Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Đánh giá hiện trạng xói lở bồi tụ tải cửa cổ lũy và cửa lở ở tỉnh Quảng Ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.19 MB, 113 trang )

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS Phạm Bá Trung

MỤC LỤC
MỤC LỤC..............................................................................................................1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG.....................................................................................5
DANH MỤC CÁC HÌ NH ẢNH............................................................................6
MỞ ĐẦU................................................................................................................8
A. PHẦN CHUNG...............................................................................................13
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT KHU VỰC NGHIÊN CỨU..................................14
1.1. Vị trí địa lý.....................................................................................................14
1.2. Đặc điểm địa lý tự nhiên...............................................................................15
1.2.1. Địa hình.................................................................................................15
1.2.2. Sông suối...............................................................................................15
1.2.3. Khí hậu..................................................................................................16
1.2.4. Thảm thực vật........................................................................................17
1.3. Đặc điểm kinh tế - nhân văn.........................................................................17
1.3.1. Dân cư....................................................................................................17
1.3.2. Kinh tế....................................................................................................18
1.3.3 Văn hóa – Y tế.........................................................................................18
1.3.4. Giao thông.............................................................................................18
CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT KHU VỰC....................20
2.1. Quá trình khảo sát địa vật lý – địa chất.......................................................20
2.1.1. Thời kỳ trước năm 1975........................................................................20
2.1.2. Thời kỳ sau năm 1975............................................................................22
2.2. Quá trình nghiên cứu tổng hợp về địa vật lý – địa chất..............................25
2.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đặc điểm địa hình, địa mạo.25
2.2.2. Các nghiên cứu về trầm tích Đệ Tứ........................................................28
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC...........................................31


3.1. Địa tầng.........................................................................................................31
3.2. Kiến tạo.........................................................................................................34

1
SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG NAM

MSSV: 1316150


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS Phạm Bá Trung

3.2.1. Vị trí kiến tạo, đứt gãy............................................................................34
3.2.2. Lịch sử phát triển kiến tạo.....................................................................35
3.3. Điạ ma ̣o.........................................................................................................35
3.3.1. Cơ sở lí thuyế t và các khái niê ̣m liên quan............................................35
3.3.2. Điạ ma ̣o khu vực....................................................................................37
B. PHẦN CHUYÊN ĐỀ......................................................................................39
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUÁ TRÌNH
XÓI LỞ - BỒI TỤ TẠI CỬA CỔ LŨY VÀ CỬA LỞ.......................................40
4.1. Đặc điểm hình thái địa hình khu vực bờ biển tỉnh Quảng Ngãi.................40
4.2. Đặc điểm hình thái địa hình khu vực bờ cửa Cổ Lũy và cửa Lở................44
4.3. Đặc điểm thủy thạch động lực......................................................................44
4.4. Đặc điể m thủy văn – hải văn........................................................................45
4.4.1. Sóng.......................................................................................................45
4.4.2. Thủy triều..............................................................................................54
4.4.3. Dòng chảy..............................................................................................56
4.4.4. Mực nước biể n dâng..............................................................................57
4.4.5. Bão và ATNĐ.........................................................................................60

4.5. Nguyên nhân, cơ chế xói lở - bồi tụ..............................................................62
4.5.1. Nguyên nhân.........................................................................................62
4.5.2. Cơ chế xói lở - bồi tụ..............................................................................65
4.5.3. Ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế dân sinh....................................67
CHƯƠNG 5 : HIỆN TRẠNG XÓI LỞ - BỒI TỤ TẠI CỬA CỔ LŨY
VÀ CỬA LỞ........................................................................................................68
5.1. Hiện trạng biến động bờ biển, tại cửa Cổ Lũy và cửa Lở từ năm 2000 2011......................................................................................................................68
5.1.1. Giai đoa ̣n năm 2000 – 2005...................................................................68
5.1.2. Giai đoa ̣n năm 20005 – 2011.................................................................72
5.2. Hiện trạng biến động bờ biển, tại cửa Cổ Lũy và cửa Lở từ năm 2011 2015......................................................................................................................76
5.3. Hiện trạng biến động bờ biển, tại cửa Cổ Lũy và cửa Lở từ năm 2015 2017......................................................................................................................80
2
SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG NAM

MSSV: 1316150


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS Phạm Bá Trung

5.3.1. Giai đoạn năm 2015 – 2016...................................................................80
5.3.2. Giai đoạn 05/2016 – 10/2016.................................................................84
5.3.2. Giai đoạn năm 2015 – 2017...................................................................87
5.4. Mức đô ̣ biế n đô ̣ng đường bờ biể n, tại cửa Cổ Lũy và cửa Lở trong giai
đoa ̣n từ năm 2000 – 2017.....................................................................................91
5.5. Các đề xuấ t giải pháp ứng phó và khắ c phu ̣c..............................................94
5.5.1. Giải pháp phi công trình........................................................................95
5.5.2. Giải pháp công trình..............................................................................96
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................98

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................101
PHỤ LỤC...........................................................................................................103

3
SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG NAM

MSSV: 1316150


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS Phạm Bá Trung

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATNĐ

Áp thấ p nhiê ̣t đới

BĐKH

Biế n đổ i khí hâ ̣u

BNTKĐ

Bán nhâ ̣t triề u không đề u

DSAS

The Digital Shoreline Analysis System (Hê ̣ thố ng phân tić h số liê ̣u
đường bờ)


E

East (Hướng Đông)

ENVI

The Environment for Visualizing Images (Phần mềm xử lý ảnh
viễn thám)

GIS

Geographic Information System (Hệ thống thông tin địa lý)

GMĐB

Gió mùa Đông Bắ c

GMTN

Gió mùa Tây Nam

Htb

Đô ̣ cao sóng trung bin
̀ h

Hx%

Đô ̣ cao sóng hiê ̣u du ̣ng với xác suấ t x% vươ ̣t qua đươ ̣c


HTNĐ

Hô ̣i tu ̣ nhiê ̣t đới

IPCC

Intergovernmental Panel on Climate Change (Ban liên chính phủ
về Biến đổi khí hậu)

LRR

Linear Regression Rate (Tốc độ bồi hoặc xói tuyến tính)

NDVI

Normalized difference vegetation index (Chỉ số thực vâ ̣t)

N

North (Hướng Bắ c)

NOAA

National Oceanic and Atmospheric Administration (Cơ quan Khí
quyển và Đại dương Quốc gia, Hoa Kỳ)

PRECIS

Providing Regional Climates for Impacts Studies (Mô hình khí hậu

khu vực của Trung tâm Khí tượng Hadley, Vương quốc Anh)

RCP4.5

Kịch bản nồng độ khí nhà kính trung bình thấp

RCP8.5

Kịch bản nồng độ khí nhà kính cao

S

Southeast (Hướng Nam)

