Phần 1
Phục vụ sản xuất
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển của đất nước, nhu cầu về thịt lợn của người
tiêu dùng ngày một nâng cao không chỉ về số lượng mà cả về chất lượng.
Đàn lợn trên khắp các tỉnh thành cả nước theo xu hướng ngày càng nạc
hóa cao. Các giống lợn nhập nội như Yorkshire, Landrace, Duroc… và
lợn lai (lợn ngoại x lợn nội) đang được nuôi phổ biến ở các vùng trong khi
đó các giống lợn nội đang cã xu hướng giảm dần, thậm chí một số giống
còng có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Hiện nay ngành chăn nuôi nước ta đã và đang phát triển ngày càng mạnh
với các hình thức chăn nuôi đa dạng từ nông hé gia đình nhỏ lẻ đến chăn nuôi
quy mô tập trung với số lượng vật nuôi lớn. Đó sẽ là nguồn cung cấp thực
phẩm lớn cho người dân và cho xuất khẩu. Chăn nuôi đã và đang chiếm một
vai trò quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp, đó là nguồn thu nhập đáng
kể cho người dân đồng thời cung cấp một lượng lớn nguồn phân bón phục vụ
cho sản xuất trồng trọt. Chăn nuôi lợn rừng lai với lợn địa phương là một
hướng phát triển tốt cho người dân sống ở vùng rừng núi, cao nguyên, đồng
bào thiểu số, vì các đặc điểm tốt của thịt vì sản phẩm có tính hữu cơ cao Ýt
mì, mùi vị thơm ngon hấp dẫn không tồn dư các chất hóa học theo quy định.
Trong chăn nuôi lợn ở khu vực miền núi, do đặc điểm tự nhiên đã hình thành
nên một nhóm lợn lai giữa lợn rừng và lợn nhà. Nhóm lợn này có những ưu
điểm nổi bật hơn so với lợn nhà về chất lượng thịt mỡ và độ làm tăng thêm
giá trị kinh tế cho người chăn nuôi. Việc phát triển chăn nuôi lợn lai giữa lợn
rừng và lợn nhà đã được chứng minh là một giải pháp góp phần phát triển
chăn nuôi lợn cho người dân miền núi.
Tuy nhiên, xuất phát từ hình thức chăn nuôi bán chăn thả trong vườn,
khả năng lây nhiễm giun sán của lợn lai giữa lợn rừng và lợn địa phương rất
1
cao: Lợn bị nhiễm giun sán thường gầy, chậm lớn, thậm chÝ có nhiều con bị
chết do mức độ nhiễm quá cao, làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn
nuôi.
Chính vì vậy chúng tôi tiến hành chuyên đề nghiên cứu khoa học: "
Nghiên cứu tình hình bệnh giun sán của lợn lai giữa lợn rừng và lợn địa
phương Pắc Nặm nuôi tại trại chăn nuôi xã Tức Tranh - huyện Phú Lương -
tỉnh Thái Nguyên và biện pháp điều trị". Với mục đích
- Xác định tỷ lệ nhiễm bệnh giun sán của đàn lợn
- Xác định hiệu quả điều trị bệnh giun sán bằng thuốc
Levamisol
1.2. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
1.2.1. Điều kiện bản thân
Qua những năm học tại trường, với sự nỗ lực của bản thân và sự dạy
bảo tận tình của các thầy, cô giáo khoa Chăn nuôi Thú y, tôi đã có một nền
tảng kiến thức vững chắc về lĩnh vực chăn nuôi và thú y. Với lòng nhiệt tình
của bản thân cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS. Trần Văn Phùng,
tôi tiến hành chuyên đề này nhằm áp dụng những tiến bộ khoa học vào chăn
nuôi để nâng cao hiệu quả kinh tế.
1.2.2. Điều kiện của cơ sở địa phương
1.2.2.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Xã Tức Tranh thuộc huyện Phú Lương là một huyện Trung du miền núi
của tỉnh Thái Nguyên cách trung tâm thành phố 30 km là một xã nằm ở phía
nam huyện. Là xã vùng núi với tính chất rừng, đồi nhiều, địa hình mấp mô
trong đó sản xuất chủ yếu dựa vào cây chè, tập quán chăn nuôi vẫn là thả rông
và chưa tập trung chăn nuôi nhiều.
Về vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp xã Vô Tranh
- Phía Nam giáp xã Phấn MÔ
2
- Phía Bắc giáp xã Yên Lạc
- Phía Tây giáp xã Phú Đô
* Địa hình
Xã Tức Tranh có địa hình tương đối phức tạp, nhiều đồi núi cao và
những cánh đồng xen kẽ đồi núi.
Xã Tức Tranh bao gồm 24 xóm và chia thành 4 vùng.
- Vùng phía Tây gồm 5 xóm: Tân Thái, Bãi Bằng, Khe Cốc, Minh Hợp,
Đập Tràn
- Vùng phía đông gồm 7 xóm: Gốc Sim, Đan Khê, Thác Dài, Gốc Gạo,
Ngoài Tranh, Đồng Lòng.
- Vùng trung tâm gồm 7 xóm: Cây Thị, Khe Xiêm, Sông Găng, Đồng
Danh, Đồng Hút, Quyết Thắng, Quyết Tiến.
- Vùng phía bắc gồm 5 xóm: Gốc Cọ, Gốc Mít, Đồng Lường, Đồng
Tâm, Đồng Tiến.
* Đất đai
Xã Tức Tranh chủ yếu là loại đất cát, đất thịt pha cát, đất sỏi cơm. Nhìn
chung đất có độ màu mỡ cao thích hợp cho nhiều loại cây trồng đặc biệt là cây chè.
Với tổng diện tích là 2559,35 ha, trong đó diện tích sử dụng là 2252,35
ha, chiếm 99,73% diện tích đất tự nhiên của xã. Diện tích đất chưa sử dụng là
3,7 ha chiếm 0,27% tổng diện tích đÊt tự nhiên của xã, diện tích đÊt chưa sử
dụng chiếm tỷ lệ rất nhỏ, đó là những vùng đất ven đường, ven sông suối…
Bảng 1.1: Diện tích các loại đất của xã Tức Tranh (2007 - 2008)
Loại đất Diện tích (ha) %
Tổng diện tích đất tự nhiên 2559,35 100
Đất nông nghiệp 1211,3 47,33
ĐÊt lâm nghiệp 764,67 29,87
Đất ở 423,3 16,54
Đất chuyên dùng 2252,35 99,73
Đất chưa sử dụng 3,7 0,27
3
Mặc dù là một xã sản xuất nông nghiệp là chính tuy nhiên diện tích đất
nông nghiệp bình quân đầu người của xã rất nhỏ, chỉ có 0,15 ha/người trong
đó đất trồng lúa chỉ có 0,03 ha/người, đất trồng hoa màu là 0,008 ha/người.
Diện tích đất sỏi cơm chiếm tỷ lệ khá lớn so với các loại đất khác, đây
là loại đất rất phù hợp cho cây chè phát triển. Toàn xã trồng được 1011,3 ha
chè, bình quân đạt 0,111 ha/người.
Diện tích đất mặt nước của xã tương đối Ýt chủ yếu là sông, suối, ao,
đầm. Diện tích đất mặt nước là 43,52 ha vừa có tác dụng nuôi trồng thủy sản
vừa phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt xã có khoảng 3km dòng sông
cầu chảy qua với 3 đập ngăn nước phục vụ cho việc tưới tiêu tốt.
