Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

GIỚI THIỆU CHUNG về NGHIỆP vụ bảo đảm TIỀN VAY BẰNG tài sản tại NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH đà nẵn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.53 KB, 15 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

1

GVHD: CN.Phạm Văn Sơn

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI
NHÁNH ĐÀ NẴNG (VIETINBANK- CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG)
1.1. Giới thiệu chung về VietinBank - Chi Nhánh Đà Nẵng
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Công Thương Việt
Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
NHCT Đà Nẵng là một chi nhánh chính của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam
có trụ sở tại 172 Nguyễn Văn Linh - Quận Thanh Khê - Đà Nẵng, NHCT Đà Nẵng
được đánh giá là có quy mô thuộc loại lớn cuả NHCTVN và có quá trình hình thành và
phát triển như sau: tháng 11 năm 1988 hội đồng bộ trưởng ban hành nghị định số 53
HĐBT về việc chuyển đổi hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai
cấp, chi nhánh NHCT Quảng Nam – Đà Nẵng ra đời và hoạt động theo pháp lệnh hoạt
động ngân hàng, các tổ chức tín dụng và công ty tài chính.
Khi tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng tách tỉnh, để phù hợp với địa bàn và hoạt đông
kinh doanh, NHCT chi nhánh Quảng Nam – Đà Nẵng tách thành chi nhánh NHCT Chi
Nhánh Đà Nẵng và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/01/1997 theo quyết định
14NHCT – QĐ ngày 17/12/1996 của Tổng giám đốc NHCTVN.
Chi nhánh NHCT Đà Nẵng từ khi thành lập đến nay bám sát mục tiêu phát triển
kinh tế công thương nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu của thành phố. Chi nhánh NHCT Đà
Nẵng đă đạt được Những bước tăng bức phá về nguồn vốn huy động và cho vay nền
kinh tế. Từ tổng dư nợ 477 tỷ đồng vào năm 1998, đến nay chi nhánh đã đưa tổng dư
nợ lên gần 2.000 tỷ đồng, chiếm 21.3% thị phần tín dụng trên địa bàn Thành phố Đà
Nẵng. NHCT Đà Nẵng đã có sự phát triển lớn mạnh về mọi mặt : số lượng khách hàng
ngày càng tăng, có nhiều hình thức huy động làm cho vốn huy động được ngày càng
tăng, doanh số cho vay ngày càng lớn, chất lượng cho vay ngày càng cao… Hàng năm


Ngân hàng dành hàng trăm tỷ đồng vốn cho vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn cho
khách hàng doanh nghiệp. Bên cạnh đó vốn của Ngân hàng cũng đáp ứng hàng trăm tỷ
đồng cho các hạn mức dự án, những công trình trọng điểm của TP Đà Nẵng và khu vực
góp phần tạo nên diện mạo khang trang của Thành Phố.
Mạng lưới hoạt động gồm:
- Hội sở chính 172 Nguyễn Văn Linh Thành phố Đà Nẵng.

SVTH: Nguyễn Thị Trang – Lớp 35H09K7.1-B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

2

GVHD: CN.Phạm Văn Sơn

- Các Phòng giao dịch trên địa bàn Thành phố
 PGD Hải Châu

PGD Lê Duẩn

 PGD Hùng Vương 3

PGD Trần Cao Vân

 PGD Phan Châu Trinh

PGD Hùng Vương 2

 PGD Điện Biên Phủ


PGD Siêu Thị Bài Thơ

 PGD Sơn Trà

PGD Cẩm Lệ

 PGD Trưng Nữ Vương

PGD Núi Thành

Ngoài ra còn có các tổ chức làm nghiệp vụ cho vay, huy động vốn, tiết kiệm,
chuyển tiền nằm rải rác trên địa bàn TP.Đà Nẵng.
1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam
- Chi Nhánh Đà Nẵng.
Trong bối cảnh cả nước tiến hành thưc hiện tiến trình đổi mới nền kinh tế, chuyển
từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước,
Thành phố Đà Nẵng trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương thì NHCT Đà Nẵng
là một trong những Ngân hàng chuyên doanh có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển
của Thành phố.
NHCT Đà Nẵng hoạt động kinh doanh theo luật của các tổ chức tín dụng. Cũng
như các Ngân hàng khác nó có chức năng kinh doanh và quản lý trực tiếp đồng Việt
Nam và ngoại tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng đối với mọi thành phần kinh tế. Với
chức năng đó thì Ngân Hàng Công Thương Đà Nẵng thực hiện các chức năng sau:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách nhà nước, các quy định trong luật
NHNN và luật các tổ chức tín dụng.
Nhận vốn ủy thác từ các chương trình tài trợ Quốc Gia, nhận tiền
gửi thanh toán và tiền tiết kiệm: không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại
tệ của các tổ chức kinh tế xã hội,các doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước
- Mở tài khoản và nhận tiền gửi

 Mở tài khoản bằng Đồng Việt Nam và ngoại tệ.
 Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn đa dạng và nhiều hình thức tiết kiệm
phong phú như: tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang.
- Phát hành kỳ phiếu, chiết khấu thương phiếu, hối phiếu và các loại tín phiếu.

