Tải bản đầy đủ (.pdf) (220 trang)

Quản lý hoạt động hợp tác của trường đại học với DN trong đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật điện tử, truyền thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 220 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

NGUYỄN ĐỨC ANH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VỚI DOANH NGHIỆP
TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ, TRUYỀN THÔNG
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 9.14.01.14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Lê Phước Minh
2. PGS.TS. Đỗ Thị Thúy Hằng

Hà Nội - 2018


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VỚI DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO
NGUỒN NHÂN LỰC KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ, TRUYỀN THÔNG ..................10
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ................................................... 10
1.1.1. Các nghiên cứu về hợp tác giữa trường đại học với doanh nghiệp
trong đào tạo nguồn nhân lực ..............................................................................10
1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý hợp tác của trường đại học với doanh


nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật điện tử, truyền thông .................16
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN ............................................................... 17
1.2.1. Nguồn nhân lực, đào tạo, đào tạo nguồn nhân lực ...................................17
1.2.2. Hợp tác, hợp tác của trường đại học với doanh nghiệp trong đào tạo
nguồn nhân lực ....................................................................................................20
1.2.3. Quản lý, quản lý hoạt động hợp tác của trường đại học với doanh
nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực ..................................................................22
1.3. TÍNH TẤT YẾU CỦA HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG
ĐẠI HỌC VỚI DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN
LỰC KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ, TRUYỀN THÔNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY .... 23
1.3.1. Trường đại học và doanh nghiệp trong mối quan hệ biện chứng giữa
phát triển GD&ĐT với phát triển KT-XH ..........................................................23
1.3.2. Yêu cầu phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật điện tử, truyền thông
trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay .........................................................24
1.3.3. Mối quan hệ về trách nhiệm, nhu cầu, lợi ích của trường đại học với
doanh nghiệp trong hợp tác đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật điện tử, truyền
thông ....................................................................................................................25
1.4. CÁC HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VỚI
DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC KỸ THUẬT
ĐIỆN TỬ, TRUYỀN THÔNG .......................................................................... 28
1.4.1. Các hoạt động trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực ............................28
1.4.2. Các hoạt động hợp tác đào tạo của trường đại học với doanh nghiệp ......30
1.4.3. Đặc điểm và yêu cầu của hoạt động hợp tác của trường đại học với
doanh nghiệp trong đào tạo .................................................................................37


1.5. NỘI DUNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC CỦA TRƯỜNG
ĐẠI HỌC VỚI DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN
LỰC KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ, TRUYỀN THÔNG ............................................ 43
1.5.1. Quản lý hoạt động ký kết văn bản hợp tác đào tạo của nhà trường

với doanh nghiệp .................................................................................................43
1.5.2. Quản lý hoạt động hợp tác với doanh nghiệp về phát triển chương
trình và hồn thiện giáo trình đào tạo .................................................................44
1.5.3. Quản lý hoạt động hợp tác với doanh nghiệp về dạy học trong quá
trình đào tạo ........................................................................................................45
1.5.4. Quản lý hoạt động hợp tác với doanh nghiệp về trang bị, sử dụng cơ
sở vật chất và thiết bị đào tạo ..............................................................................46
1.5.5. Quản lý hoạt động hợp tác với doanh nghiệp về xây dựng môi
trường đào tạo thuận lợi ......................................................................................47
1.5.6. Quản lý hoạt động hợp tác với doanh nghiệp về đánh giá kết quả đào
tạo ........................................................................................................................49
1.5.7. Quản lý hoạt động hợp tác với doanh nghiệp triển khai các hoạt
động sau đào tạo ..................................................................................................50
1.6. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỢP
TÁC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VỚI DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO
TẠO NGUỒN NHÂN LỰC KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ, TRUYỀN THÔNG ......... 51
1.6.1. Xu thế tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế, nền kinh tế thị trường và sự
phát triển của khoa học và công nghệ của thời đại ngày nay .............................51
1.6.2. Đường lối lãnh đạo của Đảng, luật pháp và chính sách của Nhà nước
về phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nguồn nhân lực và phát triển giáo
dục và đào tạo .....................................................................................................52
1.6.3. Năng lực cán bộ quản lý các cấp của trường đại học và của doanh
nghiệp được phát triển đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động hợp tác đào tạo
nguồn nhân lực ....................................................................................................53
1.6.4. Mức độ đầu tư tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo của
trường đại học cho hoạt động hoạt động đào tạo và hợp tác đào tạo ..................53
1.6.5. Tiềm lực của doanh nghiệp trong đầu tư nguồn lực (nhân lực, tài lực
và vật lực) cho sản xuất, kinh doanh và cho hoạt động hợp tác với các
trường đại học .....................................................................................................54
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................55



Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VỚI DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO
NGUỒN NHÂN LỰC KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ, TRUYỀN THÔNG ..................56
2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO GIỮA TRƯỜNG
ĐẠI HỌC VỚI DOANH NGHIỆP.................................................................... 56
2.1.1. Giới thiệu các trường đại học và doanh nghiệp được chọn làm đối
tượng khảo sát trong nghiên cứu thực trạng vấn đề nghiên cứu .........................56
2.1.2. Một số nhận định chung về hoạt động hợp tác đào tạo giữa trường
đại học với doanh nghiệp ở Việt Nam ................................................................57
2.1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia về hợp tác đào tạo giữa trường đại
học với doanh nghiệp ..........................................................................................59
2.1.4. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong hợp tác giữa
trường đại học với doanh nghiệp ........................................................................63
2.2. GIỚI THIỆU QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 65
2.2.1. Mục đích khảo sát .....................................................................................65
2.2.2. Nội dung khảo sát .....................................................................................65
2.2.3. Phương pháp khảo sát và công cụ xử lý số liệu ........................................66
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VỚI
DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC KỸ THUẬT
ĐIỆN TỬ, TRUYỀN THÔNG ............................................................................ 68
2.3.1. Thực trạng các hoạt động hợp tác trong đào tạo .......................................68
2.3.2. Thực trạng mức độ đáp ứng các yêu cầu hoạt động hợp tác đào tạo ........83
2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC CỦA TRƯỜNG
ĐẠI HỌC VỚI DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN
LỰC KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ, TRUYỀN THÔNG ............................................ 93
2.4.1. Thực trạng quản lý hoạt động ký kết với doanh nghiệp trong hợp tác
đào tạo .................................................................................................................93

2.4.2. Thực trạng quản lý hợp tác phát triển chương trình và hồn thiện
giáo trình đào tạo .................................................................................................95
2.4.3. Thực trạng quản lý hoạt động hợp tác dạy học trong quá trình đào tạo ........97
2.4.4. Thực trạng quản lý hợp tác trang bị, sử dụng cơ sở vật chất và thiết
bị đào tạo .............................................................................................................99
2.4.5. Thực trạng quản lý hợp tác tạo lập môi trường đào tạo thuận lợi ...........101


