Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Đánh giá triển vọng và hiệu quả đầu tư của dự án công ty liên doanh sản xuất cáp điện vina – GT cable b31 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.15 KB, 33 trang )

CHƯƠNG I :
MỞ ĐẦU
1.1 BỐI CẢNH CỦA VẤN ĐỀ:
 Việc cải tạo và xây dựng mạng lưới điện được xem là
một trong những nhiệm vụ chính trong kế hoạch phát
triển của Bộ Công Nghiệp từ nay đến năm 2010.
 Theo ước tính ngành điện cần một lượng vốn đầu tư
khoảng hàng trăm triệu USD để mua cáp điện đáp
ứng cho kế hoạch cải tạo và mở rộng mạng lưới điện.
Hiện nay hàng năm ngành điện phải tiêu tốn hàng
triệu USD để nhập khẩu cáp điện.
 Hiện ngành điện cũng có kế hoạch liên doanh với
nước ngoài để sản xuất cáp điện nhằm giảm bớt
việc nhập cáp từ nước ngoài. Dự án liên doanh sản
xuất cáp điện dưới tên gọi Công Ty Liên Doanh VINA-GT
CABLE được hình thành giữa Công Ty Điện Lực TP. HCM và
2 Công Ty nước ngoài là PT.GT Kabel Indonesia Tbk và
Globalindo Investments Private Limited. Đây là dự án có
tổng vốn đầu tư ước tính sơ bộ khoảng 11,2 triệu USD.
Trong đó phía Việt Nam dự kiến góp vốn 3 triệu USD.
Sản phẩm chính của dự án là các loại cáp đồng và
nhôm có đường kính từ 70 - 300mm2, chủ yếu phục vụ
cho nhu cầu cải tạo hệ thống điện Quốc Gia và một
phần nhỏ tiêu thụ trong dân dụng nội đòa và xuất
khẩu sang các nước khu vực Đông Nam Á và Trung
Quốc.
 Hiện tại dự án đang được nghiên cứu sơ bộ. Tuy nhiên
lãnh đạo phía đối tác Việt Nam hiện vẫn còn nhiều
phân vân với các câu hỏi sau:
+ Dự án có hấp dẫn để phía Việt Nam tham gia liên
doanh không và nên tham gia góp vốn ở mức độ


nào ?
+ Khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp sản
xuất cáp trong nước và nước ngoài như thế nào?
+ Những rủi ro nào liên doanh có thể gặp phải ?
+ Triển vọng chung của dự án ?
Trong bối cảnh trên , đề tài “Đánh giá triển
vọng và hiệu quả đầu tư của dự án Công Ty
Liên Doanh sản xuất cáp điện VINA-GT CABLE” đã
được hình thành nhằm góp phần làm rõ hơn một số
vấn đề để lãnh đạo Công Ty Điện Lực Thành Phố Hồ
-1-


Chí Minh có thể sớm ra quyết đònh có nên liên doanh
và đầu tư hay không.

1.2 CÁC MỤC TIÊU CỦA LUẬN VĂN :
Từ các vấn đề trong quản lý nêu trên, luận văn dự
kiến tập trung vào các mục tiêu sau:
a) Đánh giá về thò trường.
b) Xác đònh mức độ hiệu quả tài chính của dự án
với các phương án góp vốn khác nhau.
c) Nhận ra các yếu tố rủi ro chủ yếu về mặt tài
chính của dự án đối với mỗi phương án.
d) Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đối với
nền kinh tế quốc gia.

1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
a) Phương pháp thực hiện:
Trước hết luận văn tổng quan những cơ sở lý

thuyết cũng như kinh nghiệm về xây dựng liên
doanh , phân tích dự án, phân tích rủi ro … để vận
dụng cho trường hợp cụ thể của VINA-GT CABLE.
b) Về dữ liệu:
Dữ liệu thứ cấp thu thập từ Tổng Công Ty Điện
Lực Việt Nam và Công Ty Điện Lực Thành Phố Hồ
Chí Minh cũng như báo cáo ở một số liên doanh
thuộc khu vực TP.Hồ Chí Minh, các bài báo có liên
quan về liên doanh và đầu tư nước ngoài ở Việt
Nam.

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
Đây là dự án liên doanh đầu tư. Luận văn hạn chế
xem xét vấn đề trên các quan điểm của phía Việt
Nam và các quyết đònh chủ yếu liên quan đến
Công Ty Điện Lực TP. HCM. Dự án cũng giới hạn
phạm vi thò trường trong khu vực TP.HCM và các tỉnh
phía Nam. Về nội dung khoa học, luận văn chủ yếu
xem xét khía cạnh tài chính, kinh tế và chỉ một
phần về tổ chức của dự án liên doanh.

1.5 NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN:
-

Giới thiệu tổng quan về tình hình liên doanh và
các phương pháp phân tích dự án.
Giới thiệu tổng quan về dự án.
Xây dựng các phương án liên doanh sao cho phù
hợp với năng lực về tài chính.
Phân tích tài chính của dự án dựa trên các

phương án góp vốn khác nhau.
-2-


-

Phân tích rủi ro của dự án.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án.
Đánh giá triển vọng chung của dự án.

