Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SỬ 8 HKII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.59 KB, 3 trang )

TRƯỜNG TRUNG HỌC CS ÂN NGHĨA
TỔ LỊCH SỬ- ĐỊA LÝ-GIÁO DỤC CÔNG DÂN
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2008-2009
BỘ MÔN LỊCH SỬ 8
……………………………..
Nội dung đề cương ôn tập:
1. Nội dung kiến thức: Từ sau bài kiểm tra một tiết đến cuối năm học.
2. Câu hỏi hướng dẫn ôn tập.
3. Cấu trúc của bài kiểm tra học kỳ II:
4. Lời nhắc nhở khi ôn tập và làm bài kiểm tra học kỳ II.
PHẦN I: NỘI DUNG ÔN TẬP CƠ BẢN
I/ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA XÃ HỘI VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX.
Do tác động bỡi chính sách khai thác, bóc lột thuộc địa của Thực dân Pháp, xã hội Việt
nam có nhiều biến đổi. Sau năm 1897 xã hội có sự biến đổi sâu sắc, ngoài những giai tầng đã có
trong xã hội phong kiến, xã hội Việt nam xuất hiện thêm những giai tầng mới và ngày càng tăng
về số lượng lẫn chất lượng của các giai tầng. Đô thị phát triển mạnh mẽ. Dòng di cư tự do từ nông
thôn lên thành phố ngày càng tăng. Tư tưởng, ý thức giai cấp cũng có sự biến đổi lớn. Cuộc vận
động giải phóng dân tộc xuất hiện một xu hướng cứu nước mới đó là xu hướng cứu nước theo con
đường dân chủ tư sản.
II/ CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH DUY TÂN Ở VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX DẦU
THẾ KỶ XX.
Cuối thế kỷ XIX, do tác động của bối cảnh xã hội, sự biến đổi về kinh tế, chính trị của
nước ta, một số sỹ phu yêu nước đã dám mạnh dạn vượt qua những luật lệ hà khắc của xã hội
phong kiến đề ra những chính sách cải cách, duy tân, canh tân đất nước.
Mở đầu là các đề nghị cải cách của một số sỹ phu như: Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ
Trạch, Nguyễn Huy Tế, Đinh Văn Biền…ở cuối thế kỷ XIX. Đến đầu thế kỷ XX, các phong trào
yêu nước duy tân đã phát triển thành một trào lưu, như một luồng gió mới thổi vào phong trào
yêu nước của nước ta. Khuynh hướng cứu nước này được xem là khúc dạo đầu cho đêm nhạc
phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX.
Các đề nghị cải cách duy tân và các phong trào yêu nước theo khuynh hướng duy tân


thực nghiệm, mặt dù có nhiều tiến bộ nhưng cũng có lắm hạn chế do cách nhìn thiển cận, phiến
diện và kết quả cuối cùng là thất bại.
III/ CÁC PHONG TRÀO YÊU NƯỚC ĐẦU THẾ KỶ XX
Sau khi phong trào yêu nước diễn ra với hình thức vũ trang, theo con đường cứu nước
truyền thống, với quan điểm giúp vua cứu nước, như Phong trào Cần Vương thất bại thì nhiều
cuộc đấu tranh yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng mới lại tiếp tục nổ ra mạnh mẽ vào
những năm đầu của thế kỷ XX.
Tiêu biểu về khuynh hướng cứu nước theo con đường CMDCTS là các phong trào
như:
1) Phong trào Đông Du của Phan Bội Châu (1905-1909). Chủ trương vận động
thanh niên Việt nam sang Nhật du học, nhờ Nhật đào tạo cán bộ nòng cốt về tiến hành bạo động
vũ trang, xây dựng đất nước Việt Nam độc lập, phát triển theo con đường chủ nghĩa tư bản.
2) Phong trào Đông kinh nghĩa thục của thầy giáo Lương Văn Can và Thầy giáo
Nguyễn Quyền ở Hà Nội (1907). Phong trào này diễn ra nhiều hình thức, đây cũng là rập khuôn
nguyên mẫu của một phong trào ở Nhật Bản. Mục tiêu vận động nhân dân nâng cao dân trí, khai
thông dân khí… tiến đến xây dựng đất nước tự cường phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
3) Phong trào vận động duy tân, bỏ cũ theo mới ở Trung kỳ của cụ Phan Châu Trinh
(1908) và hệ quả của phong trào này là phong trào chống thuế ở trung kỳ.
Tiêu biểu cho phong trào phản đối chính sách thời chiến của Pháp ở thuộc địa là các
phong trào như:
1) Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916), do Thái Phiên, Trần Cao Vân và Vua Duy Tân tham
gia tổ chức.
2) Cuộc khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên (1917)
Tất cả các phong trào yêu nước này đều đi đến một kết quả giống nhau là thất bại.
Trước bối cảnh đất nước ta lâm vào hai cuộc khủng hoảng lớn về cách mạng thì Nguyễn Tất
Thành đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước mới cho dân tộc. Con đường cứu nước của Người
sau này đã đưa đất nước ta từng bước thoát khỏi thân phận nô lệ và đứng vững trên đỉnh vinh
quang của một dân tộc tự do, tổ quốc độc lập, ….
PHẦN II: MỘT SỐ CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP.
1. Kể tên một vài nhà cải cách cuối thế kỷ 19. Trình bày nội dung một sôù đề nghị cải cách

