Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

XÂY DỰNG QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY VÔNG VANG (Abelmoschus moschutas)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.24 MB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY
VÔNG VANG (Abelmoschus moschutas)

Ngành

: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Niên khóa

: 2008 - 2012

Sinh viên thực hiện : TRƯƠNG QUANG HIẾU

Tháng 7/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY
VÔNG VANG (Abelmoschus moschutas)

Hướng dẫn khoa học


Sinh viên thực hiện

ThS. TRỊNH THỊ THANH HUYỀN

TRƯƠNG QUANG HIẾU

KS. NGÔ QUANG HƯỞNG

Tháng 7/2012


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn
 Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
 Quí thầy cô trường Đại học Nông Lâm, đặc biệt là các quí thầy cô trong bộ môn Công
nghệ Sinh học đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quá trình
học tập tại trường.
 Các anh chị làm việc ở Trung tâm ứng dụng công nghệ sinh – Sở Khoa học và Công
nghệ Đồng Nai đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khoá luận này.
Đặc biệt, tôi xin được tỏ lòng biết ơn chân thành đến
o Thạc sỹ Trịnh Thị Thanh Huyền
o Kỹ sư Ngô Quang Hưởng
 Đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện khoá luận.
 Xin được gửi lời cám ơn đến tất cả các bạn bè, các anh chị em trong và ngoài lớp
Công Nghệ Sinh Học 34 đã góp ý, động viên và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian học
tập tại trường.
 Cuối cùng xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và thành kính tới cha mẹ, anh chị
em trong gia đình và người thân.

i



TÓM TẮT
Cây vông vang được biết đến như là một cây hương liệu, dược liệu, thân thảo, thân
có lông mềm. Cây vông vang có vị ngọt, nhạt, nhiều nhớt, tính mát, có tác dụng tiêu độc,
sát trùng, trừ thấp, nhuận tràng, lợi tiểu, làm dễ đẻ. Hạt của cây vông vang chứa tinh dầu,
có mùi thơm và được dùng trong công nghiệp sản xuất nước hoa. Để đáp ứng nhu cầu
thực tiễn cần xây dựng một quy trình nhân giống cây vông vang.
Nội dung đề tài gồm: khử trùng mẫu hạt vông vang, khảo sát khả năng phát sinh
chồi và phát sinh rễ cây vông vang, trồng thử nghiệm ngoài vườn ươm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp giúp tỷ lệ hạt nảy mầm tốt nhất là ngâm
hạt trong nước ấm 540C trước khi khử trùng mẫu, tạo vết thương cho hạt, ủ hạt trên bông
ẩm và để qua đêm. Sau 4 tuần nuôi cấy, 83,33% mẫu nảy mầm; 6,67% mẫu nhiễm. Môi
trường MS + BA 0,03 mg/l + IBA 1 mg/l thích hợp cho sự phát sinh chồi của cây vông
vang in vitro. Sau 4 tuần, hệ số nhân chồi đạt 5 chồi / mẫu. Môi trường nuôi cấy MS bổ
sung 1mg/l IBA sẽ tạo được cây vông vang in vitro hoàn chỉnh với bộ rễ tốt , thời gian tạo
rễ nhanh (trong 4 ngày sau khi cấy chuyền chồi là xuất hiện rễ). Cây sau khi phát sinh rễ
hoàn chỉnh được đem trồng thử nghiệm ngoài vườn ươm trên giá thể xơ dừa, tưới nước
thường xuyên, không để cây trong bóng râm.

ii


SUMMARY
Abelmoschus moschatus is known as a flavoring plant, medicinal herbs,
herbaceous, body’s soft hair. Abelmoschus moschatus is sweet, bland, more viscous, the
cool. It effect disinfection, antiseptic, except low, laxative, diuretic, give birth easily. Seed
of Abelmoschus moschatus contains essential oils, scented and are used in industry of
production perfume. To meet the practical requirements necessary to build a process
plant's Abelmoschus moschatus.

Content implementation including sterilized Abelmoschus moschutas seed samples,
arising at the possibility of shoots and roots arising Abelmoschus moschutas, outside the
nursery trials.
Results: Methodology for seed germination rate is best in warm water for soaking
beans, wounds created particles, incubated seeds on wet cotton and overnight. After 4
weeks of culture, 83.33% samples were germinated; 6.67% samples were infected.
Environment MS medium supplemented ưith 0,03 mg/l BA and 1 mg/l IBA was suitable
for shoot initiaion of Abelmoschus moschatus in vitro. After 4 weeks multiplier shoots
reach 5 shoots / node. To add to the environment grow with concentration MS + IBA 1
mg / l will created a Abelmoschus moschatus in vitro completely with the number 106
roots and roots length of 3,211 cm with time creat roots was the fastest (in just 4 days
appears roots). Growing on coir, frequent watering, not to trees in shade is a suitable
condition for Abelmoschus moschatus grow well outside the nursery.
Keywords: Abelmoschus moschatus, in vitro.

iii


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................i 
TÓM TẮT.............................................................................................................................ii 
SUMMARY..........................................................................................................................ii 
DANH SÁCH CÁC CHỨ VIẾT TẮT ...............................................................................vii 
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................... viii 
DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................................ix 
Chương 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 

1.1 Đặt vấn đề ....................................................................................................................... 1 
1.2 Yêu cầu ........................................................................................................................... 2 
1.3 Nội dung thực hiện ......................................................................................................... 2 
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................... 3 
2.1 Giới thiệu khái quát cây vông vang. ............................................................................... 3 
2.1.1 Phân loại ...................................................................................................................... 3 
2.1.2 Mô tả cây ..................................................................................................................... 3 
2.1.3 Phân bố, sinh thái, sinh lý ............................................................................................ 4 
2.1.4 Công dụng.................................................................................................................... 5 
2.1.5 Thành phần hóa học trong hạt vông vang ................................................................... 5 
2.1.6 Đặc điểm bột dược liệu ............................................................................................... 6 
2.2 Khái quát về nhân giống cây trồng in vitro .................................................................... 6 
2.2.1 Khái niệm nuôi cấy mô tế bào thực vật ....................................................................... 6 
2.2.2 Một số thành tựu về nuôi cấy mô. ............................................................................... 6 
2.2.3 Lợi ích của nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào thực vật. ......................................... 7 
2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhân giống in vitro ........................................................... 8 
2.2.4.1 Mẫu nuôi cấy ............................................................................................................ 8 
2.2.4.2 Điều kiện nuôi cấy .................................................................................................... 9 
2.2.4.3 Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy ........................................................................ 9 
iv