* Thời tiết khí hậu
Xã Tức Tranh là vùng đồi núi, mang đặc điểm chung của cả vùng.Tức
Tranh nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa dao động về nhiệt độ
quanh năm tương đối cao thể hiện qua 2 mùa rõ rệt. Mùa hè kéo dài từ tháng
4 đến tháng 8, khí hậu nóng Èm mưa nhiều nhiệt độ trung bình đạt từ 21 - 25
0
C độ Èm từ 75 - 82%. Mùa đông nhiệt độ thấp thường kết hợp với gió mùa
đông bắc thổi từ Trung Quốc sang làm nhiệt độ giảm và kèm theo mưa phùn.
Điều kiện khí hậu của xã rất phù hợp cho nuôi trồng đa dạng các cây
trồng, vật nuôi. Tuy nhiên nó cũng gây khó khăn không nhỏ cho sản xuất
nông nghiệp, vào mùa hè khí hậu nóng Èm mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi
cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển ảnh hưởng tới sức sống, khả năng phát
triển của cây trồng, vật nuôi. Mùa đông khí hậu lạnh thường thay đổi đột ngột
cũng gây ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng và khả năng chống chịu bệnh của cây
trồng, vật nuôi.
* Nguồn nước
Xã Tức Tranh có sông Cầu chảy qua nhưng chỉ chảy qua vành đai của
xã. Xã có nhiều suối nhưng không đều, làm cho công tác thủy lợi gặp nhiều
khó khăn. Việc tưới tiêu trong xã phụ thuộc vào lượng nước mưa dẫn đến sản
xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là vùng núi và vùng cao.
4
* Thủy văn
Để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân xã đã xây dựng một
trạm bơm nước nhằm phục vụ nước cho người dân trong xã về sản xuất nông
nghiệp và để đáp ứng cho nhu cầu tưới tiêu của nông dân.
* Giao thông
Huyện Phú Lương có đường quốc lộ 3 chạy qua nối liền thành phố Thái
Nguyên - Phú Lương - Bắc Kạn. Xã Tức Tranh có mạng lưới giao thông của
xã đang được phát triển mở réng có đường huyện lộ dài 3,6km chạy qua trung
tâm xã, 100% các xóm có đường ôtô đến trung tâm, trong đó có 2 km đường
bê tông, 5 km đường cấp phối còn lại là đường đất.
1.2.2.2. Tình hình kinh tế, chính trị xã hội của xã Tức Tranh
* Tình hình về kinh tế
Tức Tranh là xã có cơ cấu kinh tế đa dạng nhiều thành phần kinh tế
cùng hoạt động.
- Về sản xuất nông nghiệp: Đã có từ lâu đời cho nên nó chiếm một tỷ lệ
khá lớn (hơn 80% số hộ sản xuất nông nghiệp). Kết hợp chặt chẽ chăn nuôi và
trồng trọt đã làm tăng năng suất cây trồng và vật nuôi. Đây là ngành đem lại
thu nhập chính cho người dân trong xã.
- Về lâm nghiệp: Việc trồng cây gây rừng được chính quyền xã và
người dân quan tâm hưởng ứng, diện tích đất trèng đồi trọc đã được phủ xanh
dần dần, tuy nhiên là các cây lấy gỗ chưa đến độ tuổi khai thác nên chưa đem
lại thu nhập cho người dân.
- Về dịch vụ: Đây là ngành mới được phát triển, chủ yếu là các cửa
hàng buôn bán các sản phẩm chủ yếu dùng cho sinh hoạt hàng ngày. Mấy
năm gần đây tốc độ phát triển rất nhanh và đem lại sự khởi sắc cho xã.
Nhìn chung nền kinh tế của xã còn kém phát triển, sản xuất còn mang
tính tự phát, quy mô nhỏ, chưa được cơ giới hóa cao. Chính vì vậy đời sống
của nhân dân chưa được cải thiện rõ rệt.
5
* Dân sè xã hội
Xã Tức Tranh có tổng dân số là 8.527 người, xã có 1.983 hé gia đình,
trong đó hơn 80% số hộ gia đinh sản xuất nông nghiệp còn lại sản xuất công
nghiệp và dịch vụ. Là một xã miền núi có nền sản xuất nông nghiệp lâu đời,
sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế. Ngành
công nghiệp và dịch vụ phát triển ngày càng tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng
rất Ýt.
Trình độ dân trí của người dân trong xã ngày càng được nâng cao. Tất
cả các em trong độ tuổi đi học đều được đến trường. Năm học 2007 - 2008,
tổng số học sinh trường mầm non là 418 học sinh, sè học sinh lên lớp 1 là 116
em đạt 100%, số học sinh tiểu học là 709 em, kết quả tốt nghiệp lớp 5 là 123
em đạt 97,6%, tổng số học sinh trung học cơ sở là 630 em, kết quả học sinh
líp 9 đã tèt nghiệp là 144/154 em đạt 93,5%.
Trạm y tế thường xuyên khám chữa bệnh chăm sóc sức khỏe cho nhân
dân, đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
1.2.2.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp
* Chăn nuôi Thú y
Mấy năm gần đây ngành chăn nuôi đã có nhiều bước phát triển cả về số
lượng và chất lượng. Đàn gia súc và gia cầm có tốc độ tăng trưởng khá ổn
định, nhiều giống mới đã được đưa vào nuôi thử nghiệm đem lại hiệu quả cao
từng bước cải thiện bữa ăn hàng ngày và chất lượng cuộc sống.
Theo số liệu điều tra, tổng đàn gia sóc, gia cầm 6 tháng đầu năm 2008
nh sau:
- Đàn trâu, bò có 340 con trâu, bò được chăm sóc khá tốt, song do
mùa đông lượng thức ăn Ýt, dự trữ còn hạn chế nên trâu bò thường bị đói
rét. Chuồng trại và công tác vệ sinh chưa tốt, chưa khoa học, hướng chuồng
chưa phù hợp, về mùa hè chưa thoáng, mùa đông chưa được Êm áp, công
tác tiêm phòng chưa triệt để, nên gây ra nhiều bệnh ký sinh trùng và nhiều
bệnh truyền nhiễm.
6
- Tổng đàn gà 13520 con chủ yếu là các giống gà địa phương, các
giống gà chuyên thịt, chuyên trứng có rất Ýt. Chăn nuôi chủ yếu là tận dụng
các phế phẩm của ngành trồng trọt, thức ăn dư thừa vì vậy năng suất còn thấp.
- Tổng đàn lợn có 1850 con nhìn chung các hộ gia đình đều nuôi theo
phương thức tập trung tận dụng, chỉ có mét số hé gia đình đã đầu tư vốn, con
giống thức ăn tốt áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào chăn nuôi,
cho nên lợn nhanh lớn đem lại thu nhập cao. Công tác giống lợn đang được
quan tâm, ngoài các giống lợn nội nh Móng Cái… nhiều gia đình đã nuôi lợn
nái ngoại, lợn lai để sinh sản cung cấp giống cho nhân dân trong vùng. Công
tác thú y cho đàn lợn chưa được tốt, hàng năm việc tiêm phòng chưa triệt để,
công tác vệ sinh chưa được chú ý nên dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra gây
thiệt hại không nhỏ cho người dân.