CHƯƠNG II:
TỔNG QUAN VỀ HP TÁC LIÊN
DOANH
& ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN
2.1 TỔNG QUAN VỀ HP TÁC LIÊN DOANH Ở
VIỆT NAM
2.1.1 Khái quát về công ty Liên doanh
Liên doanh là một hình thức đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam được điều chỉnh bởi luật đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam.
Một công ty liên doanh được thành lập với sự tham gia
của một bên là một hay nhiều pháp nhân Việt Nam và
bên kia là một hay nhiều thành viên nước ngoài.
Đặc điểm của Công ty Liên doanh:
-

Là một công ty TNHH

-


Là một pháp nhân Việt Nam

Tự chủ về tài chính: vốn pháp đònh cho mỗi
bên liên doanh đóng góp (phía Việt Nam ít nhất là
30%).
Lợi nhuận và rủi ro được phân chia theo tỉ lệ
góp vốn hoặc theo thỏa thuận.
2.1.2 Mục đích và ý nghóa của việc liên doanh:
a. Đối với phía Việt Nam
Việc hợp tác liên doanh nhằm mục đích:
- Tăng cường vốn
- Cải tiến máy móc thiết bò, chuyển giao công nghệ
mới của nước ngoài.
- Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Cải tiến các kỹ thuật quảng cáo, tiếp thò, khuyến
mãi để đưa sản phẩm ra thò trường.
- Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm
b. Đối với phía nước ngoài
-3-


Việc liên doanh nhằm khai thác các lợi thế so sánh
của các bên:
- Thò trường lao động ở Việt Nam rẻ (so với nước
đầu tư), do đó chi phí sản xuất ra sản phẩm giảm, lợi
nhuận tăng.
- Khoa học kỹ thuật, công nghệ của Việt Nam nhìn
chung còn lạc hậu, do đó việc liên doanh sẽ tạo ra cơ
hội cho phía nước ngoài bán máy móc, thiết bò công

nghệ cho phía Việt Nam.
- Thò trường Việt Nam là một thò trường lớn đầy
tiềm năng do đó việc liên doanh nhằm mục đích khai
thác thò trường.
- Ngoài ra do tình hình bất ổn đònh về an ninh chính trò
ở nhiều khu vực trên thế giới, do đó việc liên doanh
để chuyển vốn ra nước ngoài nhằm mục đích chia sẽ
rủi ro, bảo toàn vốn.
c. Đối với nhà nước Việt Nam
Việc liên doanh thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng
đem lại nhiều lợi ích cho nhà nước Việt Nam như:
- Đẩy mạnh tốc độ phát triển nền kinh tế thông qua
việc tạo ra những xí nghiệp mới hoặc tăng qui mô
của các đơn vò kinh tế.
- Giải quyết những vấn đề khó khăn về kinh tế và
xã hội trong nước như thất nghiệp, lạm phát.
- Tạo ra môi trường cạnh tranh là động lực kích thích
nền kinh tế tăng trưởng về lượng cũng như về chất.
- Đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế với khu vực
và quốc tế.
- Tiếp nhận kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm
quản lý tiên tiến của nước ngoài.
Rõ ràng với các mục và ý nghóa của việc liên
doanh như đã nêu trên thì liên doanh là một hình thức
rất có lợi cho cả 3 phía: phía doanh nghiệp Việt Nam, phía
doanh nghiệp nước ngoài và cả đối với phía nhà nước
Việt Nam.

2.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH & ĐÁNH GIÁ
HIỆU QUẢ DỰ ÁN

2.2.1 Nhóm phương pháp giá trò tương đương
Nội dung của nhóm phương pháp này là qui đổi toàn
bộ chuỗi dòng tiền tệ vào và dòng tiền tệ ra của dự
-4-


án ở một mức chiết khấu nào đó, thường là MARR
(Minimum Attractive Rate of Return), thành:
 Một giá trò hiện tại ròng (NPV – Net Present Value)
 Một chuỗi giá trò đều hàng năm (AW – Annual
Worth)
 Một giá trò tương lai (FW – Future Worth)
Dự án được xem là đáng giá khi NPV, AW, FW  0.
Trong luận văn chúng ta chỉ sử dụng phương pháp
giá trò hiện tại ròng.
Theo đònh nghóa, giá trò hiện tại ròng là toàn bộ thu
nhập và chi phí của dự án được qui đổi thành một giá
trò tương đương ở hiện tại.
NPV được tính theo công thức:
N

Bt  Ct
t
t 0 (_ 1  i )

NPV  

Trong đó:
Bt: lợi ích ở năm t
Ct: chi phí ở năm t

i: suất chiết khấu yêu cầu
t: thứ tự năm hoạt động của dự án (năm gốc có số
thứ tự bằng 0)
N: số năm hoạt động của dự án
Khi NPV  0 thì dự án được xem là đáng giá.
2.2.2 Nhóm phương pháp suất thu lợi
Nhóm phương pháp suất thu lợi có hai phương pháp
thường được nhiều người sử dụng là: suất thu lợi nội tại
(Internal Rate of Return – IRR) và suất thu lợi ngoại lai (External
Rate of Return – ERR). Trong luận văn chỉ sử dụng phương
pháp suất thu lợi nội tại.
Công thức để tính suất thu lợi nội tại:
N

N
Bt
Ct


t 
t
t 0 (1  i )
t 0 (1  i )