UBND

Ủy ban nhân dân

USGS

Cơ quan Địa chất Hoa Kỳ

W

West (Hướng Tây)
4

SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG NAM

MSSV: 1316150



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS Phạm Bá Trung

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Dữ liê ̣u ảnh viễn thám thu thâ ̣p...............................................................11
Bảng 1.1: Thống kê tọa độ các mốc ranh giới......................................................15
Bảng 1.2: Diện tích, dân số và mật độ dân số khu vực nghiên cứu năm 2015 phân
theo huyện/thành phố thuộc tỉnh Quảng Ngãi......................................................17
Bảng 4.1: Nguy cơ ngâ ̣p đố i với tin
̉ h Quảng Ngãi...............................................58
Bảng 4.2: Thố ng kê các cơn baõ và ATNĐ đổ bô ̣ vào ven biể n tỉnh Quảng Ngaĩ
từ năm 2000 – 2017, bán kiń h 100km tâm ta ̣i Tp.Quảng Ngaĩ ............................60
Bảng 5.1: Thố ng kê xói lở – bồ i tu ̣ giai đoa ̣n từ năm 2000 – 2005......................72
Bảng 5.2: Thố ng kê xói lở – bồ i tu ̣ giai đoa ̣n từ năm 2005 – 2011......................76
Bảng 5.3: Thố ng kê xói lở – bồ i tu ̣ giai đoa ̣n từ năm 2011 – 2015......................80
Bảng 5.4: Thố ng kê xói lở – bồ i tu ̣ giai đoa ̣n từ năm 2015 – 2016......................84
Bảng 5.5: Thố ng kê xói lở – bồ i tu ̣ giai đoa ̣n từ 05/2016 – 10/2016...................87
Bảng 5.6: Thố ng kê xói lở – bồ i tu ̣ giai đoa ̣n từ năm 2015 – 2017......................91
Bảng 5.7: Thố ng kê mức đô ̣ biế n đô ̣ng đường bờ biể n giai đoa ̣n từ năm 2000 –
2017......................................................................................................................94

5
SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG NAM

MSSV: 1316150



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS Phạm Bá Trung

DANH MỤC CÁC HÌ NH ẢNH
Hình 1.1: Vi ̣trí khu vực nghiên cứu.....................................................................14
Hin
̀ h 3.1: Bản đồ điạ chấ t khu vực nghiên cứu....................................................34
Hình 3.2: Sơ đồ biểu diễn các thuật ngữ về bờ biển được sử dụng......................37
Hình 4.1: Sơ đồ hình thái đường bờ tỉnh Quảng Ngãi..........................................43
Hình 4.2: Bản đồ địa hình đáy khu vực cửa Cổ Lũy – cửa Lở.............................47
Hình 4.3: Trường độ cao sóng trung bình (Htb) khu vực biển cửa Cổ Lũy – cửa
Lở (Gió NE, V=13m/s, T=24h)............................................................................48
Hình 4.4: Trường độ cao sóng trung bình (Htb) khu vực biển cửa Cổ Lũy – cửa
Lở (Gió E, V=13m/s, T=24h)...............................................................................50
Hình 4.5: Trường dòng chảy dọc bờ do sóng đổ nhào gây ra khu vực biển cửa Cổ
Lũy – cửa Lở (Gió E, V=13m/s, T=24h)..............................................................51
Hình 4.6: Trường độ cao sóng trung bình (Htb) khu vực biển cửa Cổ Lũy – cửa
Lở (Gió SE, V=13m/s, T=24h).............................................................................53
Hình 4.7: Biến trình mực nước triều tại Tam Quan tháng XII- 1999...................54
Hình 4.8: Biến trình mực nước triều tại Tam Quan tháng IX-2000.....................55
Hình 4.9: Biến trình mực nước triều tại Tam Quan tháng XI- 2000....................55
Hình 4.10: Biến trình mực nước triều tại Tam Quan tháng XII – 2000...............56
Hình 4.11: Trường dòng chảy dọc bờ do sóng đổ nhào gây ra khu vực biển cửa
Cổ Lũy – cửa Lở (Gió NE, V=13m/s, T=24h).....................................................57
Hình 4.12: Trường dòng chảy dọc bờ do sóng đổ nhào gây ra khu vực biển cửa
Cổ Lũy – cửa Lở (Gió SE, V=13m/s, T=24h)......................................................57
Hình 4.13: Bản đồ nguy cơ ngâ ̣p ứng với mực nước biể n dâng 100cm, tin
̉ h
Quảng Ngãi...........................................................................................................59

Hình 4.14: Sơ đồ đường đi của các cơn baõ và ATNĐ đổ bô ̣ vào ven biể n tỉnh
Quảng Ngaĩ từ năm 2000 – 2017, bán kin
́ h 100km tâm ta ̣i Tp.Quảng Ngaĩ ........61
Hình 5.1: Khu vực cửa Cổ Lũy (31/12/2000, Google Earth)...............................69
Hin
̀ h 5.2: Khu vực cửa Cổ Lũy (31/12/2005, Google Earth)...............................69
Hin
̀ h 5.3: Khu vực cửa Lở (31/12/2000, Google Earth).......................................70
Hình 5.4: Khu vực cửa Lở (31/12/2005, Google Earth).......................................70
6
SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG NAM

MSSV: 1316150


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS Phạm Bá Trung

Hin
̀ h 5.5: Sơ đồ xói lở – bồ i tu ̣ trong giai đoa ̣n từ năm 2000 – 2005...................71
Hình 5.6: Khu vực cửa Cổ Lũy (31/12/2005, Google Earth)...............................73
Hin
̀ h 5.7: Khu vực cửa Cổ Lũy (31/12/2011, Google Earth)...............................73
Hin
̀ h 5.8: Khu vực cửa Lở (31/12/2005, Google Earth)......................................74
Hình 5.9: Khu vực cửa Lở (31/12/2011, Google Earth).......................................74
Hin
̀ h 5.10: Sơ đồ xói lở – bồ i tu ̣ trong giai đoa ̣n từ năm 2005 – 2011.................75
Hình 5.11: Khu vực cửa Cổ Lũy (31/12/2011, Google Earth).............................77

Hin
̀ h 5.12: Khu vực cửa Cổ Lũy (31/12/2015, Google Earth).............................77
Hin
̀ h 5.13: Khu vực cửa Lở (31/12/2011, Google Earth).....................................78
Hình 5.14: Khu vực cửa Lở (31/12/2015 Google Earth)......................................78
Hin
̀ h 5.15: Sơ đồ xói lở – bồ i tu ̣ trong giai đoa ̣n từ năm 2011 – 2015.................79
Hình 5.16: Khu vực cửa Cổ Lũy (31/12/2015, Google Earth).............................81
Hin
̀ h 5.17: Khu vực cửa Cổ Lũy (31/12/2016, Google Earth).............................81
Hin
̀ h 5.18: Khu vực cửa Lở (31/12/2015, Google Earth).....................................82
Hình 5.19: Khu vực cửa Lở (31/12/2016, Google Earth).....................................82
Hin
̀ h 5.20: Sơ đồ xói lở – bồ i tu ̣ giai đoa ̣n từ năm 2015 – 2016..........................83
Hình 5.21: Sơ đồ xói lở – bồ i tu ̣ giai đoa ̣n từ 05/2016 – 10/2016........................86
Hin
̀ h 5.22: Khu vực cửa Cổ Lũy (31/12/2015, Google Earth).............................88
Hin
̀ h 5.23: Khu vực cửa Cổ Lũy (31/12/2016, Google Earth).............................88
Hình 5.24: Khu vực cửa Lở (31/12/2015, Google Earth).....................................89
Hin
̀ h 5.25: Khu vực cửa Lở (31/12/2016, Google Earth).....................................89
Hình 5.26: Sơ đồ xói lở – bồ i tu ̣ giai đoa ̣n từ năm 2015 – 2017..........................90
Hình 5.27: Mức đô ̣ biế n đô ̣ng đường bờ biể n giai đoa ̣n từ năm 2000 – 2017......93

