Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN á CHÂU CHI NHÁNH đà NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.68 KB, 47 trang )

 Chuyên đề tốt nghiệp

Gvhd: Ths. Võ Văn Vang

LỜI MỞ ĐẦU
Vấn đề đặt ra cho cả hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng ACBĐN nói riêng trong thời qua cũng như hiện nay là làm thế nào để mở rộng đầu ra
cho nguồn vốn nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần tăng sức mua, tăng
tốc độ luân chuyển hàng hóa trên thị trường.
Hiện nay “cho vay tiêu dùng” là một trong những hình thức tín dụng mà
ACB-ĐN đang thực hiện để giải quyết đầu ra cho mình. Bên cạnh đó còn để thực
hiện chủ trương kích cầu và chính sách tiền tệ mà chính phủ đề ra. Hơn thế nữa
trong xu thế ngày nay đất nước đang trên đà hội nhập nền kinh tế thế giới, nhu
cầu của con người ngày càng tăng thì xu hướng đi vay để tiêu dùng ngày càng
nhiều.
Xuất phát từ vấn đề trên cùng với quá trình thực tập tại ACB-ĐN em đã
chọn đề tài: “Tìm hiểu về tình hình cho vay tiêu dùng tại ACB-ĐN” làm
chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Nội dung chuyên đề gồm có 3 phần:
Chương một: Lý luận chung về nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng
Thương mại cổ phần.
Chương hai: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ACB-ĐN trong hai năm
2003-2004
Chương ba: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh và nâng
cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ACB-ĐN.
Trong tập chuyên đề vì thời gian và trình độ kiến thức còn hạn chế rất
mong sự đóng góp ý kiến và giúp đỡ của thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn của mình là thầy Võ Văn
Vang đã trực tiếp hướng dẫn và cung cấp kiến thức cần thiết để em hoàn thành
chuyên đề này.

Svth: Kiều Hoàng Lộc



Trang 1


 Chuyên đề tốt nghiệp

Gvhd: Ths. Võ Văn Vang

Em xin cảm ơn ban giám đốc và các anh chị phòng tín dụng của ACB-ĐN
đã giúp đỡ quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian thực tập.
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2005
Sinh viên thực hiện

Kiều Hoàng Lộc
CĐ28K07

Svth: Kiều Hoàng Lộc

Trang 2


 Chuyên đề tốt nghiệp

Gvhd: Ths. Võ Văn Vang

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY
TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

Svth: Kiều Hoàng Lộc


Trang 3


 Chuyên đề tốt nghiệp

Gvhd: Ths. Võ Văn Vang

I.Khái quát về Ngân hàng thương mại:
1.Khái niệm về Ngân hàng Thương mại:
Ngân hàng Thương mại là một tổ chức tín dụng được phép thực hiện toàn
bộ hoạt động của Ngân hàng. Hoạt động Ngân hàng là hoạt động với nội dung
thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng tiền này để cấp tín dụng và cung ứng
các dịch vụ thanh toán.
2.Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Thương mại:
2.1Nghiệp vụ huy động vốn:
Nghiệp vụ huy động vốn là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản thân
Ngân hàng cũng như đối với xã hội,trong nghiệp vụ này, Ngân hàng Thương mại
được sử dụng những biện pháp và công cụ cần thiết mà pháp luật cho phép để
huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội, làm nguồn vốn tín dụng để cho
vay đối với nền kinh tế.
2.2Nghiệp vụ cho vay:
Nghiệp vụ cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất kỳ
một Ngân hàng Thương mại nào. Nó quyết định đến khả năng tồn tại và hoạt
động của Ngân hàng Thương mại.
Ngân hàng cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân dưới hình thức cho vay,
chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính
và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng nhà nước, nhằm đáp ứng nhu
cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống.
Khi giải quyết cho vay, Ngân hàng quan tâm đến việc xem xét khả năng tài
chính của người đi vay, trên cơ sở có bảo đảm, dự kiến tính toán mức an toàn của

đồng vốn bỏ ra.
2.3Nghiệp vụ trung gian:
Bên cạnh nghiệp vụ huy động vốn và nghiệp vụ cho vay, Ngân hàng còn
thực hiện nghiệp vụ trung gian.
Nghiệp vụ trung gian bao gồm: nghiệp vụ thu ,chi hộ, thực hiện dịch vụ
chuyển tiền, tư vấn...Từ đó, Ngân hàng được hưởng một khoản phí hoa hồng,
đảm bảo cho sự tồn tại của mình.
Ngân hàng chuyển hoá từ vốn tiền gửi thành vốn tín dụng để cho vay đối
với các khách hàng của mình, nhằm bổ sung cho các nhu cầu sản xuất kinh
Svth: Kiều Hoàng Lộc

Trang 4


 Chuyên đề tốt nghiệp

Gvhd: Ths. Võ Văn Vang

doanh trong nền kinh tế, nhờ cho vay mà Ngân hàng tạo ra nguồn thu nhập chủ
yếu cho mình, để từ đó mà hoàn trả lại tiền gửi cho khách hàng, bù đắp các chi
phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng.
II.Hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại:
1.Khái niệm tín dụng Ngân hàng:
Theo quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng số
1627/2001 QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 thì “ cho vay là một hình thức cấp tín
dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để
sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc hoàn
trả cả gốc và lãi”.
Nói cách khác, tín dụng là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng
giá trị nhất định dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ trong một thời gian nhất định

từ người sở hữu sang người sử dụng và khi đến hạn người sử dụng phải hoàn trả
lại cho người sở hữu với một lượng giá trị cao hơn.
Tín dụng Ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng, các tổ
thức tín dụng khác với một bên là các tổ chức kinh tế, các cá nhân trong nền kinh
tế. Đây là hình thức tín dụng phổ biến nhất hiện nay.
2.Các nguyên tắc của tín dụng Ngân hàng:
Để đảm bảo cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng đạt hiệu quả cao và
đem lại lợi ích cho các bên đòi hỏi Ngân hàng và những khách hàng của Ngân
hàng cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Tín dụng phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi đầy đủ và đúng hạn đã cam kết trong hợp
đồng tín dụng. Bản chất của tín dụng là quan hệ vay mượn mà vay thì phải hoàn
trả. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho Ngân hàng kinh doanh được bảo toàn vốn
và phát triển. Còn đối với các chủ thể vay vốn thì họ phải tính toán căn nhắc và
có trách nhiệm đối với các khoản vay.
Các chủ thể vay vốn khi vay vốn Ngân hàng phải có mục đích và sử dụng vốn
vay đúng mục đích thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Tín dụng cung ứng cho
nền kinh tế phải hướng đến mục tiêu và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong
từng thời kỳ khác nhau. Như vậy, đối với nền kinh tế thì đảm bảo cho những
khoản tín dụng Ngân hàng cấp là hợp pháp. Còn đối với Ngân hàng thì đây là căn
cứ để thẫm định yêu cầu vốn, xét tính khả thi của mục đích sử dụng vốn.