N

N
Bt
Ct


 (1  i) t  (1  i) t 0
t 0
t 0

Trong đó:
Bt: lợi ích ở năm t
Ct: chi phí ở năm t
t: thứ tự năm hoạt động của dự án (năm gốc có số
thứ tự bằng 0)
-5-


N: số năm hoạt động của dự án
i: chính là IRR sẽ được tìm ra
Khi một dự án có IRR  MARR thì dự án được coi là
đáng giá.
2.2.3 Các quan điểm phân tích tài chính dự án
Có hai quan điểm phân tích là quan điểm tổng đầu
tư (quan điểm ngân hàng) và quan điểm chủ đầu tư.
2.2.3.1 Phân tích theo quan điểm tổng đầu tư
Nhà phân tích xem dự án như là một hoạt động có
khả năng tạo ra những lợi ích tài chính và thu hút những
nguồn chi phí tài chính rõ ràng. Theo quan điểm này, còn
được gọi là quan điểm ngân hàng, các nhà phân tích xem
xét toàn bộ dòng tài chính chi cho dự án và các lợi ích
thu được, đi kèm với chi phí cơ hội của những thành phần
tài chính đóng góp vào dự án.
Quan điểm tổng đầu tư được trình bày như sau:
A = Lợi ích tài chính trực tiếp – Chi phí tài chính
trực tiếp – Chi phí cơ hội của tài sản hiện có

2.2.3.2 Phân tích theo quan điểm chủ đầu tư
Phân tích theo quan điểm chủ đầu tư hay cổ đông,
các nhà phân tích xem xét dòng tài chính chi cho dự án
và các lợi ích thu được, đi kèm với chi phí cơ hội của vốn
cổ đông đóng góp vào dự án; coi vốn vay là khoản thu,
trả vốn vay và lãi là khoản chi.
B = A + Vốn vay – Trả lãi và nợ vay
2.2.4 Phân tích rủi ro
Rủi ro là sự sai lệch giữa giá trò ước tính và giá trò
thực tế. Nguồn gốc của rủi ro là do sai số dự báo; sự
không chắc chắn liên quan đến loại hình kinh doanh, nền
kinh tế; thay đổi về thiết bò và công nghệ; và yếu tố
rất quan trọng phải kể đến là thời gian dự án. Việc
phân tích rủi ro dự án nhằm cung cấp thông tin về các
khả năng có thể xảy ra của độ đo hiệu quả. Trong thực
tế có nhiều phương pháp phân tích rủi ro. Trong đó phân
tích rủi ro bằng cách ứng dụng mô phỏng Monte Carlo là
phương pháp xác suất có nhiều ưu điểm và hiện nay nó
được áp dụng rộng rãi trên thế giới trong công tác
thẩm đònh dự án đầu tư.
2.2.5 Phân tích kinh tế
2.2.5.1 Khái niệm:
Phân tích kinh tế dự án đầu tư là quá trình phân tích
những lợi ích mà dự án mang lại cho xã hội cân đối với
-6-


những chi phí mà xã hội đã bỏ ra cho dự án trên quan
điểm sử dụng có hiệu quả nhất nguồn tài nguyên khan
hiếm của quốc gia. Sự phân tích này dựa trên giá kinh

tế (chi phí cơ hội, giá hiệu quả – efficiency price) mà
không hoàn toàn dựa vào giá thò trường.
2.2.5.2 Phương pháp phân tích kinh tế:
Phân tích kinh tế dự án đầu tư thường được tiến hành
theo các bước sau:
1.
2.
3.
4.
5.

Xác đònh khoản chi của dự án bao gồm chi phí
đầu tư cơ bản và chi phí hoạt động của dự án.
Xác đònh những khoản thu của dự án.
Thiết lập bảng dự báo dòng lưu kim (Cash flow
forecast)
Điều chỉnh chi phí và lợi ích theo giá kinh tế.
Xác đònh NPV, IRR, độ nhạy của dự án, phân tích
lợi ích – chi phí, tỷ lệ đầu tư – thu nhập ròng, giá trò
chuyển đổi.

CHƯƠNG III:
GIỚI THIỆU DỰ ÁN VINA-GT CABLE
3.1 GIỚI THIỆU CÁC ĐỐI TÁC LIÊN DOANH:
A) BÊN VIỆT NAM
CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Công ty điện lực thành phố Hồ Chí Minh là doanh
nghiệp nhà nước, thành viên trong Tổng công ty điện lực
Việt Nam, hoạt động trên phạm vi thành phố Hồ Chí Minh;
về chuyên ngành kinh doanh điện năng phục vụ nhu cầu

phát triển kinh tế- xã hội của Thành phố.
Trụ sở chính
 Đòa chỉ: 12 Nguyễn Thò Minh Khai – Quận 1 – TP. Hồ
Chí Minh
 Điện thoại: 84.8.8292241 – 84.8.8292242 – 84.8.8228525
B) CÁC BÊN NƯỚC NGOÀI:
CÔNG TY PT GT KABEL INDONESIA TBK
Là một tập đoàn sản xuất và thương mại được
thành lập theo luật của Indonesia.
Trụ sở chính:
-7-