* Ngành trồng trọt
Ngành trồng trọt đã có chuyển biến mạnh theo hướng thâm canh tăng
vụ, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gieo trồng những giống mới có
năng suất cao, tăng hiệu quả kinh tế.
Diện tích đất trồng lúa là 261,42 ha, rau màu là 69,33 ha, đất trồng cây
hàng năm 330,75 ha.
Theo báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2008 là:
- Cây lương thực và cây hoa màu
Tổng diện tích gieo vụ chiêm xuân đạt 230,15 ha /230 ha, đạt 100,06%
kế hoạch trong đó.
+ Diện tích lúa cao sản 154 ha /150 ha, đạt 102,66% kế hoạch.
+ Diện tích ngô 3,68 ha/5 ha, đạt 73,6%.
+ Lúa xuân đạt 53,85 tạ/ha x 230,15 ha =1238,66 tấn, đạt 98,87%
kế hoạch.
+ Ngô đạt 35 tạ/ha x 3,68 = 12,88 tấn, đạt 67,78% kế hoạch.
Tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 1.251,54 tấn, đạt 97,25% cây
hoa màu khác nh mía, đỗ, lạc phát triển tốt và đạt chỉ tiêu kế hoạch.
7
- Cây chè: cây chè là cây chủ lực của xã đem lại thu nhập chính cho
người dân. Tổng diện tích trồng chè là 1.011,3 ha, 6 tháng đầu năm do thời
tiết rét đậm kéo dài ảnh hưởng tới sản xuất chè, giá chè ở mức thấp đã ảnh
hưởng tới mét bộ phận nhân dân chuyên sản xuất chè, ước tính thu hái được
4,200 tấn.
- Cây lâm nghiệp: công tác trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc được
quan tâm phát triển thường xuyên, dự án 661 đã nghiệm thu diện tích, cung
cấp cây giống cho nhân dân, theo báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2008 toàn
xã trồng được 40,54 ha, trong đó trồng theo dự án được 20,54 ha, nhân dân tự
trồng 20 ha.
1.2.3. Đánh giá chung
* Khó khăn
Tức Tranh là xã trung du miền núi có địa hình phức tạp, dân cư thưa,
phân bố không đều gây khó khăn cho công tác quản lý và sản xuất.
Phong tục tập quán sản xuất của người dân còn lạc hậu, bảo thủ, trình
độ dân trí còn thấp nên việc đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn gặp nhiều
khó khăn. Là một xã nghèo, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, đời sống nhân dân
còn nghèo chưa có vốn để đầu tư kinh doanh sản xuất trên quy mô lớn.
Công tác tiêm phòng chưa được triệt để, vệ sinh phòng dịch chưa tốt,
công tác tuyên truyền cho người dân còn hạn chế.
* Thuận lợi
Tức Tranh là một xã nông nghiệp với diện tích khá rộng, đất đai màu
mỡ, khí hậu thuận lợi cho phát triển trồng trọt, tạo đà cho chăn nuôi phát triển.
Xã có đội ngũ cán bộ trẻ, nhiệt tình, năng động, áp dụng các tiến bộ
khoa học kĩ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, đưa xã
phát triển, đời sông nhân dân được cải thiện.
Chính sách phát triển của nhà nước đã tạo điều kiện cho nền kinh tế xã
hội phát triển, nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất, đầu tư cho nông nghiệp đã
đem lại lợi Ých thiết thực cho người dân.
8
1.3. Mục tiêu cần đạt được khi kết thúc chuyên đề
- Học hỏi kinh nghiệm thực tiễn về chăn nuôi lợn lai giữa lợn rừng và lợn
địa phương theo hình thức bán tập trung
- Thực hành thành thạo các kỹ năng về chăn nuôi, chẩn đoán và điều trị
các bệnh xẩy ra trong cơ sở chăn nuôi
- Tiến hành một chuyên đề khoa học: "Nghiên cứu tình hình bệnh giun
sán của lợn lai giữa lợn rừng và lợn địa phương Pắc Nặm nuôi tại trại
chăn nuôi xã Tức Tranh - huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên và biện
pháp điều trị".
1.4. Tổng quan tài liệu
1.4.1. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của lợn
Theo Hoàng Toàn Thắng và cs (2006) [9] dạ dày lợn là dạ dày trung gian
giữa dạ dày đơn và dạ dày kép, bao gồm 5 phần là: vùng thực quản (nhỏ),
vùng manh tràng, vùng thượng vị, vùng thân vị và vùng hạ vị vùng thực quản
không có tuyến, vùng manh nang và thượng vị có tuyến tiết ra dịch nhầy
không có pepsin và HCL.
Nguyễn Thiện và cs, (1998) cho biết: Ruột non của lợn dài gấp 14 lần
chiều dài cơ thể gồm 3 phần: phần tá tràng, khổng tràng và hồi tràng. Ruột già
dài 4 - 5m gồm 3 đoạn manh tràng, kết tràng, trực tràng.
Hệ tiêu hóa của lợn thay đổi về khối lượng, kích thước và thể tích tùy
theo giống thức ăn, phương thức chăn nuôi. Lợn nuôi theo hướng mỡ, chăn
thả quảng canh ăn nhiều thức ăn thô thì bộ máy tiêu hóa to hơn, dài hơn so
với lợn hướng nạc. Do đặc điểm cấu tạo tiêu hóa mà lợn có các đặc điểm ăn
tạp, chịu đựng kham khổ và có khả năng lợi dụng thức ăn thô xanh cao, nhất
là các giống lợn Ýt được chọn lọc. Do ăn nhiều thức ăn thô xanh nên ruột già
của lợn tồn tại hệ sinh vật có khả năng tiêu hóa một phần celluloza.
Đặc điểm của hoạt động thần kinh và thể dịch mà lợn có khả năng
tiêu hóa thức ăn cao để sản xuất ra 1kg khối lượng cơ thể, lợn chỉ sử dụng
hết 4 - 6kg thức ăn, trong khi đó bò phải ăn hết 8 - 12kg và dê cừu phải ăn
hết 6 - 10kg.
9
Dựa vào các đặc điểm sinh học của hệ tiêu hóa nói trên chúng ta có thể
nghiên cứu phối hợp khẩu phần ăn cho phù hợp với hệ tiêu hóa của lợn, để
nâng cao năng suất trong chăn nuôi lợn.
Trong thực tiễn sản xuất người ta lợi dụng đặc điểm này để tập cho lợn
có phản xạ có điều kiện thuận lợi như: tập cho lợn có phản xạ bài tiết phân,
nước tiểu đúng nơi quy định, tập cho lợn ăn đúng chỗ, đúng giờ, huấn luyện
đực giống nhảy giá để khai thác tinh trong truyền giống nhân tạo (Trần Văn
Phùng và CS, 2004 [13]).
1.4.2. Các loại giun sán ký sinh ở lợn
Giun sán ký sinh ở trên tất cả các động vật nuôi kể cả người. Giun sán
ký sinh đã gây nên những tổn thất đáng kể cho sức khỏe con người, các động
vật về kinh tế, dược liệu xuất khẩu, các cây lương thực và cây công nghiệp.
