Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách tại xã Liêu Xá Huyện Yên Mỹ Tỉnh Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.66 KB, 59 trang )

Chuyên đề Cuối khóa
LỜI MỞ ĐẦU
Trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, vấn đề phát triển nông
nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao chất lượng cuộc sống cho
nhân dân đang là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Nâng
cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Ngân sách xã gắn liền với chức năng,
nhiệm vụ của chính quyền cơ sở về quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực kinh
tế, xã hội, an ninh, quốc phòng chính là giải pháp toàn diện và lâu dài cho đất
nước ta .Chính vì vậy, hơn bao giờ hết, mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý
Ngân sách xã được đặt ra như một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay.
Ngân sách xã ngày càng giữ vị trí, vai trò quan trọng trong việc thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền Nhà nước cấp xã. Thông qua quản
lý Ngân sách xã, chính quyền xã có thể đảm bảo giải quyết thoả đáng toàn bộ
các mối quan hệ và lợi Ých trực tiếp giữa Nhà nước với nhân dân. Do vậy,
ngân sách xã phải thực sự là công cụ và phương tiện vật chất để chính quyền
xã thực hiện nhiệm vụ đó.
Nhận thức được vai trò to lớn của ngân sách xã là công cụ quản lý và
điều tiết vĩ mô sắc bén kinh tế- xã hội của chính quyền cấp xã. Trong thời
gian thực tập tại Uỷ Ban Nhân Dân xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng
Yên, với những kiến thức học được tại trường cùng với sự giúp đỡ tận tình
của các thầy, cô giáo đặc biệt là TS. Bùi Tiến Hanh, cùng cán Bộ tài chính xã
Liêu Xá đã hướng dẫn tôi tập trung tìm hiểu và phân tích tình hình quản lý
ngân sách xã ở xã Liêu Xá và tập chung nghiên cứu đề tài:
"Hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách xã tại xã Liêu Xá- Huyện
Yên Mỹ- Tỉnh Hưng Yên" làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Mục đích của đề tài:
Với mục đích của đề tài là trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích
tình hình thu - chi và công tác quản lý Ngân sách xã ở xã Liêu Xá nhằm nhận
SV: Đỗ Thị Huyền
Líp: K38


25
Chuyên đề Cuối khóa
thức được về tình hình thực tế, đồng thời từ đó tìm ra những biện pháp phù
hợp đÓ góp phần củng cố, hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách xã ở xã
Liêu Xá được tốt hơn.
Kết cấu của bài chuyên đề:
Chương 1: Những vấn đề chung của Ngân sách xã.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý Ngân sách xã ở xã Liêu Xá-
Huyện Yên Mỹ- Tỉnh Hưng Yên.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Ngân
sách xã ở xã Liêu Xá trong thời gian tới.
Với kiến thức của một sinh viên về lý luận và kinh nghiệm thực tiễn còn
nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót khi nhìn nhận, đánh giá
các vấn đề. Vì vậy kính mong sự góp ý của các thầy cô, các cán bộ tài chính
và các bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn.
SV: Đỗ Thị Huyền
Líp: K38
25
Chuyên đề Cuối khóa
Chương 1: Những vấn đề chung của Ngân sách xã.
1.1. Sự hình thành và phát triển của ngân sách xã.
Sự xuất phát và tồn tại của Nhà nước cùng với nền kính tế hàng hóa-
tiền tệ là tiền đề của NSNN nói chung và NSX nói riêng ra đời và phát triển.
Ngân sách xã đã có quá trình hình thành và phát triển từ rất lâu, cách đây hơn
1000 năm ( từ chế độ phong kiến ).
Trải qua mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau xã cũng có những tên gọi
khác nhau gắn với những chức năng, nhiệm vụ nhất định, nh thời Lê, Lý,
Trần….gọi là Hương Xã. Ngày nay, chính quyền cấp xã đã trở thành chính
quyền cơ sở giữ vai trò quan trọng trong hệ thống chính quyền nước ta. Song
song với sự ra đời, tồn tại và phát triển của chính quyền cấp xã thì NSX cũng

được hình thành và phát triển như một tất yếu khách quan để đảm bảo thực
hiện các chức năng quản lý Nhà nước ở cơ sở.
Theo luât NSNN năm 1997: NSX là một cấp trong hệ thống NSNN, là
một cấp ngân sách cơ sở.
Hiện nay, theo luật NSNN (luật số 01/2002/QH 11) NSNN bao gồm
ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách xã gắn liền với
cấp quản lý hành chính cơ sở. NSX đảm bảo điều kiện tài chính để chính
quyền xã chủ động khai thác thế mạnh của xã để phát triển kinh tế- xã hội,
xây dựng nông thôn mới.
1.2. Khái niệm và đặc điểm của ngân sách xã
1.2.1. Khái niệm ngân sách xã.
Ngân sách xã là cấp ngân sách cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt có tính
đặc thù riêng. Nguồn thu được khai thác trực tiếp trên địa bàn và nhiệm vụ chi
cũng được bố trí để phục vụ cho cộng đồng dân cư trong xã mà không qua
khâu trung gian nào. Như vậy,trong hệ thống NSNN, ngân sách cơ sở đảm
bảo điều kiện tài chính để chính quyền xã khai thác thế mạnh về đất đai, phát
triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới,thực hiện các chính sách, giữ
gìn trật tự an ninh trên địa bàn.
SV: Đỗ Thị Huyền
Líp: K38
25
Chuyên đề Cuối khóa
- NSX là một loại quỹ tiền tệ của cơ quan chính quyền Nhà nước cấp
cơ sở. Hoạt động của quỹ này thể hiện trên hai phương diện: Huy động nguồn
thu vào quỹ( gọi là thu NSX) và phân phối, sử dụng các quỹ đó (gọi là chi
NSX).
- Hoạt động thu, chi của NSX luôn gắn chặt với chức năng nhiệm vụ
của chính quyền xã đã được phân công, phân cấp; đồng thời chịu sự kiểm tra
giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước ở cấp xó. Chớnh vì vậy, các chỉ
tiêu thu, chi của NSX luôn mang tính pháp lý.

