Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

PHÂN LẬP NẤM COLLECTOTRICHUM GÂY BỆNH THÁN THƯ TRÊN XOÀI CÁT HÒA LỘC VÀ KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ỨC CHẾ LOẠI NẤM NÀY CỦA HOẠT CHẤT CHIẾT XUẤT TỪ HẠT NEEM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 38 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÂN LẬP NẤM COLLECTOTRICHUM GÂY BỆNH THÁN
THƯ TRÊN XOÀI CÁT HÒA LỘC VÀ KHẢO SÁT KHẢ
NĂNG ỨC CHẾ LOẠI NẤM NÀY CỦA HOẠT CHẤT CHIẾT
XUẤT TỪ HẠT NEEM

Ngànhhọc

: BQCB NSTP và Dinh DưỡngNgười

Sinh viênthựchiện

: NguyễnThịThủyTiên

Niênkhóa

: 2008 – 2012

Tháng 08/2012


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường đại học Nông Lâm, ban chủ nhiệm khoa công nghệ thực
phẩm, cùng tất cả quý thầy cô đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong quá trình học tập tại
trường
TS. Phan Thế Đồng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất


để tôi hoàn thành luận văn này.
Cử nhân Lê Thị Thanh đã nhiệt tình hợp tác, giúp đỡ và chia sẻ với tôi những
khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài.
Những người bạn trong lớp DH08DD đã giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong suốt quá
trình học tập.
Cha mẹ người đã hết lòng hỗ trợ tinh thần và khuyến khích tôi.

Sinh viên thực tập
Nguyễn Thị Thủy Tiên

i


TÓM TẮT
Nguyễn Thị Thủy Tiên, đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài “Phân lập nấm nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên xoài cát hòa lộc
và khảo sát khả năng ức chế loại nấm này của hoạt chất chiết xuất từ hạt Neem”.
Nội dung nghiên cứu
 Phân lập nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên xoài cát hòa lộc để
làm giống sử dụng cho quá trình nghiên cứu
 Khảo sát khả năng ức chế sinh trưởng nấm Colletotrichum spp. của hoạt chất
chiết xuất từ nhân hạt Neem với các nồng độ từ 250ppm đến 4000ppm.
Kết quả đạt được:
 Phân lập được hai chủng Colletotrichum spp. từ vết bệnh thán thư trên xoài
cát Hòa Lộc.
 Bước đầu đánh giá nồng độ của hoạt chất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của
hai chủng nấm Colletotrichum spp. phân lập được. Ở nồng độ 4000ppm khả
năng ức chế sinh trưởng nấm bệnh của hoạt chất đạt mức độ tối ưu.

ii



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................i
TÓM TẮT .............................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................... iii
DANH SÁCH CÁC BẢNG SỐ ............................................................................ v
DANH SÁCH CÁC HÌNH & BIỂU ĐỒ .............................................................vi
Chương 1 MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu đề tài .......................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 3
2.1 Giới thiệu chung về xoài ............................................................................. 3
2.2 Một số giống xoài điển hình ở Việt Nam.................................................... 3
2.3 Giá trị dinh dưỡng của trái xoài .................................................................. 5
2.4 Một số loại sâu bệnh và triệu chứng dinh dưỡng thường gặp trên xoài ..... 6
2.5 Bệnh thán thư ............................................................................................. 7
2.5.1 Giới thiệu bệnh thán thư ...................................................................... 7
2.5.2 Triệu chứng của bệnh thán thư ............................................................ 8
2.5.3 Tác nhân gây bệnh ............................................................................... 9
2.5.4 Một số biện pháp phòng trị bệnh ....................................................... 10
2.6 Tổng quan về cây Neem............................................................................ 11
2.6.1 Tên và phân loại ................................................................................. 11

iii


2.6.2 Nguồn gốc và vùng phân bố .............................................................. 12
2.6.3 Đặc điểm thực vật học ....................................................................... 12
2.6.4 Công dụng của cây Neem .................................................................. 13

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 16
3.1 Địa điểm và thời gian thực hiện đề tài ...................................................... 16
3.2 Vật liệu ..................................................................................................... 16
3.3 Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 16
3.3.1 Thí nghiệm 1: phân lập nấm Colletotrichum spp gây bệnh thán thư từ
xoài cát Hòa Lộc. ................................................................................................... 16
3.3.2 Thí nghiệm 2: khảo sát ảnh hưởng của dịch chiết từ bánh dầu Neem
lên sự phát trển của nấm Colletotrichum spp. ........................................................ 17
3.4 Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................ 18
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 19
4.1 Phân lập nấm Colletotrichum spp từ vết bệnh trên xoài cát hòa lộc ........ 19
4.2 Nghiên cứu tác động của chiết xuất li trích từ bánh dầu neem trên sự tăng
trưởng của nấm gây bệnh thán thư trên xoài cát hòa lộc. .......................................... 24
4.2.1 Tác động ức chế lên chủng CM1 ...................................................... 24
4.2.1 Tác động ức chế lên chủng CM2 ...................................................... 25
4.3 Thảo luận................................................................................................... 27
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................ 28
5.1 Kết luận ..................................................................................................... 28
5.2 Đề nghị ...................................................................................................... 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 29

iv


DANH SÁCH CÁC BẢNG SỐ

BẢNG

TÊN BẢNG


TRANG

Bảng 2.1

Thành phần dinh dưỡng của xoài trong 100g ăn được.

