Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ dự TRỮ THÉP tại CÔNG TY TNHH THANH PHÚ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (981.05 KB, 53 trang )

BỘ CÔNG THƢƠNG
TRƢỜNG CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI
KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH
===***===

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ DỰ TRỮ THÉP
TẠI CÔNG TY TNHH THANH PHÖ

Giảng viên hƣớng dẫn

: Trần Thị Hoài Nam

Sinh viên thực hiện

: Võ Thị Thắng

Chuyên ngành

: Quản trị DNTM

Lớp

: 08QT8.1

Đà Nẵng, tháng 06 năm 2017
i


LỜI CẢM ƠN
Đƣợc sự giới thiệu của Trƣờng cao đẳng Thƣơng Mại và sự chấp thuận của ban


giám đốc công ty TNHH Thanh Phú , em đã có 12 tuần thực tập tại công ty để nghiên
cứu tổng quát các hoạt động quản trị kinh doanh và chuyên sâu về công tác quản trị dự
trữ thép tại công ty nhằm hoàn thiện tốt báo cáo tốt nghiệp của mình. Trƣớc hết Em
xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc của Công Ty TNHH Thanh Phú đã tạo điều
kiện cho em đƣợc thực tập trong một môi trƣờng chuyên nghiệp. Trong thời gian thực
tập tại công ty em đã học hỏi đƣợc rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu. Xin cảm
ơn các Anh,Chị phòng kế toán và phòng kinh doanh đã cung cấp số liệu và thông tin
để em hoàn thành bài báo cáo này. Cảm ơn các Anh,Chị nhân viên đã tận tình giúp đỡ
và không ngại trao đổi những kinh nghiệm của mình trong thời gian vừa qua. Em cũng
xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trƣờng Cao Đẳng Thƣơng Mại đã tạo điều kiện
và bố trí thời gian hợp lý để em có thể va chạm với thực tế và đặc biệt là Cô Trần Thị
Hoài Nam trong thời gian qua, đã tận tình hƣớng dẫn cho em trong quá trình thực tập
và giúp em hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp này.Với vốn kiến thức còn hạn chế và
thời gian có hạn nên trong quá trình làm việc em không tránh khỏi những thiếu sót.
Em rất mong nhận đƣợc từ quý thầy cô sự thông cảm và những đóng góp , giúp đỡ để
em có thể bổ sung và hoàn thiện báo cáo thật tốt.
Em xin gửi lời chúc sức khỏe đến toàn thể ban quản lý ,các Anh Chị nhân viên
trong công ty và kính chúc cho công ty ngày một phát triển hơn,trở thành một công ty
phân phối thép lớn nhất ở thị trƣờng trong nƣớc và toàn quốc. Cuối cùng em xin kính
chúc quý thầy cô sức khỏe, công tác tốt và luôn thành công trong sự nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh Viên Thực Hiện
Võ Thị Thắng

ii


BẢNG DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT


VIẾT TẮT

NGHĨA TIẾNG VIỆT

1

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

2

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

3

CP

Cổ phần

4

KHKD

Kế hoạch kinh doanh

5


STT

Số thứ tự

6

ĐVT

Đơn vị tính

7

CCDV

Cung cấp dịch vụ

8

TM

Thƣơng mại

iii


DANH MỤC SƠ ĐỒ SỬ DỤNG
STT

Số hiệu


Tên

Trang

1

Sơ đồ 2.1

Sơ đồ cơ cấu tổ chức

16

2

Sơ đồ 2.2

Sơ đồ quá trình xuất hàng của

35

công ty

iv


DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG
STT

Số hiệu


Tên Bảng

1

Bảng 2.1

Bảng kết quả hoạt động kinh doanh
của công ty trong 3 năm gần đây

20

2

Bảng 2.2

Bảng tổng lƣợng thép tiêu thụ qua 3
năm

24

3

BBảng các kho chứa thép
Bảng 2.3

4

Bảng 2.4

Bảng các mặt hàng/ sản phẩm tiêu thụ

nhiều qua 3 năm

28

5

Bảng 2.5

Bảng các mặt hàng tồn kho qua 3
năm

29

Bảng 2.6

Bảng số lao động chuẩn bị để tiến
hành xuất hàng

35

6

25

Hình 2.2 Hình minh họa thanh thép xếp chồng
theo

7

Trang


Hình 2.3

khối lập phƣơng

33

Hình các kệ để chất xếp thép

34

v


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... i
BẢNG DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ SỬ DỤNG .................................................................................. iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG .........................................................................v
MỤC LỤC ...................................................................................................................... vi
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ DỰ TRỮ HÀNG
HÓA.................................................................................................................................2
1.1. Hàng hóa và vai trò của hàng hóa ..............................................................................2
1.1.1. Khái niệm:………………………………………………………………………..2
1.1.2. Vai trò:……………………………………………………………………………2
1.2. Dự trữ hàng hóa. ........................................................................................................2
1.2.1. Khái niệm................................................................................................................2
1.2.2. Chức năng ...............................................................................................................2

1.2.3. Mục đích dự trữ ......................................................................................................3
1.2.4. Vai trò dự trữ ..........................................................................................................3
1.2.5. Phân loại dự trữ .........................................................................................................
1.2.5.1. Phân loại theo vị trí của hàng hóa trong chuỗi cun ứng ......................................3
1.2.5.2. Phân loại theo nguyên nhân hình thành dự trữ ....................................................4
1.2.5.3. Phân loại theo mục đích dự trữ ...........................................................................5
1.2.5.4. Phân loại theo giới hạn của dự trữ .......................................................................5
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động dự trữ ............................................................5
1.3.1.1. Các nhân tố sản xuất ............................................................................................5
1.3.1.2. Các nhân tố tiêu dùng ..........................................................................................6
1.3.1.3. Phân bố lực lƣợng sản xuất và giao thông vận tải ...............................................6
1.3.1.4. Vốn kinh doanh và nguồn nhân lực của doanh nghiệp........................................6
1.3.1.5. Đặc điểm của sản phẩm .......................................................................................6
1.3.2. Các nhân tố bên ngoài.............................................................................................7
1.3.2.2. Đối thủ cạnh tranh ...............................................................................................7
1.3.2.3. Khách hàng ..........................................................................................................7
1.4. Nội dung quản trị dự trữ ............................................................................................8
1.4.1. Lập kế hoạch dự trữ ................................................................................................8
1.4.1.1. Xác định nhu cầu dự trữ. .....................................................................................8
1.4.1.2. Xác định thời điểm dự trữ ....................................................................................8
vi


