Tải bản đầy đủ (.docx) (93 trang)

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NGƯỜI DÂN TỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI HẠT KIỂM LÂM HUYỆN LẠC DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 93 trang )

MỤC LỤC
Trang

LỜI CẢM ƠN.............................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG.........................................................iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ...............................................iv
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................1
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................3
1.1. Tổng quan về quản lí rừng cộng đồng...............................3
1.2. Những nghiên cứu về quản lý rừng có sự tham gia của
cộng đồng...............................................................................4
1.2.1. Trên thế giới..............................................................4
1.2.2. Tại Việt Nam..............................................................6
1.3. Những nghiên cứu tại Hạt Kiểm lâm huyện Lạc Dương, tỉnh
Lâm Đồng...............................................................................7
1.4. Nhận định chung..............................................................8
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....9
2.1. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................9
2.1.1. Mục tiêu tổng quát....................................................9
2.1.2. Mục tiêu cụ thể.........................................................9
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.........................................9
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................9
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................9
2.3. Nội dung nghiên cứu......................................................10
2.4. Phương pháp nghiên cứu................................................10
2.4.1. Phương pháp luận...................................................10
2.4.2. Phương pháp kế thừa..............................................11
2.4.3. Phương pháp PRA....................................................11
2.4.4. Phương pháp điều tra theo tuyến...........................12
1




2.4.5. Phương pháp chọn hộ gia đình phỏng vấn..............14
2.4.6. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu............14
Chương 3 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU. . .15
3.1. Điều kiện tự nhiên..........................................................15
3.2. Điều kiện kinh tế xã hội..................................................17
3.3. Tài nguyên thiên nhiên...................................................19
3.5. Nhận xét chung..............................................................23
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..........25
4.1. Tình hình quản lý rừng tại đơn vị....................................25
4.1.1. Cơ cấu tổ chức lực lượng QLR.................................25
4.1.2. Thực trạng công tác quản lý rừng...........................27
4.2. Các tác động đến tài nguyên rừng của người dân...........37
4.2.1. Nhận thức của người dân........................................37
4.2.2. Những tác động của người dân dến tài nguyên rừng
..........................................................................................40
4.3.3. Mức độ tác động của người dân đến tài nguyên rừng
..........................................................................................46
4.3. Nguyên nhân tác động bất lợi của người dân tới TNR......49
4.4. Đề xuất một số giải pháp thu hút người dân tham gia QLR
.............................................................................................52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................58
1. Kết luận............................................................................58
2. Kiến nghị...........................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO

2



ĐẶT VẤN ĐỀ

Vốn được xem là "lá phổi" của trái đất, rừng có vai trò rất
quan trọng trong việc duy trì cân bàng sinh thái và sự đa dạng
sinh học trên hành tinh. Rừng là hơi thở của sự sống, là nguồn
tài nguyên vô cùng quý giá, giữ vai trò rất quan trọng gắn liền
trong đời sống của cộng đồng người dân miền núi. Đặc biệt
quan trọng đối với việc phát triển kinh tế quốc dân, ngoài ra
rừng còn mang ý nghĩa quan trọng về cảnh quan thiên nhiên
và an ninh quốc phòng. Như vậy, rừng đóng vai trò hết sức
quan trọng đối với cộng đồng người dân sống quanh rừng.

Theo tài liệu Maurand P công bố trong công trình “Lâm
nghiệp Đông Dương” thì đến năm 1943 rừng của Việt Nam
vẫn còn khoảng 14.3 triệu ha, che phủ 43.7 % diện tích lãnh
thổ. Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, tính đến ngày
31/12/2015, diện tích rừng trên toàn quốc là hơn 13,520 triệu
ha (độ che phủ đạt 40,84%). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến
tình trạng suy thoái rừng ở Việt Nam. Trong đó việc người dân
chưa được trực tiếp tham gia vào công tác quản lý, bảo vệ
rừng là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất, ở
nhiều địa phương chính quyền và các cơ quan chuyên môn có
được một số giải pháp hiệu quả nhằm thúc đẩy, lôi kéo sự
tham gia của người dân trong công tác quản lý, bảo vệ và
phát triển tài nguyên rừng.

Huyện Lạc Dương thuộc tỉnh Lâm Đồng là một huyện
miền núi, hiện nay diện tích rừng còn nhiều so với các huyện
1



trong thuộc tỉnh. Do đất đai màu mỡ, phù hợp cho việc trồng
rau và hoa công nghệ cao, là địa bàn giáp ranh với Thành phố
Đà Lạt. Do đó, người dân từ thành phố Đà Lạt đã vào huyện
Lạc Dương mua bán đất của người đồng bào dân tộc để sản
xuất nông nghiệp. Một số đối tượng là người đồng bào dân tộc
thiểu số do thấy lợi trước mắt đã sang nhượng đất nông
nghiệp cho người dân từ nơi khác đến dẫn đến tình trạng
thiếu đất sản xuất. Thiếu đất thì lại đi phá rừng, lấn chiếm đất
lâm nghiệp để lấy đất sản xuất dẫn đến diện tích rừng trên
địa bàn huyện Lạc Dương bị thu hẹp.