Svth: Kiều Hoàng Lộc

Trang 5


 Chuyên đề tốt nghiệp

Gvhd: Ths. Võ Văn Vang


Vay vốn Ngân hàng phải có đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính
phủ.Theo thông lệ quốc tế, các Ngân hàng thương mại căn cứ vào mức độ tín
nhiệm của khách hàng vay và tính chất của khoản vay để yêu cầu khách hàng vay
vốn có hoặc không có tài sản đảm bảo tiền vay. Đảm bảo tiền vay chình là nguồn
trả nợ cuối cùng trong trường hợp việc kinh doanh của khách hàng vay kém hiệu
quả, làm ăn thua lỗ kéo dài, hoặc bị ảnh hưởng của nguyên nhân khác không có
khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Có như vậy mới chủ động trong việc thu hồi nợ
quá hạn, đảm bảo an toàn cho hoạt động của Ngân hàng.
3.Phân loại tín dụng Ngân hàng:
3.1. Căn cứ vào thời hạn vay:
Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn đến 1 năm , thường được sử
dụng để cho vay bổ sung những thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của các
doanh nghiệp, phục vụ nhu cầu của hợp tác xã, hộ gia đình, cho vay phục vụ nhu
cầu sinh hoạt tiêu dùng cá nhân .
Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 1năm đến 5 năm. Loại tín
dụng này được dùng để cho vay phục vụ nhu cầu mua sắm tài sản cố định, cải
tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu
hồi vốn nhanh.
Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm. Loại tín dụng này
được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và sản xuất có quy
mô lớn.
3.2. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng:
Tín dụng đầu tư và kinh doanh: là loại tín dụng được cung cấp cho các doanh
nghiệp để tiến hành sản xuất và kinh doanh, bao gồm các hình thức sau:
+Cho vay bất động sản: nguồn vốn vay sẽ được sử dụng để mua sắm và
xây dựng các bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch
vụ...
+Cho vay công nghiệp và thương mại: nhằm bổ sung vốn lưu động cho các
doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này.
+Cho vay nông nghiệp: nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như hỗ

trợ chi phí sản xuất , xây dựng công trình thuỷ lợi....

Svth: Kiều Hoàng Lộc

Trang 6


 Chuyên đề tốt nghiệp

Gvhd: Ths. Võ Văn Vang

Tín dụng tiêu dùng: là hình thức tín dụng cấp cho cá nhân để đáp ứng cho
nhu cầu tiêu dùng. Loại tín dụng này thường được cấp cho việc mua sắm, sửa
chữa nhà cửa, xe cộ, thiết bị gia đình ...
3.3. Căn cứ vào hình thức đảm bảo:
Tín dụng có đảm bảo bằng tài sản : là loại tín dụng được Ngân hàng cung
ứng trên cơ sở tài sản thế chấp, cầm cố của người đi vay hoặc bảo lãnh bằng tài
sản của bên thứ ba.
Tín dụng không có đảm bảo bằng tài sản : là loại tín dụng khi Ngân hàng
cấp tín dụng không cần tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh bằng tài sản của
bên thứ ba mà việc cho vay dựa vào uy tín, năng lực tài chính của bản thân khách
hàng, tính khả thi của dự án.
3.4. Căn cứ vào đối tượng của tín dụng:
Tín dụng bằng tiền: là loại tín dụng mà hình thái giá trị của tín dụng được
cung cấp bằng tiền.
Tín dụng bằng tài sản: là hình thức tín dụng được áp dụng phổ biến là tài
trợ thuê mua. Theo phương thức này, Ngân hàng hoặc công ty cho thuê tài chính
sẽ cung cấp trực tiếp tài sản cho người đi vay được gọi là người đi thuê và theo
định kỳ người đi thuê trả nợ vay bao gồm cả lãi và gốc. Trong suốt thời gian thuê
thì quyền sở hữu đối với tài sản thuộc về Ngân hàng, và quyền sử dụng và thụ

hưởng lợi ích từ tài sản thuộc về người đi thuê.
3.5. Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ:
Tín dụng trực tiếp: Là loại tín dụng mà Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho
người vay, đồng thời người vay cũng là người trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân
hàng.
Tín dụng gián tiếp: thông qua các loại giấy tờ như khế ước hoặc chứng từ
nợ, Ngân hàng cấp tín dụng cho người phát hành (là người thanh toán nợ) bằng
cách mua lại (chiết khấu) các giấy tờ này từ người sở hữu chúng (người nhận vốn
từ Ngân hàng).
3.6. Căn cứ vào phạm vi:
Tín dụng trong nước: là loại tín dụng mà Ngân hàng sẽ cho khách hàng là
các cá nhân, tổ chức trong nước vay.

Svth: Kiều Hoàng Lộc

Trang 7


 Chuyên đề tốt nghiệp

Gvhd: Ths. Võ Văn Vang

Tín dụng ngoài nước: là loại tín dụng mà Ngân hàng cho chính phủ, cá
nhân và tổ chức nước ngoài vay.
3.7 Căn cứ vào phương pháp hoàn trả:
Cho vay trả góp: là loại cho vay mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và
lãi theo định kỳ. Loại cho vay này chủ yếu được áp dụng trong cho vay bất động
sản, nhà ở, cho vay tiêu dùng, cho vay đối với những người kinh doanh nhỏ, cho
vay trang bị kỹ thuật nông nghiệp.
Thông thường có ba phương pháp sau:

Phương pháp trả vốn gốc bằng nhau và trả lãi theo số dư vào cuối mỗi kỳ.
Phương pháp trả vốn gốc bằng nhau và trả lãi trên mức hoàn trả của vốn
gốc.
Phương pháp trả vốn gốc và lãi bằng nhau trong tất cả các kỳ.
Cho vay phi trả góp: là loại cho vay được thanh toán một lần theo kỳ hạn
đã thoả thuận.
Cho vay hoàn trả theo yêu cầu (áp dụng kỹ thuật thấu chi ).
3.8 Căn cứ vào phương thức cho vay:
Cho vay từng lần: mỗi lần cho vay khách hàng và Ngân hàng thực hiện đầy
đủ các thủ tục vay vốn cần thiết và kí hợp đồng tín dụng.
Cho vay theo hạn mức tín dụng: Ngân hàng và khách hàng xác định thoả
thuận một hạn mức tín dụng duy trì một khoản thời gian nhất định trên tài khoản
tiền vay.
Cho vay theo dự án đầu tư: Ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực
hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất , kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu
tư phục vụ đời sống.
Cho vay hợp vốn: một Ngân hàng cùng một Ngân hàng khác cho vay đối
với một dự án vay của khách hàng, trong đó một Ngân hàng đứng ra làm đầu mối
dàn xếp, phối hợp với các Ngân hàng khác.
Cho vay theo hạn mức thấu chi: là loại cho vay mà Ngân hàng thoả thuận
bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng sử dụng quá số dư có trên tài khoản
vãng lai đến hạn mức đã thoả thuận trong thời hạn nhất định.

