Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đào tạo theo nhu cầu xã hội một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.86 KB, 6 trang )

ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU XÃ HỘI
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Lê Thị Thảo
Đầu thế kỷ XXI, cùng với sự gia tăng mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sự hội nhập
quốc tế ngày càng sâu rộng, nhiều trường đại học, cao đẳng, học viện phải đối mặt với nguy cơ
suy giảm sức hút ngành học, nhiều ngành học buộc phải giải thể do không có người học. Năng
lực cạnh tranh của cơ sở giáo dục đại học thường được người học nhìn nhận qua thương hiệu,
thương hiệu lại được kết tinh từ chất lượng đào tạo. Chất lượng đào tạo được biểu thị bằng các
giá trị sản phẩm giáo dục mà người học phải “chi trả” (bao gồm chuỗi giá trị được kết toán từ chất
lượng dạy - học và dịch vụ cho người học). Tuy nhiên, người học ngày càng thực tiễn hơn khi lựa
chọn trường học, ngành học và khát vọng về kết quả họ có được sau khóa học phải tương xứng
với thời gian, công sức và học phí họ chi trả cho nhà trường. Vấn đề câu thúc họ là làm sao trình
độ, kỹ năng của họ nhanh chóng được xã hội công nhận và dễ dàng có việc làm sau khi tốt
nghiệp.
Nắm bắt được xu thế trên, đồng thời để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, Chính phủ,
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra chủ trương “đào tạo theo nhu cầu xã hội”. Tuy nhiên, để thực
hiện ĐTTNCXH có rất nhiều vấn đề cần luận giải: bản chất của ĐTTNCXH là gì? Tại sao cần phải
chuyển đổi sang ĐTTNCXH? ĐTTNCXH khác và có ưu điểm gì so với truyền thống? Để tổ chức
ĐTTNCXH, một cơ sở giáo dục đại học cần có những điều kiện gì? Cơ sở giáo dục đại học sẽ tổ
chức đào tạo như thế nào khi nhu cầu của về nguồn lực lao động luôn thay đổi? ĐTTNCXH là một
phạm trù rộng (cả về nội dung và cấp độ), vậy mục tiêu của cơ sở giáo dục đại học cần xác định
như thế nào?
1. Bản chất của ĐTTNCXH
ĐTTNCXH là khái niệm về một hình thức đào tạo mang tính tương tác giữa các cơ sở đào
tạo và xã hội. ĐTTNCXH được biểu hiện bằng sự phối hợp và gắn kết chặt chẽ của 3 thành phần:
chủ thể sử dụng lao động: nhà nước, doanh nghiệp, chủ sở hữu lao động (1); cơ sở đào tạo: nhà
trường, học viện, cơ sở dạy nghề (2); người học (3). Quan hệ phối hợp và gắn kết của 3 thành
phần trên vừa mang tính tiền đề, vừa mang tính nội dung, quyết định hình thức giáo dục cho phù
hợp với yêu cầu của người học và cơ sở sử dụng lao động, nhằm đảm bảo tốt nhất cho người học
có được một nghề nghiệp và kỹ năng lao động mà xã hội đòi hỏi.
ĐTTNCXH được xác lập bởi các mô hình với các cấp độ khác nhau tùy theo bối cảnh lịch


sử và điều kiện cụ thể của các cơ sở đào tạo. Mặt khác ĐTTNCXH còn phản ánh tính lịch sử và
tính quy luật tương đồng giữa giáo dục đại học và thực tiễn phát triển kinh tế xã hội.