Một phần nữa là một số người dân trình độ dân trí còn
thấp, sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu, kinh tế chủ yếu dựa
vào sản xuất nông nghiệp, ý thức về công tác bảo vệ rừng
chưa cao, một bộ phận người dân còn chuyên sống dựa vào
rừng, tình hình xâm hại tài nguyên rừng có lúc, có nơi còn
nghiêm trọng. Hệ thống quản lý bảo vệ rừng ờ đây chủ yếu
dựa vào các cơ quan nhà nước, mà lực lượng nòng cốt là Hạt
Kiểm lâm và các Chủ rừng của nhà nước, nên việc tham gia
QLBVR của người dân còn hạn chế.
Xuất phát từ thực trạng đã nêu trên tôi chọn địa điểm để
thực tập tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu đề xuất một số
giải pháp quản lý rừng có sự tham gia của người dân
tại Hạt kiểm lâm huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng”.
Nhằm góp phần tìm kiếm một số giải pháp góp phần nâng
cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng và từng bước nâng cao
chất lượng cuộc sống cho người dân trên địa bàn nghiên cứu.

2



Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về quản lí rừng cộng đồng
Quản lý rừng cộng đồng là một trong những mô hình của
lâm nghiệp xã hội hay lâm nghiệp cộng đồng, đã và đang
được chú trọng trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp của
nhiều quốc gia trên thế giới. Với mô hình này, người dân địa
phương có trách nhiệm trực tiếp trong quản lý, bảo vệ rừng và
nhận được lợi ích cụ thể từ những đóng góp đó.
Theo FAO (1978), Lâm nghiệp cộng đồng (Community
Forestry), lâm nghiệp xã hội (Social Forestry) là những thuật
ngữ được dùng để chỉ việc quản lý rừng có liên quan chặt chẽ
với người dân địa phương. Gần đây các thuật ngữ rừng cộng
đồng, quản lý rừng cộng đồng được bàn cãi nhiều trong giới
khoa học cũng như trong các dự án. Cho đến nay chưa có có
một thống nhất nào cho các thuật ngữ này ở Việt Nam mặc dù
đã có những cuộc hội thảo quốc gia về quản lý rừng cộng
đồng. Tuy nhiên, qua các cuộc hội thảo dường như mọi người
đều thống nhất ở Việt Nam, có hai hình thức quản lý rừng
cộng đồng phù hợp với định nghĩa của FAO như sau:
- Thứ nhất là QLRCĐ: Là hình thức mà mọi thành viên của
cộng đồng tham gia quản lý và ăn chia sản phẩm hoặc hưởng
lợi từ những khu rừng thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu
của cộng đồng hoặc thuộc quyền sử dụng chung của cộng
đồng.
- Thứ hai là QLRCĐ: Là hình thức cộng đồng tham gia
quản lý các khu rừng không thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở
hữu chung của họ mà thuộc quyền quản lý, sử dụng sở hữu

3


của các thành phần kinh tế khác nhưng có quan hệ trực tiếp
đến đời sống, đến việc làm, thu hoạch sản phẩm, thu nhập
hay các lợi ích khác của cộng đồng (thuỷ lợi nhỏ, nước sinh
hoạt, ...).
Từ sự phân tích trên cho thấy, LNCĐ, QLRCĐ là những
khái niệm khác nhau. Thuật ngữ QLRCĐ được sử dụng với ý
nghĩa hẹp hơn để chỉ cộng đồng quản lý những khu rừng của
một cộng đồng dân cư, còn nói đến LNCĐ hay cộng đồng tham
gia quản lý rừng chính là diễn tả hàng loạt các hoạt động gắn
người dân trong cộng đồng dân cư thôn bản với rừng cây, các
sản phẩm của rừng và việc phân chia lợi ích từ rừng. Hay nói
cách khác, LNCĐ là một hình thức quản lý, bảo vệ, sử dụng và
phát triển rừng do cộng đồng dân cư thôn bản thực hiện bao
gồm cả rừng của cộng đồng và rừng của các thành phần kinh
tế khác.
Với cách hiểu như vậy, nên chấp nhận LNCĐ bao gồm cả
quản lý rừng cộng đồng (cộng đồng quản lý rừng của cộng
đồng) và quản lý rừng dựa vào cộng đồng (cộng đồng quản lý
rừng của các chủ rừng khác). Khái niệm này vừa phù hợp với
định nghĩa của FAO vừa phát huy được nhiều hơn sự đóng góp
của cộng đồng vào quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển
rừng.
1.2. Những nghiên cứu về quản lý rừng có sự tham gia
của cộng đồng
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm và lý thuyết đã chứng
minh rằng các cộng đồng dân cư địa phương có khả năng
quản lý tài nguyên rừng một cách bền vững. Những năm gần

