Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

MỘT số vấn đề lý LUẬN và THỰC TIỄN về LIÊN DOANH với nước NGOÀI và VAI TRÒ của nó TRONG sản XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.77 KB, 55 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN DOANH VỚI
NƯỚC NGOÀI VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG SẢN XUẤT HÀNG XUẤT
KHẨU

1.1. NGUỒN GỐC SỰ RA ĐỜI, KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG VỀ HÌNH
THỨC LIÊN DOANH

1.1.1. Nguồn gốc sự ra đời của hình thức LD
Những mầm mống đầu tiên của LD có từ giai đoạn đầu của phương thức
sản xuất TBCN. Trong quá trình phân tích sự vận động của phương thức sản xuất
TBCN, C.Mác tuy không nêu ra phạm trù về LD, không luận giải trực tiếp về nó
nhưng đã cung cấp phương pháp luận cơ bản về con đường, về tính tất yếu và vai
trò của hình thức quan hệ này. C.Mác cho rằng, trong các phương thức sản xuất
trước CNTB do sự phát triển còn thấp kém, nên các đơn vị kinh tế có thể tồn tại
hàng thế kỷ mà không hề có sự thay đổi tính chất và phạm vi, không vượt ra khỏi
giới hạn của xóm làng hay cái chợ lân cận dành cho thợ thủ công nông thôn và
những tiểu chủ. Vì vậy, nhu cầu tập trung vốn giữa các chủ xưởng để mở rộng quy
mô sản xuất chưa xuất hiện.
Sự ra đời và phát triển của phương thức sản xuất TBCN làm cho sản xuất
vượt ra khỏi giới hạn của làng xã, của chợ địa phương, của từng vùng rồi vượt ra
ngoài biên giới quốc gia hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. Sự phát triển đó là kết
quả tất yếu của quá trình phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xã
hội, được tác động trực tiếp bởi việc theo đuổi sản xuất giá trị thặng dư trong các xí
nghiệp tư bản. C.Mác viết:
Ngay trong buổi đầu của nền sản xuất TBCN, một số ngành sản
xuất cũng đã đòi hỏi một số tối thiểu mà lúc bấy giờ từng cá nhân riêng
rẽ chưa có được. Tình hình đó dẫn đến một mặt Nhà nước phải trợ cấp
cho những tư nhân, mặt khác thành lập những hội nắm giữ độc quyền do


luật pháp chưa thừa nhận để kinh doanh trong những ngành công nghiệp


và thương mại nhất định" [46, tr. 450].
Ở đây, C. Mác luận giải con đường hình thành công ty cổ phần. Nhưng
thực tế có những công ty cổ phần lại là doanh nghiệp LD bởi vì con đường của
công ty này chỉ bao gồm một số các chủ tư bản, các chủ này không chỉ góp vốn mà
còn cùng nhau tổ chức hoạt động kinh doanh ở công ty.
Phân tích quá trình sản xuất giá trị thặng dư, C. Mác cho rằng đó là động
lực mạnh mẽ trong quá trình hoạt động kinh doanh của tất cả các nhà tư bản. Do
theo đuổi sản xuất ngày càng nhiều giá trị thặng dư, các nhà tư bản buộc phải mở
rộng quy mô sản xuất, nâng cao sức sản xuất của lao động. Trong các phương pháp
để mở rộng quy mô sản xuất mà các nhà tư bản đã áp dụng là tích lũy tư bản.
Nhưng đây là "phương pháp hết sức chậm chạp" không thể thỏa mãn khát vọng của
các nhà tư bản. Hơn nữa các nhà tư bản lại phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt trên
thị trường, cạnh tranh giữa các nhà tư bản với nhau. Bởi vậy quá trình tập trung tư
bản đã diễn ra [46, tr. 884].
Tập trung tư bản là quá trình làm tăng quy mô của tư bản cá biệt bằng cách
sát nhập các tư bản cá biệt nhỏ thành tư bản mới. So với tích lũy tư bản, thì đây là
phương pháp tăng quy mô của xí nghiệp tư bản nhanh hơn nhiều, do đó mức độ
bóc lột giá trị thặng dư cũng lớn hơn nhiều. Có hai con đường để tập trung tư bản:
1) Nhà tư bản lớn dùng sức mạnh kinh tế thôn tính và thu hút tư bản của các nhà tư
bản nhỏ theo nguyên tắc "cá lớn nuốt cá bé"; 2) Các nhà tư bản " hợp tác" với nhau
thông qua hợp nhất xí nghiệp của mình để thành lập xí nghiệp mới. Trong thực tế
không phải khi nào tập trung tư bản cũng được thực hiện bằng con đường thứ nhất.
Sự thành lập xí nghiệp mới bằng con đường thứ hai tất yếu sẽ là công ty cổ phần
hay công ty LD. Và như vậy, cũng như sự ra đời của công ty cổ phần, sự ra đời của
công

ty

LD




kết

quả

của


một quá trình kinh tế khách quan do tác động bởi các quy luật kinh tế thị trường
được thúc đẩy bởi việc theo đuổi sản xuất giá trị thặng dư mà nguyên nhân sâu xa
là do sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định quy định.
Theo C.Mác, quá trình tập trung tư bản dù bằng phương pháp nào cũng vẫn
chỉ là những "thay đổi về lượng của các bộ phận gộp thành tư bản xã
hội" [46, tr. 884]. Song tuy không làm biến đổi tổng lượng tư bản xã hội nhưng tập
trung lại rất cần thiết đối với việc kinh doanh của các nhà tư bản. Nó "bổ sung cho
công việc tích lũy, nó cho phép các nhà tư bản công nghiệp mở rộng quy mô kinh
doanh của mình" [46, tr. 884].
C.Mác còn lý giải: song song với quá trình tập trung tư bản, thì đồng
thời hình thức hiệp tác của quá trình lao động với quy mô ngày càng lớn, việc
áp dụng khoa học một cách có ý thức về mặt kỹ thuật, việc khai thác đất đai
một cách có kế hoạch, việc biến tư liệu lao động thành những tư liệu lao động
chỉ sử dụng được một cách tập thể, việc thu hút tất cả các dân tộc vào mạng
lưới thị trường thế giới, và đi đôi với cái đó là tính chất quốc tế của chế độ
TBCN cũng phát triển [46, tr.1059]. Điều này gợi ý phương pháp tiếp cận
trong việc xác định cơ sở của sự hình thành các L D quốc tế hiện nay.
V.I.Lênin đã vận dụng quan điểm của C.Mác vào phân tích giai đoạn độc
quyền của CNTB. Trong phân tích giai đoạn độc quyền của CNTB, tuy không nói
về LD, nhưng ta có thể tìm thấy tư tưởng về LD thông qua việc V.I.Lênin phân tích
nguyên nhân hình thành và bản chất của CNTB độc quyền.