2.2.5.1 Tính bất định về mặt di truyền ............................................................................... 10 
2.2.5.2 Sự hoại mẫu ............................................................................................................ 10 
2.2.5.3 Hiện tượng tiết chất gây độc từ mẫu cấy trong nuôi cấy in vitro ........................... 10 
2.2.5.4 Hiện tượng thủy tinh thể ......................................................................................... 11 
2.2.6 Chất điều hoà sinh trưởng thực vật ........................................................................... 11 
2.2.6.1 Auxin ...................................................................................................................... 12 
2.2.6.2 Cytokinin ................................................................................................................ 12 
2.2.7 Một số thành tựu về nuôi cấy mô cây dược liệu ở Việt Nam.................................... 12 

2.3. Lược duyệt các công trình nghiên cứu cây vông vang trong và ngoài nước. ............. 13 
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................... 15 
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 15 
3.2 Đối tượng thí nghiệm.................................................................................................... 15 
3.3 Vật liệu nghiên cứu....................................................................................................... 15 
3.3.1 Trang thiết bị và dụng cụ ........................................................................................... 15 
3.3.2 Môi trường nuôi cấy .................................................................................................. 15 
3.4 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 16 
3.4.1 Khử trùng mẫu ........................................................................................................... 16 
3.4.2 Khảo sát ảnh hưởng của phương pháp xử lý mẫu đến khả năng nảy chồi của hạt
vông vang ........................................................................................................................... 17 
3.4.3 Khảo sát khả năng phát sinh chồi cây vông vang...................................................... 17 
3.4.3.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của BA và NAA lên khả năng phát sinh chồi
của cây vông vang in vitro.................................................................................................. 17 
3.4.3.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của BA đến sự phát sinh chồi của cây vông
vang in vitro. ....................................................................................................................... 18 
3.4.3.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của BA và Kn đến sự phát sinh chồi của cây
vông vang in vitro. .............................................................................................................. 19 
3.4.3.4 Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của BA và IBA đến sự phát sinh chồi của cây
vông vang in vitro. .............................................................................................................. 20 
3.4.4 Khảo sát khả năng phát sinh rễ của cây vông vang. .................................................. 21 
v


3.4.5 Trồng ngoài vườn ươm .............................................................................................. 22 
3.5 Phân tích thống kê ........................................................................................................ 22 
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................... 23 
4.1 Ảnh hưởng của phương pháp vô mẫu đến khả năng nảy chồi của hạt vông vang. ...... 23 
4.2 Khảo sát ảnh hưởng của các môi trường lên khả năng tạo chồi của cây vông vang


24 

4.2.1 Ảnh hưởng của BA và NAA lên khả năng phát sinh chồi của cây vông vang ......... 25 
4.2.3 Ảnh hưởng của BA và Kn lên khả năng phát sinh chồi của cây vông vang ............. 28 
4.2.4 Ảnh hưởng của BA và IBA lên khả năng phát sinh chồi của cây vông vang ........... 29 
4.3 Khảo sát ảnh hưởng của IBA và NAA đến sự hình thành rễ của cây vông vang ........ 31 
4.4 Trồng cây ngoài vườn ươm. ......................................................................................... 34 
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................... 35 
5.1 Kết luận......................................................................................................................... 35 
5.2 Đề nghị ......................................................................................................................... 35 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 36 
PHỤ LỤC 

vi


DANH SÁCH CÁC CHỨ VIẾT TẮT

NT

: Nghiệm thức

MS

: Murashige và Skoog

IBA

: Indol butyric acid


NAA

: Napthlacetic acid

IBA

: Indol butyric acid

NAA

: Napthlacetic acid

ĐC

: Đối chứng

Ctv

: Cộng tác viên

CĐHSTTV : Chất điều hòa sinh trưởng thực vật
v/v
: Thể tích / Thể tích

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình


Trang

Hình 2.1:Cây vông vang ...................................................................................................... 3 
Hình 4.1 Cây vông vang in vitro mới nảy mầm ................................................................ 23 
Hình 4.2 Ảnh hưởng của BA và NAA đến sự phát sinh chồi cây vông vang in vitro....... 26 
Hình 4.3 Ảnh hưởng của BA đến sự phát sinh chồi cây vông vang in vitro. .................... 27 
Hình 4.4 Ảnh hưởng của BA, IBA và Kn đến sự phát sinh chồi cây vông vang in vitro . 29 
Hình 4.5 Ảnh hưởng của BA và IBA đến sự phát sinh chồi cây vông vang. .................... 31 
Hình 4.6 Rễ cây vông vang in vitro sau 3 tuần nuôi cấy. .................................................. 33 
Hình 4.7 Cây vông vang trong bầu sau 2 tuần trồng ngoài vườn ...................................... 34 

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng
 

Trang

Bảng 3.1 Mô tả thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của BA và NAA lên khả năng phát sinh
chồi của cây vông vang in vitro .......................................................................................... 17 
Bảng 3.2 Mô tả thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của BA đến sự phát sinh chồi của cây
vông vang ........................................................................................................................... 19 
Bảng 3.3 Mô tả thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của BA và Kn ở nồng độ thấp đến sự
phát sinh chồi của cây vông vang in vitro .......................................................................... 19 
Bảng 3.4 Mô tả thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của BA và IBA ở nồng độ thấp đến sự
phát sinh chồi của cây vông vang in vitro .......................................................................... 20 
Bảng 3.5 Mô tả thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của IBA và NAA đến sự hình thành rễ
của vông vang in vitro ........................................................................................................ 21 

