Tải bản đầy đủ (.docx) (163 trang)

GIÁO TRÌNH HỆ THỒNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.63 MB, 163 trang )

GIÁO TRÌNH
HỆ THỒNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG

1


MỤC LỤC
TÊN ĐỀ MỤC

TRANG

Lời giới thiệu.

1

Mục lục.

3

Danh mục bảng

8

Danh mục hình

9
Bài 1: NHIÊN LIỆU XĂNG

14

1.1.Tính chất



14

1.1.1 Khái niệm về xăng

14

1.1.2 Trị số ốc tan (chỉ số ốc tan C8H16)

14

1.1.3 Các yêu cầu của xăng

15

1.2. Ký hiệu

16

1.2.1. Phân loại xăng:

16

1.2.2. Ký hiệu

16

1.2.3. Ứng dụng:

16


Bài 2: THÁO LẮP, NHẬN DẠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG
CƠ XĂNG

18

2. 1. Nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thống nhiên liệu xăng động cơ xăng.

18

2.1.1 Nhiệm vụ

18

2.1.2 Yêu cầu

18

2.1.3 Phân loại

18

2.2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ
xăng.
2.2.1 Sơ đồ cấu tạo

18

2.3. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp hệ thống nhiên liệu động cơ xăng.


20

2

18


2.4. Tháo lắp hệ thống nhiên liệu động cơ xăng.

21

2.4.1 Qui trình tháo các bộ phận ra khỏi động cơ.

21

2.4.2 Lắp các bộ phận lên động cơ

22

2.5. Nhận dạng các bộ phận và chi tiết.

23

2.5.1. Làm sạch, nhận dạng và kiểm tra bền ngoài thùng xăng.

23

2.5.2. Làm sạch, kiểm tra bên ngoài bình lọc xăng

24


2.5.3. Làm sạch, nhận dạng và kiểm tra bên ngoài bơm xăng

25

2.5.4. Làm sạch, kiểm tra bên ngoài bầu lọc không khí

25

2.5.5. Làm sạch bên ngoài bộ chế hoà khí

26

2.5.6. Làm sạch bên ngoài cụm ống xả và bình tiêu âm

26

Bài 3: BẢO DƢỠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG

30

3.1. Mục đích, yêu cầu.

30

3.1.1 Mục đích

30

3.1.2. Yêu cầu


30

3. 2. Quy trình bảo dưỡng.

30

3.2.1 Bảo dưỡng hàng ngày

30

3.2.2 Bảo dưỡng định kỳ cấp 1

30

3.2.3 Bảo dưỡng định kỳ cấp 2

31

3.2.4. Bảo dưỡng theo mùa

31

3.3. Thực hành bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu động cơ xăng.

31

3.3.1. Bảo dưỡng thường xuyên.

31


3.3.2 Bảo dưỡng định kỳ.

32

Bài 4: SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG

45

4.1. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại.

45

4.1.1 Nhiệm vụ

45
3


4.1.2 Yêu cầu

45

4.1.3 Phân loại

45

4.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc.

46


4.2.1 Cấu tạo

46

4.2.2 Nguyên lý hoạt động

46

4.2.3 Nhiệm vụ, sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận

48

4.2.4 Một số bộ chế hòa khí cụ thể

57

4.3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra sửa chữa bộ
chế hòa khí.

64

4.3.1 Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng

64

4.3.2. Sửa chữa bộ chế hoà khí

65


4.3.3 Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các chi tiết của bộ chế hoà khí

79

4.4. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật sửa chữa.

94

4.4.1 Nhiệm vụ hệ thống phun chính

94

4.4.2 Yêu cầu của hệ thống phun chính

94

4.4.3 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

95

4.4.4 Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo
dưỡng, sửa chữa hệ thống phun chính

97

4.5. Thực hành kiểm tra

102

4.5.1 Nhiệm vụ


102

4.5.2 Cấu tạo và hoạt động của hệ thống không tải

102

4.5.3. Sửa chữa và bảo dưỡng cơ cấu hạn chế tốc độ của bộ chế hòa khí hiện
đại

110

4.5.4 Sửa chữa và bảo dưỡng cơ cấu làm đậm của bộ chế hòa khí hiện đại

117

4.5.5 Sửa chữa và bảo dưỡng cơ cấu tăng tốc của bộ chế hòa khí hiện đại

123

4


4.5.6. Sửa chữa và bảo dưỡng cơ cấu đóng, mở bướm gió của bộ chế hòa
khí
4.5.7. Sửa chữa và bảo dưỡng cơ cấu đóng mở bướm ga của bộ chế hòa
khí hiện đại

131


137

Bài 5: SỬA CHỮA THÙNG CHỨA XĂNG VÀ ĐƢỜNG DẪN XĂNG

141

5.1. Nhiệm vụ, yêu cầu của thùng chứa xăng và đường dẫn xăng.

141

5.1.1 Thùng xăng

141

5.1.2 Đường dẫn xăng

141

5.1.3. Bầu lọc xăng

142

5.1.4. Bầu lọc không khí

142

5.1.5 Bộ phận xung gió, thu hồi xăng

143


5.2. Cấu tạo thùng nhiên liệu và nguyên lý làm việc của đường dẫn xăng .

143

5.2.1. Thùng xăng

143

5.2.2 Đường dẫn xăng

144

5.2.3 Bầu lọc xăng

144

5.2.4 Bộ phận xung gió, thu hồi xăng

147

5.3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra sửa chữa
thùng nhiên liệu và đường dẫn xăng .
5.3.1 Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng thùng xăng và lọc xăng
5.3.2. Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng đường ống xăng, ống nạp, ống
xả