Theo V.I.Lênin, một trong những nguyên nhân làm ra đời CNTB độc quyền
là tác động bởi quá trình tập trung tư bản. Tổ chức độc quyền là liên minh giữa các
xí nghiệp tư bản lớn nắm trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một hoặc một
số loại hàng hóa, qua đó hạn chế cạnh tranh, định ra giá cả độc quyền để thu được
lợi nhuận độc quyền cao. Trong các hình thức liên minh giữa các xí nghiệp tư bản


tất yếu không loại trừ hình thức LD. Chẳng hạn, khi xem xét hình thức xanh-đi-ca,
ta cũng có thể nói rằng đây là một kiểu LD mà các chủ doanh nghiệp chỉ tham gia
một phần tư bản cùng quản lý và điều tiết lĩnh vực thương mại của các doanh
nghiệp tham gia xanh-đi-ca.
Hoạt động trong cơ chế cạnh tranh và do tác động bởi quy luật lợi nhuận
độc quyền cao, nên quá trình tập trung tư bản càng được đẩy mạnh, làm cho quy
mô của các xí nghiệp độc quyền càng lớn nhanh vượt ra khỏi dung lượng thị
trường trong nước. Thêm vào đó là tác động của cuộc cách mạng công nghiệp làm
xuất hiện các lĩnh vực kinh doanh mới. Do sự phân bố không đồng đều về các
nguồn lực sản xuất giữa các quốc gia làm xuất hiện lợi thế so sánh. Đây là những
cơ sở làm xuất hiện quan hệ kinh tế quốc tế của các tổ chức độc quyền, thúc đẩy
xuất khẩu tư bản.
Xuất khẩu tư bản là đưa tư bản ra nước ngoài nhằm chiếm đoạt giá trị thặng
dư và các nguồn lợi khác ở nước nhập khẩu tư bản. So với đầu tư trong nước, việc
xuất khẩu tư bản có thể thu được lợi ích nhiều hơn, chẳng hạn tỷ suất lợi nhuận cao
hơn, tìm kiếm và khai thác được nguyên liệu với giá rẻ hơn, thị trường được mở
rộng... Một trong các hình thức xuất khẩu tư bản là các nhà tư bản sử dụng các chi
nhánh của mình hợp tác với các cơ sở sản xuất của nơi nhập khẩu tư bản để xây
dựng doanh nghiệp chung, cùng sản xuất kinh doanh, cùng chia sẻ rủi ro và lợi
nhuận. Đây chính là cơ sở ra đời của các LD quốc tế.
Trong những thập niên gần đây, sự thành lập các LD với nước ngoài được
phát triển mạnh mẽ, thu hút sự chú ý của các nhà kinh tế học tư sản. Cho đến nay
đã có những giải thích về sự xuất hiện hiện tượng kinh tế này, phân tích bản chất

của nó dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Dưới đây là một số quan điểm giải thích
về bản chất và một số quan niệm về các hình thức LD trong nền kinh tế thị trường.
- Quan điểm giải thích LD theo nghĩa rộng: Tức là quan điểm gắn LD
với kinh tế thị trường nói chung trong đó đối tác tham gia LD có thể cùng một


quốc tịch hoặc có thể khác quốc tịch. Nó được thể hiện trong lý thuyết kinh
tế của P.A.Samuelson (Mỹ) và Xavier Richet (Pháp).
Xavier Richet cho rằng: LD là sự hợp tác liên quan đến các doanh nghiệp
của cùng một quốc gia, hoặc cùng một hệ thống kinh tế cũng như các doanh nghiệp
thuộc các quốc gia khác nhau [91, tr. 108]. Đây là loại LD được dựa trên sự hòa
hợp và hợp tác. Sở dĩ có sự lựa chọn loại doanh nghiệp LD này là vì:
+ Nó có khả năng làm tăng nhanh quy mô sản xuất, tạo ra một khối lượng
hàng hóa nhiều hơn;
+ Khi nhiều đơn vị hàng hóa được sản xuất, kinh tế sản xuất lớn được
thực hiện, giá bán hàng hóa có thể hạ và bán thêm được nhiều hàng hóa hơn:
+ Với LD "theo chiều dọc" sẽ làm xuất hiện nhân tố mới: chuyên môn hóa
và hoạt động kinh tế theo hai giai đoạn, tức là gắn sản xuất với lưu thông.
+ Doanh nghiệp lớn lên nhờ "liên kết ngang", qua đó có thể lợi dụng cơ hội
Giá trị sản phẩm cận biên của
tư bản

có lợi để mua một số doanh nghiệp cạnh tranh với mình;
+ Sự phát triển của LD có thể trở thành một "Conglomerat" nhỏ bé, lớn lên

bằng cách đưa thêm những hoạt động có liên quan vào kinh doanh của mình...
- Quan điểm giải thích LD theo nghĩa hẹp: Tức là gắn LD với quan hệ kinh

tế quốc tế, trong đó các đối tác khác nhau về quốc tịch. Nó được thể hiện trong lý
thuyết "Chu kỳ sản phẩm" của Raymond Verlls và "Kinh tế học quốc tế" của

Dominik Salvatore...
A

B

e
biểu diễn ởAđồ thị 1.1:

C

K

Giá trị sản phẩm cận biên cửa
tư bản

Quốc gia
Theo
Salvatore, việc thành lập doanh
Quốcnghiệp
gia 2LD với nước ngoài
A Dominik
1
là cần thiết,A nó sẽ tạo ra "hiệu quả phúc lợi" cho các nước có liên quan{86]. Có thể

Đồ thị 1.1: Hiệu quả phúc lợi của việc thành lập doanh nghiệp LD
E
với nước ngoài
H
A
A

e
A
O

D
VMPK2

VMPK1
M

N

O'


Theo tác giả, giả sử trên thế giới chỉ có hai quốc gia là quốc gia 1 và quốc
gia 2 (trên đồ thị 1.1). Tổng tư bản của cả hai quốc gia là 00', quốc gia 1 và quốc
gia 2 có các đường giá trị sản phẩm cận biên của tư bản tương ứng là VMPK1 và
VMPK2. Trước khi có sự di chuyển vốn là 0'N. Lượng sản phẩm mà quốc gia 1 tạo
ra đo bằng diện tích hình OADN, trong đó lượng sản phẩm do vốn tạo ra được đo
bằng diện tích OHDN. Quốc gia 2 sản xuất được một lượng sản phẩm đo bằng diện
tích NCBO', trong đó số sản phẩm đo lượng vốn tạo ra bằng diện tích NCKO'.
Khi có sự di chuyển vốn từ quốc gia 1 sang quốc gia 2, giả sử sự di chuyển
này đạt tới điểm cân bằng E, lượng vốn của quốc gia 1 là OM và quốc gia 2 là
O'M, thì quốc gia 1 sản xuất được một lượng sản phẩm đo bằng diện tích OAEM,
quốc gia 2 sản xuất được một lượng sản phẩm đo bằng diện tích MEBO'. Quốc gia
1 giảm đi một lượng sản phẩm đo bằng diện tích MEDN, còn quốc gia 2 tăng lên
một lượng sản phẩm đo bằng điện tích MECN. Như vậy, toàn thế giới sẽ sản xuất
tăng thêm một lượng sản phẩm đo bằng diện tích tam giác ECD trên đồ thị 1.1.
Từ phân tích trên, Dominik Salvatore rút ra kết luận: việc di chuyển vốn

giữa các nước trong đó có con đường thành lập doanh nghiệp LD có tác dụng làm
tăng quy mô sản xuất và khối lượng sản phẩm của toàn thế giới.