Bảng 4.1: Kết quả vô mẫu hạt vông vang sau 4 tuần nuôi cấy. ......................................... 23 
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của BA đến sự phát sinh chồi cây vông vang in vitro sau 3 tuần .. 27 
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của BA và Kn lên khả năng phát sinh chồi của cây vông vang ..... 28 
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của BA và IBA lên khả năng phát sinh chồi của cây vông vang ... 30 
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của IBA và NAA đến sự hình thành rễ của cây vông vang in vitro
sau 4 tuần nuôi cấy. ............................................................................................................ 32 
 

ix


Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay, nhu cầu của con người về nguồn dược liệu ngày càng tăng. Nguồn dược
liệu con người đang sử dụng có thể được tổng hợp bằng nhiều con đường khác nhau như
tổng hợp hóa học, tổng hợp từ vi sinh vật, song nguồn dược liệu từ thực vật đã được con
người sử dụng từ lâu và nhu cầu ngày càng lớn. Tuy nhiên, các loài cây dược liệu trong tự
nhiên đang bị giảm về số lượng và chất lượng bởi sự khai thác quá mức; các điều kiện
ngày càng bất lợi của môi trường tự nhiên,… dẫn đến nhiều loài cây dược liệu quý hiếm
bị tuyệt chủng, ảnh hưởng đến nguồn cung cấp dược liệu bền vững cho con người.
Cây vông vang được biết đến như là một cây hương liệu, dược liệu, thuộc họ thân
thảo, thân có lông mềm. Ở nước ta cây mọc rải rác từ vùng núi thấp (thường dưới 1000
m) đến trung du và đôi khi thấy ở cả đồng bằng. Cây vông vang có vị ngọt, nhạt, nhiều
nhớt, tính mát. Vào ba kinh: can, tỳ, phế, có tác dụng tiêu độc, sát trùng, trừ thấp, nhuận
tràng, lợi tiểu, làm dễ đẻ. Hạt của nó chứa tinh dầu, có mùi thơm và được dùng để sản
xuất nước hoa. Với nhiều tính năng và công dụng nên nó ngày càng bị khai thác qua mức,
cộng với môi trường tự nhiên có nhiều thay đổi nên việc mọc tự nhiên rất khó. Ở Việt
Nam có rất ít nghiên cứu về vông vang được thực hiện. Mặt khác các nghiên cứu này tập
trung chủ yếu vào việc ly trích, phân tích thành phần hóa học và khảo sát hoạt tính dược
học của các hợp chất thứ cấp từ các bộ phận của cây vông vang. Trong khi đó, các nghiên

cứu về sinh lý cở bản còn rất ít và hầu như chưa có nghiên cứu về sự phát sinh cơ quan ở
cây vông vang. Bên cạnh đó, việc nhân giống cây hiện nay chủ yếu được thực hiện bằng
cách gieo hạt với thời gian nảy mầm kéo dài, cây con rất dễ bị sâu bệnh tấn công và
không giữ được những đặc tính của cây mẹ.
Để đáp ứng nhu cầu thực tế về việc cung cấp nguồn dược liệu với năng suất cao
mà không mất đi đặc tính của cây mẹ cũng như bảo tồn loài cây này, nâng cao hiệu quả
kinh tế thì việc nhân giống hàng loạt là rất cần thiết. Trước thực tiễn như trên đề tài
“Nhân giống in vitro cây vông vang (Abelmoschus moschatus)” đã được thực hiện.
1


1.2 Yêu cầu
Xác định được phương pháp vô mẫu thích hợp cho việc nảy chồi của hạt vông
vang in vitro.
Xác định nồng độ chất điều hoà sinh trưởng thực vật thích hợp đến khả năng tạo
chồi của cây vông vang in vitro bằng phương pháp nuôi cấy chồi nách.
Xác định nồng độ chất điều hoà sinh trưởng thực vật thích hợp cho sự tạo rễ cây
vông vang in vitro trước khi đem ra vườn ươm.
Xác định được điều kiện thích hợp cho việc trồng cây vông vang ngoài vườn ươm.
1.3 Nội dung thực hiện
Khử trùng mẫu hạt vông vang
Khảo sát khả năng phát sinh chồi cây vông vang
Khảo sát khả năng phát sinh rễ cây vông vang
Trồng cây ngoài vườn ươm

2


Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu khái quát cây vông vang.

2.1.1 Phân loại
Giới

: Thực vật (Plantae)

Ngành

: Ngọc Lan (Magnoliophyta)

Lớp

: Ngọc Lan (Magnoliopsida)

Phân Lớp

: Sổ (Dilleniidae)

Họ

: Bông (Malvaceae)

Bộ

: Bông (Malvales)

Chi

: Abelmoschus Medik.

Loài


: Abelmoschus moschatus (L.) Medik.

Hình 2.1:Cây vông vang
(tuelinh.vn)

Tên khoa học : Abelmoschus moschatus (L.) Medik.
2.1.2 Mô tả cây
Tên thường gọi: Vông vang
Tên khác : Hoàng quỳ, Bụp vang, Vông vàng, Bông vang…
Cây vông vang có nguồn gốc từ Ấn Độ (Nautiyal và Tiwari, 2011). Vông vang
thuộc họ thân thảo, cây cao từ 0,8 – 1 m. Thân non tiết diện hơi đa giác, màu xanh lục, có
nhiều lông cứng ngắn, màu trắng. Thân già tiết diện tròn, màu nâu, ít lông hơn thân non,
có nốt sần, hóa gỗ ở gốc. Thân non có nhiều chất nhầy hơn thân già.
Lá mọc so le, có cuống dài, gốc hình tim, đầu nhon, mép khía răng nhỏ, gân lá
hình chân vịt, hai mặt có lông, lá phía dưới chia thuỳ nông, thuỳ hình tam giác, lá phía
trên chia 5 thuỳ sâu, thuỳ hình mác, lá kèm nhỏ, hình giùi, mặt trên màu xanh lục, mặt
dưới nhạt hơn, dài 16 - 17 cm, rộng 14,5 cm. Cuống lá hình trụ hơi dẹt, dài 9 - 10 cm,
màu xanh lục, chỗ gắn vào thân hơi phớt đỏ
Hoa to, màu vàng, mọc đơn độc, có cuống dài, tiểu đài có 10 răng nhọn, rất hẹp,
đài có răng rộng hơn, tràng 5 cánh rộng, nhị nhiều, tụ tập trên một cột nhẵn, bầu có lông.
Cuống hoa hình trụ, hơi loe ở nơi tiếp giáp với đế hoa, dài 3,8 - 5,4 cm, khoảng 1 cm ở
gốc có màu nâu đỏ, có nhiều lông cứng, ngắn, màu trắng. Nhị nhiều, không đều, dính
3