148
148
148


5.4. Thực hành kiểm tra, sửa chữa thùng nhiên liệu và đường dẫn xăng.

150

5.4.1 Sửa chữa thùng nhiên liệu

150

5.4.2 Sửa chữa bầu lọc xăng

150

5.4.3 Sửa chữa bầu lọc không khí

151

5.4.4 Sửa chữa đường ống dẫn nhiên liệu

151
5


Bài 6: SỬA CHỮA BƠM XĂNG

153

6.1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại

153


6.1.1. Bơm xăng dẫn động bằng cơ khí

153

6.1.2. Bơm xăng dẫn động bằng điện

153

6.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm xăng

153

6.2.1. Bơm xăng dẫn động bằng cơ khí

153

6.2.2. Bơm xăng dẫn động bằng điện

155

6.3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng, phương pháp kiểm tra, sửa chữa các
sai hỏng của bơm xăng

156

6.3.1 Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng bơm xăng cơ khí

156

6.3.2 Phương pháp kiểm tra và sửa chữa bơm xăng cơ khí


157

6.3.3 Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng bơm xăng điện

159

6.4. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp bơm xăng

159

6.4.1 Bơm xăng cơ khí

159

6.4.2 Bơm xăng bằng điện

161

6.5. Sửa chữa bơm xăng

161

6.5.1 Sửa chữa bơm xăng cơ khí

161

6.5.2. Bơm xăng bằng điện

164


Tài liệu tham khảo

168

6


Bài 1: NHIÊN LIỆU XĂNG
1.1 Tính chất
1 1 1 Khái niệm về xăng
3

3

Xăng là chất lỏng, nhẹ hơn nước với tỷ khối  = (0,70  0,75)x 10 kg/m ở
0

15 C có màu tuỳ từng loại (vàng, đỏ, biếc, không màu),…xăng có nhiệt độ bốc cháy
thấp hơn Diesel nhưng lại có nhiệt độ tự cháy cao hơn, ngay cả ở nhiệt độ bình thường
xăng cũng bay hơi khá mạnh gây ô nhiễm môi trường lớn.
Các yêu cầu của xăng ô tô như sau:
+ Tỷ lệ xăng và không khí là 1/15, nếu tỷ lệ hỗn hợp lớn hơn thì hỗn hợp là
giàu xăng và ngược lại.
2

Áp suất đạt được trong buồng đốt ở cuối kỳ nén là (5  9) KG/cm và nhiệt độ
0

là (250  300) C.

+ Kích nổ trong động cơ xăng.
Sự cháy với tốc độ khoảng (20  40)m/s. Nếu sự cháy quá nhanh khoảng 2000
m/s tạo lên sóng áp suất đó là hiện tượng kích nổ.
Cháy kích nổ gây tiếng gõ kim loại mạnh, khí xả có khói đen, nhiệt độ động cơ
cao hơn bình thường, công suất động cơ giảm và chi phí nhiên liệu tăng cao. Cháy
kích nổ gây hao mòn cơ cấu trục khuỷu thanh truyền nhanh.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, một trong những nguyên nhân
là dùng xăng không đúng chủng loại, kém phẩm chất…Để đánh giá khả năng chống
kích nổ trong động cơ xăng người ta dùng chỉ số ốc tan.
1.1 2 Trị số ốc tan (chỉ số ốc tan C8H16)
Izô ốctan là có khả năng chống kích nổ tốt nhất nếu quy ước là "100" và
Heptan có khả năng chống kích nổ kém nhất là "0", nếu đem trộn Izô ốctan và Heptan
với một tỷ lệ nào đó và chọn % Izô ốctan làm chỉ số ốc tan. Loại xăng có khả năng
cháy giống như vậy ta cũng gọi xăng có chỉ số ốc tan như vậy, chỉ số ốc tan càng cao
thì xăng có khả năng chống kích nổ càng tốt, tuy vậy giá thành xăng càng đắt và xăng
bay hơi càng nhanh, để tăng khả năng chống kích nổ của xăng người ta thường pha
thêm phụ gia Tetraetil chì (Pb(C2H5)4 ).


1 1 3 Các yêu cầu của xăng
1.1.3.1 Bay hơi tốt:
Động cơ xăng hoạt động theo nguyên tắc chế hoà khí, sự hoà trộn không khí cơ
bản 2 lần, nhưng chủ yếu ở chế hoà khí, vì thế để sự cháy của động cơ được tốt, phát
huy hiệu quả cao cần xăng dễ bay hơi dễ hoà trộn, sự cháy của động cơ sẽ hoàn hảo
hơn, công suất động cơ được phát huy, khí thải sẽ không độc. Tuy nhiên để đáp ứng
được yêu cầu này thì việc bảo quản xăng sẽ hết sức khó khăn. Khi tính toán động cơ
0

thực nghiệm cho thấy (lượng xăng nạp vào động cơ phải bay hơi trước 80 C là 10%
0


để đảm bảo cho động cơ dễ khởi động, phải bay hơi trước 145 C là 50% để hoà trộn
0

nhanh khi động cơ tăng tốc và phải bay hơi ở 250 C là 100% để đảm bảo cháy hết).
1.1.3.2