1.4.2. Tiến hành dự trữ .....................................................................................................9
1.4.2.1. Tiếp nhận số lƣợng hàng hóa ...............................................................................9
1.4.2.2. Tiếp nhận chất lƣợng hàng hóa............................................................................9
1.4.2.3. Làm chứng từ kho ................................................................................................9
1.4.3. Kiểm tra hàng hóa sau khi tiếp nhận ......................................................................9
1.4.3.1. Nguyên tắc kiểm tra .............................................................................................9
1.4.3.2. Nội dung kiểm tra ..............................................................................................10

1.4.3.3. Qui trình nghiệp vụ kho hàng ............................................................................10
1.4.3.2. Bảo quản hàng hóa.............................................................................................10
1.4.4. Xuất hàng ..............................................................................................................11
1.4.4.1. Nguyên tắc nghiệp vụ xuất hàng .......................................................................11
1.4.4.2. Nội dung nghiệp vụ xuất hàng ...........................................................................11
1.4.4.3. Chuẩn bị xuất hàng ............................................................................................12
1.5.4.2. Xuất hàng ...........................................................................................................12
1.4.5. Kiểm kê sau khi xuất hàng hóa .............................................................................12
1.4.5.1. Phƣơng pháp kiểm kê ........................................................................................12
1.4.5.2. Thời điểm kiểm kê .............................................................................................13
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỰ TRỮ THÉP TẠI CÔNG TY TNHH
THANH PHÚ ................................................................................................................14
2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Thanh Phú ...............................................14
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ........................................................14
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty.................................14
2.1.2.1 Chức năng ...........................................................................................................14
2.1.2.2. Nhiệm vụ............................................................................................................15
2.1.2.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty ......................................................................16
2.1.3. Đặc điểm môi trƣờng kinh doanh của công ty .....................................................16
2.1.3.1 Lĩnh vực kinh doanh ...........................................................................................16
2.1.3.2 Đặc điểm sản phẩm .............................................................................................17
2.1.3.3 Đặc điểm thị trƣờng ............................................................................................17
2.1.3.4 Đặc điểm khách hàng..........................................................................................17
2.1.3.5. Đặc điểm đối thủ cạnh tranh ...........................................................................18
2.1.3.6. Nhà cung cấp .....................................................................................................18
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm gần đây của công ty ( 2014-2016) ...........19
2.1.4.1. Doanh số ............................................................................................................21
2.1.4.2. Lợi nhuận ...........................................................................................................21
2.1.4.3. Thị phần .............................................................................................................21


vii


2.1.5. Những thuận lợi và khó khăn của công ty TNHH Thanh Phú qua 3 năm (20142016) ............................................................................................................................22
2.1.5.1. Thuận lợi ............................................................................................................22
2.1.5.2. Khó khăn ............................................................................................................22
2.1.5.4. Nguyên nhân ......................................................................................................23
2.2. Thực trạng hoạt động dự trữ thép tại công ty TNHH Thanh Phú từ năm (20142016) ............................................................................................................................23
2.2.1. Tình hình công tác dự trữ tại công ty TNHH Thanh Phú .....................................23
2.2.1.1. Tình hình tiêu thụ thép .......................................................................................23
2.2.1.2. Loại hình dự trữ đang áp dụng tại công ty.........................................................24
2.2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động quản trị dự trữ thép tại công ty .............. 25
2.2.2.1. Nhân tố bên trong doanh nghiệp ................................................................... 25
2.2.2.2. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp .......................................................................27
2.2.3. Nội dung dự trữ tại công ty...................................................................................28
2.2.2.1. Xác định nhu cầu dự trữ ....................................................................................28
2.2.2.2. Tiếp nhận mặt hàng thép....................................................................................30
2.2.2.3. Kiểm tra hàng hóa ..............................................................................................32
2.2.2.4. Quy trình nghiệp vụ kho hàng ...........................................................................33
2.2.2.5. Xuất hàng hóa ....................................................................................................34
2.2.2.6. Kiểm kê hàng hóa ..............................................................................................36
2.3. Nhận xét và đánh giá về hoạt động dự trữ hàng hóa tại công ty TNHH Thanh Phú ..
............................................................................................................................36
2.3.1. Những thành công đạt đƣợc ..................................................................................36
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân .......................................................................................37
Chƣơng 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG DỰ TRỮ
THÉP TẠI CÔNG TY TNHH THANH PHÚ ...............................................................39
3.1. Kết Luận ..................................................................................................................39
3.2. Kiến Nghị .............................................................................................................39
3.2.1. Cơ sở đề xuất kiến nghị .....................................................................................40

3.2.1.1. Định hƣớng phát triển của công ty ....................................................................40
3.2.1.2. Mục tiêu phát triển của công ty .........................................................................40
3.2.2.Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động dự trữ thép tại công ty .................411
3.1.2.1. Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn .................................................411
3.1.2.2.Thúc đẩy các giải pháp bán hàng và tăng cƣờng các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ
422
3.1.2.3. Kiểm tra, bảo trì, bảo dƣỡng, sửa chữa kho bãi và các thiết bị trong kho .......422
3.1.2.4. Chế độ khen thƣởng, kỹ thuật hợp lý đối với các bộ phận dự trữ ...................433
viii


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................44

ix


LỜI MỞ ĐẦU
Là một công ty đóng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, nơi đƣợc đánh giá là một
thị trƣờng năng động và tiềm năng. Công ty TNHH Thanh phú đã và ngày càng khẳng
định đƣợc vị thế của mình trong tâm trí khách hàng về khả năng phân phối thép cũng
nhƣ các dịch vụ mà công ty mang lại.Để có thể đứng vững trong môi trƣờng đó, ngoài
những yếu tố nhƣ: chất lƣợng sản phẩm, giá cả, mẫu mã, tính tiện dụng… Thì điều
kiện cần thiết để doanh nghiệp đứng vững và có uy tín trên thị trƣờng là việc dự trữ
hiệu quảhàng hóa để cung ứng hàng hóa ra thị trƣờng. Quản trị dự trữ là khâu rất quan
trọng trong hoạt động cung ứng, ảnh hƣởng đến các hoạt động khác trong kinh doanh
thƣơng mại cũng nhƣ hiệu quả hoạt động kinh doanh.Việc dự trữ tốt sẽ giúp công ty
cân đối giữa vốn đầu tƣ với những cơ hội đầu tƣ khác.
Từ khi đổi mới kinh tế, nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc theo
định hƣớng Xã Hội Chủ Nghĩa, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp
Việt Nam nói riêng có những bƣớc tăng trƣởng cao và ổn định. Trong đó có sự đóng