nhau ở phần lớn chỉ nhị, rời khoảng 0,05 cm phía trên, ống chỉ nhị màu trắng, đáy màu
tím, miệng có 5 răng tròn không đều, phần dưới ống có màu xanh phớt tím, loe rộng ôm
lấy bầu. Đáy ống chỉ nhị dính vào đáy cánh hoa. Chỉ nhị dạng sợi, màu trắng. Bao phấn
cong dạng chữ C, màu vàng, 1 ô, nứt dọc, hướng ngoài, đính giữa. Hạt phấn rời, hình cầu

gai, màu vàng nhạt, đường kính 150 µm. Bầu noãn hình tháp, màu xanh, phủ nhiều lông
dài màu trắng, 1 vòi nhụy hình trụ màu trắng, dài 1,2 cm, nhẵn, phía trên chia 5 nhánh dài
0,3 cm, mặt ngoài trắng, mặt trong đỏ, trên nhánh có lông ngắn màu trắng, tận cùng mỗi
nhánh mang đầu nhụy hình mâm, màu đỏ đậm, có nhiều lông ngắn, màu đỏ.
Quả nang, hình chóp nhọn, có lông trắng, khi chín không còn tiểu đài, hạt nhỏ và
nhiều, hình thận, có mùi xạ, dài 5 đến 6 cm, rộng 3,5 cm, quả non màu xanh, quả già màu
nâu, có 5 lằn dọc và có nhiều lông, khi chín nứt theo đường hàn mép lá noãn. Hạt hình hạt
đậu, màu đen, có nhiều vân đồng tâm màu nâu, kích thước 0,3 - 0,35 x 0,2 cm, có mùi xạ
(Trương Thị Đẹp và ctv, 2011).

Cây vông vang ra hoa từ tháng bảy đến tháng chín, hạt giống chín từ tháng tám
đến tháng mười. Những bông hoa có mùi thơm là hoa lưỡng tính và được thụ phấn
nhờ côn trùng (Orwa và ctv, 2009).
2.1.3 Phân bố, sinh thái, sinh lý
Ở nước ta cây vông vang mọc rải rác từ vùng núi thấp (thường dưới 1000 m) đến
trung du và đôi khi thấy ở cả đồng bằng, thường mọc lẫn với các loại cây cỏ thấp ở nương
rẫy, ven đồi, bãi hoang hay ven đường đi. Ngoài ra cây vông vang còn xuất hiện ở nhiều
nơi trên thế giới như Ấn Độ, miền nam Trung Quốc và các vùng nhiệt đới châu Á, và một
số đảo Thái Bình Dương (Pier, 2003). Xuất hiện ở nhiều khu vực nông nghiệp, rừng tự
nhiên, rừng trồng, đồng cỏ, khu vực ven sông, khu đô thị, có thể phát triển trên các vùng
đất ngập mặn (Mishra Naik, 2000). Vông vang là loài cây ưa sáng, có thể hơi chịu hạn,
cây con mọc từ hạt thường vào tháng 4 - 5, sinh trưởng nhanh trong mùa hè, đến cuối mùa
thu thì có hoa quả. Quả vông vang già tự mở cho hạt phát tán ra xung quanh, sau đó toàn
cây tàn lụi một phần (cành lá), phân thân cành còn lại sẽ mọc trồi vào mùa xuân năm sau
(Trương Thị Đẹp và ctv, 2011). Vông vang thích hợp với độ pH trong khoảng 6 - 7,8. Cây

4


vông vang không thể phát triển trong bóng râm. Nó đòi hỏi độ ẩm đất cao và yêu cầu đất

thoát nước tốt (Orwa và ctv, 2009).
2.1.4 Công dụng
Người ta thường sử dụng rễ, lá cây vông vang để làm thuốc, thu hái quanh năm,
dùng tươi hoặc phơi khô. Hạt lấy ở những quả già (Trương Thị Đẹp và ctv, 2011). Hạt
được tách chiết lấy tinh dầu sử dụng cho các ngành công nghiệp nước hoa (Oudhia,
2001). Lá vông vang được dùng chữa táo bón, thuỷ thũng, tán ung độc, thúc đẻ. Ngày
dùng 20 – 40 g, dạng thuốc sắc, thuốc hãm hoặc dùng tươi giã nhuyễn vắt lấy nước uống.
Rễ vông vang chữa nhức mỏi chân tay, các khớp sưng nóng đỏ đau, co quắp, mụn nhọt,
viêm dạ dày hành tá tràng, với liều 20 - 40 g/ngày dưới dạnh thuốc sắc hoặc thuốc hãm
(Trương Thị Đẹp và ctv, 2011). Hạt chữa đái buốt, đái dắt, sỏi thận, sỏi bàng quang, đại
tiểu tiện bí kết, làm dễ đẻ và bôi mụn lở, giã dập hạt thêm nước uống hoặc sắc uống. Hạt
còn được dùng làm thuốc trấn kinh, chữa di tinh, ngày 4 – 6 g dưới dạng thuốc sắc hay
thuốc bột. Để chữa rắn cắn, lấy 50 g hạt vông vang hoặc nhiều ít tùy theo nặng nhẹ, nhai
nhỏ, nuốt nước, bã đắp lên vết cắn. Kiêng kỵ: cơ thể suy nhược, tiêu chảy, đái đêm nhiều
không nên dùng. Dầu thu được từ hạt sở hữu một mùi xạ hương giống như được sử dụng
trong ngành công nghiệp nước hoa (Oudhia, 2001). Vào ba kinh: can, tỳ, phế, có tác dụng
tiêu độc, sát trùng, trừ thấp, nhuận tràng, lợi tiểu, làm dễ đẻ (Huỳnh Ngọc Tựng, 2008).
2.1.5 Thành phần hóa học trong hạt vông vang
Hạt vông vang chứa tinh dầu gồm ambretolic [(Z) - 7 - hexadecen - 16 – olid], acid
ambretolic, farnesol, acid 12,13 - epoxyoleic, acid malvalic, acid sterculic, các acid C10,
C18 (acid oleic, acid palmitic, các acid C10, C12, C14, C16, C18). Năm 1996, Leung và
cộng tác viên đã tiến hành chiết xuất hạt vông vang, và nhận thấy trong hạt đó có chứa (Z)
- 5 - tetradecen - 14 - olid, (Z) - 5 - dodecenyl acetat và (Z) - 5 - tetradecenyl acetat với
các hiệu suất theo thứ tự 0,5, 0,01 và 0,4%. Vỏ hạt có 2 - trans, 6 - trans - farnesyl acetat,
2 - cis, 6 - trans - farnesyl acetat và oxacyclononodec - 10 - 2 - on (chất đồng đẳng của
ambretolid). Chất có mùi xạ chủ yếu là do ambretolid và (Z) - 5 - tetradecen-14-olid.
Hạt còn chứa các chất khác như methionin sulfoxyd, phospholipid (alpha cephalin, phosphatidylserin, phosphatidylcholin plasmalogen) và sterol (campesterol,
5