Svth: Kiều Hoàng Lộc

Trang 8


 Chuyên đề tốt nghiệp


Gvhd: Ths. Võ Văn Vang

Cho vay thuê mua: là việc các Ngân hàng phải thành lập công ty thuê mua
tài chính và thông qua công ty này, Ngân hàng tài trợ thuê mua cho khách hàng,
đối tượng của nó là tài sản, với thời gian cho vay là trung và dài hạn. Sau khi kết
thúc hợp đồng thuê, đơn vị đi thuê có thể nhận quyền sở hữu tài sản từ người cho
thuê, với giá trị thực tế tại thời điểm chuyển giao.
Cho vay thông qua phát hành thẻ tín dụng, bằng chữ ký: Ngân hàng không
cung ứng vốn trực tiếp mà thông qua chữ ký của Ngân hàng cho khách hàng, rồi
khách hàng vay vốn ở một chủ thể khác, áp dụng đối với cho vay bằng chữ ký,
bằng cách Ngân hàng chấp nhận và mở thư tín dụng trong xuất nhập khẩu, bảo
lãnh thường có rủi ro lớn nhưng Ngân hàng thường áp dụng các kinh doanh rất
chặt chẽ trong hình thức cho vay này, thường áp dụng với những khách hàng
quen hoặc có uy tín hoặc khách hàng phải ký quỹ một số tiền nhất định tuỳ theo
quyết định của Ngân hàng.
4. Chức năng của tín dụng Ngân hàng:
4.1. Tập trung và phân phối các nguồn tiền trong nền kinh tế dựa trên
quan hệ thị trường giữa mua và bán.
Thông qua chức năng này, tín dụng đã trực tiếp tham gia điều tiết các
nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các cá nhân, các tổ chức kinh tế để bổ sung kịp
thời cho những doanh nghiệp, nhà nước hay cá nhân đang gặp thiếu hụt về vốn.
Chức năng này là chức năng cơ bản và quan trọng nhất của tín dụng ngoài
tác dụng chủ yếu là thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, sự vận dụng chức năng này
trên thực tế còn góp phần tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội.
4.2 Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh để duy trì sự động liên tục đòi hỏi
vốn của các xí nghiệp phải đồng thời tồn tại ở cả 3 giai đoạn: dự trữ, sản xuất và
lưu thông. Nên hiện tượng thừa và thiếu vốn tạm thời luôn xảy ra tại các doanh
nghiệp. Từ đó tín dụng đã góp phần điều tiết các nguồn vốn tạo điều kiện cho quá
trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn.

Với mục tiêu mở rộng sản xuất đối với từng doanh nghiệp thì yêu cầu về
nguồn vốn là một trong những mối quan tâm hàng đầu được đặt ra. Bởi lẽ, để đẩy
mạnh tiến độ phát triển sản xuất không thể trông chờ vào vốn tự có mà doanh
nghiệp phải biết vận dụng những dòng chảy khác của vốn trong xã hội. Từ đó tín
dụng với tư cách là nơi tập trung đại bộ phận vốn nhàn rỗi sẽ là trung tâm đáp
ứng nhu cầu vốn bổ sung cho đầu tư phát triển. Như vậy, tín dụng vừa giúp cho

Svth: Kiều Hoàng Lộc

Trang 9


 Chuyên đề tốt nghiệp

Gvhd: Ths. Võ Văn Vang

doanh nghiệp rút ngắn được thời gian tích lũy vốn nhanh chóng cho đầu tư mở
rông sản xuất, vừa góp phần đẩy nhanh tốc độ tập trung và tích lũy vốn cho nền
kinh tế.
4.3 Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả, thúc đẩy nền kinh tế
phát triển
Trong nền kinh tế khi thiếu hoặc thừa vốn sẽ gây ra tình trạng mất ổn
định, làm giá cả biến động. Do đó, tín dụng là công cụ làm ổn định tiền tệ, ổn
định giá cả thông qua việc tăng thêm tiền hay rút bớt ra khỏi nền kinh tế. Với vai
trò là một công cụ điều tiết, tín dụng được sử dụng nhằm thực hiện các chính
sách tiền tệ của Nhà nước trong từng thời kì nhất định từ đó là cơ sở để phát triển
nền kinh tế.
4.4 Tín dụng góp phần ổn định và nâng cao đời sống, tạo công ăn việc làm
và ổn định trật tự xã hội.
Vai trò này của tín dụng có thể nói là hệ quả tất yếu của hai vai trò nêu

trên. Nền kinh tế phát triển trong một môi trường ổn định về tiền tệ là điều kiện
nâng cao dần đời sống của các thành viên trong xã hội, là điều kiện thực hiện tốt
hơn các chính sách xã hội.
Hoạt động tín dụng không chỉ đáp ứng cho nhu cầu của các doanh nghiệp
mà còn phục vụ cho các tầng lớp dân cư. Trong nền kinh tế bên cạnh các ngân
hàng còn có hệ thống các tổ chức tín dụng dân cư sẵn sàng cung cấp nhu cầu vay
vốn hợp lý của các cá nhân như phát triển kinh tế gia đình, mua sắm nhà cửa, tư
liệu sinh hoạt…Nắm bắt tình hình đó, ngoài việc phát triển các loại hình như
ngân hàng phục vụ người nghèo, nhà nước còn thực hiện những chính sách ưu
đãi đối với các tổ chức tín dụng nhân dân. Tất cả những việc làm này không
ngoài mục đích cải thiện từng bước đời sống của nhân dân, tạo công ăn việc làm,
giảm tỷ lệ thất nghiệp, qua đó góp phần ổn định trật tự xã hội.
5.Sự cần thiết của quan hệ tín dụng trong nền kinh tế:
Trong nền kinh tế thì bao giờ đồng thời tại một điểm đều xuất hiện sự thừa
vốn và thiếu vốn đối với tổ chức kinh tế và khu vực dân cư.
Đối với tổ chức kinh tế:
Do nhu cầu, chu kỳ kinh doanh, vốn của các tổ chức này luôn lưu chuyển
dưới nhiều hình thức, lúc ngân quỹ tăng, lúc ngân quỹ giảm, dẫn đến tình trạng
tạm thời thừa vốn và thiếu vốn nên hình thành quan hệ tín dụng.