góp của các doanh nghiệp và các đơn vị kinh tế.Vì vậy công ty hoạt động trong lĩnh
vực này cần phải có những chiến lƣợt dự trữ thích hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của
khách hàng và đem lại lợi nhuận cho công ty.Qua quá trình nghiên cứu, thực tập tại
công ty,em đã phần nào nhận thấy rõ hơn tầm quan trọng của các hoạt động quản trị
trong doanh nghiệp, mà trong đó hoạt động quản trị dự trữ đóng một phần rất quan
trọng đối với công ty. Dựa trên tình hình thực tế hoạt động kinh doanh của công ty,
cùng với những lý thuyết chuyên môn, chuyên ngành đã học và sự hƣớng dẫn của
giảng viên hƣớng dẫn,đồng thời nhận thấy những việc còn chƣa thực hiện đƣợc tại
công ty trong việc dự trữ thép nên em đã chọn đề tài:“Hoạt động dự trữ thép tại
Công ty TNHH Thanh Phú”làm đề tài báo cáo thực tập cho mình.
Đề tài thực tập tốt nghiệp của em gồm có 3 nội dung chính nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản trị dự trữ
Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động dự trữ thép tại công ty TNHH Thanh Phú
Chƣơng 3:Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động dự trữ thép tại công ty
TNHH Thanh Phú

1


Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ DỰ TRỮ HÀNG
HÓA
1.1. Hàng hóa và vai trò của hàng hóa
1.1.1. Khái niệm
Hàng hóa theo nghĩa hẹp đƣợc hiểu là vật chất tồn tại có hình dạng xác định
trong không gian và có thể trao đổi, mua bán đƣợc.
Hàng hoá theo nghĩa rộng là sản phẩm của lao động, nó có thể thoả mãn những
nhu cầu nhất định nào đó của con ngƣời thông qua trao đổi, mua bán.
1.1.2. Vai trò
Hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng, động
vật sống và các động sản khác đƣợc vận chuyển bằng phƣơng tiện giao thông đƣờng

bộ.Hàng hóa có thể là hữu hình nhƣ sắt thép, quyển sách hay ở dạng vô hình nhƣ sức
lao động. Hàng hóa phải có khả năng đáp ứng thỏa mãn nhu cầu con ngƣời.
1.2.Dự trữ hàng hóa
1.2.1. Khái niệm
Dự trữ là việc lƣu giữ những hàng hóa hay nguyên liệu trong kho của chính
doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp cũng nhƣ nhu cầu sản
phẩm của khách hàng. Nhƣ vậy, hàng dự trữ bao gồm nguyên vật liệu, bán thành
phẩm, dụng cụ, phụ tùng, sản phẩm… tất cả các sản phẩm hữu hình đƣợc tích lũy lại
chờ đợi để sử dụng sau nhằm đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Hay nói cách khác, dự trữ của doanh nghiêp bao gồm:
Tất cả các sản phẩm, hàng hóa mà doanh nghiệp có thể bán, tất cả nguyên vật
liệu, phụ tùng mà doanh nghiệp lƣu giữ và sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hay cung
cấp dịch vụ. Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có các loại hình dự trữ khác nhau và hoạt
động hoạch định, kiểm soát hàng dự trữ cũng khác nhau.
1.2.2.Chức năng
Dự trữ trong thƣơng mại thực hiện 3 chức năng cơ bản:
- Chức năng cân đối cung-cầu: Đảm bảo cho sự phù hợp giữa nhu cầu và nguồn
cung ứng về số lƣợng, không gian và thời gian. Trong sản xuất và kinh doanh, phải tập
trung khối lƣợng dự trữ thời vụ, dự trữ chở đến trƣớc do điều kiện giao thông vận tải
và khí hậu, dự trữ đề phòng những biến động của nền kinh tế. Chức năng này là do ảnh
hƣởng của môi trƣờng vĩ mô đến quan hệ cung-cầu.

2


- Chức năng điều hòa những biến động: Dự trữ để đề phòng những biến động
ngắn hạn do sự biến động của nhu cầu và chu kỳ nhập hàng. Thực hiện chức năng này,
cần phải có dự trữ bảo hiểm
- Chức năng giảm chi phí: Dự trữ nhằm giảm những chi phí trong quá trình sản
xuất và phân phối. Chẳng hạn, nhờ dự trữ tập trung có thể vận chuyển những lô hàng

lớn để giảm chi phí vận chuyển. Tuy phải tăng dự trữ và dẫn đến tăng chi phí dự trữ
nhƣng tổng phí vận chuyển và dự trữ giảm đi đáng kể.
1.2.3.Mục đích dự trữ
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thông qua việc xây dựng và
thực hiện kế hoạch dự trữ một cách hợp lý. Đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất và
an toàn cho mọi hoạt động bán ra của doanh nghiệp. Đồng thời, đẩy nhanh vòng quay
vốn hàng hóa của doanh nghiệp.
- Tối thiểu hóa chi phí dự trữ bằng cách giữ gìn hàng hóa, mặt giá trị và giá trị sử
dụng của hàng hóa, tránh làm thất thoát hƣ hao hàng hóa.
1.2.4.Vai trò dự trữ
▪ Quản trị dự trữ hàng hóa đảm bảo cho hàng hóa trong kho đủ về số lƣợng, đáp
ứng đƣợc nhu cầu của sản xuất, cơ cấu bán ra của doanh nghiệp. Không làm cho quá
trình sản xuất, quá trình bán ra bị gián đoạn và tránh ứ đọng hàng hóa.
▪ Quản trị dự trữ hàng hóa đảm bảo cho lƣợng vốn hàng hóa tồn tại dƣới hình
thái vật chất ở mức tối ƣu.Quản trị dự trữ hàng hóa góp phần tránh gây tổn thất tài sản
của doanh nghiệp.
▪ Quản trị dự trữ hàng hóa tốt sẽ góp phần làm giảm chi phí bảo quản hàng hóa
của doanh nghiệp.
1.2.5. Phân loại dự trữ
1.2.5.1.Phân loại theo vị trí của hàng hóa trong chuỗi cung ứng
Nhƣ chúng ta đã biết, chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia
một cách trực tiếp hay gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng, thể hiện sự
dịch chuyển nguyên vật liệu xuyên suốt quá trình từ nhà cung ứng ban đầu đến khách
hàng cuối cùng. Nhƣ vậy, chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà
cung ứng, mà còn công ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của nó. Dựa vào
vị trí hàng hóa trong chuỗi cung ứng, ta có các loại dự trữ sau:

3



- Dự trữ nguyên vật liệu: Là lƣợng dự trữ các yếu tố đầu vào đảm bảo cho quá
trình sản xuất hàng hóa của doanh nghiệp. Ví dụ: Dự trữ sắt nhằm cung cấp cho quá
trình sản xuất khung xe đạp.
- Dự trữ bán thành phẩm: Là lƣợng dự trữ các sản phẩm còn dở dang chƣa hoàn
thiện nhằm cung cấp cho quá trình sản xuất để hoàn thiện thành sản phẩm cuối cùng.
Ví dụ: Dự trữ cao su bán hành phẩm để sản xuất lốp xe.
- Dự trữ sản phẩm trong lưu thông: Là lƣợng dự trữ hàng hóa nhằm đảm bảo cho
quá trình trao đổi lƣu thông hàng hóa trên thị trƣờng. Ví dụ: siêu thị lƣu trữ quần áo.
1.2.5.2.Phân loại theo nguyên nhân hình thành dự trữ
Theo nguyên nhân hình thành dự trữ đƣợc chia thành ba loại:
- Dự trữ đị nh kỳ : Là lƣợng dự trữ đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng giữa
hai kỳ nhận hàng kế tiếp nhau. Dự trữ thƣờng xuyên đạt tối đa khi doanh nghiệp nhập
hàng và đạt tối thiểu trƣớc kỳ nhập hàng tiếp sau đó.
Dự trữ định kỳ đƣợc xác định bằng công thức:
Dck = Qn = 𝑚𝑇𝑑ℎ
Trong đó:
𝐷𝑐𝑘

:

Dự trữ chu kỳ (Qui mô lô hàng nhập- 𝑄𝑁

𝑚 : mức bán/ tiêu thụ sản phẩm bình quân 1 ngày đêm.
𝑇𝑑ℎ : thời gian của một chu kỳ đặt hàng (ngày)
Nhƣ vậy dự trữ chu kỳ phụ thuộc vào cƣờng độ tiêu thụ sản phẩm và độ dài chu
kỳ đặt hàng. Khi những yếu tồ này thay đổi thì dự trữ chu kỳ sẽ thay đổi theo.
Trong trƣờng hợp chỉ có dự trữ chu kỳ, dự trữ trung bình bằng ½ qui mô lô hàng
1
nhập (𝐷 = 𝑄𝑛 )
2


- Dự trữ an toàn hay dự trữ bảo hiểm: Là lƣợng dự trữ để phòng ngừa trƣờng
hợp hàng nhập về không đủ số lƣợng, không đúng chất lƣợng hoặc sai lệchthời gian
giao hàng do sản xuất gián đoạn, vận chuyển gặp khó khăn... Doanh nghiệp cần tính
toán lƣợng dự trữ bảo hiểm phù hợp vì nếu ít quá sẽ không giúp khắc phục tình huống
phát sinh, nếu thừa sẽ làm tăng chi phí dự trữ.
- Dự trữ tích trữ đầu cơ: Là hoạt động nhà đầu cơ bỏ tiền ra mua hàng về dữ trữ
đợi khi giá cả tăng bán ra thu lãi . Hoạt động đầu cơ diễn ra đối với tất cả các lọại hàng
hoá, có thể thấy từ các sản phẩm nôngsản diễn ra trên các thị trƣờng dài hạn nhƣ ta
4


thƣờng thấy, các sản phẩm xây dựng, bất động sản , vàng bạc, tiền tệ và ngày nay tại
Việt nam đang sôi nổi với các hàng hoá nhƣ chứng khoán
1.2.5.3. Phân loại theo mục đích dự trữ
Theo mục đích dự trữ có các loại sau:
- Dự trữ thường xuyên:Dự trữ thƣờng xuyên nhằm đảm bảo thõa mãn nhu cầu
hàng ngày. Dự trữ thƣờng xuyên phụ thuộc vào cƣờng độ, sự biến đổi của nhu cầu, và
khoảng thời gian giữa hai thời kỳ nhập hàng. Dự trữ thƣờng xuyên bao gồm dự trữ chu
kỳvà dự trữ bảo hiểm.
- Dự trữ thời vụ:Có những loại hàng hóa tiêu thụ quanh năm nhƣng sản xuất có
tính thời vụ nhƣ: nông sản, ngƣợc lai có những sản phẩm chỉ tiêu dùng theo mùa vụ
nhƣng có thể sản xuất quanh năm nhƣ: quần áo thời trang. Để đáp ứng những nhu cầu
nêu trên thì phải có dạng dự trữ theo mùa vụ. Một số ví dụ về dạng dự trữ này nhƣ: ở
xứ lạnh ngƣời ta dự trữ rau để phục vụ cho mùa đông, các công ty thiết bị trƣờng học
dự trữ sách vở, dụng cụ học sinh để phục vụ cho ngày khai trƣờng.Hàng phục vụ noel.
1.2.5.4.Phân loại theo giới hạn của dự trữ
Theo giới hạn của dự trữ đƣợc chia làm hai loại
- Dự trữ tối đa: Là mức dự trữ sản phẩm lớn nhất cho phép công ty kinh doanh
có hiệu quả. Nếu dự trữ vƣợt quá mức dự trữ tối đa sẽ dẫn đến hiện tƣợng hàng hóa bị

ứ đọng, vòng quay vốn chậm, kinh doanh không hiệu quả.
- Dự trữ tối thiểu: Là mức dự trữ sản phẩm thấp nhất đủ cho phép công ty hoạt
động liên tục. Nếu dự trữ sản phẩm dƣới mức này sẽ không đủ nguyên vật liệu cung
cấp cho sản xuất, không đủ hàng hóa cung cấp cho khách hàng, làm gián đoạn quá
trình sản xuất cung ứng.
- Dự trữ bình quân: Là mức dự trữ sản phẩm bình quân của công ty trong một
định kỳ (thƣờng là một năm).
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động dự trữ
1.3.1. Các nhân tốbên trong
1.3.1.1. Các nhân tố sản xuất
Quy mô sản xuất của doanh nghiệp lớn hay nhỏ cũng đều ảnh hƣởng đến lƣợng
dự trữ.

