Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH CHỐNG OXI HÓA CỦA CÁC PHÂN ĐOẠN CAO CHIẾT TỪ CÂY VIỄN CHÍ (Polygala paniculata L.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH
CHỐNG OXI HÓA CỦA CÁC PHÂN ĐOẠN CAO CHIẾT
TỪ CÂY VIỄN CHÍ (Polygala paniculata L.)

Ngành học

: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN THÙY DUNG

Niên khóa

: 2008 – 2012

Tháng 07/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH
CHỐNG OXI HÓA CỦA CÁC PHÂN ĐOẠN CAO CHIẾT


TỪ CÂY VIỄN CHÍ (Polygala paniculata L.)

Hướng dẫn khoa học

Sinh viên thực hiện

ThS. BÙI THẾ VINH

NGUYỄN THÙY DUNG

Tháng 07/2012


LỜI CÁM ƠN
Lời cám ơn đầu tiên cho phép em được cám ơn Ban Giám Hiệu cùng các thầy cô
thuộc bộ môn Công Nghệ Sinh Học trường Đại học Nông lâm TP.HCM đã tạo điều
kiện cho em được học tập, từ đó trang bị nền tảng kiến thức vững chắc cho bước
đường tương lai sau này.
Em xin cám ơn thầy PGS.TS Trần Công Luận, Giám đốc Trung Tâm Sâm và
Dược Liệu TP.HCM đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em được thực hành và nghiên
cứu để hoàn thành đề tài luận văn này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy ThS. Bùi Thế Vinh, người thầy, người
anh luôn tận tình hướng dẫn em từ lúc bắt đầu thực hiện đến khi hoàn thành đề tài.
Cám ơn anh vì anh đã chấp nhận hướng dẫn em, một đứa học trò ngoại đạo với
chuyên ngành hóa sinh. Cám ơn vì anh đã luôn theo dõi, quan tâm chỉ dạy em, không
phiền hà mỗi khi em làm sai trong công việc, luôn giúp em giải đáp những thắc mắc,
khó khăn trong quá trình thực hiện để em có thể hiểu rõ hơn về nội dung luận văn
của mình và thực hiện nội dung một cách tốt nhất.
Em xin cảm ơn chị Thảo, anh Huấn, chị Đan, chị Trúc, chị Phương, anh Phong
cùng các bạn Phương, Yến, Thương, Mai, Út, Diệu, Sơn, Linh trong Trung Tâm Sâm

và Dược Liệu TPHCM đã luôn giúp đỡ, chỉ dẫn, động viên em hoàn thành tốt đề tài
luận văn của mình.
Mình xin cám ơn tập thể lớp DH08SH, cám ơn vì đã cho mình cơ hội được là một
thành viên trong một lớp học đầy cá tính như vậy, đặc biệt là các bạn Ngân, M.Hạnh,
Hoa, Hoàng Anh, Khoa, Mạnh, những người bạn luôn ở bên cạnh tôi, luôn chia sẻ
những niềm vui nỗi buồn cùng tôi.
Sau cùng từ tận đáy lòng, con xin gửi đến ông, bà, bố mẹ và anh chị lòng biết ơn
chân thành và sâu sắc của con, con cám ơn vì gia đình mình đã luôn tạo mọi điều
kiện tốt nhất về tinh thần và vật chất cho con, luôn là chỗ dựa vững chắc cho con để
con có thể yên tâm học tập và hoàn thành tốt bài luận văn của mình. Bên cạnh đó
con xin dành tặng cuốn luận văn này cho bà ngoại, người bà luôn hết mực yêu
thương con. Con rất tiếc khi con hoàn thành xong cuốn luận văn này, thì bà đã không
còn ở bên cạnh con, nhưng con tin bà vẫn thấy được nó và cảm nhận được những cố
gắng, nỗ lực của con khi hoàn thành luận văn này.

i


TÓM TẮT
Viễn chí (Polygala paniculata L.) là loài cây dược liệu quý, có nhiều hoạt tính sinh
học do đó nó thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Vì thế, ở nước ta, việc
nghiên cứu về thực vật học, hóa học và đặc biệt là hoạt tính sinh học của loài cây này
là rất cần thiết, để định hướng cho những nghiên cứu ứng dụng sâu hơn, nâng cao giá
trị và sử dụng phổ biến hơn trong ngành dược đối với loại cây dược liệu này. Do đó
trong phạm vi của khóa luận đã tiến hành “Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính
chống oxi hóa của các phân đoạn cao chiết từ cây Viễn chí”, từ đó làm tiền đề cho
những nghiên cứu về loại cây này sau này.
Nguyên liệu ban đầu sử dụng là thân và lá của cây Viễn chí được xay nhỏ thành bột
dược liệu và được chiết ngấm kiệt trong methanol, sau đó được đem cô giảm áp để thu
phân đoạn cao tổng, từ phân đoạn cao này tiến hành lắc phân đoạn và cô giảm áp thu

các cao ether dầu hoả, ethyl acetate, n-butanol. Tiến hành khảo sát sơ bộ thành phần
hóa học và hoạt tính chống oxi hóa của từng phân đoạn cao, tìm ra phân đoạn cao tối
ưu để tiến hành sắc ký cột phân lập và tách chất. Từ đó xác định được các nhóm chất
có trong cây Viễn chí là chất béo, tinh dầu, coumarin, acid hữu cơ, chất khử, tannin và
flanonoid. Ngoài ra, bằng việc sử dụng phương pháp đánh bắt gốc tự do 1,1-diphenyl2-picrylhydrazyl (DPPH) và kháng gốc hydroxy xác định được phân đoạn cao ethyl
acetate cho hoạt tính chống oxi hóa cao nhất (IC50 = 30,74 µg/ml), do đó chọn phân
đoạn cao này để tiến hành sắc ký cột, từ đó tách được một chất là Ombuoside thuộc
nhóm Flavonoid cũng có hoạt tính chống oxi hóa (IC50 = 225,87µg/ml).
Từ những nghiên cứu trên cho thấy cây Viễn chí có hoạt tính chống oxi hóa cao,
điều này chứng tỏ loài cây dân gian này là một loại cây dược liệu quý, có thể phục vụ
trong y học.