sitosterol, stigmasterol, ergosterol và cholesterol. Dầu hạt còn có acid palmitic, acid
myristic. Hạt còn có các acid béo mạch dài. Các acid béo nói trên nếu đã được tinh chế sẽ
tạo mùi xạ của ambretolid, hiệu suất từ 0,2 - 0,6% (Leung và ctv, 1996).
2.1.6 Đặc điểm bột dược liệu
Bột lá hơi mịn, màu xanh. Thành phần gồm mảnh mô mềm, lông che chở đơn bào,
mảnh biểu bì (nhìn ngang) mang lỗ khí kiểu dị bào hay hỗn bào, mảnh mô mềm giậu
(nhìn từ trên xuống), lông che chở đa bào hình sao, lông tiết, mảnh mạch xoắn.
Bột rễ hơi mịn, màu nâu nhạt. Thành phần gồm sợi, mảnh mạch điểm, tinh thể
calci oxalat hình cầu gai thước từ 12,5 - 25 µm, mảnh mô mềm chứa tinh bột, mảnh bần,
hạt tinh bột kích thước to và nhỏ.
Bột hạt mịn, màu trắng đục, có chấm đen. Mảnh vỏ hạt, mảnh nội nhũ.
2.2 Khái quát về nhân giống cây trồng in vitro
2.2.1 Khái niệm nuôi cấy mô tế bào thực vật
Nuôi cấy mô tế bào thực vật là một công cụ cần thiết trong nhiều lĩnh vực nghiên
cứu cơ bản và ứng dụng của ngành sinh học. Nhờ áp dụng kỹ thuật nuôi cấy mô, con
người đã thúc đẩy thực vật sinh sản nhanh hơn gấp nhiều lần tốc độ vốn có trong tự nhiên.
Do đó, tạo ra hàng loạt cá thể mới giữ nguyên tính trạng di truyền của cơ thể mẹ, làm rút
ngắn thời gian đưa một giống mới vào sản xuất. Hơn nữa, dựa vào kỹ thuật nuôi cấy mô
có thể duy trì và bảo quản cây trồng quý hiếm.
2.2.2 Một số thành tựu về nuôi cấy mô
Thành tựu của công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật được bắt đầu bằng thành
công của White (1934) nuôi cấy được một dòng rễ cà chua sinh trưởng mạnh và liên tục.
Sau đó, năm 1938, Nobecourt nhận được phân bào ở mô củ cà rốt Daucus carota. Cùng
năm 1938, White đã nuôi cấy được mô tượng tầng của cây thuốc lá lai Nicotiana glauca
lai với N. langsdorffi. Năm 1949, Camus ghép chồi lên khối mô nuôi cấy và thấy quá
trình phân hóa ống mạch xảy ra trong khối mô. Năm 1956, Miller và Skoog đã tạo chồi
thành công từ mô thuốc lá nuôi cấy. Trong giai đoạn này, Skoog đã phát hiện ra kinetin là
một chất điều khiển quá trình phân bào và phân hóa chồi. Năm 1958 - 1959, Steward và
Reinert đã sử dụng nước dừa vào nuôi cấy tế bào cà rốt và đã thu được phôi từ tế bào cà
6



rốt nuôi cấy. Tiếp theo có các kết quả nghiên cứu về sự tác động của các nhân tố bên
trong và bên ngoài ảnh hưởng đến sự hình thành cơ quan (Brown và Thorpe, 1986).
Qua kết quả nghiên cứu quá trình hình thành cơ quan in vitro (Brown và Thorpe,
1986), cho thấy có 3 nhân tố ảnh hưởng trực tiếp: môi trường nuôi cấy, điều kiện nuôi cấy
và mẫu được sử dụng trong nuôi cấy. Vận dụng quá trình hình thành cơ quan in vitro qua
sự tác động tương hỗ của các nhân tố nói trên, có hàng ngàn loài thực vật đã được nghiên
cứu quá trình hình thành chồi và rễ.
2.2.3 Lợi ích của nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào thực vật
Theo Bùi Bá Bổng (1995), nhân giống bằng nuôi cấy mô có những lợi điểm như:
Tạo ra cây con đồng nhất và giống như cây mẹ. Đặc tính này giống như nhân giống vô
tính. Đối với các cây trồng thuộc nhóm thụ phấn chéo như phần lớn các loài cây ăn trái,
các cây con sinh ra từ hạt không hoàn toàn đồng nhất, và có thể không giống như cây mẹ,
trong trường hợp này nhân giống vô tính có lợi điểm hơn nhân giống qua hạt.
So với kiểu nhân giống vô tính thông thường (chiết cành, hom), nhân giống bằng
nuôi cấy mô có ưu điểm là có thể nhân một số lượng cây con lớn từ một cá thể ban đầu
trong thời gian ngắn. Có thể tạo ra cây con sạch bệnh nhờ áp dụng việc chọn lọc vật liệu
ban đầu một cách chặt chẽ hoặc làm cho vật liệu ban đầu trở nên sạch bệnh. Không chiếm
nhiều diện tích, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, điều kiện ngoại cảnh. Một giống cây
quý có thể được nhân ra nhanh chóng để đưa vào sản xuất. Việc trao đổi giống được dễ
dàng.
 Hạn chế:
Hạn chế về chủng loại sản phẩm: trong điều kiện kỹ thuật hiện nay, không phải tất
cả cây trồng đều được nhân giống thương phẩm bằng phương pháp nuôi cấy mô. Nhiều
cây trồng có giá trị kinh tế hoặc quý hiếm vẫn chưa thể nhân nhanh để đáp ứng nhu cầu
thực tiễn hoặc bảo quản nguồn gen
Chi phí sản xuất cao: nuôi cấy mô đòi hỏi lao động kỹ thuật thành thạo. Do đó, giá
thành sản phẩm còn khá cao so với các phương pháp truyền thống.
Hiện tượng sản phẩm bị biến đổi kiểu hình: cây con nuôi cấy mô có thể sai khác

với cây mẹ ban đầu do hiện tượng biến dị tế bào soma. Kết quả là cây con không giữ
7


