Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

123doc tieu luan mo hinh tang truong kinh te nhat ban han quoc singapore nhung diem tuong dong va khac biet 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.21 KB, 6 trang )

I Hàn Quốc:
1. Tổng quan:











Địa lý: Hàn Quốc nằm trên Bán đảo Triều Tiên, ở phần đông bắc của lục địa châu Á,
nơi hải phận của bán đảo tiếp giáp với phần cực tây của Thái Bình Dương. Phía bắc bán
đảo tiếp giáp với Trung Quốc và Nga. Phía đông của bán đảo là Biển Đông, xa hơn nữa là
nước láng giềng Nhật Bản. Ngoài bán đảo chính còn có hơn 3.200 đảo nhỏ.
Tổng diện tích của bán đảo Triều Tiên là 222.154 km2.Diện tích đất canh tác là 99.617
km2, chiếm 45% tổng diện tích.Địa hình núi non chiếm khoảng hai phần ba diện tích lãnh
thổ, giống Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary hoặc Ai-len.
Kinh tế:
Kinh tế Hàn Quốc là nền kinh tế phát triển, đứng thứ 3 ở châu Á và đứng thứ 10 trên thế
giới theo GDP năm 2006. Sau Chiến tranh Triều Tiên, kinh tế Hàn Quốc đã phát triển
nhanh chóng, từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành một trong những
nước giầu nhất.
Cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh
nhất trong lịch sử thế giới hiện đại.GDP (PPP) bình quân đầu người của đất nước đã nhẩy
vọt từ 100 USD vào năm 1963 lên mức kỉ lục 10.000 USD vào năm 1995 và 25.000 USD
vào năm 2007. Bất chấp các ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á
1997, nước này đã khôi phục kinh tế rất nhanh chóng và vững chắc. Sự phát triển thần kỳ
về kinh tế của Hàn Quốc được coi như là "Huyền thoại sông Hàn".


Hàn Quốc cũng là một nước phát triển có sự tăng trưởng kinh tế nhanh nhất, với tốc độ
tăng trưởng GDP bình quân là 5% mỗi năm. Một phân tích gần đây nhất bởi Goldman
Sachs năm 2007 đã chỉ ra Hàn Quốc sẽ trở thành nước giầu thứ 3 trên thế giới vào năm
2025 với GDP bình quân đầu người là 52.000 USD và tiếp 25 năm sau nữa sẽ vượt qua
tất cả các nước ngoại trừHoa Kỳ để trở thành nước giàu thứ hai trên thế giới, với GDP
bình quân đầu người là 81.000 USD.
Năm 1996, Hàn Quốc trở thành thành viên của OECD, một mốc quan trọng trong
lịch sử phát triển của đất nước. Giống như các quốc gia phát triển khác, ngành dịch vụ đã
tăng nhanh, chiếm khoảng 70% GDP. Cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống của
nhân dân được nâng cao rất nhanh trở nên ngang bằng thậm chí cao hơn các quốc gia phát
triển khác ở châu Âu và các nước Bắc Mỹ. Chỉ số phát triển con người (HDI) đạt 0,912
vào năm 2006.
Hiện nay, thu nhập và tài sản của Hàn Quốc đang tăng một phần là do sự đầu tư và xuất
khẩu công nghệ cao sang các nước đang phát triển như Trung Quốc, Việt Nam, và
Indonesia.
Hàn Quốc là một nước có số giờ làm việc cao nhất thế giới.
1


II. Singapore:
1. Tổng quan:
Singapore có diện tích xấp xỉ đảo Phú Quốc của Việt Nam nhưng Đảo Quốc Sư Tử đã
có những bước phát triển kinh tế thần kỳ.
Năm 2005 Singapore chào đón 40 năm kỷ niệm ngày ra đời và trở thành một quốc gia
độc lập. Trong suốt bốn thập niên vừa qua,dân số của quốc gia nhỏ bé này, nằm ở đầu
phía nam ban đảo Malay, đã đạt ở mức 4,35 triệu dân trên một quần đảo có diện tích chưa
đến 800 km2. Trong khi đó nền kinh tế quốc gia dựa trên tổng sản phẩm quốc nội thực
(GDP) đã tăng lên 20 lần.Tổng sản phẩm quốc nội với mứ gá ổn định đã tăng với tỷ lệ
trung bìnsh hàng năm là 8% trong suốt giai đoạn 1965-2005. Với mức tăng trưởng dân số
2,1%. Tổng sản phẩm quốc nội tính theo bình quân đầu người tăng ở mức 5,8% trung

