Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tài liệu Ôn thi Tốt nghiệp: Kỹ năng vẽ biểu đồ và phân tích bảng số liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.44 KB, 13 trang )

Tài liệu Ôn thi Tốt nghiệp Địa Lí 12 - Năm học 2008-2009. Phần Kỹ năng vẽ BĐồ và phân tích SL.
PHẦN III. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ & PHÂN TÍCH
SỐ LIỆU
A.Vẽ biểu đồ:
-Biểu đồ là một hình vẽ cho phép một cách dễ dàng động thái phát triển của một hiện tượng, mối
tương quan về độ lớn giữa các đối tượng, hoặc cơ cấu thành phần của một tổng thể
-Khi vẽ bất cứ loại biểu đồ nào, cũng phải đảm bảo được 3 yêu cầu:
+Khoa học (chính xác)
+Trực quan (rõ ràng, dễ đọc)
+Thẩm mỹ (đẹp)
-Để đảm bảo tính trực quan và thẩm mỹ, khi vẽ biểu đồ người ta thường dùng ký hiệu để phân biệt
các đối tượng trên biểu đồ. Các ký hiệu thường được biểu thị bằng các cách: gạch nền, dùng các ước
hiệu tốn học...Khi chọn ký hiệu cần chú ý làm sao biểu đồ vừa dễ đọc, vừa đẹp.
*Các loại biểu đồ thường gặp: hình cột, tròn, đường biểu diễn, miền..
B.Các loại biểu đồ:
1.Nhận dạng các loại biểu đồ:
1.1.Dạng biểu đồ thể hiện sự phát triển:
Thể hiện các hiện tượng, điều kiện KT-XH về phương diện động lực, quá trình phát triển,
tình hình phát triển cột và đường
1.2.Dạng biểu đồ thể hiện cơ cấu:
Phản ánh cơ cấu các hiện tượng địa lý KT-XH hình tròn
1.3.Dạng biến đổi:
-Biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu  biểu đồ miền
Dấu hiệu câu hỏi: +Vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch và thay đổi cơ cấu.
+Bảng số liệu cho tương đối nhiều năm.
-Biểu đồ kết hợp: cột và đường.
2.Quy trình vẽ biểu đồ:
Lựa chọn vẽ biểu đồ dựa vào câu hỏi và số liệu đã cho.
-Căn cứ câu hỏi: đọc kỹ để xác định
-Căn cứ bảng số liệu: không quan trọng nhưng đối với biểu đồ miền thể hiện rất cụ thể.
-Xử lý số liệu:


+Số liệu tuyệt đối thường yêu cầu thể hiện sự phát triển  cột, đường, cột kết hợp đường.
+Số liệu tương đối thể hiện dạng cơ cấu và sự chuyển dịch  tròn, miền.
-Vẽ biểu đồ: đúng, rõ ràng, thẩm mỹ.
3.Một số biểu đồ thường gặp:
3.1.Biểu đồ cột:
- Cột đơn: thể hiện sự khác biệt về quy mô số lượng của một đại lượng nào đó, thể hiện các đại
lượng khác nhau có thể đặt cạnh nhau-biểu đồ đơn gộp nhóm.
- Cột chồng: chồng nối tiếp thể hiện tổng đại lượng nào đó.
-Thanh ngang cũng là dạng biểu đồ cột.
Ví dụ:
Diện tích cây công nghiệp nước ta (đơn vị: nghìn ha)
Năm
199
0 1995 2000 2004
Cây công nghiệp hàng năm 542 717 778 851
Cây công nghiệp lâu năm 657 902 1451 1536
GV: Trần Thị Huyền .ST.
1
Tài liệu Ôn thi Tốt nghiệp Địa Lí 12 - Năm học 2008-2009. Phần Kỹ năng vẽ BĐồ và phân tích SL.
3.2.Biểu đồ đường biểu diễn (đồ thị):
-Biểu diễn sự thay đổi một đại lượng theo thời gian.
-Nếu có 2 đại lượng khác nhau có thể vẽ 2 trục tung (số liệu tuyệt đối). Còn chuyển sang số liệu
tương đối (%) có thể vẽ 1 trục tung.
-Chọn năm đầu tiên trong bảng số liệu trùng với gốc tọa độ.
Ví dụ:
Sản lượng lương thực nước ta (đơn vị: nghìn tấn)
Năm 1980 1985 1990 1995 2000
Sản lượng lương thực 14406 18200 21489 27571 35463
3.3.Biểu đồ tròn:
Dùng thể hiện quy mô và cơ cấu hiện tượng cần trình bày.

