vi khuẩn E. ictaluri phân lập từ Cá Tra, kết quả cho thấy, vi khuẩn này đã
kháng với các loại thuốc kháng sinh oxytetracyclin, oxolinic acid, sulphonamid
[2]. Trong khi đó, Nguyễn Hữu Thịnh và ctv, 2007 cũng đã kiểm tra kháng sinh
đồ với các chủng E. ictaluri phân lập được từ 47 mẫu Cá Tra bị mủ gan ở ĐBSCL
cho rằng: 100% chủng E. ictaluri phân lập được đều đề kháng
Sulfamethoxazole/Trimethoprim và 97,9%. đối với Colistin, do vậy hai loại kháng
sinh này không còn hiệu quả trong điều trị bệnh mủ gan [14].
Theo Trần Thị Minh Tâm và ctv, 2003 khi kiểm tra kháng sinh đồ với hai
chủng vi khuẩn là Hafnia alvei và Plesiomonas shigelloides gây bệnh hoại tử gan
thận trên Cá Tra nuôi thâm canh ở ĐBSCL, thí nghiệm được lập lại 25 lần trên 17
loại kháng sinh là: Norfloxacin, ampicilin, sulfaguanidin, kanamycin, colistin,
streptomycine, sulfamethoxazol, trimethoprim, trimethoprim/sulfamethoxin,
sulfadimidin, trimethoprim/ sulfadimidin, gentamicin, amoxiciline, cephalexin,
chlotetraciline, neomycin, enrofloxacin. Kết quả có 6 loại nhạy cảm với H. alvei và
P. Shigelloides là Norfloxacin, kanamycin, gentamicin, cephalexin, neomycin và
enrofloxacin [12].
Hiện nay, bên cạnh bệnh mủ gan còn có một số bệnh khác cũng gây thiệt
hại đáng kể cho nghề nuôi Cá Tra như bệnh xuất huyết, vàng da, trắng gan trắng
mang, bệnh do ký sinh trùng…
Theo nghiên cứu của Hứa Thị Phương Liên (1998) bệnh xuất huyết trên cá
basa xảy ra gần như quanh năm không mang tính mùa vụ nhưng đôi khi có những
thời điểm bệnh bộc phát cao độ vào tháng 2 - 3 đầu mùa khô, tháng 7 - 8 mùa nước
lũ và tháng 11 mùa nước rút. Cá basa bệnh có những biểu hiện: thịt có đốm đỏ,
xoang miệng, vây xuất huyết, hậu môn sưng đỏ, mang đen, tữa ra. Cá bệnh mất
nhớt, bụng trướng to, có mùi hôi dặc trưng. Cá giảm ăn hoặc bỏ ăn, hay nhào lộn
bất thường, ngửa bụng trôi theo dòng nước hoặc uốn cong thân, bơi lội không định
hướng. Giải phẫu cá bệnh thấy gan đen bầm hoặc xuất huyết, dạ dày và ruột xuất
huyết, xoang bụng chứa dịch vàng. Trường hợp cấp tính bệnh gây chết cao 80 -
90%. Trường hợp mãn tính thịt cá có điểm xuất huyết màu đỏ và giảm giá trị
thương phẩm. hiện nay vẫn chưa có biện pháp phòng trị hữu hiệu [6].
Cũng như một số loài cá nước ngọt khác, bệnh trắng đuôi do vi khuẩn
Pseudomonas sp cũng xuất hiện trên Cá Tra ở giai đọan cá hương, cá giống. Thời
kỳ đầu của bệnh, ở vị trí gần đuôi có một điểm trắng sau đó lan dần về phía trước
cho đến vây lưng và vây hậu môn, cả đoạn thân sau màu trắng. Bệnh nặng cá cắm
đầu xuống dưới, đuôi hướng lên trên tạo thành góc vuông với mặt nước, còn gọi là
cá “trồng cây chuối”, cá bệnh chết nhanh chóng và hàng loạt trước khi chết có hiện
tượng co giật [4].
Cá Tra giống thường bị nhiễm các nhóm ký sinh trùng đơn bào và đa bào có
chu kỳ phát triển trực tiếp không qua ký chủ trung gian như trùng bánh xe
(Trichodina), thích bào tử trùng (Myxobolus, Henneguya), trùng miệng lệch
(Chilodonella), sán lá đơn chủ (Datylogyrus, Gyrodactylus), trùng mỏ neo
(Lernaea). Chúng gây thành bệnh và làm thiệt hại nghiêm trọng cho nghề nuôi cá.
Cho đến nay đã phát hiện được 29 loài ký sinh trùng trên Cá Tra. Trong đó nhóm
ký sinh trùng đơn bào (Protozoa) gặp 21 loài thuộc 10 giống: Cryptobia,
Ceratomyxa, Myxobolus, Henneguya, Balantidium, Ichthyophthyrius, Epistylis,
Apisoma, Trichodina, Tripatiella; sán lá đơn chủ (Monogenea) gặp 2 loài thuộc
giống Thaparocleidus; sán dây (Cestoidea) gặp 2 loài: Lystocestus varvulus,
Proteocephalus osculatus; sán lá song chủ (Tremtoda) gặp 1 loài: Bucephalopsis
gracilescens; giun tròn (Nematoda) gặp 2 loài: Spectatus pangasia, Cucullanus
chabaudi; giáp xác (Crustacea) gặp một loài: Egasius sp [5].
Cho đến thời điểm này, chưa có một nghiên cứu nào về bệnh cá tra nuôi tại
Bến Tre thực sự được công bố. Năm 2008, một sinh viên ngành bệnh học của
Trường Đại học Nha Trang đã vào Bến Tre để thu mẫu cá bệnh cho nghiên cứu
phân tích tác nhân gây bệnh mủ gan, nhưng kết quả của những nghiên cứu này đến
tận bây giờ vẫn chưa được công bố chính thức. Do vậy, việc tìm hiểu tình hình lưu
hành của bệnh này ở các vùng nuôi cá tra tại Bến Tre, một số đặc điểm dịch tễ của
bệnh để làm cơ sở cho công tác quản lý và phòng bệnh là thật sự cần thiết.
PHẦN 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh mủ gan trên Cá Tra (Pangasius hypothalmus) nuôi thương phẩm trong
ao đất tại Bến Tre
Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 8/2008 đến tháng 8/2009
Địa điểm nghiên cứu
Ba huyện Châu Thành, Bình Đại và Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre
CHÂU THÀNH
BÌNH
ĐẠI
GIỒNG
TRÔM