Svth: Kiều Hoàng Lộc

Trang 10


 Chuyên đề tốt nghiệp

Gvhd: Ths. Võ Văn Vang

Do nhu cầu tăng trưởng, phát triển, dẫn đén thiếu vốn thật sự, do đó cần đi

vay để bổ sung nguồn vốn.
Đối với khu vực dân cư:
Do sự khác biệt giữa thời điểm và qui mô về thu nhập, chi tiêu, xuất hiện
tình trạng tạm thời thiếu vốn khi nhu cầu phát sinh một quan hệ kinh tế nào đó.
Tình trạng thu hút vốn của ngân hàng dẫn vốn từ nơi có mức sinh lời thấp ( thừa
vốn ) sang nơi có mức sinh lời cao hơn ( thiếu vốn ).
III.Hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Thương mại:
1.Khái niệm về tín dụng tiêu dùng:
Tín dụng tiêu dùng là hình thức tổ chức tín dụng cho các cá nhân vay vốn
để mua sắm tư liệu sinh hoạt hoặc đáp ứng nhu cầu khác phục vụ đời sống.
2.Đặc điểm của tín dụng tiêu dùng:
Tín dụng tiêu dùng là hình thức cấp tín dụng để tài trợ cho mục đích của
tứng cá nhân, hộ gia đình nên qui mô vốn của từng món vay thường là nhỏ hơn
so với những món vay cho mục đích kinh doanh hoặc đầu tư của các tổ chức kinh
tế. Điều này dẫn đến lượng khách hàng của tín dụng tiêu dùng rất lớn. Chính vì
nó thoã mãn nhu cầu của mỗi cá nhân trong xã hội mà mỗi người lại có những
mục đích tiêu dùng khác nhau. Nắm rõ đặc điểm này,các tổ chức tín dụng cho
vay phải sắp xếp, bố trí lịch làm việc hợp lý để giải quyết lượng khách hàng rất
lớn đến để vay, trả nợ hàng tháng.
Tín dụng tiêu dùng là hình thức tín dụng chứa đựng nhiều rủi ro nhưng
đem lại thu nhập lớn cho Ngân hàng. Như ta đã biết, tín dụng tiêu dùng phụ
thuộc rất nhiều vào khả năng trả nợ của từng cá nhân, nó không phải là rủi ro do
chủ quan từ phía người đi vay mà còn chịu ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của
các yếu tố chủ quan như rủi ro về mất việc làm, bệnh tật, tai nạn, chết, các sự cố
xảy ra trong gia đình ..nhưng chính là do số lượng khách hàng rất nhiều nên
những rủi ro này được phân tán, không tập trung vào một đầu mối nên giảm được
những tổn thất lớn cho ngân hàng. Bên cạnh đó lại đem về cho Ngân hàng một
nguồn thu đáng kể từ lợi nhuận cho vay.Vì lãi suất do các Ngân hàng sử dụng
trong vay tiêu dùng ở mức lãi suất cố định, trong đó đã tính đến việc loại trừ các
yếu tố về rủi ro nên lãi suất vay tiêu dùng có lãi suất cao hơn so với các loại hình

cho vay khác.Vì vậy đã giảm nhẹ được thiệt hại cho Ngân hàng trong những
trường hợp xảy ra rủi ro dẫn đến các tổn thất tín dụng, còn trong trường hợp
không xảy ra rủi ro thì Ngân hàng lại thu được món lợi từ sự chênh lệch này.

Svth: Kiều Hoàng Lộc

Trang 11


 Chuyên đề tốt nghiệp

Gvhd: Ths. Võ Văn Vang

Nhu cầu vay tiêu dùng phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế, đây là món vay
rất nhạy cảm với tình trạng "sức khoẻ" của nền kinh tế. Khi nền kinh tế mở rộng,
tăng trưởng tốt và ổn định thì nhu cầu vay tiêu dùng tăng lên, vì mọi người cảm
thấy lạc quan về tương lai nên sẵn sàng chi tiêu cho cuộc sống của mình. Và
ngược lại, khi nền kinh tế lâm vào suy thoái, tâm lý chung của các cá nhân là
không tin tưởng về cuộc sống tương lai, lo sợ tình trạng thất nghiệp xảy ra, nên
họ sẽ tiết kiệm trong việc chi tiêu của mình và hạn chế việc cho vay mượn Ngân
hàng.
Người vay tiêu dùng hầu như không quan tâm đến lãi suất cho vay
vốn mà hầu như họ chỉ quan tâm đến số tiền phải bỏ ra cho món vay đó. Vì đây
là món vay tiêu dùng, không vì mục đích kinh doanh nên người vay thường ít
quan tâm đến chi phí phải trả này, hơn thế nữa, đối tượng vay ở đây là những lao
động bình thường, họ ít am hiểu về vấn đề của ngân hàng như lãi suất,... điều
quan tâm đơn giản là món vay của họ có thoả mãn được nhu cầu của họ không và
số tiền họ phải trả mỗi kỳ là bao nhiêu.
3.Mục đích của tín dụng tiêu dùng:
Nhu cầu tín dụng tiêu dùng được biểu hiện cụ thể qua các mục đích

chủ yếu sau: mua nhà, nền nhà; sửa chữa nhà; mua xe ôtô, môtô; các đồ dùng
sinh hoạt khác...
4.Lợi ích của tín dụng tiêu dùng:
Đối với Ngân hàng: cho vay tiêu dùng góp phần đa dạng hoá hoạt
động tín dụng, phân tán rủi ro và tăng thêm thu nhập. Ngoài ra, thông qua cho
vay tiêu dùng các Ngân hàng có điều kiện thiết lập nhiều mối quan hệ mật thiết
với các cá nhân cũng như các doanh nghiệp, tạo thuận lợi mở rộng thị phần phát
triển dịch vụ Ngân hàng và khả năng huy động vốn, tiền gửi từ dân cư. Đồng thời
Ngân hàng còn đáp ứng được một thị trưòng rộng lớn, khi mà hầu hết người tiêu
dùng mua sắm trước sau đó mới dàn xếp nguồn trả nợ, do đó Ngân hàng có thể
đạt được những lợi tức đáng kể nhất là trong xu thế của sự gia tăng về sản xuất
và tiêu dùng như hiện nay.
Đối với người tiêu dùng: nhờ vay tiêu dùng mà họ được hưởng các
tiện ích trước khi tích luỹ đủ tiền, nhờ đó góp phần nâng cao mức sống, tạo niềm
hưng phấn, tích cực lao động vì tương lai tốt đẹp và đặc biệt quan trọng hơn nó
rất cần thiết cho những trường hợp khi cá nhân có các chi tiêu có tính cấp bách,
như nhu cầu chi tiêu cho giáo dục và y tế.