- Các quan hệ thu, chi NSX rất đa dạng và biểu hiện dưới nhiều hình
thức khác nhau. Nhưng số thu hoặc số chi theo từng hình thức chỉ có thể
được thực thi một khi nú đó được ghi vào dự toán và đã được cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt. Theo thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày
23/6/2003 của Bộ tài chính về hướng dẫn quản lý thu, chi NSX xác định:
NSX là một bộ phận của NSNN do UBND xây dựng và HĐND xã quyết
định, giám sát thực hiện .
1.2.2. Đặc điểm của ngân sách xã
Thứ nhất: NSX là cấp ngân sách cuối cùng gắn chặt với việc thực hiện chức
năng nhiệm vụ của chính quyền cấp xã. NSX là cấp ngân sách cuối cùng vỡ
nú là nơi trực tiếp giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa nhà nước với nhân dân
đảm bảo cho pháp luật của nhà nước được thực hiện nghiêm minh.
Thứ hai:Hoạt động thu, chi NSX luôn gắn với chức năng, nhiệm vụ của
chính quyền xã được phân cấp, đồng thời luôn chịu sự kiểm tra, giám sát của
cơ quan quyền lực Nhà nước cấp xã. Chính vì vậy các chỉ tiêu thu, chi NSX
luôn mang tính hợp lý.
Thứ ba: Ẩn chứa đằng sau các hoạt động thu, chi NSX là các quan hệ lợi
ích giữa một bên là lợi ích cộng đồng cấp cơ sở mà chính quyền xã là người
đại diện và một bên là lợi ích của các chủ thể kinh tế kinh tế xã hội khác.
Một điểm khác biệt với cấp ngân sách khác đó là: NSX vừa là một
cấp ngân sách, vừa là một đơn vị dự toán đặc biệt. NSX là một đơn vị dự toán
đặc biệt vì dưới nó không có các đơn vị dự toán trực thuộc nào và nó phải tạo
SV: Đỗ Thị Huyền
Líp: K38
25
Chuyên đề Cuối khóa
nguồn kinh phí thông qua các khoản thu NSX được phân định, vùa duyệt cấp,
chi trực tiếp và tổng hợp các khoản chi trực tiếp đó vào ngân sách luôn.
1.3. Nguồn thu và nhiệm vô chi của Ngân sách xã.
1.3.1. Nguồn thu của Ngân sách xã.

Tại điều 34 của Luật NSNN đã quy định và được cụ thể hóa bằng thông
tư số 60/2003/TT- BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu, chi
NSX, phường, thị trấn. Nguồn thu của NSX do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
quyết định phân cấp trong phạm vi nguồn thu ngân sách địa phương được
hưởng.
Các khoản thu 100% bao gồm:
- Các khoản phí, lệ phí quy định thu vào của Ngân sách xã.
- Chênh lệch thu, chi từ các hoạt động sự nghiệp có thu của xã.
- Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công Ých 5% và
hoa lợi công sản khác do xã quản lý.
- Các khoản đóng góp của các tổ chức cá nhân gồm có các khoản
đóng góp theo quy định của pháp luật, các khoản đóng góp trên nguyên tắc tự
nguyện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do HĐND xã quyết định đưa vào
NSX quản lý.
- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài
trực tiếp cho NSX.
- Thu kết dư ngân sách năm trước.
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa Ngân sách xã
với Ngân sách cấp trên:
Theo quy định của luật Ngân sách Nhà nước thỡ cỏc khoản này gồm:
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất.
- Thuế nhà đất.
- Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh.
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình.
SV: Đỗ Thị Huyền
Líp: K38
25
Chuyên đề Cuối khóa
- Lệ phí trước bạ nhà đất.

Các khoản thu trên, tỷ lệ NSX , thị trấn được hưởng tối thiểu là 70%. Căn cứ
vào nguồn thu và nhiệm vụ chi của xã, HĐND cấp tỉnh có thể quy định tỷ lệ
Ngân sách xã được hưởng cao hơn, đến tối đa là 100%.
Thu bổ sung từ Ngân sách cấp trên cho Ngân sách cấp xã.
Thu bổ sung từ Ngân sách cấp trên cho Ngân sách cấp xã gồm:
- Thu bổ sung để cân đối ngân sách là mức chênh lệch giữa dự toán chi
được giao và dự toán thu từ các nguồn thu được phân cấp (gồm các khoản thu
100% và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ). Số bổ sung cân đối cân đối này
được xác định từ đầu thời kỳ ổn định ngân sách và được giao từ 3 đến 5 năm.
- Thu bổ sung có mục tiêu là các khoản thu bổ sung theo từng năm để
hỗ trợ xã thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể.
1.3.2. Nhiệm vụ chi của Ngân sách xã.
Tại điều 31 của Luật NSNN đã quy định và được cụ thể hóa bằng thông tư
số 60/2003/TT- BTC ngày 20/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn
thu, chi NSX, phường, thị trấn. Chi NSX gồm chi đầu tư phát triển và chi
thường xuyên.
Chi đầu tư phát triển bao gồm:
- Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội
không có khả năng thu hồi vốn theo phân cấp của tỉnh.
- Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
của xã từ nguồn huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho từng dự án
nhất định theo quy định của pháp luật, do HĐND xã quyết định đưa vào NSX
quản lý.
- Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
Chi thường xuyên bao gồm:
* Chi cho hoạt động của các cơ quan nhà nước ở xã:
- Tiền lương, tiền công của cán bộ công chức cấp xã.
- Sinh hoạt phí đại biểu hội đồng nhân dân.
SV: Đỗ Thị Huyền
Líp: K38