Chống kích nổ tốt:
Xăng có chỉ số ốc tan phù hợp. Khi sử dụng phải chọn xăng sao cho có chỉ số

ốc tan phù hợp chứ không nhất thiết phải chọn xăng có chỉ sồ ốc tan cao.
1.1.3.3

Bốc cháy tốt (cháy cƣỡng bức):
Một yêu cầu của động cơ xăng là cháy cưỡng bức (cháy khi có tia lửa), xăng

có nhiệt độ bốc cháy thấp hơn Diesel, chỉ số ốc tan phù hợp sẽ tạo cho xăng chỉ cháy
khi có tia lửa, vì thế trong sử dụng phải chọn xăng có chỉ số ốc tan phù hợp với động
cơ.
Động cơ có tỷ số nén (5  7) thì phải chọn chỉ sồ ốc tan từ (70  80).
Động cơ có tỷ số nén (8  10) thì chọn chỉ số ốc tan > 80.
1.1.3.4

Ổn định tốt:
Để bảo được các tính chất trên của xăng, bảo đảm xăng không được biến chất

vì biến chất gây ra các tạp chất cơ học và hóa học ăn mòn kim loại do vậy nếu sử dụng
xăng biến chất sẽ gây ra phá hỏng máy móc.
1.1.3.5


Độ sạch cao:
Một trong các yêu cầu của nhiên liệu là phải không lẫn nước, các tạp chất… vì

chúng là nguyên nhân ăn mòn các chi tiết như Piston, xéc măng,… làm giảm tuổi thọ
của động cơ, các tạp chất như

S, P cần có mặt trong xăng với hàm lượng (0,1  0,5)


%S; 0,2 %P để nâng cao hiệu suất của xăng, tuy nhiên nếu có nhiều quá chính S & P
sẽ tạo ra các Axít ăn mòn động cơ.
Khi sử dụng phải chú ý lọc sạch các tạp chất cơ học và hoá học không cần
thiết, trong sử dụng phải tôn trọng yêu cầu kỹ thuật.
1.2

Ký hiệu

1.2.1. Phân loại xăng:
- Trên thị trường Việt Nam ngày nay có rất nhiều hãng cung cấp xăng
Petrolimex, Mỹ, Anh, SNG… tuy nhiên việc phân loại xăng cơ bản dựa theo chỉ sồ ốc
tan.
Phương pháp mô tơ (Motor) ký hiệu MON.
Phương pháp nghiên cứu (Research) ký hiệu RON.
1.2.2. Ký hiệu
+ Xăng của SNG gồm 3 loại A76, AI93, AI 95 với trị số ốc tan (theo MON: 76;
85; 85. Theo RON: 0; 93; 95).
+ Xăng MOGAS 83, MOGAS 92 với trị số ốc tan (theo MON: 76; 83. theo
RON 83; 92).
- Trên thị trường Việt Nam còn có một số loại xăng phân loại theo hàm lượng
chì.

+ Xăng Trung Quốc.
Xăng cao cấp có chì hàm lượng chì tới 0,13 g/l, trị số ốc tan là 91 theo RON.
Xăng cao cấp không có chì hàm lượng chì 0,001 g/l, trị số ốc tan là 92 theo
RON.
Xăng đặc biệt RON 95 có hàm lượng chì 0,001 g/l , trị số ốc tan 94, 96 theo
RON.
+ Xăng Nhật Bản.
Xăng cao cấp không chì, hàm lượng chì 0,001 g/l, trị số ốc tan là 91 theo RON
và 81 theo MON.
1.2.3. Ứng dụng:


Một số loại xăng thông dụng hiện nay.
Bảng 1 1 Danh mục xăng trên thị trƣờng Việt Nam
Danh mục

Loại Xăng

Ứng dụng

MOG 90

MOG 92

Trị số ốc tan theo MON

83,0

83,0


MOG 90: Sử dụng cho động

theo RON

90,0

92,0

cơ đời cũ trước những năm

Hàm lượng chì (g/l) max

0,04

0,04

Hàm lượng lưu huỳnh

max 0,1

max 0,1

Khối lượng riêng ở 15
O

0,7  0,74

3

C (g/cm )


Dùng cho động cơ có tỷ

1998 Zil 130, Gaz 53, Uát…
các loại xe gắn máy đời cũ

MOG 92: Sử dụng cho động


=57

số nén

đời

mới

TOYOTA,

 = 7  LANDA, NIVA, các loại
động cơ phun xăng hiện đại,
10
xe gắn máy hiện đại

Các loại xăng có trị số ốc tan càng lớn càng đắt tiền và sử dụng các động cơ có
tỷ số nén cao hoặc dùng cho các loại động cơ phun xăng hiện đại.
Để thống nhất cho việc quản lý và sử dụng công ty xăng dầu bộ thương mại
quy định danh mục xăng hiện hành đang có bán trên thị trường.
Bảo quản:
+ Phòng cháy.

+ Phòng độc.
+ Chống ô nhiễm môi trường.
- Hệ thống nhiên liệu xăng là một trong những hệ thống quan trọng trên xe ô tô. Việc
nhận biết, vận hành, kiểm tra- sửa chữa thiết bị sẽ được giới thiệu trong bài học này,
qua đó giúp người học có được các kỹ năng cơ bản khi thực hiện các công việc tháolắp, kiểm tra- sửa chữa các chi tiết hư hỏng của của hệ thống.
Câu hỏi ôn tập:
1.