7
SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG NAM

MSSV: 1316150



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS Phạm Bá Trung

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài khóa luận tốt nghiệp
Tỉnh Quảng Ngãi nằ m trong khu vực các tin
̉ h ven biể n miề n Nam Trung Bô ̣,
có đường bờ biển dài khoảng 130 km, gồ m các huyện ven biển như: Bình Sơn,
Sơn Tịnh, Tp Quảng Ngãi, Tư Nghĩa, Mộ Đức và Đức Phổ. Bờ biển Quảng Ngãi
bị chia cắt bởi các cửa sông và cửa đầm phá ven biển như: cửa Sa Cần, cửa Sa Kỳ,
cửa Cổ Lũy, cửa Lở, cửa Mỹ Á và cửa Sa Huỳnh.
Theo báo cáo của UBND tỉnh, trong năm 2012 chiều dài bờ biển bị xói lở gần
30km và có xu hướng tăng nhanh trong năm 2013 và những năm tiếp theo. Hiện
tượng xói lở bờ biển xảy ra ở các huyện ven biển, dọc hai bên sông; một số khu
vực đã có kè chắn sóng như Bình Châu, Bình Hải (Bình Sơn), Tịnh Kỳ (Tp. Quảng
Ngãi), Phổ Thạnh, Phổ Châu (Đức Phổ) nhưng xói lở vẫn xảy ra. Theo điều tra của
Chi cục Biển và Hải đảo, tình trạng xói lở ở một số khu vực cửa sông, ven biển
trong giai đoạn 1965 – 2013, có chiều dài trung bình từ 600 – 1.200m, mức độ ăn
sâu vào đất liền trung bình từ 20 – 25m. Tại khu vực Sa Cần, cửa Đại Cổ Lũy bị
bồi lấp gây khó khăn cho các tuyến giao thông đường thuỷ, cản trở ghe tàu ra vào
tránh gió bão, ATNĐ, khả năng tiêu thoát nước lũ trong mùa mưa. Những năm gần
đây dưới tác động của hiện tượng BĐKH toàn cầu mưa và bão diễn ra với cường
độ lớn và tập trung trong một thời gian ngắn nên hầu hết các khu vực cửa sông,
đầm phá ven biển bị tác động đồng thời của sóng lớn, nước dâng ở bên ngoài và
lũ, lụt ở bên trong dẫn đến xói lở - bồi tụ bờ biển, biến đổi luồng lạch, đồng thời
khu vực cửa sông - đầm phá là nơi tập trung dân cư đông đúc, nơi phát triển mạnh

các ngành kinh tế biển (khai thác, nuôi trồng thủy sản) và giao thông buôn bán.
Chính vì thế , luận văn nghiên cứu: “Hiê ̣n tra ̣ng xói lở - bồi tụ tại cửa Cổ Lũy và
cửa Lở, tỉnh Quảng Ngãi” nhằ m đánh giá hiện trạng và nguyên nhân, cơ chế của
quá trình xói lở - bồi tụ làm biế n đổ i đới bờ, phục vụ cho công tác ứng phó, khắ c
phu ̣c kip̣ thời bảo toàn đới bờ của tỉnh.
2. Đố i tươ ̣ng, mục tiêu, nô ̣i dung của khóa luận
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

8
SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG NAM

MSSV: 1316150


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS Phạm Bá Trung

Cửa sông ven bờ tỉnh Quảng Ngãi, ta ̣i khu vực các huyê ̣n ven biể n: Tp Quảng
Ngãi, Sơn Tinh,
̣ Tư Nghĩa, Mô ̣ Đức.
Mu ̣c tiêu
Xác định nguyên nhân, tìm hiểu quy luật chung về hiện tượng biến động luồng
lạch, dịch chuyển cửa sông, đề xuất các biện pháp bảo vệ. Xây dựng cơ sở khoa
học, đề xuất hướng quy hoạch lãnh thổ để phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho
địa phương của tỉnh.
Nô ̣i dung
Thu thập, tham khảo các số liê ̣u, phân tić h, xác định hiê ̣n tra ̣ng và các nguyên
nhân gây ra quá trình xói lỡ – bồ i tu ̣ làm biế n đổ i đới bờ.
So sánh theo từng giai đoa ̣n để xác định xu hướng biế n đổ i đới bờ.

Đề xuấ t các giải pháp ứng phó, khắ c phu ̣c kip̣ thời để bảo toàn đới bờ khu vực,
phu ̣c vu ̣ cuô ̣c số ng nhân dân và giải quyế t các vấ n đề kinh tế xã hô ̣i.
3. Ý nghiã khoa ho ̣c và thực tiễn
Đối với nơi ứng dụng kết quả nghiên cứu: Nâng cao năng lực và sự hiểu biết
về biế n đổ i đới bờ; đẩy mạnh các hoạt động phòng chống, quản lý thiên tai.
Địa phương tại khu vực nghiên cứu có cơ sở khoa học để đưa ra các định
hướng, chính sách, kế hoạch hành động và giải pháp ứng phó phục vụ phát triển
bền vững và bảo vệ môi trường đới bờ.
Đối với kinh tế - xã hội và môi trường: Kết quả của đề tài góp phần giúp các
nhà quản lý dễ dàng nắm bắt, quản lý các thiên tai khu vực ven bờ, từ đó có những
chính sách, giải pháp để ứng phó kip̣ thời, khắ c phu ̣c hâ ̣u quả và hạn chế các tổn
thất, thiệt hại về tài sản do thiên tai gây ra.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu.
Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu bằ ng viễn thám (ENVI), GIS và ArcGIS:
-

Viễn thám (ENVI): Xử lí dữ liê ̣u ảnh -> Nắ n chỉnh các ảnh năm 2000,
2005, 2011, 2015 theo ảnh gố c 2017 với cùng hê ̣ quy chiế u WGS84 –
UTM, khu vực N49.

-

ArcGIS: Xử lí so ̣c (Fill gaps) -> Cắ t ảnh (Clip) theo khu vực nghiên cứu > Tổ hơ ̣p ảnh viễn thám và tách đường bờ (Shoreline Extraction, NDVI) 9

SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG NAM

MSSV: 1316150



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS Phạm Bá Trung

> Chuyể n đổ i raster sang vector -> Tin
́ h toán biế n đô ̣ng từ phân tích DSAS
-> Thố ng kê sự biế n đô ̣ng bằ ng chỉ số LRR. (Phụ lục – 1.)
-

GIS: Chuyể n đổ i dữ liê ̣u sang Mapinfo -> Lâ ̣p sơ đồ xói lở – bồ i tu ̣, sơ đồ
mức đô ̣ biế n đô ̣ng đường bờ theo các giai đoa ̣n -> Thố ng kê dữ liê ̣u các
khu vực biế n đô ̣ng.

Phương pháp luận giải và viết báo cáo.
5. Cơ sở tài liêụ của khóa luâ ̣n
Khóa luận được thực hiện dựa trên cơ sở dữ liệu được thu thập, lưu trữ tại Viê ̣n
Hải Dương ho ̣c Nha Trang và được phép sử dụng dữ liệu đó vào khóa luận. Ngoài
ra còn có các tài liệu tham khảo khác. Cu ̣ thể như sau:
-

Niên giám thống kê, Cổ ng thông tin điê ̣n tử tỉnh Quảng Ngaĩ và các huyện,
thành phố năm 2015.