 Đòa chỉ: Jln. Raya Bekasi KM23.1, Kabung Jakarta 13910
Indonesia
 Điện thoại: (62-21) 571-9420
CÔNG TY GLOBALINDO INVESMENTS PRIVATE LTD
Là một công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập
theo Luật của Singapore.
Trụ sở chính :
 Đòa chỉ: 100 Beach Road, # 25-06 Shaw Towers, Singapore
189702
 Điện thoại: (65) 295-1126

3.2 GIỚI THIỆU SƠ LƯC VỀ DỰ ÁN LIÊN
DOANH:
CÔNG TY LIÊN DOANH DỰ KIẾN THÀNH LẬP
1. Tên:
o Tên của Công ty Liên doanh là:
“Công ty Liên doanh sản xuất cáp điện VINA-GT

CABLE”
o Tên tiếng Anh là:
“Vina-Gt Cable Industry Joint Venture Company”.
o Tên giao dòch quốc tế: “VINA-GT CABLE”
2. Trụ sở chính:
Số 6, đường 3/2, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ
Chí Minh
3. Nhà máy sản xuất:
Khu Công nghiệp Vónh Lộc, Huyện Bình Chánh, Thành
phố Hồ Chí Minh
4. Mục tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty
Liên doanh:
Sản xuất các loại dây và cáp điện trung và hạ thế
để cung ứng cho nhu cầu cải tạo và mở rộng lưới điện
Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác tại Việt
Nam cũng như để xuất khẩu.
5. Vốn:
5.1 Vốn đầu tư:
USD
Trong đó:

11.229.300

- Vốn cố đònh: 9.524.300 USD
-8-


- Vốn lưu động: 1.705.000 USD
5.2 Vốn pháp đònh: Tổng số vốn pháp đònh là
7.500.000 USD

Trong đó vốn đóng góp của các bên:
a- Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh đóng góp
3.000.000 USD chiếm 40% tổng vốn pháp đònh gồm:
 Tiền thuê đất 30 năm:

1.650.000 USD

 Tiền mặt:

1.350.000 USD

a- PT GT Kabel Indonesia đóng góp:
3.000.000 USD
chiếm 40% tổng vốn pháp đònh gồm:
 Máy móc thiết bò:

2.000.000 USD

 Tiền mặt:

1.000.000 USD

b- Globalindo Investment Private

Limited đóng góp:
1.500.000 USD
chiếm 20% tổng vốn pháp đònh dưới hình thức tiền
mặt.
5.3 Vốn vay:
Công ty Liên doanh dự kiến sẽ vay 3.729.300 USD từ

các ngân hàng và các tổ chức tín dụng với lãi suất dự
kiến là 7% (bảy phần trăm) mỗi năm, thời gian vay là 5
năm, bắt đầu trả vốn từ năm thứ 3.
6. Chương trình sản xuất của Công ty Liên doanh:
Chương trình sản xuất của Công ty Liên doanh dự kiến
hàng năm như sau:

STT

Sản phẩm

1

Cáp ABC

2

Cáp Al

3

Cáp ACSR

4

Cáp đồng bọc hạ
thế
Cáp ngầm trung
thế


5

Năm

Năm

thứ 1

thứ 2

Đơn vò: Tấn
Năm
Năm
ổn SX
thứ 3
đònh

750

1050

1200

1.350

1000

1400

1600


1.800

600

840

960

1.080

1200

1.800

1.800

2.700

7. Thời gian hoạt động:

-9-


Thời gian hoạt động của Công ty Liên doanh là ba
mươi (30) năm.
8. Lực lượng lao động:
Tổng số lao động của Công ty Liên doanh dự kiến là
193 người (năm ổn đònh công suất). Trong đó:



Người Việt Nam: 189 người



Người nước ngoài: 4 người

9. Thò trường tiêu thụ sản phẩm:
- Dự kiến 80%: phục vụ cho nhu cầu cải tạo và phát
triển lưới điện quốc gia, trước hết là cung ứng cho nhu
cầu cải tạo và mở rộng lưới điện Thành phố Hồ Chí
Minh và các tỉnh phía Nam, sau đó là cho nhu cầu của
các đòa phương trong cả nước.
- Dự kiến 20%: phục vụ cho nhu cầu dân dụng nội đòa
và một phần nhỏ sẽ xuất khẩu, chủ yếu là sang các
nước Đông Nam Á và thò trường Trung Quốc.
10. Tỷ lệ chia lợi nhuận và chòu rủi ro:
Lợi nhuận và rủi ro được phân chia theo tỷ lệ góp
vốn của mỗi bên vào vốn pháp đònh của Công ty Liên
doanh.