SVTH: Nguyễn Thị Trang – Lớp 35H09K7.1-B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

3

GVHD: CN.Phạm Văn Sơn

Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc
tế về mậu dịch và phi mậu dịch.
Mua bán chuyển đổi ngoại tệ, Séc du lịch, chi trả kiều hối.
Chuyển tiền thanh toán đến các NHTM trong toàn quốc thông qua
hệ thống viễn thông nhanh, an toàn và chính xác.
Cho vay bảo lãnh
 Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng Đồng Việt Nam và ngoại tệ.
 Cho vay hợp vốn đối với các dự án lớn, có thời gian hoàn vốn dài.
 Cho vay trả góp
 Cho vay tiêu dùng.
 Chiết khấu bộ chứng từ.
 Bảo lãnh: Bảo lãnh mua hàng trả chậm, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo
-

lãnh vay vốn, bảo lãnh giao nhận hàng, bảo lãnh tiền đặt cọc.
Dịch vụ thẻ ATM và Ngân hàng điện tử.

 Phát hành, thanh toán ATM.
 Phát hành, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế Visa, Master Card.

1.1.3. Cơ cấu tổ chức và quản lý tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
- Chi nhánh Đà Nẵng.
- Tổ chức bộ máy quản lý tốt sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu
quả trong hoạt động kinh doanh. NHCT CN ĐN không ngừng hoàn thiện công tác tổ
chức của mình ngày càng tốt hơn. Hiện nay chi nhánh có các phòng ban được lắp đặt
theo sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý sau:
Phòng khách cá nhân có 8 Phòng giao dịch cấp 2 gồm:
PGD Sơn Trà
- PGD Trưng Nữ Vương
PGD Lê Duẩn
- PGD Trần Cao Vân
PGD Hùng Vương 2
- PGD Siêu Thị Bài Thơ
PGD Cẩm Lệ
- PGD Núi Thành

SVTH: Nguyễn Thị Trang – Lớp 35H09K7.1-B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

4

GVHD: CN.Phạm Văn Sơn

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-Chi
Nhánh Đà Nẵng

P. Thông tin điện toán

P. Tiền tệ kho quỹ

Phó giám đốc

P. Kế toán
Phòng KH Cá nhân

PGD Điện Biên Phủ
Phó giám đốc
PGD Hùng Vương 1
PGD Hùng Vương 3

P. KH Doanh nghiệp
Giám đốc
P. Tổ chức hành chính
PGD Hải Châu
PGD
Phan&Châu
Trinh
P.
QLRR
NCVĐ
P.Tổng hợp

SVTH: Nguyễn Thị Trang – Lớp 35H09K7.1-B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


5

GVHD: CN.Phạm Văn Sơn

Phó giám đốc
Chú thích

: Quan hệ trực tuyến
: Quan hệ chức năng

1.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
- Ban giám đốc: Gồm có Giám đốc và 3 Phó giám đốc do Ngân hàng công thương
việt Nam bổ nhiệm theo quy chế bổ nhiệm lại của Nhà Nước
- Giám đốc: là người do Ngân hàng Trung Ương bổ nhiệm, là người đại diện cho
pháp nhân doanh nghiệp, chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng.
- Các phó giám đốc: Thực hiện những công việc và nhiệm vụ được giám đốc
giao phó. Gồm có Phó giám đốc kinh doanh và Phó giám đốc tiền tệ.
- Phòng kế toán: thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng; các nghiệp vụ
và các công việc có liên quan đến công tác quản lý tài chính, chỉ tiêu nội bộ tại chi
nhánh; cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý các
giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý
quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của NHNN và NH TMCP
CTVN.Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm Ngân
hàng.
- Phòng Khách hàng Doanh nghiệp: Thực hiện nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với
khách hàng là các doanh nghiệp để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Thực hiện các
nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ,
thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NH TMCP CT VN. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị,

giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp. Tiếp nhận hồ
sơ thanh toán XNK chuyển cho Sở Giao dịc xử lý, kinh doanh ngoại tê theo quy định.
- Phòng khách hàng cá nhân: thực hiện nghiệp vụ giao dịch trực tiếp vơi khách
hàng là các doanh nghiệp và cá nhân để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Thực
hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với
chế độ, thể hiện hiện hành và hướng dẫn của NH TMCP CT VN. Trực tiếp quảng cáo,