-

Các nghiên cứu về xói lở - bồi tụ, đới ven biển Việt Nam và tại khu vực
nghiên cứu.

-


Các nghiên cứu về biến động đường bờ, tai biến xói lở - bồi tụ có sử dụng
công nghệ viễn thám đới ven biển Việt Nam và tại khu vực nghiên cứu.

-

Những tài liệu về phần mềm ENVI, GIS, ArcGIS và dữ liệu ảnh Landsat.

-

Các bản đồ, sơ đồ về điạ hin
̀ h, đường bờ, sóng, gió,.. tại khu vực nghiên
cứu – Phòng Điạ chấ t Biể n (Viê ̣n Hải Dương ho ̣c Nha Trang).

-

Các tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường, đánh giá tác động môi trường,
kich
̣ bản BĐKH,...

-

Nguồn dữ liệu ảnh Landsat thu thập trong giai đoạn 2000 đến 2017 được
lấ y từ trang web của Cơ quan Địa chất Hoa Kỳ (USGS)
( Ảnh được chụp vào khoảng thời gian từ 2
giờ – 3 giờ chiều theo giờ địa phương:

10
SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG NAM

MSSV: 1316150



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS Phạm Bá Trung

Bảng 1: Dữ liê ̣u ảnh viễn thám thu thâ ̣p
Độ
STT

Loại ảnh

Mã ảnh

Thời gian

Chất

phân

chụp

lượng

giải
(m)

1

L7 ETM


LE71240502000128SGS00

07/05/2000

7

30

2

L7 ETM

LE71240502005125EDC01

05/05/2005

7

30

3

L7 ETM

LE71240502011126SGS00

06/05/2011

7


30

LC81240502015129LGN01

09/05/2015

8

30

LC81240502016132LGN01

11/05/2016

8

30

LC81240502016276LGN01

02/10/2016

8

30

LC81240502017070LGN00

11/03/2017


8

30

4

5

6

7

L8
OLI/TIRS
L8
OLI/TIRS
L8
OLI/TIRS
L8
OLI/TIRS

6. Cấu trúc của khóa luận
LỜI MỞ ĐẦU.
A. PHẦN CHUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT KHU VỰC NGHIÊN CỨU.
CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT KHU VỰC.
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC.
B. PHẦN CHUYÊN ĐỀ
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUÁ TRÌNH XÓI

LỞ - BỒI TỤ TẠI CỬA CỔ LŨY VÀ CỬA LỞ.
CHƯƠNG 5: HIỆN TRẠNG XÓI LỞ - BỒI TỤ TẠI CỬA CỔ LŨY VÀ CỬA
LỞ.
CHƯƠNG 6: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VÀ KHẮC PHỤC.
11
SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG NAM

MSSV: 1316150


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS Phạm Bá Trung

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
PHỤ LỤC.
Trong thời gian thực tập, làm báo cáo vẫn không tránh khỏi những sai sót và
hạn chế do kiến thức chuyên môn còn hạn he ̣p, nguồn tài liệu thu thập chưa đầy
đủ, không thể tránh khỏi những thiếu sót về cả nội dung lẫn hình thức, kính mong
quý Thầy Cô và bạn đọc góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn.

12
SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG NAM

MSSV: 1316150


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


GVHD: ThS Phạm Bá Trung

A. PHẦN CHUNG

13
SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG NAM

MSSV: 1316150


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS Phạm Bá Trung

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Vị trí địa lý
Quảng Ngãi trải dài từ 14°32′ đến 15°25′ vi ̃ đô ̣ Bắc, từ 108°06′ đến 109°04′
kinh đô ̣ Đông, tựa vào dãy núi Trường Sơn hướng ra Biển Đông với chiều dài bờ
biển 130 km, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Bình Định, phía
Tây giáp tỉnh Kon Tum, phía Đông giáp Biển Đông, ngoài ra Quảng Ngãi còn giáp
giới với tỉnh Gia Lai theo hướng cực Tây Nam, đoạn này dài trên dưới 10 km nằm
giữa vườn quốc gia Kon Chư Răng. Nằm ở vị trí trung độ của cả nước, Quảng Ngãi
cách thủ đô Hà Nội 890 km về phía Bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh 824 km
về phía Nam theo đường Quốc lộ 1A.

Hình 1.1: Vi ̣ trí khu vực nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu ta ̣i cửa Cổ Lũy (sông Trà Khúc) và cửa Lở (sông Vê ̣)
thuô ̣c các huyê ̣n Sơn Tinh,
̣ Tư Nghiã , Mô ̣ Đức và thành phố Quảng Ngaĩ .
14

SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG NAM

MSSV: 1316150


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS Phạm Bá Trung

Vị trí khu vực nghiên cứu được giới hạn bởi 04 điểm có tọa độ như sau:
Bảng 1.1: Thống kê tọa độ các mốc ranh giới
STT

ĐIỂM

Vi ̃ đô ̣ (N)

Kinh đô ̣ (E)

1

1

15°10'14.71"

108°54'52.19"

2

2


15°10'14.71"

108°52'8.85"

3

3

15° 4'15.88"

108°52'8.85"

4

4

15° 4'15.88"

108°54'52.19"

1.2. Đặc điểm địa lý tự nhiên
1.2.1. Địa hình
Quảng Ngãi có địa hình tương đối phức tạp, có xu hướng thấp dần từ Tây sang
Đông với các dạng địa hình đồi núi, đồng bằng ven biển, phía Tây của tỉnh là sườn
Đông của dãy Trường Sơn, tiếp đến là địa hình núi thấp và đồi xen kẽ đồng bằng,
có nơi núi chạy sát biển.
Trong khu vực nghiên cứu, phần lớn khu vực bờ biển đều thấp thuộc kiểu bờ
khu vực đồng bằng hạ lưu của các con sông cỡ vừa và nhỏ, có diện tích lưu vực
dưới 3.500 km2 (sông Trà Khúc, sông Vệ). Địa hình bề mặt đồng bằng thoải và

thấp dần từ Tây sang Đông, có độ cao từ 30m – 1m. Trong khu vực có đặc điểm
sự hiện diện của các dải cát cao song song với đường bờ giữ vai trò như những đê
cát chắn sóng tự nhiên, bảo vệ phần đất phía sau các cồn cát. Ngoài ra, vùng cát ven
biển còn có kiểu địa hình thấp rất đặc trưng, đó là dạng đầm lầy cửa sông bị bồi lấp
(liman) và các đầm phá ven biển (lagoon). Bề mặt địa hình nhiều nơi bằng phẳng, trải
trên diện rộng (Sơn Tinh,
̣ Mộ Đức) là những nơi có bãi cát điển hình nhất.
1.2.2. Sông suối
Trên toàn tin̉ h Quảng Ngãi có 4 con sông lớn là Trà Bồng, Trà Khúc, sông Vệ
và sông Trà Câu. Các con sông này có đặc trưng chung đều có hướng chảy vĩ tuyến
hoặc á vĩ tuyến, phân bố khá đều trên khu vực đồng bằng Quảng Ngãi. Đă ̣c điể m
của 2 con sông chiń h trong khu vực nghiên cứu:
1. Sông Trà Khúc
Nằm ở gần giữa tỉnh, sông Trà Khúc là sông lớn có lượng nước dồi dào nhất
so với các sông khác trong toàn tỉnh. Ở thượng nguồn sông có 3 nhánh sông: sông
Rhe, sông Rinh, sông Xà Lò; từ các hướng khác nhau cùng hợp nước ở các xã Sơn
15
SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG NAM