Svth: Kiều Hoàng Lộc

Trang 12


 Chuyên đề tốt nghiệp

Gvhd: Ths. Võ Văn Vang

Đối với nền kinh tế: nếu cho vay tiêu dùng được dùng để tài trợ cho
các chi tiêu hàng hoá và dịch vụ trong nước thì nó có tác dụng rất tốt cho việc
kích cầu, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kích thích sản xuất phát

triển. Song, nếu các khoản cho vay tiêu dùng không được dùng như vậy thì chẳng
những không kích thích được cầu mà nhiều khi làm giảm khả năng tiết kiệm
trong nước.
5.Phân loại tín dụng tiêu dùng:
5.1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng:
Tín dụng tiêu dùng ngắn hạn: là khoản vay với thời hạn đến 12 tháng. Loại
cho vay này áp dụng lãi suất ngắn hạn.
Tín dụng tiêu dùng trung hạn: thời kỳ vay từ 1 đến 5 năm.
Tín dụng tiêu dùng dài hạn: thời hạn vay từ 5 đến 10 năm.
5.2. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay:
Các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng hoặc cải
tạo nhà cửa của các cá nhân hoặc của các hộ gia đình.
Các khoản cho vay tài trợ cho những chi phí mua sắm các chuyển động sản
phẩm phục vụ đời sống như ô tô, xe máy, vật dụng gia đình...
Các khoản cho vay nhằm tài trợ cho những mục đích khác như chi phí học
hành, giải trí và du lịch...
5.3.Căn cứ vào phương thức cho vay:
Cho vay trả góp: là khoản cho vay mà người vay vốn phải trả nợ vay (cả
tiền gốc và lãi) cho tổ chức tín dụng làm nhiều kỳ liên tiếp như đã thoã thuận
(thường là tháng hay quý).
Cho vay trả một lần: là khoản cho vay mà người cho vay vốn chỉ thanh toán
một lần với tổ chức tín dụng (cả tiền gốc và lãi) vào lúc đáo hạn hợp đồng theo
thoả thuận của hai bên. Thông thường đây là những khoản vay có qui mô vốn
nhỏ đi kèm với thời hạn ngắn và sử dụng cho những mục đích như chi trả cho
những chuyến đi nghỉ, tiền viện phí, mua sắm những dụng cụ trong gia đình, các
chi phí sửa chữa...
5.4. Căn cứ vào góc độ nghiệp vụ:

Svth: Kiều Hoàng Lộc


Trang 13


 Chuyên đề tốt nghiệp

Gvhd: Ths. Võ Văn Vang

Tín dụng tiêu dùng trực tiếp: là việc ngân hàng thực hiện phát vay trực tiếp
cho người đi vay một số tiền mặt nhất định nhằm mục đích tiêu dùng. Và định kỳ
người vay phải trả một số tiền theo qui định cho ngân hàng.
Tín dụng tiêu dùng gián tiếp: được thực hiện bằng cách các nhà sản xuất
hay nhà cung ứng bán hàng hoá cho khách hàng và ngân hàng sẽ thanh toán thay
người mua hàng. Đây là hình thức phối hơp giữa ngân hàng và các tổ chức bán lẻ
hàng hoá.Sau đó, định kỳ ngân hàng sẽ thực hiện việc thu nợ từ người vay.
5.5. Căn cứ vào hình thức đảm bảo:
Tín dụng tiêu dùng có đảm bảo: là loại tín dụng tiêu dùng mà Ngân hàng
cung cấp cho khách hàng trên cơ sở tài sản thế chấp, cầm cố hoặc phải có sự bão
lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.
Tín dụng tiêu dùng không đảm bảo là loại tín dụng tiêu dùng mà Ngân hàng
cung ứng khi không cần tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bão lãnh bằng tài sản của
bên thứ ba mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín, năng lực tài chính của bản thân
khách hàng hoặc dựa vào sự bão lãnh của chủ đơn vị nơi khách hàng làm việc.

Svth: Kiều Hoàng Lộc

Trang 14


 Chuyên đề tốt nghiệp


Gvhd: Ths. Võ Văn Vang

CHƯƠNG II:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

Svth: Kiều Hoàng Lộc

Trang 15


 Chuyên đề tốt nghiệp

Gvhd: Ths. Võ Văn Vang

I.Sơ lược sự hình thành và nhiệm vụ kinh doanh của ACB-ĐN.
1.Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu-Việt Nam.
Pháp lệnh ngân hàng ra đời năm 1993 đã đưa hoạt động Ngân hàng vào
giai đoạn ổn định và phát triển. Hệ thống Ngân hàng Thương mại được hình
thành và hoạt động rất có hiệu quả, góp phần đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vốn cho
nền kinh tế đang tăng trưởng và phát triển.
Trong thời gian này Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu ra đời theo
quyết định số 6032/NH-CP cấp ngày 14/4/1993 của Ngân hàng nhà nước Việt
Nam. Từ đó Ngân hàng được khai trương và đi vào hoạt động vào ngày
04/6/1993, có tên tiếng Anh là Asia Commercial Bank ( viết tắt ACB) có trụ sở
chính tại 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận3, TPHCM , thời gian hoạt động là
30 năm. Năm 1996, ACB có 7 chi nhánh và 3 phòng giao dịch, hiện nay ngân
hàng có 43 chi nhánh và phòng giao dịch, 1 trung tâm thẻ và 1 công ty chứng
khoán. Ngoài ra ACB còn có hệ thống giao dịch địa ốc gồm 6 chi nhánh và 3
phòng giao dịch.

Vốn điều lệ ban đầu của ACB là 20 tỷ đồng thuộc sở hữu của 27 cổ đông.
Trong 5 năm đầu hoạt động, ngân hàng đã có 2 đợt tăng vốn điều lệ. Năm 1994
tăng lên 70 tỷ đồng, năm 1997 tăng lên273 tỷ đồng( trong đó 25% là vốn của cổ
đông nước ngoài). Hiện nay vốn điều lệ của ngân hàng là 481 tỷ đồng , là ngân
hàng cổ phần có vốn điều lệ cao nhất.
Hiện nay, ngân hàng thiết lập được 1200 đại lý thanh toán thẻ tín dụng và
chuyển tiền nhanh Wetern Union trong phạm vi cả nước, đồng thời quan hệ với
hơn 170 ngân hàng nước ngoài tạo ra mạng lưới thanh toán nhanh chóng và
thuận lợi.
Sau khoảng thời gian đi vào hoạt động cho đến nay, ACB đã đạt được những
thành tựu và sự công nhận của xã hội. Đứng từ góc độ đánh giá vững mạnh của
một ngân hàng, kể từ khi quy chế xếp hạng các tổ chức tín dụng cổ phần thì ACB
luôn xếp hạng A, được tạp chí uy tín của Châu Âu Euromoney bầu chọn là Ngân
hàng tốt nhất Việt Nam trong nhiều năm liền, được tổ chức chuyển tiền nhanh
Western Union chọn làm đại lý tốt nhất khu vực Châu Á. Gần đây nhất ( 20 /01 /
2005 ), ACB danh dự được Ngân hàng Mỹ Wachovia trao giấy chứng nhận
thanh toán quốc tế xuất sắc .

