Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Phước Ninh – huyện Dương Minh Châu – tỉnh Tây Ninh đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Phước Ninh –
huyện Dương Minh Châu – tỉnh Tây Ninh đến năm 2020

SVTH
LỚP
KHÓA
NGÀNH

:
:
:
:

Nguyễn BáKhánh

DH08QL
2008 - 2012
Quản Lý Đất Đai

-TP. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2012-


Ngành: Quản Lý Đất Đai


SVTH: Nguyễn Bá Khánh

ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................................... 1
PHẦN I: TỔNG QUAN ..................................................................................................... 3
I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu: ......................................................................... 3
I.1.1.Cơ sở khoa học: ..................................................................................................... 3
I.1.2.Cơ sở pháp lí: ........................................................................................................ 3
I.1.3.Cơ sở thực tiễn: ..................................................................................................... 5
I.2.1. Điều kiện tự nhiên: ............................................................................................... 6
I.3.2..Phương pháp nghiên cứu: ..................................................................................... 7
I.3.3. Quy trình thực hiện: ............................................................................................. 7
PHẦN II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................... 9
II.1.1: Điều kiện tự nhiên:.............................................................................................. 9
II.1.2. Hiện trạng kinh tế-xã hội: ................................................................................. 13
II.1.3. Hiện trạng sử dụng đất: ..................................................................................... 18
II.1.4. Hiện trạng công trình hạ tầng kĩ thuật: ............................................................ 23
II.1.5. Đánh giá tổng hợp phần hiện trạng: .................................................................. 31
II.1.6.Đánh giá thực trạng nông thôn theo Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới: .. 33
II.2. Dự báo phát triển nông thôn mới: ........................................................................... 36
II.2.1. Tiềm năng và định hướng phát triển kinh tế-xã hội của xã: ............................. 36
II.2.2. Mối quan hệ không gian của xã với các đơn vị hành chính lân cận: ................ 38
II.2.3. Tính chất: .......................................................................................................... 38
II.2.4. Dự báo quy mô dân số, lao động, đất đai: ........................................................ 38
II.3. Quy hoạch ................................................................................................................ 40
II.3.1 Quy hoạch định hướng phát triển không gian xã. .............................................. 40
II.3.2: Quy hoạch hệ thống hạ tầng kĩ thuật: ............................................................... 43
II.4. Giải pháp quy hoạch nông thôn mới: ...................................................................... 47
II.4.1. Kế hoạch phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội: ...................................................... 47
II.4.2.Kế hoạch Phát triển kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất trong xây dựng
NTM xã Phước Ninh: .................................................................................................. 51

II.5.Nguồn vốn thực hiện,cơ chế huy động ,đầu tư quản lý và sử dụng: ........................ 58
II.5.1.Nguồn vốn thực hiện: ......................................................................................... 58
II.6.1. Công tác tuyên truyền vận động: ...................................................................... 59
II.6.2. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở, cán bộ hợp tác xã, chủ trang trại và thanh niên
..................................................................................................................................... 59
II.7.1.Về kinh tế ........................................................................................................... 60
II.7.2.Văn hóa .............................................................................................................. 60


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Bá Khánh

II.7.3.Đánh giá hiệu quả .............................................................................................. 60
KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 61
 


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Bá Khánh

ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển mạnh và đã đạt
được những thành tựu hết sức quan trọng. Kinh tế phát triển, chính trị-xã hội ổn định,an
ninh- trật tự được giữ vững, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân không ngừng được
nâng cao.
Tuy nhiên còn đó những khó khăn cần giải quyết như:khoảng cách giàu-nghèo, sự mai
một của những nét văn hóa truyền thống ,vấn nạn ô nhiễm môi trường… Trong đó, vấn đề
được quan tâm hơn hết đó là khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.