đây, nhiều học giả và các nhà hoạch định chính sách đã dành
4


nhiều nỗ lực cho việc nghiên cứu và thử nghiệm các hình thức
quản lý rừng có sự tham gia của cộng đồng.
1.2.1. Trên thế giới
Ở Nam Phi, Isaacs Moenieba và Najma Mohamed (2000),
đã nghiên cứu các hoạt động hợp tác quản lý tại vườn quốc
gia Richtersveld. Các cộng đồng dân cư nơi đây có đời sống
rất khó khăn, cơ sở hạ tầng thấp kém, nhận thức chưa cao về
bảo tồn thiên nhiên, gây nhiều bất lợi tới bảo tồn đa dạng sinh
học của Vườn quốc gia. Ban quản lý vườn quốc gia đã tìm ra
phương thức hợp tác quản lý với cộng đồng dân cư địa
phương dựa trên công ước quản lý bảo vệ tài nguyên
(Contractual Agreement). Trong đó người dân cam kết bảo vệ
đa dạng sinh học trên địa phận của mình, còn chính quyền và
ban quản lý hỗ trợ người dân xây dựng cơ sở hạ tầng và cải
thiện các điều kiện kinh tế xã hội khác.
Nghiên cứu của Berkmuller và các cộng sự năm 1992
cho rằng việc nâng cao nhận thức và mối quan tâm của cộng
đồng địa phương đối với bảo tồn thiên nhiên và hoạt động có
liên quan là rất quan trọng. Tác giả cho rằng nếu không nâng
cao nhận thức trong nhóm mục tiêu về các giá trị sinh thái và
giá trị vô hình của khu bảo tồn thiên nhiên thì rừng sẽ tiếp tục
bị xem như là một tài nguyên có thể khai thác. Để thực hiện
thành công những giải pháp dài hạn cho những vấn đề về môi
trường, cần đưa việc giáo dục về giá trị của môi trường vào
chương trình giáo dục cho các khu bảo tồn.
Ở Canada, trong bài viết của Sherry. E. E (1999) về đồng

quản lý vườn quốc gia Vutut, vừa là một khu bảo tồn thiên
nhiên vừa là khu di sản văn hoá của người thổ dân ở vùng Bắc
Cực, liên minh giữa chính quyền và thổ dân đã huy động được
5


lực lượng người dân và kết hợp với ban quản lý làm thay đổi
chiều hướng bảo tồn tự nhiên hoang dã và tăng các giá trị của
Vườn quốc gia. Hợp tác quản lý ở đây đã giải quyết hài hoà
mâu thuẫn giữa chính sách của chính quyền và bản sắc
truyền thống của người dân, đảm bảo cho sự thành công của
công tác bảo tồn hoang dã và bảo tồn các di sản văn hoá.
Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF), 2001 đã đưa
ra một thông điệp chung rất đơn giản: “Hoạt động bảo tồn
phải đề cập đến vấn đề xoá đói giảm nghèo như là một phần
quan trọng của chính sách bảo tồn tài nguyên rừng”.
Tại Nepan, Subedi và cộng sự đã dùng phương pháp
đánh giá nhanh nông thôn để nghiên cứu việc quản lý cây và
đất tại hai cộng đồng nông thôn ở miền Đông Terai. Nghiên
cứu được thiết kế nhằm góp sức vào việc phát triển lợi tức và
công ăn việc làm thông qua dự án do SIDA và FAO tài trợ.
Nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn cộng đồng và quản lý của
thôn xã, tầm quan trọng của việc thu hút người dân sử dụng
tài nguyên và những nhóm sử dụng trực tiếp tham gia vào
việc phát triển, cách giải quyết vấn đề khan hiếm tài nguyên
và công bằng xã hội đã được thảo luận.
Các nghiên cứu trên thế giới mới chỉ có những phân tích
định tính về sự phụ thuộc của các cộng động dân cư vào tài
nguyên và khẳng định cần thiết phải có sự tham gia của người
dân vào các hoạt động bảo tồn TNR. Tuy nhiên chưa có các

nghiên cứu định lượng xác định những tác động của cộng
đồng vào TNR và những nguyên nhân cụ thể dẫn tới những
tác động đó vào TNR.
Một số mô hình đã được xác định và thể chế hóa như
nhóm sử dụng rừng (Forest User Group) ở Nepal. Theo hình
6


thức này, nhóm sử dụng rừng là một khái niệm khá rộng chỉ
một tập hợp các thành viên trong một nhóm với kích thước có
thể từ vài hộ đến tất cả các hộ của một thôn bản hoặc thậm
chí liên thôn cùng quản lý và sử dụng rừng ở một khu vực.
1.2.2. Tại Việt Nam
Các hình thức quản lý rừng ở Việt Nam khá đa dạng, liên
quan đên việc Nhà nước trao quyền sử dụng rừng cho nhiều
chủ thể khác nhau. Ngoài việc các chủ rừng tự quản lý rừng
của mình còn xuất hiện nhiều hình thức liên kết khác để quản
lý rừng. Nhìn chung sự tồn tại của một hình thức quản lý rừng
nào đó đều mang tính lịch sử và là kết quả của quá trình phát
triển, phản ánh đặc thù về chủ rừng và tài nguyên rừng ở địa
phương.
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT về việc công bố hiện
trạng rừng toàn quốc năm 2015. Tính đến hết ngày
31/12/2015, Việt Nam có diện tích 14.061.856 ha rừng trong
đó rừng tự nhiên 10.175.519 ha và rừng trồng 3.886.337 ha.
Phân theo cơ cấu loài cây thì diện tích cây lâm 13.613.056 ha
(độ che phủ 39,5 %), diện tích trồng cây lâu năm trồng trên
đất lâm nghiệp 448.800 ha (độ che phủ 1,34 %). Diện tích
rừng để tính độ che phủ toàn quốc 13.520.984 ha với độ che
phủ là 40,84%.