5


 Dự trữ của doanh nghiệp phụ thuộc vào danh mục hàng hóa dự trữ. Hàng hóa
bán chạy, tạo ra giá trị cao đƣợc dự trữ thƣờngxuyên hơn với lƣợng nhiều hơn các loại
hàng hóa còn lại.
 Tính chất thời vụ và chu kỳ sản xuất
 Trình độ công nghệ sản xuất: Quy trình công nghệ dài kéo theo việc việc dự trữ
sản phẩm lớn
1.3.1.2. Các nhân tố tiêu dùng
Gồm quy mô và sự thay đổi tiêu dùng trong một đơn vị thời gian, ảnh hƣởng đến
quy mô dƣ trữ: danh mục hàng hóa tiêu dùng, tính chất thời vụ và chu kì của sự tiêu
dùng.
1.3.1.3. Phân bố lực lượng sản xuất và giao thông vận tải
Lực lƣợng sản xuất phân bố hợp lý; đƣờng sá, cầu cống thuận tiện; phƣơng tiện
vận tải đồng bộ, có vận tốc và độ an toàn cao giúp làm giảm dự trữ.
1.3.1.4. Vốn kinh doanh và nguồn nhân lực của doanh nghiệp

Khả năng tài chính(vốn kinh doanh) là khả năng một doanh nghiệp có thể đầu tƣ
cho hoạt động kinh doanh của mình, bằng nguồn vốn tự có hoặc nguồn vốn có thể huy
động đƣợc.
Một doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh thì có nhiều lợi thế hơn là doanh
nghiệp có khả năng tài chính yếu, bởi vì:
- Doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh có thể đầu tƣ cho hệ thống máy móc
thiết bị, cơ sở hạ tầng kho bãi hiện đại, từ đó giúp cho quá trình dự trữ có nhiều thuận
lợi hơn, đảm bảo cả về số lƣợng và chất lƣợng sản phẩm, tránh đƣợc những rủi ro do
mất mát, hỏng hóc, giảm chất lƣợng sản phẩm.
- Doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh có thể dự trữ lƣợng hàng lớn hơn, do
đó có thể đáp ứng nhu cầu thị trƣờng nhanh nhất, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
bất cứ khi nào khách hàng cần và nắm bắt nhanh đƣợc cơ hội kinh doanh trên thị
trƣờng.
1.3.1.5. Đặc điểm của sản phẩm
Mỗi loại sản phẩm có những đặc điểm riêng, do đó cần có những cách dự trữ và
bảo quản khác nhau sao cho vừa đảm bảo an toàn, chất lƣợng sản phẩm vừa đảm bảo
an toàn cho ngƣời sử dụng. Khi dự trữ phải biết tách rời các loại sản phẩm với nhau
vừa đảm bảo tính khoa học và tránh đƣợc sự tác động qua lại lẫn nhau.
6


Với những sản phẩm (hàng hóa) giá trị cao, thấp khác nhau, việc đảm bảo bán
đƣợc hàng dự trữ sẽ ảnh hƣởng khác nhau đến doanh thu và lợi nhuận của doanh
nghiệp. Do đó, cần chú trọng dự trữ những hàng hóa cho những thị trƣờng lớn và khôi
phục lại dự trữ ấy mất nhiều chi phí về thời gian và tiền bạc.
1.3.2. Các nhân tố bên ngoài
1.3.2.1. Nhu cầu thị trường
Nhu cầu của ngƣời tiêu dùng trên thị trƣờng là yếu tố quyết định đến lƣợng hàng hóa
cung cấp ra thị trƣờng của doanh nghiệp. Từ đó ảnh hƣởng đến lƣợng hàng dự trữ của
doanh nghiệp. Dựa trên kết quả dự báo nhu cầu thị trƣờng về các sản phẩm mà doanh

nghiệp có kế hoạch sản xuất và dự trữ phù hợp. Nhu cầu thị trƣờng thay đổi theo mùa,
theo xu hƣớng, thị hiếu…Vì vậy, nhà quản trị phải nắm bắt đƣợc sự thay đổi nhu cầu
trên thị trƣờng để lên kế hoạch dự trữ hợp lý, đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trƣờng ở bất
kỳ thời điểm nào.
1.3.2.2. Đối thủ cạnh tranh
Trên thƣơng trƣờng kinh doanh cho dù ở hoạt động nào cũng phải xem xét các
yếu tố ảnh hƣởng đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp mình có sự canh tranh
nhƣ thế nào, do đó đối thủ cạnh tranh là yếu tố không thể thiếu ảnh hƣởng đến sự phát
triển của doanh nghiệp nói chung cũng nhƣ tình hình dự trữ của doanh nghiệp nói
riêng , phải biết đối thủ của mình cung ứng hàng hóa ra thị trƣờng nhƣ thế nào,phát
triển ra sao để từ đó có phƣơng hƣớng dự trữ hàng hóa
Tuy nhiên muốn dự trữ hiệu quảdoanh nghiệpcần biết nhu cầu của khách hàng ở
khu vực nào mà cao nhất, thấp nhất, trung bình nhƣ thế mới có thể đáp ứng tốt nhất
hàng hóa cho khách hàng, mặc khác để thích ứng tốt hơn khi có sự việc cấp bách, nhƣ
thế thì doanh nghiệp mới ngày càng có kinh nghiệm để phát triển và có thế trong thị
trƣờng
1.3.2.3. Khách hàng
Để cung ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng thì bên cạnh việc cung
ứng tốt số lƣợng, chất lƣợng, mẫu mã hàng hóa cho khách hàng thì việc dữ chân khách
hàng cũng không kém phần quan trọng, để chi phí thấp nhất đem lợi nhuận nhiều cho
doanh nghiệp thì khách hàng là một nhân tố quan trọng để công ty có thể yên tâm cung
ứng hàng hóa và doanh nghiệp cũng sẽ đƣợc biết đến nhiều hơn. Từ đó việc kinh
7


doanh sẽ diễn ra liên tục, nhịp nhàng hơn. Vì vậy khách hàng là một nhân tố có sức
ảnh hƣởng to lớn đến hoạt động dự trữ hàng hóa của doanh nghiệp.
1.4. Nội dung quản trị dự trữ
1.4.1. Lập kế hoạch dự trữ
Xác định mặt hàng dự trữ là việc xác định những mặt hàng nào cần thiết để tiến