SVTH: Nguyễn Thị Trang – Lớp 35H09K7.1-B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

6

GVHD: CN.Phạm Văn Sơn

tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dich vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp và cá
nhân .
- Phòng tiền tệ kho quỹ: quản lý an toàn kho quỹ, quản lý tiền mặt theo quy định
của NHNN và NH TMCP CT VN, cất giữu tài sản, ứng và thu tiền cho Phòng giao
dịch, thực hiên thu chi tiền mặt VNĐ và ngoại tệ trong nội bộ CN; thực hiện thu chi
tiền mặt đối với các đơn vị, cá nhân mở tài khoản giao dich tại phòng Kế toán 172
Nguyễn Văn Linh; thực hiện thu chi tiền mặt lưu động theo hợp đồng ký kết giữa các
cá nhân, đơn vị kinh tế với chi nhánh; làm nhiệm vụ đầu mối thu chi ngoại tệ mặt đối
với các NHCT khu vực Miền Trung- Tây Nguyên.
- Phòng Tổng hợp: tham mưu cho Ban giám đốc trong các nghiệp vụ kế hoạch,
dự báo kế hoạch kinh doanh. Thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh,
cân đối vốn kinh doanh, báo cáo thống kê, công tác tổng hợp, phát triển sản phẩm dịch
vụ thẻ,hoạt động thông tin truyền thông, tham mưu về Nghiệp vụ Marketing, tiếp thị,
quảng cáo, pháp chế, công tác thi đua và các nhiệm vụ khác do Ban giám đốc phân

công.
- Phòng thông tin điện toán: thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông
tin điện toán tại chi nhánh, bảo trì bảo dưỡng máy tính thông suốt hoạt động cua hệ
thống mạng, máy tính của chi nhánh.
- Phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề: tham mưu cho Ban Giám đốc chi nhánh
về công tác quản lý rủi ro, rủi ro tác nghiệp của chi nhánh; Quản lý giám sát thực hiện
danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng.
Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín
dụng.Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro, rủi ro tác nghiệp trong toàn bộ các
hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của NH TMCP CT VN. Đồng thời chịu trách nhiệm
quản lý và xử lý các rủi ro nợ xấu. Là đầu mối quản lý khai thác và xử lý tài sản đảm
bảo nợ vay theo quy định của nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ xấu gồm gốc và lãi
tiền vay. Quản lý, theo dõi và thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro. Phát hiện
những rủi ro trong hoạt động tác nghiệp của bản thân và của bộ phân công tác, đề xuất
và thực hiện nghiêm túc các biện pháp để phòng ngừa rủi ro tác nghiệp.
- Phòng tổ chức hành chính: thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo lại CN
theo đúng chủ trương chính sách của Nhà Nước và quy định cua NH TMCP CT VN.

SVTH: Nguyễn Thị Trang – Lớp 35H09K7.1-B


7

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: CN.Phạm Văn Sơn

Thực hiện công tác quản trị và văn phòng, phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh,
thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh.
- Phòng Giao dịch cấp 1: thực hiện các nghiệp vụ : huy động vốn, cho vay cá