ii


SUMMARY
Polygala paniculata L. is a species of medicinal herbs, has many biological
activities so that it attracts the attention of many researchers. Therefore, in our country,
the study of botany, chemistry and especially the biological activity of this species are
essential, to orientate for further applied researches, enhance the value of application
in the pharmaceutical industry for these medicines. Thus, within the thesis conducted
“Survey chemical composition and antioxidant activity of extracts from Polygala
paniculata L.”, which as a premise for the further studies on this plant.
Stem and leaf of Polygala paniculata L., in form of crushed herbal powder was
percolated in methanol. The methanol extract was evaporated at low pressure to obtain
the residue of total extract, from this segment carries out liquid–liquid extracting with
solvents of increasing polarity: petroleum ether, ethyl acetate, n-butanol. Then they
were made to evaporate at low pressure to obtain extract fraction. To survey chemical
composition and antioxidant activity of each segment, the preliminarily analysis of
chemical composition method and DPPH free radical, OH free radical scavenging

assay were carried out and then determined the optimal segment to conduct column
chromatography to isolate and separate substances. Since then groups of substances
were identified in Polygala paniculata L., which were fat, oil, coumarin, organic acid,
reducing agent, tannin and flanonoid. In addition, by using 1,1-diphenyl-2picrylhydrazyl (DPPH) radical scavenging method and hydroxyl radical scavenging
assay determined segment of ethyl acetate extract that had the highest antioxidant
activity (IC50 = 30,74 µg/ml). So this segment was selected to carry out column
chromatography, separating a substance is Ombuoside belongs to flavonoid group has
antioxidant activity (IC50 = 225,87µg/ml).
These results have suggested that Polygala paniculata L. has high antioxidant
activity, which show this species is a type rare medicinal herb can serve in medicine.

Key words: Polygala paniculata L., chemical composition, antioxidant activity,
1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl

(DPPH)

radical

scavenging assay.
iii

scavenging,

hydroxyl

radical


MỤC LỤC
Trang

Lời cám ơn .......................................................................................................................i
Tóm tắt ........................................................................................................................... ii
Summary....................................................................................................................... iii
Mục lục ..........................................................................................................................iv
Danh sách các chữ viết tắt .............................................................................................vi
Danh sách các bảng ..................................................................................................... vii
Danh sách các hình ..................................................................................................... viii
Chương 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề............................................................................................................... 1
1.2. Yêu cầu của đề tài .................................................................................................. 2
1.3. Nội dung thực hiện đề tài ....................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................. 3
2.1. Tổng quan về cây Viễn chí (Polygala paniculata L.) ............................................ 3
2.1.1. Đặc điểm thực vật học ......................................................................................... 3
2.1.1.1. Vị trí phân loại .................................................................................................. 3
2.1.1.2. Đặc điểm hình thái ............................................................................................ 3
2.1.1.3. Đặc điểm phân bố ............................................................................................. 4
2.1.1.4. Bộ phận sử dụng trong cây ............................................................................... 4
2.1.2. Thành phần hóa học............................................................................................. 4
2.1.3. Tình hình nghiên cứu........................................................................................... 5
2.1.3.1. Trên thế giới...................................................................................................... 5
2.1.3.2. Tại Việt Nam .................................................................................................... 6
2.2. Tổng quan về hợp chất flavonoid ........................................................................... 6
2.2.1. Flavonoid ............................................................................................................. 7
2.2.2. Tác dung sinh học của flavonoid ......................................................................... 8
2.2.3. Chiết xuất flavonoid ............................................................................................ 9
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ............................................................... 11
3.1. Nguyên vật liệu .................................................................................................... 11
3.1.1. Nguyên liệu ....................................................................................................... 11
iv



3.1.2. Thiết bị dụng cụ và hóa chất ............................................................................. 11
3.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 12
3.2.1. Phân tích sơ bộ thành phần hoá thực vật trong cây Viễn chí ............................ 12
3.2.1.1. Chu n bị dịch chiết ......................................................................................... 12
3.2.1.2. Các phản ứng hoá học hảo sát ...................................................................... 14
3.2.2. Phương pháp chiết xuất dược liệu và thu cao phân đoạn .................................. 16
3.2.2.1. Chiết xuất cao toàn phần ................................................................................ 16
3.2.2.2. Chiết cao phân đoạn từ cao toàn phần ............................................................ 16
3.2.3. Khảo sát các cao phân đoạn bằng sắc ký lớp mỏng .......................................... 17
3.2.4. Đánh giá hoạt t nh chống oxi hóa ...................................................................... 18
3.2.4.1. Phương pháp đánh bắt gốc tự do DPPH ......................................................... 18
3.2.4.2. Phương pháp thử hoạt t nh đánh bắt gốc hydroxyl tự do ............................... 20
3.2.5. Phân lập các hợp chất chống oxi hóa bằng sắc

cột cổ điển .......................... 21

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................... 22
4.1. Phân t ch sơ bộ thành phần hóa học thực vật ....................................................... 22
4.2. Phương pháp chiết xuất dược liệu và thu cao phân đoạn .................................... 22
4.2.1. Kết uả chiết xuất cao toàn phần....................................................................... 22
4.2.2. Kết uả hảo chiết xuất cao phân đoạn ............................................................. 23
4.3. Kết uả hảo sát các cao phân đoạn..................................................................... 23
4.3.1. Kết uả dựa trên sắc

lớp mỏng ..................................................................... 23

4.3.2. Kết uả dựa trên sàng lọc hoạt t nh chống oxi hóa ........................................... 26
4.4. Phân lập các hợp chất ........................................................................................... 30

4.4.1. Sắc
4.4.2.

cột cổ điển .............................................................................................. 30

ác định cấu trúc của hợp chất tinh hiết ......................................................... 32

4.4.3. Tái đánh giá hoạt t nh chống oxi hóa của hợp chất phân lập được .................. 35
4.4.3.1. Khảo sát hoạt t nh đánh bắt gốc tự do DPPH ................................................. 35
4.4.3.2. Khảo sát hoạt t nh đánh bắt gốc hydroxyl tự do ............................................. 36
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................... 38
5.1. Kết luận ................................................................................................................ 38
5.2. Đề nghị ................................................................................................................. 38
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 39
Phụ lục .......................................................................................................................... 42
v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MeOH

:

Methanol

EtOH

:

Ethanol


Et2O

:

Diethyl ether

EtOAc

:

Ethyl acetate

CHCl3

:

Chloroform

DPPH

:

1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl

HTCO

:

Hoạt t nh chống oxi hoá


BHA

:

Butylated hydroxyanisole hay 3-tert-butyl-4-hydroxyanisole

SKLM

:

Sắc

lớp mỏng

SKC

:

Sắc

cột

HPLC

:

Sắc

lỏng cao áp


1

:

Phổ proton

:

Phổ carbon

H-NMR

13

C-NMR

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
3.1

Dãy n ng độ thử hoạt t nh đánh bắt gốc tự do DPPH ................................. 19

3.2

uy trình thử hoạt t nh đánh bắt gốc tự do DPPH ....................................... 20


3.3 Quy trình thử hoạt t nh đánh bắt gốc hydroxyl tự do ................................... 21
B ng 4.1 Kết quả phân t ch sơ bộ thành phần hóa học thực vật .................................. 22
4.2 Khối lượng cao phân đoạn thu được ............................................................ 23
4.3 Các phân đoạn thu được từ sắc

cột cổ điển ............................................. 30

B ng 4.4 Thông số phổ NMR của chất F đối chiếu với Ombuoside ........................... 34
4.5 Giá trị C50 về hả n ng đánh bắt gốc tự do của mbuoside ....................... 35
4.6 Hoạt t nh đánh bắt gốc hydroxyl tự do của mbuoside, cao ethyl acetate
và vitamin C.................................................................................................................... 37

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1

Viễn chí (Polygala paniculata L.) ............................................................. 4

Hình 2.2

Công thức hoá học Saponin ........................................................................ 5

Hình 2.3

Công thức hoá học Xanthon ....................................................................... 5

Hình 2.4


Một số cấu trúc flavonoid thường gặp ........................................................ 7

Hình 3.1

Sơ đ tóm tắt quy trình thực hiện nghiên cứu ........................................... 12

Hình 3.2

Phân tích thành phần hóa thực vật bằng các phản ứng hóa học ............... 13

Hình 3.3

uy trình chiết xuất cao phân đoạn từ thân và lá Viễn chí ....................... 17

H

4.1

Sắc

lớp mỏng cao tổng và các cao phân đoạn hệ 1) ........................... 24

H

4.2

Sắc

lớp mỏng cao tổng và các cao phân đoạn hệ 2) ........................... 25


H

4.3

Hoạt t nh đánh bắt gốc tự do DPPH của cao tổng .................................... 27

H

4.4

Hoạt t nh đánh bắt gốc tự do DPPH của cao ether.................................... 27

H

4.5

Hoạt t nh đánh bắt gốc tự do DPPH của cao ethyl acetate ....................... 27

H

4.6

Hoạt t nh đánh bắt gốc tự do DPPH của cao n-butanol ............................ 28

H

4.7

Hoạt t nh đánh bắt gốc tự do DPPH của cao nước ................................... 28


H

4.8

Hoạt t nh đánh bắt gốc tự do DPPH của vitamin C .................................. 28

H

4.9

Giá trị C50 của cao tổng và các cao phân đoạn ......................................... 29

Hình 4.10 Phân đoạn F1 thu được từ ống nghiệm 25-109 ......................................... 31
Hình 4.11 Kết tinh F thu được sau khi tái kết tinh nhiều lần ..................................... 31
Hình 4.12 F chạy SKLM trên 2 hệ dung môi khác nhau ........................................... 32
Hình 4.13 Chạy SKLM so sánh chất F với các chất chu n ....................................... 32
H

4.14 Công thức cấu tạo của chất F .................................................................... 33

H

4.15 Hoạt t nh đánh bắt gốc tự do DPPH của mbuoside................................ 35

viii


C ươ


1 MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấ đề
Từ lâu, con người đã sử dụng những loại cây cỏ trong tự nhiên như một loại thảo
dược để chữa bệnh, nhưng đa phần những bài thuốc này đều dựa trên kinh nghiệm của
người xưa là chính. Ngày nay với sự tiến bộ không ngừng của khoa học, con người đã
phân loại được rất nhiều hợp chất từ cây cỏ và hiểu rõ hơn về thành phần hóa học, tác
dụng sinh học của những hợp chất này. Bên cạnh, việc ứng dụng những hoạt chất có
ngu n gốc từ thảo dược tự nhiên chữa bệnh trong y học cổ truyền đã được biết từ rất
lâu, chúng còn được ứng dụng một cách rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, nông
nghiệp, được dùng làm thuốc bảo vệ thực vật, làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp
thực ph m, mỹ ph m. Mặc dù công nghệ tổng hợp dược ngày nay phát triển mạnh mẽ
và nhiều loại biệt dược đã được tạo ra để sử dụng trong phòng và chữa bệnh, nhưng
chúng luôn để lại tác dụng phụ không mong muốn. Hơn nữa, một số loại hợp chất tự
nhiên rất hó được tổng hợp theo phương thức hóa học, trong hi đó các loại thuốc
dân gian hầu như hông gây ra tác dụng phụ mà còn chứa đựng biệt dược được thực
vật tổng hợp một cách dễ dàng. Chính vì thế, việc nghiên cứu về cây thuốc và các hoạt
chất có ngu n gốc tử thiên nhiên đang thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà
khoa học trên thế giới.
Theo Y học cổ truyền, Viễn chí lá nhỏ (Polygala paniculata L.) (gọi tắt là Viễn
chí) có tác dụng: an thần, khử đàm hai hiếu, tiêu ung thũng, chủ trị chứng h i hộp,
mất ngủ, tâm thận bất giao, đàm trở tâm khiếu, động inh, hàn đàm hái thấu, ung
nhọt sưng, vú sưng đau.
Uống với liều thích hợp saponin có trong dược liệu Viễn chí sẽ kích thích sự bài
tiết niêm dịch ở khí quản, có tác dụng chữa ho, long đờm, kích thích sự bài tiết nước
bọt, bài tiết các tuyến ở da và thông tiểu. Viễn chí có tác dụng tiêu viêm, ngoài ra còn
có tác dụng an thần, nâng cao trí lực Ngô V n Thu,1998).
Từ những nghiên cứu trên cho thấy Viễn ch là loài dược liệu quý, có nhiều hoạt
tính sinh học. Vì thế việc nghiên cứu về thực vật học, hóa học và đặc biệt là hoạt tính
sinh học của loài cây này là rất cần thiết, để từ đó có thể định hướng cho những nghiên


1


cứu ứng dụng sâu hơn, nâng cao giá trị và sử dụng phổ biến hơn trong ngành dược đối
với loại cây dược liệu này.
Trong giới hạn của khóa luận đã tiến hành “Khảo sát thành phần hóa học và hoạt
tính chống oxi hóa của các phân đoạn cao chiết từ cây Viễn chí (Polygala paniculata
L.)” để góp phần vào việc nghiên cứu về loài cây này.
1.2. Yêu cầu của đề tài
-

Phân tích thành phần hóa học. Chiết tách, xác định cấu trúc các hợp chất tách được.