hành dự trữ. Tùy vào nghành nghề kinh doanh của công ty mà xác định mặt hàng dự
trữ cho phù hợp. Doanh nghiệp cần phải căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh để
xác định mặt hàng nào bán ra với số lƣợng nhiều, mặt hàng nào còn ứ đọng mà xác
định mặt hàng dự trữ cho phù hợp.
1.4.1.1.Xác định nhu cầu dự trữ.
- Nhu cầu về hàng hóa để sản xuất thoe hợp đồng hay lƣợng tiêu thụ hàng hóa
thông thƣờng.
- Nhu cầu về hàng hóa dự kiến tăng lên.
- Nhu cầu về loại hàng hóa mới để đáp ứng sản xuất sản phẩm mới hay để bán
theo yêu cầu có triển vọng của khách hàng.
- Nhu cầu hàng hóa để sửa chữa, bảo quản máy móc, thiết bị hoặc kho xƣởng.
1.4.1.2.Xác định thời điểm dự trữ
Quyết định đặt hàng bổ sung dự trữ phụ thuộc vào mô hình kiểm tra dự trữ áp
dụng khi đòi hỏi đáp ứng lô hàng cung ứng trực tiếp cho khách hàng, khi phải khai
thác những cơ hội trên thị trƣờng.
Tùy thuộc vào biến động giá mua trên thị trƣờng mà đƣa ra quyết định thời điểm
mua hàng về dự trữ. Quyết định đƣợc thời điểm mua hàng có ảnh hƣởng đến giá cả,
chi phí vận chuyển, chi phí đảm bảo dự trữ của công ty
 Mua tức thời: mua để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong thời gian hiện tại, trong
trƣờng hợp giá mua thị trƣờng ổn định hoặc có xu hƣớng giảm.
 Mua trước: mua để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong khoảng thời gian dài, trong
trƣờng hợp giá mua trên thị trƣờng tăng nhanh; chính sách này hấp dẫn khi giá mua
trong tƣơng lai sẽ tăng và doanh nghiệp sẽ có lợi thế giá thấp, nhƣng sẽ làm tăng dự
trữ. Vì vậy, quyết định có nên mua trƣớc hay không và mua trƣớc bao lâu, cần so sánh
tổng chi phí bao gồm: giá trị mua và chi phí dự trữ giữa các phƣơng án.

8


1.4.2. Tiến hành dự trữ

1.4.2.1. Tiếp nhận số lượng hàng hóa
* Tiếp nhận số lƣợng hàng hóa bao gồm 2 bƣớc:
Kiểm tra sơ bộ: Tiếp nhận theo đơn vị bao bì hàng hóa bằng phƣơng pháp đếm
số lƣợng các đơn vị hàng hóa chứa lƣợng hàng hóa tiêu chuẩn để xác định tổng lƣợng
hàng hóa. Tiếp nhận sơ bộ chỉ trong trƣờng hợp hàng hóa đựng trong bao bì tiêu chuẩn
nguyên vẹn, không bị dập vỡ, không có dấu hiệu mất an toàn.
Kiểm tra chi tiết: Áp dụng trong trƣờng hợp hàng hóa đã qua tiếp nhận sơ bộ,
hoặc hàng hóa không có bao bì, bao bì không an toàn. Tiếp nhận chi tiết có thể tiến
hành trên mẫu đại diện. Sau khi tiếp nhận chi tiết, trách nhiệm vật chất về mặt lƣợng
của hàng hóa đƣợc chuyển giao cho bên nhận hàng.
1.4.2.2.Tiếp nhận chất lượng hàng hóa
Tiếp nhận chất lƣợng bao gồm các mặt công tác nhằm kiểm tra tìnhtrạng
chấtlƣợng hàng hóa thực nhập và xác định trách nhiệm giữa các bên giao nhận về
tìnhtrạng không đảm bảo chất lƣợng của hàng hóa nhập kho.
1.4.2.3. Làm chứng từ kho
Sau khi nhận đƣợc thông báo giao hàng thì bộ phận khotiến hành lập giấy tờ,
chuẩn bịmọi thủ tục liên quan đến việc nhập hàng, kiểm tra hàng hóa. Chứng từ nhập
kho bao gồm: Biên bản giao hàng, biên bản về việc thừa thiếu, hƣ hỏng hàng hóa trong
quá trình giao nhận,phiếu nhập kho …Tùy theo nguồn hàng nhập khác nhau, ngoài
phiếu nhập kho hợp lệ phải có chứng từ cần thiết khácnhƣ hợp đồng kinh tế, phiếu
xuất hàng, hóa đơn, vận đơn…
Khi kiểm tra- kiểm nhận- hóa nghiệm nếu thấy hàng hóa bị hƣ hỏng, thiếu
hụthoặc có hiện tƣợng không bình thƣờng thì phải tiến hành làm đầyđủ thủ tục theo
đúng quy định của chế độ giao nhận.
1.4.3. Kiểm tra hàng hóa sau khi tiếp nhận
1.4.3.1. Nguyên tắc kiểm tra
Kiểm tra hàng hóa sau khi tiếp nhận tùy thuộc vào công tác dự trữ của từng
doanh nhiệp (có thể có hoặc không). Đối với những doanh nghiệp tiến hành công tác
này thì tất cả hàng hóa sau khi nhập kho đều phải đƣợc theo dõi, kiểm nghiệm, có loại
hàng hóa đƣợc hóa nghiệm lại lần nữa. Nếukhông kiểm nhận- kiểm nghiệm- hóa

nghiệm theo đúng quy định dẫn đến thiếu hụt hàng hóa, không đảm bảo chất lƣợng
9


theo đúng yêu cầu thì cán bộ, nhân viên kho tùy theo mức độ phải chịu trách nhiệm về
vật chất hoặc tinh thần.
1.4.3.2. Nội dung kiểm tra
- Kiểm tra số lƣợng và chất lƣợng
+ Kiểm tra số lượng: Sau khi tiếp nhận, nhân viên kho có thể đếm lại số lƣợng
hàng hóa đã lƣu kho có đúng với số lƣợng đã đếm ở lần đầu hay không. Nếu không
trùng khớp thì nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và tìm ra biện pháp xử lý kịp thời.
+ Kiểm tra chất lượng: Không những thƣờng xuyên đếm số lƣợng mà doanh
nghiệp cũng phải theo dõi lại chất lƣợng có đảm bảo nhƣ trong lần đầu đã kiểm tra hay
không. Nếu có sai lệch gì thì nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và biện pháp xử lý kịp
thời.
1.4.3.3. Qui trình nghiệp vụ kho hàng
a.Phân bố và chất xếp hàng hóa
- Phân bố và chất xếp hàng hóa hợp lý ở kho sẽ đảm bảo thuận tiện cho việc bảo
quản hàng hóa, tiếp nhận và phát hàng, đồng thời tận dụng tốt nhất diện tích và dung
tích kho hàng hóa.
- Nguyên tắc phân bố và chất xếp hàng hóa:
+ Không gây ảnh hƣởng xấu giữa hàng hóa này với hàng hóa khác.
+ Phân chia theo khu vực, địa điểm cụ thể cho từng kiện hàng, từng nhóm hàng.
Mỗi khu vực bảo quản cần có sơ đồ đánh số hoặc ghi ký hiệu dễ phân biệt và dễ tìm.
+ Dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm kê hàng hóa, xếp đúng ký hiệu hƣớng dẫn
ngoài bao bì.
b.Phƣơng pháp chất xếp hàng hóa:
+ Phương pháp đổ đống: Thƣờng áp dụng đối với những hàng hóa ở dạng rời và
không có bao bì.
+ Phương pháp xếp trên giàn, giá, bục, tủ: Thƣờng áp dụng để chất xếp những