5

Bảng 4.1

Đường kính khuẩn lạc trung bình (mm) và tỷ lệ ức chế sinh
trưởng của hoạt chất i trích từ bánh dầu Neem lên chủng CM1
(%)

24

Bảng 4.2

Đường kính khuẩn lạc trung bình (mm) và tỷ lệ ức chế sinh
trưởng của hoạt chất i trích từ bánh dầu Neem lên chủng CM2
(%)

26

v


DANH SÁCH CÁC HÌNH & BIỂU ĐỒ
HÌNH
Hình 2.1

Hinh 2.2
Hinh 2.3
Hình 2.4
Hình 4.1
Hình 4.2
Hình 4.3
Hình 4.4
Hình 4.5
Hình 4.6
Hình 4.7
Hình 4.8

TÊN HÌNH

Bệnh thán thư trên xoài
Lá và quả Neem
Hoa neem
Hat neem
Bệnh thán thư trên xoài cát hòa lộc
Khuẩn lạc chủng CM1
Bào tử của chủng CM1 dưới kinh hien vi điện tử
Giác bám
Khuẩn lac chung CM2
Bào tử MM2
Tác động ức chế sinh trưởng của hoat chất li trích từ bánh
dầu Neem lên chủng CM1 theo dãy nồng độ.
Tác động ức chế sinh trưởng của hoat chất li trích từ bánh
dầu Neem lên chủng CM2 theo dãy nồng độ.

vi


TRANG
8
13
13
13
19
20
21
21
22
23
25
26


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Nước ta là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thích hợp cho nhiều loại cây ăn quả
phát triển và cho năng suất cao. Trong đó xoài là cây ăn quả phổ biến, dễ trồng, phân
bố rộng sản lượng lớn và giá trị kinh tế cao.
Xoài cát Hoà Lộc là một trong những giống xoài nổi tiếng nhất ở đồng bằng Sông Cửu
Long Việt Nam và là một trong những loại quả được ưa chuộng bởi màu sắc hấp dẫn,
mùi vị thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao.
Tuy nhiên quả xoài rất dễ bị hư hỏng do bản chất tự nhiên, khí hậu và các loài vi sinh
vật gây bệnh làm giảm năng suất, phẩm chất và thời gian bảo quản ảnh hưởng nghiêm
trọng đến giá trị thương phẩm của trái. Trong đó bệnh phổ biến và gây hại nghiêm
trọng nhất là bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloeosporioides.
Để giải quyết vấn đề trên, người ta thường sử dụng những biện pháp xử lý hóa học

nhẳm làm giảm những thiệt hại do bệnh thán thư gây ra trong quá trình bảo quản xoài.
Tuy nhiên việc lạm dụng các hợp chất hóa học có thể gây ảnh hưởng đến môi trường
cũng như sức khỏe của người tiêu dùng.
Do đó một trong những hướng nghiên cứu đó là sử dụng các hợp chất kháng nấm bệnh
có nguồn gốc từ thiên nhiên và các loại cây cỏ đang được nghiên cứu và ứng dụng. cây
Neem (Azadirachta idica A.Juss) được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới vì
có khả năng sinh trưởng tốt ở những vùng đất thiếu dinh dưỡng và đặc biệt là các hoạt
chất thứ cấp từ cây Neem có khả năng phòng trừ các loại sâu hại, nấm gây bệnh trên
cây trồng hiệu quả.

1


Từ thực tiễn đó, dưới sự hướng dẫn của thầy TS. Phan Thế Đồng và cô Lê Thị Thanh,
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Phân lập nấm nấm Colletotrichum spp. gây bệnh
thán thư trên xoài cát hòa lộc và khảo sát khả năng ức chế loại nấm này của hoạt chất
chiết xuất từ hạt Neem”.
1.2 Mục tiêu đề tài
 Phân lập nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên xoài cát hòa lộc để
làm giống sử dụng cho quá trình nghiên cứu
 Khảo sát khả năng ức chế sinh trưởng nấm Colletotrichum spp. của hoạt chất
chiết xuất từ nhân hạt Neem.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu chung về xoài
Xoài có tên khoa học là Mangifera Indica, thuộc họ đào lộn hột Anacardiaceae.

Cây xoài là loại cây gỗ lớn, cao 10-20m, có tán rậm. Lá đơn, nguyên, mọc so le, phiến
lá hình thuôn mũi mác, nhẵn, thơm. Hoa hợp thành chùm kép ở ngọn cành. Hoa nhỏ,
màu vàng, có 5 lá đài nhỏ, có lông ở mặt ngoài, 5 cánh hoa có tuyến mật, 5 nhị nhưng
chỉ có 1-2 nhị sinh sản. Bầu trên, thường chỉ có một lá noãn chứa 1 noãn. Trái xoài
hình tròn đến hơi dài thuộc loại quả hạch,vỏ trái chín màu vàng, thịt vàng, ngọt, mùi
thơm ngon, nhân có xơ, hạt to.
Cây xoài có nguồn gốc từ Ấn Độ được trồng nhiều ở các nước nhiệt đới. Ở nước ta
xoài được trồng phổ biến ở nhiều vùng để lấy quả, lấy gỗ, làm cây bóng mát, cây
cảnh…
2.2 Một số giống xoài điển hình ở Việt Nam
 Xoài cát (Hòa Lộc)
Nguồn gốc của xoài cát Hòa Lộc được trồng tại xã Hòa Lộc, quận Giáo Đức, tỉnh Định
Tường nay là ấp Hòa, xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang, nên được mang tên
là xoài cát Hòa Lộc. Đây là vùng đất phù sa ven sông nên giàu chất dinh dưỡng, rất
thích hợp cho xoài cát Hòa Lộc sinh trưởng và phát triển. quả có kích thước lớn , trọng
lượng quả 350g – 500g, có dạng thuôn dài, bầu tròn ở phẩn cuống. khi chin vỏ quả có
màu vàng chanh, thịt quả màu vàng tươi, cấu trúc thịt chắc, mịn và