-

Khảo sát hoạt t nh dược lý: Hoạt tính chống oxi hóa.

1.3. Nội dung thực hiệ đề tài
-

ác định các hợp chất hóa học có trong cây Viễn chí.
Thu nhận cao tổng và cao phân đoạn của cây Viễn chí: ether dầu, ethyl acetate, nbutanol, nước.

-

Chạy sắc ký lớp mỏng, xác định sự hiện diện của các hợp chất trong các phân đoạn.

-


ác định hoạt tính kháng oxi hoá của cao tổng, cao lắc phân đoạn để chọn phân
đoạn cao tối ưu.

-

Từ phân đoạn cao tối ưu, tiến hành chạy sắc ký cột, phân lập các hợp chất và chạy
phổ để xác định cấu trúc.

-

Tái đánh giá hoạt tính kháng oxi hóa của chất phân lập được và so sánh với các
phân đoạn cao.

2


C ươ

2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Tổng quan về cây Viễn chí (Polygala paniculata L.)
2.1.1. Đặc điểm thực vật học của cây Viễn chí
2.1.1.1. Vị trí phân loại
Viễn chí hay còn gọi là Viễn chí lá nhỏ có tên khoa học là Polygala paniculata L.
Theo trung tâm dữ liệu thực vật Việt Nam, họ Viễn chí (Polygalaceae) là một họ
thực vật có hoa thuộc bộ Đậu (Fabales). Chúng gần như phân bổ khắp thế giới, với
khoảng 17 – 21 chi và 900 – 1000 loài cây thân thảo, cây bụi và cây thân gỗ. Khoảng
một phần ba tổng số loài của họ này thuộc về chi Viễn chí (Polygala). Tất cả trong số
chúng đều là các cây thân gỗ, sinh sống trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Họ này chia làm 3 tông: Polygaleae, Mutabeae và Xanthophilleae. Họ gần nhất với họ

này là Krameliaceae có lá kép và 5 nhị. Nó có sự giống nhau với họ Đậu, đặc biệt là
hình dạng của hoa, bầu có lá noãn đơn, có lá èm do có sự tiến hoá song song.
Hiện nay có 15 chi và 900 loài Viễn chí phân bố gần như hắp thế giới và ở Việt
Nam có 5 chi và khoảng 40 loài.
-

Giới thực vật
-

Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)
-

Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)
-

Bộ Đậu (Fabales)
-

Họ Viễn chí (Polygalaceae)
-

Chi Polygala
-

Loài Polygala paniculata L. ()

2.1.1.2. Đặc điểm hình thái
Cây thân thảo nhỏ hay cây bụi mảnh cao 30-40cm. Đặc điểm dễ nhận biết: nhổ cây
lên, ta ngửi phần gốc rễ thơm mùi tinh dầu salicylat methyl. Thân mảnh không lông.
Lá có phiến nhỏ hẹp 1,5 x 0,15 cm, đầu nhọn mỏng không lông, gân phụ không rõ.

Chùm ở chót nhánh cao 5-6 cm, hoa chít nhau trắng nhỏ, cao 2 mm, không lông, vành
hơi cao, m ng ít tua, tiểu nhụy 8. Nang trắng đẹp, bầu dục, cao 2 mm (Nguyễn Đức
Nghĩa, 2010).

3


A

B

C

Hình 2.1 Viễn chí (Polygala paniculata L.)
A. Cây Viễn chí ; B. Thân, lá và hoa của cây Viễn chí ; C. Hoa Viễn chí

2.1.1.3. Đặc điểm phân bố của cây Viễn chí
Trên thế giới, viễn chí lá nhỏ phân bố ở Nam Mỹ, châu Đại Dương, châu Á,
Malaysia. Ở nước ta thường gặp ven đường đi, đất hoang, trong b n cây cà phê, đặc
biệt là từ các vườn chè ở Madagui, thị xã Bảo Lộc, Lạc Dương, TP. Đà Lạt (Lâm
Đ ng) (Nguyễn Đức Nghĩa, 2010).
2.1.1.4. Các bộ phận được sử dụng trong cây Viễn chí
Có thể tận dụng tất cả các bộ phận của cây: Rễ, thân, lá. Trong đó rễ hình trụ hơi
cong queo dài 10 – 15 cm, đường kính 0,3 – 0,8 cm. Mặt ngoài màu xám nâu nhạt, có
những nếp nh n ngang và dọc. Lớp vỏ dày dễ tách khỏi lớp gỗ. Lớp vỏ màu nâu nhạt,
lớp gỗ màu ngả vàng. Vị đắng n ng Ngô V n Thu, 1998).
2.1.2. Thành phần hóa học có trong cây Viễn chí
Rễ chứa saponin thuộc loại saponin triterpenoid nhóm olean. Các thành phần trước
đây xác định như: Segenin acid tenuifolic), acid segenic, hydroxysegenic đều là
những chất giả tạo. Chất saponin thật được xác định lại là presegenin. Một monosid

của presegenin là prosegenin (Ngô V n Thu, 1998; Đỗ Huy Bích, 2004).

4


Hình 2.2 Công thức hoá học Saponin Ngô V n Thu, 1998).
Trong Viễn chí lá nhỏ còn có chất kiềm hữu cơ là tenuidin và một đường
polygalitol (=1,5 anhydrosorbitol). Từ dịch chiết ether người ta đã tách thêm được 3
dẫn chất xanthon: 1,2,3,7-tetramethoxyxanthol(I). 1,2,3,6,7-pentamethoxyxanthon (II).
6-hydroxyl 1,2,3,7- tetramethoxyxanthol (III) và dẫn chất 3,4,5,-trimethoxycinmamic
acid (IV).