bình hàng năm. Năm 2004 Tổng thu nhập quốc dân(GNI) bổ sung vào khoản thực thu
nhập nước ngoàinTổng sản phẩm quốc nội (GDP) từ các cá nhân và các công ty nước
ngoài đang hoạt động tại Singapore là 41.819 đôla Singapore tính trên bình quân đầu
người, tương ứng 24.741 đôla Mỹ.
Trong giai đoạn 1960-2000 Singapore là quốc gia duy nhất đạt được tỷ lệ tăng trưởng
kinh tế trung bình hàng năm 7-7,5%.Tăng trưởng sản lượng của Singapore luôn giữ ở
mức ổn định qua nhiều thập niên liên tiếp. Tỷ lệ tăng trưởng dao động không đáng kể
theo từng giai đoạn. Một phần thành công của Singapore, cũng như nhiều quốc gia khác,
xuất phát từ việc đất nước này đã tránh được những thời kì tăng trưởng chậm hoặc không
tăng trưởng. Phát triển kinh tế là hệ quả của một quá trình phát triển ổn định, chỉ bị gián
đoạn tạm thời bởi các cuộc suy thoái ngắn kỳ diễn ra vào các năm 1985,1988,2001. Sau
mỗi kỳ suy thoái như vậy, thì mức tăng trưởng sản lượng lại khôi phục hết sức mạnh mẽ.
Singapore hiện đang giữ một vai trò mang ý nghĩa xây dựng và liên kết quốc tế. Là
một trong những thành viên sáng lập Tổ chức các quốc gia Đông Nam Á(ASEAN), đất
nước này đang đóng vai trò then chốt có tầm ảnh hưởng quyết định trong khu vực, đang
ra sức vun đắp cho những mối quan hệ hòa bình của khu vực châu Á. Singapore kh ông
những tán thành mạnh mẽ quyền tự do thương mại đa phương m à c òn k ý k ết nhiều
hiệp định Tự do Th ương mại song phương(FT As) từ năm 2000.
Nền kinh tế của đất nước này cũng bị tác động của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á
những năm 1997-1998 làm chậm đi bước phát triển, nhưng mức độ thất nghiệp và lạm
phát rất thấp.Singapore là một trong những trung tâm thương mại lớn nhất thế giới với
một hải cảng lớn và hiện đại.
Singapore tự hào là một trong những quốc gia được đánh giá là có mức độ tham
nhũng thấp.Đứng thứ 5 trong số 159 quốc gia, trên cả Hoa Kỳ.

2


II. Những điểm tương đồng của hai mô hình kinh tế Hàn Quốc, Singapore:















1.
Xuất phát điểm:
Cả 2 nước Hàn Quốc và Singapore đều có suất phát điểm thấp, là những nước kém
phát triển.Thu nhập thấp, nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp như Hàn Quốc,
phụ thuộc vào nước ngoài nhiều như Singapore.
Là những nước khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là Hàn Quốc. Kinh tế bị
chiến tranh tàn phá, cụ thể: Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn, kinh tế Hàn Quốc
cũng gặp một số thuận lợi. Trong thời kì này, Mỹ lợi dụng Hàn Quốc để xây dựng
lực lượng quân sự tại Đông Á nên có nhiều chính sách viện trợ và vận động các nước
khác thông qua các tổ chức của Liên hợp quốc viện trợ cho Hàn Quốc. Trong thời kì
này chỉ xuất hiện hình thức viện trợ, chưa xuất hiện hình thức đầu tư trực tiếp của
Mỹ cho Hàn Quốc, do Mỹ thấy khó tìm được cơ hội kinh doanh tại đất nước mới bị
tàn phá nặng nề bởi chiến tranh.
Trong bối cảnh kinh tế- xã hội khó khăn, người dân Hàn Quốc luôn có quyết tâm cao độ
trong sự nghiệp phục hưng đất nước, vượt qua sự đói nghèo, lạc hậu để phát triển.
Singapore:
Năm 1959, người Anh đã dần nhượng bộ quyền kiểm soát phần lớn các hoạt động cai trị