nhân, tổ chức kinh tế-xã hội dưới mọi hình thức và các loại hình dịch vụ Ngân hàng
bán lẻ, thanh toán và ngân quỹ, chuyển tiền VNĐ, chi trả kiều hối, thu đổi ngoại tệ, thu
đổi séc du lịch, thanh toán thẻ, tư vấn các nghiệp vụ ngân hàng theo quy định của
NHNN, NH TMCP CT VN và chi nhánh.
- Phòng Giao dịch cấp 2: thực hiện nghiệp vụ huy động vốn từ cá nhân các tổ
chức kinh tế xã hội dưới mọi hình thức; Thực hiện các dich vụ ngân hàng bán lẻ thanh
toán và ngân quỹ, tư vấn nghiệp vụ ngân hàng theo quy định của NHNN và NH TMCP
CT VN. Là đầu mối khai thác, tiếp thị, tiếp nhận hồ sơ vay vốn của các cá nhân và tổ
chức kinh tế xã hội.
1.2 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam - Chi Nhánh Đà Nẵng trong 2 năm 2016-2017
Trước những thuận lợi và khó khăn của nền kinh tế trong và ngoài nước,ngay từ
đầu năm 2017 dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc VietinBank – Chi nhánh Đà Nẵng đã
chủ động nắm bắt đối phó có hiệu quả với diễn biến của tình hình, đề ra các giải pháp
tích cực, chủ động, tăng cường công tác quảng bá tiếp thị, chăm sóc khách hàng, điều
hành cơ chế lãi suất linh hoạt, phù hợp với diễn biến trong từng thời kỳ, tăng cường cơ
sở vật chất, mở rộng mạng lưới hoạt động, đẩy mạnh công tác huy động vốn, chủ trọng
chất lượng tín dụng và các hoạt đông dịch vụ khác, kinh doanh có hiệu quả, an toàn.
Do đó Chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Đà Nẵng đạt được những kết quả kinh
doanh khả quan. Kết quả đó của chi nhánh được phản ánh qua các nghiệp vụ sau:
1.2.1 Tình hình huy động vốn
Bảng 1:Tình hình huy động vốn của ICB Đà Nẵng qua 2 năm 2016-2017
ĐVT:Triệu đồng

Năm 2016
Chỉ tiêu
Số tiền
1.Huy động vốn

1,142,613


Tỷ trọng
(%)

Năm 2017
Số tiền

98.83 1,248,821

SVTH: Nguyễn Thị Trang – Lớp 35H09K7.1-B

Tỷ trọng
(%)

Chênh lệch
2017/2016
Chênh Tỷ lệ
lệch
(%)

98.9 106,208

9.3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Tiền gửi DN
Tiền gửi dân cư


472,119
670,494

8

40.83
57.99

GVHD: CN.Phạm Văn Sơn

514,699
734,122

40.76
58.14

42,580
63,628

9.02
9.49

2. Nguồn khác
13,554
1.17
13,873
1.10
319 2.35
Tổng nguồn vốn
1,156,167

100 1,262,694
100 106,527 9.21
( Nguồn từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ICB Đà Nẵng 2016-2017)
Qua bảng số liệu có thể thấy rằng vốn huy động của ICB Đà Nẵng đã không ngừng
tăng trưởng qua các năm. Tính đến 31/12/2017 tổng nguồn vốn huy động đạt 1,262,694
trđ, tăng 106,527 trđ ( tăng 9.21%) so với năm 2016. Trong đó vốn huy động tiền gửi
doanh nghiệp tăng 42,580 trđ (tăng 9.02%).Vốn huy động từ tiền gửi dân cư tăng
63,628 trđ ( tăng 9.49 %). Nguồn vốn khác tăng 319 trđ (tăng 2.4 %). Sở dĩ nguồn vốn
huy động đạt mức tăng trưởng như hiện nay là do ngân hàng đã bám sát tình hình thực
tế trên địa bàn, sử dụng linh hoạt mức lãi suất phù hợp, kịp thời đối với từng loại tiền
gửi, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn với lãi suất đầu vào thích hợp, mở ra các
chính sách khuyến mãi hấp dẫn,áp dụng nhiều hình thức ưu đãi đối với các tổ chức
kinh tế, thành phần dân cư nhằm thu hút lượng tiền nhàn rỗi giúp ngân hàng tăng
trưởng nguồn vốn đáp ứng nhu cầu của khách hàng tạo tiền đề cho sự phát triển của
Chi nhánh trong năm 2010.

SVTH: Nguyễn Thị Trang – Lớp 35H09K7.1-B


9

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: CN.Phạm Văn Sơn

1.2.2 Tình hình sử dụng vốn
Bảng 2: Tình hình cho vay của ICB Đà Nẵng qua 2 năm( 2016-2017)
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2016
Chỉ tiêu

Số tiền
1. Doanh số cho vay
Ngắn hạn
Trung-dài hạn
2. Doanh số thu nợ
Ngắn hạn
Trung-dài hạn
3. Dư nợ đến ngày 31/12
Ngắn hạn
Trung - dài hạn
4. Dư nợ bình quân
5. Dư nợ nhóm 2
6. Dư nợ xấu

2,637,123
2,163,8
08
473,3
15
2,566,7
92
2,192,6
92
374,1
00
1,051,3
84
579,733
471,6
51

1,016,1
99
1,5
66
3,5
87

Năm 2017

Tỷ trọng
(%)
100
82.05
17.95
100
85.43
14.57
100
55.14
44.86
100
100
100

Số tiền
2,959,4
35
2,191,3
82
768,0

53
2,597,7
60
2,100,0
92
497,6
68
1,413,0
59
747,8
41
665,2
18
1,466,0
02
2,3
88
4,3
96