2.4.6. Thực trạng quản lý hoạt động hợp tác trong đánh giá kết quả đào tạo .......103
2.4.7. Thực trạng quản lý các hoạt động hợp tác sau đào tạo ............................105
2.4.8. Thực trạng mức độ tác động của các yếu tố có ảnh hưởng đến quản
lý hợp tác đào tạo ..............................................................................................109
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
HỢP TÁC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VỚI DOANH NGHIỆP TRONG
ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ, TRUYỀN
THÔNG .......................................................................................................... 110
2.5.1. Nhận định chung .....................................................................................110
2.5.2. Các nhận định cụ thể ...............................................................................111
Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................114
Chương 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC CỦA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VỚI DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO
NGUỒN NHÂN LỰC KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ, TRUYỀN THÔNG ................115
3.1. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ......................................... 115
3.1.1. Nguyên tắc tuân thủ đường lối lãnh đạo của Đảng, pháp luật và
chính sách của Nhà nước, quy chế đào tạo của ngành ......................................115
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học .........................................................115
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ .......................................116
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo hài hoà giữa lợi ích và trách nhiệm đầu tư ............116
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ............................................................117
3.2. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC CỦA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VỚI DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN
NHÂN LỰC KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ, TRUYỀN THÔNG .............................. 118
3.2.1. Tổ chức các hoạt động nhằm thu hút được nhiều doanh nghiệp có
nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực kỹ thuật điện tử, truyền thông làm đối tác
ký kết văn bản hợp tác đào tạo với nhà trường .................................................118
3.2.2. Triển khai hình thức tổ chức hợp tác đào tạo theo “đơn đặt hàng”
của doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng nguồn nhân lực kỹ thuật
điện tử, truyền thông của doanh nghiệp ............................................................124
3.2.3. Tổ chức các hoạt động nhằm phối hợp có hiệu quả nguồn nhân lực
của doanh nghiệp vào phát triển chương trình đào tạo nguồn nhân lực kỹ
thuật điện tử, truyền thông ................................................................................128


3.2.4. Tổ chức hoạt động hợp tác với doanh nghiệp để đổi mới hoạt động
dạy học và quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực
sinh viên đáp ứng yêu cầu đào tạo chuyên ngành kỹ thuật điện tử, truyền
thông ..................................................................................................................132
3.2.5. Tổ chức hoạt động hợp tác đầu tư và sử dụng CSVC&TBĐT theo
phương châm coi doanh nghiệp là một dạng giảng đường của trường đại
học trong triển khai đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật điện tử, truyền thông ....136
3.2.6. Tổ chức tập huấn nguồn nhân lực quản lý của hai bên nhằm bổ sung
tri thức lý luận về quản lý đào tạo cho CBQL doanh nghiệp và thực tiễn
quản lý sản xuất kinh doanh cho CBQL trường đại học ...................................140
3.3. MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÃ ĐỀ XUẤT....... 145
3.4. KHẢO NGHIỆM MỨC ĐỘ CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA
CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÃ ĐỀ XUẤT TRONG LUẬN ÁN ................. 148
3.4.1. Mục đích, phương pháp và đối tượng khảo nghiệm ...............................148
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm ..............................................................................150
3.5. THỬ NGHIỆM GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VỚI DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO

NGUỒN NHÂN LỰC KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ, TRUYỀN THƠNG ................ 154
3.5.1. Mục đích, nội dung, giả thuyết, địa điểm, đối tượng, quá trình triển
khai và phương thức đánh giá kết quả thử nghiệm ...........................................154
3.5.2. Kết quả thử nghiệm .................................................................................158
Tiể u kế t chương 3 ..................................................................................................163
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................165
1. Kết luận ...................................................................................................... 165
2. Kiến nghị .................................................................................................... 167
CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ CĨ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..............................................................................170
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................171
CÁC PHỤ LỤC ...........................................................................................................


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động ký kết văn bản hợp tác đào

Bảng 2.2.

tạo của trường với doanh nghiệp...........................................................69
Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động hợp tác về phát triển
chương trình và hồn thiện giáo trình đào tạo ......................................71

Bảng 2.3.

Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động hợp tác với doanh nghiệp
về hoạt động dạy học trong quá trình đào .............................................73


Bảng 2.4.

Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động hợp tác với doanh nghiệp

Bảng 2.5.

về cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo ......................................................75
Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động hợp tác với doanh nghiệp

Bảng 2.6.
Bảng 2.7.

về tạo dựng môi trường đào tạo ............................................................77
Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động hợp tác với doanh nghiệp
về đánh giá kết quả đào tạo ...................................................................79
Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động hợp tác triển khai các hoạt
động sau đào tạo ....................................................................................81

Bảng 2.8.

Kết quả khảo sát về mức độ đáp ứng các yêu cầu về ký kết văn
bản hợp tác đào tạo ...............................................................................84
Bảng 2.9. Kết quả khảo sát về mức độ đáp ứng các yêu cầu đối với xác định
mục tiêu hợp tác đào tạo .......................................................................85
Bảng 2.10. Kết quả khảo sát về mức độ đáp ứng các yêu cầu xác định nội
dung hợp tác đào tạo .............................................................................87
Bảng 2.11. Kết quả khảo sát mức độ đáp ứng các yêu cầu lựa chọn hình thức
tổ chức hợp tác đào tạo .........................................................................88
Bảng 2.12. Kết quả khảo sát về mức độ đáp ứng các yêu cầu về nguồn lực
hợp tác đào tạo ......................................................................................89

Bảng 2.13. Kết quả khảo sát mức độ đáp ứng các yêu cầu về môi trường hợp
tác đào tạo .............................................................................................90
Bảng 2.14. Kết quả khảo sát mức độ đáp ứng các yêu cầu về kết quả hợp tác
đào tạo ...................................................................................................91
Bảng 2.15. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý các hoạt động ký kết với
doanh nghiệp trong hợp tác đào tạo ......................................................94
Bảng 2.16. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động hợp tác phát triển
chương trình và hồn thiện chương trình đào tạo .................................96


Bảng 2.17. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý các hoạt động hợp tác dạy
học trong quá trình đào tạo ....................................................................98
Bảng 2.18. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động hợp tác trạng bị và
sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo ...........................................100
Bảng 2.19. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý các hoạt động hợp tác về tạo
lập môi trường đào tạo thuận lợi .........................................................102
Bảng 2.20. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý các hoạt động hợp tác với
doanh nghiệp về đánh giá kết quả đào tạo ..........................................104
Bảng 2.21. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý các hoạt động hợp tác sau đào
tạo ........................................................................................................106
Bảng 2.22. Kết quả khảo sát thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố có
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.
Bảng 3.4.
Bảng 3.5.
Bảng 3.6.

tác động đến quản lý hợp tác đào tạo ..................................................109
Kết quả xin ý kiến chuyên gia về mức độ cần thiết của các giải

pháp quản lý ........................................................................................150
Kết quả xin ý kiến chuyên gia về mức độ tính khả thi của các giải
pháp quản lý ........................................................................................151
Sự tương quan giữa mức độ cần thiết với tính khả thi của các giải
pháp quản lý ........................................................................................152
Bảng phân phối tần suất điểm làm bài kiểm tra của học viên
Nhóm đối chứng (NĐC)......................................................................159
Bảng phân phối tần suất điểm làm bài kiểm tra của học viên
Nhóm thử nghiệm (NTN) ...................................................................160
So sánh độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên điểm bài kiểm tra của
35 học viên trước và sau khi họ được tập huấn ..................................161