3


ít xơ, vị rất ngon và thơm. Nông dân đồng bằng song Cửu Long rất ưa trồng vì bán
được giá cao. Đây là một loại giống quý nhưng do vỏ quả mỏng nên khó vận chuyển
và xuất khẩu. Do chất lượng ngon, hương vị đậm đà nên hiện nay giống xoài cát Hòa
Lộc được trồng với qui mô công nghiệp. Hiện nay, xoài cát Hòa Lộc đã được trồng ở
nhiều tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long và một số tỉnh miền đông Nam Bộ như
Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Riạ - Vũng Tàu….
 Xoài tượng
Là loại xoài có quả to nhất trong các giống xoài ở Việt Nam, có quả năng 700g – 800g.
Quả chín màu vàng nhạt ửng xanh, trơn bóng, thịt quả màu vàng nhạt, ít xơ, ít nước,

không ngọt bằng xoài cát và xoài thanh ca. vị nhạt hơi chua, thoảng có mùi nhựa thong.
Tập quán của nhân dân thường dùng quả chín tới đẩ ăn sống. quả lúc này có vị chua
ngọt, giòn, nhiều bột hơn là để chín (Phạm Thị Hương và ctv 2003)
 Xoài Bưởi (còn gọi là xoài Ghép)
Là một loại xoài hôi, quả hơi giống xoài Cát nhưng bé hơn. Trung bình 250 –
300g/quả. Giống xoài Bưởi có xuất xứ từ vùng Cái Bè (Tiền Giang). Trồng bằng hạt,
cây cho quả rất sớm, khoảng 2,5 – 3 năm tuổi kể từ khi gieo hạt. Vỏ quả dày nên có thể
vận chuyển đi xa dễ dàng. Mùi nhựa thông của quả giảm dần khi tuổi cây càng già.
Xoài Bưởi kém phẩm chất hơn xoài Cát, thịt quả nhão, ngọt vừa phải và có mùi nhựa
thông. Những vườn mới lập ở Tiền Giang và các tỉnh lân cận rất thích trồng loại giống
này (Phạm Thị Hương và ctv, 2003).
 Xoài Voi
Quả tròn, trọng lượng trung bình 190 -250g. Thịt quả và vỏ quả màu vàng nhạt, nước
nhiều, rất ngọt, thơm. Thịt quả mịn, không có mùi nhựa thông. Phẩm chất quả khá,
song vì vỏ mỏng nên khó cất giữ và vận chuyển vì thế chỉ để tiêu thụ tại chỗ (Phạm Thị
Hương và ctv, 2003).
 Xoài Gòn

4


Quả tròn nhỏ, chỉ khoảng 180 – 200g. Xoài này cũng như xoài Tượng dùng để ăn sống
khi vừa chín tới. Quả già nhiều bột, ăn không chua, thịt giòn như thịt quả đu đủ xanh
nên còn được gọi là “xoài đu đủ”. Quả chín màu xanh, có đốm vàng rất bóng. Thịt quả
màu vàng tươi, ngọt vừa, có mùi nhựa thông (Phạm Thị Hương và ctv, 2003).
 Xoài Thanh Ca
Được trồng ở Bình Định, Cam Ranh (Khánh Hoà), Bình Chánh và trồng xen trong
vườn cây ăn quả và vườn xoài ở các tỉnh đổng bằng sông Cửu Long. Đây là một trong
những giống ngon được người tiêu dùng ưa thích. Đặc biệt cây có nhiều đợt quả trái vụ
nên càng có giá trị kinh tế. Quả hình trứng dài, nặng trung bình 350 – 580g. Vỏ quả

màu vàng tươi, rất bóng nên hấp dẫn. Thịt quả màu vàng tươi từ ngoài vào trong, ít xơ,
nước nhiều, thơm ngon. Từ giống Thanh Ca, ở vùng Tây Nam Bộ có dòng tách ra tên
là Thanh Ca Chùm (Mỹ Tho, Rạch Giá, Cần Thơ) vì thường trên chùm có nhiều quả
(có chùm 10 quả), nặng trung bình mỗi quả 200 – 300g. Lúc chín thịt quả có màu vàng
tươi, ửng đỏ không đều, quả mọng nước, ngọt, ít bột, hơi có mùi nhựa thông nên người
tiêu dùng không thích bằng xoài Cát và xoài Thanh Ca (Phạm Thị Hương và ctv,
2003).
2.3 Giá trị dinh dưỡng của trái xoài
Xoài là một loại trái cây có hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Thit quả
chứa nhiều nước, glucide, các vitamin và đặc biệt là vitamin A và C.
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của xoài trong 100g ăn được.
Thành phần dinh dưỡng