Phát triển lý thuyết "Chu kỳ sản phẩm" của Raymond Vernon, Louis Wells
đã đưa ra lý thuyết " Chu kỳ sống của sản phẩm trên thị trường quốc tế". Theo sự
phát triển của thị trường thế giới, lý thuyết này tiếp tục được bổ sung nhằm giải
thích sự vận động của các dòng vốn quốc tế.
Theo lý thuyết này, một loại sản phẩm "sống" trên thị trường phải trải qua 4
giai đoạn (đồ thị 1.2)
Giai đoạn 1 (Tung ra thị trường) Sản phẩm mới được sản xuất ở trong
nước rồi tung ra bán chủ yếu trên thị trường nội địa. Do mới, nên nói chung khả
năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường nước ngoài còn thấp. Doanh số thu
được từ việc bán sản phẩm ở nước ngoài thấp.
Giai đoạn 2 (Phát triển sản phẩm) Doanh số thu được có xu hướng tăng ở
thị trường nước ngoài. Các công ty đa quốc gia mở rộng việc bán sản phẩm ra
thị trường nước ngoài cùng với mở rộng thành lập LD với các công ty ở nước sở
tại.
Giai đoạn 3 (Giai đoạn chín muồi rồi bão hòa) Doanh số bán hàng có chiều
hướng giảm sút. các công ty đa quốc gia dịch chuyển sản xuất sang các nước đang
phát triển để tận dụng lợi thế về các yếu tố sản xuất rẻ đặc biệt là lao động giá thấp,
lợi thế về các nguồn lực tự nhiên. Các LD được thành lập nhiều ở các nước đang
phát triển để kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm. Các sản phẩm của LD được sản
xuất ở nước sở tại rồi tiêu thụ ở đó hoặc xuất khẩu sang nước khác hoặc về nước
chủ nhà.
Giai đoạn 4 (Suy giảm và triệt tiêu) Doanh số bán hàng ở vào mức thấp
nhất. Các công ty đa quốc gia một mặt dịch chuyển sản xuất ra nước ngoài để kéo
dài chu kỳ sống của sản phẩm; mặt khác, đổi mới công nghệ thông qua thành lập
hoặc tìm các bạn hàng có kinh nghiệm tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài. Từ đó xuất
hiện các LD trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ và tìm hiểu thị trường địa

phương.


Đồ thị 1.2: Chu kỳ sống của sản phẩm trên thị trường quốc tế [100, tr. 82]
Doanh

t1

t2

Bảo
hoà

O

Tung
SP

Phát triển

Chín muồi - bảo
hoà

t

t4

Suy
giảm
triệt

tiêu

Thời gian
(t)

Ngoài ra, còn có một số quan điểm cho rằng việc thành lập doanh nghiệp
LD là do các nhà đầu tư muốn khai thác tính không hoàn hảo của thị trường để thu
lợi nhuận ở nước ngoài khi ở đó có tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với nếu đầu tư ở
trong nước. Đây cũng là cơ hội để thâm nhập vào một số thị trường vẫn còn bị bảo
hộ.
Về phía các nước đang phát triển, các nước thuộc nhóm nước "đi sau" tìm
cách "nhảy vọt" và "rút ngắn thời gian đáng kể" bằng việc du nhập các thiết bị máy
móc và công nghệ hiện đại từ các nước đi trước và từ các công ty đa quốc gia để
sớm có một nền công nghiệp hiện đại và khai thác tối đa các nguồn lực trong nước.
Nhưng các nước này không phải lúc nào cũng có khả năng cân đối đủ các nguồn
ngoại tệ để nhập khẩu các thiết bị máy móc và các công nghệ cần thiết cho mình,
hơn nữa trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn thấp chưa đủ khả năng để
quản lý và sử dụng các công nghệ này một cách có hiệu quả. Vì vậy, Chính phủ và
các công ty của những quốc gia này cũng tìm mọi giải pháp để thu hút các công ty
nước ngoài vào thành lập các LD để thực hiện chuyển giao công nghệ và học tập
kinh nghiệm quản lý.


Các nước XHCN ở trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ tiến lên CNXH bỏ
qua giai đoạn phát triển TBCN cũng đã vận dụng các hình thức này một cách linh
hoạt và sáng tạo. Nước Nga, sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười, Lê nin cùng
với chính quyền xô viết tổ chức công cuộc phát triển kinh tế, kiên quyết đưa nước
Nga từ đói nghèo, lạc hậu tiến lên CNXH. Từ thực tế cuộc sống, Lê nin đã đề ra và
đưa vào áp dụng chính sách kinh tế mới (NEP) ở nước Nga. Ý tưởng của NEP là
phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, thực hiện các hình thức kinh tế quá

độ nhằm phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng CNXH. Một trong những chính sách
mà Lênin đưa ra áp dụng ở nước Nga trong thời kỳ là chính sách về CNTB nhà nước.
Theo Lênin, CNTB nhà nước là sản phẩm của sự can thiệp tích cực của Nhà nước vào
hoạt động kinh tế trong các xí nghiệp tư bản. Ở nước Nga, đó là sự can thiệp của
chính quyền Xô viết, tức là của Nhà nước XHCN, nên nó phục vụ lợi ích của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động. CNTB nhà nước, nếu xét về nội dung, có thể
hiểu đó là các hình thức kinh tế quá độ dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn giữa
các thành phần kinh tế với các nhà tư bản trong và ngoài nước cũng như giữa các
thành phần kinh tế với nhau [54, tr. 68]. Công ty hợp doanh là một hình thức kinh
tế TBNN trong quan điểm của Lênin, chúng ta có thể gọi là công ty LD. Bởi vì, đây là
loại công ty được thành lập theo thể thức tiền vốn một phần của tư bản tư nhân,
một phần của tư bản nước ngoài và một phần của chính quyền xô viết [42, tr. 336].
Những đặc tính của công ty hợp doanh trong quan điểm của Lênin trước đây cũng
chính là những đặc trưng chủ yếu của doanh nghiệp LD mới phát triển mạnh mẽ
trong vòng vài thập kỷ vừa qua mà toàn thế giới đều biết đến.
Lê nin cho rằng:
CNTB là xấu so với CNXH, nhưng nó lại là tốt so với thời trung
cổ, với nền tiểu sản xuất, với chủ nghĩa quan liêu do tình trạng phân tán
của người tiểu sản xuất gây nên. Vì chúng ta chưa có điều kiện để
chuyển trực tiếp từ nền tiểu sản xuất lên CNXH bởi vậy trong một chừng
mực nào đó, CNTB là không tránh khỏi... Bởi vậy chúng ta phải sử dụng