trên.
2. Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỷ 19 không thực hiện được nhưng hiện
nay Nhà nước ta tiến hành đổi mới lại đạt được nhiều thành tựu rực rỡ?
3. Trình bày nội dung chính sách khai thác về kinh te,á văn hóa giáo dục của thực dân Pháp
đối với thuôïc địa Việt nam? Mục đích của chính sách khai thác của Pháp.
4. Những biến đổi của xã hội Việt nam dưới tác động của chính sách khai thác của Thực
dân Pháp? Nêu thái độ cách mạng của từng giai cấp ?
5. Giải thích câu nói của Nguyễn Hàm “vậy thì bây giờ muốn tìm ngoại viện không gì bằng
sang Nhật là hơn cả”.
6. So sánh điểm giống nhau và khác nhau của phong trào Đông Du và Đông kinh nghĩa
thục.
7. Tại sao Nguyễn Tất Thành lại quyết định ra đi tìm đường cứu nước mới? Con đường cứu
nước của Người có gì khác với con đường cứu nước của các cụ cùng thời và trước đó?
8. So sánh đặc điểm phong trào yêu nước cuối thế kỷ 19 và đặc điểm phong trào yêu nước
đầu thế kỷ 20 ?
PHẦN III: CẤU TRÚC CỦA BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II:
Gồm 02 phần:
+ Phần trắc nghiệm khách quan: (từ 3 đến 4 điểm).
Gồm bốn dạng bài tập:
1- Dạng chọn câu đúng-sai.
2- Chọn câu đúng nhất trong những câu đúng.
3- Dạng điền nối gữa cột A cho phù hợp với cột B cho phù hợp ở cột kết quả C.
4- Dạng điền khuyết.
+ Phần bài tập tự luận: (từ 6 đến 7 điểm)
Gồm các dạng yêu cầu sau:
1- Hãy trình bày một kiến thức lịch sử.
2- Giải thích một hiện tượng; một nhận định; quan điểm … lịch sử.
3- Chứng minh một quan điểm, ý nghĩa …. Lịch sử.
PHẦN IV: LỜI NHẮC NHỞ KHI ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ
Khi ôn tập học sinh nên ôn tập theo tài liệu chính là sách giáo khoa, nội dung kiến thức

trong vở ghi bài ở trên lớp là những nội dung bổ sung cho những kiến thức mà sách khoa nói rất
ít hoặc còn thiếu không được đề cập đến.
Người học không nên học thuộc lòng một cách máy móc mà nên nắm chắc kiến thức theo
dạng dàn ý đại cương, sau đó triển khai thành dàn ý chi tiết và hoàn thành nội dung kiến thức mà
câu hỏi yêu cầu.
Khi làm bài cũng vậy, học sinh nên đọc kỹ và xác định rõ yêu cầu của đề. Học sinh nên
hình dung dàn ý đại cương trước khi viết vào giấy bài thi, làm như vậy tránh trường hợp viết
thiếu, viết lộn xộn các đơn vị kiến thức mà đề yêu cầu gây khó hiểu cho người đọc.
Khi làm bài không nhất thiết phải tuân thủ theo thứ tự câu hỏi của đề, nghĩa là câu hỏi
nào học sinh cảm thấy dễ thì làm trước, chú ý nên tập trung giải quyết câu hỏi có số điểm lớn
trước và câu có số điểm nhỏ hơn thì làm sau. Bỡi câu có số điểm lớn thường là câu dành cho đối
tượng học sinh trung bình và yếu còn câu hỏi có số điểm nhỏ thường là khó dành riêng cho đối
tượng học sinh có trình độ khá và giỏi.
Khi làm bài học sinh không nên mất sự tự tin, lập trường của bản thân mình, không nên
nghe theo ý kiến của người khác mà bản thân mình không có cơ sở để khẳng định ý kiến đó là
đúng hay sai.
Chúc các em ôn tập tốt và có một kết quả như mong muốn trong bài kiểm tra học kỳ.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×