thuộc địa, từng được áp đặt ở Singapore.
Từ năm 1963- 1965, Singapore là một phần lãnh thổ của Liên bang Malaysia. Chính
quyền Singapore lên tuyên bố nhậm chức để điều hành đất nước, chủ yếu là vì lý do kinh
tế.
Bất bình ngày càng leo thang đã dẫn đến cuộc bạo động chủng tộc diễn ra qui mô vào
năm 1964. Đặt một nền móng khởi đầu cho việc tách Singapore ra khỏi Malaysia . Đánh
dấu sự ra đời hết sức gian truân của một quốc gia.
Tuy nhiên chi phí quốc phòng xem như là điều kiện bắt buộc, cho dù mức ngân sách thu
nhập không đáng kể. Singapore phải lệ thuộc các nước bên ngoài về nguồn lương thực,
chất đốt và nguồn nước sạch.
Sự tác động vào việc tăng giá nhập khẩu hàng hóa được cảm nhận rõ rệt. Đất nước không
hề có nguyên liệu công nghiệp và nông nghiệp. Không có thị trường nội địa rộng lớn.
Trong khi đất nước đang áp dụng chủ nghĩa dân tộc trong các vấn đề kinh tế với mô hình
“trục trọng tâm - nan hoa” – một mô hình thương mại trung chuyển truyền thống.
Nội tình đất nước luôn tiềm tàng mối đe dọa của chủ nghĩa đối lập và các liên minh quân
đội. Tỷ lệ thất nghiệp ít nhất là 10%, vấn đề nhà ở diễn ra hết sức quan trọng. Bộ máy
chính quyền mới thành lập và ít kinh nghiệm phải đối mặt với một trọng trách to lớn
trong việc cố gắng tạo dựng một sự nhận thức đúng đắn về thế chế quốc gia đối với dòng
người nhập cư đa thành phần. Trình độ dân trí hết sức nghèo nàn.
2. Mô hình nhà nước thể chế phát triển

3


Tuy có những nét riêng biệt, nhưng sự phát triển kinh tế thị trường các nước Hàn
Quốc, Singapore có những đặc điểm chung cơ bản giống nhau, đó là:
• Thứ nhất, vai trò của doanh nhân dưới sự điều tiết của “bàn tay thị trường“ được đề cao
trong phát triển kinh tế. Vì vậy Nhà nước tập trung vào việc thực thi hệ thống chính sách
nhất quán để tạo môi trường cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển, coi khu vực kinh tế
tư nhân là hạt nhân của kinh tế thị trường, là giường cột và động lực của nền kinh tế.

• Thứ hai, xác định và thực thi vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường. Chính
phủ các quốc gia Hàn Quốc và Singapore hạn chế sự tham gia vào hoạt động kinh doanh.
Vì vậy tỷ trọng của khu vực kinh tế Nhà nước luôn rất nhỏ và sự tồn tại của khu vực kinh
tế Nhà nước không bao giờ dẫn đến lấn át, chèn ép kinh tế tư nhân, mà là để giúp đỡ kinh
tế tư nhân. Do đó Nhà nước chỉ đầu tư vào những ngành nhiều rủi ro hoặc tư nhân chưa
đủ tiềm lực về tài chính hoặc kỹ thuật. Vì vậy, Nhà nước với tư cách đại diện cho lợi ích
quốc gia, luôn đi đầu trong những lĩnh vực khó khăn phức tạp. Và sau khi đã vượt qua
giai đoạn khởi đầu gian khó, khi doanh nghiệp đã hoạt động tốt, dần dần Chính phủ
chuyển giao lại cho tư nhân thông qua chương trình tư nhân hóa.
Đồng thời Chính phủ các quốc gia Hàn Quốc và Singapore rất chú trọng việc xây
dựng Chính phủ mạnh và hiệu quả; đội ngũ công chức được đào tạo kỹ càng, chuyên
nghiệp hóa cao, để thực thi nhiệm vụ; đề xuất và thực thi tốt những chính sách thông
minh, sáng suốt. Do vậy, hoặc kích thích khả năng sáng tạo và chủ động của các công ty
tư nhân; hoặc bảo vệ quyền lợi chính đáng của tư nhân trong các cuộc xung đột; hoặc
điều hòa tốt lợi ích tư nhân với nhau; hoặc điều hòa được lợi ích tư nhân với lợi ích Chính
phủ, lợi ích cục bộ với lợi ích toàn cục.