Svth: Kiều Hoàng Lộc

Trang 16


 Chuyên đề tốt nghiệp

Gvhd: Ths. Võ Văn Vang

2.Sự ra đời và phát triển của ACB-ĐN:
Vào năm 1996, nền kinh tế Đà Nẵng có những bước tiến đáng kể, tốc
độ tăng GDP bình quân tăng 14,4 % so với năm 1995, thu nhập bình quân đầu

người đạt 355 USD/người/ năm, các doanh nghiệp làm ăn ngày càng có hiệu quả,
quy mô sản xuất ngày càng mở rộng. Ngoài vị trí địa lý thuận lợi, Đà Nẵng còn
có nhiều tiềm năng về kinh tế xã hội để thu hút đầu tư phát triển thành vùng kinh
tế trọng điểm của miền trung. Hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng đã có sự phát triển về qui mô lẫn loại hình. Bên cạnh đó, Ngân
hàng Thương mại quốc doanh vẫn đang giữ vị trí vốn có của nó, hàng loại các
Ngân hàng Thương mại cũng khai trương và đi vào hoạt động và ngày càng thích
nghi, chiếm thị phần nhiều hơn.
Trước tình hình đó, để mở rộng phạm vi hoạt động và góp phần hoàn
thiện Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu-Đà Nẵng đã được thành lập theo
quyết định số 212/QĐ-NH15 ký ngày 13/08/1996 và chính thức đi vào hoạt động
từ ngày 08/01/1997. Trụ sở của chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Á
Châu- Đà Nẵng đặt tại 16 Thái Phiên, Đà Nẵng. từ khi thành lạp đến nay chi
nhánh không ngừng thay đổi phương thức hoạt động, cung ứng dịch vụ, trang bị
cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu một cách tốt nhất. Đến nay số lượng nhân viên
làm việc tại chi nhánh là 42 người, trong đó hơn 75% nhân viên có trình độ Đại
học và Trung học chuyên nghiệp và hơn 70% là nhân viên có độ tuổi dưới 30.
Đây là thế mạnh hiện tại và trong tương lai của chi nhánh tạo điều kiện cho chi
nhánh có được phong cách làm việc năng động, có hiệu quả, có khả năng vận
dụng những nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại vào trong hoạt động của chi nhánh.
II.Chức năng và nhiệm vụ hoạt động của chi nhánh:
Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dươi hình thức tiền gửi của các
pháp nhân ,cá nhân trong nước và ngoài nước bằng tiền đồng Việt Nam và ngoại
tệ theo quy định Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng Thương mại cổ phần Á
Châu.
Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ
đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân trên địa bàn theo sự uỷ nhiệm của Tổng
Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu.
Được phép vay, cho vay đối với các Định chế tài chính trong nước, thực
hiện và quản lý các nghiệp vụ bảo lãnh , thanh toán quốc tế, nghiệp vụ mua bán,

chiết khấu các chứng từ có giá khi được Tổng Giám đốc uỷ nhiệm, chấp thuận và
theo đúng quy định của Ngân hàng nhà nước.

Svth: Kiều Hoàng Lộc

Trang 17


 Chuyên đề tốt nghiệp

Gvhd: Ths. Võ Văn Vang

Thực hiện quản lý mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh,
thẻ thanh toán. Khi có nhu cầu và được Tổng Giám đốc uỷ nhiệm, Ngân hàng
thực hiện việc mua bán vàng. Đồng thời, tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế
toán theo đúng chế độ của nhà nước, Ngân hàng nhà nước và của Ngân hàng
Thương mại cổ phần Á Châu.
Chấp hành tốt chế độ quản lý tiền tệ, kho quỹ của Ngân hàng nhà nước và
của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu. Bảo quản các chứng từ có giá, nhận
cầm cố, thế chấp, bảo đảm an toàn kho quỹ tuyệt đối, thực hiện thu chi tiền tệ
chính xác.
Phát triển nguồn nhân lực và đào tạo nhân viên, quản lý tốt nhân sự, nâng
cao uy tín phục vụ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu.
Lập và thực hiện kế hoạch kinh doanh, mức tạo lời của Ngân hàng như kế
hoạch cân đối vốn, kế hoạch thu nhập – chi phí...
Thường xuyên nghiên cứu và cải tiến nghiệp vụ, đề xuất các sản phẩm,
dịch vụ Ngân hàng phù hợp với địa bàn hoạt động, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật
tiên tiến vào quy trình nghiệp vụ và quản lý Ngân hàng, nâng cao chất lượng sản
phẩm, khả năng phục vụ.
Thực hiện chế độ bảo mật nghiệp vụ ngân hàng như về số liệu tồn quĩ,

thanh khoản Ngân hàng, tài khoản tiền gửi khách hàng.
III.Cơ cấu tổ chức của chi nhánh:
Ban giám đốc:
Giám đốc chi nhánh là người đứng đầu chi nhánh, điều hành mọi hoạt
động của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật về
các hoạt động của chi nhánh.
Phó Giám đốc: được Giám đốc uỷ nhiệm quyền thực hiện một số nhiệm
vụ và quyền hạn nhất định.
Phòng kinh doanh: có chức năng kinh doanh, phát triển các dịch vụ ngân hàng
gồm:
Bộ phận tín dụng: thực hiện các nghiệp vụ cho vay, thẩm định và tổ chức
theo dõi các khoản vay, đề xuất các phương án giải quyết các vấn đề liên quan
đến hoạt động tín dụng và bảo lãnh của chi nhánh gồm:
Tổ A / O ( thẩm định )

Svth: Kiều Hoàng Lộc

Trang 18


 Chuyên đề tốt nghiệp

Gvhd: Ths. Võ Văn Vang

Tổ Loan-CRS ( cho vay )
Tổ hỗ trợ tín dụng
Bộ phận thanh toán quốc tế: thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
Bộ phận WU-Kiều hối: thực hiện các nghiệp vụ chuyển tiền.
Phòng giao dịch- ngân quỹ: hướng dẫn thủ tục mở và sử dụng tài khoản, thực
hiện và quản lý các nghiệp vụ liên quan đến các loại tài khoản của khách hàng,

thực hiện các giao dịch và dịch vụ khách hàng, gồm:
Tổ giao dịch.
Tổ ngân quỹ.
Tổ dịch vụ khách hàng.
Phòng kế toán hành chính:
Tổ kế toán: có nhiệm vụ quản lý các tài khoản tiền gửi của chi nhánh
tại Ngân hàng nhà nước địa phương và các tổ chức tín dụng khác, nắm tình hình
nguồn vốn và sử dụng vốn, quản lý, kiểm tra và tổ chức hạch toán thu nhập, chi
phí cũng như tài sản khác của chi nhánh. Bên cạnh đó tổ kế toán còn thực hiện
chế độ báo cáo kế toán, thống kê theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước
và của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu.
Tổ hành chính tổ chức: quản lý nhân sự của chi nhánh, kết hợp với bộ
phận kế toán quản lý và xem xét những nhu cầu chi mua sắm trang thiết bị,
phương tiện làm việc của chi nhánh.
Phòng giao dịch: hướng dẫn, giao dịch với khách hàng khi khách hàng
đến ngân hàng.