CHƯƠNG IV:
ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG VÀ HIỆU
QUẢ ĐẦU TƯ
4.1 NGHIÊN CỨU VỀ THỊ TRƯỜNG CUNG VÀ
CẦU CÁP ĐIỆN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH VÀ CÁC TỈNH PHÍA NAM
4.1.1 Nhu cầu về cáp điện
Theo kế hoạch cải tạo và phát triển lưới điện các
tỉnh phía Nam và Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 20012010, có xét đến giai đoạn 2010 đến 2020 của ngành

điện, nhu cầu về cải tạo và phát triển lưới điện như
sau:
(Xem bảng 4.1 Nhu cầu cáp điện từ năm 2001-2020).
- 10 -


Từ bảng 4.1 chúng ta có thể thấy rằng nhu cầu về
cáp điện lực trong tương lai ở phía Nam và TP. Hồ Chí Minh
là rất lớn.
4.1.2 Tình hình cung cấp cáp điện
Hiện nay trên thò trường các tỉnh phía Nam và khu vực
Thành phố Hồ Chí Minh riêng trong lãnh vực sản xuất
cáp điện lực (có tiết diện từ 70 mm 2 trở lên) có các
công ty sau:
1. Doanh nghiệp nhà nước
 Công ty Dây và Cáp điện CADIVI
2. Doanh nghiệp tư nhân
 Công ty TNHH Tân Cường Thành
 Công ty TNHH Đại Long
 Công ty TNHH Lê Văn
 Công ty TNHH Song Toàn
3. Công ty liên doanh:
 Công ty LG-Vina Cable
Trong lãnh vực cáp điện lực thì Công Ty CADIVI chiếm
khoảng 30-35% thò phần, Công Ty LG-VIVA chủ yếu chiếm
lónh thò phần ở miền Bắc, riêng ở miền Nam chiếm
khoảng 15-20% thò phần. Các công ty sản xuất còn lại
mỗi Công Ty chỉ chiếm khoảng 4-5% thò phần.
Tuy nhiên tất cả các công ty sản xuất cáp này hiện
nay cũng không đáp ứng nổi cho nhu cầu của điện lực.

Vì vậy hàng năm các công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh và
Công ty Điện lực 2 và các Điện lực các tỉnh ngoài
nguồn mua cáp từ các công ty trên, vẫn phải nhập
khẩu thêm một lượng lớn cáp điện để phục vụ cho nhu
cầu cải tạo và phát triển lưới điện. Theo các số liệu
thống kê từ năm 1996 đến năm 2001 khối lượng cáp
nhập khẩu chiếm khoảng từ 25-30% nhu cầu.
Bảng 4.1- Nhu cầu cáp điện cho kế hoạch cải tạo
và phát triển lưới điện từ năm 2001-2020 (các
tỉnh phía Nam và Thành phố Hồ Chí Minh) (đơn vò
tấn)

- 11 -


Rõ ràng nhìn vào thò trường hiện tại thì có thể thấy
rằng nhu cầu còn rất nhiều mà cung trong nước chưa thể
đáp ứng được.
Cũng theo các số liệu thống kê thì xu hứơng của
các nhà sản xuất trong nước cũng đang tăng dần khả
năng sản xuất và sản phẩm nhập khẩu có chiều
hướng giảm dần.
Tuy nhiên các kết quả dự báo cũng cho thấy rằng
trong tương lai khả năng cung ứng của các nhà cung cấp
cũng chưa thể đáp ứng được hết cho nhu cầu.
Với một thò trường có nhu cầu cao và sản phẩm
cáp trong nước hoàn toàn có khả năng cạnh tranh với
sản phẩm ngoại nhập về giá cả và chất lượng tương thì
- 12 -



cần thiết phải xây dựng một nhà máy sản xuất để
đáp ứng cho nhu cầu trong nước.
4.1.3 Dự kiến năng lực sản xuất:
Dự án dự kiến xây dựng một nhà máy có công
suất đáp ứng được khoảng 20-25% nhu cầu thò trường
với mục tiêu là đáp ứng cho nhu cầu ccòn thiếu và thay
thế dần số lượng nhập khẩu.
4.1.4- Kế hoạch sản xuất kinh doanh
Công ty dự kiến năng lực sản xuất của nhà máy
như sau:
Bảng 4.2- Năng lực sản xuất của nhà máy
STT
Sản phẩm
Đơn vò
Công suất
1

Cáp ABC

Tấn/năm

1.500

2

Cáp Al

Tấn/năm


2.000

3

Cáp ACSR

Tấn/năm

1.200

4

Cáp
thế

Tấn/năm

2.000

Tấn/năm

3.000

5

đồng

bọc

hạ


Cáp ngầm trung thế
Dự án cũng dự kiến kế hoạch sản xuất như sau:
Bảng 4.3- Kế hoạch sản xuất dự kiến

STT

Sản phẩm

1

Cáp ABC

2

Cáp Al

3

Cáp ACSR

4

Cáp đồng bọc hạ
thế
Cáp ngầm trung
thế

5


Năm

Năm

thứ 1

thứ 2

Đơn vò: Tấn
Năm
Năm
ổn SX
thứ 3
đònh

750

1050

1200

1.350

1000

1400

1600

1.800


600

840

960

1.080

1200

1.800

1.800

2.700

- 13 -


4.2 XEM XÉT TÍNH KHẢ THI VỀ CÔNG NGHỆ VÀ
TRANG THIẾT BỊ CỦA DỰ ÁN
4.2.1- Đặc điểm của sản phẩm:
Các sản phẩm cáp rất phong phú và đa dạng gồm
rất nhiều loại, nhiều đặc tính kỹ thuật khác nhau, kích
thước, mẫu mã cũng khác nhau. Vì vậy công nghệ sản
xuất ra cáp cũng rất linh hoạt để có thể thay đổi sản
phẩm theo nhu cầu thò trường.
4.2.2 – Đặc điểm công nghệ:
Sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất cáp như sau:

Từ nguyên vật liệu ban đầu là các sợi đồng và sợi
nhôm có đường kính 8 ÷ 9 mm được gia công kéo dây
hạng nặng để giảm tiết diện xuống còn 5 ÷ 6 mm. Sau
đó lại tiếp tục kéo dây trung bình để giảm tiết diện
xuống còn 2 ÷ 3 mm là tiết diện cần để chế tạo tất cả
các loại cáp. Sau đó các sợi đồng và sợi nhôm này
được quấn lại vào cuộn để đưa qua công đoạn kế tiếp là
bện (xoắn) dây.
Từ đây qui trình được chia chia làm hai khâu khác nhau
tùy thuộc vào yêu cầu của cáp bọc hay cáp trần.
Đối với các sản phẩm cáp trần (không bọc cách
điện) thì sau khi qua công đoạn bện dây sản phẩm đã là
thành phẩm và được quấn vào cuộn và đóng gói.
Đối với các loại cáp bọc thì sau khi qua công đoạn
bện dây để tạo ra các sợi cáp nhiều sợi xoắn lại thì sợi
cáp được qua khâu bọc cách điện. Tùy theo yêu cầu về
vật liệu cách điện và cấp cách điện mà sợi cáp được
xử lý theo các qui trình khác nhau. Sau khi đã được bọc
cách điện sản phẩm đã là thành phẩm và được quấn
vào cuộn và đóng gói.

- 14 -


Sợi đồng 8-9mm
Sợi nhôm 8-9mm
Kéo dây
hạng nặng
Kéo
dây

trung
bình

Giám sát

Quấn lại
vào cuộn

Cáp ACSR, đồng
Bện
trần
dây

Cách
điện PVC

Bện
dây
XLPE

Cách điện
XLPE
lưu
Bọc&PVC
hóa cao su

PVC

Kiểm tra PVC
chất lượng


Kiểm tra
chất lượng
Xoắn và
quấn

Cáp đa
lõi PVC

Kiểm tra
chất lượng

Cáp đơn
lõi PVC

Xoắn

quấn

Cáp đa
lõi
XLPE/PVC

Cáp đơn
lõi
XLPE/PVC

Đóng
gói


Phân
phối
Hình 4.1: Sơ đồ qui trình sản xuất cáp
4.2.3 – Đánh giá công nghệ
Về nguyên lý thì công nghệ sản xuất cáp từ trước
đến nay hầu như không thay đổi.
4.2.4 – Tác động đến môi trường
Quy trình sản xuất là quy trình khô không cần hóa
chất. Do đó không có gây ra tác hại đối với mội
trường.
Dự án hoàn toàn khả thi về mặt công nghệ.

- 15 -


4.3 NHU CẦU NHÂN SỰ CỦA DỰ ÁN:
Công ty liên doanh dự kiến cơ cấu tổ chức và nhân
sự như sau:
TỔNG GIÁM

Phó
TGĐ 1

Kế
toán
trưởng
P. TCKT
(5
người)


P. KD
(6
người)

Phó
TGĐ 2
P. KH-VT
(6
người)

Phó
TGĐ 3
Nhà máy
sản xuất
(143 người)

P. KT
(6
người)

Phó
TGĐ 4
P. HC
(16
người)

P. NS
(4
người)


Hình 4.2: Sơ đồ tổ chức của Công ty Liên doanh
Sơ đồ tổ chức của nhà máy sản xuất như sau:
GIÁM
ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
SẢN XUẤT

Phòng
KCS
(7
người)

Phân
xưởng
kéo
dây
(29
người)

Phân
xưởng
xoắn
(bện)
(44
người)

Phân
xưởng
bọc
(44

người
)

Bộ
phận
đóng
gói
(5
người
)

Bộ
phận
kho
(12
người
)

Hình 4.3: Sơ đồ tổ chức của nhà máy sản xuất.

4.4 TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN
4.4.1 Vốn cố đònh
Bảng 4.4- Phân bổ Vốn cố đònh
Năm
Năm
thứ 0
thứ 1
2.000.00 4.580.00
1 Máy móc thiết bò
0

0
Xây dựng nhà cửa 1.014.30
2 công trình
0
3 Thiết bò văn phòng
50.000

STT HẠNG MỤC

- 16 -

Đơn vò : USD
Năm
Năm
thứ 2
thứ 3


4 Xe cộ
5 Chi phí chuẩn bò
6 Thuê đất
Tổng cộng

120.000
100.000
1.650.00
0
4.934.30 4.580.0
0
00


4.4.2 Vốn lưu động
Vốn lưu động hàng năm của dự án được ước tính như
sau:
Bảng 4.5 – Nhu cầu vốn lưu động hàng năm
Đơn vò: USD
Stt Vốn lưu động Năm SX Năm SX Năm SX Năm SX
thứ 1
thứ 2
thứ 3
thứ 4
Tăng
vốn
lưu
608.762 218.374 874.814 495.190
động ròng