Thực tế cho thấy, đối với các diện tích rừng phòng hộ,
rừng đặc dụng thì việc quản lý sẽ khó khăn nếu không nhận
được sự đồng thuận của người dân địa phương cũng như thiếu
sự hỗ trợ của các tổ chức khác liên quan. Ban quản lý rừng
gần như bất lực trước các hiện tượng xâm hại tới tài nguyên
rừng một cách trắng trợn. Việc tàn phá những cá thể Pơ Mu

7


(Fokienia hodginsi) tại BQL rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa
tại Quảng Nam là minh chứng sống cho nhận định này.
Báo cáo tại hội thảo quốc gia năm 1999 “Để cuộc sống
và môi trường của người dân miền núi được bền vững”, Võ
Quý cho rằng để duy trì cuộc sống, nhiều người sinh sống
trong các khu bảo tồn buộc phải khai thác các nguôn tài
nguyên thiên nhiên ở đây mà đáng ra họ phải góp phần bảo
vệ. Vì vậy, để giải quyết mâu thuẫn nói trên phải chú ý đến
vấn đề kinh tế xã hội phức tạp mà chủ yếu là tìm các biện
pháp hữu hiệu để cải thiện mức sống của người dân, nhất là
những người dân nghèo, đồng thời phải nâng cao nhận thức
của họ về bảo vệ thiên nhiên và môi trường, sử dụng hợp lý
tài nguyên thiên nhiên, kể cả đất và rừng mà họ có trách
nhiệm bảo vệ và họ được quyền quyết định về cách sử dụng
tốt nhất cho cuộc sống của họ và cho cả cộng đồng.
Hiện nay công tác giao khoán QLBVR của các hộ được
Ban QLR thông qua bằng các hợp đồng kinh tế, có các biên
bản cam kết của người dân thông qua việc người dân tự bình
chọn nhóm trưởng và có quy ước riêng của nhóm hộ nhận
giao khoán. Thông qua thực hiện các quy ước bảo vệ rừng do

người dân xây dựng từ đó người dân trong cộng đồng đoàn
kết giữ gìn trật tự trị an trên địa bàn. Tình trạng khai thác,
phát rừng làm nương rẫy, bẫy bắt động vật trong rừng cộng
đồng và hộ gia đình giảm hẳn, các vụ cháy rừng ít xảy ra. Vì
vậy rừng được sinh trưởng, phát triển tốt góp phần bảo vệ
môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn nước chống sạt lở xói mòn
đất. Bảo vệ hệ sinh thái cảnh quan rừng tại địa phương.
Tóm lại, mặc dù có thể được gọi dưới nhiều cái tên khác
nhau, tuy nhiên quản lý rừng có sự tham gia trước hết nhấn
8


mạnh vào việc lôi cuốn người dân hay cộng đồng cư dân địa
phương vào quản lý rừng. Như vậy việc phát huy năng lực của
người dân địa phương để quản lý rừng được xem như bí quyết
thành công của các chương trình bảo tồn, tất nhiên không thể
thiếu vai trò hỗ trợ, thúc đẩy của các cơ quan, đoàn thể, hay
tổ chức có liên quan.
1.3. Những nghiên cứu tại Hạt Kiểm lâm huyện Lạc
Dương, tỉnh Lâm Đồng
Hiện nay một số dự án đã và đang triển khai các hoạt
động trên địa bàn huyện Lạc Dương như sau:
- Dự án Nâng cao năng lực quản lý cho Vườn quốc gia
Bidoup - Núi Bà (VCF) từ nguồn vốn của Ngân hàng thế giới
(WB).
- Dự án Thí điểm Phương pháp quản lý rừng đa mục đích
của tỉnh Lâm Đồng tài trợ từ Quỹ Hỗ trợ ngành lâm nghiệp
(TFF).
- Dự án Đồng quản lý rừng và động vật hoang dã tại Vườn
quốc gia Bidoup-Núi Bà từ nguồn vốn của Quỹ Bảo tồn động

vật hoang dã thế giới (WWF).
- Dự án “Thí điểm hành lang đa dạng sinh học Lâm Đồng”
do ADB tài trợ.
- Dự án “Chương trình bảo tồn rừng” gọi tắt là dự án FPP
do Bộ NN&PTNT làm chủ đầu tư.
1.4. Nhận định chung
Tuy vẫn chưa có những nghiên cứu đầy đủ, nhưng trong
thực tế cho thấy quản lý các khu rừng đặc dụng là một trong
những xu hướng phù hợp với điều kiện bảo tồn thiên nhiên
của Việt Nam. Quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng nói
chung và mô hình QLRCĐ nói riêng đã và đang được định
9