Từ trước đến nay khu vực nông thôn luôn luôn được xem là khu vực có tỉ lệ hộ nghèo, tỉ
lệ thất nghiệp ở mức cao, ô nhiêm môi trường chưa được quan tâm đúng mức, diện tích
đất nông nghiệp đang giảm dần do quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Hệ thống cơ
sở hạ tầng và cở sở vật chất kinh tế xã hội chưa được đầu tư đúng mức và còn gặp nhiều
khó khăn.
Thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/08/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa X “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, thông qua Quyết định số 800/2010/QĐTTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc
gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; Chương trình rà soát quy hoạch
xây dựng nông thôn mới (Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02 tháng 02 năm 2010); ban
hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới (Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16
tháng 4 năm 2009), Thông tư liên tịch 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13
tháng 4 năm 2011 hướng dẫn một số nội dung thực hiện quyết định số Quyết định số
800/QĐ-TTg; với mục tiêu xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
từng bước hiện đại, cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp
với phát triển nhanh công nghiệp dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy
hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; môi trường sinh
thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người
dân ngày càng được nâng cao.
Trên cơ sở đó, tỉnh ủy đã ban hành chương trình hành động về xây dựng nông thôn mới,
UBND Tỉnh cũng đã hình thành ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 20102020) và phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện chương trình rà soát quy hoạch xây
dựng nông thôn mới. Trong đó xã Phước Ninh là một trong ba xã của huyện Dương Minh
Châu trong tổng 25 xã toàn tỉnh được thống nhất chọn làm xã điểm xây dựng nông thôn
mới theo Bộ tiêu chí quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định 491/QĐTTg ngày 21/6/2009.
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự phân công nghiên cứu của khoa tôi thực hiện đề
tài “Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Phước Ninh – huyện Dương Minh Châu
– tỉnh Tây Ninh đến năm 2020”
Trang 1 
 



Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Bá Khánh

1.Mục tiêu nghiên cứu:
-Phát triển kinh tế xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc
phòng và bảo vệ môi trường sinh thái.
-Cụ thể hoá định hướng phát triển kinh tế - xã hội của xã Phước Ninh trong việc hiện đại
hóa nông nghiệp nông thôn đến năm 2020.
-Làm cơ sở pháp lý cho việc phát triển các điểm dân cư và đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế
- xã hội nông thôn, quản lý đất đai, đầu tư xây dựng và hướng dẫn phát triển theo quy
hoạch trên địa bàn xã.
-Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư trên địa bàn xã; thực hiện có hiệu quả, bền
vững công cuộc xoá đói, giảm nghèo.
-Lồng ghép các quy hoạch trên địa bàn
2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
a. Đối tượng nghiên cứu:
- Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.
- Quy hoạch chi tiết trung tâm xã.
- Quy hoạch chi tiết khu dân cư mới, khu tái định cư, cải tạo xây dựng thôn, bản hiện có
theo các tiêu chí nông thôn mới.
b. Phạm vi nghiên cứu:
Quy hoạch nông thôn mới giai đoạn 2011- 2020 trên địa bàn xã, theo ranh giới hành chính
của xã
Diện tích lập quy hoạch là 4.186 ha với dân số 8.518 nhân khẩu

Trang 2 
 



Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Bá Khánh

PHẦN I: TỔNG QUAN
 

I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu:
I.1.1.Cơ sở khoa học:
Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị
trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Uỷ ban nhân dân xã.
- Nông thôn mới là nông thôn có đặc điểm như:
+ K inh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng
cao;
+ Nông thôn phát triển theo quy hoạch, có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội hiện đại,
môi trường sinh thái được bảo vệ ;
+ Dân trí được nâng cao , bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy;
+ An ninh tốt, quản lý dân chủ.
+ Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao .
- Quy hoạch: Là một hoạt động nhằm tạo ra một chuỗi có trật tự các hành động dẫn dắt
tới sự thực hiện một hay nhiều mục tiêu đã dự kiến.
Quy hoạch sử dụng đất: Là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, và pháp chế của
nhà nước về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ,hợp lý, khoa học và có hiệu quả
cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ đất đai và tổ chức sử dụng đất đai như tư liệu sản
xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và môi trường.
- Quy hoạch xây dựng nông thôn là việc tổ chức không gian mạng lưới điểm dân cư
nông thôn, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên địa bàn xã hoặc liên
xã ( quy chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn).
- Xây dựng nông thôn mới là xây dựng nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội từng
bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp

với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo hướng
quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn đinh, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường
sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của
người dân được nâng cao.
I.1.2.Cơ sở pháp lí:
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
- Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa
X “về nông nghiệp - nông dân - nông thôn”;
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về Quy hoạch
xây dựng;
Trang 3 
 