hàng hóa đã mở bao, hàng lẻ, hàng xuất còn thừa hoặc hàng cần bảo quản trên giá tủ
chuyên dùng.
+ Phương pháp xếp hàng thành chồng: Thƣờng sử dụng đối với hàng hóa bảo
quản nguyên bao, nguyên kiện. Phƣơng pháp này có kiểu xếp hình khối tháp và kiểu
hình khối lập phƣơng.
1.4.3.2. Bảo quản hàng hóa
10


Hàng hóa trong thời gian bảo quản tại kho, dƣới ảnh hƣởng của các yếu tố bên
ngoài có thể bị suy giảm số lƣợng, chất lƣợng. Để tạo điều kiện thích hợp bảo quản
hàng hóa, phát hiện hàng hóa bị giảm sút chất lƣợng, đề phòng hàng hóa mất mát phải
sử dụng một hệ thống các mặt công tác:
- Biện pháp hạn chế nhiệt độ cao:
+ Lợi dụng khí hậu thiên nhiên để thông hơi, thông gió;
+ Hạn chế bớt nhiệt độ cao của môi trƣờng truyền vào kho.
- Biện pháp hạn chế độ ẩm:
+ Thông gió để hạ bớt độ ẩm: Có 2 phƣơng pháp thông gió là thông gió tự nhiên
vàthông gió nhân tạo;
+ Dùng chất hóa học để hút ẩm: CaCl2, Silicagen…
+ Phƣơng pháp bịt kín: nhằm ngăn cách môi trƣờng bảo quản với môi trƣờng
bênngoài, tạo điều kiện bảo quản phù hợp với yêu cầu và tính chất của hàng hóa.
- Biện pháp chống
+ Khi thiết kế và lựa chọn địa điểm xây dựng, chọn vật liệu xây dựngkho phải
đảm bảo yêu cầu phòng cháy và thuận tiện khi chữa cháy.
+ Trong bảo quản: Phân bổ, chất xếp hàng hóa phải thuận tiện cho công tác
kiểmtra, vệsinh và chữa cháy. Làm tốt công tác chống nóng đối với hàng hóa để ngăn
nguồn phát nhiệt.
1.4.4. Xuất hàng
1.4.4.1. Nguyên tắc nghiệp vụ xuất hàng

- Hàng hóa chỉ đƣợc xuất kho khi có phiếu hoặc lệnh xuất kho hợp lệ và chỉ đƣợc
xuất kho theo đúng số lƣợng, phẩm chất và quy cách ghi trên phiếu xuất.
- Không “tạm xuất” hoặc “xuất treo”. Đối với một phiếu xuất hàng, thủ kho phải
đảm bảo xuất nhanh gọn và liên tục.
- Hàng xuất kho phải đảm bảo nguyên tắc nhập trƣớc-xuất trƣớc.
- Hàng đã làm xong thủ tục xuất, nhƣng vì lý do nào đó mà đơn vị nhận hàng
chƣa chuyển đƣợc thì phải để riêng ở khu vực trong kho để tránh nhầm lẫn.
1.4.4.2. Nội dung nghiệp vụ xuất hàng
- Tổng hợp lô hàng: Tổng hợp lô hàng là quá trình biến đổi hình thức hàng hóa
và hình thành lô hàng theo yêu cầu đơn hàng.
- Quá trình bao gồm:
11


+ Kiểm tra thông tin về đơn đặt hàng và dự trữ hiện có trong kho.
+ Chọn và lấy hàng ra khỏi nơi bảo quản.
+ Biến đổi mặt hàng theo yêu cầu
+ Tổng hợp lô hàng theo địa chỉ khách hàng
- Qúa trình xuất kho hàng hóa
Đây là công đoạn cuối cùng thể hiện chất lƣợng của toàn bộ quá trình nghiệp vụ
kho hàng hóa. Bao gồm các thao tác sau:
+ Xếp lịch chạy xe theo thứ tự ƣu tiên về mức độ cấp bách và thời hạn thực hiện
đơn hàng.
+ Chất xếp hàng hóa lên phƣơng tiện vận tải.
+ Kiểm tra chứng từ, hóa đơn thanh toán và lệnh xuất kho, làm chứng từ giao
hàng, làm giấy phép vận chuyển.
Kiểm tra, theo dõi tình hình giao hàng và buôn bán hàng hóa từ kho, biến động
cửa hàng dự trữ, mở sổ theo dõi hàng xuất. Khi xuất các lô hàng phải ghi chép cẩn
thận vào thẻ kho để kiểm tra biến động của dự trữ hàng hóa nhằm bổ sung kịp thời.
1.4.4.3. Chuẩn bị xuất hàng

Xuất hàng sau khi đã tập hợp tất cả các đơn hàng theo đúng yêu cầu của khách,
tác nghiệptiếp theo là chuẩn bị sẵn sàng cho việc vận chuyển, bao gồm:
- Chuẩn bị nhân công
- Chuẩn bị phƣơng tiện vận tải
- Xếp hàng hóa theo thứ tự vào cổng
1.4.4.3. Xuất hàng
Quy trình giao hàng
- Bên giao: giao đúng số lƣợng, chất lƣợng, chủng loại, quy cách theo thủ tục
giao nhận đối với từng loại hàng hóa.
- Bên nhận: Kiểm nhận, kiểm nghiệm, số hàng hóa thực bằng phƣơng tiện cân,
đo, đong, đếm theo hình thức trạng thái của hàng hóa. Mọi trƣờng hợp phát hiện hàng
hóa không đúng theo tiêu chuẩn chất lƣợng, sai về quy cách, mã hiệu phẩm chất không
đảm bảo cần phải tách riêng.
1.4.5. Kiểm kê sau khi xuất hàng hóa
1.4.5.1. Phương pháp kiểm kê
 Kiểm kê hiện vật
12