được đặc tính của cây mẹ. Tỷ lệ biến dị thường thấp ở giai đoạn đầu nuôi cấy, nhưng sau
đó có chiều hướng tăng lên khi nuôi cấy kéo dài (Lê Văn Hoàng, 2010).
2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhân giống in vitro
2.2.4.1 Mẫu nuôi cấy
Murashige (1974), ghi nhận sự quan trọng của chọn lựa mẫu cấy thích hợp và chỉ
ra hết những cơ quan có thể dùng để nuôi cấy mô. Khi chọn lọc mẫu cần chú ý một số
nhân tố bao gồm kiểu gen, cơ quan được chọn lọc, tuổi sinh lý, mùa vụ, giai đoạn sinh
trưởng, độ khoẻ của mẫu và nguồn mẫu.
Kiểu gen: kiểu gen ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình nuôi cấy. Với loài thuốc lá
được sử dụng như cây kiểu mẫu, Cheng và Smith (1973), ghi nhận sự khác nhau giữa các
genom qua nuôi cấy sinh trưởng mô lõi. Hơn nữa, Jaramillo và Summers (1990), ghi nhận
kiểu di truyền ảnh hưởng đến số lượng và đường kính mô sẹo qua nuôi cấy hạt phấn cà
chua Lycopersycon esculentum Mill.
Chọn cơ quan: Murashige (1974), cho rằng hầu hết các loại cơ quan và mô đều có
khả năng sử dụng nuôi cấy in vitro. Ông cho rằng mẫu nuôi cấy khác nhau ở các loài khác
nhau, như ở Petunia dùng chồi đỉnh để nuôi cấy, theo Doerschung và Miller (1976) cho
rằng chồi mầm thích hợp làm mẫu nuôi cấy ở các cây nẩy mầm từ hạt.
Tuổi và sinh lý: tuổi thực của mẫu nuôi cấy và tuổi theo mùa trong năm của mẫu
nuôi cấy cho thấy có ảnh hưởng quan trọng đến sự biệt hoá tế bào và tuổi sinh lý. Có
nhiều nghiên cứu khác nhau vế ảnh hưởng của tuổi sinh lý mẫu nuôi cấy, theo Pierik
(1970) ghi nhận rễ phát sinh trên lá non và không phát sinh trên lá già.
Mẫu in vitro: trong những năm gần đây, nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy mẫu in
vitro có khả năng tái sinh cao hơn mẫu lấy từ cây mẹ trên đồng ruộng hay trong vườn
ươm như ở cây Azalea (Economou và Read, 1986). Tuy nhiên, Lu và cộng sự (1991), ghi
nhận nuôi cấy túi phấn đạt tỷ lệ thành công cao khi nuôi cấy túi phấn trên cây đồng ruộng.
Sức sống của mẫu: điều cần thấy rằng mẫu cây mẹ có ảnh hưởng rất quan trọng

đến nuôi cấy in vitro. Morel (1952, 1955), nuôi cấy đỉnh sinh trưởng để loại virus sản
xuất những cây sạch bệnh và điều này nói lên rằng cần phải cẩn thận chọn mẫu nuôi cấy
nhất là đối với những cây bệnh, nếu nuôi cấy cây bị bệnh thì sẽ có một số lượng lớn
những cây bệnh được nhân lên.
8


2.2.4.2 Điều kiện nuôi cấy
Nhiệt độ thích hợp cho nuôi cấy mô là 20 – 27oC. Theo Murashige (1974), nhiệt độ
ảnh hưởng sâu sắc đến sinh trưởng và phát triển cây in vitro qua những tiến trình sinh lý
như hô hấp hay hình thành tế bào hay cơ quan.
Cường độ ánh sáng là một nhân tố quan trọng trong quang hợp, ảnh hưởng đến khả
năng nuôi cấy in vitro cây có lá xanh. Ảnh hưởng của ánh sáng hình như có liên hệ với
các loài, có loài chịu ánh sáng cao, ánh sáng trung bình và ánh sáng thấp hay tối
(Papachatzi và ctv, 1981; Miller và Murashige, 1976; Thorpe và Murashige, 1970). Việc
nuôi cấy in vitro tốt nhất trong điêu kiện ánh sáng 1000 lux (Dương Công Kiên, 2002).
Quang kỳ và chất lượng ánh sáng:
Thời gian chiếu sáng: ảnh hưởng sâu sắc đến những đáp ứng sinh lý ở cây trồng.
Chất lượng ánh sáng: ảnh hưởng trực tiếp đến cây in vitro, vì ánh sáng cao hơn
ánh sáng đỏ hay ánh sáng đỏ có ảnh hưởng đến những biến đổi sinh lý trên cây như ra
hoa, chế độ dinh dưỡng và những hiện tượng khác như tăng sinh chồi in vitro.
Các chất khí: thành phần chất khí trong bình nuôi cấy có ảnh hưởng đến sinh
trưởng cây in vitro. O2, CO2 và ethylen là những thành phần chất khí được khảo sát nhiều
trong môi trường nuôi cấy. Ẩm độ cũng được quan tâm đến, do ảnh hưởng đến quá trình
làm khô mẫu nuôi cấy.
2.2.4.3 Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy
Lựa chọn môi trường nuôi cấy thích hợp trong nuôi cấy mô là rất cần thiết. Vì mỗi
loại cây trồng khác nhau đều yêu cầu một hàm lượng dinh dưỡng khác nhau. Mặt khác,
môi trường còn thay đổi tuỳ thuộc vào sự phân hoá của mô cấy, tuỳ theo trường hợp duy
trì mô ở trạng thái mô sẹo, tạo rễ, tạo mầm hay tái sinh cây hoàn chỉnh.