Tỷ trọng
(%)

Chênh lệch
2017/2016
Tỷ lệ
Số tiền
(%)

100


322,312

12.22

74.05

27,574

1.27

25.95

294,738

62.27

100

30,968

1.21

80.84

-92,600

-4.22

19.16


123,568

33.03

100

361,675

34.40

52.92

168108

29.00

47.08

193567

41.04

100

449,803

44.26

100


822

52.49

100

809

22.55

(Nguồn từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ICB Đà Nẵng 2016-2017)
Qua bảng số liệu: ta thấy Doanh số cho vay của chi nhánh năm 2017 là 2,959,435
trđ, trong đó chủ yếu là cho vay ngắn hạn chiếm đến 2,191,382 trđ còn cho vay trung
và dài hạn là 768,053 trđ. Như vậy so với năm 2016 thì doanh số cho vay ngắn hạn
năm 2017 tăng 27.574 trđ tương ứng với tốc độ tăng là 1.27%, doanh số cho vay trung,
dài hạn tăng 123.568 trđ tương ứng với tốc độ tăng là 62.27%. Như vậy sang năm 2017
cho vay trung dài hạn tỷ trọng cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trong ngày càng cao.
Chứng tỏ hoạt động tín dụng đã tăng cả về quy mô lẫn chất lượng.

SVTH: Nguyễn Thị Trang – Lớp 35H09K7.1-B


10

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: CN.Phạm Văn Sơn

Doanh số thu nợ năm 2017 là 2,597,760 trđ tăng 1.21% so với năm 2016. Đối với

khoản mục cho vay ngắn hạn thì tỷ lệ thu hồi được nợ giảm 4.22%, còn đối với cho
vay trung dài hạn thì tỷ lệ tăng 33.03%. Điều đó cho thấy ngân hàng luôn hướng tới và
coi trọng công tác cho vay đầu tư phát triển đối với những dự án có hiệu quả, áp dụng
các biện pháp phân tích, thẩm định trước, trong và sau khi cho vay để hạn chế tối đa
các rủi ro làm cho doanh số thu nợ trung dài hạn ngày càng tăng.
Về các khoản dư nợ năm 2017 đều tăng hơn so với năm 2016. Cụ thể dư nợ cuối kỳ
năm 2017 là 1,413,059 trđ tăng 361,675 trđ so với năm 2016,dư nợ bình quân tăng
499,803 trđ so với năm 2016, dư nợ nhóm 2 là 2,388 trđ, tăng so với năm 2016 là 822
trđ, nợ xấu 4,396 trđ tăng so với năm 2016 là 809 trđ. . Nguyên nhân là do nền kinh tế
vẫn bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng dẫn đến tình trạng bất ổn định tài chính như “
đói” tín dụng, thu hồi nợ, mất giá tiền tệ, sụt giá chứng khoán... diễn ra đồng loạt. Nên
Nhà nước đưa ra chủ trương thắt chặt tín dụng chống lạm phát, các ngân hàng đã cắt
giảm hạn mức tín dụng làm cho các doanh nghiệp không thực hiện đúng kế hoạch trả
nợ ngân hàng dẫn tới nợ quá hạn tăng đột biến.
1.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh tại ICB Đà Nẵng
Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh tại ICB Đà Nẵng qua 2 năm 2016 –
2017
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
1.Thu nhập
Thu hoạt động tín dụng
Thu dịch vụ ngân hàng
Thu ngoài tín dụng
Thu từ hoạt động khác
2.Chi phí
Chi trả lãi tiền gửi
Chi phí kinh doanh khác
Chi phí chung
Chi khác
3.Lợi nhuận


Năm 2016

Năm 2017

256,672
214,348
19,507
15,657
7,160
208,906
177,152
3,969
17,653
10,132
47,766

342,413
288,970
24,849
19,520
9,074
285,094
245,942
4,894
21,765
12,493
57,319

Chênh lệch 2017/2016

Số tiền
Tỷ lệ(%)
85,741
33.40
74,622
34.81
5,342
27.39
3,863
24.67
1,914
26.73
76,188
36.47
68,790
38.83
925
23.31
4,112
23.29
2,361
23.30
9,553
20.00

(Nguồn từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ICB Đà Nẵng 2016-2017)
Dựa vào bảng số liệu ta thấy lợi nhuận trước thuế của ICB Đà Nẵng năm 2017 tăng