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Mức độ đạt được đối với các hoạt động hợp tác của trường đại
học với doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật điện
tử, truyền thông .....................................................................................83
Biểu đồ 2.2. Mức độ đạt được của các yêu cầu hoạt động hợp tác của trường đại
học với doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật điện tử,
truyền thông ...........................................................................................93
Biểu đồ 2.3. Mức độ đạt được về quản lý các hoạt động hợp tác của trường đại
học với doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật điện tử,
truyền thông .........................................................................................108
Biểu đồ 2.4. So sánh mức độ đạt được của các hoạt động hợp tác đào tạo với
mức độ đạt được về quản lý các hoạt động hợp tác đó .......................111
Biểu đồ 3.1. Mối tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải
pháp quản lý ........................................................................................153
Biểu đồ 3.2. So sánh độ lệch chuẩn về nhận thức đào tạo và quản lý đào tạo
của 35 học viên trước và sau khi được tập huấn .................................161


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa các yếu tố theo mơ hình CIPO ....................................30
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các giải pháp quản lý ................................................147


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Những đặc trưng của thời đại như xu thế tồn cầu hóa và hội nhập, kinh tế thị
trường, sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ (KH&CN), nhất là
công nghệ điện tử và truyền thông dẫn đến những thay đổi toàn diện và sâu sắc đối
với mọi hoạt động xã hội, trong đó có hoạt động đào tạo nguồn nhân lực phục vụ
cho phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH).
Cùng với các luận điểm lý luận, các minh chứng từ thực tiễn của lịch sử phát
triển của nhân loại cho thấy mọi phần tử trong hệ thống xã hội ln ln có các mối
quan hệ chặt chẽ với nhau để tạo thành một chỉnh thể và mang lại tính trồi cho hệ
thống. Các mối quan hệ đó được thể hiện như là nhu cầu tất yếu khách quan để hỗ
trợ và tạo động lực thúc đẩy nhau cùng phát triển nhằm mang lại lợi ích riêng cho
từng phần tử và lợi ích chung của cả hệ thống. Sự đáp ứng các nhu cầu đó khơng
những nhờ vào tiềm lực của chính bản thân các phần tử, mà cịn nhờ vào sự hợp tác
với nhau của các phần tử khác trong hệ thống.
Trường đại học, một phần tử của hệ thống xã hội, với trọng trách “đào tạo nhân
lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri
thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng,
an ninh và hội nhập quốc tế; đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có
kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng
khoa học và cơng nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng
sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với mơi trường làm việc; có ý thức
phục vụ nhân dân”[58]. Để đảm đương trọng trách này, các trường đại học ln có nhu
cầu nhận biết các yêu cầu về sản phẩm đào tạo (sinh viên tốt nghiệp) mà các doanh

nghiệp sử dụng; đồng thời có nhu cầu tận dụng sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp trong xác
định mục tiêu đào tạo và triển khai các hoạt động của quá trình đào tạo nguồn nhân lực.
Doanh nghiệp, một phần tử của hệ thống xã hội, với trọng trách tổ chức triển khai
các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đổi mới công nghệ, phát triển năng lực cạnh
tranh nhằm thích ứng với yêu cầu phát triển KT-XH. Các doanh nghiệp ln có nhu
cầu được hợp tác với các trường đại học trong đào tạo nguồn nhân lực để doanh
1


nghiệp vừa có được “sản phẩm đào tạo” thỏa mãn nhu cầu tuyển dụng của doanh
nghiệp và vừa tận dụng được các tri thức khoa học và công nghệ từ các trường đại
học. Như vậy, hợp tác của trường đại học với doanh nghiệp trong đào tạo nguồn
nhân lực là một tất yếu khách quan xuất phát từ lợi ích của cả hai phía và từ đó tạo
ra lợi ích chung cho xã hội theo triết lý: phát triển GD&ĐT và phát triển KT-XH
ln có mối quan hệ cân bằng động.
Hiện nay, trên thế giới, nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển rất coi
trọng sự hợp tác giữa trường đại học với doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân
lực. Ở các quốc gia đó, trường đại học và doanh nghiệp trở thành những đối tác có
vị thế ngang hàng trong hợp tác với nhau để hướng tới những mục tiêu chung là
mang lại lợi ích cho cả hai bên (bên đào tạo nguồn nhân lực và bên sử dụng nguồn
nhân lực). Sự đẩy mạnh hoạt động hợp tác giữa trường đại học với doanh nghiệp và
khai thác giá trị của hoạt động hợp tác đó đã giúp cả hai bên tháo gỡ được những
khó khăn về đào tạo và sử dụng nhân lực.
Ở Việt Nam, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011), Đảng ta đã chỉ
ra một trong những giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu
phát triển KT-XH là “Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử
dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu
cầu xã hội” [21]. Luật Giáo dục đại học (2012) đã quy định: “Gắn kết chặt chẽ giữa
đào tạo và nghiên cứu, giữa các cơ sở đào tạo với các cơ sở sản xuất, kinh doanh”;
“Khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động tham gia hỗ trợ hoạt

động đào tạo” và “Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền và trách nhiệm tiếp
nhận, tạo điều kiện để người học, giảng viên thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa
học và chuyển giao cơng nghệ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo” [58].
Nhưng hiện nay “Nhà trường chưa gắn chặt với đời sống kinh tế, xã hội; chưa
chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu xã hội” [16], dẫn đến “Năng lực nghề
nghiệp của sinh viên tốt nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc” [16].
Trước tình hình đó, Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới
căn bản, toàn diện GD&ĐT đã đưa ra các quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ và giải pháp
như “Khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động tham gia hỗ trợ

2


hoạt động đào tạo” [22] “Gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu, giữa các cơ
sở đào tạo với các cơ sở sản xuất, kinh doanh” [22]; “Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng
năng lực, kỹ năng nghề tại cơ sở sản xuất, kinh doanh. Có cơ chế để tổ chức, cá
nhân người sử dụng lao động tham gia xây dựng, điều chỉnh, thực hiện chương
trình đào tạo và đánh giá năng lực người học” [22]. Từ đó Chính phủ đã đề ra một
số giải pháp chiến lược nhằm đẩy mạnh sự hợp tác giữa nhà trường với doanh
nghiệp như: “Có cơ chế, chính sách quy định trách nhiệm của doanh nghiệp trong
đầu tư phát triển đào tạo nhân lực, đặc biệt đào tạo nhân lực chất lượng cao và
nhân lực thuộc ngành nghề mũi nhọn” [16].
Trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện được một trong các mục tiêu, nhiệm vụ
tổng quát phát triển đất nước 5 năm 2016 - 2020 là “Phát triển kinh tế nhanh, bền
vững, xây dựng nền tảng để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại” [23], thì nhất thiết phải phát triển nhanh nguồn nhân lực các
ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó có nguồn nhân lực ngành kỹ thuật điện tử, truyền
thông - một trong các ngành mang tính đặc trưng của thời đại. Chính vì vậy, có
được một nghiên cứu chun sâu và tồn diện về vấn đề quản lý hoạt động hợp tác
(Cooperation) của trường đại học (University) với doanh nghiệp (Business) trong đào