Hình 2.3 Công thức hoá học Xanthon Ngô V n Thu, 1998).
Những nghiên cứu gần đây đã xác định trong cây Viễn chí có chứa các hợp chất
như lignan, coumarin, xanthon, flavonoid (Hisashi Matsuda, 2003).
2.1.3. Tình hình nghiên cứu
2.1.3.1. Trên thế giới
Viễn chí (Polygala paniculata L.) truyền thống được sử dụng trong y học dân gian
để điều trị một số bệnh viêm, hen suyễn, viêm khớp, đau dạ dày, tiêu chảy, và các
bệnh lý khác, bao g m các rối loạn thận (Newall và ctv, 1996)... Một số báo cáo cho
thấy thuốc của một số loài Polygala chống loạn thần (Chung và ctv, 2002), chống

5


viêm (Kou và ctv, 2003), và chống co thắt (El Sayah và ctv, 1999) (trích dẫn bởi Lapa
và ctv, 2007; Lapa và ctv, 2009).
N m 2005, ở Brazil, các nhà khoa học công bố kết quả nghiên cứu hoạt tính bảo vệ
tế bào thần kinh chuột ua đường uống (ở liều 100 mg/kg thể trọng) từ dịch chiết c n
của loài này, kết quả cho thấy dịch chiết c n có khả n ng ức chế gây độc tế bào thần

kinh bởi MeHg (Farina M và ctv, 2005). N m 2007, một công bố nữa của các nhà
khoa học Brazil về hoạt tính bảo vệ dạ dày trên chuột thực nghiệm gây viêm bằng c n
70% và indomethacin ở liều 100 mg/kg thể trọng, trong báo cáo này, tác giả cũng
đánh giá hoạt tính chống oxi hóa in vitro của cao chiết, có hoạt tính tối thiểu từ 3
mg/ml so với mẫu chứng; n m 2009, nhóm tác giả này tiếp tục công bố khả n ng giảm
đau bởi cơ chế ức chế các thụ thể cảm nhận đau antinociceptor) trên chuột thực
nghiệm gây cảm nhận đau bằng hóa chất: acetic acid, formalin, capsaicin,
cinnamaldehyd và glutamat và nhiệt độ (hot-plate test) uống cao chiết c n 80% của
loài này ở liều trong khoảng 0,001 – 10 mg/kg thể trọng (Farina M và ctv, 2005;
Rocha Lapa và ctv, 2009).
2.1.3.2. Tại Việt Nam
Ở nước ta chưa có nhiều công trình nghiên cứu và ứng dụng, chúng chỉ được sử
dụng trong y học dân gian để chữa ho có đờm, kém trí nhớ, suy nhược, lo âu, mất ngủ
(Nguyễn Đức Nghĩa, 2010).
2.2. Tổng quan về hợp chất flavonoid
Thực vật sản xuất ra một lượng lớn các chất hữu cơ mà có một số chất
không tham gia trực tiếp vào quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, những chất
này được gọi là sản ph m thứ cấp. Những hợp chất thứ cấp đóng vai trò quan trọng
g m có: alkaloid, terpenoid, phenolic, steroid và flavonoid. Các chất này rất đa
dạng về cấu trúc và kích thước, và được tìm thấy trong rất nhiều loài thực vật khác
nhau, mỗi loài có một dẫn xuất khác nhau. Cho đến nay, người ta đã tìm thấy gần
100.000 các hợp chất thứ cấp ở thực vật khác nhau, và hàng n m một số lượng lớn
các chất mới được phát hiện thêm.
Có nhiều phương pháp để thu nhận hợp chất thứ cấp ở thực vật, một trong những
cách đơn giản đó là thu nhận từ các cơ quan: rễ, thân, lá trong thực vật, tất cả các cơ
quan này ở thực vật đều có thể sản xuất hợp chất thứ cấp, đó là ngu n cung cấp
ngu n nguyên liệu cho dược học. Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi tr ng tự nhiên
6



n ng suất của các hợp chất thứ cấp không ổn định theo các giai đoạn phát triển
của thực vật, vì do sự ảnh hưởng của tuổi cây, thời gian thu hoạch, điều kiện dinh
dưỡng…Do vậy, để thu nhận một lượng lớn hợp chất thứ cấp ổn định về hàm lượng
và xác định đúng thời gian thu hoạch là một điều chúng ta cần quan tâm trong
công tác thu hái làm dược liệu, tạo được ngu n nguyên liệu phục vụ trong sản xuất ở
qui mô công nghiệp trong y dược học.
2.2.1. Flavonoid
Flavonoid là một nhóm hợp chất tự nhiên lớn thường gặp trong thực vật, phần lớn
có màu vàng. Về cấu trúc hoá học flavonoid có hung cơ bản theo kiểu C6 – C3 - C6
(2 vòng benzen A và B nối với nhau qua một mạch 3 cacbon) và được chia làm nhiều
nhóm hác nhau. Cũng giống vitamin C, các flavonoid được khám phá bởi một trong
những nhà sinh hóa nổi tiếng nhất của thế kỷ 20: Albert Szent - Gyorgyi (1893 1986). Ông nhận giải Nobel n m 1937 với những khám phá quan trọng về các đặc tính
của vitamin C và flavonoid.
Flavonoid thuộc nhóm hợp chất thứ cấp lớn g m nhiều loại polyphenol như:
Anthocyanin, flavanon, flavanol, flavon, flavonol, isoflavonoid, …Các hợp chất
flavonoid được tạo ra ở trong mô thực vật nhằm chống lại tia UV (Harborne và
Williams, 2000; Winkel-Shirley, 2002).
Có khoảng trên 6000 hợp chất flavonoid tự nhiên có trong thực vật và nói chung là
có nhiều trong thực vật bậc cao (Harborne và Williams, 2000). Một số hợp chất là sắc
tố trong thực vật nhưng cũng là những hợp chất có hoạt tính sinh học. Hầu hết các
flavonoid đều ở dạng glycosid, đều tan trong nước và tích luỹ trong không bào của tế
bào thực vật (Bohm 1998, Seigler 1998).

Quercetin

Rutin

Vitexin

Hình 2.4 Một số cấu trúc flavonoid thường gặp.