Ưu điểm nổi trội của ĐTTNCXH là có tính linh hoạt và tương thích cao, bắt buộc các cơ sở
đào tạo phải thường xuyên nhìn nhận lại một cách biện chứng những thách thức mới để có thể
chuyển đổi từ cách thức tổ chức, quản lý đào tạo truyền thống sang quản lý đào tạo một cách linh
hoạt theo nhu cầu xã hội nhằm đào tạo đúng các ngành nghề mà xã hội đang cần cả về loại hình,
số lượng, chất lượng. Sinh viên sau khi tốt nghiệp đáp ứng được mong đợi của người sử dụng lao
động (về kiến thức, kỹ năng, thái độ). Chính vì vậy, ĐTTNCXH trở thành một giải pháp quan trọng
để nâng cao chất lượng đào tạo, khắc phục tình trạng “một tỷ lệ không nhỏ trong các sinh viên tốt
nghiệp hằng năm không đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể làm việc theo đúng trình độ
của bằng cấp, năng lực nghề nghiệp của họ không đáp ứng nhu cầu của xã hội, của nơi tiếp nhận
họ làm việc” và “Hiện tượng chất lượng đào tạo không đáp ứng nhu cầu xã hội đang là thách thức
lớn nhất, là điểm yếu nhất và là một trong những sự lãng phí lớn nhất của hệ thống giáo dục đại
học”
1
.
Tuy nhiên, để tiến hành ĐTTNCXH, các cơ sở giáo dục đại học phải giải quyết sức ép lớn
về yêu cầu đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và tài chính. Trong khi đó, nhu cầu về nguồn lực lao
động lại luôn thay đổi nên yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học phải thật nhạy bén và có những
phương pháp điều tra nhu cầu xã hội hiệu quả, đồng thời phải xác định nội dung, hình thức, mức
độ ĐTTNCXH phù hợp để nhà trường không bị mất đi sự chủ động và mất đi những nguyên tắc
khoa học giáo dục vốn có của nó.
2. Quá trình triển khai trên thế giới và ở Việt Nam
ĐTTNCXH đã được thực hiện từ rất lâu trên thế giới. Tại trường Đại học Harvard (Hoa Kỳ),
ngay từ năm 1869, GS. Charles W. Eliot đã đưa ra Chương trình chuyển đổi đào tạo theo tín chỉ
mà cốt lõi chính là sự thay đổi cách dạy, cách học theo nhu cầu, năng lực của người học và đổi
mới chương trình theo yêu cầu phát triển xã hội
2
. Đặc biệt sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945),
để giải quyết mâu thuẫn giữa sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và tình trạng thiếu nhân lực

trầm trọng, các doanh nghiệp buộc phải nghĩ đến việc đặt hàng từ các trường học để có một đội
ngũ lao động theo yêu cầu về số lượng và chất lượng.
Tại châu Âu, Tiến trình Bologna (Bologna Process) bắt đầu từ năm 1999 đã tạo cho các
quốc gia tham gia
3
một “khu vực giáo dục đại học Châu Âu” (European Higher Education Area),
nơi sinh viên tha hồ lựa chọn môn học với đầy đủ thông tin và chất lượng cao, được hưởng những
thủ tục công nhận dễ dàng. Tuyên bố Bologna (6/1999) đã thúc đẩy một loạt các cải cách cần thiết
để làm cho giáo dục đại học trên toàn Châu Âu trở nên tương thích và dễ so sánh hơn, tăng tính
cạnh tranh và thu hút hơn đối với sinh viên châu Âu cũng như các sinh viên từ các châu lục khác.
Những hội nghị bộ trưởng giáo dục châu Âu sau Bologna: Praha (2001), Berlin (2003), Bergen
(2005) tiếp tục tinh thần và cụ thể hơn tư tưởng trên, tạo điều kiện cho người học lựa chọn lộ trình
học tập, đáp ứng nhu cầu xã hội một cách mạnh mẽ.