Ngoài những tác hại trực tiếp do chúng gây ra, giun sán ký sinh còn đem theo
một số vi khuẩn, virus gây bệnh vào cơ thể của vật chủ. Điều kiện thiên thiên
và khí hậu của nước ta rất thuận lợi cho các giun sán ký sinh phát triển và lây
lan (Theo Phan Thế Việt và cs, (1977) [15]).
Lợn rừng và lợn rừng lai với lợn địa phương thường được nuôi thả tự
do vận động cả ngày đêm thích đào bới đất cát, chui rúc các bờ, bãi để tìm
kiếm thức ăn, mà ở những bãi đó thì ta không biết được là bãi đó có mầm
bệnh không, bởi vì mầm bệnh nó tồn tại trong đất, nước, lợn đào bới tìm kiếm
thức ăn và nước uống mà những người chăn nuôi chúng không biết, cũng
không định kỳ tẩy giun sán cho lợn, do vậy lợn bị nhiễm bệnh mà không biết
để lâu bệnh nhiễm càng nặng tỷ lệ chết rất cao.
Những đặc điểm của giun sán (và nói chung là các sinh vật) ở một địa
phương trước hết là do điều kiện của môi trường tự nhiên chi phối nh: khí
hậu, đất đai, sinh quyển… Riêng giun sán lại chịu ảnh hưởng của điều kiện tự
nhiên và điều kiện chăn nuôi của người dân, cho nên giun sán cũng chịu ảnh
hưởng của điÒu kiện sinh sống và điều kiện chăn nuôi của gia sóc, gia cầm.
Quá trình biến đổi và tiến hóa của giun sán làm cho chúng hoặc có
những đặc điểm chung hiện tại, hoặc có những đặc điểm riêng so với các sinh
vật khác, hoặc có những đặc điểm khác nhau ở từng vùng… chính là do
10
những thay đổi khác nhau của các điều kiện địa lý, khí hậu các điều kiện sinh
sống của chúng quyết định. Ở đây nói chung sự thích ứng Êy có thể là một sự
tiến hóa, cũng có thể là một sự thoái hóa (theo Đỗ Dương Thái và cs (1978)
[8]).
1.4.2.1. Bệnh giun đũa lợn
* Nguyên nhân
Bệnh gây ra do giun đũa Ascaris suum Goeze, 1782 họ Ascarididae, ký
sinh ở ruột non của lợn.
* Đặc điểm sinh học
Giun màu trắng sữa, hình ống, hai đầu hơi nhọn. Đầu giun đũa có 3 môi
bao bọc quanh miệng, 1 môi ở phía lưng và 2 môi ở phía bụng, trên rìa môi có
1 hàng răng cửa. Giun đực dài 12 - 15 cm, đường kính 3mm. Giun cái dài 30 -
35 cm, đường kính 5 - 6 mm. Giun đực đuôi cong về phía bụng, giun cái đuôi
thẳng. Giun đũa thuộc lớp giun tròn. Theo Trần Tố và Đỗ Quyết Thắng
(2002) [14] cấu tạo hệ tiêu hóa của giun sán: bắt đầu là miệng, hầu, thực
quản, (hình chuỳ hoặc trụ, đôi khi làm thành 2 phần: phần cơ và phần tuyến),
tiếp đến là ruột (là một ống thẳng), cuối thân là lỗ hậu môn ở mặt bụng.
* Vòng đời
Giun đũa lợn không cần vật chủ trung gian. Giun cái đẻ mỗi ngày
200.000 trứng. Trứng theo phân lợn ra ngoài gặp điều kiện Èm độ và nhiệt độ
thích hợp (nhiệt độ từ 14 - 30
0
C, Èm độ 50 - 90%), trong 2 tuần phát dục
thành Êu trùng trong trứng. Tuổi thọ của giun đũa khoảng 7 - 10 tháng. kết
thúc quá trình giun đũa theo phân lợn ra ngoài.
* Bệnh lý
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [4], ấu trùng chui vào thành ruột gây
tổn thương mở đường cho vi khuẩn vào cơ thể. Khi Êu trùng giun đũa di hành
qua phổi gây tổn thương phế nang làm cho bệnh của lợn càng nặng hơn, khi
Êu trùng theo máu về gan gây ra lấm tấm xuất huyết, đồng thời gây hủy hoại
tổ chức trên bề mặt, Êu trùng di hành độ 2 - 3 tuần lễ rồi về ruột phát triển
thành giun trưởng thành gây viêm niêm mạc ruột. Khi lượng giun lớn làm tắc
11
ruột và thủng ruột, có khi giun chui vào ống mật gây ra tắc ống dẫn mật dẫn
đến hoàng đản. Giun đũa còn tiết độc tố tác hại đến thần kinh trung ương gây
trúng độc, con vật có triệu chứng thần kinh tê liệt chân hoặc hưng phấn.
* Triệu chứng
Bệnh giun đũa thường có triệu chứng rõ rệt và tác hại nhiều ở lợn con
từ 2 - 4 tháng tuổi. Triệu chứng chính của bệnh là viêm ruột, bần huyết và gầy
dần có triệu chứng co giật
Ở lợn càng lớn, triệu chứng không rõ.
* Bệnh tích của bệnh
Khi viêm phổi thấy trên mặt phổi có đám xuất huyết màu hồng thẫm,
có nhiều Êu trùng giun đũa ở phổi.
Khi giun trưởng thành thấy viêm ruột non thể cata, có nhiều giun ký
sinh ở ruột non nếu tắc và vỡ ruột thì có bệnh tích viêm phúc mạc.
* Chẩn đoán
Mổ khám lợn tìm Êu trùng ở phổi và gan, tìm giun trưởng thành ở ruột non.
Kiểm tra phân bằng phương pháp phù nổi Fuleborn để tìm trứng giun.
* Điều kiện lây bệnh
Tỷ lệ nhiễm giun đũa từ 13,2 - 43,5% và cường độ nhiễm từ 3 - 21
giun/lợn. Điều kiện khí hậu nước ta nóng và Èm thuận lợi cho trứng giun phát
triển. Mặt khác vệ sinh thó y ở các cơ sở chăn nuôi chưa được thực hiện tốt,
chưa ủ phân còn bón phân tươi vào rau, thức ăn của lợn, nên lợn bị nhiễm
giun đũa rất phổ biến.
Tỷ lệ nhiễm giun đũa của lợn cao ở lứa tuổi từ 1 - 7 tháng tuổi, sau dó
tỷ lệ giảm dần theo lứa tuổi tăng lên. Lợn con dưới 2 tháng tuổi, tỷ lệ nhiễm
giun 39,2%, 3 - 4 tháng tỷ lệ nhiễm 48%. Trên 8 tháng tỷ lệ nhiễm 24,9%.
* Điều trị
Hanmectin - 25: 0,8 - 1,2ml/KgTT
12
Natri fluorat (NaF): 100mg/kg TT. Nhịn ăn 12 giờ, trộn thuốc với một
Ýt thức ăn ngon, sau khi uống cho lợn nhịn ăn giờ nữa, hiệu quả đạt 70 -
80%.
Tetramosol hoặc Levamisol: các loại thuốc này an toàn Ýt độc đối với
gia súc, tỷ lệ tẩy sạch giun là 90 - 100%.
Mebenvet: dùng liều 0,50g/kg TT, tỷ lệ tẩy sạch giun là 90 - 100%.