hướng áp dụng bởi nhiều nước trên thế giới với những đặc
trưng khác nhau. Tuy nhiên quản lý rừng có sự tham gia trước
hết nhấn mạnh vào việc lôi cuốn người dân hay cộng đồng
dân cư địa phương vào QLR. Như vậy việc phát huy năng lực
của người dân địa phương để QLR được xem là bí quyết thành
công của các chương trình bảo tồn, tất nhiên không thể thiếu
vai trò hỗ trợ, thúc đẩy của các cơ quan, đoàn thể, hay tổ
chức liên quan nào.
Trên địa bàn huyện Lạc Dương đã có một số công trình
nghiên cứu được thực hiện nhưng chưa có nghiên cứu nào về
quản lý rừng. Tại Hạt kiểm Lâm huyện Lạc Dương chỉ tập
trung nghiên cứu vào mảng QLR tại vườn quốc gia Bidoup Núi Bà. Vì thế khóa luận “Nghiên cứu đánh giá tác động
của người dân tới công tác quản lý bảo vệ tài nguyên
rừng tại Hạt kiểm lâm huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm
Đồng” là một đề tài mang tính thiết thực cao phù hợp với
đơn vị nhằm góp phần bảo vệ có hiệu quả tài nguyên rừng và

nâng cao đời sống cộng đồng người dân trên địa bàn huyện
Lạc Dương.

10


Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Kết quả nghiên cứu sẽ đề xuất một số giải pháp thúc đẩy
sự tham gia của cộng đồng người dân vào quản lý rừng, góp
phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý rừng dựa vào cộng
đồng tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
1) Đánh giá được thực trạng công tác quản lý BVR tại đơn
vị.
2) Phân tích được các tác động của người dân đến công tác
QLBVR trên địa bàn nghiên cứu.
3) Khảo sát được mức độ tham gia và nguyên nhân dẫn
đến tác động của người dân đến công tác QLBV tài nguyên
rừng.
4) Đề xuất được một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia của
người dân vào quản lý rừng tại địa bàn nghiên cứu.
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác định là những
tác động liên quan đến công tác QLBVR có sự tham gia của
cộng đồng tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng mà ngựời dân
có thể tác động. Cụ thể là những hộ dân sống giáp rừng hoặc

gần rừng nằm trên địa bàn các xã: Đa Nhim, Đa Chais thuộc
huyện Lạc Dương đã và đang can thiệp vào tài nguyên rừng vì
cuộc sống của chính họ.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
11


Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những diện tích rừng
của huyện Lạc Dương được giao QLBVR có sự tham gia của
cộng đồng người dân.
Những tác động bất lợi trong điều kiện hoàn cảnh đang
và gặp khó khăn về KT-XH và các yếu tố công nghệ làm ảnh
hưởng mạnh đến TNR. Từ đó làm nền tảng cho việc đề xuất
các biện pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại khu vực
khiên cứu.
2.3. Nội dung nghiên cứu
1)

Tình hình quản lý rừng tại đơn vị
- Cơ cấu tổ chức lực lượng QLR
- Thực trạng công tác QLR

2)

Các tác động đến tài nguyên rừng của người dân
- Nhận thức của người dân
- Những tác động của người dân đến TNR
- Mức độ tác động của người dân đến TNR

3)


Nguyên nhân tác động bất lợi của người dân tới TNR.
- Nhu cầu thị trường
- Nhu cầu chất đốt
- Nhu cầu sinh kế

4)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả và thu hút người dân

tham gia QLR.
- Ổn định diện tích đất canh tác, nâng cao kỹ năng sản
xuất nông nghiệp tiên tiên, cải giống mới.
- Tăng cường khả năng tiếp cận vốn vay để đầu tư sản
xuất.

12


- Phát huy năng lực sẵn có của người dân tham gia quản
lý bảo vệ rừng, thiết lập cơ hưởng lợi.
- Hợp tác và xây dựng các dự án phát triển KT-XH.
- Tăng cường công tác thông tin và tuyên truyền.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp luận
Lý thuyết hệ thống sẽ được sử dụng như một cơ sở quan
trọng về phương pháp luận của đề tài. Theo quan điểm này,
rừng vừa một bộ phận của hệ thống tự nhiên vừa là bộ phận
của hệ thống KT-XH.
Rừng là một thực thể sinh vật, sự tồn tại và phát triển

của rừng phụ thuộc rất nhiều vào các hoạt động của con
người. Hoạt động của con người theo hướng bảo vệ, phát triển
hay tàn phá rừng luôn bị chi phối bởi nhiều yếu tố xã hội, như
nhận thức về vai trò, tác dụng của rừng, ý thức chấp hành
luật pháp của nhà nước về BVR, trách nhiệm của cộng đồng,
phong tục, tập quán, kiến thức, thể chế bản địa về BVR.
Hiệu quả của các hoạt động QLR phụ thuộc vào những
vấn đề thể chế và chính sách, như hoạt động của của hệ
thống tổ chức Nhà nước trong lĩnh vực QLR, chính sách giao
đất, giao rừng, chính sách hưởng lợi từ rừng.
Hiệu quả của QLBVR còn phụ thuộc vào sự hiện diện và
quan tâm đến tài nguyên rừng của tổ chức đoàn thể trong
cộng đồng người dân, của các đối tác và quy định của người
dân trong QLR. Các thành phần này hỗ trợ các cơ quan chức
năng liên quan trong việc tuyên truyền vận động người dân,
động viên và giám sát lẫn nhau trong việc thức hiện chính
sách về QLR.
13


2.4.2. Phương pháp kế thừa
Kế thừa có chọn lọc những thông tin cơ bản về điều kiện
tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhân văn, các bản đồ liên quan
đến hiện trạng tài nguyên rừng của khu vực nghiên cứu.
Kế thừa các nghiên cứu của các nhà khoa học về QLBVR
dựa vào cộng đồng người dân.
Các tài liệu liên quan về QLBVR từ cơ quan chuyên
ngành như: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hạt
Kiểm lâm, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Thống kê
huyện Lạc Dương, UBND huyện trong khu vực nghiên cứu.