CNTB (nhất là bằng cách hướng vào CNTB nhà nước) làm mắt xích
trung gian giữa nền tiểu sản xuất và CNXH làm phương tiện, con
đường, phương thức để tăng lực lượng sản xuất lên [40, tr. 276].
Khẳng định hơn nữa sự cần thiết phải áp dụng các hình thức kinh tế của
CNTB nhà nước, Lênin cho rằng việc áp dụng này sẽ tạo điều kiện tốt để nâng cao
trình độ quản lý của chính quyền xô viết. Lênin viết:
Không có kỹ thuật đại công nghiệp tư bản được xây dựng trên

những phát minh mới nhất của khoa học hiện đại, không có một tổ chức
Nhà nước có kế hoạch khiến cho hàng triệu người phải tuân theo hết sức
nghiêm ngặt một tiêu chuẩn thống nhất trong việc sản xuất và phân phối
sản phẩm thì không thể nói đến CNXH được, đó cũng là một điều sơ
đẳng [41, tr. 253].
Lênin nêu rõ thực chất áp dụng các hình thức kinh tế của CNTB nhà nước
là một sự thỏa hiệp, sự nhượng bộ của chính quyền Xô viết với giai cấp tư sản.
Nhưng việc làm đó là cần thiết, bởi vì chính quyền Xô viết sẽ thu được nhiều cái
lợi, bảo tồn được tư liệu sản xuất và cơ cấu sản xuất đã hình thành, sử dụng được
năng lực của các chuyên gia tư sản. Đặc biệt, trong một nước mà sản xuất nhỏ
chiếm ưu thế thì cái lợi lớn hơn cả là trên cơ sở sử dụng lợi ích tư hữu TBCN như
một động lực, phát triển được trong một thời gian ngắn nhất nền sản xuất theo
hướng sản xuất lớn, tập trung, dưới sự kiểm soát của Nhà nước, chống lại sự hỗn
loạn tiểu tư sản.
Lênin khẳng định:
CNTB nhà nước là một bước tiến lớn dù cho chúng ta phải trả
một khoản lớn hiện nay. Bởi vì trả học phí là việc đáng giá vì cái đó có
lợi cho công nhân, vì việc để chiến thắng tình trạng hỗn loạn, tình trạng
suy sụp về kinh tế và hiện tượng lỏng lẻo là cái quan trọng hơn hết, vì để
tình trạng vô chính phủ của những kẻ tư hữu tiếp tục tồn tại là một mối


nguy cơ lớn nhất, đáng sợ nhất, nó sẽ làm chúng ta diệt vong, trái lại sẽ
đưa chúng ta đến CNXH bằng con đường chắc chắn nhất [41, tr. 251252].
Trong quan điểm của mình, Lê Nin còn chỉ rõ những tác dụng khác khi áp
dụng CNTB nhà nước như nó sẽ giúp thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất trong
nông nghiệp, củng cố sự tín nhiệm của nông dân với chính quyền Xô viết; nó sẽ là
một công cụ để đấu tranh chống chủ nghĩa quan liêu, tác phong lề mề; giai cấp
công nhân và nhân dân lao động có thể học được cách quản lý nền sản xuất lớn,
du nhập tiến bộ công nghệ bên ngoài, đồng thời phục hồi được giai cấp công

nhân hiện đại.
Với tính tất yếu và tác dụng nhiều mặt như trên, việc sử dụng và phát triển
các hình thức kinh tế TBNN (trong đó có hình thức LD) là cần thiết để sớm đưa
nước Nga tiến lên CNXH.
Quan điểm trên của Lênin đã được áp dụng ở nước Nga trong thời kỳ thực
hiện chính sách kinh tế mới (1921 - 1928), sau đó kể từ những năm 60 được phát
triển ở các nước XHCN với tên gọi: "Xí nghiệp liên doanh với nước ngoài" và
thành lập "Hội đồng tương trợ kinh tế" (khối SEP) nhằm tiến hành phân công, hợp tác
và tương trợ kinh tế lẫn nhau giữa các nước XHCN anh em, trong đó phát triển mạnh
các hình thức gia công hàng xuất khẩu. Từ thập kỷ 80 trở lại đây, các hình thức
LDVNN đã phát triển mạnh ở Trung Quốc và sau đó là Việt Nam.
Như vậy, sự ra đời của các hình thức LD là kết quả tất nhiên của quá trình
tập trung hóa và hợp tác hóa sản xuất, của sự vận động dòng đầu tư quốc tế với
nguồn gốc bên trong là sự phát triển của phân công lao động quốc tế, sự phát triển
của sản xuất hàng hóa khi lực lượng sản xuất đã đạt đến một trình độ nhất định.
Tuy nhiên cho đến nay nhận thức và khái niệm về các hình thức LD vẫn
chưa có một sự thống nhất và chuẩn hóa. Dưới đây, tác giả chỉ đề cập và phân tích
một số quan điểm về các hình thức LD của các nhà kinh tế trong những thập niên


gần đây và của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đồng thời trên cơ sở nhận
thức về bản chất của nó để đưa ra quan điểm của mình làm tiền đề cho việc nghiên
cứu phát triển và mở rộng các hình thức LDVNN trong SXHXK ở Nghệ An.
1.1.2. Khái niệm về hình thức liên doanh
Cho đến nay có nhiều tác phẩm đề cập đến hình thức LD, đặc biệt là các
nhà kinh tế học tư sản. J.H.Adam trong cuốn "Từ điển tiếng Anh kinh doanh"
cho rằng:
LD là một quan hệ bạn hàng tạm thời nhưng đôi khi có tính chất
lâu dài được thành lập từ hai hay nhiều cá nhân hoặc công ty hoạt động
trong một lĩnh vực kinh doanh nhất định trong đó có rủi ro và thua lỗ

nhưng vẫn có thể mong đợi một tỷ lệ lợi nhuận hợp lý. Các bên liên
doanh cùng chia sẻ các khoản chi phí và lợi nhuận theo các tỷ lệ được
thỏa thuận [98, tr. 218].
Quan niệm trên xác định một LD phải được hình thành ít nhất từ hai công
ty khác nhau. Động lực để một LD được thành lập là lợi nhuận. Trách nhiệm, mức độ
hưởng lợi nhuận cũng như rủi ro được phân chia cho các bên tham gia LD theo tỷ
lệ vốn góp đã thỏa thuận. Tuy nhiên, quan niệm của J.H.Adam vẫn chưa được đề
cập đến khía cạnh pháp lý - một yếu tố không thể thiếu được để duy trì quan hệ
giữa các bên tham gia và điều tiết lợi ích giữa chúng.
- Trong Luật kinh doanh của Mỹ có nêu "LD là một quan hệ bạn hàng trong
đó hai hay nhiều chủ thể cùng đóng góp lao động hoặc tài sản để thực hiện một
mục tiêu đặt ra và cùng chia sẻ các khoản lợi nhuận và rủi ro ngang nhau hoặc do
các bên thỏa thuận" [99, tr. 669].
Giống quan niệm của J.H.Adam, điều luật này nêu rõ một LD phải có ít
nhất là hai hay hơn hai đối tác tham gia, không loại trừ đó là các đối tác cùng quốc
tịch hay khác quốc tịch. Điểm mới của điều luật này ở chỗ nó đã đề cập đến khía


cạnh sở hữu của LD. Các bên tham gia là các chủ đóng góp tài sản để cùng sở hữu
tài sản của LD. Song ở đây khía cạnh pháp lý của LD còn mờ nhạt.
Trong Từ điển kinh tế "The Happen Colling Dictionary Economics" xuất
bản năm 1991 có đề cập "LD là sự cùng làm chủ của hai hãng hoặc một hãng và
Chính phủ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. LD làm cho tổng số nguồn được
sử dụng lớn hơn trong việc ứng dụng hàng hóa và dịch vụ, và có thể có hiệu quả
đặc biệt trong việc khai thác nguồn bổ sung đối với một bên, chẳng hạn đóng góp
tri thức về quá trình sản xuất và đóng góp kiến thức về thị trường" [52, tr. 8].
Quan điểm này cho rằng các bên tham gia LD có thể là các hãng, các công
ty nhưng có thể một bên là một công ty nhưng bên kia là một chính phủ của một
quốc gia. Tài sản đóng góp vào LD có thể là tiền vốn, tài sản hữu hình nhưng cũng
có thể là tài sản vô hình như tri thức, kiến thức về thị trường. Tuy vậy, quan niệm