Levamisol: 6 - 8mg/kg TT
* Phòng bệnh
- Tẩy giun dự phòng: tẩy giun 4 tháng/1 lần. Nếu sau khi tẩy vệ sinh tốt
thì 1 đời lợn bột chỉ cần tẩy một lần vào lúc tách mẹ. Dùng 1 trong các loại
thuốc trên. Đối với lợn có chửa, đang nuôi con và lợn con theo mẹ thì không
nên tẩy.
- Đảm bảo vệ sinh chuồng trại và môi trường, định kỳ phun thuốc sát
trùng
- Ủ phân để diệt trứng giun, ngăn ngừa sự phát tán mầm bệnh ra ngoài.
- Chó ý phòng bệnh cho lợn con mới đẻ đến 3 - 4 tháng, tắm rửa cho
lợn mẹ trước khi đẻ, cho vào chuồng đẻ đã sát trùng bằng nước vôi. Sau khi
đẻ nhốt chung mẹ và con ở chuồng đÎ.
1.4.2.2. Bệnh giun lươn
* Nguyên nhân
Tác nhân gây bệnh giun lươn ở Việt Nam là 2 loài giun lươn thuộc giống
Strongyloides ransomi ký sinh ở ruột của lợn. Theo những kết quả điều tra của
nước ta, lợn nhiễm giun lươn với tỷ lệ khá cao, từ 18 - 45% tùy vùng, nhất là ở
những vùng cơ sở nuôi lợn tập trung, nếu nuôi phân tán (chăn nuôi gia đình), tỷ
lệ nhiễm thấp hơn (khoảng từ 3 - 5%). Tỷ lệ nhiễm theo tuổi nh sau:
Lợn dưới 2 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 63,5%.
Lợn dưới 3 - 4 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 21,5%.
13
Lợn dưới 5 - 6 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 5%.
Lợn dưới 7 - 8 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 6,9%.
Lợn trên 8 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 7,5%.
Lợn nái tỷ lệ nhiễm là 7,5%.
* Vòng đời
Theo Trịnh Văn Thịnh (1977) [10] cho biết: Giun lươn ký sinh ở ruột
non. Giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài. Từ đó, giun lươn phát triển
theo cách là trực tiếp và gián tiếp.
Trong điều kiện nhiệt độ và Èm độ nh ở nước ta, từ trứng phát triển
thành Êu trùng có khả năng cảm nhiễm cho lợn, cần khoảng 24 - 36 giờ (phát
triển trực tiếp) hoặc 2 - 4 ngày (phát triển gián tiếp). Êu trùng cảm nhiễm xâm
nhập vào cơ thể lợn hoặc qua da, hoặc qua đường tiêu hóa. Trong cơ thể lợn,
ấu trùng di hành theo hệ tuần hoàn và hệ lâm ba về phổi, ở đây một số Êu
trùng lên miệng và trở lại ruột non, một số khác theo hệ tuần hoàn mà phân
phối đi khắp cơ thể, cuối cùng cũng về ruột non. Ở ruột non lợn, Êu trùng
phát triển thành giun trưởng thành và đẻ trứng. Thời gian phát triển trong cơ
thể lợn là từ 5 - 9 ngày.
* Cơ chế sinh bệnh
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs, (1999) [2] tác hại cơ giới: Êu trùng
chui qua da, qua mạch máu tới phổi, các phế nang, làm tổn thương tổ chức
các cơ quan gây viêm phổi. Giun trưởng thành ở ruột non gây viêm ruột, rối
loạn tiêu hóa. Tác hại mang trùng. Êu trùng có thể mang vi khuẩn (phó
thương hàn) từ bên ngoài qua da ký chủ vào cơ thể ký chủ, gây bệnh truyền
nhiễm ghép với bệnh ký sinh trùng.
* Triệu chứng
Súc vật non nhiễm bệnh thể hiện triệu chứng rõ rệt, lợn con sau đẻ 3 - 4
tuần nhiễm bệnh rÊt nặng, chết tới 50%. Khi bị Êu trùng xâm nhập vào phế
nang, gây viêm phổi, lợn bị sốt cao (40 - 41
0
C), ho nhiều, thở khó. Con vật
gầy còm, có mụn trên da (do Êu trùng giun lươn chui qua da gây viêm da),
14
viêm kết mạc mắt, ỉa chảy, phân có lẫn máu, thân nhiệt tăng, có triệu chứng
viêm phổi, triệu chứng kéo dài 15 - 30 ngày nếu nặng có thể chết.
Khi nhiễm nhẹ, triệu chứng không rõ rệt
* Bệnh tích của bệnh
Dưới da có những điểm tụ huyết, tổ chức cơ và phổi cũng có nhiều
điểm hoặc đám tụ huyết, viêm khí quản, viêm cata dạ dày - ruột, niêm mạc
ruột có những điểm tụ huyết, niêm mạc dạ dày có nhiều mụn loét nhỏ.
* Chẩn đoán bệnh
Có 2 phương pháp chẩn đoán
Kiểm tra phân, phát hiện trứng giun theo phương pháp phù nổi
Fulleborn nhưng cần lưu ý: lợn thải trứng giun trong khi không có dấu hiệu
lâm sàng.
Khi lợn chết, có thể mổ lợn, lấy niêm dịch ruột non Ðp trên lam kính,
kiểm tra trên kính hiển vi, có thể thấy giun lươn cái trưởng thành.
* Điều trị bệnh
Dùng 1 trong các thuốc sau để tẩy giun:
Febentel: liều dùng 20 mg/kg TT lợn
Levamisole: liều dùng 7,5 mg/kg TT lợn
Mebenlazole: dùng liều 5mg/kg TT.
* Phòng bệnh
Thực hiện đầy đủ biện pháp vệ sinh thó y: giữ chuồng trại sạch sẽ, khô
ráo, thông thoáng… có thể hạn chế sự tồn tại của Êu trùng giun lươn, định kỳ
sử dụng thuốc diệt trùng.
Ở các cơ sở bị ô nhiễm có thể sử dụng một trong các loại thuốc đặc hiệu
tẩy dự phòng cho lợn nái trước khi sinh và cho lợn con trong lứa tuổi 7 - 10
ngày.
Thực hiện ủ phân để diệt trứng giun.
1.4.2.3. Bệnh giun tóc
15
* Nguyên nhân
Tác nhân gây bệnh là do giun tóc Trichuris, schrank 1788.
* Vòng đời
Giun phát triển vòng đời không cần vật chủ trung gian.
Giun cái đẻ trứng trong ruột già của vật chủ. Trứng theo phân ra ngoài,
gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ 18 - 30
0
C, Èm độ 80 - 85%) sẽ phát triển
thành trứng cảm nhiễm sau 15 - 28 ngày.
Lợn nuốt phải trứng cảm nhiễm qua thức ăn và nước uống sẽ bị nhiễm
giun: Trứng cảm nhiễm vào ruột lợn phát triển thành giun trưởng thành cần
30 ngày.
* Cơ chế sinh bệnh
Giun tóc có phần đầu nhỏ, dài: phần này cắm sâu vào niêm mạc ruột
gây tổn thương mở đường cho vi khuẩn gây bệnh vào cơ thể ký chủ. Trong
quá trình sống, giun tóc tiết độc tố và thải cặn bã làm con vật trúng độc.