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Bá Khánh

- Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 –
2020;
- Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ
tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
- Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 01/04/2008 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn
lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng;
- Thông tư liên tịch 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13 tháng 4 năm 2011
hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 4 tháng 6 năm
2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng

nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020;
- Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXDBNNPTNT-BTN&MT ngày 28 tháng 10 năm
2011 về việc Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn
mới;
- Luật đất đai 2003 ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về thi hành
Luật đất đai;
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ
sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
- Chỉ thị số 01/CT-BTNMT ngày 17 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi
trường về việc tăng cường công tác quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất;
- Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy
định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất;
- Thông tư số 31/2009/TT- BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng về việc
ban hành ban hành tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn;
- Thông tư 32/2009/TT- BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng về việc ban
hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn;
- Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT, ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
- Thông tư số 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 8/2/2010 của Bộ Nông nghiệp & phát triển
nông thôn hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí
quốc gia về nông thôn mới.
- Thông tư 09/2010/TT-BXD ngày 04 tháng 08 năm 2010 của Bộ Xây dựng Quy định
việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.
- Quyết định 315/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ngày 23 tháng 02 năm 2011 về
việc ban hành hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ
chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020
Trang 4 
 



Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Bá Khánh

- Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL của Bộ VH-TT-DL ngày 08 tháng 03 năm 2011
quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và Nhà văn hóa-Khu thể thao thôn
- Thông tư số 17/2010/QĐ-BXD ngày 30/09/2010 của Bộ xây dựng về việc Hướng dẫn
xác định và quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị
- Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28/10/2011 của bộ
Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc
lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới
- Quyết định số 07/2006/QĐ-BNN ngày 24 tháng 01 năm 2006 do Bộ Nông nghiệp &
PTNT ban hành về giá quy hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Quyết định số 2448/QĐ-BVHTTDL ngày 07 tháng 07 năm 2009 của Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch về việc ban hành quy chuẩn trung tâm văn hóa xã;
- Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch về việc Quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm
Văn hóa -Thể thao xã;
- Quyết định số 315/QĐ-BGTVT ngày 23/2/2011 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn
lực chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình MTQG xây
dựng NTM giai đoạn 2010-2020.
- Quyết định số 1447/QĐ-UBND ngày 05 tháng 8 năm 2010 của UBND Tỉnh về việc phê
duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn
mới theo Quyết định 193/QĐ-TTg ngày 02/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
- Hướng dẫn số 1145/HD-SXD ngày 08 tháng 12 năm 2011 của sở Xây dựng tỉnh Tây
Ninh hướng dẫn về việc lập, thẩm định,phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới
trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
- Công văn số 576/SXD-QHKTHT ngày 14 tháng 7 năm 2011 của sở Xây dựng về việc
thực hiện công tác lập quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Dương Minh Châu giai đoạn 2010 – 2015.
- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Phước Ninh lần thứ X nhiệm kỳ 2010 – 2015.
I.1.3.Cơ sở thực tiễn:
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh đến năm 2020
Dự thảo phát triển kinh tế xã hội của huyện Dương Minh Châu đến năm 2020.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện Dương Minh Châu nhiệm kỳ 2010 -2015.
Quy hoạch các ngành đến năm 2020.
Các đề án : Đề án phát triển hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp tỉnh Tây Ninh đến năm 2020;
Đề án Phát triển giao thông nông thôn tỉnh tây Ninh đến năm 2020,...
Báo cáo tổng kết hoạt động của UBND Huyện hàng năm.
Số liệu thống kê huyện Dương Minh Châu các năm đến năm 2010 .
Kết quả điều tra dân số huyện
Trang 5 
 