Tất cả những chuyển biến trên trong nền giáo dục thế giới đều được tạo nên khi các quốc
gia bị cạnh tranh dữ dội bởi các cường quốc tri thức mới, họ ý thức phải cải cách nền giáo dục
một cách căn bản; mặt khác, do phát triển kinh tế, khoa học công nghệ tốc độ nhanh, gây áp lực
lên thị trường lao động ngày một cao, các doanh nghiệp bắt buộc can thiệp vào các đại học, cao
đẳng, phán xét, phản biện lại chất lượng giáo dục của các nhà trường, buộc họ phải tự đổi mới với
tư cách là người sử dụng lao động sau đào tạo.
Đặc biệt từ năm 2005, Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) được ký kết quy
định các nguyên tắc về thương mại dịch vụ trên phạm vi toàn cầu, áp dụng bắt buộc đối với tất cả
1
Chỉ thị số 53/2007/CT-BGDĐT ngày 07/9/2007 của Bộ Giáo dục và đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại
học năm học 2007 – 2008
2
Đại học Harvard: />3
Khởi đầu năm 1999 có 29 quốc gia tham gia, đến 02/2011 có 47 quốc gia tham gia (theo Website Bologna Process:
/>các nước thành viên WTO về thương mại dịch vụ. Giáo dục là một trong 12 ngành (sector) trong
danh mục phân loại ngành dịch vụ của GATS. Hiệp định này đã tạo cho doanh nghiệp can dự, đầu
tư trong giáo dục đại học. Thêm vào đó, từ năm 2009, khi Ngân hàng quốc tế (WB) can thiệp sâu

rộng đầu tư hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học (cấp vốn nghiên cứu khoa học, vốn đào tạo giảng
viên, nghiên cứu viên tài năng, đề án tiềm năng ) thì tình hình giáo dục đại học tiếp cận nhu cầu
xã hội một cách mạnh mẽ. Đây cũng là xu hướng đưa giáo dục đại học sát thuật ngữ “gần như thị
trường” (quassi-maket). Nhiều đại học ở châu Âu, Mỹ đã mở các công viên khoa học (science
park), siêu thị khoa học (science supermarket) ngay trong trường với nhiều xí nghiệp, công ty vừa
kinh doanh vừa làm cơ sở thực hành cho sinh viên và giảng viên. Hàng năm, các trường đại học,
cao đẳng ở Âu, Mỹ, Nhật ký nhiều hợp đồng đào tạo, tuyển dụng, thực hành, nghiên cứu khoa học
có giá trị đầu tư lớn cho nhà trường.
Ở Việt Nam, một số văn bản của Chính phủ, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã được ban hành tạo
lập hướng ĐTTNCXH cho các trường đại học, cao đẳng như:
- Nghị quyết số 14-NQ/TW, ngày 11/01/1979 của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục, theo
đó, một trong những định hướng có tính nguyên lý cho giáo dục đã được đưa ra là: “Học đi đôi với
hành, giáo dục kết hợp với lao động, nhà trường gắn liền với xã hội”.
- Nghị quyết Đại hội VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam với mục tiêu chuyển đổi sang
nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, tạo điều kiện cho một số trường Đại học, Cao đẳng
xây dựng các chương trình đào tạo liên kết với các cơ sở lao động sản xuất ngoài xã hội.
- Nghị quyết số 14/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về “Đổi mới giáo dục đại học
Việt Nam giai đoạn 2006-2020”, trong đó nhấn mạnh quy hoạch các trường đại học theo nhóm quy
mô, loại hình, nội dung ĐTTNCXH, gắn với đặc điểm từng địa phương, vùng miền cụ thể.
- Quyết định số 43/2007/BGD&ĐT ngày 15/8/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đào
tạo tín chỉ tại các trường đại học, cao đẳng Việt Nam. Quyết định này là một bước tác động
ĐTTNCXH thể hiện ở 3 khâu: 1. Chương trình đào tạo theo tín chỉ được chú trọng, khuyến khích
năng lực người học một cách tích cực; 2. Chuyển đổi ngành học cho phù hợp nhu cầu lao động xã
hội; 3. Đánh giá sinh viên theo tiến trình và chất lượng thực tế, chú trọng kỹ năng lao động theo
nhu cầu xã hội.