này mới chỉ dừng lại ở LD với sự tham gia của hai bên. Khía cạnh pháp lý của nó
chưa được đề cập thích đáng. Hơn nữa LD không chỉ dừng lại ở lĩnh vực sản xuất kinh doanh, mà còn cả trong hoạt động nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển
khai.
Tổ chức hợp tác và phát triển của Liên hiệp quốc (OECD) cho rằng:
"Trên quan điểm cạnh tranh, LD là một hình thức nằm giữa hợp
đồng và liên minh trong đó hai hoặc nhiều công ty liên kết hoạt động với
nhau trong một hoặc hơn các lĩnh vực sau đây:
a. Tiến hành các hoạt động mua bán.
b. Khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phát triển hoặc
điều hành các hoạt động sản xuất.
c. Nghiên cứu và triển khai
d. Hoạt động chế tạo và xây dựng [102, tr. 11].
Cách hiểu này cho thấy LD không phải là một quan hệ hợp đồng đơn giản,
nó phải cao hơn quan hệ này; đồng thời LD cũng không phải là một quan hệ có


tính chất liên minh đầy đủ và chặt chẽ giữa các bên với quy mô lớn thuộc nhiều
lĩnh vực khác nhau. Do nằm giữa quan hệ hợp đồng và liên minh nên liên doanh có
thể được hình thành ở một hoặc hơn các lĩnh vực thương mại, sản xuất, khoa học kỹ thuật...
Trong khi đó, các nhà kinh tế Mỹ thuộc Trường Đại học tổng hợp America lại
đưa ra quan niệm nêu rõ tính chất đa dạng của đối tác tham gia LD:
LD là những thỏa thuận kinh doanh trong đó hai hoặc nhiều công
ty hoặc thực thể kinh doanh kết hợp với nhau để hình thành một hoạt
động kinh doanh nhất định. Các LD có thể được thành lập giữa hai công
ty đa quốc gia, giữa một công ty đa quốc gia và Chính phủ, hoặc giữa
các công ty đa quốc gia với các nhà kinh doanh địa phương [101, tr. 5].
Ở nước ta, trong "Từ điển tiếng Việt", LD được hiểu một cách tổng quát,
đó là "cùng nhau hợp tác trong kinh doanh, giữa hai bên hay nhiều bên".
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định các công ty và tổ chức kinh
tế nước ngoài được đầu tư trực tiếp vào Việt Nam với các hình thức sau:

1- Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh.
2- Xí nghiệp hoặc công ty LD, gọi chung là xí nghiệp LD.
3- Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Và một số hình thức khác bổ sung sau này.
Trong đó hình thức "xí nghiệp LD" được quy định như sau: "xí nghiệp LD"
là xí nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở
hợp đồng LD hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam với Chính
phủ nước ngoài, hoặc là xí nghiệp mới do xí nghiệp LD hợp tác với tổ chức, cá
nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng LD.


Và hợp đồng hợp tác kinh doanh là "hai bên hoặc nhiều bên được hợp tác
kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh như hợp tác sản xuất chia sản
phẩm và các hình thức hợp tác khác.
Đối tượng, nội dung kinh doanh, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi
bên và quan hệ giữa các bên do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng hợp tác
kinh doanh.
Như vậy về bản chất, hình thức thành lập xí nghiệp LD và hình thức hợp
tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh đều có thể được xem là các
hình thức LD với nước ngoài trên cơ sở pháp lý là hợp đồng LD, hợp đồng hợp tác
kinh doanh hoặc hiệp định ký giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ nước ngoài...
Tóm lại, từ những luận điểm trên và qua việc nghiên cứu bản chất của các
hình thức LD có thể đưa ra một khái niệm chung về các hình thức LD như sau:
Liên doanh là một hình thức phối hợp tổ chức các hoạt động kinh tế của hai bên
hoặc nhiều bên cùng quốc tịch hoặc khác quốc tịch như tổ chức các hoạt động sản
xuất kinh doanh, hoạt động nghiên cứu, dịch vụ,xây dựng... nhằm đưa lại lợi ích
lớn hơn cho các bên trong liên doanh. Nó được hình thành trên cơ sở sự tham gia
thành lập, quản lý và sự đóng góp của các bên về vốn, tài sản hoặc một công đoạn
sản xuất kinh doanh nào đó. Lợi nhuận rủi ro, trách nhiệm và quyền hạn của các
đối tác liên doanh được phân chia theo mức độ đóng góp, đồng thời được thống

nhất và bảo đảm bằng một hợp đồng liên doanh do các bên ký kết trên cơ sở pháp
luật của quốc gia mà tại đó hình thức liên doanh được thành lập và hoạt động.
1.1.3. Đặc trưng của hình thức liên doanh
Qua việc nghiên cứu nguồn gốc sự ra đời và khái niệm của các hình thức
LD, có thể nhận thấy các hình thức LD có những đặc trưng chủ yếu
như sau:


Một là, LD là một phạm trù kinh tế khách quan. Nó phản ánh những mối
quan hệ nội tại khách quan xuất phát từ những lợi ích kinh tế khách quan giữa
những chủ thể kinh tế. đồng thời nó phản ánh một quá trình vận động phát triển tự
nhiên của lực lượng sản xuất, xuất phát từ trình độ và phạm vi của sự phân công
lao động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất kinh doanh.
Hai là, đặc thù của các hình thức LD là phải cùng thực hiện sản xuất kinh
doanh về một mặt hàng nào đó hoặc nghiên cứu triển khai trong một lĩnh vực nhất
định.
Ba là, trong các hình thức LD các bên phải có một trong những hình thức
tham gia sau: tham gia về quản lý, tham gia góp vốn, góp tài sản hoặc góp bằng
việc hoàn thành một công đoạn sản xuất kinh doanh nào đó.
Bốn là, đặc trưng nổi bật của các hình thức LD là lợi nhuận rủi ro, trách
nhiệm và quyền hạn của các bên được phân chia theo mức độ đóng góp về tài sản,
vốn và được bảo đảm bằng một hợp đồng LD theo đúng quy định của pháp luật tại
quốc gia mà hình thức LD được thành lập và phát triển.
Với những đặc trưng này có thể phân biệt giữa hình thức LD với các hình
thức quan hệ kinh tế khác như cho vay dài hạn, cho vay lãi suất ưu đãi, hợp đồng
thương mại trao đổi hàng hóa với nhau lâu dài. Trong các hình thức này các bên có
thể cho vay vốn dài hạn với lãi suất thấp, thậm chí không có lãi suất hoặc có thể
tiêu thụ hàng hóa cho nhau lâu dài và ứng trước vốn để hỗ trợ cho sản xuất nhưng
không tham gia quản lý và không cùng điều hành sản xuất với nhau, không phân
chia lợi nhuận và rủi ro.