Các tài liệu kế thừa phải đảm bảo tính mới nhất, tính
chính thống, đảm bảo độ chính xác.
2.4.3. Phương pháp PRA
Công cụ PRA được sử dụng để phân tích các hoạt động
quản lý tài nguyên rừng và đánh giá vai trò, khả năng tham
gia quản lý tài nguyên rừng của cộng đồng. Một số công cụ
PRA chủ yếu bao gồm:
- Thảo luận nhóm áp dụng với các cán bộ địa phương và
nhóm người dân để phân tích các hoạt động quản lý rừng.
- Phân loại kinh tế hộ gia đình để lựa chọn các hộ phỏng
vấn có thể phân chia nhóm theo hộ nhận giao khoán QLR.
Địa bàn huyện Lạc Dương khá rộng, tập trung rải rác ở
các xã, do đó đề tài chỉ tập trung chọn các hộ ở 2 xã: Đạ Nhim
và Đạ Chais để xác định sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng,
nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng trong phát triển kinh tế và
các vấn đề cần thu thập trong nội dung nghiên cứu.
Phỏng vấn, định hướng áp dụng với các nông dân chủ
chốt (Khoảng 30% số nông dân từ độ tuổi 18 trở lên, có quan

14


tâm đến giới) để đánh giá kiến thức, kinh nghiệm của cộng
đồng trong quản lý rừng.
Điều tra phỏng vấn hộ bằng cách sử dụng bảng câu hỏi,
chuẩn bị sẵn và ghi chép sổ, ghi âm, chụp ảnh tư liệu. Điều
tra nhằm thu thập thông tin về hộ, công tác tham gia quản lý
tài nguyên rừng, nguồn lao động trong nông nghiệp, vật nuôi,
nguồn và mức độ thu nhập, các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp
tới đời sống của người dân trong vùng.

2.4.4. Phương pháp điều tra theo tuyến
Phương pháp điều tra theo tuyến nghiên cứu thỏa mãn
các tiêu chí sau:
- Có địa bàn hành chính nằm trong các xã mà đề tài đã
chọn.
- Có cộng đồng người Kinh, K Ho, Chu ru, Cil sinh sống.
Đây là những cộng đồng có kiến thức và kinh nghiệm trong
quản lý rừng tại địa phương.
- Thành phần dân tộc là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng
lớn đến thói quen sử dụng tài nguyên rừng, đến sinh kế, hình
thức tác động của cộng đồng, khả năng tiếp thu thông tin bên
ngoài, dân tộc và tập tục văn hoá có thể ảnh hưởng đến quá
trình đổi mới chấp nhận kỹ thuật tiêu biểu và sự tham gia vào
các hoạt động quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Vì vậy,
thành phần dân tộc là yếu tố lựa chọn làm tiêu chí nghiên cứu
của đề tài.
Tiến hành điều tra:
- Lập 3 tuyến điều tra đi qua khu rừng tên 2 xã Đạ Nhim
và Xã Đạ Chais thuộc huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Mỗi
tuyến thiết kế dài 1 km, trên tuyến xác định các điểm điều
tra: 200m/điểm × 5 điểm/tuyến = 15 điểm.
15


Hình 2.1: Tuyến điều tra điểm thuộc địa bàn 2 xã Đạ
Nhim và Đạ Chais
- Trên mỗi điểm tiến hành đo đếm 3 lần, mỗi lần cách
nhau 10 ngày (ngày 10/3; 20/3 và 30/3). Tại mỗi điểm điều tra
các tác động đến TNR theo mẫu Bảng 2.1.
Bảng 2.1: Biểu điều tra tác động đến tài nguyên rừng

Tuyế
n

1

Khoảng
cách
(m)
200
400
600
800
1000

Chặt

Chặt

cây

cành

...
TB

16

Chăn

Khai


thả gia

thác

xúc

LSNG


Không tác động
= 0
Ít tác động
= 1
Tác động trung
bình = 2
Tác động mạnh
= 3

Mức độ xác định
bằng cho điểm số

2.4.5. Phương pháp chọn hộ gia đình phỏng vấn
Việc lựa chọn các hộ phỏng vấn đáp ứng các tiêu chí
sau:
- Dung lượng mẫu: 50 mẫu tương ứng với 50 hộ gia đình.
- Đại diện cho các nhóm hộ khá; trung bình; nghèo.
- Đại diện cho các dân tộc chủ yếu trên địa bàn nghiên
cứu bao gồm: K’Ho, Mạ, Cil.
- Các hộ gia đình được lựa chọn trên cơ sở phân loại hộ gia