Svth: Kiều Hoàng Lộc

Trang 19


 Chuyên đề tốt nghiệp

Svth: Kiều Hoàng Lộc

Gvhd: Ths. Võ Văn Vang

Trang 20



Chuyờn tt nghip

Gvhd: Ths. Vừ Vn Vang

IV.Tỡnh hỡnh hot ng kinh doanh nm 2003-2004 ti ACB-N:
1.Tỡnh hỡnh s dng vn vay:
Bng 1: Tỡnh hỡnh s dng vn vay ca ACB-
VT : triu ng
Chố tióu

nm
2003

nm
2004

1.NV huy õọỹng BQ

132255

166.903 34.648

26,2

2.Dổ nồỹ BQ

92025

88.893


-3,4

3.TL sổớ duỷng vọỳn 69,6
vay (%)

Chónh lóỷch
Mổùc

-3.132

T(%)

53,2

Ngõn hng mun hot ng tt thỡ phi luụn ch ng c ngun vn ,
sn sng ỏp ng yờu cu tng trng tớn dng, nh vy thỡ mi thu hỳt c
nhiu khỏch hng v m rng c th phn tớn dng. Trong c cu ngun vn
ca Ngõn hng thỡ ngun vn huy ng chim mt t trng rt cao v quan trng.
Nhn thc vn ny, trong thi gian qua, Ngõn hng ó cú s quan tõm
n cụng tỏc huy ng vn ngy mt nhiu hn v cng ó cú c kt qu rt
tt.
Nhỡn chung ngun vn huy ng nm 2004 ti ACB-N tng lờn khỏ cao,
tc tng trng ca ngun vn huy ng nm 2004 so vi nm 2003 l 26,2%.
Nguyờn nhõn cú s tng trng khỏ ln ny l do trong nhng nm qua,Ngõn
hng ó to c uy tớn ca mỡnh, thit lp c mi quan h mt thit ỏng tin
cy vi cỏc doanh nghip trờn a bn nờn ngy cng cú nhiu doanh nghip
tham gia giao dch vi Ngõn hng .
Trong hai nm va qua, kinh t thnh ph Nng cú nhng bc tin
mnh m, nhu cu vay vn trong nn kinh t tng cao nờn cỏc Ngõn hng ó y

mnh cụng tỏc huy ng vn ỏp ng nhu cu ny.Hn na vi s phỏt trin
ngy cng mnh m ca hỡnh thc thanh toỏn khụng dựng tin mt, dn n vic
luõn chuyn vn v lu thụng qua h thng Ngõn hng ó lm tng ngun vn
huy ng. Mt khỏc , trong nm qua, tỡnh hỡnh v giỏ vng, USD luụn bin ng
mnh, khụng n nh, c bit l giỏ vng dao ng vi biờn rt ln. Do vy,
cỏc cỏ nhõn trong nn kinh t khụng yờn tõm khi mua vng v USD ct tr,

Svth: Kiu Hong Lc

Trang 21


 Chuyên đề tốt nghiệp

Gvhd: Ths. Võ Văn Vang

mà thay vào đó họ sẽ đem tiền đi gửi tiết kiệm ở các Ngân hàng. Ngoài ra, với
hình thức gửi tiết kiệm có dự thưởng của mình, Ngân hàng đã thu hút được rất
nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư.
Dư nợ bình quân là chỉ tiêu mà các Ngân hàng quan tâm. Năm 2004 dư nợ
bình quân của Ngân hàng là 88.893 triệu đồng, so với năm 2003 giảm 3.132 triệu
đồng với tỷ trọng giảm 3,4%. Nguyên nhân dẫn tới mức dư nợ bình quân giảm là
do trong năm qua, mục tiêu hoạt động quan trọng nhất của ACB- ĐN là chất
lượng tín dụng chứ không chủ trương mở rộng qui mô tín dụng. Hơn nữa, việc
cắt giảm lãi suất cho vay để cạnh tranh của các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn
làm cho thị phần tín dụng của ACB-ĐN giảm đáng kể, đồng thời kéo theo mức
cho vay của Ngân hàng giảm xuống, do đó tỷ lệ sử dụng vốn vay của Ngân hàng
năm 2003 là 69,6% sang năm 2004 chỉ đạt 53,2% tuy nhiên đây là một tỉ lệ tương
đối ổn định của ngân hàng.
2. Kết quả hoạt động kinh doanh:

Đối với bất kỳ tổ chức kinh tế nào khi kinh doanh thì mục tiêu cuối cùng
cũng là lợi nhuận. Với Ngân hàng thì cũng như vậy, mức lợi nhuận cuối cùng ảnh
hưởng đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng.
Qua bảng số liệu ta thấy thu nhập của Ngân hàng trong năm 2004
đạt11.424.784 triệu đồng,tăng 1.768.449 triệu đồng , tức tăng 15,5% chủ yếu là
thu từ hoạt động tín dụng và thu từ dịch vụ thanh toán ngân quỹ, trong đó thu từ
hoạt động tín dụng đạt 8.795 triệu đồng , tăng 1.540 triệu đồng, tương đương
21,2 % và thu từ dịch vụ thanh toán ngân quỹ đạt4.178 triệu đồng , tăng 194
triệu đồng , tương đương 4,9 %. Bên cạnh đó chi phí của Ngân hàng cũng tăng,
từ 8.120.285triệu đồng năm 2003 sang năm 2004 đã lên tới 8.890.249 triệu đồng,
tốc độ tăng 9,5%.