- Chỉ thị số 53/CT-BGDĐT ngày 7/9/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng
tâm của giáo dục đại học năm học 2007-2008, trong đó yêu cầu các trường đại học, cao đẳng
thực hiện cuộc vận động: “Nói không với đào tạo không đạt chuẩn, không đáp ứng nhu cầu xã
hội”.
- Quyết định số 1230/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 9/9/2008 về việc thành lập

Ban chỉ đạo quốc gia về ĐTTNCXH giai đoạn 2008 – 2015. Đây là văn bản mang tính tiền đề cho
các nội dung đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2010-2020.
- Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày
06/01/2010 của Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới quản lý giáo dục đại học
giai đoạn 2010-2012 (Phê duyệt kèm theo Quyết định số 179/QĐ-BGDĐT ngày 11/01/2010 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã giành hẳn mục VI về đẩy mạnh ĐTTNCXH.
- Chỉ thị số 296/CT-TTg, ngày 27/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản lý giáo
dục đại học giai đoạn 2010-2012 trong đó có giao nhiệm vụ cho Bộ GD&ĐT: Tiếp tục đẩy mạnh việc
thực hiện chủ trương ĐTTNCXH; tổ chức sơ kết, đánh giá 3 năm (2008-2010) việc triển khai thực
hiện ĐTTNCXH và xây dựng kế hoạch ĐTTNCXH cấp quốc gia, tại mỗi địa phương và mỗi cơ sở
đào tạo.
Cùng với những chủ trương trực tiếp đề cập đến yêu cầu ĐTTNCXH như trên, Chính phủ,
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học thực
hiện như: Thực hiện 3 công khai trong giáo dục (Công khai chuẩn đầu ra; Công khai chương trình,
giáo trình, đội ngũ GV, cơ sở vật chất; Công khai chế độ thu học phí, học bổng, kinh phí giáo dục);
Thực hiện Tự kiểm định; Đổi mới quản lý giáo dục đại học Việt Nam Khuyến khích các cơ sở
giáo dục đổi mới, nâng cao chất lượng ĐTTNCXH.
Theo Hiệp định GATS, ngày 01/01/2009 là thời điểm Việt Nam bắt đầu mở cửa hoàn toàn
cho các cơ sở đào tạo có 100% vốn nước ngoài hoạt động trong nước. Đối với giáo dục đại học,
Việt Nam đã chấp nhận mở cửa trong khu vực tư thục đối với hầu hết các lĩnh vực khoa học tự
nhiên và kỹ thuật, nghiên cứu và quản lý doanh nghiệp, kinh tế, kế toán, ngôn ngữ và luật quốc tế,
và chấp nhận cả bốn phương thức cung cấp dịch vụ
1
. Đây là cơ hội và cũng là thách thức lớn đối
với các cơ sở giáo dục Việt Nam trong quá trình hội nhập. Các doanh nghiệp bắt đầu can thiệp
mạnh mẽ đến quá trình đào tạo nhân lực mà biểu hiện ban đầu rõ ràng nhất là sự xuất hiện nhiều
trường do doanh nghiệp thành lập, như: trường Cao đẳng Kỹ thuật tin học Sài Gòn (SaigonTech),
Đại học FPT, Cao đẳng Nguyễn Tất Thành, trường Trung học dân lập Kỹ thuật nghiệp vụ Mai
Linh, Trường Trung cấp du lịch khách sạn Saigontourist Mô hình này được đánh giá là một trong
những hướng đi mới nhằm giải quyết bài toán về đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội. Một số

trường đào tạo các ngành nghề thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ, kinh tế đã đạt được nhiều kết
quả tích cực trong việc kết nối chặt chẽ với doanh nghiệp, công xưởng như: Đại học Y, Đại học
Bách khoa, Đại học Giao thông vận tải, Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh, Đại học Công nghiệp
Hà Nội, Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh Đối với nhóm các trường khối khoa học xã hội
nhân văn do đặc thù của ngành học chưa có tính cạnh tranh của kinh tế thị trường lao động cao
nên đổi mới chậm, còn mang nặng hình thức đào tạo theo kiểu thời kinh tế tập trung, bao cấp.