SVTH: Nguyễn Thị Trang – Lớp 35H09K7.1-B



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

11

GVHD: CN.Phạm Văn Sơn

9,533tr với tốc độ tăng 20% so với năm 2016.Trong đó thu chủ yếu từ hoạt động tín
dụng tăng hơn so với năm 2016 76,188 trđ với tốc độ tăng là 36.47%năm 2016 là
214,348 trđ và năm 2017 là 288,970 trđ) điều này chứng tỏ chi nhánh đã chủ động hạ
lãi suất cho vay để thu hút khách hàng, hơn nữa chi nhánh đã thực hiện đa dạng hoá
các phương thức cho vay ngắn hạn, trung dài hạn,…Bên cạnh đó, thu dịch vụ ngân
hàng, thu ngoài tín dụng, thu từ hoạt động khác cung đã góp phần tạo nên nguồn vốn
lớn mạnh cho ICB Đà Nẵng trên bước đường phát triển, ngày càng mở rộng về quy mô
và doanh số.
Trong khi đó về chi phí năm 2017 là 285,094 trđ, tăng hơn so với năm 2016 76,188 trđ
với tốc độ tăng là 36.47%. Nhìn chung, tất cả các khoản chi năm 2017 đều tăng so với
năm 2016. Trong đó, tăng từ chi trả lãi tiền gửi là lớn nhất, năm 2017 chi cho hoạt
động này lên đến 245,942 trđ tăng 68,790 trđ so với năm 2016, đạt tốc độ tăng 38.83%.
Nguyên nhân là do ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động tín dụng nên chi phí trả cho
việc huy động tiền gửi vì thế mà cũng tăng theo.Còn các khoản chi khác cũng tăng lên
đáng kể là do chi nhánh ICB Đà Nẵng mở thêm một số phòng giao dịch, dẫn đến phát
sinh các nhu cầu kèm theo như mua sắm tài sản, trang thiết bị, thuê mặt bằng
Qua việc phân tích như trên ta nhận thấy trong cơ cấu thu – chi thì thu – chi từ
hoạt động tín dụng chiếm doanh số lớn nhất, chứng tỏ hoạt động tín dụng là hoạt động
cơ bản và chủ yếu nhất của ngân hàng. Thu – chi từ hoạt động tín dụng năm 2017 tăng
so với năm 2016 là do ngân hàng đã kịp thời nắm bắt chủ trương, biện pháp của chính
phủ, nhất là giải pháp kích thích kinh tế như cho vay hỗ trợ lãi suất, miễn giảm, hoàn
thuế với nhiều hàng hóa dịch vụ đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn
vốn.

Tóm lại, trong 2 năm 2016 – 2017 hoạt động của chi nhánh đã góp phần không nhỏ
vào sự phát triển kinh tế địa phương thông qua việc cung ứng vốn kịp thời cho nền
kinh tế, ngoài ra tạo được lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, để có thể giữ vững và
mở rộng được uy tín của NHTM CP Công Thương Việt Nam nói chung và ICB Đà
Nẵng nói riêng trên thị trường, tuy nhiên ICB Đà Nẵng cần nỗ lực hơn nữa trong thời
gian tới.
CHƯƠNG 2

SVTH: Nguyễn Thị Trang – Lớp 35H09K7.1-B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

12

GVHD: CN.Phạm Văn Sơn

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN
TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH ĐÀ
NẴNG (VIETINBANK- CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG)
2.1 Giới thiệu nghiệp vụ bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại VietinBank – Chi
Nhánh Đà Nẵng
2.1.1. Khái niệm:
- Bảo đảm tiền vay bằng TSBĐ là việc bên vay vốn dùng tài sản thuộc quyền sở
hữu của mình để bảo đảm với bên cho vay về khả năng hoàn trả nợ vay của mình.
- Bảo đảm tiền vay bằng TSBĐ được thực hiện theo Nghị định số 163/2006/NĐ-CP
ban hành ngày 29/12/2006
2.1.2. Tác dụng:
Bảo đảm tiền vay bằng TSBĐ có một số tác dụng chủ yếu như sau:
- Giảm bớt tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng vì một lý do nào đó không