25
Chuyên đề Cuối khóa
- Các khoản phụ cấp khác theo quy định của nhà nước.
- Công tác phí.
- Chi về các hoạt động văn phòng như: chi phí điện, nước, văn phòng
phẩm, phí bưu điện, điện thoại, hội nghị, chi tiếp tõn,khỏnh tiết…
- Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên trụ sở, phương tiện làm việc.
- Chi khác theo chế độ quy định.
* Kinh phí hoạt động của các cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở xã.
* Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị, xã hội ở xã (Mặt trận tổ
quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến
binhViệt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam). Sau
khi trừ các khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác (nếu có).
* Đóng BHXH, BHYT cho cán bộ xã và các đối tượng khác theo chế
độ quy định.
* Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự, an toàn xã hội:
- Chi huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp huy động dân quân
tự vệ và các khoản chi khác theo dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi cua NSX
theo quy định của pháp lệnh về dân quân tự vệ.
- Chi thực hiện đăng kí nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân sự
khác thuộc nhiệm vụ chi của NSX theo quy định của pháp luật.
- Chi tuyên truyền, vận động tổ chức phong trào bảo vệ an ninh, trật tự,
an toàn xã hội trên địa bàn.
- Các khoản chi khác theo chế độ quy định.
* Chi cho công tác xã hội và các hoạt động văn hoá – thông tin, thể dục
- thể thao do xã quản lý:
- Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã theo chế độ quy định (không
kể cả trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc và trợ cấp thôi việc một lần
cho cán bộ xã nghỉ việc từ ngày 01/01/1998 trở về sau do tổ chức BHXH chi),
chi thăm hỏi các gia đình chớnh sỏch,cứu tế xã hội và công tác xã hội khác.

SV: Đỗ Thị Huyền
Líp: K38
25
Chuyên đề Cuối khóa
* Chi cho hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, truyền thanh
do xã quản lý.
* Chi sự nghiệp giáo dục: Hỗ trợ các lớp học bổ túc văn hoá, trợ cấp
nhà trẻ, lớp mẫu giáo, kể cả trợ cấp cho giáo viên và cô nuôi dạy trẻ do xã
quản lý.
* Chi cho sự nghiệp y tế: Hỗ trợ chi thường xuyên và mua sắm các
khoản trang thiết bị phục vụ cho khám chữa bệnh của trạm y tế xã.
* Chi sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu
hạ tầng do xã quản lý như: Trường học, trạm y tế, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, nhà
văn hoá, đài tưởng niệm, cơ sở thể dục thể thao, cầu, đường giao thông…
* Hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế như: Khuyến
nông, khuyến ngư, khuyến lâm theo chế độ quy định.
* Các khoản chi thường xuyên khác ở xã theo quy định của pháp luật.
1.4. Quy trình quản lý Ngân sách xã
Ngày 23/6/2003 Bộ tài chính đã ban hành thông tư số 60/2003/TT-
BTC quy định về quản lý NSX và các hoạt động tài chính khác của xã,
phường, thị trấn, trong đó quy định cụ thể về nội dung quản lý NSX ở 3 khâu:
Lập dự toán, Chấp hành dự toán, Quyết toán ngân sách xã nh sau:
1.4.1. Lập dự toán Ngân sách xã:
Hàng năm trên cơ sở hướng dẫn của UBND cấp trên, UBND xã lập dự toán
ngân sách năm sau trình HĐND xã quyết định.
Căn cứ lập dự toán NSX:
- Các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng,
trật tự an toàn xã hội của xã.
- Chính sách, chế độ thu ngân của Nhà nứơc, cơ chế phân cấp nguồn
thu, nhiệm vụ chi NSX và tỉ lệ phân chia nguồn thu do HĐND tỉnh quy định.

- Chế độ, tiêu chuẩn, định mức, chi ngân sách do Chính phủ, Thủ tướng
chính phủ, Bộ tài chính và HĐND cấp tỉnh quy định.
- Số kiểm tra về dự toán NSX do UBND huyện thông báo.
SV: Đỗ Thị Huyền
Líp: K38
25
Chuyên đề Cuối khóa
- Tình hình thực hiện dụ toán NSX năm hiện hành và các năm trước
đó.
Trình tự lập dự toán Ngân sách xã:
- Tài chính xã kết hợp với cơ quan thuế hoặc đội thu thuế (nếu có) tính
toán các khoản thu NSNN trên địa bàn (trong phạm vi phân cấp do xã quản
lý).
- Các ban, tổ chức thuộc UBND xã căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ
được giao và chế độ, đinh mức, tiêu chuẩn chi lập dự toán chi của đơn vị tổ
chức này.
- Ban tài chính và ngân sách xã lập dự toán thu, chi và cân đối ngân sỏch
trỡnh UBND xã, báo cáo chủ tịch hoặc phó chủ tịch HĐND xã để xem xét gửi
UBND huyện và phòng tài chính huyện. Thời gian báo cáo dự toán NSX do
UBND cấp tỉnh quy định.
- Đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, phòng tài chính huyện làm
việc với UBND xã về việc cân đối thu chi NSX thời kỳ ổn định mới theo khả
năng bố trí cân đối chung của ngân sách địa phương. Đối với những năm tiếp
theo của thời kỳ ổn định phòng tài chính huyện chỉ tổ chức làm việc với
UBND xã khi UBND xó cú yêu cầu.
- Quyết định dự toán Ngân sách xã:
Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu, chi do UBND huyện
quyết định, UBND xã hoàn chỉnh dự toán NSX và phương án bổ sung NSX
trình HĐND xã quyết định, sau khi dự toán xã được HĐND xã quyết định
UBND xã báo cáo với UBND huyện , phòng tài chính huyện đồng thời công