Việc lựa chọn môi trường cần dựa vào tài liệu đã cho cùng đối tượng nuôi cấy
hoặc thăm dò qua một số môi trường đã cho để xác định môi trường thích hợp cho mẫu
nuôi cấy. Các môi trường đều được thành lập từ một số thành phần chính với nguyên tắc
có sự cân bằng các yếu tố trong môi trường.

9


Các thành phần chính: đường làm nguồn carbon, các muối khoáng đa lượng, các
vitamin, các chất sinh trưởng. Ngoài ra các tác giả còn cho thêm một số chất hữu cơ như:
nước dừa, nước chiết nấm men.
2.2.5 Những vấn đề trong nhân giống in vitro
2.2.5.1 Tính bất định về mặt di truyền
Mặc dù kỹ thuật nhân giống vô tính đã được sử dụng nhằm mục đích tạo ra quần
thể cây trồng đồng nhất (true - to - type) với số lượng lớn, nhưng cũng tạo ra những biến
dị soma qua nuôi cấy mô sẹo và nuôi cấy tế bào đơn. Những biến dị này được nghiên cứu
vận dụng vào cải thiện giống cây trồng (Evans và Sharp,1986, 1988; Larkin, 1987). Tần
số biến dị thì hoàn toàn khác nhau và không lặp lại (Fish và Karp, 1986). Những nhân tố
gây ra biến dị tế bào soma như: kiểu di truyền, thể bội, số lần cấy chuyền, loại mô.
2.2.5.2 Sự hoại mẫu
Có hai tác nhân làm hư mẫu nuôi cấy in vitro:


Bị vi sinh vật huỷ hoại, có thể khử trùng mẫu trước khi đưa vào môi trường.



Bị virus hay thể giống như virus xâm nhiễm, không hại mẫu nhưng có ảnh
hưởng về sau.


Tuy nhiên có sự xâm nhiễm của vi sinh vật như Agrobacterrium, Bacillus và
Pseudomanas vào nhu mô dẫn truyền sẽ hoại mẫu khi tế bào bắt đầu phân chia.
Có thể làm giảm khả năng hoại mẫu bằng cách:


Khử trùng mẫu trước khi cấy vào môi trường.



Sử dụng mẫu nuôi cấy là mô phân sinh đỉnh.

2.2.5.3 Hiện tượng tiết chất gây độc từ mẫu cấy trong nuôi cấy in vitro
Trong nuôi cấy in vitro, thường xuất hiện hiện tượng hoá nâu hay hoá đen mẫu,
ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của mẫu, ngăn chặn sự phát triển hoặc hư mẫu. Hiện
tượng này là do mẫu nuôi cấy có chứa nhiều chất tannin hay hydroxyphenol, có nhiều
trong mô già hơn mô sẹo (Lê Văn Hoàng, 2010). Khi môi trường và mô cấy bị đổi màu
quá mức thì absorbent được sử dụng. Hai loại absorbent thông thường là
polyvinylpyrrolidone (PVP) và than hoạt tính. Nhưng một số nghiên cứu cho rằng nên sử
dụng than hoạt tính (Yassen và ctv, 1995, Wann và ctv, 1997)
10


Nhiều phương pháp làm giảm sự hoá nâu được đề nghị và được nhiều nhà khoa
học đồng ý như:
Sử dụng mẫu cấy nhỏ từ mô non.
Gây ít vết thương trên mẫu khi khử trùng.
Ngâm mẫu vào dung dịch ascorbic acid và citric acid vài giờ trước khi cấy.
2.2.5.4 Hiện tượng thủy tinh thể
Thân, lá phồng to chứa nhiều nước, cây có dạng trong. Đây là một dạng bệnh lý
thường thấy khi cây được nuôi trong môi trường mà việc trao đổi khí giữa cây và môi

trường bên ngoài bị dừng lại, quá trình thoát hơi nước tập trung trong cây, đưa đến sự
chết của mô trong nuôi cấy (Trần Văn Minh, 1999).
Một số phương pháp hạn chế quá trình hoá thuỷ tinh thể:
Giảm sự hút nước của cây trong in vitro bằng cách tăng nồng độ đường trong môi
trường cấy hoặc dùng các chất có áp suất thẩm thấu cao.
Tránh gây thương tổn trên mẫu cấy và tiếp xúc với mẫu cấy ít nhất.
Ở một số loài có thể sử dụng chất ABA.
Giảm nồng độ đạm trong môi trường cấy.
Giảm C2H2 trong bình nuôi cấy bằng cách thông gió tốt, tăng cường ánh sáng và
giảm nhiệt độ phòng cấy.
2.2.6 Chất điều hoà sinh trưởng thực vật
Sự hiện diện của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật đã được khám phá ra cuối
thế kỷ 20. Trong đó chất Auxin là chất được khám phá đầu tiên vào năm 1934, kế đến là
các chất Gibbérellines và chất Cytokinin trong những năm 1950. Chất chất điều hòa sinh
trưởng thực vật hay hormones sinh trưởng là các hợp chất hữu cơ (gồm các sản phẩm
thiên nhiên của thực vật và các hợp chất tổng hợp nhân tạo). Chúng có tác dụng điều tiết
các quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật. Tuy nhiên, các chất chất điều hòa
sinh trưởng thực vật chỉ làm tăng cường quá trình trao đổi chất mà không tham gia trực
tiếp vào quá trình trao đổi chất. Nó không thể dùng để thay thế chất dinh dưỡng. Chất
chất điều hòa sinh trưởng thực vật gây nên tác dụng mạnh mẽ với một lượng vô cùng bé
lên trao đổi chất của tế bào, ở nồng độ cao chúng có thể hoạt động như chất kìm hãm.
11