Trong 100g có

Đơn vị

Nhiệt lượng

62

calo

Nước

82,6

g

Protein


0,5

mg

Lipid

0,3

mg

Glucid tổng số kể cả cellulose

15,9

g

5


Cellulose

0,5

g

Tro

0,6


g

Ca

10

mg

P

15

mg

Fe

0,3

mg

Na

3

mg

K

214


mg

Vitamin A

1880

µg

Vitamin B1

0,06

mg

Vitamin B2

0,05

mg

Niacin

0,6

mg

Vitamin C

36


mg

(Nguồn: Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 1999)
2.4 Một số loại sâu bệnh và triệu chứng dinh dưỡng thường gặp trên xoài
 Thrips (bù lạch, mạt)
Loài quan trọng thường gặp ở xoài là Scirtothrips dorsalis. Chúng phá ở các giai đoạn
sinh trưởng của cây:
 Thời kỳ ra cơi lá: cả ấu trùng và thành trùng chích hút nhựa cây. Mô bị hại hoá
nâu rồi mất màu. Cơi lá cằn cỗi, lá cháy ở rìa và rụng.
 Thời kỳ lá và chồi non: Thrips thường phá ở rìa lá và làm lá bị quăn. Bị nặng
chồi sẽ không ra lá nữa và bị khô.
 Thời ký ra phát hoa: thường có nhiều ở hầu hết phát hoa. Rụng hoa ở vùng bị
nhiễm Thrips.
 Thời kỳ nuôi quả: vòng màu hơi xám xuất hiện quanh cuống quả. Quả bị dị
hình, da quả đen, khi bị nặng quả sẽ rụng (Nguyễn Văn Huỳnh và Võ Thanh
Hoàng, 1997).
-

6


 Rệp sáp
Trên xoài chủ yếu là loài rệp có màu trắng có tua sáp quanh mình, phần đuôi có tám
tua sáp rất dài (loài Pseudococus longispinus). Rệp bám vào mặt dưới lá đối với những
lá nằm ngoài tán, cả hai mặt đối với những lá nằm khuất trong tán. Chúng chích hút
nhựa lá tạo ra những mảng trắng ở gân chính và gân phụ (Nguyễn Văn Huỳnh và Võ
Thanh Hoàng, 1997).
 Ruồi đục trái cây : Bactrocera dorsalis
Ruồi dùng ngòi chọc vào vỏ quả chỗ tiếp giáp giữa vỏ và ruột quả để đẻ trứng vào các
trái gần chín. Ngoài vỏ, chỗ ruồi chọc bị ứa nước, có một quầng vàng, giòi ăn sâu vào

phía trong làm quả bị vữa ra và bị thối. Quả dễ rụng. Chúng sẽ làm nhộng ở dưới đất
(Nguyễn Văn Huỳnh và Võ Thanh Hoàng, 1997).
 Bệnh thối cuống trái
Do nấm Diplodia sp. gây nên, có thể làm thối cả trái, gây sùi mủ. Trái thối nơi gần
cuống hoặc vỏ trái cây bị xây xát (Nguyễn Văn Huỳnh và Võ Thanh Hoàng, 1997).
 Bệnh thán thư do Colletotrichum gloeosporioides
Đây là bệnh gây hại quan trọng trên cây xoài, xuất hiện nhiều khi trời ẩm ướt. Triệu
chứng điển hình là những vết bệnh màu nâu đỏ trên lá, sau đó vết bệnh khô làm cho lá
thủng, bị biến dạng. Trên cuống chùm hoa, bệnh xuất hiện với các vết màu nâu đen
nhỏ, sau đó vết bệnh lan rộng ra và nhập vào nhau thành một vệt dài. Bệnh xuất hiện
gây ra hiện tượng rụng hoa và quả non.
2.5 Bệnh thán thư
2.5.1 Giới thiệu bệnh thán thư
Bệnh thán thư trên xoài gây ra bởi nấm Colletotrichum spp. đây là loại nấm gây bệnh
trên số lượng lớn các loại trái cây, và gây hư hỏng trái sau thu hoạch (Bailey, Jeger,
1992 ; Prusky et al, 2000).
Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum spp gây ra rất phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên
nó gây hậu quả nghiêm trọng lên các loại trái cây có giá trị kinh tế cao như cà phê,

7


bông, đậu và trái cây nhiệt đới như chuối, xoài và đu đủ (Waller, 1992). Bệnh thán thư
trên chuối do C. musae (de Lapeyre de Bellaire, 1997), xoài, khoai lang và đu đủ do C.
gloeosporioides (Vivekananthan et al, 2004), dâu tây với C. acutatum (de los Santos
Garcia de Paredes, 2002). Bệnh thán thư gây thiệt hại nghiêm trọng , làm giảm chất
lượng và sản lượng trái cây sau thu hoạch .
Sau khi thu hoạch trái cây, việc rửa nước thường xuyên, bảo quản trong kho có nhiệt
độ và độ ẩm không phù hợp cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của các loại vi sinh
vật gây bệnh. Trong quá trình vận chuyển trái, điều kiện môi trường với nhiệt độ và độ

ảm cao cũng tạo điều kiện cho sự phát triển của loại nấm gây bệnh này.
2.5.2 Triệu chứng của bệnh thán thư
Trên trái, bệnh đầu tiên là những chấm nhỏ tròn, màu đen hơi lõm vào. Sau đó, vết
bệnh lớn dần và có màu nâu xám. Thịt trái bên trong vết bệnh bị chai sượng. Vết bệnh
lớn dần đến khi có vòng đồng tâm trên vết bệnh, nhiều vết bệnh liên kết lại với nhau
thành mảng to hình dạng không xác định. Nếu ẩm độ cao, bệnh làm nứt trái và sau
cùng rụng đi. Trong mùa mưa, bào
tử nấm chảy xuống và tập trung ở
chóp trái và gây thối chóp trái,
hoặc tạo thành sọc chạy dài từ
cuống đến chóp trái. Trên trái chín
vết bệnh là những chấm nhỏ xuất
hiện bất kỳ vị trí nào trên trái, sau
đó vết bệnh lớn dần và lõm xuống,
có nhiều vòng đồng tâm, bên trong
thịt bị thối chua, trên bề mặt vết