khai NSX cho nhân dân biết theo chế độ công khai tài chính về NSX.
Điều chỉnh NSX hàng năm (nếu có) trong các trường hợp có yêu cầu của
UBND cấp trên để đảm bảo phù hợp với định hưúng chung hoặc có sự biến
động lớn về nguồn thu và nhiệm vụ chi.
SV: Đỗ Thị Huyền
Líp: K38
25
Chuyên đề Cuối khóa
1.4.2. Chấp hành dự toán Ngân sách xã.
Hàng năm xã phải tổ chức chấp hành dự toán ngân sách theo đúng điều
khoản về luật ngân sách và nghị định của Chính phủ, các thông tư hướng dẫn
chấp hành ngân sách của Bộ Tài Chính.
Căn cứ dự toán NSX và phương án phân bổ NSX cả năm đã được
HĐND xã quyết định, UBND xã phân bổ chi tiết dự toán chi NSX theo mục
lục NSNN (kèm theo biểu mẫu) gửi KBNN nơi giao dịch để làm căn cứ thanh
toán và kiểm soát chi. Căn cứ vào dự toán và khả năng thu, nhu cầu chi vủa
từng quý, UBND xã lập dự toán thu, chi quý (có chia ra tháng) gửi KBNN nơi
giao dịch. Đối với những xó cú cỏc nguồn thu chủ yếu theo mùa vụ,UBND xã
đề nghị cơ quan tài chính cấp trên thực hiện tiến độ cấp số bổ sung cân đối
trong dự toán được giao (nếu có) cho phù hợp để điều hành chi theo tiến độ
công việc.
Chủ tịch UBND xã (hoặc người được uỷ quyền) là chủ tài khoản thu
chi NSX.
Ban tài chính và NSX có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thuế đảm bảo
thu đúng, thu đủ và kịp thời. Nghiêm cấm thu không biên lai, thu để ngoài sổ
sách. Khi thu phải giao biên lai lại cho đối tượng nộp cho cơ quan thuế ,
phòng tài chính huyện có nhiệm vụ cung cấp biên lai đầy đủ, kịp thời cho ban
tài chính xã để thực hiện thu nộp ngân sách nhà nước. Việc hoàn trả khoản
thu Ngân sách xã, KBNN xác nhận rõ số tiền đã thu vào NSX hoặc cơ quan
thu xác nhận ( đối tượng nộp ngân sách qua cơ quan thu) để ban tài chính làm

căn cứ hoàn trả.
Đối với các khoản thu NSX được hưởng 100%, KBNN chuyển một liên
chứng từ cho ban tài chính xã. Đối với các khoản thu phân chia với ngân sách
cấp trên, KBNN lập dự toán ngân sách bảng kờ cỏc khoản thu ngân sách có
phân chia cho xã gửi ban tài chính xã. Đối với số thu bổ sung ngân sách
huyện cho NSX, phòng tài chính huyện căn cứ vào dự toán số bổ sung đã giao
cho từng xã, dự toán thu chi từng quỹ của cỏc xó và khả năng cân đối của
ngân sách huyện, thông báo số bổ sung hàng quý cho xã chủ động điều hành
SV: Đỗ Thị Huyền
Líp: K38
25
Chuyên đề Cuối khóa
ngân sách. Phòng tài chính huyện cấp bổ sung cho xã theo định kỳ hàng
tháng. Khi thực hiện nhiệm vụ chi, ban tài chính và NSX phải thẩm tra nhu
cầu sử dụng kinh phí của các tổ chức, đơn vị. Bố trí nguồn theo dự toán năm
và dự toán quý để đỏp ỳng nhu cầu chi. Kiểm tra giám sát việc thực hiện chi
ngân sách, sử sụng tài sản của các tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách, phát
hiện và báo cáo đề xuất kịp thời chủ tịch UBND xã những trường hợp vi
phạm chế độ tiêu chuẩn, định mức để có biện pháp giải quyết việc chấp hành
dự toán chi ngân sách phải đảm bảo nguyên tắc: Đã ghi trong dự toán, đúng
chế độ, tiêu chuẩn định mức quy định được chủ tịch UBND xã (hoặc người
được uỷ quyền) chuẩn chi.
Cấp phát NSX chỉ dung hình thức lệnh chi tiền. Trường hợp thanh toán
bằng tiền mặt phải kèm theo giấy đề nghị rút tiền mặt. KBNN kiểm tra nếu
đủ điều kiện thì tiến hành thanh toán. Trong trường hợp thật cần thiết như tạm
ứng, công tác phí, ứng tiền trước cho khách hàng, cho nhà thầu theo hợp
đồng, chuẩn bị hội nghị, tiếp khỏch,… được tạm ứng để chi. Trong trường
hợp này, trên lệnh chi tiền chỉ ghi tổng số tiền tạm ứng, kèm theo giấy đề nghị
rút tiền mặt. Nếu như các khoản thanh toán NSX qua KBNN cho các đối
tượng mở tài khoản giao dịch tại KBNN hoặc ngân hàng thì phải thực hiện

bằng hình thức chuyển khoản. Khi đó phải sử dụng lệnh chi tiền bằng chuyển
khoản. Các khoản chi từ nguồn thu được giữ tại xã, ban tài chính và ngân sách
xã phối hợp với KBNN định kỳ làm thủ tục hoạch toán thu, chi vào NSX.
Đối với chi thường xuyên, ưu tiên chi trả tiền lương và các khoản phụ
cấp cho cán bộ xã, nghiêm cấm việc nợ lương. Các khoản chi cấp bách phải
căn cứ dự toán năm, tính cấp bách của công việc, khả năng của NSX tại thời
điểm chi.
Đối với chi đầu tư phát triển, việc quản lý vốn đầu tư XDCB của NSX
phải thực hiện theo quy định của nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
và phân cấp của tỉnh. Bộ tài chính sẽ quy định việc cấp phát thanh toán và
quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của NSX. Đối với các dự án đầu tư
bằng nguồn đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện ngoài các quy định chung
SV: Đỗ Thị Huyền
Líp: K38
25
Chuyên đề Cuối khóa
cần phải mở sổ theo dõi và phản ánh kịp thời mọi khoản đóng góp bằng tiền,
ngày công lao động, hiện vật của nhân dân. Qỳa trỡnh thi công, nghiệm thu và
thanh toán phải có ban giám sát do nhân dân cử ra. Kết quả đầu tư và quyết
toán phải thông báo rộng rãi cho nhân dân.
1.4.3. Quyết toán Ngân sách xã:
Ban tài chính và ngân sách xã lập báo cáo quyết toán thu, chi NSX
hàng năm trình UBND xã xem xét để trình UBND xã phê chuẩn, đồng thời
gửi phòng tài chính huyện để tổng hợp trình UBND huyện. Thời gian báo cáo
quyết toán năm cho phòng tài chính huyện do UBND tỉnh quy định.
Quyết toán NSX không được lớn hơn quyết toán chi NSX. Toàn bộ kết
dư ngân sách năm trước (nếu có), được chuyển vào thu Ngân sách năm sau.
Sau khi HĐND xã phê chuẩn báo cáo quyết toán được lập thành 5 bản, gửi
cho HĐND xã, UBND xã, phòng Tài chính huyện, KBNN nơi xã giao dịch,
lưu Ban tài chính xã và thông báo công khai nơi công cộng cho nhân dân xã