*Chú ý: xử lý số liệu tuyệt đối sang tương đối và xác định bán kính vòng tròn khác nhau giữa các
năm. Nếu cho số liệu tương đối có thể vẽ 2 vòng tròn bằng nhau.
*Biểu đồ nửa hình tròn: với nửa hình tròn là 100%  thường thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu.
Ví dụ: Cơ cấu dân số nước ta năm 1999 (đơn vị: %)
Dưới tuổi lao động 33.1
Trong tuổi lao động 59.3
Ngoài tuổi lao động 7.6
GV: Trần Thị Huyền .ST.
2
Tài liệu Ôn thi Tốt nghiệp Địa Lí 12 - Năm học 2008-2009. Phần Kỹ năng vẽ BĐồ và phân tích SL.
3.4.Biểu đồ kết hợp cột và đường:
- Thường dùng thể hiện 2 đối tượng khác nhau (2 trục đứng) lưu ý chia thời gian đúng theo
khoảng cách từ bảng số liệu.
- Nó phản ánh 2 phương diện: thành phần và sự phát triển (bảng số liệu thường cho: chia ra,
phân ra, trong đó…thể hiện thành phần).
Ví dụ: Số dự án và số vốn đăng ký đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Năm 1992 1994 1996 1998 2000
Số dự án 197 343 325 275 371
Tổng vốn đăng ký (triệu USD) 2165 3765 8497 3897 2012
3.5.Biểu đồ miền:
- Thường thể hiện cơ cấu và động thái phát triển các đối tượng.
- Là trường hợp đặc biệt của biểu đồ cột và đường, có thể hiện chuỗi thời gian và cơ cấu.
- Cần xử lý số liệu đã cho và đưa ra bảng số liệu đã xử lý.
Ví dụ:
Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp theo 2 nhóm ngành A và B nước ta (đơn vị: %)
Năm 1980 1985 1990 1995
GV: Trần Thị Huyền .ST.
3
Tài liệu Ôn thi Tốt nghiệp Địa Lí 12 - Năm học 2008-2009. Phần Kỹ năng vẽ BĐồ và phân tích SL.
Nhóm A 37.8 32.7 34.9 44.7

Nhóm B 62.2 67.3 65.1 55.3
B. CÁC BÀI TẬP THỰC HÀNH RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẼ BIỀU ĐỒ
Bài Tập 1:
Tỷ lệ tăng dân số nước ta thời kỳ 1960-2001 Đơn vị: %
1960 1965 1970 1979 1989 1999 2001
Tỷ lệ tăng dân số 3,4 3,1 2,8 2,5 2,3 1,6 1,4
Vẽ biểu đồ thể hiện tỷ lệ tăng dân số nước ta thời kỳ trên và rút ra nhận xét, giải thích.
Bài Tập 2:
Tình hình sản xuất thuỷ sản nước ta. Đơn vị: nghìn tấn
Sản lượng thuỷ sản 1990 1992 1994 1996 1998 2000
-Đánh bắt
-Nuôi trồng
728.5
162.5
843.1
172.9
1120.9
344.1
1278.0
423.0
1357.0
425.0
1660.0
589.0
Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng thuỷ sản nước ta. Nhận xét và phân tích nguyên nhân sự
phát triển.
Bài Tập 3:
Cả nước
Đồng bằng
sông Hồng