Hình 2.1 Bệnh thán thư trên xoài

8


bệnh cũ có lớp bụi màu hồng nhạt, đến khi bệnh làm thối cả trái (Nguyễn Văn Huỳnh
và Võ Thanh Hoàng, 1997).
2.5.3 Tác nhân gây bệnh
Phân loại Colletotrichum spp theo Waller &Bridge
Giới: Fungi
Ngành: Ascomycota
Lớp: Sordariomycetes
Lớp phụ: Incertea sedis

Bộ: Phyllachorales
Họ : Phyllachoraceae
Giống : Colletotrichum
Giống Colletotrichum : sợi nấm nội sinh, mảnh, phân nhánh, có vách ngăn. Nhiều hạt
dầu được sản xuất trong mỗi tế bào của hệ sợi nấm. Khi chín sợi nấm trở nên sậm màu
và bện xoắn lại thành dạng chất nền nhỏ dưới lớp ngoài cùng. Colletotrichum chỉ sinh
sản vô tính bằng bào tử đính, bào tử đính phát triển trên cuống bào tử trong dạng quả
thể là cụm cuống bào tử. Cụm cuống bào tử có dạng đĩa phẳng, mặt sau có cấu trúc
phấn mịn, mỗi cụm cuống bào tử gồm lớp chất nền, bề mặt sản sinh cuống bào tử trong
suốt. Bào tử không có vách ngăn kéo dài và đơn bào dạng hình trụ, liềm hoặc cong,
bào tử trong suốt. Cùng với bào tử và cuống bào tử là các lông cứng trên mỗi cụm
cuống bào tử, thuôn nhọn, không phân nhánh và đa bào cấu trúc như tơ cứng. Frost
(1964) mô tả một vài loài Colletotrichum có hoặc không có gai cứng có thể được kiểm
soát bởi sự thay đổi độ ẩm.
Akthar (2000) chỉ ra rằng dịch chiết khoai tây tươi là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự
phân lập và sự phát triển của Colletotrichum gây bệnh thán thư. Kanappa (1998) báo
cáo rằng sự tăng trưởng tối đa của C. gloeosporioides được tìm thấy tại pH 6,0.
Kanappa (1998) cho thấy rằng việc tiếp xúc của C. gloeosporioides trong chu kỳ thay

9


đổi luân phiên 12 giờ sáng và 12 giờ tối, cho sự tăng trưởng tối đa và hình thành bào tử
của loài này.
Các nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự tăng trưởng của sợi nấm và sự hình
thành bào tử của Colletotrichum chỉ ra rằng, ở khoảng nhiệt độ 25-30 ° C là tối ưu cho
trong ống nghiệm cho sự tăng trưởng sợi nấm và sự nảy mầm của bào tử. Yếu tố môi
trường đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của dịch bệnh gây ra bởi C.
gloeosporioides. Thật vậy, các điều kiện tối ưu cho sự bùng nổ và lây lan của các bào
tử của nấm này là mùa mưa và nhiệt độ trung bình khoảng 28 ° C (JC Dood et al,

1997).
Yếu tố môi trường đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh do nấm
Colletotrichum spp. Yếu tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh là độ ẩm, bởi
vì độ ẩm cao là điều kiện cần thiết để hình thành bào tử của hầu hết các loài nấm
Colletotrichum spp, đó là lý do tại sao bệnh thán thư phổ biến hơn trên các loại trái
cây vùng nhiệt đới. Cơ chế của sự xâm nhập của nấm Colletotrichum đã được nghiên
cứu rất nhiều. Kết quả là sự lây nhiễm có thể xảy ra thông qua các vết thương hở, khí
khổng hoặc thâm nhập trực tiếp lên lớp biểu bì. Sau đó những bào tử mới được sản
sinh trong các mô bệnh rồi nảy mầm và hình thành các giác bám xuyên qua lớp biểu bì
của lá, quả.
2.5.4 Một số biện pháp phòng trị bệnh
 Cắt tỉa và tiêu huỷ các lá, cành, trái bị bệnh.
 Không nên tưới nước lên tán cây khi cây bị bệnh.
 Phun thuốc khi thấy dấu hiệu xuất hiện bệnh bằng các loại thuốc sau: Mancozeb
80WP, Copper B 75WP, Benomyl 50WP, Antracol 70WP, Bavistin 50FL,
Daconil 75WP, Ridomil MZ 72WP… liều lượng 15 – 30g(cc)/8 lít, phun 7 – 10
ngày/lần, nên thay đổi thuốc sau vài lần phun để tránh sự quen thuốc của mầm
bệnh.