Trình bày khái niệm về xăng, trị số ốc tan

2. Trình bày tính bay hơi ,tính chống kích nổ và ký hiệu của xăng.


Bài 2: THÁO LẮP, NHẬN DẠNG HỆ THỐNG
NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG
2. 1 Nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thống nhiên liệu xăng động cơ xăng
2.1 1 Nhiệm vụ
Hệ thống cung cấp của động cơ xăng có nhiệm vụ tạo thành hỗn hợp giữa hơi
xăng và không khí với tỉ lệ thích hợp đưa vào trong xy lanh của động cơ và thải sản phẩm
đã cháy ra ngoài, đảm bảo cung cấp đủ, kịp thời, đều đặn hỗn hợp cho động cơ làm việc
tốt ở các chế độ tải trọng.
Thành phần của hỗn hợp cung cấp vào động cơ ngoài đảm bảo sự làm việc tối ưu
của động cơ về công suất và tieu thụ nhiên liệu còn phải đảm bảo khí thải có thành phần
độc hại thấp nhất.
2.1.2 Yêu cầu
- Đảm bảo công suất động cơ.
- Tiết kiệm nhiên liệu trong quá trình động cơ hoạt động.
- Hạn chế ô nhiễm môi trường và tiếng ồn khi động cơ hoạt động.
2.13 Phân loại
Dựa trên nguyên tắc định lượng xăng cấp vào động cơ, người ta chia hệ thống

cung cấp nhiên liệu động cơ xăng trên ô tô được chia thành hai loại:
- Hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng bộ chế hoà khí.
- Hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng vòi phun xăng.
Các ô tô hiện đại thường dùng hệ thống nhiên liệu phun xăng vì hệ thống này dễ
điều chỉnh chính xác lượng xăng cấp vào động cơ, còn các xe đời cũ, các động cơ cỡ nhỏ
và xe máy thường dùng bộ chế hòa khí vì kết cấu của nó đơn giản và rẻ tiền.
2 2 Sơ đ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng
2.2.1 Sơ đ cấu tạo


Hình 2.1. Sơ đ hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng
1. Thùng xăng; 2. Ống dẫn xăng ; 3. Bầu lọc; 4. Bơm xăng; 5. Gíclơ chính; 6. Van
kim ba cạnh; 7. Phao; 8. Bầu phao; 9. Ống thông hơi; 10. Bầu lọc khí; 11. Bướm
gió;
12. Họng khuyếch tán; 13. Vòi phun; 14. Bướm ga; 15. ống hút; 16. Ống xả; 17.
Ống giảm âm
Hệ thống bao gồm:
- Phần cung cấp nhiên liệu: Thùng xăng 1, bình lọc 3, bơm xăng 4 và các ống dẫn.

âm
17.

- Phần cung cấp không khí: Bình lọc không khí 10, ống hút 15, ống xả 16, ống
giảm

- Bộ phận tạo hỗn hợp: Bộ chế hoà khí .
2.2 2 Nguyên lý hoạt động
Khi động cơ làm việc bơm xăng hút xăng từ thùng qua bình lọc rồi đẩy lên buồng
phao của bộ chế hoà khí. Không khí được hút vào bình lọc không khí và được đưa vào bộ
chế hoà khí trộn với xăng thành hỗn hợp cháy qua ống hút vào trong xi lanh. Khí đã cháy

được xả ra ngoài qua ống xả và ống giảm âm.


Hình 2 2 Hệ thống nhiên liệu động cơ
1. Bơm xăng; 2. Bầu lọc tinh; 3. Bộ CHK; 4. Thùng xăng; 5. Thông áp
thùng xăng; 6. Khoa thùng xăng; 7. Cổ đổ xăng; 8. Bầu lọc thô; 9. ống hút xăng; c
10. Lọ

2 3 Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp hệ thống nhiên liệu động cơ xăng
Bảng 2 2 Bảng quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp hệ thống nhiên liệu động cơ
xăng
TT

Các bƣớc thực hiện

A

Quy trình tháo

1

Tháo thùng xăng.

Yêu cầu kỹ thuật

Xả hết xăng trong thùng
Cẩn thận không để rớt chi
tiết.

2


Tháo bình lọc xăng.

3

Tháo bơm xăng.

Cẩn thận không làm hỏng
chi tiết.

4

Tháo bộ chế hòa khí.

Cẩn thận không làm hỏng


chi tiết.
5

Tháo cụm ống xả và ống giảm thanh.

* Chú ý nới đều các bu
lông, không làm hỏng đệm
kín

B

Quy trình lắp


1

Lắp các bộ phận lên động cơ

Siết bulong chắc chắn

2

Lắp thùng xăng lên ô tô

Lắp chi tiết đúng vị trí

3

Lắp bình lọc xăng

4

Lắp bơm xăng vào động cơ

Chú ý đấu đúng chân giắc
điện

5

Lắp bộ chế hòa khí lên động cơ

dùng tay vặn vào khớp ren,
sau đó mới dùng cờ lê dẹt
xiết chặt để tránh chờn,

hỏng ren

6

Lắp cụm ống xả, ống tiêu âm

2.4 Tháo lắp hệ thống nhiên liệu động cơ xăng
2.4.1 Qui trình tháo các bộ phận ra khỏi động cơ
- Làm sạch bên ngoài các bộ phận trong hệ thống nhiên liệu xăng.
- Dùng bơm nước có áp suất cao rửa sạch bên ngoài các bộ phận, dùng khí nén
thổi sạch cặn bẩn và nước.
2.4.1.1. Tháo thùng xăng
- Xả hết xăng trong thùng chứa nhiên liệu.
- Tháo các đường ống dẫn xăng.
- Tháo thùng xăng. Chú ý đảm bảo an toàn.
2.4.1.2. Tháo bình lọc xăng
- Tháo các đường dẫn nhiên liệu từ thùng xăng đến bầu lọc, từ bầu lọc đến bơm
xăng.