7

Astragalin


2.2.2. Tác dụng sinh học của flavonoid
Flavonoid là nhóm hợp chất thứ cấp ở thực vật có rất nhiều chức n ng uan trọng
và hữu ích cho sức khoẻ con người.
Theo Ngô V n Thu, 1998 các chất flavonoid là những chất oxi hóa chậm hay ng n
chặn quá trình oxi hóa, do các gốc tự do có thể là nguyên nhân làm cho tế bào hoạt
động hác thường. Các gốc tự do sinh ra trong uá trình trao đổi chất thường là các
gốc tự do như

H•, ROO• (là các yếu tố gây biến dị, huỷ hoại tế bào, ung thư, t ng

nhanh sự lão hoá,…).
Các flavonoid còn có khả n ng tạo phức với các ion kim loại nên có tác dụng như
những chất xúc tác ng n cản các phản ứng oxi hoá. Do đó, các chất flavonoid có tác
dụng bảo vệ cơ thể, ng n ngừa xơ vữa động mạch, tai biến mạch, lão hoá, thoái hoá
gan, tổn thương do bức xạ.
Hyaluronidase là enzyme làm t ng t nh thấm của mao mạch, khi thừa enzyme này
sẽ xảy ra hiện tượng xuất huyết dưới da. Flavonoid ức chế sự hoạt động của
hyaluronidase, vì thế, nếu được bổ sung flavonoid, tình trạng trên sẽ cải thiện. Phối
hợp với vitamin C, flavonoid của hoa Hoè (rutin) sẽ t ng cường tác dụng trị liệu.
Những nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra những tác động của thực ph m giàu
flavonoid với những nguy cơ về tim mạch như huyết áp cao. Flavonoid làm bền thành
mạch, được dùng trong các trường hợp rối loạn chức n ng tĩnh mạch, giãn hay suy yếu
tĩnh mạch, trĩ, rối loạn tuần hoàn võng mạc…
Flavonoid có tác dụng chống độc, làm giảm thương tổn gan, bảo vệ chức n ng gan.

Nhiều flavonoid thuộc nhóm flavon, favanon, flavanol có tác dụng lợi tiểu rõ rệt,
đó là các flavonoid có trong lá Diếp cá, trong cây Râu mèo…
Trên hệ tim mạch, nhiều flavonoid như uercetin, rutin, myricetin, hỗn hợp các
catechin của Trà có tác dụng làm t ng biên độ co bóp tim, t ng thể tích phút của tim…
Cao chiết từ lá Bạch quả (Ginko biloba) chứa các chất của kaempferol, quercetin,
isorhammetin có tác dụng t ng tuần hoàn máu trong động mạch, tĩnh mạch và mao
mạch, dùng cho những người có biểu hiện lão suy, rối loạn trí nhớ, khả n ng làm việc
đầu óc sút kém, mất tập trung, hay cáu gắt…
Trong dân gian từ lâu đã sử dụng những dược liệu giàu flavonoid để giữ gìn sức
khoẻ bằng cách dùng đơn giản là trà thuốc, thuốc sắc như nước trà, trà artichaut,… vừa
rẻ tiền vừa hiệu quả. Những dược liệu có hàm lượng cao flavonoid đã được khai thác
8


và chiết xuất để lấy flavonoid phục vụ nền công nghiệp dược: hoa Hoè, vỏ Cam, Núc
nác, Hoàng cầm, lá Xoài, b Kết… và một số flavonoid đã được nghiên cứu, sản xuất
thành sản ph m: thuốc viên, thuốc nước,… rất tiện sử dụng.
2.2.3. Chiết xuất Flavonoid
Không có một phương pháp chung nào để chiết xuất các flavonoid vì chúng thường
rất khác nhau về độ tan trong nước và trong các dung môi hữu cơ. Các flavonoid
glycosid thường dễ tan trong các dung môi phân cực, các flavonoid aglycon dễ tan
trong các dung môi kém phân cực. Các dẫn chất flavon, flavonol có nhóm OH tự do ở
vị trí C7 tan được trong dung dịch kiềm loãng (Nguyễn Kim Phi Phụng, 2007), tuy
nhiên việc chiết xuất cũng tuân theo một số nguyên tắc sau:
Dược liệu tươi là th ch hợp nhất cho việc chiết xuất flavonoid, tuy nhiên khó thực
hiện ở quy mô lớn. Dược liệu hô được bảo quản tốt vẫn đáp ứng yêu cầu chiết xuất
flavonoid. Trong dược liệu, flavonoid thường ở dạng glycosid tan được trong các dung
môi như Me H, Et H nóng hoặc nguội. Dung môi này có thể hoà tan một số
flavonoid ở dạng tự do có nhiều nhóm -OH nên MeOH và nhất là Et H cao độ (70 –
90%) thường được dùng. Dược liệu được xay nhỏ thích hợp cho việc chiết xuất.

Thông thường để chiết các flavonoid glycosid, người ta phải loại các chất thân dầu
bằng ether dầu hỏa sau đó chiết bằng nước nóng hoặc MeOH hoặc EtOH hoặc hỗn hợp
CHCl3 và EtOH. C n ở các n ng độ hác nhau và nước thường chiết được phần lớn
các flavonoid. Hỗn hợp CHCl3 và c n hay dùng để chiết các dẫn chất methoxy
flavonoid. Các chất anthocyanidin thường kém bền vững nhất là các acyl
anthocyanidin được acyl hoá với các acid aliphatic do đó người ta thường chiết bằng
MeOH có mặt của các axit yếu như acid acetic, acid tartric hay acid citric thay vì HCl.
Có tác giả dùng một lượng nhỏ acid mạnh dễ bốc hơi là acid trifluoroacetic (0,5 - 3%)
để chiết các polyacylanthocyanin phức tạp vì acid này dễ bốc hơi trong uá trình làm
đậm đặc. Dịch chiết đem làm đậm đặc dưới chân không ở nhiệt độ thấp (40 – 70 ºC).
Đối với những chất dễ bị biến đổi thuộc các nhóm flavan–3-ol, anthocyanin, flavanon,
chalcon glycosid thì nên làm đông hô. Đôi hi để tinh chế hoặc tách flavonoid, người
ta dùng muối chì để kết tủa. Sau khi thu tủa người ta tách chì bằng cách sục
dihidrosulfid thì flavonoid được giải phóng Ngô V n Thu, 1998).
Trong định t nh để đảm bảo chiết xuất đầy đủ chất, việc chiết xuất flavonoid được
thực hiện với dung môi ua 2 bước sau: Đầu tiên chiết với MeOH - H2
9