biết. Phòng tài chính huyện có trách nhiệm kiểm tra báo cáo quyết toán thu,
chi NSX, trường hợp có sai sót phải báo cáo với UBND huyện yêu cầu
HĐND xã điều chỉnh.
Tóm lại, trên đây là toàn bộ nội dung quản lý NSX đã được trình bày.
Ta thấy quản lý NSX là một quá trình đầy những khó khăn, phức tạp. Do vậy,
hoàn thiện công tác quản lý NSX là một yêu cầu cấp thiết hiện nay và mai sau
nhằm làm lành mạnh hoỏ cỏc hoạt động tài chính ở xã, nâng cao hiệu quả sử
dụng nguồn vốn NSX.
1.5. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác Quản lý Ngân sách xã.
- Xuất phát từ thực trạng công tác quản lý NSX ở nước ta hiện nay.
Công tác quản lý NSX hiện nay đã đạt được những thành quả đáng ghi
nhận như:
Về thu NSX: Dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, toàn nước ta nhìn
chung thu Ngân sách tăng và có xu hướng ngày càng tăng. Ở các địa phương
xó đó chủ động khai thác các nguồn thu tiềm năng, phát huy tích cực việc
tăng thu và nuôi dưỡng nguồn thu bằng nhiều hình thức khác nhau.
SV: Đỗ Thị Huyền
Líp: K38
25
Chuyên đề Cuối khóa
Về chi NSX: Nhìn chung việc bố trí chi NSX là tương đối hợp lý, đáp
ứng nhu cầu chi một cách tốt nhất.
Về chấp hành chính sách chế độ: Nhìn chung cỏc xó đã thực hiện tốt
các chế độ chính sách được ban hành. Đặc biệt là chế độ chính sách đối với
người, gia đình có công với cách mạng, các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn.
Bên cạnh đó công tác quản lý NSX trên cả nước vẫn còn nhiều tồn tại
đáng kể như: Về công tác thu NSX vẫn chưa khai thác triệt để các nguồn thu,
cơ cấu thu chưa hợp lý, chưa quan tâm đặc biệt tới việc nuôi dưỡng nguồn
thu, nhiều xó trờn cả nước đã đặt ra các khoản thu, mức thu chưa hợp lý gây

nhiều tranh cãi, bất đồng trong quần chúng nhân dân. Trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ chi, quản lý chi vẫn còn buông lỏng, cơ cấu chi vẫn còn nhiều
bất hợp lý chưa đáp ứng được nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.
Công tác lập, chấp hành và quyết toán Ngân sách chưa thực sự hoàn thiện.
Từ thực trạng đó ta thấy công tác quản lý NSX là yêu cầu bức thiết, là
việc cần làm ngay và làm triệt để.
- Xuất phát từ nền tài chính quốc gia của nước ta đã và đang được đổi
mới toàn diện trong sự chuyển đổi sâu sắc về cơ chế quản lý kinh tế xã hội.
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới đi lên CNH – HĐH đất nước, nền
kinh tế đang đi theo nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hoạt động theo cơ
chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Công tác quản lý NSX trong điều
kiện hiện nay cũng cần phải củng cố và tăng cường, góp phần làm lành mạnh
nền Tài chính quốc gia và tăng cường nội lực, đẩy mạnh sự nghiệp CNH –
HĐH đất nước, làm cho công quỹ được quản lý chặt chẽ, thống nhất, phát huy
tối đa quyền làm chủ của người dân. Hoàn thiện công tác quản lý NSX không
những tăng cường quản lý NSX mà còn là vấn đề phát huy được vai trò của
chính quyền cấp xã, trong việc chủ động khai thác tiềm năng và thế mạnh của
địa phương, đảm bảo công bằng, thực hiện tốt các chính sách, chế độ của
Đảng và nhà nước. Để phù hợp với sự vận hành theo cơ chế mới – cơ chế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa nền kinh tế và hội nhập
SV: Đỗ Thị Huyền
Líp: K38
25
Chuyên đề Cuối khóa
cựng cỏc nước trong khu vực, trên toàn thế giới thì cơ chế quản lý NSX đòi
hỏi phải sớm được đổi mới, hoàn thiện và tăng cường công tác quản lý NSX.
Trước những đổi mới cơ chế quản lý kinh tế - xã hội và đứng trước
thực trạng quản lý NSX như trên, cần phải có các giải pháp nhằm hoàn thiện
công tác quản lý NSX góp phần hoàn thiện công tác quản lý NSX, đảm bảo
NSX đủ mạnh đáp ứng được các yêu cầu, thực hiện các chức năng và nhiệm

vụ của chính quyền cấp xã, tiến tới làm lành mạnh hóa nền Tài chính quốc
gia.
SV: Đỗ Thị Huyền
Líp: K38
25
Chuyên đề Cuối khóa
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ LIấU XÁ-
HUYỆN YấN MỸ- TỈNH HƯNG YấN TRONG THỜI GIAN QUA.
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và cơ cấu bộ máy quản lý ngân
sách xã ở xó Liêu Xá- huyện Yên Mỹ- Tỉnh Hưng Yên.
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Liêu Xá.
Xã Liêu Xã nằm về phía đông thành phố Hưng yên; phía Tây giáp Xó
Tân Việt, Phía Nam giáp Xã Tân Lập, Phía Bắc giỏp xã Thanh Xá, Huyện
Yên Mỹ -TP Hưng Yên - Tỉnh Hưng Yên.
Tổng diện tích tự nhiên: 1.177,91 ha
Trong đó :
Diện tích đất nông nghiệp 615,79 ha
Đất canh tác: 562,12 ha
Trải qua thời gian phát triển và mở rộng hiện nay xó Liờu xỏ cú 5 thôn.
Đó là: Thôn Trung, Thôn Văn , Thôn Thượng, Thôn Hảo, Thôn Vũ. Có tổng
số 1907 hộ dân với 9.502 nhân khẩu trong đó có 4970 nam và 4532 nữ, mật
độ dân số khoảng 870 người /km
2
Thu nhập bình quân đầu người khoảng 750
nghìn đồng / người/ tháng và không ngừng tăng lên, Trình độ dân trí những
năm gần đây ngày một tăng cao, truyền thống văn hóa có từ lâu đời.
Với những thuận lợi khó khăn đòi hỏi sự nỗ nực của toàn dân trong xã
biết khai thác triệt để các tiềm năng thế mạnh của mình, đặc biệt đối với chính
quyền xã – nơi cơ sở cuối cùng thực hiện các chủ trương chính sách phát triển