- Tháo bình lọc xăng ra ngoài.
2.4.1.3. Tháo bơm xăng
- Tháo các đường ống dẫn xăng.
- Tháo bu lông bắt giữ bơm xăng với thân máy, nới đều hai bu lông (quay cam
lệch tâm về vị trí thấp để tháo)
- Tháo bơm xăng ra khỏi động cơ.
2.4.1.4. Tháo bộ chế hòa khí
- Tháo ống thông gió hộp trục khuỷu.
- Tháo bầu lọc không khí.
- Tháo đường ống dẫn xăng nối từ bơm xăng đến bộ chế hòa khí.

- Tháo các bu lông bắt chặt bộ chế hòa khí với ống nạp.
2.4.1.5. Tháo cụm ống xả và ống giảm thanh
- Tháo các bu lông bắt giữ ống xả và ống giảm thanh, tháo cả cụm ra ngoài.
- Tháo ống góp khí xả và đệm kín.
* Chú ý nới đều các bu lông, không làm hỏng đệm kín

2.4.2 Lắp các bộ phận lên động cơ
Các bộ phận của hệ thống nhiên liệu sau khi đã làm sạch kiểm tra bên ngoài,
tiến hành lắp lên động cơ.
2.4.2.1. Lắp thùng xăng lên ô tô
-

Xiết chặt các bu lông bắt chặt thùng xăng.
- Bắt chặt các đường ống dẫn xăng vào thùng.

2.4.2.2. Lắp bình lọc xăng
- Lắp bình lọc lên động cơ, xiết chặt bu lông.
- Nối đường ống dẫn xăng từ thùng đến bình lọc.
2.4.2.3. Lắp bơm xăng vào động cơ


- Xiết chặt hai bu lông bắt chặt bơm xăng với thân máy (chú ý lắp đệm giữa
đế bơm với thân máy đúng chiều dày quy định).
- Lắp đường ống dẫn xăng từ bình lọc đến bơm và từ bơm lên bộ chế hòa khí.
2.4.2.4. Lắp bộ chế hòa khí lên động cơ
- Lắp đệm làm kín và bộ chế hòa khí lên ống nạp xiết chặt các đai ốc.
- Lắp bình lọc không khí lên bộ chế hòa khí xiết chặt đai ốc tai hồng và bắt các
đường ống dẫn.
- Lắp và xiết chặt đường ống dẫn xăng từ bơm xăng đến bộ chế hòa khí (dùng
tay vặn vào khớp ren, sau đó mới dùng cờ lê dẹt xiết chặt để tránh chờn, hỏng ren).

2.4.2.5. Lắp cụm ống xả, ống tiêu âm
- Lắp đệm và ống góp khí xả. Xiết chặt các đai ốc đều, đối xứng.
- Lắp ống xả, bắt chặt ống xả với ống góp khí xả, lắp bình tiêu âm vào ống xả.
- Đổ xăng vào thùng, dùng tay bơm xăng lên bộ chế hòa khí, kiểm tra xiết chặt
lại toàn bộ hệ thống, tránh để rò rỉ xăng.
2 5 Nhận dạng các bộ phận và chi tiết
2.5.1. Làm sạch, nhận dạng và kiểm tra bền ngoài thùng xăng
- Làm sạch bên ngoài thùng xăng dùng nước có áp suất cao để rửa
- Kiểm tra thùng xăng bị nứt, thủng, móp méo.
- Rửa sạch nắp đậy thùng xăng, dùng dầu hỏa để rửa, dùng khí nén thổi khô.
Hình 2.3. Cấu tạo thùng xăng
1. Thùng xăng; 2. Tấm ngăn; 3.
Ống đổ nhiên liệu; 4. Nút xả;
5.Ống khóa; 6. Lưới lọc; 7. Nắp
của ống đổ xăng; 8. Cảm biến báo
mức xăng; 9. Bầu lọc xăng.


2.5.2. Làm sạch, kiểm tra bên ngoài bình lọc xăng

Hình 2.4 Bầu lọc nhiên liệu thô
1. Lỗ ra; 2. Vỏ; 3. Lỗ vào; 4. Cốc; 5. Nút xả cặn; 6. Tấm lọc; 7. Lõi lọc
8. Lò xo; 9. Nhiên liệu; 10. Quai bắt
- Kiểm tra đệm làm kín không bị hở, ren đầu nối ống dẫn và ren ốc bắt giữ cốc
lọc không bị chờn.
- Dùng tay vặn vừa chặt ốc bắt giữ cốc lọc xăng.
- Kiểm tra bên ngoài bầu lọc bị nứt, hở phải khắc phục hư hỏng.