Đặc trưng của các hình thức LD cũng được phân biệt với các hình thức
thuê tài sản thiết bị, thuê mua tài chính hoặc thành lập xí nghiệp 100% vốn nước
ngoài. Trong các hình thức này phía người cho thuê tài sản, đất đai hoặc các quốc
gia cho thành lập các xí nghiệp 100% vốn nước ngoài được thu tiền thuê đất, tiền
thuê tài sản, thậm chí là cả tiền thuế nhưng không phải chịu rủi ro tổn thất khi việc
sản xuất kinh doanh bị đổ bể.


1.2. PHÂN LOẠI CÁC HÌNH THỨC LIÊN DOANH

Trong thực tế hiện nay có nhiều cách phân loại các hình thức LD chẳng
hạn:
- Ở Mỹ, LD có hai loại: hợp đồng LD và góp vốn LD. Hợp đồng LD là một
hiệp hội gồm những cá nhân hay công ty nhằm tiến hành một dự án kinh doanh cụ
thể. Góp vốn LD là hình thức thành lập một công ty cổ phần [26, tr. 550].
- Ở Thái Lan, LD tồn tại dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, một
quan hệ bạn hàng hay một hình thức phi công ty.
- Ở Hàn Quốc, có 5 hình thức LD là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty
trách nhiệm vô hạn, công ty có số thành viên trách nhiệm hữu hạn và vô hạn, quan
hệ bạn hàng.
Từ thực tế có rất nhiều cách phân loại các hình thức LD nhưng về cơ bản
có thể đề cập các hình thức LD theo các cách phân loại như sau:
1.2.1. Phân loại theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh
*Có các hình thức:
Một là, LD sản xuất, chế tạo, lắp ráp sản phẩm. Hình thức này chủ yếu
được thành lập trong các ngành công nghiệp cơ khí lắp ráp các sản phẩm như điện
tử, ôtô, máy bay... Nó đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn vào máy móc, thiết bị, công
nghệ, đào tạo, thời gian thu hồi vốn kéo dài và quy mô thành lập doanh nghiệp lớn.
Hai là, LD chế biến sản phẩm. Hình thức này chủ yếu được thành lập trong
các ngành chế biến hàng nông sản và khoáng sản. Nó phụ thuộc rất lớn vào nguồn

nguyên liệu phục vụ cho hoạt động của LD. Các nước đang phát triển thường
thông qua chính sách thu hút đầu tư nước ngoài thường góp vốn, công nghệ chế
biến vào LD, còn đối tác trong nước chịu trách nhiệm trong việc tìm kiếm, khai
thác nguyên liệu phục vụ cho hoạt động của LD.


Ba là, LD dịch vụ. Hình thức này chủ yếu được thành lập trong các ngành
vận tải, bảo hiểm, ngân hàng, du lịch, tư vấn, y tế, giáo dục... nhằm cung cấp dịch
vụ cho khách hàng. Đây là hình thức LD cần ít vốn đầu tư, thời hạn thu hồi vốn
nhanh hơn so với LD trong các ngành sản xuất trực tiếp.
Bốn là, LD trong nghiên cứu và phát triển. Hình thức này được thành lập
nhằm phối hợp hoạt động nghiên cứu và phát triển giữa các bộ phận nghiên cứu
của các công ty, giữa các viện nghiên cứu hoặc các trường đại học để đưa ra một
thiết kế mới, một kiểu dáng công nghiệp mới của sản phẩm hoặc xây dựng chiến
lược nghiên cứu và phát triển của một công ty hoặc một tập đoàn. Hình thức LD
này tạo ra sản phẩm "chất xám" có vai trò thúc đẩy sản xuất phát triển theo chiều
sâu, nâng cao sức cạnh tranh của công ty, tập đoàn hoặc quốc gia trên thị trường.
Việc thành lập LD này hay gặp phức tạp vì các bên tham gia không muốn góp bí
quyết của mình vào LD.
1.2.2. Phân loại theo hình thức pháp lý
*Có hai hình thức cơ bản:
- LD theo hình thức thành lập các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân riêng:
Trong hình thức này có các loại hình tổ chức pháp lý như sau:
Một là, công ty trách nhiệm hữu hạn. Trong hình thức này, các bên đóng
góp một tỷ lệ vốn nhất định vào vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp và chịu
trách nhiệm cũng như hưởng lợi theo tỷ lệ vốn góp. Nó thường được áp dụng ở các
doanh nghiệp có quy mô nhỏ và đang ở giai đoạn đầu hoạt động. Khi LD mở rộng
quy mô, tăng vốn hoạt động thì hình thức này bộc lộ những hạn chế về cách thức
tăng vốn và cơ chế điều hành.
Hai là, công ty cổ phần. Thường được áp dụng khi thành lập các LD có quy

mô lớn và có triển vọng mở rộng sản xuất, kinh doanh. Ở đây, doanh nghiệp LD
phát hành cổ phiếu để thu hút vốn. Cổ đông của LD hưởng thu nhập theo lợi


tức cổ phần tham gia LD. Điều kiện để thành lập LD này là phải có thị trường
vốn phát triển, nhất là thị trường chứng khoán.
Ba là, các tổ chức góp vốn hữu hạn hoặc công ty có sở hữu hoàn toàn. Đây
là hình thức được thành lập trên cơ sở các thành viên góp vốn tiến hành thu hút
vốn nhàn rỗi từ các thành viên khác không phải là các tổ chức kinh doanh hay pháp
nhân. Ở một số nước phát triển, nếu một bên tham gia LD sở hữu trên 95% vốn thì
LD được gọi là công ty góp vốn hữu hạn [38, tr. 66].
LD theo các hợp đồng hợp tác kinh tế, kỹ thuật và dịch vụ.
Trong hình thức LD này không thành lập ra các doanh nghiệp có tư cách
pháp nhân riêng, đồng thời có các dạng hợp đồng như sau:
+ Các hợp đồng hợp tác sản xuất kinh doanh
+ Các hợp đồng về dịch vụ kỹ thuật
+ Các đại lý độc quyền và hợp đồng sử dụng chi nhánh
+ Các hợp đồng về xây dựng, marketing...
+ Các hợp đồng về quản lý.
1.2.3. Phân loại theo đối tác tham gia LD
*Có các hình thức:
Một là, LD với nước ngoài. Trong hình thức LD này các đối tác LD thuộc
các doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế từ các quốc gia khác nhau. Trong luận
án này chủ yếu đề cập đến hình thức LDVNN trong SXHXK
Hai là, LD trong nước. Trong hình thức này các đối tác tham gia LD đều từ
các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế trong nước.
Theo cách phân loại này còn có LD hai bên LD nhiều bên tùy theo số
lượng đối tác tham gia