3. Một số đề xuất
Giáo dục Việt Nam đang từng bước hội nhập quốc tế một cách mạnh mẽ ở đầu thế kỷ XXI
và sẽ phải hội nhập quyết liệt hơn trong thời gian tới. Sự phát triển chóng mặt của khoa học kỹ
thuật, sự ứng dụng và dùng chung sản phẩm khoa học, công nghệ, sự hưởng thụ văn hóa mang
tính chất toàn cầu không chấp nhận một quốc gia nào đứng ngoài hệ thống giáo dục quốc tế.
ĐTTNCXH với bản chất như phân tích ở trên được nhìn nhận là một phương thức giáo dục tích
hợp nhiều giá trị tạo điều kiện để Việt Nam hội nhập thế giới. Việc nghiên cứu, học tập kinh
nghiệm của thế giới là rất cần thiết để rút ngắn khoảng cách, tuy nhiên cần có lộ trình và phương
pháp thích hợp, tránh sự rối loạn trong hệ thống giáo dục. Các điều kiện đảm bảo cho lộ trình thực
hiện ĐTTNCXH đã được Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các nhà quản lý giáo dục nghiên
1
GATS quy định bốn phương thức cung cấp dịch vụ đối với tất cả các ngành: Cung cấp qua biên giới (Cross-border
Supply), Tiêu dùng ngoài lãnh thổ (Consumption Abroad), Hiện diện thương mại (Commercial Presence), và Hiện diện
thể nhân (Presence of Natural Persons)
cứu đưa ra bao gồm nhiều yếu tố (chuẩn đầu vào, chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, đội ngũ
giảng viên và cán bộ quản lý, phương pháp dạy học và đánh giá, cơ sở vật chất - kỹ thuật, điều
kiện tài chính, cơ chế phân cấp quản lý ). Ở đây chúng tôi đề xuất một số vấn đề trọng yếu như
sau:
+ Xác định nhu cầu xã hội: bao gồm xác định đúng những ngành nghề mà xã hội (nhà
nước, doanh nghiệp, người học) có nhu cầu trong hiện tại và trong chiến lược phát triển lâu dài;
xác định đúng chuẩn đào tạo đáp ứng yêu cầu của nơi sử dụng lao động. Bộ Giáo dục và đào
tạo, các trường đại học, cao đẳng phải căn cứ vào nhu cầu xã hội khi xác định chỉ tiêu tuyển
sinh cho từng ngành học. Đây là việc làm khó khăn bởi nhu cầu xã hội phong phú, đa dạng, biến
động thường xuyên. Nên chăng cần hình thành bộ phận dự báo nhu cầu xã hội trong Bộ Giáo

dục, thậm chí trong từng trường học? Thêm vào đó, vấn đề xây dựng và công bố chuẩn đầu ra
cần được tổ chức thực hiện triệt để, toàn diện.
- Xác định cấp độ ĐTTNCXH: Việc thực hiện triệt để ĐTTNCXH như mô hình của các nước
Âu - Mỹ ở Việt Nam trong hiện tại là chưa thích hợp do đặc trưng của lịch sử và truyền thống văn
hóa. Tùy điều kiện cụ thể của từng trường có thể lựa chọn các cấp độ phù hợp trong từng giai
đoạn của lộ trình đổi mới.
+ Cấp độ 1: ĐTTNCXH ở mức giản đơn là xác định ngành đào tạo, chỉ tiêu đào tạo theo dự
báo nhu cầu xã hội.
