Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Đề cương PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NHÃN HIỆU ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.58 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ

ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT
ĐỊNH LỰA CHỌN NHÃN HIỆU ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Giáo viên hướng dẫn:

Nhóm thực hiện:

TS. Nguyễn Hữu Tâm
(+0.5)

Trần Thị Kim Chi

B1505480 100%

Nguyễn Đỗ Trúc Uyên B1505519 100%
Võ Thị Kim Loan

Cần Thơ - 2017

B1505489 100%


1. Đặt vấn đề nghiên cứu:
Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống người dân ngày càng nâng cao nên
việc áp dụng các công nghệ, máy móc, thiết bị hiện đại (điện thoại, máy vi
tính,...) để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống không trở nên xa lạ với mọi người.


Trong đó, điện thoại di động được sử dụng ở hầu hết các tầng lớp vì điện thoại di
động nhỏ, gọn chúng ta có thể đem theo bất cứ lúc nào và điện thoại đem lại rất
nhiều lợi ích trong cuộc sống như: dùng để liên lạc, dùng để giải trí như lên
mạng, nghe nhạc,... được tiêu thụ mạnh trên thị trường nên thị trường kinh doanh
điện thoại rất đa dạng và phong phú. Tạo nên sự đòi hỏi ngày càng cao của khách
hàng đối với sản phẩm điện thoại di động và khách hàng cũng gặp không ít
những khó khăn trong quá trình chọn mua điện thoại di động.
Hiện nay, có rất nhiều nhãn hiệu điện thoại danh tiềng trên thế giới như
Apple, Samsung, Oppo, Nokia, Asus... đều đã và đang không ngừng đem những
sản phẩm điện thoại mới và trang bị công nghệ hiện đại nhất vào Việt Nam.
Với rất nhiều thương hiệu và kiểu dáng khác nhau đã khiến cho người tiêu
dùng nói chung cũng như sinh viên trường Đại học Cần Thơ nói riêng không
khỏi băn khoăn khi quyết định lựa chọn mua một chiếc điện thoại di động. Để
giải quyết vấn đề này, nhóm chúng tôi đã quyết định lựa chọn đề tài “Phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhãn hiệu điện thoại di động
của sinh viên trường Đại học Cần Thơ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
2.1. Mục tiêu chung:
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhãn hiệu điện
thoại di động của sinh viên trường Đại học Cần Thơ và đưa ra sự tư vấn để giúp
sinh viên có thể lựa chọn được nhãn hiệu phù hợp với sinh viên.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu thực trạng của việc lựa chọn các nhãn hiệu điện thoại di động phổ
biến của sinh viên trường Đại học Cần Thơ.
1


- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhãn hiệu điện
thoại di động của sinh viên trường Đại học Cần Thơ.
- Đưa ra sự tư vấn để giúp sinh viên có thể lựa chọn được nhãn hiệu phù hợp.

3. Kiểm định giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu
3.1.

Kiểm định giả thuyết:

- Không có sự khác biệt về việc lựa chọn nhãn hiệu điện thoại giữa sinh viên
nam và sinh viên nữ.
- Không có sự khác biệt về việc lựa chọn nhãn hiệu điện thoại giữa sinh viên
các khoa khác nhau.
3.2. Câu hỏi nghiên cứu:
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhãn hiệu điện thoại di
động của sinh viên trường Đại học Cần Thơ?
- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này quyết định lựa chọn nhãn hiệu điện
thoại di động ra sao?
- Sinh viên Đại học Cần Thơ cần phải lựa chọn nhãn hiệu điện thoại như thế
nào để phù hợp với mục đích sử dụng của bản thân?
4. Phạm vi nghiên cứu:
4.1. Phạm vi về không gian:
- Đề tài thực hiện ở trường Đại học Cần Thơ.
4.2. Phạm vi về thời gian:
- Số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài là số liệu năm 2014, 2015 và 2016.
- Số liệu sơ cấp sử dụng trong đề tài là số liệu năm 2017.
- Đề tài được thực hiện từ 9/9/2017 đến 9/11/2017.

2


4.3. Phạm vi về nội dung:
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhãn hiệu điện
thoại của sinh viên trường Đại học Cần Thơ cụ thể là sinh viên hệ chính quy.