tạo nguồn nhân lực ngành kỹ thuật điện tử, truyền thơng là rất cần thiết và hữu ích
trong bối cảnh phát triển KT-XH hiện nay.
Từ các lý do trên, với cương vị là một cán bộ quản lý (CBQL) của một trường
đại học, tác giả chọn vấn đề “Quản lý hoạt động hợp tác của trường đại học với
doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực ngành kỹ thuật điện tử, truyền
thơng” làm đề tài nghiên cứu sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của
các trường đại học.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Thiết lập được cơ sở lý luận và đánh giá được thực trạng quản lý hoạt động
hợp tác hợp tác của trường đại học với doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực
kỹ thuật điện tử, truyền thơng; từ đó đề xuất được giải pháp quản lý nhằm nâng cao
chất lượng hoạt động hợp tác của trường đại học với doanh nghiệp trong đào tạo
nguồn nhân lực kỹ thuật điện tử, truyền thông.

3


3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động hợp tác của trường đại học với doanh nghiệp trong đào tạo nguồn
nhân lực.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động hợp tác của trường đại học với doanh nghiệp trong đào tạo
nguồn nhân lực ngành kỹ thuật điện tử, truyền thông.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Hiện nay, hoa ̣t đô ̣ng hợp tác của trường đại học với doanh nghiệp trong đào tạo
nguồn nhân lực kỹ thuật điện tử, truyền thơng đã có những thành tựu đáng trân trọng;

tuy nhiên vẫn có những khó khăn và bất cập. Nế u các trường đại học triển khai đồng bộ
một số giải pháp quản lý đối với các hoạt động ký kết hợp tác, hợp tác đào tạo theo
“đơn đặt hàng” của doanh nghiệp, hợp tác phát triển chương trình đào tạo, hợp tác đầu
tư và sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo (CSVC&TBĐT), tập huấn cho đội ngũ
cán bộ quản lý (CBQL) của hai bên về lý luận và thực tiễn hợp tác đào tạo; thì chất
lượng hoạt động hợp tác đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật điện tử, truyền thông sẽ
được nâng cao.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động hợp tác của trường đại học
với doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực ngành kỹ thuật điện tử, truyền thông.
5.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn về quản lý hoạt động hợp tác của trường đại học
với doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực ngành kỹ thuật điện tử, truyền thông.
5.3. Đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động hợp tác của trường đại học với
doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực ngành kỹ thuật điện tử, truyền thơng,
nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
6. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đào tạo nguồn nhân lực điện tử và truyền thơng có nhiều ngành khác nhau
và được các cơ sở đào tạo vận dụng để sử dụng tên chuyên ngành (ví dụ: ngành kỹ
thuật điện tử - truyền thông; ngành kỹ thuật điện tử, truyền thông; …). Theo Quy

4


định tại văn bản số 15/VBHN-BGDĐT, ngày 08/5/2014 của Bộ GD&ĐT về Ban
hành danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ cao đẳng, đại học thì mã số
52520207 là ngành “Kỹ thuật điện tử, truyền thông”. Cho nên luận án này sử dụng
cụm từ “nguồn nhân lực ngành kỹ thuật điện tử, truyên thông” và tập trung nghiên
cứu để đề xuất các giải pháp quản lý của CBQL các cấp trường đại học (trong đó

đứng đầu là hiệu trưởng) đối với hoạt động hợp tác đào tạo nguồn nhân lực kỹ
thuật điện tử, truyền thông của trường đại học với doanh nghiệp Việt Nam đang
hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và điện tử viễn thông.
- Đối tượng khảo sát thực trạng vấn đề nghiên cứu:
+ Các trường đại học được chọn làm đối tượng để khảo sát hoạt động
hợp tác của trường đại học với doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật
điện tử, truyền thông gồm: Trường Đại học Công nghệ thuộc Đại học Quốc gia Hà
Nội, Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Bưu chính viễn thơng, Trường Đại học
FPT Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
+ Các doanh nghiệp được chọn làm đối tượng để đánh giá thực trạng
hoạt động hợp tác của trường đại học với doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân
lực kỹ thuật điện tử, truyền thơng gồm: Tập đồn Viễn thơng qn đội Viettel
(Viettel Group), Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghệ (The Corporation for
Financing Promoting Technology Group - FPT), Tập đồn Bưu chính Viễn thơng
Việt Nam (Vietnam Posts and Telecommunications Group - VNPT).
+ Các đối tượng lựa chọn để xin ý kiến trong khảo sát thực trạng và khảo
nghiệm các giải pháp quản lý gồm: CBQL các cấp, một số nhà khoa học (có trình
độ tiến sĩ, học hàm là giáo sư hoặc phó giáo sư), giảng viên và chuyên viên các
phòng chức năng của các trường đại học; CBQL các cấp và cán bộ kỹ thuật, một số
cựu sinh viên đang làm việc có tại một số doanh nghiệp; CBQL và chuyên viên các
cơ quan quản lý ngành dọc của các trường đại học và của các doanh nghiệp.
- Thời gian khảo sát và số liệu thu thập để đánh giá kết quả nghiên cứu: từ
năm 2015 đến 2017.

5


7. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của chủ

nghĩa Mác - Lênin, nghiên cứu đề tài của luận án này được sử dụng một số hướng
tiếp cận và phương pháp nghiên cứu chủ yếu dưới đây.
7.1. Các tiếp cận trong nghiên cứu
7.1.1. Tiếp cận quá trình
Tiếp cận quá trình trong nghiên cứu đề tài luận án này là việc xác định các
hoạt động trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực ngành kỹ thuật điện tử truyền
thông trên cơ sở phối hợp các thành tố của quá trình giáo dục (mục tiêu, chương
trình và nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức, phương tiện và điều kiện, kết
quả đào tạo và lực lượng đào tạo) với các yếu tố của mơ hình CIPO (đầu vào, quá
trình, đầu ra và sự tác động của bối cảnh); để từ đó xác định được quản lý đào tạo
nguồn nhân lực ngành kỹ thuật điện tử, truyền thông là quản lý các hoạt động nào.
7.1.2. Tiếp cận lịch sử - lôgic
Tiếp cận lịch sử - lôgic trong nghiên cứu luận án này là việc xem xét các dấu
hiệu mang tính lịch sử (theo giai đoạn hoặc theo thời kỳ lịch sử) đối với hoạt động
hợp tác đào tạo của các trường đại học với doanh nghiệp, những diễn tiến về quan
niệm từ truyền thống đến hiện đại về trọng trách của các trường đại học (nơi đào tạo
nguồn nhân lực) và trách nhiệm của các doanh nghiệp (nơi tiếp nhận và sử dụng
nguồn nhân lực là sản phẩm đào tạo của các trường đại học). Từ đó nhận biết được
sự lôgic giữa các dấu hiệu về sự diễn tiến các quan niệm đó trong mối quan hệ cân
bằng động giữa phát triển GD&ĐT với phát triển KT-XH; đồng thời thấy được xu
hướng tất yếu phải đẩy mạnh các hoạt động hợp tác của trường đại học với doanh
nghiệp nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH trong giai đoạn hiện nay.
7.1.3. Tiếp cận hệ thống
Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu luận án này là xem xét các trường đại học
và các doanh nghiệp như là những phần tử trong hệ thống xã hội. Các phần tử này
có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động vào nhau để tạo nên tính trồi (tức là
mỗi bên góp phần tích cực vào đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển
KT-XH). Cũng từ đó xem xét được mối quan hệ và quá trình vận động của mỗi
6