10


 Sau khi thu hoạch quả có nhiều phương pháp để loại trừ bệnh. Phương pháp phổ
biến nhất là nhúng nước nóng. Với nước ấm có thể kiểm soát bệnh thán thư.
Nhiệt độ nước từ 47 – 55oC trong thời gian 5 – 20 phút. Việc nhúng nước nóng
làm tuột màng sáp trên bề mặt xoài và làm sạch đất, cát.
 Ngoài ra, người ta còn kết hợp xử lý nước nóng với các hoá chất như Benomyl,
Thiabendazol, Captan. Ở Nam Phi người ta khuyến cáo dùng Benomyl 1g/l. Ở
Ấn Độ, Nam Phi… xoài thu hoạch được nhúng trong dung dịch Prochloraz có
nhiệt độ 55oC trong 2 phút hoặc nhúng nước nóng 52oC trong 5 phút, sau đó để

ở môi trường có nhiệt độ bình thường rồi phun dung dịch Chloramizol Sulfat
0,1%.
 Ngoài các phương pháp trên, ở Nam Phi còn sử dụng phương pháp chiếu xạ từ
năm 1972 với liều lượng 10 – 15Kgy.
Tuy việc sử dụng các hợp chất hóa học để phòng trừ nấm bệnh rất có hiệu quả nhưng
nó có thể đem lại những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người tiêu dùng. Vì thế
việc thay thế các sản phẩm hóa học bằng các sản phẩm sinh học có nguồn gốc tự nhiên
đang là một xu hướng mới được quan tâm.
2.6 Tổng quan về cây Neem
2.6.1 Tên và phân loại
Tên gọi: Azadirachta indica
Bộ: Rutale
Bộ phụ: Rutineae
Họ: Meliaceae
Họ phụ: Meliodene
Nòi: Melieae
Chi: Azadirachta
Loài: Azadirachta indica

11


Cây Neem có nhiều tên chung hoặc tên địa phương theo từng vùng. Cây Neem có
những tên gọi khác nhau và đa dạng ở các nước trồng loại cây này lâu đời như Limba,
Limbo ở Ấn Độ, Nimmi ở Pakistan, Dadao India ở Thái Lan, ở Việt Nam cây Neem
còn có tên gọi là xoan Ấn Độ hay xoan chịu hạn để phân biệt với cây xoan ta.
2.6.2 Nguồn gốc và vùng phân bố
Có nhiều nguồn tài liệu đề cập đến nguồn gốc địa lý của Neem, nhưng hầu hết các tác
giả đồng ý rằng cây có nguồn gốc Ấn Độ. Một dố người cho rằng nguồn gốc của nó
trong các khu rừng phía nam và phía đông nam của châu Á, bao gồm cả Pakistan, Sri

Lanka, Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Neem đã trở thành một loài rất phổ biến trồng
ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của Châu Đại Dương, Châu Á, Châu Phi và Châu
Mỹ. Đến nay cây Neem đã có mặt trên 50 quốc gia trên thế giới.
Cây Neem đã được đưa vào Việt Nam vào năm 1981 bởi Giáo sư Lâm Công Định, khi
ông tham dự một hội nghị quốc tế về lâm nghiệp ở Senegal, Châu Phi. Ông đã mang
hạt giống cây trồng tại Phan Thiết. Sau đó, cây được trồng tại Ninh Thuận và Bình
Thuận. Ông đặt tên nó là "xoan chịu hạn" để phân biệt các loài địa phương. Hiện nay,
neem từ Ấn Độ tại Việt Nam và được trồng ở nhiều nơi ở miền Trung Việt Namđể phủ
xanh đất trống đồi trọc, cải tạo đất bị hoang hóa.
2.6.3 Đặc điểm thực vật học
Neem là cây thân gỗ, tán lá rộng, chiều cao trung bình từ 13m đến 20m, cây trưởng
thành có thể cao đến 30m. Đây là loài cây có lá xanh quanh năm, phát triển tốt trên đất
khô cằn, nghèo dinh dưỡng.
Thân cây ngắn, thẳng, có chu vi khoảng 1,5m – 2,5m, vỏ cây cứng, xù xì, có nhiều
rãnh nứt, bên ngoài có màu xám và đỏ lợt bẹn trong.
Lá Neem thuộc loại lá kép lông chim, dạng mác, bìa lá có khía hình răng cưa, cuống lá
ngắn. cây ra lá non khoảng tháng 3- 4 và bộ lá thường xanh tốt quanh năm không có

12


thời kì rụng lá. Hoa nhỏ màu trắng mọc thành chùm ở nách lá, có hương thơm, cuống
ngắn và hoa có 5 lá.
Quả trơn láng hình bầu dục, dạng quả hạch, dài khoảng 2cm, khi chín có màu vàng
hoặc màu xanh. Hạt gồm có vỏ và nhân.

Jhf

Hình 2.2 lá và quả Neem


Hình 2.3 hoa Neem

Hình 2.4 hạt neem

2.6.4 Công dụng của cây Neem
2.6.4.1 Trong nông nghiệp
Cây Neem có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên được sử dụng
dể phủ xanh đồi trọc, chống sói mòn và ổn định đất.
Ở một số vùng của Ấn Độ, nông dân sử dụng lá Neem làm thức ăn cho gia súc để tăng
tiết sữa. Dầu Neem cũng được sử dụng trong vệ sinh thú y. Nó cũng có thể được xịt
vào chuồng ngựa để chống lại ruồi và các loài côn trùng gây hại khác.
Khả năng diệt côn trùng: đây là tính chất của cây Neem được nghiên cứu nhiều nhất.
Tiềm năng to lớn của cây Neem trong việc thay thế các chế phẩm diệt côn trùng và sâu
bọ gây hại. Giảm bớt việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu có thể để lại dư lượng gây hại
đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Gây ngán ăn: tác dụng mạnh nhất của cây Neem là gây ngán ăn cho côn trùng. Tác
dụng gây ngán ăn phụ thuộc vào giống và tuổi của sâu bọ. Hầu hết các loài sâu bọ đều