MSSV: 1316150


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS Phạm Bá Trung

Trung, Sơn Hải, phía Đông Nam huyện Sơn Hà, và đoạn sông này người ta thường
gọi là sông Hải Giá, chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc đến Thạch Nham (giáp
giới 3 huyện Sơn Hà, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa). Sông Trà Khúc ở các hợp lưu thượng
nguồn sông đào lòng nước dữ dội qua các thung lũng, đến hạ lưu nước vẫn chảy

rất xiết cho đến khi đổ nước ra cửa Cổ Lũy. Sông Trà Khúc có độ dài khoảng 135
km, trong đó có khoảng 2/3 chiều dài sông chảy qua khu vực núi và rừng rậm, có
độ cao 200 - 1.000 m, phần còn lại chảy qua khu vực đồng bằng. Sông Trà Khúc
có diện tích lưu vực khoảng 3.240 km2, trong khu vực nghiên cứu, khu vực ha ̣ lưu
sông thuô ̣c các huyện Tư Nghĩa, thành phố Quảng Ngaĩ , một phần huyện Sơn Tịnh,
nơi đất canh tác và đồng bằng trồng lúa chiếm diện tích khá lớn.
2. Sông Vệ
Bắt nguồn từ rừng núi phía Tây của huyện Ba Tơ. Sông chảy theo hướng Tây
Nam - Đông Bắc, giữa các huyện Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, Mộ Đức đổ ra biển Đông
tại cửa Cổ Lũy và cửa Đức Lợi. Sông dài khoảng 90 km, trong đó có 2/3 chiều dài
chảy trong khu vực núi có độ cao 100 - 1.000 m. Các phụ lưu không lớn, đáng kể
là: Sông Liên, sông Tô, sông Mễ. Cuối nguồn, sông Vệ đổ ra cửa Lở và cửa Cổ
Lũy. Sông Vệ có diện tích lưu vực 1.260 km2, trong khu vực nghiên cứu, khu vực
ha ̣ lưu sông thuô ̣c huyện Mộ Đức và một phần nhỏ diện tích của huyện Tư Nghĩa.
Độ cao trung bình lưu vực khoảng 170 m, mật độ lưới sông 0,79 km/km2, khu vực
hạ lưu chủ yếu là khu vực đất canh tác nông nghiệp.
1.2.3. Khí hậu
Khí hậu ở Quảng Ngãi là khí hậu nhiệt đới và gió mùa, nên nhiệt độ cao và ít
biến động. Chế độ ánh sáng, mưa ẩm phong phú, nhiệt độ trung bình 25 26,9°C. Khí hậu nơi đây phân hóa thành 2 mùa rõ rệt, gồm mùa mưa và mùa khô.
Khu vực nghiên cứu thuô ̣c khu vực khí hâ ̣u mang tính chấ t đồ ng bằ ng duyên
hải ven biể n, có tổ ng nhiê ̣t đô ̣ năm trên 9.000oC, tổ ng lươ ̣ng bức xa ̣ trên 140
Kcal/cm2/năm và tổ ng số giờ nắ ng trên 2.100 giờ nắ ng/năm.
Tổng lượng mưa trung bình năm phổ biến ở khu vực đồng bằng ven biển dưới
2.000 mm. Khu vực nghiên cứu nằ m trong khu vực it́ mưa nhấ t của tin
̉ h, lươ ̣ng
mưa chủ yế u tâ ̣p trung từ tháng 9 đế n tháng 12, chiế m 70 – 80% tổ ng lươ ̣ng mưa

16
SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG NAM


MSSV: 1316150


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS Phạm Bá Trung

năm; nên thường gây nên lũ lu ̣t, ngâ ̣p úng do mưa liên tu ̣c, kéo dài trong 5 – 7
ngày, kèm theo thời tiế t giá la ̣nh, gió bấ c.
Thường từ tháng 9 trở đi baõ và ATNĐ sẽ ảnh hưởng đế n khu vực. Baõ có xu
hướng đổ bô ̣ trực tiế p và gián tiế p vào khu vực khoảng 4,28 cơn/năm. [9]
1.2.4. Thảm thực vật
Theo Niên giám Thố ng kê tin
̉ h Quảng Ngãi 2015 thì trong số 515.249 ha đất
tự nhiên có 299.234 ha đất lâm nghiệp; trong đó đất rừng sản xuấ t là 167.059 ha
và đấ t rừng phòng hô ̣ là 132.175 ha, phân bố ở hầu hết các huyện miền núi. [20].
Khu vực ven biể n với mô ̣t số loài thực vâ ̣t có giá tri ̣ kinh tế đă ̣c trưng như rong
mơ, rong đông, rong mứt, rong câu chân vit,̣ rong câu chỉ vàng,... [9]
1.3. Đặc điểm kinh tế - nhân văn
1.3.1. Dân cư
Bảng 1.2: Diện tích, dân số và mật độ dân số khu vực nghiên cứu năm 2015 phân
theo huyện/thành phố thuộc tỉnh Quảng Ngãi [20]
Diêṇ tích

Dân số trung bin
̀ h

Mâ ̣t đô ̣ dân số

(km2)


(người)

(người/km2)

5.152,49

1.247,644

242

1.893,74

1.018,334

538

1. Tp.Quảng Ngãi

156,85

249.840

1.593

2. Huyêṇ Bin
̀ h Sơn

466,22


178.689

383

3. Huyêṇ Sơn Tinh
̣

243,10

96.777

398

4. Huyêṇ Tư Nghiã

206,29

129.835

629

5. Huyêṇ Nghiã Hành

234,40

91.112

389

6. Huyêṇ Mô ̣ Đức


214,01

127.809

597

7. Huyêṇ Đức Phổ

372,88

144.272

387

II. Khu vực miền núi

3.248,35

210.015

65

8. Huyêṇ Trà Bồ ng

421,50

31.494

75


9. Huyêṇ Tây Trà

338,46

18.818

56

10. Huyêṇ Sơn Trà

752,11

70.933

94

Khu vực
TỔNG SỐ TOÀ N
TỈ NH
I. Khu vực đồ ng bằ ng

17
SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG NAM

MSSV: 1316150


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


GVHD: ThS Phạm Bá Trung

11. Huyêṇ Sơn Tây

381,49

18.621

49

12. Huyêṇ Minh Long

217,23

16.779

77

1.137,56

53.370

47

III. Khu vực hải đảo

10,40

19.295


1.856

14. Huyêṇ Lý Sơn

10,40

19.295

1.856

13. Huyêṇ Ba Tơ

Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 31 tháng 12 năm
2015, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 29 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống, trong
đó dân tộc Kinh chiếm đông nhất với 1.055.154 người, thứ hai là người Hrê với
115.268 người, thứ ba là người Co với 28.110 người, người Xơ Đăng có 17.713
người, cùng với các dân tộc ít người khác như Hoa, Mường, Tày, Thái.
1.3.2. Kinh tế
Tỉnh Quảng Ngãi nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung được
Chính phủ chọn khu vực Dung Quất để xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của cả
nước, góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh
tế tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong khu vực nghiên cứu thuô ̣c
điạ bàn trung tâm của tỉnh – thành phố Quảng Ngaĩ và các huyê ̣n đồ ng bằ ng ven
biể n nề n kinh tế chủ yế u phát triể n dựa vào nông nghiê ̣p và thủy hải sản.
1.3.3 Văn hóa
Quảng Ngãi là mảnh đất có bề dày lịch sử về văn hóa Sa Huỳnh và Văn hóa
Chăm Pa, đặc biệt là hệ thống thành lũy Chàm. Bên cạnh đó là hai danh thắng nổi
tiếng "núi Ấn, sông Trà". Mô ̣t số lễ hội như Lễ hội nghinh cá Ông, Lễ khao lề thế
lính Hoàng Sa (Lý Sơn), Lễ hội đâm trâu, Lễ hội cầu ngư, Lễ hội đua thuyền,...
1.3.4. Giao thông