1.2.4. Phân loại theo mức độ tham gia của các bên vào một LD
Có các hình thức:
Một là, LD toàn bộ. Là hình thức mà công ty gốc tham gia toàn bộ vốn,
năng lực sản xuất, kinh doanh đứng thành một bên trong LD. Thực chất, đó là một
công ty nhỏ nhập vào một công ty khác có qui mô lớn hơn trong cùng một lĩnh vực
kinh doanh.
Hai là, LD từng phần. Là hình thức chỉ có một bộ phận hoặc chi nhánh của
công ty gốc (công ty mẹ) tham gia thành lập một LD. Trong trường hợp này, có thể
một doanh nghiệp tham gia thành lập LD với nhiều bên khác nhau trong những dự
án khác nhau. Đây là hình thức LD phổ biến mà các công ty đa quốc gia thường áp
dụng ở các nước. Các công ty này thường có chiến lược kinh doanh đa dạng, đầu
tư vào nhiều dự án khác nhau vào các nước với cơ cấu đầu tư khác nhau.
Ngoài các khía cạnh nêu trên, việc xác định các hình thức LD còn căn cứ
vào các giai đoạn của quá trình tái sản xuất như LD cung cấp nguyên vật liệu, chi
tiết, bộ phận, LD trong phân phối và tiêu thụ sản phẩm; hoặc căn cứ theo khu vực
địa lý, theo các nhóm nước trên cơ sở tính theo thu nhập bình quân đầu người. Ví
dụ, ở Nhật người ta chia ra thành LD ở khu vực Bắc Mỹ, LD ở khu vực Tây Âu,
LD ở khu vực Châu Á... [38, tr. 66].
Như vậy, việc xác định một LD nào đó thuộc hình thức này hay hình thức
khác chỉ có tính tương đối. Trong thực tế, các hình thức LD có quan hệ qua lại lẫn
nhau, cùng phản ánh một thực thể kinh doanh đặc thù trong nền kinh tế thị trường,
phân biệt với các thực thể kinh doanh khác. Tuy nhiên, việc phân biệt các hình thức
LD là cần thiết và có ý nghĩa về phương pháp luận. Nó cung cấp căn cứ cho nhận
thức và tổ chức thực tiễn để một nước, một địa phương cũng như một doanh
nghiệp tìm kiếm, lựa chọn phương thức LD thích hợp. Các hình thức LD trên hoàn
toàn có thể áp dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu.


1.3. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HÌNH THỨC LIÊN DOANH VỚI NƯỚC
NGOÀI VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU


1.3.1. Xu hướng phát triển
Từ khi xuất hiện trong đời sống kinh tế các nước đến nay, hình thức
LDVNN đã có quá trình phát triển và biến đổi về nhiều mặt. Về cơ bản, xu
hướng phát triển của nó có những nét cơ bản như sau:
Một là, số lượng các LDVNN tăng nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn
trong tổng vốn đầu tư của các nước.
Những LDVNN đầu tiên được thành lập gắn liền sự xuất hiện các dòng đầu
tư quốc tế kể từ cuối thế kỷ XIX. Đó là sự có mặt của các công ty đa quốc gia trên
thị trường nước ngoài nhằm khai thác tài nguyên ở đó đem về nước như công ty
dầu mỏ ở Mêhicô (công ty Standard Oil) của Rốccơpheolơ (từ năm 1870), liên
minh khai thác đồng thuộc tập đoàn Nicken quốc tế, tập đoàn cao su Hoa Kỳ ở
Sumatra, Tập đoàn Singer, National Cash Register Company, International
Harvester (nay là Navistar) và Remington của Hoa Kỳ. Năm 1970, hãng xe hơi
Daimler - Benz (Đức) được thành lập. Năm 1899, hãng này đã thành lập 1 xưởng
lắp ráp ở Viên (Áo), sau đó lập những chi nhánh dưới hình thức công ty LD để chế
tạo xe hơi. Năm 1888, một công ty Mỹ đã đầu tư ra nước ngoài bằng hình thức LD
để lắp ráp, chế tạo xe hơi ở Canada, bởi vì ở đây thiết lập hàng rào thuế quan quá
cao, nên các hãng này phải thâm nhập thị trường bằng hình thức LD. Những tập
đoàn nêu trên, ngay từ buổi đầu thành lập đã tồn tại dưới hình thức LD chiếm lĩnh
thị trường nước ngoài, thu lợi nhuận bổ sung từ các thị trường nước ngoài.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, do tác động của cách mạng khoa học kỹ
thuật, khối lượng mậu dịch giữa các nước cũng như dòng vốn đầu tư quốc tế tăng
nhanh, cạnh tranh ngày càng gay gắt khiến cho việc thành lập các doanh nghiệp
LD nhất là LDVNN trở thành sự lựa chọn có tính sống còn về mặt chiến lược của
các công ty trên thị trường. Số lượng các LDVNN tăng nhanh cùng với sự gia tăng
nhanh chóng của dòng vốn đầu tư trực tiếp trên thế giới.. Chẳng hạn, cho đến tháng


6/1991, trong số 34.090 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc thì số

dự án LD là 19.524 (chiếm 57,3%) với tổng số vốn là 17,8 tỷ USD. Đến tháng 3 1991, số lượng các LD ở cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) là 3.200, tăng gấp 3
lần so với 1 năm trước đó, tỷ trọng các LD trong nền kinh tế là 0,5% tổng giá trị sản
phẩm xã hội. Hình thức LD thường thu hút khoảng 2/3 tổng số vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài [52, tr. 32-33].
Hơn một thập niên gần đây, bên cạnh sự phát triển như vũ bão của cách mạng
khoa học - công nghệ, trên thế giới còn nổi lên xu hướng gia tăng các số lượng các
nước hội nhập vào quá trình toàn cầu hóa kinh tế với một thị trường toàn cầu tự do
hóa. Các nhiệm vụ kinh tế được phân chia dần giữa các quốc gia. Các nước sử dụng
nguồn lực kinh tế (tài nguyên, lao động, vốn kỹ thuật, công nghệ...) trên quy mô
toàn thế giới. Cạnh tranh quốc tế trở nên gay gắt, đặc biệt là giữa các trung tâm
kinh tế thế giới và các nước công nghiệp mới, đã đẩy nhanh hơn nữa sự tăng lên về
các LD. Các hình thức LDVNN đã trở thành vũ khí để vượt qua hàng rào thuế quan,
thâm nhập thị trường mới, mở rộng qui mô sản xuất, "gia tốc" khả năng cạnh tranh
của các công ty và thực hiện việc chuyển giao công nghệ. LDVNN trở thành mục
tiêu chính của hợp tác kinh tế quốc tế, là giải pháp cho sự tồn tại của các công ty đa
quốc gia trên thị trường thế giới.
Hai là, xu hướng LD ngày càng đa phương và đa dạng.
Nếu cách đây hơn một thế kỷ chỉ có các LD mà đối tác là các công ty đa
quốc gia của các nước công nghiệp phát triển đầu tư vào thuộc địa nhằm khai thác
tài nguyên như lập đồn điền và khai thác khoáng sản xuất khẩu phục vụ cho sản
xuất công nghiệp ở chính quốc, thì sau chiến tranh thế giới lần thứ II, xu hướng
chuyển dịch dòng vốn đầu tư nước ngoài thực hiện chủ yếu giữa các nước tư bản
phát triển và thực hiện LD thông qua các liên minh kinh tế trong từng khu vực
nhằm củng cố tiềm lực kinh tế và vị trí của hệ thống TBCN thế giới. Năm 1950, số
lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào các nước tư bản phát triển chiếm
khoảng 40% tổng số vốn đầu tư nước ngoài toàn thế giới; đến cuối thập kỷ 80, con