phần tử khác có liên quan; đồng thời làm rõ mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào
(mục tiêu đào tạo, chương trình và nội dung đào tạo, nhân lực đào tạo, phương tiện
và điều kiện đào tạo ...) với đầu ra (sản phẩm đào tạo đáp ứng được các yêu cầu
tiếp nhận và sử dụng nhân lực của các doanh nghiệp); nhằm tìm ra giải pháp tạo
động lực cho các hoạt động hợp tác giữa hai bên (hai phần tử trong hệ thống).
7.1.4. Tiếp cận cung - cầu
Tiếp cận “cung - cầu” trong nghiên cứu đề tài luận án là việc nghiên cứu mối
quan hệ cận bằng động của phát triển GD&ĐT với phát triển KT-XH trong thực tiễn.
Cụ thể là mối quan hệ biện chứng giữa nhu cầu chính đáng và lợi ích của trường đại
học và của doanh nghiệp trong đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực kỹ thuật điện tử,
truyền thông. Trên cơ sở đó; khẳng định tính tất yếu của hoạt động hợp tác của
trường đại học với doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật điện tử,
truyền thông nhằm mang lại lợi ích riêng cho mỗi bên và lợi ích chung cho sự
nghiệp phát triển KT-XH của nước nhà.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu tài liệu, phân tích, so sánh, tổng hợp,
khái qt hố, cụ thể hoá các quan điểm lãnh đạo và quản lý của Đảng và của Nhà
nước về đổi mới giáo dục đại học; các tri thức khoa học về quản lý, quản lý giáo
dục, quản lý nhà trường; các mối quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp; các
cơng trình khoa học khác có liên quan đến hoạt động hợp tác của trường đại học với
doanh nghiệp; nhằm từ đó hệ thống hoá được cơ sở lý luận về quản lý hoạt động
hợp tác của trường đại học với doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực ngành
kỹ thuật điện tử, truyền thông trên cơ sở mối quan hệ biện chứng giữa nhu cầu xã
hội về đào tạo nguồn nhân lực với các phương thức thoả mãn nhu cầu đó và trên cơ
sở lợi ích của trường đại học với lợi ích của các doanh nghiệp trong bối cảnh phát
triển KT-XH.
7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng các phương pháp quan sát, điều tra, xin ý kiến chuyên gia (bằng

phiếu hỏi, bằng phỏng vấn và bằng hội thảo khoa học), so sánh, tổng kết kinh
nghiệm, nghiên cứu sản phẩm, khảo nghiệm và thử nghiệm ... nhằm mục đích: khảo
7


sát và đánh giá được thực trạng hoạt động hợp tác của trường đại học với doanh
nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực ngành kỹ thuật điện tử, truyền thông và đặc
biệt là thực trạng quản lý hoạt động hợp tác đó đó của các trường đại học; kiểm
chứng (khảo nghiệm, thử nghiệm) một số giải pháp quản lý hoạt động hợp tác trong
đào tạo nguồn nhân lực ngành kỹ thuật điện tử, truyền thông để nhận biết mức độ
cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đó.
7.2.3. Nhóm các phương pháp bổ trợ
Sử dụng phương pháp thống kê tốn học, trong đó chủ yếu là thuật tốn tính
trung bình cộng có trọng số để xử lý các kết quả khảo sát thực trạng và kết quả xin ý
kiến chuyên gia về mực độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý.
8. NHỮNG ĐÓNG GĨP CỦA LUẬN ÁN

8.1. Những đóng góp về lý luận
Thiết lập được cơ sở lý luận về quản lý hoạt động hợp tác của trường đại học
với doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực ngành kỹ thuật điện tử, truyền thông
trên cơ sở xác định các hoạt động hợp tác trong quá trình đào tạo được phối hợp
giữa lý luận giáo dục với mơ hình CIPO về đào tạo nguồn nhân lực. Trong đó làm
rõ tính tất yếu của hoạt động hợp tác giữa trường đại học với doanh nghiệp trong
đào tạo nguồn nhân lực, khung lý luận về quản lý các hoạt động hợp tác đó.
8.2. Những đóng góp về thực tiễn
Chỉ ra cơ sở thực tiễn về hoạt động hợp tác và quản lý hoạt động hợp tác của
trường đại học với doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực ngành kỹ thuật điện
tử, truyền thông; trong có một số kinh nghiệm của nước ngồi và bài học đối với
Việt Nam, thực trạng hoạt động hợp tác của trường đại học với doanh nghiệp, thực
trạng quản lý hoạt động hợp tác của trường đại học với doanh nghiệp trong đào tạo

nguồn nhân lực ngành kỹ thuật điện tử, truyền thông; đồng thời đề xuất, khảo
nghiệm và thử nghiệm để nhận biết mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải
pháp quản lý hoạt động hợp tác đó.
9. LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ

- Mối quan hệ giữa phát triển GD&ĐT với phát triển KT-XH cho thấy ý nghĩa
về tính tất yếu của hoạt động hợp tác của trường đại học với doanh nghiệp trong đào
tạo nguồn nhân lực nhằm thoả mãn nhu cầu, đạt tới mục tiêu và lợi ích của mỗi bên,

8


đồng thời đạt tới lợi ích chung của xã hội. Các hoạt động hợp tác của trưởng đại học
với doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật điện tử, truyền thông được
xác định trên cơ sở phối hợp lý luận giáo dục với mơ hình CIPO về đào tạo nguồn
nhân lực. Từ đó, quản lý hoạt động hợp tác của trường đại học với doanh nghiệp
trong đào tạo nguồn nhân lực ngành kỹ thuật điện tử, truyền thông là quản lý các
hoạt động đó. Cụ thể là quản lý các hoạt động: ký kết văn bản hợp tác; phát triển
chương trình đào tạo, dạy học; đầu tư và sử dụng CSVC&TBĐT, tạo lập môi trường
đào tạo thuận lợi, đánh giá kết quả đào tạo và triển khai các hoạt động sau đào tạo.
- Thực trạng hoạt động hợp tác và quản lý hoạt động hợp tác của các trường
đại học với các doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực ngành kỹ thuật điện
tử, truyền thông hiện nay có những khó khăn, bất cập đối với các hoạt động: ký
kết hợp tác của nhà trường với doanh nghiệp; triển khai hình thức tổ chức hợp tác
theo “đơn đặt hàng” của doanh nghiệp; phát triển chương trình đào tạo; tổ chức
hoạt động dạy học trong quá trình đào tạo; đầu tư và sử dụng CSVC&TBĐT; nâng
cao năng lực quản lý hợp tác đào tạo cho đội ngũ CBQL các cấp của nhà trường
và của doanh nghiệp.
- Các giải pháp quản lý hoạt động hợp tác giữa trường đại học với doanh
nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực ngành kỹ thuật điện tử, truyền thông được đề