Quảng Ngãi là đầu mối giao thông quan trọng xuyên suốt trên địa bàn tỉnh,
có Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam chạy qua tỉnh. Trong đó chiều dài Quốc lộ
1A qua tỉnh dài 98 km. Quốc lộ 24 nối liền Quốc lộ 1A đoạn qua Thạch Trụ,
huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi với Kon Tum dài 69 km và Quốc lộ 24B dài
18 km, đây là tuyến giao thông quan trọng đối với Kon Tum và Quảng Ngãi trong
quan hệ kinh tế, văn hoá giữa duyên hải và Tây Nguyên, giao lưu trao đổi hàng
hoá, phát triển kinh tế miền núi gắn với an ninh quốc phòng.

18
SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG NAM

MSSV: 1316150


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS Phạm Bá Trung

Ngoài ra, với bờ biển dài 130 km, Quảng Ngãi có nhiều cửa sông, cảng biển
nhỏ như Sa Kỳ, Sa Cần, Bình Châu, Mỹ Á,… có tiềm năng về giao thông đường
thủy, thương mại và du lịch.

19
SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG NAM

MSSV: 1316150


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


GVHD: ThS Phạm Bá Trung

CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT KHU VỰC
2.1. Quá trình khảo sát địa vật lý – địa chất
Khu vực biển nước ta rất rộng lớn, qua các thời đại, việc điều tra nghiên cứu
biển trong đó có nghiên cứu địa chất biển luôn được chú trọng. Ngay từ thời đại
phong kiến, các triều vua cũng đã tìm kiếm về đường biển, các đảo. Thời kỳ Pháp
thuộc cũng rất chý ý khảo sát biển. Sau Cách mạng tháng 8 và nhất là sau 1954
công việc nghiên cứu biển đã được tiến hành với các quy mô khác nhau. Tuy nhiên
sau năm 1975 đến nay công tác này mới được đẩy mạnh. Có thể chia quá trình
khảo sát địa vật lý và địa chất biển Việt Nam thành hai giai đoạn trước 1975 và
sau năm 1975.
2.1.1. Giai đoạn trước năm 1975.
Biển Đông của Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học
từ nhiều năm nay. Trước Cách mạng tháng 8 -1945, với sự thành lập Viện Hải
Dương học Đông Dương (1922), một số hoạt động khảo sát khu vực biển đã được
tiến hành. Từ năm 1923 – 1927 tàu De Lanessan (Pháp đã thực hiện các cuộc điều
tra xác định độ sâu đánh biển và thu mẫu đáy ở Vịnh Bắc Bộ và nhiều điểm khác
ở Biển Đông. Năm 1930 người Pháp đã tiến hành đo đạc độ sâu, khảo sát địa hình
các khu vực biển nông ven bờ như Vịnh Bắc Bộ, Vịnh Thái Lan, các đảo Hoàng
Sa, Trường Sa, Phú Quốc… Năm 1949, hải quân Mỹ lập bản đồ đáy biển và
Shepard F.D đã có những đóng góp đầu tiên về nghiên cứu trầm tích Biển Đông.
Các khảo sát đại vật lý – địa chất biển được tiến hành từ đầu những năm 50
sông chỉ được triển khai quy mô từ sau khi phát hiện được triển vọng dầu khí.
Các công trình nghiên cứu địa vật lý – địa chất khu vực thềm lục địa phía Bắc
được khởi đầu bằng chương trình điều ra cơ bản tổng hợp ở khu vực Vịnh Bắc Bộ
(1959 – 1963), lần đầu tiên đã khảo sát có hệ thống địa chất tầng mặt và thu thập
các mẫu đáy. Năm 1963, Eemy cũng đã tiến hành nghiên cứu khu vực biển Nam
Việt Nam song vẫn chưa đồng bộ. Việc điều tra địa chất, địa hình khu vực ven bờ
khu vực Đầm Hà – Móng Cái (1967 – 1969) và khu vực ven bờ Quảng Ninh – Hải

Phòng (1971 – 1972) đã được Viện Nghiên Cứu biển tiến hành. Một số hoạt động
về khảo sát công trình xây dựng cầu cảng, chính trị luồng lạch… được Công ty
khảo sát thiết kế đường bộ tiến hành (1959 – 1975) …
20
SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG NAM

MSSV: 1316150


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS Phạm Bá Trung

Trên phạm vi thềm lục địa phía Nam, chương trình điều tra cơ bản NAGA
(1959 – 1961) với sự phối hợp giữa chính quyền miền Nam và Viện Hải Dương
Học Scrips California đã cho những số liệu quý về điều kiện tự nhiên, địa hình đáy
biển, vật lý thủy văn… Trong các năm 1967 – 1969 đã triển khải các khảo sát địa
vật lý do Hải quân Mỹ tiến hành. Năm 1967, Hải quân Mỹ đã đo từ hàng không
trên toàn bộ lãnh thổ và khu vực ven biển miền Nam Việt Nam. Năm 1968, không
quân Mỹ đo từ hàng không đồng bằng sông Cửu Long và ven biển.
Trong hai năm 1969 – 1970, Công ty Ray Geophysical Mandrel (Mỹ) đã thăm
dò địa chất kết hợp với đo từ và trọng lực ở Đông Nam thềm lục địa (phía Nam vĩ
tuyến 10030’). Các kết quả đạt được cho phép xây dựng các bản đồ tỷ lệ 1:500.000
và là cơ sở để phân chia các lô đấu thầu khảo sát thềm lục địa Nam Việt Nam.
Năm 1973 – 1974, các công ty Sunning Dale, Mobil, Esso, Peeten, Union
Texas, Marahon đã tiếp tụ các khảo sát trên diện tích 13 lô và đã phát hiện các cấu
tạo có triển vọng dầu khí trong trầm tích Miocen và Oligocen. Công ty Mobil đã
khoan 2 giếng khoan vào tháng 9 năm 1974 trong đó có giếng khoang Bạch Hổ
sâu 3062m là giếng khoang tìm thấy dầu đầu tiên ở Việt Nam. Năm 1974, công ty
Western Atlas (Mỹ) đã hoàn thành đề án đo địa vật lý và bắt đầu khoan thăm dò