đình của địa phương sau đó rút ngẫu nhiên lấy đủ số hộ đại
diện cho các nhóm dân tộc để phỏng vấn.
2.4.6. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê và khoanh vẽ trên bản
đồ để phân tích hiện trạng tài nguyên rừng của người dân.
Các số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu lâm nghiệp
cộng đồng được tham khảo trên thư viện nhà trường, cũng
như các tài liệu trên internet trong và ngoài nước.
Các thông tin đã xử lý tiến hành đánh giá các nội dung
dựa trên các văn bản quy định của nhà nước về quản lí rừng
và các văn bản liên quan đến công tác QLBVR tại Hạt Kiểm
lâm huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.

17


Chương 3
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện Lạc Dương, Lâm
Đồng có 130.963 ha, gồm có 01 thị trấn và 05 xã: Thị trấn Lạc
Dương (diện tích 3.000 ha), Xã Lát (25.195 ha), Đạ Sar
(24.820 ha), Đạ Nhim (29.903 ha), Đạ Chais (34.104 ha),
Đưng KrNớh (19.341 ha).
Địa giới hành chính như sau:
- Phía Đông giáp: Tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hòa.
- Phía Tây gíáp: Huyện Lâm Hà và huyện Đam Rông.
- Phía Bắc giáp: Tỉnh Đắk Lắk.
- Phía Nam giáp: Thành phố Đà Lạt.


Hình 3.1: Địa giới hành chính huyện Lạc Dương, Lâm
Đồng
Huyện có 88% diện tích là rừng đầu nguồn, đóng vai trò
quan trọng trong việc bảo vệ nguồn nước cho các công trình
thủy điện trên địa bàn. Có tiềm năng về phát triển du lịch ở
18


khu vực núi Langbiang và hồ Đan Kia Suối Vàng, khu du lịch
văn hóa lễ hội cũng như một số danh lam thắng cảnh khác.
Với đặc điểm vị trí địa lý trên Lạc Dương có lợi thế trong
việc phát triển các mối quan hệ giao lưu kinh tế, văn hóa - xã
hội với các vùng trong tỉnh và khu vực.
b. Địa hình địa mạo
Lạc Dương là huyện miền núi có địa hình tương đối phức
tạp, có 3 dạng địa hình chính: núi cao, đồi thấp đến trung
bình và thung lũng.
- Dạng địa hình núi cao: là khu vực có độ dốc lớn (>
200m), có độ cao 1.500 – 2.200 m so với mặt nước biển. Hầu
hết diện tích ở dạng này là rừng đầu nguồn, có vai trò quan
trọng trong bảo vệ nguồn nước hệ thống sông Đa Nhim, nên
cần được bảo vệ nghiêm ngặt.
- Dạng địa hình đồi thấp đến trung bình: Là dãy đồi hoặc
núi ít dốc (< 200 m), có độ cao trung bình 1.000 m với đất
bazan nâu đỏ, chiếm 10 - 12% tổng diện tích toàn huyện,
phân bố tập trung ở khu vực phía Nam, Tây Bắc. Khả năng sử
dụng tuỳ thuộc vào độ dốc, tầng dày, khí hậu và điều kiện
tưới mà có thể trồng cây lâu năm (cà phê, chè, cây ăn
quả, ...), ở những khu vực ít dốc có thể trồng hoa màu và cây

công nghiệp hàng năm.
- Dạng địa hình thung lũng: Chiếm khoảng 3% tổng diện
tích toàn huyện, phân bố ven các sông, suối lớn. Độ cao phổ
biến từ 3–8° hầu hết diện tích thuộc dạng địa hình này là các
loại đất phù sa, nguồn nước mặt khá dồi dào, khá thích hợp
với phát triển lúa nước và các loại hoa màu ngắn ngày.
c. Khí hậu

19


Lạc Dương nằm trong vùng khí hậu ôn đới, độ cao so với
mặt nước biển từ 1.500 - 1.600m. Nhiệt độ trung bình hàng
năm thấp (18-22°C), tháng 01 có nhiệt độ trung bình thấp nhất
(16,4°C), tháng 5 có nhiệt độ trung bình cao nhất (19,7°C),
nhiệt độ ổn định qua các mùa trong năm. Biên độ giao động
giữa ngày và đêm lớn (9°C). Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10
và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, tổng lượng mưa
trung bình hàng năm 1.800 mm.
Khí hậu khá thích hợp với các loại cây công nghiệp lâu
năm như chè, cà phê và cây ăn quả như: hồng, bơ và các loại
rau, hoa, đặc biệt là phát triển sản xuất nông nghiệp công
nghệ cao. Lượng mưa lớn tập trung vào các tháng 6, 7, 8, 9;
mùa mưa kéo dài, nhiệt độ thấp nên cường độ bốc hơi trong
mùa khô thấp, nhờ lợi thế này mà tại huyện Lạc Dương có thể
trồng các cây lâu năm trên đất có tầng canh tác mỏng. Nhưng
do nắng ít, ẩm độ không khí cao, nhiều ngày có sương mù,
cường độ mưa lớn và tập trung nên dễ gây xói mòn đất, cần
phải được đặc biệt chú ý trong quá trình bố trí sử dụng đất.
Ẩm độ trong năm trung bình: 85-90%.