Svth: Kiều Hoàng Lộc

Trang 22


Chuyờn tt nghip

Gvhd: Ths. Vừ Vn Vang

Bng 2: Kt qu huy ng kinh doanh ca ACB-N
VT: nghỡn ng
Chố tióu

Nm 03 TT(% Nm 04 TT(%
)
)

Chónh lóỷch

Mổùc

T(%)

I. Thu nhỏỷp

11.424.7
84

100 13.193.2
33

100 1.768.44
9

15,5

1.thu
tổỡ
õọỹng TD

hoaỷt 7.255.14
6

63.5 8.795.29
6

67.3 1.540.15
0


21,2

2.Thu tổỡ dởch vuỷ 3.983.96
TTNQ
9

34.8 4.178.95
0

31.1 194.981

4,9

3.Thu hoaỷt õọỹng 173.496
khaùc

1.5 192.084

1.4

18.588

10,7

4.Thu bỏỳt thổồỡng

0.2

0.2


11.730

77,3

15.173

26.903

II. Chi phờ

8.120.28
5

100 769.964

9,5

1.Chi huy ng vọỳn

5.389.30 66.30 5.978.71 67.25 589.414
3
7

10,9

2.Chi DV TTNQ

153.958

1.89 124.563


1.40 -29.395

0.01

0.01

õọỹng

435

90,8

4.Chi hoaỷt
quaớn lyù

õọỹng 2.576.54 31.80 2.786.05 31.35 209.510
5
5

8,1

3.304.49
9

914

-19,1

3.Chi hoaỷt

khaùc

III. Lồỹi nhuỏỷn

479

100 8.890.24
9

4.302.98
4

998.485

30,2

Vi kt qu v thu nhp v chi phớ nh vy, do tc tng trng ca chi
phớ thp hn tc tng trng ca thu nhp nờn li nhun ca Ngõn hng ó
tng lờn 998.485 triu ng , tc tng 30,2%, l mt tớn hiu rt tớch cc
Li nhun ca Ngõn hng c to ra t hot ng cho vay, cú th thu
lói, to ra li nhun thỡ cụng tỏc thm nh d ỏn t trng tõm l hiu qu ti
Svth: Kiu Hong Lc

Trang 23


 Chuyên đề tốt nghiệp

Gvhd: Ths. Võ Văn Vang


chính của dự án và kết quả kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp. Do vậy, Ngân
hàng đã tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho các cán bộ tín dụng, qua đó nhằm
nâng cao hiệu quả thẩm định, công tác xét duyệt và phán quyết tín dụng, trên cơ
sở đó làm giảm tới mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.
Nhìn chung với kết quả hoạt động như vậy thì đây là một năm hoạt động
tốt của Ngân hàng , mức lợi nhuận đạt được là 4.302 triệu đồng. Đây là một kết
quả rất khả quan. Để đạt được kết quả như vậy là do Ngân hàng đã chủ động tìm
kiếm khách hàng, tính dự án để cho vay, tạo thêm nhiều loại hình dịch vụ ...và
hơn hết đó là sự nỗ lực, tận tuỵ với công việc của các cán bộ công nhân viên của
Ngân hàng.
V.Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ACB-ĐN:
1. Quy định chung về nghiệp vụ tín dụng tiêu dùng của Ngân hàng Thương
mại cổ phần Á Châu (ACB)
*Đối tượng và mục đích vay vốn:
Đối tượng của loại hình này chủ yếu là các cán bộ công nhân viên có việc
làm ổn định(trên 1 năm) tài các cơ quan nhà nước, tại các doanh nghiệp hoặc cá
nhân sản xuất kinh doanh(Có giấy phép sản xuất kinh doanh).
Mục đích vay: sử dụng vốn vay để tài trợ cho những nhu cầu của cuộc
sống như mua sắm các đồ dùng sinh hoạt; phương tiện thông tin; xe máy; sửa
chữa nhà ở;...
*Điều kiện vay vốn:
Khách hàng là cá nhân có hộ khẩu thường trú cùng địa bàn hoạt động với
ACB.(nơi cho vay)
Mục đích vay vốn được sử dụng cho các nhu cầu tiêu dùng hợp pháp.
Có việc làm ổn định(trên 1 năm) tại các doanh nghiệp nhà nước, tại các tổ
chức xã hội, cơ quan hành chính sự nghiệp.
Có tài sản bảo đảm cho khoản vay như bất động sản, các chứng từ có giá
hoặc có sự bảo lãnh của bên thứ ba có tài sản cầm cố, thế chấp.
Có sự bảo lãnh của lãnh đạo cơ quan nơi khách hàng đang công tác.
*Thời hạn cho vay , lãi suất cho vay:


Svth: Kiều Hoàng Lộc

Trang 24


 Chuyên đề tốt nghiệp

Gvhd: Ths. Võ Văn Vang

+Thời hạn cho vay: ngân hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, khả
năng hoàn trả nợ của khách hàng , thời hạn thu hồi vốn và nguồn vốn cho vay để
thoả thuận về thời hạn cho vay.
Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu
vay vốn cho đến thời điểm trả nợ gốc và lãi vốn vay đã được thoả thuận trong
hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng.
+ Lãi suất cho vay : lãi suất vay vốn được thay đổi theo từng thời kỳ cho
phù hợp với chính sách lãi suất của ngân hàng nhà nước.
Để đưa ra mức lãi suất cho vay, ngân hàng thường dựa trên các yếu tố sau:
lãi suất phải bao gồm chi phí huy động vốn, chi phí cho việc thực hiện khoản vay
và nhất là phải tạo ra thặng dư cho hoạt động của ngân hàng.
*Hồ sơ vay vốn:
Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của ngân hàng có xác nhận của cơ quan
làm việc, chữ ký của vợ hoặc chồng của người vay vốn và chữ ký của chính
người vay vốn.
Phương án vay vốn và khả năng hoàn trả nợ vay, trong đó phải chứng
minh được các nguồn thu nhập( chính và phụ) đủ khả năng trả nợ vay ( vốn vay
và lãi vay )
Các hồ sơ, chứng từ về tài sản cầm cố, thế chấp , bảo lãnh và các giấy tờ
khác có liên quan như chứng minh nhân dân, hộ khẩu của người vay,...

*Trình tự vay vốn và trả nợ:
Bước 1: Hướng dẫn thủ tục vay vốn.
Khách hàng liên hệ phòng Tín dụng ACB để được hướng dẫn chi tiết
về thể lệ cho vay và nhận hồ sơ vay vốn.
Bước 2: Thẩm định tín dụng.
Trong vòng 5 ngày làm việc( kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ), sau khi
thẩm định nhân viên thẩm định sẽ thông báo cho khách hàng biết kết quả xét
duyệt cho vay.
Bước 3: Ký kết hợp đồng tín dụng.
Sau khi thống nhất các thoả thuận được nêu trong hợp đồng tín dụng,
khách hàng và nhân viên tín dụng đại diện cho ngân hàng sẽ tiến hành ký kết hợp
Svth: Kiều Hoàng Lộc

Trang 25


×