4.4.3 Các nguồn vốn
a) Vốn pháp đònh
Bảng 4.6 – Bảng phân bổ vốn pháp đònh

Tỉ lệ
góp
vốn
Bên Việt Nam
- 17 -

Đơn
vò:
USD

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2
Năm thứ
Năm 0
1


Công Ty Điện Lực TP.HCM
- Trò giá tiền thuê đất trong
30 năm
- Tiền mặt
Các bên nước ngoài
1. PT GT Kabel Indonesia Tbk
- Trò giá máy móc thiết bò
- Tiền mặt
2.
GlobalIndo
Investments
Private Ltd
- Tiền mặt

40%

2.000.000 1.000.000
1.650.000
350.000

40%

20%


1.000.000

3.000.000 1.500.000
2.000.000 1.000.000
2.000.000
1.000.000
1.000.000
1.000.000

500.000
500.000

Tổng số vốn pháp đònh là
:
7.500.000 USD
Trong đó tổng số vốn góp qua từng giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1:
5.000.000 USD
- Giai đoạn 2:
2.500.000 USD
b) Vốn vay
- Vay dài hạn: 3.729.300 USD để mua máy móc thiết

- Lãi suất: 7%/năm, trả lãi từ năm thứ nhất
- Thời gian hoàn nợ: 5 năm. Bắt đầu trả nợ từ năm
thứ ba trở đi.
- Nguồn vay: theo điều lệ Công Ty GT. Kabel có trách
nhiệm liên hệ tìm kiếm nguồn vay ở ngân hàng
nước ngoài.


4.5 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
4.5.1 Đánh giá dự án theo phương pháp NPV và IRR:
Dự án được xem xét trên quan điểm của chủ đầu tư.
Các nhà đầu tư đòi hỏi suất thu lợi tối thiểu chấp nhận
được MARR = 15%
Từ kết quả phân tích tài chính ta thấy NPV của dự án
bằng 4.096.983 USD > 0.
IRR của dự án bằng 25,92 % > MARR = 15% nên dự án
được đánh giá là đáng giá đầu tư.

- 18 -


4.5.2. Xác đònh thời gian hoàn vốn (payback priod
time):
Thời gian hoàn vốn không có suất chiết tính và có
suất chiết tính như sau:
- Nếu không xét đến suất chiết khấu i thì
Tp 4,03năm

-

Nếu xét đến suất chiết khấu i thì
Tp/ 6,41năm

4.5.3. Xác đònh điểm hòa vốn QBE:
Ta có bảng kết quả tính toán sản lượng hoà vốn Q BE và
tỉ lệ hòa vốn Ki% của từng loại sản phẩm như sau:
Q
Sản

Qi
Q’BE
Q BE
Q0
Ki%
phẩm (tấn/na (tấn/na (tấn/na (tấn/nă (tấn/na
êm)
êm)
êm)
m)
êm)
i

i

Cáp ABC
Cáp AC
Cáp
ACSR
Cáp
đồng
bọc
hạ
thế
Cáp
ngầm
trung thế

i


1350
1800
1080

8750
8750
8750

2932
2932
2932

452,37
603,15
361,89

1500
2000
1200

30,16
30,16
30,16

1800

8750

2932


603,15

2000

30,16

2700

8750

2932

904,73

3000

30,16

Trong đó : Qi là sản lượng của loại sản phẩm i trong năm
đang xét ( tấn )
 Q là tổng sản lượng của nhà máy trong năm
đang xét ( tấn )
Q’BE là sản lượng hoà vốn trung bình của dự án
(tấn)
QBEi là sản lượng hoà vốn của loại sản phẩm i
(tấn)
Q0i là công suất của nhà máy sản xuất ra sản

phẩm i (tấn)
Ki% là tỉ lệ hòa vốn của loại sản phẩm i.


- 19 -


4.6 PHÂN TÍCH RỦI RO CỦA DỰ ÁN
4.6.1. Phân tích độ nhạy:
Chọn các biến sau đây để khảo sát độ nhạy:
-

Suất chiết khấu i

-

Sản lượng của dự án

-

Chi phí sản xuất

- Giá bán của sản phẩm
Cách thức tiến hành phân tích độ nhạy:
Cho các biến suất chiết khấu i, sản lượng của dự
án, chi phí sản xuất , giá bán của sản phẩm biến
thiên các khoảng giá trò sau:
± 10%, ± 20%, ± 30%, ± 40%, ± 50%, ± 60%
Ứng với mỗi giá trò thay đổi của các biến ta có
được giá trò NPV tương ứng. Từ đó vẽ được đồ thò biểu
diễn NPV theo các biến.

- 20 -



Hình 4.4 : Söï thay ñoåi NPV theo caùc bieán

- 21 -


Từ đồ thò trên chúng ta thấy rằng 4 yếu tố suất
chiết khấu i, sản lượng , chi phí và giá bán sản phẩm
có tác động rất lớn đến kết quả NPV của dự án. Hay
nói cách khác các biến này rất nhạy đối với kết quả
NPV của dự án, đặc biệt là các biến sản lượng, chi phí
và giá bán. Vì vậy chúng ta chọn các biến suất chiết
khấu i, sản lượng , chi phí và giá bán sản phẩm làm
biến để mô phỏng trong phân tích rủi ro.
4.6.2. Phân tích tình huống:
Chúng ta có được kết quả phân tích tình huống như
sau:
Tình huống
Tốt nhất
Trung bình
Xấu nhất
Xác suất xảy
ra
20%
60%
20%
Giá bán
110%
100%