9:1) sau đó


với MeOH - H2

1:1). Lượng dung môi chiết nên cho vừa đủ thành thể chất sền sệt

để yên trong 6 - 12 giờ. Lọc lấy dịch chiết qua bông gòn hoặc bông thuỷ tinh (nếu
dùng giấy lọc nên dùng loại Whatman số 54, 541, hoặc tương đương) trong phễu
Buchner. Gộp chung hai dịch chiết và cô giảm áp để loại hết MeOH (dựa vào sự
ngưng tụ) hoặc đến 1/3 thể t ch ban đầu. Dịch chiết nước thu được có thể loại tạp ít
phân cực như dầu béo, terpen, chlorophyl, xanthophyl, ...bằng cách lắc với hexan,

heptan hay ether dầu hỏa. Gộp các dịch nước chứa phần lớn khối lượng flavonoid sau
hi đã iểm tra bằng SKLM để loại lớp dung môi không phân cực. Cô giảm áp để thu
cắn toàn phần (Nguyễn Khắc Quỳnh Cứ, 2000; Nguyễn Kim Phi Phụng, 2007).
 Đối với flavonoid phân cực
Áp dụng uy trình như trên. Dịch chiết nước chứa phần lớn khối lượng flavonoid
và các chất phân cực. Lắc dịch chiết này với Et2O r i với EtOAc, phần dung dịch nước
sẽ chứa đường, lớp Et2O chứa dạng tự do, lớp EtOAc chứa dạng glycosid và 1 số dạng
tự do còn sót lại. Sau đó có thể phân lập và tinh chế bằng các phương pháp hác
SKLM, SKC, HPLC…) (Nguyễn Khắc Quỳnh Cứ, 2000).

10


C ươ

3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

3.1. Nguyên vật liệu
3.1.1. Nguyên liệu
Cây Viễn chí (Polygala paniculata L.) được thu hái tại Lâm Đ ng và được định
danh tại phòng Tài nguyên – Trung tâm Sâm và Dược liệu TP.HCM.
Cây sau khi được thu hái ngoài tự nhiên về loại bụi, lá hư, sâu… Sau đó phơi hô ở
nhiệt độ 50 - 60 oC khoảng 7 ngày, cắt rễ riêng, thân – lá riêng, r i xay nhỏ thành bột.
Sau đó rây ua rây có đường kính lỗ mắt rây khoảng 1 mm.
3.1.2. Thiết bị dụng cụ và hóa chất
 Thiết bị, dụng cụ
-

Đèn UV 2 bước sóng, máy quang phổ tử ngoại


-

Tủ sấy đảm bảo điều chỉnh được nhiệt độ (103 + 2 oC) hiệu SANYO MOV-112,

-

Lò nung điều chỉnh được nhiệt độ ở 525 ± 25 oC hiệu LENTON FURNACES,
Made in England.

-

Bản silica gel F254 tráng s n trên nền nhôm (Merck,Art. 1,05554)

-

Bể siêu âm Sonorex RK-1028H (Bandelin)

-

Máy cô quay BUCHI-114 (Thụy Sĩ)

-

Máy đo uang phổ tử ngoại khả kiến Unicam, HE λ 10 SY Thermo Spectrorius.

-

Phổ NMR được đo tại khoa Hoá – Trường đại học Khoa học tự nhiên TPHCM
 Hóa chất - thuốc thử


-

Các hóa chất dùng cho chiết xuất: methanol; ether dầu; ethyl acetate; n-butanol.

-

Các dung môi dùng khai triển sắc

: etanol công nghiệp, diethyl ether,

chloroform, ethyl acetate, methanol, acid acetic, acid formic, toluen, …
-

Các thuốc thử Fehling, Mayer, Dragendorff, Bouchardat, Folin Ciocalteur.

-

Các hoá chất dùng thử hoạt tính: 1,1-diphenyl-2-picryhydrazyl (DPPH); đệm
Phosphat (PBS); dung dịch dimethylsulfosid (DMSO), Safranin-O, FeSO4, EDTA,
H2 O2 …

-

Chất chu n: vitamin C, BHA (Butylated hydroxyanisole hay 3-tert-butyl-4hydroxyanisole).

-

Bản mỏng tráng s n (Silicagel- Merck).
11



-

Silicagel hạt vừa (Merck, cỡ hạt 40-63 µm).

-

Ngoài ra còn có các hóa chất hác: acid acetic, NH4OH, FeCl3, HCl, H2SO4, KOH,
Mg, CaSO4 khan, Na2SO4…

3.2. P ương pháp nghiên cứu

Hình 3.1 Sơ đ tóm tắt quy trình thực hiện nghiên cứu.
3.2.1. Phân tích sơ bộ thành phần hoá thực vật trong cây Viễn chí
Dựa vào độ hòa tan của các hợp chất trong dược liệu để tách chúng bằng các dung
môi có độ phân cực t ng dần:

m phân cực, phân cực trung bình, phân cực mạnh

bằng cách chiết lần lượt với các dung môi: diethyl ether, c n và nước (Trần Hùng,
2006). Sau đó xác định các hợp chất trong từng dịch chiết bằng các phản ứng đặc
trưng theo hình 3.2
3.2.1.1. Chuẩn bị dịch chiết
-

Dịch chiết ether: Chiết 10g nguyên liệu bằng diethyl ether. Chiết cho tới khi dịch
ether sau khi bốc hơi hông còn để lại lớp cắn mờ trên mặt
chiết, lọc và cô lại đến khi còn khoảng 50 ml dịch chiết ether.

12


nh đ ng h . Gộp dịch


-

Dịch chiết c n: Bã dược liệu được chiết tiếp bằng c n cao độ trong bình tam giác
với sinh hàn h i lưu 20-30 phút trên bếp cách thủy, thực hiện 3 lần. Gộp các dịch
chiết, lọc và cô lại đến khi còn khoảng 50 ml dịch chiết c n.

-

Dịch chiết nước: Bã dược liệu sau khi chiết bằng c n được đem chiết nóng với
nước trong bình tam giác trên bếp cách thủy, thực hiện 3 lần. Gộp dịch chiết, để
nguội, lọc và cô lại đến khi còn khoảng 50 ml dịch chiết nước.

Chiết bằng ether

Dược liệu

Dịch ether

Chiết bằng c n

Bã dược liệu

Dịch c n

Chiết bằng nước


Bã dược liệu

Dịch nước

Hình 3.2 Phân t ch sơ bộ các thành phần hóa thực vật bằng các phản ứng hóa học.