Đồng bằng
sông Cửu Long
Tổng diện tích đất tự nhiên (nghìn
ha)
-Đất nông nghiệp (nghìn ha)
-Số dân (nghìn người)
32924.1
9345.4
77685.5
1478.8
857.6
17017.7
3936.1
2970.2
16365.9
a.Vẽ biểu đồ thể hiện tổng diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp, số dân của Đồng bằng
sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, cả nước.
b.Tính bình quân đất nông nghiệp, mật độ dân số Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông
Cửu Long, cả nước.
c.Nhận xét đặc điểm và ảnh hưởng của dân số đối với vấn đề phát triển kinh tế-xã hội Đồng
bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, cả nước.
Bài Tập 4:
Tình trạng việc làm phân theo vùng nước ta năm 1996. Đơn vị: nghìn người
GV: Trần Thị Huyền .ST.
4
Tài liệu Ôn thi Tốt nghiệp Địa Lí 12 - Năm học 2008-2009. Phần Kỹ năng vẽ BĐồ và phân tích SL.
Vùng Lực lượng lao động
Số người chưa có
việc làm thường xuyên
Cả nước 35886 965.5

-Trung du-miền núi phía Bắc
-Đồng bằng sông Hồng
-Bắc Trung Bộ
-Nam Trung Bộ
-Tây Nguyên
-Đông Nam Bộ
-Đồng bằng sông Cửu Long
6433
7383
4664
3805
1442
4391
7748
87.9
182.7
123.0
122.1
15.6
204.3
229.9
Hãy vẽ biểu đồ thể hiện số người chưa có việc làm thường xuyên và rút ra nhận xét.
Bài Tập 5:
Tình hình xuất nhập khẩu nước ta. Đơn vị: triệu USD
Năm 1988 1989 1990 1992 1995 1999
Tổng giá trị xuất nhập khẩu 3795.1 4511.8 5156.4 5121.4 13604.3 23162.0
Cán cân xuất nhập khẩu -1718.3 -619.8 -384.4 +40.0 -2706.5 -82.0
a.Tính giá trị xuất khẩu và nhập khẩu.
b.Vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu. Rút ra nhận xét.
Bài Tập 6:

Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp nước ta.
Năm 1995 1999 2000 2001 2002
Than (nghìn tấn) 8350 9629 11609 13397 15900
Dầu (nghìn tấn) 7620 15217 46219 16833 16600
Điện (triệu kwh) 14665 23599 26682 30673 35562
Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng một số sản phẩm công nghiệp nước ta. Rút ra nhận xét.
Bài Tập 7:
Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế. Đơn vị: tỷ đồng
Thành phần kinh tế 1995 2002
-Quốc doanh
-Ngoài quốc doanh
-Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
51990.5
25451.0
25933.2
104348.2
63948.0
91906.1
Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế và nhận xét.
Bài tập 8: Bình quân lương thực trên đầu người cả nước và các vùng. Đơn vị: kg/người
Năm Cả nước Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu Long
1989 331,0 315,7 631,2
1996 387,7 361,0 854,3
1999 448,0 414,0 1.012,3
Hãy vẽ biểu đồ thể hiện bình quân lương thực trên đầu người cả nước, Đồng bằng sông
Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và rút ra nhận xét.
Bài tập 9: Tình hình sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Hồng.
1985 1995 1999
Diện tích cây lương thực (nghìn ha)
-Trong đó lúa

1.185,0
1.052,0
1.209,6
1.042,1
1.189,9
1.048,2
Sản lượng lương thực (nghìn tấn)
-Trong đó lúa
3.387,0
3.092,0
5.236,2
4.623,1
6.119,8
5.692,9
Hãy vẽ biểu đồ thể hiện diện tích lúa so với diện tích cây lương thực ở Đồng bằng sông Hồng qua
các năm. Nhận xét vị trí ngành trồng lúa và giải thích.
GV: Trần Thị Huyền .ST.
5

×