13


bị gây ngán ăn với một lượng nhỏ hơn 0,5% chiết xuất nhân hạt Neem trong nước. Cây
Neem còn có chứa các chất dễ bay hơi có tác dụng xua đuổi côn trùng.
Ngăn chặn sự phát triển của côn trùng gây hại. Các limonoide có trong cây Neem có
tác dụng phá vỡ hệ thần kinh nội tiết của côn trùng làm cho các tế bào không phát triển
được, côn trùng ở mọi lứa tuổi bị giảm kích thước, trọng lượng và chết dần.
2.6.4.2 Tính chất dược liệu của cây Neem
Ngày nay cây Neem được biết đến như một phương thuốc cổ truyền ở nhiều vùng của
châu Á và châu Phi. Nó cũng được nghiên cứu rộng rãi trong y học hiện đại với nhiều
tính năng như: tác dụng sát khuẩn, chống viêm, trị đái tháo đường, kháng khuẩn, kháng

sốt rét, kháng virus...
Ở Ấn Độ và châu Phi, hàng triệu người sử dụng cành cây neem mỗi ngày như bàn chải
đánh răng. Các nha sĩ đã tìm kiếm ra hiệu quả ngăn ngừa bệnh nha chu. (Elvin-Lewis,
1980). Một nghiên cứu về nhân hạt Neem chiết xuất trong nước có khả năng ức chế sự
tăng trưởng và khả năng bám dính cũng như khả năng sản xuất các glucan không tan
hình thành các mảng bám răng. Các kết quả cho thấy chiết xuất từ cây neem có tác
dụng ức chế sự tổng hợp của glucans không hòa tan và có thể làm giảm một số liên cầu
khuẩn có trên bề mặt răng (Wolinski et al, 1996).
Neem được sử dụng trong việc điều trị bệnh thấp khớp và viêm khớp cũng như trong
các bệnh viêm khác. Các chiết xuất nimbidine đã được nghiên cứu bởi Paillai (1978)
cho dạ dày và đã chứng minh là có hiệu quả. Các nghiên cứu dược phẩm đã chỉ ra rằng
hợp chất này không những ngăn chặn tác dụng kích thích acetylcholine, mà còn ức chế
sự kích thích được gây ra bởi histamine.
Neem là một trong các loại thuốc lâu đời nhất được sử dụng trong điều trị bệnh tiểu
đường (Mukherji, 1957). Shukla và cộng sự (1973) cho thấy rằng uống 5gam chiết xuất
dung dịch hoặc lá khô tương đương trong viên nang giúp giảm liều insulin ở bệnh nhân
từ 30- 50 %.

14


Các sản phẩm từ cây Neem cũng có tác dụng chống oxy hóa hiệu quả và đã được
chứng minh qua nhiều nghiên cứu.
2.6.4.3 Tác dụng kháng khuẩn
Dầu chiết xuất từ lá, hạt và vỏ cây Neem tạo nên một quang phổ rộng kháng khuẩn
chống lại các vi sinh vật vi khuẩn Gram âm hoặc vi khuẩn Gram dương, bao gồm M.
tuberculosis chủng kháng streptomycin (Chopra, Gupta vàNair, 1952). Gần đây, hoạt
động kháng khuẩn của dầu hạt neem được đánh giá có tác dụng với 14 chủng vi khuẩn
gây bệnh (Baswa, Rath, Dash và cộng sự, 2001).
Các chế phẩm từ cây neem đã được sử dụng như một chất khử trùng trong một thời

gian dài, Chopra và cộng sự (1952) đã thử nghiệm tinh dầu hoa neem chống lại một số
tác nhân gây bệnh cho con người và thực vật.
2.6.4.4 Tác dụng kháng nấm
Chiết xuất Neem có khả năng chống lại nấm da và các bệnh do nấm gây ra. Hạt và lá
Neem được biết là có khả năng chống nấm và được sử dụng trong nông nghiệp để bảo
vệ cây trồng và bảo quản sau thu hoạch. Một số báo cáo đã được thực hiện trên các đặc
tính diệt nấm dầu neem (Singh và cộng sự, 1980; Kazmi và cộng sự, 1995).
dầu Neem có thể ngăn chặn sự tăng trưởng của nấm Pyriculariaozyzea (gây ra cháy
gạo). Để bảo vệ cây lúa miến hoặc sâu đục thân ngô (Busseolafusca), bột hạt Neem
được sử dụng. Các chiết xuất từ lá Neem có khả năng ức chế sự tăng trưởng của
Colletotrichum musae tác nhân gây bệnh thán thư trên chuối.
Trong các sản phẩm chiết xuất từ Neem có các limonoid như epoxyazadiradione,
azadiradione, salanin, và nimbin...hoạt tính của từng hợp chất trên khi sử dụng riêng rẽ
không cho tác dụng hoặc có tác dụng kháng nấm rất ít, nhưng khi sử dụng các hợp
chất này ở dạng phối trộn hay dạng chiết xuất chúng lại thể hiện hoạt tính kháng nấm.

15


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm và thời gian thực hiện đề tài
Thời gian: từ tháng 4/ 2012 đến tháng 8/2012
Địa điểm: phân lập nấm và các thí nghiệm được thực hiện trong phòng thí nghiệm vi
sinh của khoa công nghệ thực phẩm, trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí
Minh.
3.2 Vật liệu
• Xoài
Xoài cát Hòa Lộc được mua ở chợ nông sản Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh. Xoài
được chọn chín, vỏ có màu vàng và được ủ bệnh ở nhiệt độ phòng.