* Triệu chứng bệnh
Lợn trưởng thành nhiễm giun thường thể hiện rõ các triệu chứng lâm
sàng. Lợn con ở lứa tuổi 2 - 4 tháng bị nhiễm giun xuất hiện các dấu hiệu nh:
ỉa chảy, lúc đầu phân lỏng, sau phân sệt có nhiều dịch nhầy nh mũi, lẫn máu.
Mỗi lần thải phân, lợn phải cong lưng để rặn, nhưng phân chỉ ra rất Ýt.
Các triệu chứng trên giống nh lợn bị bệnh lý, nếu không được điều trị,
lợn con bị bệnh sẽ kiệt sức và chết sau 6 - 10 ngày. Lợn bị bệnh mãn tính sẽ
còi cọc, thiếu máu, tăng trọng giảm.
* Bệnh tích của bệnh
Xác chết gầy, có nhiều giun ở ruột già một số giun vẫn cắm sâu vào
niêm mạc ruột phải kéo mạnh mới lấy ra được. Trên niêm mạc ruột có nốt
loét to bằng hạt đậu xanh. Khi bị nhiễm nặng, toàn bộ manh tràng xuất huyết
màu hồng sẫm.
* Chẩn đoán bệnh
- Quan sát thấy lợn 1 - 4 tháng tuổi có hội chứng lỵ
16
- Kiểm tra phân lợn, tìm trứng giun theo phương pháp phù nổi Fulleborn
là kỹ thuật chẩn đoán đơn giản, dễ thực hiện.
- Mổ khám lợn chết và lợn bệnh để tìm giun tóc trưởng thành trong niêm
mạc ruột già.
* Điều trị
Mebendazole: dùng liều 5mg /kg TT trộn với thức ăn cho lợn ăn 1 lần,
người ta cũng dùng liều thấp trộn với thức ăn theo liều 30 ppm cho lợn ăn liên
tục 10 ngày.
Levamisole: dùng liều 7,5mg /kg TT lợn. Thuốc có thể cho vào thức ăn
hoặc tiêm cho lợn.
Ivermectin: dùng liều 0,2 - 0,3mg /kgTT. Thuốc dùng tiêm cho lợn 2
lần, cách nhau 1 - 2 ngày.
* Phòng bệnh
Thực hiện vệ sinh hàng tháng ở chuồng trại và khu chăn thả lợn để hạn
chế sự phát tán trứng giun, đồng thời sử dụng hóa chất phun vào chuồng trại
theo định kỳ sử dụng hóa dược đặc hiệu tẩy giun định kỳ cho lợn con lứa tuổi 2
- 4 tháng trong các cơ sở bị ô nhiễm. Bởi vì, việc thanh toán rất khó khăn.
Trứng có thể tồn tại khoảng 6 năm trong đất vẫn có thể gây cảm nhiễm cho lợn.
1.4.2.4. Bệnh cầu trùng lợn
* Nguyên nhân
Tác nhân gây bệnh cầu trùng lợn hiện đã xác định được loài cầu trùng
trong đó 15 loài thuộc giống Eimeria và một loài thuộc Isospora phân bố ở
các khu vực trên thế giới trong đó có 9 loài chủ yếu có độc lực gây bệnh:
E.dibliecki, E.neodibliecki, E.perminuta, E.polita, E.porci, E.scabra, E.spinos,
E.suis, Isospora suis.
* Chu kỳ sinh học
Các giai đoạn phát triển của cầu trùng hết sức phức tạp bao gồm: giai
đoạn phát triển vô tính (Schizogony) và giai đoạn phát triển hữu tính đều thực
hiện trong cơ thể lợn và một giai đoạn phát triển từ noãn nang (Oocyst) thành
17
noãn nang cảm nhiễm môi trường tự nhiên với độ Èm 80 - 85%, nhiệt độ 15
30
0
C. Thời gian từ noãn nang cảm nhiễm xâm nhập vào cơ thể lợn, phát triển
trong tổ chức ruột non, cho đến khi trưởng thành thải noãn nang ra môi
trường khoảng 5 ngày. Thời gian thải noãn nang kéo dài 7 ngày.
18
* Cơ chế sinh bệnh
Theo Kolapxki N.A và cs (1980) [1], trong màng niêm mạc ruột, cầu
trùng phát triển mạnh bằng sinh sản vô tính và làm cho hàng loạt tế bào biểu
bì bị chết, người ta xác định rằng, 1 con vật mắc bệnh cầu trùng thải ra môi
trường bên ngoài hàng ngày từ 9 - 980 triệu nang trứng. Điều đó có nghĩa là
trong cơ thể con vật ốm, hàng ngày bị chết trên 500 triệu tế bào biểu bì ruột.
Không những chỉ các tế bào trong đó cầu trùng sinh sản mạnh mẽ mà cả những
tế bào bên cạnh, những mao mạch và mạch quản bị phá hủy. Sự phá hủy hàng
loạt các tế bào của ký chủ làm cho tính toàn vẹn của vách ruột bị tổn thương.
Những vùng ruột bị phá hủy sẽ bị vi sinh vật xâm nhập vào làm phức tạp thêm
cho quá trình sinh bệnh và gây ra những ổ hủy hoại lớn cho màng niêm mạc.
Vì vậy, nhiều đoạn ruột không tham gia được vào quá trình tiêu hóa.
* Triệu chứng bệnh
Lợn bị bệnh cầu trùng thay đổi tùy thuộc vào tuổi con vật, loài cầu
trùng, số lượng Oocyst có mặt trong từ cơ thể của lợn.
Bệnh thường xảy ra thể cấp tính ở lợn con, còn lợn trưởng thành
thường tồn tại ở thể mãn tính
Thường xảy ra ở những lợn con từ sơ sinh đến dưới 2 tháng
tuổi, đặc biệt ở lợn từ 3 - 21 ngày tuổi nhiễm nhiều nhất (theo
Johannes Kaufmann, 1996).
Ở lợn con theo Nguyễn Đức Lưu và cs (2004) [5], tỷ lệ lợn con mắc
bệnh từ 50 - 70% bệnh thường xảy ra ở thể cấp tính hoặc mãn tính tỷ lệ tử vong
từ 10 - 20% nếu không điều trị kịp thời sau 5 - 7 ngày ủ bệnh, lợn đột ngột ủ rũ
mệt mỏi hay nằm Ýt bú và bỏ bú sau đó không lâu chúng ỉa chảy mạnh, phân
loãng hoặc nhầy, màu từ vàng đến trắng, mùi khắm và có lẫn máu.
Quan sát kỹ lợn bệnh thấy lợn bị chướng hơi, đầy bụng, khó chịu, nôn,
mất nước và có hiện tượng đau bụng, nằm cong lưng, ngoài ra có con biểu
hiện thần kinh nh đi không vững, đi vô hướng hoặc nằm co giật.
19
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2006) [3], cho
thấy, tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở lợn phân bình thường và phân
lỏng khác nhau rõ rệt. Lợn bị tiêu chảy có tỷ lệ nhiễm cầu trùng là 56,32%
cao hơn tỷ lệ nhiễm cầu trùng của lợn có trạng thái bình thường. XÐt về
mức độ nhiễm, lợn bị tiêu chảy nhiễm cầu trùng nặng hơn nhiều so với lợn
bình thường.
Ở lợn trưởng thành bệnh thường thể hiện mãn tính lợn gầy rộc, không
tăng trọng khi nuôi dưỡng kém có thể ỉa chảy chỉ có lợn con mới chết do bệnh
cầu trùng.