5. Lược khảo tài liệu:
- Theo nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Hải (2010) về
các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng mua điện thoại đi động nhãn hiệu Nokia
của người tiêu dùng ở thành phố Cần Thơ, để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn nhãn hiệu điện thoại Nokia của người tiêu dùng Thành phố
Cần Thơ, tác giả đã sử dụng số liệu thu thập từ một cuộc điều tra bằng bản câu
hỏi với số người được khảo sát là 150. Sử dụng phương pháp phân tích hệ số tin
cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA), với 20 biến quan sát
đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng mua điện thoại, tác giả đã nhóm
lại thành 5 nhân tố chung sử dụng cho mô hình phân tích hồi quy. Kết quả phân
tích hồi quy chỉ ra rằng chất lượng phục vụ, giá cả cảm nhận, chất lượng cảm
nhận và tính năng – kiểu dáng là 4 nhân tố có ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn
điện thoại nhãn hiệu Nokia của người tiêu dùng ở thành phố Cần Thơ.
- Theo nghiên cứu của Nguyễn Trường Sơn và cộng sự (2008) về sự ảnh
hưởng của giá trị thương hiệu đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng trong thị
trường điện thoại di động Việt Nam để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa
chọn nhãn hiệu điện thoại của người tiêu dùng trong nước. Dựa trên các dữ liệu
thu thập được bằng việc khảo sát thực tế trên một mẫu điều tra có tính đại diện
cao và dựa trên các mô hình lý thuyết về giá trị thương hiệu đã được công bố
trong các nghiên cứu trước đây , bài báo đã lượng hóa sự tác động của các yếu tố
cấu thành giá trị thương hiệu đến hành vi người tiêu dùng trên thị trường điện
thoại di động hiện nay ở Việt Nam. Kết quả cho thấy giá trị thương hiệu đã góp
phần quan trọng tạo ra và duy trì sự trung thành thương hiệu trong thói quen mua
sắm của người tiêu dùng Việt Nam đối với sản phẩm điện thoại di động. Nói cách
khác giá trị thương hiệu có tác động rất lớn đến hành vi mua sắm của người tiêu
dùng.
3


- Theo nghiên cứu của Nguyễn Thành Công và Phạm Ngọc Thúy (2007) về

các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu
điện thoại đi động, bài báo nhằm nhận dạng các yếu tố có ảnh hưởng đến lòng
trung thành của khách hàng đối với thương hiệu điện thoại di động . Các tác giả
đã khảo sát 434 khách hàng có sử dụng điện thoại di động tại thành phố Hồ Chí
Minh. Kết quả khảo sát cho thấy có 5 trong 9 yếu tố được xem xét có ảnh hưởng
đến lòng trung thành của khách hàng là uy tín thương hiệu, tính năng sản phẩm,
giá cả cảm nhận, thái độ đối với khuyến mãi, và nhận biết thương hiệu. Bài báo
cũng đưa ra một số nhận định cho các nhà quản lý.
6. Phương pháp nghiên cứu:
`6.1. Phương pháp luận:
6.1.1. Một số khái niệm trong nghiên cứu:
- Điện thoại di động là gì?
+ Điện thoại di động còn gọi là điện thoại cầm tay, là loại điện thoại kết
nối dựa trên sóng điện từ vào mạng viễn thông. Nhờ có kết nối sóng, còn gọi là
"kết nối không dây", mà điện thoại di động thực hiện trao đổi thông tin khi đang
di chuyển. Nó là một thiết bị không chỉ đơn thuần là thực hiện và nhận các cuộc
gọi, tin nhắn, thư thoại mà còn tích hợp các chức năng khác như chụp hình, nghe
nhạc, xem video. Tính năng cơ bản của nó là có thể truy cập internet một cách
nhanh chóng. Ngoài ra, nó cần phải có khả năng chạy một số chương trình của
máy tính còn được gọi là ứng dụng
- Nhãn hiệu là gì?
+ Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá dịch vụ
cùng loại được sản xuất hoặc cung cấp bởi các doanh nghiệp khác nhau.
- Chất lượng sản phẩm được xác định qua các yếu tố nào?
+ Chất lượng sản phẩm được cảm nhận qua 3 yếu tố chinh: yếu tố bên
trong, yếu tố bên ngoài, yếu tố lưỡng tính. (Olson & Jacoby 1972).
- Kiểu dáng là gì?
4