Kiểm kê hiện vật là việc cân, đo, đong, đếm tại chỗ đối với các loại tài sản bằng
hiện vật là đối tƣợng kiểm kê nhƣ vật liệu, sản phẩm, hàng hoá. Để thuận tiện cho
kiểm kê, trƣớc khi tiến hành kiểm kê cần sắp xếp các tài sản hiện vật theo thứ tự,
chuẩn bị đủ phƣơng tiện cho quá trình kiểm kê.
Cần phải có mặt những ngƣời bảo quản tài sản đƣợc kiểm kê cùng tham gia, khi
kiểm kê cần chú ý tình trạng chất lƣợng của tài sản. Đối với các tài sản hiện vật thuộc
sở hữu của doanh nghiệp nhƣng hiện đang nằm ngoài phạm vi doanh nghiệp và đang
do một doanh nghiệp bạn bảo quản giúp thì khi kiểm kê cũng cần phải đối chiếu với
đơn vị bạn để xác minh số liệu thực tế có phù hợp với số liệu kế toán không.
1.4.5.2. Thời điểm kiểm kê
 Kiểm kê thường xuyên: tự kiểm kê hàng ngày tình hình xuất, nhập, bảo quản dự

trữ vật tƣ, tình hình tổ chức lao động, tổ chức quản lý và sử dụng trang thiết bị ở kho,
nhanh chóng thu thập tình hình kết quả hoạt động hằng ngày.
 Kiểm kê định kỳ: tiến hành kiểm tra sau một khoảng thời gian nhất định. Quá
trình hoạt động có những mặt, khâu công việc luôn vận động phải định kỳ kiểm tra để
có công tác khắc phục trong kỳ tiếp theo.
Để hiểu rõ hơn về hoạt động dự trữ của công ty, mời quý thầy cô và các bạn theo
dõi tiếp ở chƣơng 2.

13


Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỰ TRỮ THÉP TẠI CÔNG TY
TNHH THANH PHÖ
2.1.Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Thanh Phú
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Doanh nghiệp thƣơng mại và dịch vụ Phƣơng Thiếp ra đời từ năm 1990, để bắt kịp
xu hƣớng phát triển kinh tế của xã hội, năm 1999 doanh nghiệp thƣơng mai và dịch vụ
Phƣơng Thiếp trở thành công ty TNHH Thanh Phú.
Hơn 20 năm hoạt động, công ty TNHH Thanh Phú đã từng bƣớc khẳng định và trở
thành doanh nghiệp ƣu tú và có uy tín trên thị trƣờng, đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh
trực tiếp các sản phẩm sắt thép do các nhà máy trong và ngoài nƣớc sản xuất, và hiện nay
là một công ty TNHH “PHÂN PHỐI THÉP… HÀNG ĐẦU MIỀN TRUNG”.
Công ty TNHH Thanh Phú đƣợc UBNN Thành Phố Đà Nẵng cấp giấy phép thành
lập, đƣợc sở kế hoạch đầu tƣ Thành Phố Đà Nẵng cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh
doanh lần 3 số 0400395585 vào ngày 24/04/2009.
Công ty TNHH Thanh Phú
Đại diện pháp luật: Nguyễn Thanh Phƣơng
Địa chỉ: 718 Điện Biên phủ -Q.Thanh Khê –TP.Đà Nẵng
Điện thoại: (0511)3759514 – 3842337
Website: />E.mail:

Ngày cấp giấy phép: 29/06/2001
Ngày hoạt động: 01/08/2001 (Đã hoạt động 20 năm)
Vốn điều lệ: 6 tỷ đồng

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
2.1.2.1 Chức năng
Công ty TNHH Thanh Phú là trung tâm phân phối sắt thép lớn của khu vực Miền
Trung – Tây Nguyên, chuyên cung ứng các loại sản phẩm sắt thép cho các công trình
xây dựng, các nhà đầu tƣ, các đại lí bán sỉ, bán lẻ sắt thép và các cá nhân, tổ chức có
nhu cầu. Ngoài ra công ty cũng đã và đang cung ứng vật liệu sắt thép chuyên nghiệp

14


cho các công trình dân dụng, công nghiệp cầu đƣờng, đóng tàu, cơ khí và chế tạo
máy…
2.1.2.2. Nhiệm vụ
Thực hiện tốt các chính sách, các quyết định về tổ chức quản lí cán bộ, sử dụng
an toàn lao động bảo vệ môi truờng an ninh chính trị, chấp hành nghiêm chỉnh các
quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Không ngừng nâng cao nghiệp vụ của đội ngũ công nhân viên: đào tạo bổ sung
kỹ năng làm việc, nâng cao trình độ quản lý nhân viên để thích nghi với hoạt động
kinh doanh mới. Mặc khác, tiến hành tuyển dụng, bồi dƣỡng cán bộ nhân viên trẻ có
năng lực thừa kế và phát huy tiềm năng, năng lực hiện có của công ty.
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả theo đúng chế độ chính sách,
pháp luật của nhà nƣớc. Xây dựng kế hoạch kinh doanh trong dài hạn và thực hiện các
kế hoạch đã xây dựng và phê duyệt.

15



2.1.2.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

TÀI CHÍNH

KINH DOANH

Bộ Phận kỹ
thuật

Bộ Phận
Kinh Doanh

Bộ phận Kế
Toán Tài
chính

Bộ phận
Kho

Bộ Phận
Bốc Vác
Vận chuyển

(Nguồn phòng kế toán)

Chú thích:
Quan hệ trực tiếp:
Quan hệ chức năng: ------------>
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí của công ty
2.1.3. Đặc điểm môi trường kinh doanh của công ty
2.1.3.1 Lĩnh vực kinh doanh
Công ty TNHH Thanh Phú kinh doanh nhiều lĩnh vực bao gồm:
- Xuất nhập khẩu kim khí (thép kẽm, thép thứ phế liệu, thép tấm lá, hình thép đặc
biệt…..)
- Lĩnh vực kinh doanh thƣơng mại gồm các mặt hàng:
+ Sắt thép xây dựng ø 6 đến ø32 chiếm chủ yếu doanh số bán ra
+ Thép L, U, I các loại kích cỡ khác nhau, các loại đinh, nẹp, thép tấm dùng để
đấu tàu, phôi thép dùng để sản xuất.
+ Thép tấm, lá cuộn cán nóng, cán nguội.
+Thép hình, thép inox, thép đặc chủng, thép mạ kẽm, thép đen….
16


×