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [4], lợn mắc bệnh ở thể mãn tính, tính
thèm ăn thay đổi không lớn, tốc độ suy yếu cơ thể chậm. Lợn nái và lợn
trưởng thành tuy bị nhiễm cầu trùng nhưng không biểu hiện triệu chứng lâm
sàng, do đó chúng là nguồn tàng trữ và lây lan mầm bệnh trong tự nhiên.
* Bệnh tích của bệnh cầu trùng
Kiểm tra lợn chết do cầu trùng thường thấy: xác chết gầy còm, bẩn,
niêm mạc nhợt nhạt trắng bệch hoặc xanh tái.
Mổ khám lợn chết thấy bệnh tích tập trung chủ yếu ở đường ruột, đặc
biệt ở đoạn tá tràng dưới tá tràng và ruột già, bệnh tích thường thấy là: trong
ruột non chứa một chất nước lỏng, màu da cam với những sợi chất nhầy, ở tá
tràng và dưới tá tràng niêm mạc ruột bị viêm cata cho đến xuất huyết và hoại
tử. Nạo niêm mạc và kiểm tra ruột về mặt mô học, thấy biểu bì hầu nh hoàn
toàn được thay thế bởi một lớp cầu trùng. Ở ruột già thành ruột già bị dày lên,
niêm mạc ruột già có màng giả do hoại tử màng giả có thể thấy trong phân.
Các hạch màng treo ruột sưng, ngoài ra còng thÊy những bệnh tích viêm phổi,
có lẽ kế phát do các vi khuẩn sinh mủ gây ra.
* Chẩn đoán bệnh
Với lợn sống: việc chẩn đoán có thể căn cứ vào dịch tễ học. Những đặc
điểm đáng chú ý, lứa tuổi mắc, mùa vụ, tình trạng vệ sinh thó y, triệu chứng
của con vật cũng là những dấu hiệu hÕt sức quan trọng trong chẩn đoán bệnh.
20
Những biểu hiện lâm sàng và đặc điểm dịch tễ của bệnh thì khó chẩn đoán
chính xác đó là bệnh gì vì các bệnh ký sinh trùng thường có những biểu rất
giống nhau. Vì vậy việc xét nghiệm phân để chẩn đoán bệnh là căn cứ quyết
định kết quả chẩn đoán đối với lợn bị cầu trùng. Các phương pháp thường được
dùng là phương Fullerborn, Darling, Cherbovich, có thể dùng phương pháp
đếm Oocyst trên buồng đếm Mc. Master để xác định nhiễm cầu trùng lợn.
Với lợn chết: việc chẩn đoán được tiến hành qua mổ khám, kiểm tra
bệnh tích kÕt hợp với việc dùng phiến kính nạo nhẹ niêm mạc ruột, soi trên
kính hiển vi để tìm Oocyst và các dạng khác trong quá trình phát triển của cầu
trùng.
Theo Nguyễn Đức Lưu và cs (2004) [5], khi chẩn đoán bệnh cầu trùng,
cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh.
+ Giun đũa lợn: lợn bệnh cũng có biểu hiện tiêu chảy kéo dài, còi cọc,
chậm lớn, thỉnh thoảng nôn, ho. Tổn thương thấy ở gan, ruột, phổi, đặc biệt ở
ruột, xác gầy và chết.
+ Bệnh phân trắng lợn con: lợn con ỉa phân lỏng màu trắng sữa, dính
xung quanh hậu môn, lợn kém ăn lông xù, gầy yếu chậm lớn. Tỷ lệ chết cao
từ 40 - 70% thậm chí chết tới 100%.
+ Bệnh ỉa chảy do vi khuẩn đường ruột ở lợn sau cai sữa trở lên, lợn
bệnh có biểu hiện kém ăn, đau bụng rối loạn tiêu hóa, phân lỏng đi xiêu vẹo,
còi cọc. Bệnh tiến triển 10 - 15 ngày thì chết nếu không điều trị kịp thời.
+ Bệnh hồng lỵ: bệnh thường mắc nặng ở lợn cai sữa trở lên 6 - 12 tuần
tuổi, triệu chứng đặc trưng của bệnh là ỉa chảy phân màu hồng chứa màng
nhầy, máu và các tế bào hoại tử. Nếu không chữa kịp thời thì lợn sẽ chết, chết
với tỷ lệ cao.
* Phòng bệnh
- Vệ sinh chuồng trại, dụng cụ thiết bị sạch sẽ, chuồng trại chăn nuôi
phải xây nơi cao ráo có nhiều ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, thức ăn phải
đảm bảo, nước uống phải sạch sẽ.
21
- Không nuôi chung lợn nhiều lứa tuổi khác nhau trong mét khu vực.
- Phân và chất độn chuồng của đàn lợn phải được thu gom hàng ngày và
ủ kỹ đúng nơi quy định, thường xuyên có biện pháp tiêu diệt côn trùng, chuột
và động vật hoang dã ở khu vực chuồng nuôi lợn.
- Mỗi hé gia đình nên có hố chứa nước thải chuồng lợn đảm bảo vệ sinh
thó y.
- Chuồng trại vào các tháng mưa phùn, lạnh phải khô ráo, thoáng và Êm
cho lợn con.
- Thức ăn trong thời gian cai sữa là rất quan trọng.
Theo Nguyễn Đức Tân và cs (2005) [], cơ sở sinh học của biện pháp
phòng chống bệnh ký sinh trùng là phải cắt đứt chu kỳ sinh học của chúng.
Đối với cầu trùng, chúng ta có thể dùng hóa dược diệt chúng trong giai đoạn
phát triển bên trong cơ thể gia súc hoặc diệt Oocyst ở môi trường bên ngoài.
* Điều trị bệnh
Lê Văn Năm (2003) [7], đã giới thiệu 11 nhóm thuốc và hóa chất có
khả năng điều trị bệnh cầu trùng.
Nhóm Nitrofuran, nhóm Pyrimidin, nhóm Arsen, nhóm Nitrocarbonil,
nhóm Guanidin, nhóm I midazol, nhóm Sulforamid, nhóm Dinitrobenzamid,
nhóm Chinalin, nhóm Pyrimidin, nhóm Antibiotic.
Với liều 0,2g/1kg thể trọng/ngày dùng 3 - 4 ngày liên tục.
T.colivit: 2 gói loại 10g
2 thuốc trên trộn đều trong cám cho 100kg, lợn ăn trong ngày và dùng
3 ngày liên tục.
1.4.2.5. Bệnh sán lá ruột lợn
* Nguyên nhân
Bệnh ở lợn gây ra do sán lá ruột Fasciolopsis buski, Lankaster,
* Vòng đời
Sán lá trưởng thành ký sinh ở ruột non lợn: sán đẻ trứng trung bình mỗi
ngày 15.000 – 48.000 trứng. Mỗi sán trưởng thành đều có cơ quan sinh dục
cái và cơ quan sinh dục đực nên có thể tù thô tinh trứng, hoặc hai cá thể sán
thụ tinh với nhau, gọi là hiện tượng “lưỡng tính dị thụ tinh”.