.
a)

b)
Hình2.5. Bầu lọc nhiên liệu tinh
1. Vỏ; 2. Đường vào; 3. Tấm ngăn; 4. Bộ phận lọc; 5. Cốc tháo; 6. Lò xo; 7. Vít;
8. Đường ra; a. Dạng lưới lọc; b. Dạng gốm.


2.5.3. Làm sạch, nhận dạng và kiểm tra bên ngoài bơm xăng

1. Van xăng vào.
2. Màng bơm.
3. Nắp bơm.
4. Đĩa màng.
5. Cần bơm tay.
6. Lò xo hồi.
7. Cần bơm.
8. Trục bơm.
Hình 2.6. Bơm xăng cơ khí kiểu màng
- Dùng dầu hỏa rửa sạch bên ngoài bơm xăng, dùng giẻ lau khô.
- Kiểm tra bên ngoài bơm xăng: Kiểm tra nắp, vỏ bơm bị nứt, hở...
- Kiểm tra xiết chặt lại các vít: Bắt chặt phần nắp với phần thân, phần thân với
đế của bơm xăng. (xiết đều, đối xứng các vít).
2.5.4. Làm sạch, kiểm tra bên ngoài bầu lọc không khí
- Dùng nước có áp suất cao để rửa sạch bên ngoài bầu lọc không khí.
- Kiểm tra bên ngoài bầu lọc: kiểm tra bầu lọc bị móp méo, hở phải khắc phục.
- Kiểm tra xiết chặt lại ốc tai hồng bắt chặt nắp và thân bầu lọc không khí.
- Vặn chặt đai kẹp các đầu ống nối tránh bị hở.
1. ống chuyển tiếp.
2. Nắp.
3. Chậu dầu.
4. Lõi lọc.

5. ống không tải.
6. Tấm ngăn.
7. Ngăn ngoài.
8. ống thu không khí.
9. Bulông.
10. ốc tai hồng
Hình 2.7. Bầu lọc không khí động cơ xăng.


2.5.5. Làm sạch bên ngoài bộ chế hoà khí
- Dùng dầu hỏa rửa sạch bên ngoài bộ chế hòa khí
- Kiềm tra bên ngoài bộ chế hòa khí: Kiểm tra các phần lắp ghép của bộ chế
hòa khí phần nắp và phần thân, phần thân với đế nứt, hở phải khắc phục.
- Kiểm tra xiết chặt lại các vít bắt chặt phần nắp với phần thân, phần thân với
phần đế của bộ chế hoà khí (chú ý xiết đều đối xứng các vít).
- Kiểm tra sự chờn, hỏng ren của đầu nối ống để tránh rò rỉ xăng.
- Kiểm tra đệm làm kín giữa bộ chế hòa khí và ống nạp nếu bị rách hỏng phải
thay mới.
2.5.6. Làm sạch bên ngoài cụm ống xả và bình tiêu âm
- Làm sạch muội than, bụi bẩn bám trong ống xả và ống tiêu âm.
- Kiểm tra bên ngoài ống tiêu âm bị nứt thủng móp méo phải sửa chữa.
- Kiểm tra đệm làm kín của ống xả nếu hỏng phải thay.
* Những hư hỏng chính của hệ thống nhiên liệu xăng
Bảng 2 3 Bảng phân tích hƣ hỏng chính của hệ thống nhiên liệu xăng
TT

Các dạng hư hỏng

1.


Hƣ hỏng thùng xăng

Nguyên nhân

Hậu quả

- Thùng xăng bị mòn, bị

- Thời gian sử dụng dài bị - Chảy xăng khỏi hệ

thủng, bị méo mó

mòn do ăn mòn hoá học, thống chứa xăng.
do tác dụng của người - Thể tích xăng giảm
tháo lắp.
- Do quá trình tháo lắp gây
va đập, lắp không chặt gây
cọ sát

- Thùng xăng quá bẩn

- Do lúc bổ xung hoặc là - Tắc bầu lọc xăng.
lúc tháo lắp không chú ý - Tắc gic lơ xăng
để vật rơi vào

2.

Hƣ hỏng đƣờng ống dẫn
xăng



bẩn.

khí dẫn đến công suất
giảm.

- Lưới lọc bị thủng

- Do trong xăng có các - Tăng tiêu hao nhiên
cặn bẩn sắc nhọn hoặc do liệu do có cặn bẩn ở
tháo lắp không đúng kỹ nhiên liệu làm giảm
công suất.
thuật

- Lò xo màng bơm, lò xo - Do làm việc lâu ngày bị - Làm giảm năng suất
van xăng bị yếu và các giảm đàn tính, màng bơm của bơm xăng hoặc
van vào đóng không kín

cao su bị biến cứng hoặc làm cho bơm xăng
do tháo lắp không đúng không hoạt động được.
kỹ thuật

- Màng bơm bị rách, - Do làm việc lâu ngày - Bơm xăng không
thủng mất tác dụng.

nên bị biến cứng, hoặc hoạt động được.
tháo lắp không đúng kỹ

- Màng bơm bị trùng


thuật

- Công suất bơm giảm.

- Cần bơm và bạc chốt bị

- Do làm việc lâu ngày và - Làm giảm năng suất

mòn.

luôn tiếp xúc với bánh bơm.

- Cần bơm bị gãy

lệch tâm của trục cam.