90%
Chi phí
90%
100%
110%
Sản lượng
110%
100%
9%
MARR
12%
15%
18%
NPV
26.329.185
4.096.983
-9.887.542
NPV kỳ vọng
5.746.518
Kết quả phân tích tình huống cho thấy NPV sẽ âm khi
tình huống xấu nhất xảy ra. Tuy nhiên giá trò NPV kỳ
vọng của dự án dương rất lớn. Vì vậy dự án vẫn được
xem là đáng giá đầu tư.
4.6.3. Phân tích rủi ro:
Sử dụng phần mềm Crystal Ball để đònh nghóa các
phân phối xác suất và đònh nghóa biến dự báo. Chúng
ta có các biến giả thiết để mô phỏng là các biến
nhạy cảm với NPV trong phân tích độ nhạy, đó là là suất
chiết khấu i, sản lượng, giá bán vá chi phí. Biến dự báo
là NPV.

Kết quả chạy mô phỏng với số lần thử là 1000 lần
cho thấy như sau:
NPV có giá trò trung bình là 4.171.146 USD
Giá trò min là –6.566.060 USD
Giá trò max là 19.070.057 USD
Xác suất để có NPV  0 là 80,9%
Độ chắc chắn là 80,9%
Độ rủi ro là 19,1%
- 22 -


Kết luận độ rủi ro của dự án là tương đối thấp.

4.7 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI:
4.7.1. Đóng góp cho GDP: (xem bảng 4.7 Đóng góp cho
GDP)
4.7.2 Cân đối ngoại tệ: (xem bảng 4.8 Cân đối ngoại
tệ)
4.7.3 Giải quyết công ăn việc làm:
- Tạo ra 189 công ăn việc làm cho lao động trong
nước.
- Thu nhập bình quân của mỗi lao động là = Tổng chi
phí lương năm/Tổng số lao động = 426.032/189 =
2.254 USD/người/năm
- Suất đầu tư của dự án = (Tổng số vốn đầu tư)/
(Số lao động)
= 11.229.300/189 = 59.414 USD/mỗi
lao động
4.7.4 Hiệu quả đối với xã hội:
- Thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước

- Tăng thêm sản phẩm cho xã hội.
- Đáp ứng cho nhu cầu vật tư cáp điện cho việc cải
tạo và phát triển lưới điện quốc gia.
- Tạo thêm công ăn việc làm cho xã hội, tăng thu
nhập cho nguồn lao động.
- Đóng góp vào ngân sách của nhà nước, góp
phần tăng tích lũy trong nền kinh tế quốc dân.
- Góp phần thúc đẩy một số ngành nghề khác
trong nước phát triển như ngành sản xuất các loại hạt
nhựa làm vật liệu cách điện.
4.7.5 Tác động đến môi trường:
Dự án hoàn toàn không có tác hại đến môi trường.

- 23 -


Bảng 4.7Đóng góp
cho GDP
Bảng 4.8- Cân
đối
ngoại tệ

- 24 -


4.8 XÁC ĐỊNH PHƯƠNG ÁN GÓP VỐN:
Ở các phần trên chúng ta đã tiến hành phân tích
tài chính và phân tích rủi ro với phương án cơ sở theo
thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng liên doanh.
Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu thêm các

phương án góp vốn khác sao cho có lợi nhất về mặt tài
chính tức là tìm phương án sao cho tỉ suất lợi nhuận chia
cho các bên là lớn nhất.
4.8.1 Các phương án góp vốn:
Do năng lực tài chính của phía Việt Nam có giới hạn ,
do đó chúng ta xem xét các phương án góp vốn dựa trên
nguồn lực tài chính của phía Việt Nam.
Khả năng nguồn vốn tối đa có thể đóng góp được
của phía Việt Nam là 3.000.000 USD.
Chúng ta sẽ xem xét 2 phương án góp vốn:
- Phương án 1: Tổng số vốn pháp đònh là 6 triệu
USD. Phía Việt Nam có thể đóng góp ở các tỉ lệ
30%, 40% và 50%.
- Phương án 2: Tổng số vốn pháp đònh là 7,5 triệu
USD. Phía Việt Nam có thể đóng góp ở các tỉ lệ
30% và 40%.
Chúng ta có bảng tổ hợp của các phương án góp
vốn và số vốn góp của các bên như sau:
1) Bên Việt Nam:
Đơn vò: USD
Vốn pháp đònh
6.000.000
7.500.000
Tỉ lệ góp

30%
40%

1.800.000
2.400.000


2.250.000
3.000.000

50%
3.000.000
Nếu số vốn pháp đònh là 6.000.000 USD thì Việt Nam có
thể đóng góp ở 3 mức:
- Phương án 1.1: góp 30% tương đương với số tiền là
1.800.000 USD
- Phương án 1.2: góp 40% tương đương với số tiền là
2.400.000 USD
- Phương án 1.3: góp 50% tương đương với số tiền là
3.000.000 USD
Trường hợp số vốn pháp đònh là 7.500.000 USD thì phía
Việt Nam chỉ có thể đóng góp ở 2 mức là 30% và 40%.
- Phương án 2.1: góp 30% tương đương với số tiền là
2.250.000 USD
- Phương án 2.2: góp 40% tương đương với số tiền là
3.000.000 USD
- 25 -


×