22
Trứng sán theo phân ra ngoài, gặp các điều kiện thuận lợi (nhiệt độ 18 -
32
0
C, có nước và ánh sáng) sẽ nở thành mao Êu (Miracidium). Mao Êu sống
trong nước, chui vào ốc ký chủ trung gian phát triển thành lôi Êu (Sporocyst),
bào Êu I (Redia I), bào Êu II (Redia II), vĩ Êu (Ceraria). Vĩ Êu chui ra khái ốc
rụng đuôi phát triển thành kén Adolescaria trôi nổi trên mặt nước. Giai đoạn
từ trứng đến kén phát triển khoảng 50 - 60 ngày. Lợn ăn phải kén, kÐn vào
ruột phát triển thành sán trưởng thành khoảng 90 ngày.
* Cơ chế sinh bệnh
- Tác động cơ giới: sán trưởng thành có giác bám khỏe, làm ruột bị viêm
loét, số lượng nhiều làm tắc ruột.
- Tác động đầu động: độc tố của sán làm lợn gầy còm, thủy thũng, sút
cân, thiếu máu bạch cầu tăng, sức đề kháng giảm.
* Triệu chứng
Lợn bị bệnh ăn uống thất thường, lợn gầy còm thủy thũng, ỉa chảy,
lông xù chậm lớn do sán chiếm đoạt chất dinh dưỡng. Lợn nhiễm sán ăn vẫn
khỏe nhưng không lớn được, tăng trọng rất thấp gây thiệt hại về kinh tế.
Lợn nái nuôi con nhiễm sán lá không những gầy mà còn giảm lượng
sữa ảnh hưởng đến sự phát triển của lợn con.
Sán lá gây tác hại cơ giới khi di chuyển trong ruột non, tạo điều kiện
cho nhiễm trùng thứ phát, gây viêm ruột. Lợn thể hiện ỉa chảy, phân tanh có
thể dẫn đến tử vong. Độc tố của sán cũng gây ra hiện tượng rối loạn tiêu hóa
ở lợn 3 - 4 tháng tuổi, khi ỉa tháo, khi phân lỏng, làm cho lợn còi cọc chậm
lớn.
Ở những lợn đã trưởng thành 6 - 8 tháng tuổi thường thấy niêm mạc
ruột non tăng sinh dày lên, do tác động bám vào ruột và di chuyển của sán lá.
* Chẩn đoán bệnh
Việc chẩn đoán bệnh sán lá ruột lợn không khó khăn, bởi có thể sử
dụng phương pháp gạn rửa sa lắng, để phân ly trứng ra khỏi phân. Trứng sán
lá ruột lợn to và dễ phát hiện dưới kính hiển vi.
23
Để chẩn đoán chính xác, cần phối hợp xét nghiệm phân tìm trứng giun
sán với việc điều tra tình hình dịch tễ học một trong những đặc điểm dịch tễ
đáng chú ý nhất của bệnh do Fascicolosis buski gây ra là lợn ở khu vực Êy có
ăn sống các loại rau, bèo lấy từ dưới nước lên.
Với lợn chết việc mổ khám tìm sán lá ký sinh ở ruột non là biện pháp
chẩn đoán chính xác hơn cả.
* Phòng bệnh
Theo Nguyễn Văn Thọ (2005) [12] cho biết: biện pháp phòng bệnh sán
lá ruột cho lợn.
Dùng thuốc Prariquantel tẩy sán lá ruột, lợn nuôi thịt 3 - 6 tháng tuổi nên
tẩy 1 lần vào thời gian 2 - 2,5 tháng tuổi, lợn sinh sản mỗi năm tÈy 2 lần
khoảng cách giữa 2 lần tẩy là 4,5 tháng, lợn trong thời kỳ mang thai không nên
tẩy vì chưa có kết quả thực nghiệm về ảnh hưởng của thuốc ở lợn mang thai.
Để giữ cho môi trường không bị ô nhiễm trứng sán, trong quá trình
dùng thuốc tẩy cần thiết nhốt lợn tại một đại điểm, thu gom phân rác, tập
trung ủ phân theo phương pháp nhiệt sinh học, tẩy uế chuồng trại.
Chống ô nhiễm trứng sán ở môi trường ngoại cảnh.
Vệ sinh thó y, quản lý và nuôi dưỡng tốt cho đàn lợn.
Thường xuyên coi trọng công tác vệ sinh thó y, quản lý nuôi dưỡng đàn
lợn định kỳ tẩy sán cho lợn bằng thuốc Prariquantel, không cho lợn ăn sống
rau muống nước, bèo nhật bản, diệt ốc ký chủ trung gian bằng cách làm khô
cạn các ao, ruộng trước mùa hè vì lúc này ốc chưa hoạt động và phân tán.
* Điều trị
Theo Đỗ Dương Thái, (1967) [8]: dùng hạt thùn mùn: 5g/lợn
Tetrachlorua - cacbon: 0,1 - 0,15g/kg TT
Oxychloramid: 160mg/kg TT
Praziquantel: 15mg/kg TT
24
1.4.2.6. Bệnh ghẻ
* Nguyên nhân
Tác nhân gây ra do 2 loài ghẻ:
- Ghẻ Sarcoptes scabiei var suis: có hình gần tròn kích thước 0,3 -
0,5mm, có 4 đôi chân mỗi chân có lông nhọn phần cuối của thân có một giác
hình vuông. Ghẻ cái đục lớp biểu bì dưới da, tạo ra các đường rãnh, lấy chất
dịch ở da để phát triển, trứng sau khi giao phối với ghẻ đực vào các rãnh của
biểu bì trứng nở ra trĩ trùng chỉ có 3 đôi chân rồi phát triển lột xác trở thành
ghẻ trưởng thành trong khoảng thời gian 17 ngày.
- Ghẻ Demodex suis: là loài ghẻ có thân hình mũi mác, nhiều vân ngang
quanh thân, dài 0,25mm, có 4 đôi chân trông như một núm nhọn. Ghẻ trưởng
thành ký sinh trong lông của lớp biểu bì lợn. Ghẻ cái đẻ trứng, trứng phát
triển qua giai đoạn Êu trùng, trĩ trùng, đến trưởng thành khoảng 3 tuần lễ.
* Bệnh lý và lâm sàng
- Bệnh lý
Ghẻ Sarcoptes scabiei var suis đục các đường hầm phá hoại lớp biểu bì
trên mặt da, lấy các chất dinh dưỡng trong dịch thể của biểu bì để sống, làm
cho lợn ngứa ngáy không yên, dẫn đến con vật gầy yếu, giảm tăng trọng. Các
vết thương do ghẻ tạo trên da lợn là điều kiện thuận lợi cho tạp khuẩn xâm
nhập gây viêm loét da có mủ.
Ghẻ Demodex suis ký sinh và làm tổn thương sâu trong các bao lông
của da, lấy chất dinh dưỡng trong bao lông để phát triển, sinh sản và cũng tạo
ra các ổ nhiễm trùng mủ thứ phát do liên cầu (Streptococcus suis) và tụ cầu
(Staphylococcus aureus). Lợn bệnh không những bị mÈn ngứa, đau đớn, chảy
dịch bao lông bị phá hủy.
*Triệu chứng
Lợn bệnh thể hiện: có những nốt đỏ từng đám phát triển và lan nhanh
trên mặt da, mẩn ngứa ngáy liên tục, cọ da vào các vật cứng như gốc cây,
tường của chuồng lợn khiến cho da bị sây sát, chảy dịch rớm máu. Khoảng 3 -
25