dầu khí ở khu vực biển bắc Trung Bộ - Hoàng Sa. Các kết quả nghiên cứu đã phân
chia các đới cấu trúc địa chất khu vực thềm và sườn lục địa Bắc Trung Bộ.
Các khảo sát khu vực biển khơi và các quần đảo có được tiến hành song còn
rời rạc, đó là khảo sát của tàu Galathea (Thụy Điển, 1951), Challenger II (Anh,
1952), Sbokallsi (Liên Xô, 1961). Việc khai thác phosphorit được tiến hành ở đảo
Song Tử Tây thuộc Trường Sa trước 1930 (Krempf, 1930), các khảo sát địa chất
về quần đảo Hoàng Sa được công bố khá sớm (Saurin, 1955, 1957, 1958). Các
khảo sát địa vật lý – địa chất trên khu vực quần đảo Trường Sa và khu vực nước
sâu cũng được bắt đầu từ năm 1967 do cơ quan Hải Dương học của Hải quân Mỹ
tiến hành (Parker, 1971, 1974).
Nói chung, các khảo sát địa chất – địa vật lý thời kỳ trước 1975 có thể coi là
giai đoạn đầu của hoạt động điều tra nghiên cứu biển ở nước ta. Các kết quả đạt
được đã cho những tài liệu bước đầu rất đáng quý về điều kiện tự nhiên, địa hình

21
SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG NAM

MSSV: 1316150


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS Phạm Bá Trung

đáy biển… tuy nhiên các khảo sát này thường có quy mô hẹp, mức độ khảo sát còn
sơ lược.
2.1.2. Giai đoạn sau năm 1975
Từ sau 1975, bắt đầu một giai đoạn mới của đất nước thống nhất, công tác
khảo sát địa vật lý – địa chất biển được đẩy mạnh trong phạm vi cả nước. Bên cạnh
các hoạt động của các ngành như khảo sát tiềm năng khoáng sản biển đới ven bờ

(Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam), tìm kiếm thăm dò dầu khí (Tổng Công
ty Dầu khí), khảo sát đáy biển và cấu trúc sâu (Trung tâm Khoa học tự nhiên và
Công nghệ Quốc gia), nhà nước đã có chủ trương xây dựng các chương trình khoa
học công nghệ cấp nhà nước với sự tham gia đông đảo của các cơ quan, nhà khoa
học nghiên cứu biến cả nước. Các hình thức liên kết và hợp tác quốc tế đẩy mạnh
các nghiên cứu biển, đặc biệt trong lĩnh vực thăm dò dầu khí được tăng cường.
Năm 1976, công ty CGG đã khảo sát địa chấn vùng đồng bằng sông Cửu Long
và khu vực ven biển. Năm 1978, công ty GECO đã khảo sát gần 12.000 km tuyến
địa vật lý ở khu vực các lô 09, 19, 20, 21 và khảo sát tỷ mỉ trên một số cấu tạo như
ở mở Bạch Hổ. Kết quả nghiên cứu của GECO cho phép thành lập các sơ đồ cấu
tạo tỷ lệ 1:25000; 1:50.000 trong khu vực nghiên cứu và trên cấu tạo Bạch Hổ tỷ
lệ 1:25.000.
Cùng trong năm 1978, các công ty DEMINEX, AGIP, và BOW VALLEY
cũng đã tiến hành đo hàng ngàn km tuyến địa vật lý trên các lô 15, 04, 12, 28, 29.
Một loạt các giếng khoan thăm dò đã được tiến hành như các GK 15A-1X, 15B1X, 15C1X, 15G-1X (lô 15); 12A-1X, 12B-1X, 12C-1X (lô 12); 04A-1X, 04B1X, 04B-2X (lô 4); 28A-1X (lô 28) và 29A-1X (lô 29). Các kết quả khảo sát địa
vâ ̣t lý và khoan của các công ty này đã cho những số liệu quan trọng không chỉ
khẳng định tính chất phức tạp của cấu trúc địa chất và bước đầu đánh giá tiềm năng
dầu khí trong khu vực nghiên cứu mà còn có thêm các thông tin về đặc điểm địa
chất ở phần nông.
Trong những năm 1979, 1987, với sự hợp tác của Liên Xô (cũ), tàu POISK đã
khảo sát địa vật lý ở khu vực Vịnh Thái Lan, bồn trũng Cửu Long và Nam Côn
Sơn, tàu Iskatel khảo sát tỉ mỉ trên một số cấu tạo. Tổng số khối lượng là trên
16.500 km tuyến địa vật lý. Các kết quả khảo sát đã khẳng định sự tồn tại của các
22
SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG NAM

MSSV: 1316150


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


GVHD: ThS Phạm Bá Trung

đơn vị cấu trúc lớn và làm sáng tỏ thêm triển vọng dầu khí của thềm lục địa. Năm
1983 – 1984, tàu khảo sát địa chấn Gambursev đã tiến hành đo 4.000 km tuyến địa
vật lý nghiên cứu khu vực lún chìm sâu của bồn trũng Cửu Long và một số cấu tạo
thuộc lô 16. Năm 1985, tàu Malugin đã khảo sát 2.700 km tuyến địa chấn ở khu
vực cấu tạo Đại Hùng và cấu tạo lân cận thuộc lô 11. Trong chương trình SEATAR,
tàu Sonne đã khảo sát nhiều lượt khu vực quần đảo Trường Sa, cận trũng nước sâu
Palawan (1981 - 1983). Các kết quả thu được đã phát hiện 5 mặt không chỉnh hợp
trong lớp phủ trầm tích: Creta, Eocen, Oligocen, Miocen hạ và Miocen thượng.
Năm 1988 – 1989 các công ty ONGC Videsh, Enterprise Oil, PetroCanada
cũng đã khảo sát trên 30.000 tuyến địa vật lý ở thềm lực địa phía Nam. Từ năm
1990 đến nay, việc khảo sát tỷ mỉ bằng phương pháp địa chấn 2D và 3D ở các khu
vực có nhiều triển vọng và các vùng đang khai thác dầu khí ở bể Cửu Long và bể
Nam Côn Sơn được tiến hành khẩn trương.
Ở vùng thềm lục địa phía Bắc và Trung Việt Nam, tàu ISKATEL đã thực hiện
46 tuyến khảo sát khu vực vịnh Bắc Bộ, tàu POISK khảo sát 50 tuyến với mạng
lưới (2*2) km và (2*4) km. Tại các khu vực ven bờ, tàu Bình Minh (Công ty ĐVL)
cũng đã khảo sát 12.000 km tuyến địa chấn. Các kết quả khảo sát địa vật lý đã phân
định được phạm vi phát triển các đơn vi kiến trúc lớn của thềm lục địa Bắc Bộ và
Trung Bộ Việt Nam, đặt cơ sở cho hướng tìm kiếm dầu khí trong các giai đoạn
tiếp theo.
Trong những năm 1988 – 1989, các công ty TOTAL, BP, SHELL – FINA
cũng đã tiến hành khảo sát Vịnh Bắc Bộ và Trung Bộ.
Ngoài các hoạt động khảo sát với mục đích tìm kiếm thăm dò dầu khí, trong
chương trình hợp tác Việt Nam – Liên Xô (1980 – 1990) một số chuyến khảo sát
với các tàu khảo sát Vulcanolog, Nesmeianov, Vinogradov, Gagarinski cũng đã
được tiến hành. Ở vùng biển Phú Khánh – Thuận Hải, các tàu này đã đo 30 tuyến
địa vật lý, kết quả khảo sát đã cho những thông tin ban đầu về cấu trúc địa chất

tầng mặt đáy của vùng thềm và sườn lục địa, phát hiện các cấu tạo dạng điapia và
hang núi lửa ngầm, Năm 1990 – 1992 tàu Gagarinski đã khảo sát và lập bản đồ từ
trọng lực, tỷ lệ 1:50.000 ở thềm lục địa Việt Nam.