kinh tế xã hội của Tỉnh cần được nần cao năng lực hoạt động của chính quyền
xã, mặt khác phải tạo cơ sở vật chất cần thiết, sử dụng hiệu quả phương tiện
tài chính trong đó quan trọng nhất là NSX.
2.1.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ngân sách xã Liờu Xá
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý NSX hiện nay tại xã Liêu Xá:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là chủ tài khoản thu, chi ngân sách xã.
- Tài chính ngân sách xó kiờm kế toán trưởng.
SV: Đỗ Thị Huyền
Líp: K38
25
Chuyên đề Cuối khóa
- Một công chức kế toán ngân sách chuyên trách.
- Một thủ quỹ do cán bộ văn phòng UBND kiêm nghiệm.
Tài chính xã có chức năng nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Giúp UBND xã trong việc thực hiện kế hoạch thu thuế, thu nợ, thu
mua cho nhà nước.
- Xây dựng dự toán, lập báo cáo quyết toán về NSX giúp UBND xã
thực hiện dự toán thu, chi ngân sách xã.
- Kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh về tài vụ của tổ chức đơn
vị kinh tế tập thể và các cá nhân thuộc quản lý.
Trên cơ sở nắm được tình hình thực hiện các kế hoạch tài vụ, tài chính
qua các ngành trong xã mà tài chớnh xó giỳp UBND xã đề ra các biện pháp
cần thiết cho các ngành phối hợp với nhau được chặt chẽ, thực hiện kế hoạch
sản xuất được thuận lợi.
2.2. Thực trạng công tác quản lý ngân sách xã Liờu xá
2.2.1.Về phân cấp nguồn thu, nhiệm vô chi ngân sách xã.
Căn cứ vào quy định của Luật NSNN cũng như đặc điểm riêng của địa
phương, nhằm tạo chủ động cho chính quyền cơ sở. Sở tài chính tỉnh Hưng
Yên soạn thảo và trình HĐND và UBND tỉnh ban hành các quy định cụ thể
về phân cấp các nguồn thu và các nhiệm vụ chi đối với ngân sách cấp xã. Nội

dung thu, chi của ngân sách xã được tỉnh Hưng Yên thực hiện theo Luật Ngân
sách Nhà nước; Nghị định của Chính phủ, thông tư hướng dẫn của Bộ tài
chính và quy định cụ thể của UBND tỉnh Hưng Yên.
2.2.1.1.Nguồn thu Ngân sỏch xó
(1) Các khoản thu ngân sách xã hưởng 100% gồm:
a. Thuế môn bài hộ nhỏ.
b. Phí, lệ phí.
c. Thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản.
d. Thu từ hoạt động kinh tế và sự nghiệp.
e. Đóng góp của nhân dân theo quy định.
SV: Đỗ Thị Huyền
Líp: K38
25
Chuyên đề Cuối khóa
f. Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân.
h. Thu kết dư ngân sách năm trước.
i. Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
(2) Các khoản thu NSX hưởng theo tỷ lệ % gồm:
a. Thuế sử dụng đất nông nghiệp.
b. Thuế chuyển quyền sử dụng đất.
c. Thuế nhà đất.
d. Tiền cấp quyền sử dụng đất.
f. Lệ phí trước bạ nhà, đất.
g. Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa sản xuất trong nước.
h. Các khoản thu phân chia khác (nếu được tỉnh phân cấp).
(3) Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.
2.2.1.2 Nhiệm vụ chi của Ngân sách xã
Chi đầu tư phát triển
Liờu xá được trực tiếp làm chủ đầu tư xây dựng cơ bản các công trình
có vốn đầu tư tối đa 500 triệu đồng như: trường học, trạm y tế xã, cầu cống

trong phạm vi của xã, những công trình xây dựng cơ bản như trên mà có vốn
đầu tư trên 500 triệu đồng thỉ Ủy ban nhân dân huyện làm chủ đầu tư.
Ngoài ra xó cũn thực hiện các nhiệm vụ chi đầu tư phát triển như: Chi
cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp các công trình trụ sở Ủy ban nhân dân xã.
Chi thường xuyên gồm:
a. Chi dân quân tự vệ, an ninh trật tự:
- Chi huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp dân quân tự vệ, các
khoản chi khác dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã.
- Chi thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân sự
khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã.
- Chi tuyên truyền, vận động và tổ chức phong trào bảo vệ an ninh, trật
tự an toàn xã hội.
SV: Đỗ Thị Huyền
Líp: K38
25
Chuyên đề Cuối khóa
b. Chi sự nghiệp giáo dục:
- Hỗ trợ các lớp bổ túc văn hóa, trợ cấp nhà trẻ, lớp mẫu giáo, kể cả trợ
cấp cho giáo viên mẫu giáo và cụ nuụi dậy trẻ.
c. Chi sự nghiệp y tế:
- Hỗ trợ thường xuyên và mua sắm các khoản trang thiết bị phục vụ cho
khám chữa bệnh như trạm y tế xã.
- Chi sửa chữa cải tạo các công trình phục vụ việc khám chữa bệnh như
trạm y tế
d. Chi sự nghiệp văn hóa thông tin.
- Chi cho các hoạt động văn hóa trong xã hội như hội diễn văn nghệ,
các hoạt động văn hóa kỷ niệm các ngày lễ lớn
- Chi sửa chữa, cải tạo nhà văn hóa xã, đài tưởng niệm
e. Chi sự nghiệp thể dục thể thao.
- Chi cho các hoạt động thể dục, thể thao như các giải thi đấu thể thao