thanh toán được nợ.
- Làm động lực thúc đẩy khách hàng trả nợ và sử dụng vốn vay có hiệu quả.
- Là rào cản đối với những đối tượng đi vay có chủ định lừa đảo.
2.1.3. Các biện pháp đảm bảo tiền vay bằng tài sản
Theo Nghị định số 163/2006/NĐ-CP các biện pháp đảm bảo tiền vay bằng tài sản
gồm 5 hình thức:cầm cố, thế chấp,bảo đảm bằng tài sản của bên thứ 3, đặt cọc, ký
cược, ký quỹ,ký cược, bảo lãnh. Nhưng tại chi nhánh ICB Đà Nẵng chủ yếu được thực
hiện dưới 4 hình thức sau:
 Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp
Thế chấp tài sản là bên đi vay sử dụng bất động sản thuộc sở hữu của mình hoặc giá
trị quyền sử dụng đất hợp pháp để bảo đảm nghĩa vụ đối với bên đi vay. Vấn đề thế
chấp tài sản bị chi phối bởi Luật dân sự và Luật đất đai. Theo hai luật này thế chấp có
hai loại: thế chấp bất động sản và giá trị quyền sử dụng đất.
 Bảo đảm tín dụng bằng tài sản cầm cố :
Cầm cố tài sản là việc bên đi vay giao tài sản là các động sản thuộc sở hữu của
mình cho bên cho vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Động sản cầm cố có thể là
loại không cần đăng kí quyền sở hữu, có loại cần đăng kí quyền sở hữu. Đối với loại tài
sản không đăng kí quyền sở hữu, khi cầm cố, tài sản phải được giao nộp cho bên cho

SVTH: Nguyễn Thị Trang – Lớp 35H09K7.1-B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

13

GVHD: CN.Phạm Văn Sơn

vay. Đối với tài sản có dăng kí sở hữu, khi cầm cố hai bên có thể thỏa thuận để bên
cầm cố giữ tài sản hoăc 4 giao tài sản cầm cố cho bên thứ ba giữ.

 Bảo lãnh tài sản của bên thứ ba:
- Bảo lãnh là việc một cá nhân hay một đơn vị đứng ra bảo lãnh cho người vay vốn
để người này đi vay một số tiền nhất định tại ngân hàng. Nếu đến hạn người đi vay
không trả hoặc không trả hết nợ cho ngân hàng thì đơn vị hoặc cá nhân bảo lãnh sẽ
đứng ra trả nợ thay.
- Tổ chức tín dụng có quyền lựa chọn bên thứ ba bảo lãnh tài sản (gọi là bên bảo
lãnh) để bảo lãnh cho khách hàng vay. Bên bảo lãnh phải có các điều kiện sau:
+ Có năng lực pháp luật dân sự đối với pháp nhân; có năng lực pháp luật dân sự và
hành vi đối với cá nhân.
+ Có khả năng về vốn và tài sản
 Bảo đảm tín dụng bằng tài sản hình thành từ vốn vay .
Tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản của khách hàng vay mà giá trị tài sản được
tạo ra bởi một phần hoặc toàn bộ khoản cho vay của Ngân hàng. Bảo đảm tiền vay
bằng tài sản hình thành từ vốn vay là việc khách hàng vay dùng tài sản hình thành từ
vốn vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chính khoản vay đó đối với ngân
hàng.
2.1.4. Đối tượng –TS thế chấp cầm cố:
- Bất động sản: nhà ở, nhà xưởng, quyền sử dụng đất và công trình xây dựng trên
đất.
- Ðộng sản: máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hoá, phương tiện vận tải
- Chứng từ có giá: sổ tiết kiệm, trái phiếu, công trái.
- Tài sản hình thành từ vốn vay trung dài hạn
2.2. Quy trình nhận bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại VietinBank – Chi nhánh Đà
Nẵng
Bước 1: Hồ sơ bảo đảm tiền vay
Tuỳ thuộc vào bên bảo đảm và loại tài sản bảo đảm, cán bộ tín dụng yêu cầu người
vay (hoặc bên bảo lãnh) bên bảo đảm cung cấp hồ sơ bảo đảm là bản chính hoặc bản
sao có chứng thực của các giấy tờ liên quan đến bên bảo đảm và tài sản bảo đảm. Sau
đó kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của các giấy tờ gốc của tài sản bảo đảm tiền vay,và


SVTH: Nguyễn Thị Trang – Lớp 35H09K7.1-B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