số này là gần 80%. Từ đầu những năm 90 lại đây, cùng với xu hướng biến đổi của
dòng vốn đầu tư trực tiếp, các hình thức LDVNN lại có xu hướng tăng lên giữa các

nước công nghiệp phát triển với các nước đang phát triển và giữa các nước đang
phát triển với nhau.
Có sự chuyển hướng này bởi vì: 1) Ở các nước phát triển đã xuất hiện tình
trạng suy giảm lãi suất và lợi nhuận do suy thoái kinh tế mang tính chu kỳ, nên
buộc phải tìm đến các nước đang phát triển - nơi có nhu cầu trong đầu tư; 2) Xu
hướng toàn cầu hóa, đa dạng hóa quốc tế trong đầu tư; 3) Tác động trực tiếp bởi
cách mạng khoa học - kỹ thuật buộc các nước công nghiệp phát triển phải thường
xuyên thay thế, chuyển giao các thế hệ kỹ thuật và thiết bị lạc hậu; 4) Sự xuất hiện
ngày càng nhiều vấn đề mang tính toàn cầu buộc các nước phát triển phải có sự
nhượng

bộ,

hợp

tác

với

các

nước

đang

phát

triển;

5) Các nước đang phát triển đã có những thành tựu lớn trong phát triển kinh tế, có

sự ổn định ở mức độ nhất định về kinh tế vĩ mô và thực hiện cải cách cơ cấu kinh
tế phù hợp với xu hướng phát triển nền kinh tế thị trường mở cửa, tham gia ngày
càng nhiều vào quá trình phân công lao động quốc tế.
Sau khi CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, các nước XHCN còn lại đã
thông qua công cuộc cải cách, đổi mới, chuyển sang phát triển kinh tế thị trường
mở cửa, các hình thức đầu tư quốc tế, trong đó có hình thức LDVNN có điều kiện
phát triển. Trung Quốc có Luật đầu tư nước ngoài từ năm 1979, Cu Ba năm 1982,
Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên năm 1984. Từ đầu thập kỷ 80, Trung Quốc
đã xuất hiện trong danh sách 10 nước đang phát triển đứng đầu thế giới về thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài; năm 1993 trở thành nước thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài hàng đầu các nước Châu Á với 20 tỷ USD và so với thế giới chỉ đứng sau
Mỹ. Số lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc trong thời gian gần
đây đã chiếm tới 1/3 tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn thế giới vào các
nước đang phát triển. Đến cuối tháng 8-1997, Trung Quốc đã phê chuẩn 297.000


dự án thành lập công ty có vốn nước ngoài, chủ yếu là LD, trong đó đã đi vào kinh
doanh 145.000 công ty. Số công ty này xuất khẩu sản phẩm ước chiếm 40% tổng
giá trị xuất khẩu của cả nước [50, tr. 450].
Kể từ giữa những năm 80 còn diễn ra hình thức LD giữa các nền kinh tế CNH
mới Châu Á với các nước, nhất là các nước trong cùng khu vực. Theo số liệu của
Viện Kinh tế thế giới, trong 6 tháng đầu năm 1994, Đài Loan đã đầu tư vào Indonexia
một lượng vốn gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 1993, lên tới 101 triệu USD. Tính đến
tháng 7/1994 Singapore đầu tư 15 tỷ USD vào các nước Đông Nam Á. Khu vực
Đông Á và Đông Nam Á là nơi gia tăng mạnh mẽ lượng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài. Năm 1998 tiếp nhận 86 tỷ USD chiếm 51,7% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào khu vực các nước đang phát triển.
Cùng với xu hướng đa phương hóa là sự đa dạng hóa lĩnh vực và hình thức
hoạt động của LD. Các LD không chỉ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, mà còn
hoạt động trong các lĩnh vực khác như thương mại, dịch vụ. Có những LD chuyên

môn hóa chỉ hoạt động trong một lĩnh vực như bán hàng hóa cho một tổ chức ngoại
thương - hoạt động LD nhằm tìm kiếm thị trường nước ngoài mở rộng xuất khẩu.
Có những LD chuyên môn hóa lĩnh vực cho thuê tài sản, hoặc làm những công
việc có tính chất kỹ thuật, công nghệ (soạn thảo các dự án đầu tư, trao đổi bằng
sáng chế, tiêu thụ sản phẩm do công ty sản xuất theo bằng sáng chế....). LD trong
các ngành công nghiệp chế biến, trong các ngành công nghiệp khai thác. Gần đây
còn phát triển hình thức LD kinh doanh tổng hợp cả sản xuất và tiêu thụ. Các LD
phát triển ở nhiều cấp độ khác nhau, từ LD có tính chất tức thời (thỏa thuận mềm
dẻo giữa các bên thông qua một hợp đồng thực hiện trong một khoảng thời gian
nhất định), đến sự ra đời của một doanh nghiệp LD (với tư cách một thực thể thống
nhất hoạt động trong một thời kỳ hàng chục năm). Các bên tham gia LD, ở hình
thức đơn giản nhất, có thể chỉ có hai bên đối tác, sau đó mở rộng ra thành nhiều


bên mang quốc tịch khác nhau. Số lượng LD không ngừng tăng lên và theo đó là
xu hướng đa phương, đa dạng và kinh doanh tổng hợp nhiều lĩnh vực.
Ba là, cơ cấu LD thay đổi theo hướng tập trung vào công nghiệp chế biến,
công nghệ cao và dịch vụ.
Đây là sự thay đổi mang tính thời đại. Do các nước đều muốn thực hiện
chiến lược hiện đại hóa nền kinh tế của mình nên đều chú trọng đến biến đổi cơ
cấu kinh tế. Một cơ cấu kinh tế được coi là hiện đại khi trong đó các ngành công
nghiệp chế biến, và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn. Chiến lược này đã chi phối hoạt
động đầu tư, trong đó đáng kể là đầu tư dưới hình thức LD.
Thêm vào đó là tình trạng "giá cánh kéo" trong xuất khẩu các sản phẩm thô
và nguyên dạng so với xuất khẩu các sản phẩm chế biến và dịch vụ quốc tế (bảng
1.1).
Bảng 1.1: Giá một số mặt hàng thô trên thị trường thế giới (1995-1999)
Mặt hàng

Thị trường


ĐVT

1995

1997

1999

Gạo 5% tấm

FOB Baang Kok

USD/tấn

323

308

248

Mỳ

Chicago

USD/tấn

155

135


98

Ngô

Chicago

USD/tấn

110

110

82,6

Đậu tương

Chicago

USD/tấn

255

281

175

Dầu lạc

Chicago


USD/tấn

993

1117

788

Cà phê Robusta

Luân Đôn

USD/tấn

2728

1660

1469

Cà phê Arabica

New York

USD/tấn

3213

4.307


2230

Cao su RSS1

CIF Châu Âu

GBP/tấn

1072

726

530*

Cao su RSS2

FOB Singapoe

SGD/tấn

2237

1489

1068

Dầu thô Brent

OFB Anh


USD/thùng

16,92

1945

17,72

Bông số 2

New York

USD/tấn

2105

1598

1223

Nguồn: Viện Kinh tế thế giới 1999.


×