• Dịch chiết xuất từ bánh dầu Neem
Hạt Neem được thu mua ở tỉnh Ninh Thuận. Hạt được sấy khô kiệt đến độ ẩm không
đổi ở 60 0C trong vòng 2 giờ. Tách vỏ bằng máy tách vỏ tự động thu nhân Neem, rửa
sạch, loại bỏ tạp chất và sấy lại ở 600C đến khối lượng không đổi, sau đó cho vào máy
ép Komet ( Đức) và thu dầu và bánh dầu Neem.
Bánh dầu thu được sau khi ép được đem li trích hoạt chất bằng phương pháp khuấy
ngâm kiệt với dung môi phân cực là ethanol 960 . Hoạt chất sau khi li trích được sử
dụng trong thí nghiệm của chúng tôi.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Thí nghiệm 1: phân lập nấm Colletotrichum spp gây bệnh thán thư từ xoài
cát Hòa Lộc.
• Mục đích: xác định và chọn lọc chủng nấm Colletotrichum spp gây bệnh thán

16


thư trên xoài. Lưu giống cho các quá trình nghiên cứu về sau.
• Dụng cụ và thiết bị: tủ cấy, nồi tiệt trùng, đĩa petri, ống nghiệm... và các dụng cụ
khác phục vụ cho quá trình phân lập.
• Hóa chất: agar, glucose, khoai tây, ethanol 700 , nước cất vô trùng...
• Môi trường phân lập:môi trường PGA
Thành phần môi trường PGA gồm 200g khoai tây, 20g glucose, và 15g agar. Thêm
nước cất vô trùng cho tới 1000ml, sau đó đem tiệt trùng ở 1210C trong 15 phút với
pH=5.
• Phương pháp phân lập:
Các mẫu bệnh được rửa thật sạch với nước để trên giấy thấm vô trùng cho ráo nước sau
đó cắt từng mẫu nhỏ giữa ranh giới vết bệnh và phần không bệnh sau đó đem khử trùng
bằng cồn 90% trong 3 giây 1 lần, cồn 70% 1 phút 2 lần, nước cất trong 1 phút 3 lần.
Sau khi đã khử trùng xong tiếp tục làm khô mẫu bằng cách đặt các mẫu trong đĩa petri
đã khử trùng có lót giấy thấm vô trùng. Sau khi mẫu đã khô cắt thành những mẫu nhỏ

cấy vào môi trường agar nước, mỗi mẫu cấy 3 đĩa, mỗi đĩa cấy 5 diểm. Các mẫu
colletotrichum spp. Sau khi cấy được để ở nhiệt độ 270C, chế độ 12 giờ sáng và 12 giờ
tối. Khi nấm mọc 3-4 ngày nhận diện điểm cấy dồng nhất đem cấy truyền sang môi
trường PGA khi nấm mọc mạnh đem quan sát dưới kính hiển vi để xác định xem có
phải là nấm Colletotrichum spp hay không.
Các mẫu Colletotrichum spp được giữ lại trong các ống nghiệm chứa môi trường PGA
để bảo quản nguồn nấm nhằm phục vụ cho các thí nghiệm về sau.
3.3.2 Thí nghiệm 2: khảo sát ảnh hưởng của dịch chiết từ bánh dầu Neem lên sự
phát trển của nấm Colletotrichum spp.
• Mục đích: khảo sát các nồng độ của dịch chiết từ bánh dầu Neem cá khả năng
ức chế sinh trưởng của nấm bệnh.

17


• Nguyên tắc: xác định nồng độ hoạt chất bằng phương pháp hòa tan trong thạch.
Trong phương pháp này, hoạt chất được sử dụng ở những nồng độ khác nhau
được cho trực tiếp vào môi trường nuôi cấy nấm bệnh.
• Nguyên liệu: nấm Colletotrichum đã được phân lập, hoạt chất ức chế từ bánh
dầu Neem.
• Dụng cụ và thiết bị : tủ cấy, nồi hấp tiệt trùng, đĩa petri...
• Hóa chất: agar, glucose, khoai tây, nước cất, cồn 70%, DMSO ...
• Phương pháp thực hiện:
Sử dụng môi trường PGA để thử nghiệm. Các nông độ được thử nghiệm là 0ppm,
250ppm, 500ppm, 1000ppm, 2000ppm,4000ppm. Hoạt chất li trích từ bánh dầu neem
được hòa tan trong dung dịch DMSO 10% và được bổ sung vào môi trường nuôi cấy
theo dãy nồng độ trên. Đĩa petri dùng làm đối chứng được bổ sung dung dich DMSO
10%.
Dùng nút khoan có đường kính 5mm, đục lỗ giữa đám tơ nấm sinh trưởng trên môi
trường PGA trong các đĩa petri chứa giống gốc, đem cấy khoanh nấm vào giữa đĩa

petri có chứa hoạt chất. Đĩa petri sau khi cấy được để ở nhiệt độ 270C, chế độ 12 giờ
sáng và 12 giờ tối và quan sát trong vòng 7 ngày.
Theo dõi và ghi nhận tốc độ sinh trưởng của nấm. Tỷ lệ phần trăm ức chế sinh trưởng
được tính theo công thức:
% ức chế = 100* (D1-D2)/ D1
Với D1: đường kính trung bình của tản nấm ở lô đối chứng.
D2: đường kính trung bình của tản nấm ở lô thí nghiệm.
3.4 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel 2010.

18


×