- Mặt tiếp xúc giữa vỏ và

- Hư hỏng đột suất, do

- Làm dò chảy xăng dẫn

nắp bị cong vênh

tháo lắp.

đến lọt khí và giảm

- Do tháo lắp không đúng


công suất của bơm.

kỹ thuật
- Đệm giữa nắp và thân

- Do tháo lắp không đúng

bơm bị rách hỏng

kỹ thuật.

- Rò xăng ra ngoài

- Do làm việc lâu ngày bị
biến chất
6.

Bộ chế hoà khí
- Bướm ga, trục bướm ga
bạc trục bị mòn, hỏng

- Do làm việc lâu ngày

- Sự điều chỉnh tải
trong động cơ sai lệch


- Kim điều chỉnh gic lơ bị

- Do quá trình làm việc


- Lượng xăng vào vòi

mòn, giclơ bị hỏng

phun chính bị thay đổi

- Piston bơm tăng tốc bị - Do quá trình làm việc

- Ảnh hưởng đến quá

mòn, van trong lượng bị lâu ngày

trình tăng tốc, động cơ

hỏng

bị kém máy ì không
bốc

- Van tiết kiệm xăng, cơ - Do quá trình làm việc - Tốn nhiên liệu xăng.
cấu dẫn động bằng khí lâu ngày, lò xo van bị mất - Động cơ bị xặc xăng.
của van đó bị mất tác đàn tính
dụng
- Phao xăng bị

thủng, - Do quá trình tháo lắp

móp, kim và ổ van bị mất không đúng kỹ thuật.
tác dụng


- Do sử dụng lâu ngày

- Tốn nhiên liệu
- Động cơ bị xặc xăng.
- Động cơ nóng

- Bứơm gió, thanh kéo, - Tháo, lắp không đúng kỹ - Tốn nhiên liệu
thanh nối tiếp bị cong và thuật, sử dụng lâu ngày
mất tác dụng
- Lò xo bộ giảm chấn bị
mất đàn tính

- Hỗn hợp quá đặc.
- Động cơ bị chết máy.

- Do làm việc lâu ngày

- Động cơ bị giảm
công suất do bướm ga,
bị đóng lại

* Kiểm tra
Câu hỏi ôn
tập
1. Trình bày sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng.


Bài 3: BẢO DƢỠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG
3.1 Mục đích, yêu cầu

3 1 1 Mục đích
- Ngăn ngừa và khắc phục những hư hỏng của hệ thống cung cấp nhiên liệu.
- Đảm bảo cho động cơ hoạt động với công suất tối đa, tăng tuổi thọ của động cơ.
3 1 2 Yêu cầu
- Áp suất phun: phải đủ cao để nhiên liệu đạt độ tơi sương tốt và động năng vận
chuyển lớn, có thể đi sâu vào buồng đốt và đẩy nhanh quá trình tạo thành hỗn hợp
trong chế hòa khí.
- Định lượng cần thiết: phải bảo đảm cung cấp lượng nhiên liệu tương ứng với
tải trọng, chế độ động cơ.
- Thời điểm phun: phải đúng thời điểm
- Độ đồng đều: phải bảo đảm lượng nhiên liệu đều nhau trong tất cả các xy
lanh, tránh quá tải cho từng xy lanh.
-Thực tế: nguyên nhân làm cho động cơ hư hỏng bất thường, giảm thời gian sử
dụng, hơn 50% do hư hỏng ở hệ thống nhiên liệu.
3. 2 Quy trình bảo dƣỡng
3 2 1 Bảo dƣỡng hàng ngày
Kiểm tra mức xăng trong thùng chứa, đổ thêm xăng vào thùng. Kiểm tra xem
xét bên ngoài độ kín các chỗ nối của bộ chế hoà khí, bơm xăng, các ống dẫn và thùng
xăng.
3 2 2 Bảo dƣỡng định kỳ cấp 1
Kiểm tra xem xét bên ngoài độ kín khít các chỗ nối của hệ thống nhiên liệu,
nếu có hư hỏng phải khắc phục. Kiểm tra sự liên kết giữa cần bàn đạp với trục bướm
ga, của dây cáp với cần bướm gió, sự hoạt động của cơ cấu độ mở và đóng hoàn toàn
của bướm ga và bướm gió. Kiểm tra bàn đạp của cơ cấu dẫn động ga phải dịch chuyển
đều và nhẹ nhàng về cả hai phía.


Nếu ô tô hoạt động trên đường nhiều bụi phải tháo rời bầu lọc không khí và
thay dầu ở bầu lọc.
3 2 3 Bảo dƣỡng định kỳ cấp 2