13


3.2.1.2. Các ph n ứng hóa học kh o sát
-

Xác định tinh dầu: Lấy khoảng 5 ml dịch chiết cho vào chén sứ, bốc hơi tới cạn.
Nếu cắn có mùi thơm nhẹ, thêm vào cắn một ít c n cao độ, r i lại bốc hơi cho đến
cắn. Cắn có mùi thơm nhẹ đặc trưng: có tinh dầu.

-

Xác định chất béo: Lấy vài giọt dịch chiết nhỏ lên cùng một chỗ trên một miếng
giấy mỏng, hơ hoặc sấy nhẹ cho bay hết dung môi (và hết mùi thơm nếu dịch chiết
còn tinh dầu). Nếu tại nơi nhỏ dịch chiết có vết trong mờ: có chất béo.

-

Định tính carotenoid:

Cách 1: lấy khoảng 5 ml dịch chiết cho vào chén sứ, bốc hơi nhẹ tới cắn (và gần như
hông còn mùi thơm nếu dịch chiết có tinh dầu). Thêm vào cắn vài giọt dung dịch
SbCl3 bão hòa trong chloroform (thuốc thử Carr-Price). Dung dịch có màu xanh sau đó
chuyển thành màu đỏ: có carotenoid.

Cách 2: lấy khoảng 5 ml dịch chiết cho vào chén sứ, bốc hơi nhẹ tới cắn (và gần như
hông còn mùi thơm nếu dịch chiết có tinh dầu). Thêm vào cắn vài giọt H2SO4 đậm
đặc. Dung dịch có màu xanh dương đậm hay màu xanh lục ngả sang màu xanh dương:
có carotenoid.
-

Định tính triterpenoid: Lấy khoảng 5 ml dịch chiết cho vào chén sứ, bốc hơi tới
cắn. Hòa tan cắn với 0,5 ml anhydrid acetic r i thêm vào dung dịch 0,5ml
chloroform. Chuyển dung dịch vào một ống nghiệm nhỏ, khô. Thêm 1 ml H2SO4
đậm đặc lên thành ống nghiệm để nghiêng cho acid chảy xuống đáy ống nghiệm.
Nơi tiếp xúc giữa 2 lớp dung dịch có màu đỏ nâu hay đỏ đến tím, lớp dung dịch
phía trên dần dần chuyển sang màu xanh lục hay tím: có triterpenoid.

-

Định tính alkaloid: Lấy khoảng 10 ml dịch chiết cho vào chén sứ, bốc hơi tới cắn.
Hòa cắn trong 4 ml dung dịch acid hydrocloric 1%. Chia dung dịch acid vào 4 ống
nghiệm nhỏ. Định tính alkaloid bằng các thuốc thử:
Thuốc thử Mayer: cho tủa trắng – vàng nhạt
Thuốc thử Bouchardat: cho tủa đỏ nâu
Thuốc thử Dragendorff: cho tủa đỏ cam

So sánh kết quả với ống chứng không có thuốc thử. Nếu dung dịch đục hơn so với ống
chứng hoặc có tủa: có alkaloid.

14


-


Định tính coumarin: Lấy khoảng 5 ml dịch chiết cho vào chén sứ, bốc hơi tới cắn.
Hòa cắn trong 2ml c n 70%. Chia đều dịch chiết vào 2 ống nghiệm nhỏ. Thêm vào
ống thứ nhất 0,5 ml KOH 10% và ống thứ hai một lượng nước cất tương đương.
Đun cách thủy cả 2 ống nghiệm trong 2 phút, để nguội và soi dưới đèn tử ngoại
365 nm. Dung dịch trong ống 1 có huỳnh quang mạnh hơn dung dịch trong ống thứ
2: có coumarin.

-

Định tính anthraquinon: Lấy khoảng 5 ml dịch chiết cho vào một ống nghiệm nhỏ.
Thêm vào 1ml dung dịch NaOH 10% và lắc kỹ. Nếu lớp kiềm có màu từ h ng tới
đỏ: có anthraquinon.

-

Định tính flavonoid: Lấy khoảng 10 ml dịch chiết cho vào chén sứ, bốc hơi đến cắn
khô. Hòa cắn với 2 ml c n và gạn dịch c n vào một ống nghiệm nhỏ. Thêm vào
một ít bột magie kim loại và thêm từ từ 0,5 ml HCl đậm đặc. Nếu sau phản ứng,
dung dịch có màu từ h ng tới đỏ: có flavonoid.

-

Định tính anthocyanoid: Lấy 1 ml dịch chiết cho vào một ống nghiệm nhỏ. Thêm 2
– 3 giọt dung dịch acid hydrocloric 10%. Nếu dung dịch có màu h ng tới đỏ và
chuyển sang màu xanh khi kiềm hóa bằng dung dịch NaOH 10%: có anthocyanoid.

-

Định tính proanthocyanidin: Lấy 5 ml dịch chiết cho vào ống nghiệm. Thêm 2 ml
dung dịch acid HCl 10% và đun trên bếp cách thủy 10 phút. Nếu dung dịch có màu

từ h ng tới đỏ: có proanthocyanidin.

-

Định tính tannin: Lấy 2 ml dịch chiết cho vào một chén sứ, bốc hơi tới cắn. Hòa tan
cắn với 4 ml nước trên bếp cách thủy. Lọc và chia dịch chiết vào 2 ống nghiệm:
+ Ống nghiệm thứ nhất: pha loãng 0,5 ml dịch chiết với 1 ml nước cất. Thêm 2 –
3 giọt thuốc thử FeCl3 5% lắc đều. Nếu dung dịch có màu xanh đen hay xanh
rêu: có polyphenol.
+ Ống nghiệm thứ hai: thêm vào dịch lọc 5 giọt dung dịch gelatin muối, lắc đều,
so sánh với ống chứng chứa dịch chiết ban đầu. Nếu có tủa bông trắng: có
tannin.

-

Định tính saponin: Lấy 5 ml dịch chiết c n cho vào một chén sứ, bốc hơi tới cắn.
Hòa cắn với 5 ml dịch c n 25% trên bếp cách thủy, lọc vào ống nghiệm. Thêm 5
ml nước và lắc mạnh theo chiều dọc ống. Nếu có bọt bền: có saponin.

15


×