trong xã: bóng đá, bóng chuyền
- Chi sửa chữa cơ sở thể dục thể thao trong xã.
g. Chi sự nghiệp kinh tế.
- Chi hỗ trợ, sửa chữa các công trình giao thụng, nụng -lõm-thủy lợi,
chi khuyến nông, khuyến lâm.
h. Chi sự nghiệp xã hội: Hưu xã, thôi việc, trợ cấp khác, già cả cô đơn,
công tác xã hội khác.
- Trợ cấp hàng tháng cho các bộ xã nghỉ việc theo chế độ
- Chi thăm hỏi các gia đình chính sách, già cả cô đơn.
- Chi cứu tế xã hội và các công tác xã hội khác.
k. Chi quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể ( Chi lương và chi hoạt động).
- Quản lý Nhà nước:
+ Tiền lương, tiền công cho cán bộ, công chức xã.
+ Chi sinh hoạt phí đại biểu Hội đồng nhân dân.
SV: Đỗ Thị Huyền
Líp: K38
25
Chuyên đề Cuối khóa
+ Các khoản phụ cấp khác theo quy định của Nhà nước.
+ Công tác phí
+ Chi về hoạt động văn phòng như: điện, nước, văn phòng phẩm,
phí bưu điện, điện thoại
+ Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ và các đối
tượng khác theo chế độ.
Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam.
Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã (Mặt trận tổ
quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh
Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân tập thể).
Chi khác
2.2.2 Lập dự toán ngân sách xã

Những năm gần đây xó đó cú những quan tâm tới việc lập dự toán
NSX, nên chất lượng dự toán đã được nâng lên, cụ thể và chi tiết hơn, đồng
thời bám sát các định hướng phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, thu-chi
ngân sách ngày một được phản ánh theo mục lục NSNN, làm căn cứ cho việc
kiểm soát thu chi ngân sách qua kho bạc Nhà nước.
Hàng năm sở Tài chính giao số kiểm tra xuống phòng tài chớnh-kế
hoạch huyện và tài chính - kế hoạch huyện giao xuống xó, xó căn cứ vảo
nhiệm vụ chi được phân cấp, nguồn thu và khả năng thu, tình hình thực hiện
dự toán ngân sách xã năm trước để tính toán các chỉ tiêu. Thực tế hàng năm
cán bộ tài chính xã lập dự toán và tháng 01 sau đó trình Hội đồng nhân dân
xã, trong thỏng đú đồng thời gửi dự toán đã lập lên phòng tài chính - kế hoạch
Thành Phố Hưng Yên để xem xét và phê duyệt. Trong tháng 02 phòng tài
chính - kế hoạch huyện sẽ phê duyệt dự toán chính thức và đưa dự toán thực
hiện.
Nhìn chung những năm qua, việc phân bổ dự toán năm của huyện đối
với xó đó dựa trên những căn cứ cụ thể và bám sát yêu cầu nhiệm vụ đối với
xã, dự toán ngân sách được HĐND xã xem xét, phê duyệt trước khi tổ chức
SV: Đỗ Thị Huyền
Líp: K38
25
Chuyên đề Cuối khóa
thực hiện và thông báo công khai trên hệ thống đài truyền thanh hoặc được
niêm yết tại trụ sở UBND.
Bên cạnh những kết quả thực hiện trên đây, công tác tổ chức quản lý
trong khâu lập dự toán còn bộc lộ một số hạn chế đó là:
- Qua phân tích và đỏnh giỏ thỡ việc lập dự toán NSX còn biểu hiện sự
đại khái thiếu tính toán, chưa chính xác, mang tính đối phó, không mang tính
hiện thực như khi tớnh cỏc chỉ tiêu thường được dựa trên số liệu năm trước
rồi chỉ cần tăng hoặc giảm một lượng tuyệt đối là xong. Mặt khác, trên thực tế
cán bộ tài chính xã khi lập dự toán thường lập dự toán chi trước, sau đó căn

xứ vào lập dự toán thu, xác định các khoản thu từ ngân sách huyện. Thực tế
việc tính toàn như trên là chưa tuân thủ với cách lập dự toàn theo quy định:
Lập dự toán thu trước, căn cứ vào đó lập dự toán chi. Như vậy NSX chưa phát
huy được vai trò bước đầu quan trọng cho việc điều hành ngân sách. Trong đó
dự toán thu thì chưa phản ánh đầy đủ các khoản thu thực tế thu được hoặc
phản ánh nhỏ hơn số trên thực tế như một số các khoản thu từ mặt đất, mặt
nước, thu phí họp chợ, nguyên nhân là do sự mập mờ, thiếu văn bản pháp lý
khi xã cho thuê và sự bất đồng ý kiến giữa các ban ngành liên quan chịu trách
nhiệm.
- Thời gian lập dự toán còn chậm trễ, theo luật thì dự toán năm N thì
được lập từ ngày 31/5/N-1 và đến 31/12/N-1 là phải hoàn thành. Nhưng trên
thực tế việc lập dự toán của xã làm trong tháng 1/N.
- Tổng hợp dự toán NSX vào dự toán NSNN còn chưa thống nhất và
đồng bộ. Mặt khác, trình độ cán bộ ngân sách xó cũn kộm, hiện tượng cán bộ
kế toán NSX phải kiêm nhiệm công tác khác vẫn xảy ra. Như vậy, cán bộ
chuyên trách về ngân sách vừa mỏng vể lượng, vừa yếu về trình độ, công
nghệ để đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý ngân sách lạc hậu. Mặt khác,
do nhận thức quản lý ngân sách xó cũn đơn giản, vì vậy công tác lập dự toán
ngân sách xã chủ yếu theo kinh nghiệm thực tế mà không phát huy hết vai trò
của quản lý ngân sách xó nờn khụng tận thu được nguồn thu trong khi đó dự
toán thu thì ngày một cao.
SV: Đỗ Thị Huyền
Líp: K38
25
Chuyên đề Cuối khóa
2.2.3 Chấp hành ngân sách xã
2.2.3.1 Chấp hành dự toán thu ngân sách xã.
Nhờ việc triển khai thực hiện Luật NSNN năm 2002 cho cấp xã sớm
nên nguồn thu ngân sách xã được phân cấp rõ ràng, nhiệm vụ thu - chi được
giao ngay từ đầu năm, tỷ lệ điều tiết các khoản thu được thực hiện ngay qua