+ Kiểu dáng là hình dạng bên ngoài có thể thấy được.
- Tính năng là gì?
+ Tính năng là những đặc tính kỹ thuật, chẳng hạn như camara sắc nét,
cảm ứng đa điểm, âm thanh vòm, hai sim hai sóng,...
- Quảng cáo là gì?
+ Quảng cáo là những hình thức truyền thông trực tiếp được thực hiện
thông qua các phương tiện truyền tin phải trả tiền và xác định rõ nguồn kinh phí.
(Philip Kotler, 2004).
- Chất lượng dịch vụ là gì?
+ Dịch vụ là bất kỳ hoạt đông hay lợi ích nào mà chủ teh63 này cung
cấp cho chủ thể kia, trong đó đối tượng cung cấp nhất thiết phải mang tính vô
hình và không dẫnđến quyền sở hữu một vật nào cả, còn việc sản xuất dịch vụ có
thể hoặc không có thể gắn liền với một sản phẩm vật chất nào. ( Philip Kotler,
2004).
- Thu nhập là gì?
+ Thu nhập chính là chính những khoản thu của người tiêu dùng.
- Phương pháp phân tích nhân tố là gì?
+ Phân tích nhân tố khám phá EFA là một trong những phương pháp
phân tích thống kê dùng để rút gọn nhiều biến quan sát với nhau thành một tập
hợp các biến (nhân tố) để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết
các thông tin của tập biến ban đầu (Hair, 1998). Cách biến trong cùng một nhân
tố sẽ được tính giá trị trung bình đại điện cho nhân tố đó để thực hiện các phân
tích như phân tích tương quan, hồi qui, ANOVA…
6.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn:
- Qua nghiên cứu một số lý thuyết liên quan đến hành vi người tiêu dùng
và một số nghiên cứu đã có về hành vi người tiêu dùng đối với điện thoại di
động, chúng ta có thể tóm tắt những nhân tố tác động chủ yếu đến ý định mua
điện thoại di động của người sinh viên bao gồm:
+ Cảm nhận về sự hữu ích;
5



+
+
+
+
+
+
+
+
+

Cảm nhận về tính dễ sử dụng;
Hình ảnh thương hiệu;
Tính năng và kiểu dáng;
Thu nhập của sinh viên;
Chương trình khuyến mãi và quảng cáo;
Chất lượng phục vụ;
Ảnh hưởng của các yếu tố xã hội;
Kiến thức về sản phẩm;
Giá cả.

6.2. Phương pháp phân tích:
6.2.1. Phương pháp thu thập số liệu:
- Số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài được thu thập từ bài báo, bài
nghiên cứu, trang thông tin của trường Đại học Cần Thơ và trên Internet.
- Số liệu sơ cấp sử dụng trong đề tài được thu thập bằng cách phỏng
vấn trực tiếp sinh viên trường Đại học Cần Thơ thông qua bảng câu hỏi được
soạn trước bằng phương pháp chọn mẫu lựa ngẫu nhiên phân tầng.
6.2.2. Phương pháp phân tích:

- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả việc lựa chọn nhãn
hiệu điện thoại di động của sinh viên trường Đại học Cần Thơ.
- Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) để phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhãn hiệu điện thoại của sinh viên
trường Đại học Cần Thơ.
- Từ mô tả và phân tích ở trên đưa ra sự tư vấn để giúp sinh viên có thể
lựa chọn được nhãn hiệu phù hợp.
7. Kết quả và thảo luận
8. Kết luận và kiến nghị

9. Tài liệu tham khảo:
6


- Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Hải, 2010. Các nhân tố ảnh hưởng đến
xu hướng mua điện thoại đi động nhãn hiệu Nokia của người tiêu dùng ở thành
phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số 15b, trang 245253.
- Nguyễn Trường Sơn và cộng sự, 2008. Sự ảnh hưởng của giá trị thương
hiệu đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng trong thị trường điện thoại di
động Việt Nam. Tạp chí khoa học và công nghệ trường Đại học Đà Nẵng. Số 6,
trang 121-127.
- Nguyễn Thành Công và Phạm Ngọc Thúy, 2007. Các yếu tố ảnh hưởng đến
lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu điện thoại đi động. Tạp chí
phát triển Khoa học & Công nghệ. Số 8, trang 42-50.
- J.F.Hair,R.E.Anderson,R.L.Tatham and William C.Black ,1998.
Multivariate

Data

Analysis.


Fifth

Edition.

Prentice-Hall

International,Inc.
- Jerry C. Oision Jacob Jacoby ,J. , J.C, Haddock, 1971. RA Price,
Tên thương hiệu và đặc điểm thành phần sản phẩm như là các
yếu tố quyết định chất lượng cảm nhận. Tạp chí Tâm lí học ứng
dụng.
- Philip Kotler, 2004. Marketing management. Prentice Hall.

7



×