23
SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG NAM

MSSV: 1316150


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS Phạm Bá Trung

Tháng 5 năm 1993, trong đề án hợp tác giữa trường Đại học Tổng hợp Hà Nội
và Đại học Pari VI, tàu Atlanta (Pháp) đã thực hiện chuyến khảo sát “Ponaga” với
việc đo trọng lực, từ và địa chấn nông kết hợp lấy mẫu tầng mặt theo mạng lưới
tuyến khá dày ở khu vực biển miền Trung và Đông Nam, thu được các lát cắt địa
chấn khu vực rìa thềm và sườn lục địa. Trên khu vực biển Bắc Trung Bộ, nhiều
chuyến khảo sát của các tàu Bogorov, Gorienco (Nga) tiếp tục tiến hành từ 1994 0
1996 để bổ sung tài liệu địa vật lý. Ngoài ra, trong thời gian này các công ty dầu
khí như Shell, IPL, BL, BHP…, đã tìm kiếm dầu khí trên khu vực thềm lục địa
miền Trung. Công ty NOPEC đã tiến hành đo địa vật lý gồm địa chấn sâu, từ, và
trọng lực theo các mạng lưới tuyến khu vực từ Đà Nẵng đến Bắc Tư Chính (lô 122
– 132). Trên khu vực Tư Chính – Vũng Mây, công ty Địa vật lý Viễn Đông Nga
đã đo địa vật lý với mật độ chi tiết khá cao…
Năm 1995, Bộ quốc phòng Cộng hòa Liên bang Nga đã xây dựng hải đồ Biển
Đông tỷ lệ 1:500.000. Đây là nguồn số liệu được thu thập với kỹ thuật hiện đại đưa
ra bản đồ có độ chính xác cao.
Trong giai đoạn 1990 – 1995, các đề án nghiên cứu quần đảo Hoàng Sa,

Trường Sa, Tư Chính… cũng đã được triển khai.
Trong đề án điều tra địa chấn, tìm kiếm các khoáng sản rắn ở ven bờ Việt Nam,
các đợt khảo sát địa vật lý với các phương pháp địa chấn phản xạ liên tục độ phân
giải cao, từ và đo sâu hồi âm đã được Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam tiến
hành ở các khu vực khác nhau như vùng Hàm Tân – Thuận Hải (1991), Đà Nẵng
– Đèo Ngang (1993), Đèo Ngang – Nga Sơn (1994), Hà Tiên – Cà Mau (1995),
Nga Sơn – Hải Phòng (1996), Hải Phòng – Móng Cái (1997), Cà Mau – Bạc Liêu
(1998), Bạc Liêu – Vũng Tàu (1999).
Trong những năm 1996 – 1999, có sự hợp tác giữa Phân viện Hải dương học
Hà Nội với Viện nghiên cứu biển Cộng hòa Liên bang Đức đã đưa tàu Sonne khảo
sát tại khu vực thềm lục địa Việt Nam, đo địa hình, địa chấn nông và lấy mẫu trầm
tích đáy, mu ̣c đích nghiên cứu môi trường trầm tích đáy biển ở Pliocen hiện đại.
Trong những năm gần đây, công tác tìm kiếm và thăm dò dầu khí trên khu vực
thềm lục địa vẫn được tiến hành liên tục, trong đó đặc biệt là áp dụng phương pháp
hiện địa như địa chấn 3D, khoan sâu… khảo sát tỷ mỷ các khu vực có triển vọng
24
SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG NAM

MSSV: 1316150


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS Phạm Bá Trung

dầu khí thuộc các bể trầm tích Cửu Long, Nam Côn Sơn, Sông Hồng, Malay Thổ
Chu… ngoài ra việc khảo sát địa chất và đánh giá triển vọng dầu khí ở các khu vực
nước sâu xa bờ như các bể Phú Khánh, Tư Chính – Vũng Mây, khu vực quần đảo
Trường Sa, Hoàng Sa… cũng đang được quan tâm.
2.2. Quá trình nghiên cứu tổng hợp về địa vật lý – địa chất.

2.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đặc điểm địa hình, địa mạo
Từ những năm 1934, người Pháp đã tiến hành đo đạc và vẽ bản đồ địa hình
một số khu vực đáy Biển Đông, song tài liệu lúc đó rất sơ lược và thiết chính xác.
Năm 1962, Viện Hải Dương học Trung Quốc cũng tiến hành vẽ bản đồ địa hình
đáy biển Nam Trung Hoa, trong đó có khu vực thềm lục địa Việt Nam. Có thể nói
đây là những bản đồ địa hình đáy biển đầu tiên được vẽ theo số liệu đo đạc và có
ý nghĩa tham khảo cho việc mở các luồng lạch đi lai trên biển cũng như các công
trình nghiên cứu về sau.
Năm 1962, bản đồ khu vực biển Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000 do Hải quân Việt
Nam xuất bản và vào năm 1980, 1981 được biên vẽ lại trên cơ sở những số liệu đo
đạc. Một số tờ bản đồ địa hình đáy biển ở khu vực ven bờ tỷ lệ 1:00.000, 1:200.000
cũng đã được thành lập (các tờ bản đồ từ cửa Ba Lạt đến cửa Đáy tỷ lệ 1:100.000
tại vĩ tuyến 160, từ cửa Ba Lạt đến cửa Hội An tỷ lệ 1:200.000, từ mũi Kê Gà đến
mũi Kỳ Vân tỷ lệ 1:100.000…). Trong những năm 1980 – 1989, Bộ tư lệnh Hải
quân Việt Nam đã vẽ Hải đồ vùng Biển Đông ở các tỷ lệ 1:400.000 và 1:500.000.
Trong những năm 1980 – 1994 các tàu khảo sát của Viện Hàn Lâm khoa học Liên
xô như: Volcanalog, Nesmeianov, Gagarinski đã khảo sát các khu vực khác nhau
của thềm lục địa Việt nam, đo sâu hồi âm hàng loạt tuyến, góp phần làm sáng tỏ
địa hình đáy biển.
Năm 1985, trong chương trình nghiên cứu biển 48 – 06, bản đồ đẳng sâu thềm
lục địa Việt Nam đã được xây dựng ở tỷ lệ 1:1.00.000 (Hồ Đắc Hoài, 1985). Đây
là bản đồ đầu tiên khái quát về địa hình vùng lãnh hải rộng lớn của đất nước ta.
Năm 1989 – 1990, Cục đo đạc và Bản đồ đã thành lập bản đồ địa hình Việt
Nam tỷ lệ 1:1.000.000. Trong đó địa hình đáy biển được thành lập theo tài liệu bản
đồ khu vực biển phía Nam Việt Nam tỷ lệ 1:2.000.000 do Xí nghiệp Bản đồ in
năm 1989 và bản đồ Biển Đông tỷ lệ 1:4.000.000 do Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà
25
SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG NAM

MSSV: 1316150



×