+ Cấp độ 2: ĐTTNCXH ở mức tích cực: Hợp tác với các cơ sở sử dụng lao động về địa
điểm thực tập, thực hành và sử dụng lao động sau tốt nghiệp.
+ Cấp độ 3: ĐTTNCXH ở mức toàn diện: Hợp tác với các cơ sở sử dụng lao động về chỉ
tiêu đào tạo, địa điểm thực tập, thực hành, sử dụng lao động sau tốt nghiệp, hỗ trợ cố vấn thực
hành và cung cấp một phần kinh phí đào tạo.
- Đảm bảo các điều kiện tổ chức ĐTTNCXH, bao gồm:
+ Chương trình đào tạo: cần khắc phục tình trạng nặng về lý thuyết hoặc dàn trải, ôm đồm,
sinh viên phải học quá nhiều môn nhưng không sâu sắc. Chương trình đào tạo cần được đổi mới
theo hướng giảm tải hợp lý, cơ bản, hệ thống, hiện đại, thiết thực, cần đặc biệt chú trọng đổi mới
phương pháp dạy và học nhằm nâng cao óc sáng tạo, khả năng thực hành, sử dụng ngoại ngữ,
tin học cho học sinh, tăng cường giáo dục đạo đức, thể chất, nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện.
+ Đội ngũ giảng viên: giảng viên cần được xác định là nhân tố hàng đầu để nâng cao chất
lượng đào tạo. Nhà trường cần tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng năng
lực đội ngũ giảng viên. Đặc biệt, cần khuyến khích việc mời doanh nghiệp tham gia giảng dạy cho
sinh viên và người học phải được chọn thầy cô dạy.
+ Cơ sở vật chất: cần đảm bảo điều kiện tối ưu về cơ sở vật chất cho người học. Đặc
biệt, hệ thống thư viện cần được xây dựng hiện đại, phù hợp với các đối tượng học tập khác
nhau, cung cấp đủ thông tin, sách báo, tạp chí, tài liệu tham khảo cho nhu cầu học tập ngày càng
cao của giảng viên, sinh viên
- Đảm bảo mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường – doanh nghiệp và người học. Để thực
hiện tốt ĐTTNCH, ngoài việc nhà trường phải tích cực đổi mới quá trình đào tạo, cần có sự tham

gia tích cực của doanh nghiệp và người học. Người học phải thay đổi nhận thức: học để làm
việc chứ không phải để lấy bằng. Nếu sinh viên muốn được xã hội thừa nhận, tôn vinh thì chính
họ phải tự học, tự vươn lên. Người học chủ động trong lựa chọn ngành nghề. Về phía doanh
nghiệp, muốn có được đội ngũ lao động đạt yêu cầu không thể chỉ thụ động ngồi chờ sản phẩm
của các trường đại học mà nên đặt hàng cho nhà trường về loại hình nhân lực mà mình cần,
đầu tư cho đào tạo, thậm chí cùng tham gia vào quá trình đào tạo và tái đào tạo lao động.
ĐTTNCXH là một chủ trương lớn, nếu thực hiện tốt sẽ thay đổi toàn diện nền giáo dục
Việt Nam theo hướng hội nhập mạnh mẽ với giáo dục thế giới. Tuy nhiên, trong thực tế thực
hiện đang gặp phải không ít khó khăn do khoảng cách với thế giới còn khá xa và còn tồn tại mâu
thuẫn lớn giữa nhu cầu xã hội với cơ chế quản lý và khả năng đáp ứng của các cơ sở đào tạo.
Để thực hiện tốt ĐTTNCXH, cần có sự đổi mới toàn diện, đồng bộ về cơ chế quản lý giáo dục
đồng thời cần xác định lộ trình thích hợp với ở từng điều kiện cụ thể của cơ sở đào tạo để vừa
đổi mới mạnh mẽ nhưng vẫn đảm bảo phát triển ổn định, tránh sự rối loạn trong hệ thống giáo
dục gây phản tác dụng./.

×