2.3 Công nghiệp hóa thành công:
Cả hai nước Hàn Quốc và Singapore đều thực hiện Công nghiệp hóa thành
công.Trong đó Nhật Bản thành công sớm nhất, sau đó là Hàn Quốc rồi đến Singapore. Cụ
thể: những thành tựu đã dạt được của hai nước
 Hàn Quốc :
Trong 14 năm (1977- 1991), tốc độ tăng trưởng GNP mỗi năm là 8,1%, tăng 4,1 lần so

với năm 1979.
Sản xuất công nghiệp có sự phát triển theo chiều sâu, tỷ trọng các ngành công nghiệp đều
tăng qua các năm. Bước vào thập niên 1990, một số ngành công nghiệp của Hàn Quốc đã
xếp hạng cao và tỷ lệ sản lượng trong thị phần thế giới khá lớn.
Về ngoại thương, Hàn Quốc trở thành nước xuất khẩu tiêu biểu trong các nước NICs với
tốc độ gia tăng xuất khẩu bình quân hằng năm là 30%. Xuất khẩu giữ vị trí đặc biệt quan
trọng trong đóng góp GDP, quan trọng hơn so với giai đoạn cất cánh lần thứ nhất.
Có thể cạnh tranh với nhiều nước phát triển trên thế giới về nhiều lĩnh vực như điện tử,
sản xuất oto, hóa chất,... do giá thành rẻ và chất lượng sản phẩm cao. Khoa học- kỹ thuật
cũng phát triển cao thể hiện trong công nghệ vi điện tử, chế tạo robot, tàu cao tốc, hóa
sinh,...
4










Những ngành công nghiệp then và đã được thế giới công nhận. Hàn Quốc là quốc gia
đóng tàu lớn nhất thế giới; đối với chất bán dẫn: đứng thứ 3 thế giới; hàng điện tử: đứng
thứ 4. May mặc, sắt thép và các sản phẩm hóa dầu của Hàn Quốc đứng thứ 5 nếu xét về
tổng giá trị và ô tô đứng thứ 6 trên thế giới. Ngành đóng tàu của Hàn Quốc là một ngành
công nghiệp tiên phong trong 3 năm qua, chiếm 40% đơn đặt hàng đóng tàu của cả thế
giới trong năm 2005.
Là một nhà sản xuất ô tô lớn, Hàn Quốc sản xuất trên ba triệu xe hàng năm.
Chiếm khoảng 11% thị phần toàn cầu, ngành sản xuất chất bán dẫn của Hàn Quốc là một

ngành công nghiệp mũi nhọn đặc biệt là khi nói tới bộ nhớ động và chíp hệ thống (SOC).
 Singapore:
Thu nhập bình quân đầu người ở Singapore đạt mức tương đương như ở Mỹ, tăng từ mức
16% năm 1965 lên mức 67% năm 2004.
Vốn vật chất gia tăng chiếm hơn một nửa mức tăng trưởng kinh tế. Nguồn vốn bao gồm
nhà máy, thiết bị, bất động sản phòng ốc có mức tăng là 11,3% một năm, trung bình cứ 6
năm lại tăng gấp đôi.
2.4 Khuyến khích xuất khẩu:
Yếu tố then chốt trong phát triển của hai nước, giúp tìm thu ngoại tệ và mở rộng thị
trường
2.5 Tăng trưởng dựa trên phát triển và cải tiến công nghệ:
Việc áp dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất đã làm tăng năng suất cung
như chất lượng sản phẩm
KẾT LUẬN
Qua tìm hiểu về mô hình tăng trưởng kinh tế của hai nền kinh tế lớn Hàn Quốc,
Singapore, phân tích đặc điểm tương đồng và khác biệt của ba nền kinh tế để trả lời cho
câu hỏi: tại sao Hàn Quốc, Singapore đã trở thành những cường quốc kinh tế, khi có suất
phát điểm thấp,tài nguyên khan hiếm, điều kiện tự nhiên vô cùng khó khăn ảnh hưởng lớn
đến sự phát triển kinh tế.
Từ việc vận dụng sang tạo mô hình phát triển kinh tế cổ điển vào để phát triển kinh tế
của đất nước mình. Cụ thể hóa các giai đoạn phát triển kinh tế theo từng thời điểm xác
định từ các mục tiêu phương hứơng phát triển giúp các quốc gia này có những chính sách
kinh tế kịp thời và hiệu quả.
Thành công của Hàn Quốc, Singapore phần lớn là do sự đúng đắn trong việc xác định
theo mô hình kinh tế thị trường, kinh tế mở và hướng ngoại dưới sự điều tiết linh hoạt của
nhà nước. khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước,thực hiện công nghiệp hóa gắn liền
với suất khẩu. Đề cao và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tư nhân phát triển,chú trọng đến
giáo dục đào tạo,phát triển kinh tế trí thức. khuyến khích phát triển các ngành công
nghiệp sử dụng công nghệ cao. Đầu tư nhiều cho phát triển các ngành khoa học tiên tiến,
chuyển hướng tập trung cho dịch vụ, tăng cường hợp tác quốc tế…

5


6



×