Kiểm tra độ kín của thùng xăng và chỗ nối của ống dẫn hệ thống nhiên liệu, bắt
chặt bộ chế hoà khí, bơm xăng nếu cần thiết thì khắc phục hư hỏng. Kiểm tra sự liên
kết của cần kéo với cần bướm ga và của dây cáp với bướm gió, sự hoạt động của cơ
cấu dẫn động, độ mở và đóng hoàn toàn của bướm ga và bướm gió. Dùng áp kế kiểm
tra sự làm việc của bơm xăng (không cần tháo bơm xăng khỏi động cơ). Kiểm tra mức
xăng trong buồng phao của bộ chế hoà khí. Rửa bầu lọc không khí và thay dầu ở bầu
lọc
3.2.4. Bảo dƣỡng theo mùa
Trong một năm hai lần tháo bộ chế hoà khí ra khỏi động cơ rửa sạch kiểm tra
các cụm và các chi tiết của bộ chế hoà khí, kiểm tra jích lơ bằng thiết bị chuyên dùng.
Tháo rời bơm xăng, lau chùi kiểm tra tình trạng các chi tiết sau khi lắp xong
kiểm tra bằng thiết bị chuyên dùng. Mỗi năm hai lần xả cặn bẩn ra khỏi thùng xăng
và cọ rửa thùng xăng trước khi cho xe hoạt động vào mùa đông.
Khi kiểm tra bơm xăng cần căn cứ vào áp suất tối đa do bơm tạo nên, năng
suất của bơm, độ kín khít của các van, thông số đó được kiểm tra trên thiết bị cuyên
dùng.
Kiểm tra bộ chế hoà khí, kiểm tra độ kín của van kim, bề mặt lắp ghép, mức
xăng trong buồng phao. Nếu mức xăng trong buồng phao cao quá mức quy định do
van kim bị hở cần phải sửa chữa và điều chỉnh.
3.3

Thực hành bảo dƣỡng hệ thống nhiên liệu động cơ xăng

3.3.1. Bảo dƣỡng thƣờng xuyên
Kiểm tra mức xăng trong thùng chứa, đổ thêm xăng vào thùng.
Vệ sinh lọc gió.
Vệ sinh, kiểm tra các đường ống dẫn xăng.
Kiểm tra bơm xăng.
Kiểm tra xem xét bên ngoài độ kín các chỗ nối của bộ chế hoà khí.



3 3 2 Bảo dƣỡng định kỳ
Sau một thời gian sử dụng các chi tiết của hệ thống bị hao mòn, hư hỏng ta tiến
hành kiểm tra, sửa chữa, thay thế các chi tiết hư hỏng và các chi tiết hết hạn sử dụng
theo khuyến cáo của nhà sản xuất như: thay lọc gió, súc rửa thùng xăng, thay các đường
ống dẫn xăng, tháo vệ sinh bộ chế hòa khí…
3.3.2.1.Bảo dƣỡng thùng nhiên liệu
a. Quy trình tháo, kiểm tra, bảo dƣỡng và lắp thùng nhiên liệu
* Qui trình tháo thùng nhiên liệu
Bảng 3 1 Bảng qui trình tháo thùng nhiên liệu
TT
1

2

Nội dung

Hình vẽ - Yêu cầu kỹ thuật

Làm sạch bên ngoài thùng nhiên

Dùng bơm nước có áp suất cao phun

liệu.

nước rửa sạch các cặn bẩn và nước.

Xả hết nhiên liệu trong thùng chứa

Dùng can chứa nhiên liệu, để đúng nơi

qui định, đảm bảo an toàn cháy nổ.

3

Tháo đường ống dẫn xăng từ thùng

Tháo đúng yêu cầu kỹ thuật.

xăng đến bầu lọc và bơm xăng.
4

Tháo thùng xăng ra khỏi xe.

5

Tháo rời các bộ phận lắp trên thùng

Không được để rơi.

nhiên liệu.
- Tháo nắp đậy thùng xăng, ống
thông hơi.
- Tháo bộ phận báo mức nhiên liệu.

* Chú ý: Không làm hỏng đầu cắm
điện.

- Xúc rửa sạch thùng xăng.
6


Kiểm tra các bộ phận chi tiết.

* Bảo dƣỡng thùng nhiên liệu
-

Làm sạch bên ngoài thùng nhiên liệu bằng bơm nước và máy nén khí.
- Tháo rời các bộ phận của thùng nhiên liệu và kiểm
tra: Dùng bộ dụng cụ tháo lắp.


- Lắp các bộ phận chi tiết của thùng nhiên
liệu: Chọn đúng dụng cụ.
* Bảo dưỡng hàng ngày:
+ Kiểm tra mức xăng trong thùng xăng.
+ Kiểm tra độ kín của thùng xăng và đầu nối ống dẫn với thùng xăng.
* Bảo dưỡng định kỳ:
+ Kiểm tra độ kín của thùng xăng và đầu nối ống dẫn với thùng xăng khi cần
thiết thì phải khác phục hư hỏng.
* Qui trình lắp thùng nhiên liệu
Bảng 3 2 Bảng qui trình lắp thùng nhiên liệu
TT
1

Nội dung
Làm sạch bên ngoài thùng nhiên liệu.

Hình vẽ - Yêu cầu kỹ thuật
Dùng bơm nước có áp suất cao
phun nước rửa sạch các cặn bẩn và
nước.


2

Lắp các bộ phận lắp trên thùng nhiên
liệu.
- Lắp bộ phận báo mức nhiên liệu.

* Chú ý: Không làm hỏng đầu cắm

- Lắp nắp đậy thùng xăng, ống thông
hơi.
3

Lắp thùng xăng lên xe.

4

Lắp đường ống dẫn xăng từ thùng

Lắp đúng yêu cầu kỹ thuật.

xăng đến bầu lọc và bơm xăng.
3.3.2.2. quy trình tháo, kiểm tra, lắp, bảo dƣỡng bầu lọc xăng
a. Qui trình tháo, kiểm tra bầu lọc xăng
Bảng 3 3 Bảng qui trình tháo, kiểm tra bầu lọc xăng
TT

Nội dung

Hình vẽ - Yêu cầu kỹ thuật



×