xuất trên cơ sở kinh nghiệm của một số quốc về hợp tác giữa trường đại học với
doanh nghiệp nhằm tháo gỡ các khó khăn và khắc phục các bất cập có ngay trong
các thực trạng quản lý hoạt động hợp tác đã nêu trên.
10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, các cơng trình khoa học của tác
giả, tài liệu tham khảo và phụ lục; luận án này có 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động hợp tác của trường đại học với
doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực ngành kỹ thuật điện tử, truyền thông.
- Chương 2: Cơ sở thực tiễn về quản lý hoạt động hợp tác của trường đại học
với doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực ngành kỹ thuật điện tử, truyền thông.
- Chương 3: Các giải pháp quản lý hoạt động hợp tác của trường đại học với
doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực ngành kỹ thuật điện tử, truyền thông.

9


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VỚI DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO
NGUỒN NHÂN LỰC KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ, TRUYỀN THÔNG
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

1.1.1. Các nghiên cứu về hợp tác giữa trường đại học với doanh nghiệp
trong đào tạo nguồn nhân lực
Vấn đề hợp tác trường đa ̣i ho ̣c và doanh nghiê ̣p (tiếng Anh là University
Business Cooperation - UBC), bắ t đầu đươ ̣c nghiên cứu từ những năm 1990 và trở
thành chủ đề được đặc biê ̣t quan tâm đối với mọi quốc gia trong vài thập niên gầ n
đây. Tổng hợp các công trình nghiên cứu trên thế giới về chủ đề này, có thể nhâ ̣n
thấ y 2 hướng nghiên cứu chủ yếu dưới đây:

a) Nghiên cứu các vấ n đề tổ ng quát về hợp tác giữa trường đại học với
doanh nghiệp
Năm 2003, cơng trình của Carayol, N. “Objectives, Agreements and Matching
in Science-Industry Collaborations: Reassembling the Pieces of the Puzzle”(Những
mục tiêu, thỏa thuận và bất đồng trong hợp tác khoa học - công nghệ: sự gắn kết với
những kết quả nghiên cứu chính sách) [71; tr 887-908] đã thơng qua phân tích sự
gắn kết trong hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao cơng nghệ để nói lên các
u cầu cần phải thỏa thuận trong hợp tác giữa các cơ sở nghiên cứu khoa học và
công nghệ (trường đại học) với các tổ chức sử dụng kết quả nghiên cứu KH&CN
(doanh nghiệp).
Năm 2009, Hội đồng nghiên cứu khoa học tự nhiên và kỹ thuật Canada
(Natural Sciences and Engineering Research Council of Canada - NSERC) đã có
cơng trình “Connect - Collaborate - Prosper: Strategy for Partnership and
Innovations” (Kết nối - Hợp tác - Thành công: Chiến lược đối tác và đổi mới) [79].
Điể m đáng chú ý Mỹ là một quố c gia đi đầ u trong nghiên cứu và thực thi các
hoa ̣t đô ̣ng hơ ̣p tác giữa trường đa ̣i ho ̣c với doanh nghiê ̣p, nhưng số lươ ̣ng các công
trình nghiên cứu không nhiề u; trong khi đó các trường đa ̣i ho ̣c ở Châu Âu vố n nổ i
10


tiế ng với “Nghi ̣ch lý Châu Âu” (“European paradox” - cu ̣m từ chỉ các trường đa ̣i
ho ̣c Châu Âu có khả năng và thành tić h nghiên cứu khoa ho ̣c rấ t cao nhưng it́ liên
hê ̣ với giới doanh nghiê ̣p và khó chuyể n giao kế t quả nghiên cứu thành sản phẩ m cu ̣
thể ), nhưng rất nhiều trường đã không chỉ nỗ lực hơ ̣p tác với doanh nghiê ̣p trong
đào tạo, mà còn quan tâm nghiên cứu về vấ n đề mới mẻ này. Do vâ ̣y, số lươ ̣ng các
công trình nghiên cứu về chủ đề hơ ̣p tác giữa trường đa ̣i ho ̣c và doanh nghiê ̣p khá
đa da ̣ng với nhiề u công triǹ h mới đươ ̣c thực hiê ̣n trong vòng 5 năm trở la ̣i đây có
quy mô lớn trên toàn Châu Âu, hình thành nên khung lý thuyế t vững chắ c cho chủ
đề này [72]. Báo cáo về thực tra ̣ng hơ ̣p tác trường đa ̣i ho ̣c và doanh nghiê ̣p thuộc
liên minh các quốc gia Châu Âu (The State of European UBC) do Trung tâm

Nghiên cứu khoa học tiếp thị của Cơng hồ Liên bang Đức thực hiê ̣n năm 2011 là
cơng trình nghiên cứu với quy mơ lớn đầ u tiên ở Châu Âu về chủ đề hợp tác giữa
trường đại học với doanh nghiệp, đươ ̣c thực hiê ̣n ta ̣i hơn 3.000 cơ sở giáo du ̣c đa ̣i
ho ̣c thuô ̣c 33 quố c gia [74]. Qua triǹ h bày thực tra ̣ng hoa ̣t đô ̣ng hơ ̣p tác giữa trường
đa ̣i ho ̣c và doanh nghiê ̣p, các tác giả đã giới thiê ̣u khái niê ̣m “Mô hình môi trường
sinh thái của hoạt động hợp tác trường đại học và doanh nghiê ̣p” (UBC Ecosystem
Model). Cũng vào năm 2011, trong công trình nghiên cứu của các tác giả Davey, T.,
Baaken, T., Muros, V.G., & Meerman, A: “Barriers and Drivers in European
University - Business Cooperation” (Rào chắn và những khắc phục trong hợp tác
giữa trường đại học và doanh nghiệp ở Châu Âu) [73] đã chỉ ra thực trạng các mâu
thuẫn, các khó khăn mang tính rào cản trong hợp tác trường đại học và doanh
nghiệp; từ đó đề xuất các hướng khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động
hợp tác mang tính tất yếu đó.
Trong kỳ họp năm 2012 của Diễn đàn hợp tác trường đại học và doanh
nghiê ̣p (một diễn đàn tổ chức thường niên từ năm 2008 của Châu Âu) được tổ chức
tại Brussel (Bỉ), Ủy ban Châu Âu đã đưa ra kết quả Tổ ng kế t các xu hướng hợp tác
trường đại học và doanh nghiê ̣p giai đoạn 2008 - 2011 [80]. Trong diễn đàn này,
các tác giả Rebecca Allisoon, Christoher Allison, Zsuzsa Javorka có các tham luận
chỉ ra tính tất yếu của hoạt động hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp, các
nội dung và hình thức tổ chức hợp tác, các mặt tích cực và đặc biệt là các hạn chế
11