hệ thống Kho bạc Nhà nước cho xã Liêu Xá đã kích thích xã tổ chức quản lý
tốt hơn các nguồn thu ổn định trên địa bàn còng như tích cực khai thác các
tiềm lực trong dân ngày một đáp ứng nhu cầu chi ngày một cao của ngân sách
xã.
Qua biểu 1 ta thấy tổng thu ngân sỏch xó đang có chiều hướng tăng lên nhưng
chủ yếu là do bổ sung từ ngân sách cấp trên. Cơ cấu và tỷ trọng các khoản thu
cũng thay đổi theo từng năm nhưng không theo một hướng nhất định. Tổng
thu ngân sỏch xó tăng lên như sau: Thu ngân sách năm 2009 so với năm 2008
tăng 3,6%, thu ngân sách năm 2010 so với năm 2009 tăng khoảng 33,9%, đây
là tốc độ tăng thu rất thấp thể hiện đúng tình hình kinh tế xã hội của một xã
nông nghiệp thuần túy. Qua đó cũng thấy sự hạn hẹp về ngân sách của xã
trong những năm vừa qua.
SV: Đỗ Thị Huyền
Líp: K38
25
Biểu 1: Kết quả thu ngân sỏch xó Liờu Xá các năm 2009-2010 - 2011
Đơn vị tớnh: Nghỡn đồng
Nội dung
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Dự toán Thực hiện
Thực
hiện/Dự
toán (%)
Dự toán Thực hiện
Thực
hiện/Dự
toán (%)
Dự toán Thực hiện
Thực
hiện/Dự

toán (%)
Tổng thu ngân
sách xã
2.138.000 2.119.345 91,1 2.135.500 2.114.595 99,6 2.163.000 2.122.592 98,1
Các khoản thu
ngân sách xã
hưởng 100%
315.000 305.570 97 100.000 96.595 96,6 130.000 99.967 76,8
Các khoản thu
phân chia theo tỷ
lệ %
795.000 785.775 98,8 305.000 299.500 98 105.000 94.625 90,1
Các khoản thu bổ
sung từ ngân sách
cấp trên
1.028.000 1.028.000 100 1.718.500 1.718.500 100 1.928.000 1.928.000 100
(Nguồn: Số liệu báo cáo quyết toán ngân sách xã Liờu xá các năm 2009-2010-2011)
Chuyên đề Cuối khóa
Nguồn thu có tỷ lệ thu cao nhất trong tổng thu NSX Liờu Xá là nguồn thu bổ
sung từ NSNN. Đây là nguồn thu thể hiện đúng thực trạng kinh tế, là nguồn
thu cơ bản và quan trọng nhất của địa phương. Qua biểu trên ta thấy nguồn
thu này tương đối ổn định qua các năm, đều chiếm trên 60% so với tổng thu
ngân sỏch xó. Điều này cho thấy một thực tế rằng nguồn thu từ nội lực xã rất
còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu chi nói chung và chi thường xuyên nói riêng
của xã và thấy rằng ngân sách xó cũn phụ thuộc rất nhiều vào ngân sách cấp
trên.
Mặc dù ngân sách xó đó được phân cấp thêm nhiều các khoản thu phõn
chớa như thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp và tỷ lệ phân chia cho
xã khá cao (như đó nờu ở phần trên) nhưng có thể thấy rằng nguồn thu phân
chia theo tỷ lệ của xã là thấp. Kết quả thu năm 2010 so với năm 2009 giảm

đáng kể từ 785.775 nghìn đồng xuống còn 299.500 nghìn đồng, tức giảm 71
%. Kết quả các khoản thu phân chia năm 2011 so với năm 2010 giảm 210.375
nghìn đồng tức giảm 61%. Các khoản thu phân chia 3 năm qua lại có xu
hướng giảm liên tiếp. Qua tìm hiểu thực tế và phân tích số liệu cho thấy năm
nào xã thu được nhiều tiền từ cấp quyền sử dụng đÊt (bán đất) thi năm đó
nguồn thu phân chia cao và ngược lại.
Nguồn thu ngân sách xã hưởng 100%. Cũng như các khoản thu phân
chia theo tỷ lệ thì khoản thu NSX hưởng 100%. Cũng như các khoản thu
phân chia theo tỷ lệ nhỏ trong tổng thu của NSX. Kết quả các khoản thu NSX
hưởng 100% năm 2010 si với năm 2009 giảm gấn 73%, năm 2011 so với năm
2010 tăng 19% nhưng lại vẫn thấp hơn so với năm 2009. Điều này thể hiển
rằng nguồn thu từ nội lực trong xó cũn thấp, không ổn định và cần phỏi cú
những chính sách tích cực để tăng nguồn thu này, tiến tới giảm phụ thuộc vào
ngân sách cấp trên.
Cũng qua biểu trên cho ta thấy được ngoài khoản thu bổ sung từ ngõn sỏch
cấp trên đạt được 100% theo dự toán thì tất cả các khoản thu còn lại của xã
đều có số thực hiện nhỏ hơn so với dự toán nhưng cũng khỏ sỏt cỏc chi tiêu
trên dự toán.
SV: Đỗ Thị Huyền
Líp: K38
25
Chuyên đề Cuối khóa
Như vậy, việc đánh giá thu NSX theo các chỉ tiêu lớn tuy đã khái quát
được cơ bản thực trạng thu ngân sách ở xã 3 năm qua, nhưng để có những kết
luận chính xác và cụ thể về kết quả thu cũng như sự thay đổi tỷ lệ cơ cấu như
thế nào của các nguồn thu đòi hỏi phải có những nghiên cứu sâu hơn.
Để thấy rõ tình hình thu ngân sỏch xó hiện nay và những hạn chế trong
quản lý thu ngân sỏch xó Liêu Xá, chúng ta đi sâu phân tích xem cụ thể các
khoản thu của ngân sách xã:
Tình hình quản lý các khoản thu ngân sách xã được hưởng 100%.

SV: Đỗ Thị Huyền
Líp: K38
25

×