14

GVHD: CN.Phạm Văn Sơn

các giấy tờ kiên quan đến khách hàng (bên bảo lãnh).
Bước 2: Thẩm định hồ sơ, tài sản bảo đảm tiền vay
Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ, cán bộ tín dụng tổ chức thẩm định các điều kiện
đối với bên bảo đảm, tài sản bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm theo quy định của Ngân
Hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Bước 3: Xác định giá trị tài sản bảo đảm tiền vay
- Việc xác định giá trị tài sản bảo đảm do chi nhánh và bên bảo đảm thoả thuận
hoặc thuê tổ chức tư vấn, tổ chức chuyên môn hoạt động hợp pháp theo quy định của
pháp luật thực hiện; chi phí do bên bảo đảm thanh toán.
Bước 4: Hợp đồng bảo đảm tiền vay
- Hợp đồng bảo đảm tiền vay được lập thành văn bản giữa Chi nhánh và bên bảo
đảm hoặc được ký giữa ICB Đà Nẵng với nhiều bên cùng tham gia giao dịch bảo đảm.
Các nội dung của hợp đồng bảo đảm tiền vay phải phù hợp với quy định của pháp luật.
Bước 5: Công chứng hợp đồng bảo đảm tiền vay
- Hợp đồng bảo đảm tiền vay được thực hiện công chứng tại Phòng công chứng
thuộc Sở Tư pháp tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc các Văn phòng
công chứng hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật.
+ Nếu tài sản bảo đảm là Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất: đăng ký
tại văn phòng đăng ký thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
+ Nếu tài sản là tài sản khác: đăng ký tại Trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm,
tài sản của Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ tư pháp.

Bước 6: Đăng ký giao dịch bảo đảm
Trường hợp giao dịch bảo đảm phải đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm
bao gồm: Cầm cố, thế chấp tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký
quyền sở hữu; Cầm cố, thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ.
Việc đăng ký giao dịch bảo đảm phải được thực hiện trong thời hạn quy định của
pháp luật và hoàn thành trước khi giải ngân vốn vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất
khẩu của nhà nước; trường hợp đặc biệt do Tổng giám đốc Chi nhánh NHCT Đà Nẵng
quyết định.
Bước 7: Giữ giấy tờ liên quan đến bên bảo đảm, tài sản bảo đảm

SVTH: Nguyễn Thị Trang – Lớp 35H09K7.1-B


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

15

GVHD: CN.Phạm Văn Sơn

ICB Đà Nẵng thoả thuận với bên bảo đảm việc giữ bản chính giấy tờ chứng minh
quyền sở hữu tài sản và các giấy tờ khác liên liên quan đến bên bảo đảm, tài sản bảo
đảm và tổ chức việc lưu giữ hồ sơ bảo đảm tiền vay.
Bước 8: Kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm
Cán bộ tín dụng theo dõi, giám sát, kiểm tra tài sản bảo đảm trong suốt thời gian
vay vốn, bảo lãnh tín dụng.
Bước 9: Chấm dứt và thanh lý hợp đồng bảo đảm tiền vay
Khi khách hàng hoặc bên bảo lãnh hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, hoặc tài sản đảm bảo
được xử lý,cán bộ tín dụng trao trả lại các giấy tờ có liên quan về tài sản thế chấp, cho
bên bảo lãnh.
2.3 Nhận xét về nghiệp vụ bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ICB Đà Nẵng

Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ đảm bảo tiền vay tại Chi nhánh đã thực hiện
nghiệp vụ theo đúng những quy định theo nghị định 163 của chính phủ về giao dịch
bảo đảm và đảm bảo đúng quy trình nhận bảo đảm tiền vay theo quy định của Ngân
hàng công thương Việt Nam nên đạt được những kết quả tốt. Bên cạnh đó việc quyết
định biện pháp bảo đảm tiền vay có lúc do Ngân hàng chủ quan, thiếu sâu sát trong
phân tích; đánh giá không đầy đủ, chính xác các điều kiện của biện pháp bảo đảm tiền
vay như việc định giá tài sản, việc xử lý tài sản…,làm tăng nguy cơ rủi ro đối với Ngân
hàng, ngoài ra do môi trường pháp lý chưa hoàn thiện và chưa đồng bộ khiến việc áp
dụng rong ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, để quản lý bảo đảm tiền vay có hiệu
quả, điều quan trọng đối với các nhà quản lý ngân hàng là phải sớm nhận biết những
khoản vay không có khả năng thu hồi lại vốn, từ đó có những biện pháp bảo đảm tiền
vay bằng tài sản phù hợp nhằm phòng ngừa và xử lý kịp thời để thu hồi được vốn. Cụ
thể là cần phải có quy định cụ thể hơn về việc định giá tài sản đảm, xác định mức cho
vay hợp lý, việc quản lý và xử lý tài sản đảm. Ngoài ra, ngân hàng cũng nên kết hợp
với các cơ quan ban ngành có thẩm quyền để thực hiên việc xử lý tài sản một các
nhanh nhất nhằm thu hồi lại vốn vay cho ngân hàng.

SVTH: Nguyễn Thị Trang – Lớp 35H09K7.1-B



×