để chỉ ra các giải pháp khắc phục. Cũng vào năm 2012 một cơng trình nghiên cứu
rất có giá trị được công bố ở Vương quốc Anh là “A Review of Business - University
Collaboration” (Tổ ng quan về hợp tác trường đại học và doanh nghiê ̣p) của tác giả
Tim Wilson [82]. Trong cơng trình này, tác giả đã triǹ h bày cu ̣ thể các chiń h sách
của Nhà nước về phát triể n hơ ̣p tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp trong
những năm gầ n đây và kế t quả tác đô ̣ng của những chiń h sách đó đố i với hoa ̣t đô ̣ng
hơ ̣p tác trên thực tế . Tiếp đó, ở Mỹ năm 2012 có cơng trình “Study on University Business Cooperation in the US” (Nghiên cứu về hợp tác trường đại học và doanh

nghiệp tại Mỹ) của LSE Enterprise [78] đã trình bày rấ t chi tiế t về tổ ng quan vấ n đề
nghiên cứu và đưa ra khung lý thuyết để lập luận cho tính tất yếu của hợp tác trường
đại học và doanh nghiệp trong mối quan hệ giữa phát triển KT-XH với phát triển
GD&ĐT.
Hợp tác giữa trường đa ̣i ho ̣c và doanh nghiê ̣p là mô ̣t chủ đề nghiên cứu khá
mới ở Viê ̣t Nam. Số lươ ̣ng các công triǹ h nghiên cứu trong nước mang tính tổng
quát chưa nhiều và chưa khai thác hế t những khía cạnh đa dạng của vấn đề này.
Cuốn sách tiêu biểu có nội dung trực tiếp hoặc gián tiếp về ý nghĩa của hoạt động
hợp tác của trường đại học với doanh nghiệp; trong đó cuốn sách chuyên khảo
“Liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo và nghiên
cứu” của tác giả Trần Anh Tài, do NXB Đại học quốc gia Hà Nội ấn hành năm
2009 [61; tr 77-81] với dung lượng 181 trang. Cuốn sách làm rõ thực trạng mối
quan hệ giữa trường đa ̣i ho ̣c - người sử du ̣ng lao đô ̣ng và xã hô ̣i trên cơ sở phân tích
những nguyên nhân chủ quan, khách quan của sự lỏng lẻo, thiếu sự gắn kết trong
đào tạo ở các mối quan hệ này, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần
làm cho sản phẩm đào tạo của các trường đại học đáp ứng được nhu cầu của thị
trường lao động cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu.
b) Nghiên cứu thực tiễn các điển hình về hợp tác giữa trường đại học
với doanh nghiệp
- Ở nước ngoài, nghiên cứu thực tiễn các điể n hin
̀ h về hợp tác giữa trường đại
học với doanh nghiệp khá phổ biế n, ngày càng phong phú và sôi động trong mấy
thập niên gần đây. Các nghiên cứu ở Mỹ và Canada đã chỉ ra 12 hin
̀ h thức hơ ̣p tác
12


đã minh chứng cho các vấ n đề : nguồ n gố c, bản chấ t, các bên có liên quan, lơ ̣i ích,
đô ̣ng lực, rào cản, tác đô ̣ng của hoa ̣t đô ̣ng hơ ̣p tác giữa trường đa ̣i ho ̣c và doanh
nghiê ̣p. Từ đó nêu lên tính tất yếu của hợp tác trường đại học và doanh nghiệp, thực

trạng hợp tác đó và phương thức cải thiện các bất cập từ thực trạng hợp tác trường
đại học và doanh nghiệp.
Nghiên cứu của các tác giả Davey, T., Deery, M., & Winters, C. Công bố vào
năm 2009 (đã nêu trên) đã đưa ra 30 kết quả nghiên cứu điển hình về hợp tác của
trường đại học với doanh nghiệp, trong đó chỉ rõ pha ̣m vi đố i tươ ̣ng hợp tác đã đươ ̣c
mở rô ̣ng, không chỉ đối với các doanh nghiê ̣p mà còn với các cơ quan, tổ chức công
lâ ̣p và ngồi cơng lâ ̣p ở Châu Âu [74].
Năm 2011, Cơng ty Technopolis đã cơng bố cơng trình nghiên cứu:
“University Business Cooperation: 15 institutional case studies on the links
betweeen university and business” (Hợp tác trường đại học và doanh nghiệp: 15
nghiên cứu trường hơ ̣p về mố i liên hê ̣ giữa trường đa ̣i ho ̣c và doanh nghiê ̣p) [81].
Cơng trình nghiên cứu này đã mơ tả rấ t cu ̣ thể cách tiế p câ ̣n, các hin
̀ h thức hơ ̣p tác,
kế t quả đa ̣t được và những bài ho ̣c của từng trường hơ ̣p.
Một cơng trình nghiên cứu ở Châu Âu của tác giả Edmondson, G. theo xu
hướng này do Hô ̣i đồng Đổ i mới kinh doanh và khoa ho ̣c Vương quốc Bỉ (AISBL)
đã công bố vào năm 2012 là “Making industry - university partnerships work:
Lessons from succesful collaborations”(Các nội dung công việc trong mối quan hệ
đối tác giữa trường đại học và doanh nghiệp: Những bài học từ hợp tác thành
công) [75] đã bàn về các công việc trong mối quan hệ hợp tác của trường đại học
với doanh nghiệp.
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu về hoạt động hợp tác của trường đại
học với doanh nghiệp ở nước ngoài theo hai xu hướng trên đã định hướng cho các
nội dung, phương thức hợp tác được chứng minh bằng thực tiễn ở nhiều cơ sở giáo
dục đại học và doanh nghiệp.
- Tại Việt Nam, có một số cơng trình nghiên cứu thực tiễn các điể n hiǹ h về
hợp tác giữa trường đại học với doanh nghiệp được thể hiện ở kết quả nghiên cứu