Mỗi một chất chất điều hòa sinh trưởng thực vật đều mang một chức năng riêng, nhưng
trong cơ thể của thực vật, để điều khiển những hoạt động của thực vật, chúng tham gia
vào thường không phải là một mà là vài chất. Tuỳ mỗi giai đoạn nuôi cấy, giai đoạn phát
triển của thực vật, sự kết hợp các chất này có khác nhau.
2.2.6.1 Auxin
Auxin được khám phá ra do các thí nghiệm thực hiện trên các phản ứng về đường

cong của loài Coléoptiles họ Graminées. Tác dụng sinh lý của auxin chủ yếu làm tăng thể
tích của tế bào, kích thích sự hình thành rễ, kìm hãm sự sinh trưởng của chồi bên, kìm
hãm sự rụng hoa, rụng quả. Auxin hoạt hoá các hợp chất cao phân tử (protein, cellulose,
pectin) và ngăn cản sự phân giải chúng. Auxin được xem là hormone thực vật quan trọng
nhất vì chúng có vai trò rất cơ bản trong quá trình phối hợp sinh trưởng và biệt hoá tế bào
cần thiết cho sự phát triển bình thường của thực vật. Auxin cùng với một số chất điều
chỉnh khác đảm bảo cho sự tạo thành khối các tế bào đang phân chia thành cơ thể thực vật
hoàn chỉnh. Trong nuôi cấy mô thường sử dụng: Indol acetic acid (IAA); Naphthyl acetic
acid (NAA); 2,4 - D Dichlorophenol acetic acid (2,4 - D); Indol butyric acid (IBA).
2.2.6.2 Cytokinin
Bao gồm các nhóm chất thường dùng: Benzyladenine (BA); Kinetin (Kn); Zeatin
(Z); Thidiazuron (TDZ). Cytokinin có tác dụng kích thích sự sinh trưởng của tế bào cấy
mô và làm tăng tốc độ phân bào. Khi ở nồng độ cao, nó có tác dụng kích thích sự tạo
chồi, đồng thời ức chế sự phân hoá rễ của mô cấy. Cytokinin có hiệu quả rất rõ trên sự
phân chia của tế bào, trong quá trình này cytokinin cần thiết nhưng chúng không có hiệu
quả nếu vắng mặt auxin.
Trong một tỷ lệ giữa cytokinin và auxin thì có kích thích tạo chồi hay tạo rễ, thông
thường cytokynin cao hơn auxin thì kích thích tạo chồi, auxin cao hơn cytokinin thì kích
thích sự tạo rễ. Trong cơ thể thực vật cytokinin có tác dụng rất lớn là tăng cường sự tổng
hợp DNA và protein, kích thích quá trình trao đổi chất (Trần Thị Dung, 2003).
2.2.7 Một số thành tựu về nuôi cấy mô cây dược liệu ở Việt Nam
Kỹ thuật nhân giống in vitro ở Đại học Huế cũng giúp bảo tồn và tạo ra nhiều cây
dược liệu. Điển hình là cây qua lâu, một loài dược liệu quý chứa nhiều hợp chất hóa học
12


có giá trị như các loại protein có thể kháng virus. Mẫu cây qua lâu để nhân giống được lấy
từ Vườn Quốc gia Bạch Mã rồi khử trùng, sau đó đưa vào môi trường dung dịch. Sau 4
tuần nuôi cấy, tỷ lệ hạt nảy mầm đạt tới 88%. Cây con giống qua lâu đã được trồng phổ
biến trên đất thịt, cát cho tỷ lệ sống và năng suất cao. Ngoài ra, kỹ thuật nhân giống in

vitro còn thành công với các cây dược liệu khác như nha đam cho tỷ lệ sống đến 75%; đặc
biệt là sử dụng kỹ thuật nhân giống in vitro để tái sinh chồi và cụm chồi trong nuôi cấy
cây hà thủ ô đỏ.
Năm 2009, Võ Châu Tấn và Huỳnh Minh Tư (thuộc khoa Sinh - Môi trường,
trường Đại học Sư Phạm – ĐHĐN) đã tiến hành nghiên cứu nhân giống bằng kỹ thuật in
vitro. Sau thời gian 2 năm thử nghiệm (2009 - 2011) với nhiều con đường phát sinh hình
thái khác nhau, nhóm nghiên cứu đã xây dựng thành công “Quy trình nhân giống in vitro
cây ba kích tím” có nguồn gốc từ huyện Tây Giang Quảng Nam với chất lượng cây giống
tốt, sạch bệnh. Đặc biệt, nhóm nghiên cứu đã tiến hành trồng thử nghiệm, đánh giá khả
năng thích nghi trên các điều kiện sinh thái khác nhau của loài cây này. Kết quả cho
thấy, giống cây ba kích in vitro có khả năng sinh trưởng phát triển nhanh, thích nghi tốt
với điều kiện vùng gò đồi có độ dinh dưỡng thấp với hiệu quả kinh tế cao, một giải pháp
phát triển kinh tế cho người dân ở các khu vực này, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.
Ngoài ra, còn có một số cây dược liệu đã được nhân giống thành công bằng
phương pháp in vitro như: cây sâm cau (là cây dược liệu với đặc tính chống ung thư có
nguy cơ tuyệt chủng được đăng trên tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng số
6(47) năm 2011), cây sâm Ngọc Linh (Dương Tấn Nhựt, 2008), cây Lô Hội (Nguyễn Thị
Kim Thanh, Dương Huyền Trang, 2008)
2.3. Lược duyệt các công trình nghiên cứu cây vông vang trong và ngoài nước
Năm 2010, tác giả Trương Thị Đẹp và cộng sự đã nghiên cứu về đặc điểm sinh
trưởng của cây vông vang. BS Nguyễn Ngọc Tựng (2008) viết về những công dụng của
cây vông vang và những bài thuốc có vông vang. Ngoài ra còn có một số tác giả nước
ngoài như: Nautiyal và Tiwari, 2011; Orwa và ctv, 2009.
Về lĩnh vực nuôi cấy mô cây vông vang, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu vấn
đề này. Năm 2005, Maheshwari và Anil Kumar đã thực hiện nghiên cứu về tái sinh chồi
13


cây vông vang bằng phương pháp in vitro. Năm 2008, Renu Sharma và Anwar Shahzad,
trường đại học Aligarh Muslim, Ấn Độ đã nghiên cứu ảnh hưởng của TDZ đến khả năng

tạo chồi cây vông vang. Năm 2011, Ashish và cộng sự ở đại học R.T.M. Nagpur, Ấn Độ,
đã nghiên cứu về khả năng tạo mô sẹo ở cây vông vang in vitro bằng cách sử sụng nồng
độ hormone khác nhau.

14


×