3.2. Điều kiện kinh tế xã hội
a. Dân số
Có 6 đơn vị hành chính với tổng dân số tính đến tháng
11/2016 là 26.416 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số
(chủ yếu là dân tộc K’Ho) chiếm 72,4%; người theo tôn giáo
chiểm khoảng 75% dân số trong huyện, chủ yếu là Công giáo,
Tin lành.

20


16.22%

6.82%7.87%

18.99%

40.85%

9.26%

T hị trấn Lạc Dương
Xã Lát
Đa Sar
Đa Nhim
Đa Chairs
K’ Nớh

Hình 3.2: Tỷ lệ dân số toàn huyện
Trong đó:

- Thị trấn Lạc Dương: 10.791 người chiếm (41%).
- Xã Lát: 2.445 người chiếm (9%).
- Đa Sar: 5.016 người chiếm (19%).
- Đa Nhim: 4.284 người chiếm (16%).
- Đa Chairs: 1.802 người chiếm (7%).
- K’ Nớh: 2.078 người chiếm (8%).

21


b. Cơ sở hạ tầng
Những năm gần đây, huyện Lạc Dương rất chú trọng
trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thúc
đẩy KT-XH của địa phương phát triển và có ý nghĩa quyết định
trong việc thực hiện từng bước mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Mạng lưới điện, đường,
trường, trạm không ngừng hoàn thiện, nhiều công trình quan
trọng được đầu tư xây dựng và đã đưa vào sử dụng đem lại
hiệu quả phục vụ sản xuất, phục vụ đời sống dân sinh.
Nhìn chung, mạng lưới giao thông toàn huyện khá phát
triền, thuận lợi giao lưu về mọi mặt đến tất cả các trung tâm
xã trong 2 mùa mưa nắng. Giao thông thông thương ra bên
ngoài chủ yếu đến Đà Lạt trước khi đi các tỉnh miền trung Tây
nguyên và Miền Đông Nam Bộ.
Cơ sở vật chất cho ngành giáo dục tiếp tục được tăng
cường,

đã

thực


hiện

việc sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới một số hạng mục
công trình phục vụ việc giảng dạy, học tập tại các đơn vị
trường học. Sự nghiệp giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu
số được chú trọng, công tác hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số
được triển khai đồng bộ, công tác phổ cập giáo dục tiếp tục
được đẩy mạnh.
Đến nay, tất cả các xã đều có trạm y tế, công tác phòng
chống dịch bệnh được triển khai đồng bộ, không để xảy ra
dịch bệnh trên địa bàn. Các chương trình quốc gia về y tế
được triển khai có hiệu quả. Trung tâm Y tế huyện đến Trạm Y
tế 6 xã, thị trấn và phòng khám khu vực, đã phối hợp chặt
chẽ, giải quyết kịp thời, có những giải pháp tích cực, giảm
đáng kể các loại bệnh nguy hiểm thường xuất hiện như: sốt
22


rét, sốt xuất huyết, tả, ... Có trung tâm Văn hoá - Thể dục thể
thao đảm bảo nhu cầu văn thể trên địa bàn.
c. Nông lâm nghiệp
Lạc Dương đã tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng,
vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá; hình thành các vùng
chuyên canh sản xuất các sản phẩm có năng suất, chất lượng
vả hiệu quả kinh tế cao; gắn sản xuất nông nghiệp với công
nghiệp chế biến; chăn nuồi phát triển cả số lượng lẫn chủng
loại. Lạc Dương là một trong những địa phương được đánh giá
là phù hợp cho sự phát triển của cây Cà phê Arabica (Cà phê
chè), với 2 dòng chính là catimo và moka là giống cà phê
được xem là cao giá nhất thế giới hiện nay (giá trên thị trường

cao từ 5 - 7 lần so với các giống cà phê khác). Từ nhiều năm
qua, arabica đã đứng chân được trên đất Đà Lạt và Lạc Dương
- vùng sinh thái có độ cao trên 1.000m so với mực nước biển
và có nhiệt độ bình quân hằng năm chỉ trên dưới 22 độ C - rất
phù hợp với giống cà phê này, nhưng tổng diện tích cho đến
lúc này cũng chỉ không đến 10% trong tổng số 152.000 ha cà
phê của cả tỉnh. Riêng huyện Lạc Dương diện tích arabica của
huyện sẽ là 3.500ha vào năm 2015 và ước tính 4.500ha vào
năm 2020.
Trong những năm qua việc phát triển nghề trồng rau,
nhất là nghề trồng hoa trên địa bàn đã có nhiều thay đổi khởi
sắc. Nghề trồng hoa không những tăng mạnh về số lượng
chủng loại mà còn tăng về chất lượng sản phẩm giá trị hàng
hoá, cho đến nay sau nhiều năm phát triển hầu hết các chủng
loại hoa đều có mặt tại nhà vườn sản xuất hoa của Lạc Dương
như: Hồng ghép, lyly, cẩm chướng, các loại lan, hoa hồng

23


×