13



các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ (KH&CN), kết quả nghiên cứu được
đăng tải trên các các bài báo khoa học, các luận án tiến sĩ:
+ Một số đề tài KH&CN như: “Sự tham gia vào quá trình đào tạo nhân
lực của người sử dụng lao động: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam”,
mã số V2012-23, do tác giả Phạm Văn Nam làm chủ nhiệm đã nghiệm thu năm
2013 tại Viện Khoa học giáo dục Việt Nam [48]; “Thực trạng đào tạo nghề đáp ứng
nhu cầu doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay” do Phan Minh Hiền làm chủ nhiệm
đã nghiệm thu năm 2011 tại Viện Khoa học giáo dục Việt Nam [35]; “Thực trạng
việc phối hợp đào tạo giữa trường trung cấp chuyên nghiệp với doanh nghiệp tại
Hà Nội”, mã số V2010 - 20 do Đào Thanh Hải làm chủ nhiệm [30] đã tập trung tìm
hiểu sự tham gia vào quá trình đào tạo nhân lực từ phía tổ chức sử dụng lao động
(doanh nghiệp) ở một số nước trên thế giới, từ đó đề xuất các khuyến nghị vận dụng
tại Việt Nam. Mặt khác chỉ ra vai trò của đào tạo nghề với nhu cầu doanh nghiệp,
mối quan hệ nhân quả được thể hiện rõ nét thông qua khả năng đáp ứng của hệ
thống đào tạo nghề đối với nhu cầu về nhân lực của doanh nghiệp; chỉ ra các tác
động của liên kết giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp đến chất lượng và hiệu quả
đào tạo; nội dung và lợi ích của liên kế TTLĐ của cơ sở đào tạo với doanh nghiệp
và đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp đào tạo giữa trường
trung cấp chuyên nghiệp với doanh nghiệp.
+ Một số bài báo khoa học đã nghiên cứu về thực trạng hợp tác giữa cơ
sở đào tạo với doanh nghiệp và đề xuất những biện pháp tháo gỡ những khó khăn
và bất cập để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực như: “Mơ hình phối hợp
trong đào tạo nghề: Kinh nghiệm của một số nước Châu Á”, của Nguyễn Văn Anh
đã đăng trên Tạp chí Giáo dục số 29 - 2008 [1]; “Liên kết đào tạo giữa nhà trường
đại học với doanh nghiệp ở Việt Nam” của Trịnh Thị Mai Hoa đăng trên Tạp chí
Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, Kinh tế - Luật; số 24 (2008) [44, tr 30-34];
“Liên kết giữa trường đại học - Viện nghiên cứu và doanh nghiệp” của tác giả Phan
Huy Hiển, đăng trên Báo Nhân dân điện tử ngày 26/6/2009 [36]; “Phối hợp giữa cơ
sở dạy nghề với doanh nghiệp - Một xu thế tất yếu” của Nguyễn Văn Anh đăng trên

Tạp chí Lao động và xã hội số 368, năm 2009 [2]; “Mơ hình đào tạo gắn với nhu
14


cầu của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay” của Phùng Xuân Nhạ, đăng trên Tạp
chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, chuyên mục Kinh tế và Kinh doanh, số 25
(2009) [52]; “Hợp tác Doanh nghiệp - Viện/ Trường trong mơi trường chính sách
cơng” của Võ Tịng Xn, đăng trên Tạp chí điện tử Tia sáng của Bộ Khoa học
cơng nghệ ngày 18/06/2013 [60]; “Hồn thiện chính sách để phát triển liên doanh,
liên kết giữa các trường dạy nghề và doanh nghiệp đào tạo” của Nguyễn Xuân
Mai, đăng trên Tạp chí Khoa học giáo dục, số 57, tháng 6 năm 2010 [45, tr 55-57];
“Một số biện pháp phối hợp đào tạo giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp” của
Lương Thị Tâm Uyên, đăng trên Tạp chí Khoa học giáo dục số 78, 2012, [68; tr 35-39]
+ Một số đề tài luận án tiến sĩ đã nghiên cứu về vấn đề hợp tác của cơ
sở đào tạo với với doanh nghiệp; trong đó tập trung vào nghiên cứu cơ sở lý luận
của vấn đề nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo và sử dung nguồn nhân lực. Cụ thể: Luận án tiến sĩ
chuyên ngành quản lý giáo dục của Trần Khắc Hoàn với đề tài “Kết hợp đào tạo tại
trường và doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay” bảo vệ tại Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2006 [32] đã nêu lên
cơ sở lý luận và thực tiễn việc kết hợp đào tạo nghề tại nhà trường với đào tạo tại
doanh nghiệp; từ đó đề ra các giải pháp kết hợp đó để nâng cao chất lượng đào tạo
nghề. Luận án tiến sĩ chuyên ngành lý luận và lịch sử giáo dục của Nguyễn Văn
Anh với đề tài “Phối hợp đào tạo giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp trong khu
công nghiệp” bảo vệ tại Viện Khoa học giáo dục Việt Nam năm 2009 [3] đã nêu lên
sự cần thiết phải phối đào tạo giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp, các nội dung
cần phố hợp và phương thức phối hợp để mang lại hiệu quả trên cơ sở đề xuất các
giải pháp thực thi. Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Xuân Hướng - RICARDO
thuộc Trường Đại học công lập Southern Luzon Philippines (trong Dự án hợp tác
với liên kết với Đại học Thái Nguyên của Việt Nam) - năm 2013 với đề tài “Tăng

cường hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp ở Hà Nội Việt Nam: Nghiên
cứu trường hợp của Trường Đại học Lao động - Xã hội (ULSA)” [38] đã chỉ ra những
kết quả nghiên cứu trường hợp trên cơ sở cơ sở lý luận, thực trạng và kinh nghiệm
từ các doanh nghiệp ở Hà Nội Việt Nam, từ đó định hướng được các giải pháp
15


nhằm tăng cường mối liên kết đó. Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản trị nhân lực
(Kinh tế lao động), mã số: 62.34.04.04 của Phạm Văn Nam với đề tài “Nâng cao
chất lượng đào tạo trình độ đại học thơng qua hợp tác giữa các trường đại học khối
kinh tế và doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội” bảo vệ tại Viện Đào tạo sau đại học
thuộc Đại học Kinh tế quốc dân năm 2014 [49] đã làm rõ các phương thức nâng cao
chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa các trường đại học khối
kinh tế và doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội bằng các giải pháp quản trị trên cơ sở
phân tích các luận cứ, luận chứng khoa học về vấn đề hợp tác đó trong bối cảnh
phát triển KT-XH hiện nay. Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục, mã số
62.14.01.14 của Nguyễn Phan Hòa, bảo vệ năm 2014 tại Viện Khoa học giáo dục
Việt Nam với đề tài “Quản lý liên kết đào tạo giữa cơ sở dạy nghề với doanh
nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh” [31] đã phân tích cụ thể về nguyên tắc, nội
dung, lợi ích trong liên kết đào tạo; mục đích, mơ hình, hình thức, nội dung, cách
thức tổ chức, điều kiện đảm bảo, các yếu tố ảnh hưởng và đánh giá trong quản lý
liên kết đào tạo giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp, chỉ ra thực trạng và đề xuất
các giải pháp quản lý liên kết đào tạo giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp tại
thành phố Hồ Chí Minh. Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục, mã số
62.14.01.14 của Nguyễn Tuyết Lan, bảo vệ năm 2015 tại Viện Khoa học giáo dục
Việt Nam với đề tài “Quản lý liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề với
doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực” [41] đã xây
dựng hệ thống lý luận về liên kết đào tạo và quản lý liên kết đào tạo giữa trường cao
đẳng nghề với doanh nghiệp theo cách tiếp cận quản lý quá trình đào tạo CIPO: điều
tiết tác động từ “bối cảnh”- C (Context); thúc đẩy phát triển “đầu vào”- I (Input);

Điều khiển quá trình - P (Process) và giám sát đầu ra - O (Outcome).
1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý hợp tác của trường đại học với doanh
nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật điện tử, truyền thông
Từ việc dẫn chứng về các cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong
và ngoài nước đối với vấn đề hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp trong
một vài thập kỷ gần đây cho thấy có nhiều có nhiều cơng trình nghiên cứu về hợp
tác giữa trường đại học với doanh nghiệp với nhiều chủ thể hợp tác, nội dung hợp
16


×