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Bá Khánh

Số liệu kiểm kê đất đai các kỳ
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội hàng năm và phương hướng nhiệm vụ
của các năm của xã.
Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã.
Các tài liệu bản đồ và các dự án liên quan của địa phương.
I.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu:
I.2.1. Điều kiện tự nhiên:
Phước Ninh nằm về hướng đông bắc của huyện Dương Minh Châu cách trung tâm
huyện khoảng 10 km. Phía đông giáp xã Phước Minh, phía Tây giáp xã Phan, Suối Đá,và
Thị Trấn Dương Minh Châu,phía Nam giáp xã Chà Là và huyện Cầu Khởi, Phía Bắc giáp

long hồ Dầu tiếng tỉnh Tây Ninh.
Xã Phước Ninh có diện tích tự nhiên là 4.168ha được chia làm 6 ấp(ấp Phước Hội, ấp
Phước Tân, ấp Bàu Dài, ấp Phước Hiệp, ấp Phước Lễ và ấp Phước An) với tổng số dân là
8.528 người. Dân cư sống thưa thớt với mật độ 204người/km2.
Trên địa bàn xã không có tài nguyên co giá trị kinh tế cao( chủ yếu là các loại nguyên
liệu sử dụng trong xây dựng) nhưng lại có được điều kiện không thể thuận lợi hơn cho
sản xuất nông nghiệp đó là 1 diện tích lớn đất xám được hình thânh trên bậc thềm phù sa
cổ,đó là một khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa chia làm 2 mùa trong năm (mùa mưa từ tháng
5 đến tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) với lượng mưa tương đối lớn
cộng với hệ thống kênh mương thủy lợi khá hoàn chỉnh do long hồ Dầu Tiếng Tây Ninh
cung cấp và quan trọng hơn cả đó là con người nơi đây với bản chất cần cù lao động, ham
học hỏi đã đang biến mảnh đất nơi đây từ những loại hình sản xuất mang giá trị thấp sang
những loại hình mang giá trị kinh tế cao với hệ thống cây-con đa dạng phù hợp với từng
điệu kiện cụ thể.
Trong những năm qua kinh tế của Phước Ninh từng bước phát triển đời sống nhân dân
được ổn định và cải thiện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đều tăng, cơ cấu kinh tế
chuyển dịch đúng hướng, thu nhập bình quân tăng lên. Thu ngân sách tăng bình quân
hàng năm 20,8%. Chi ngân sách đảm bảo kịp thời và thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí.
Công tác giáo dục và chăm sóc sức khỏe nhân dân cũng được quan tâm đấp ứng nhu cầu
của nhân dân.
Tuy nhiên vẫn còn đó những khó khăn đó là mà trong thời gian tới cần phải giải quyết đó
việc cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chuyển đổi cơ
cấu lao động cho phù hợp với xu hướng phát triển chung của đất nước.
I.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu:
I.3.1. Nội dung nghiên cứu:
Phân tích và đánh giá hiện trạng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hạ tầng kĩ
thuật của xã( đánh giá theo 19 tiêu chí NTM)để xác định được động lực phat triển, tính
chất đặc trưng vùng miền,định hướng phát triển kinh tế xã hội,dự báo quy mô dân số, dự
Trang 6 
 



Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Bá Khánh

báo sử dụng quỹ đất cho từng điẻm dân cư, dự báo những khó khăn vướng mắc trong quá
trình xây dựng
Xác định quy mô diện tích, cơ cấu ranh giới sử dụng đất, các chỉ tiêu đối với hệ
thống công trình công cộng, dịch vụ, đất ở,đất sản xuất, đất xây dựng hạ tầng kĩ thuật và
nhu cầu phát triển.
Xác định các hệ thống công trình công cộng cấp xã và hệ thống dân cư tập trung
trên địa bàn xã phù hợp với đặc điểm sinh thái và tập quán văn hóa của địa phương.
Định hướn tổ chức không gian, phân khu chức năng sản xuất, sinh sống,các vùng
có tính đặc thù.
Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và hạ tầng phục vụ sản
xuất kèm theo,mạng lưới hạ tần kĩ thuật bố trí dân cư và hạ tầng công cộng theo chuẩn
nông thôn mới.
I.3.2..Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp kế thừa: Đó là việc kế thừa các kết quả nghiên cứu, các đồ án quy
hoạch đã được phê duyệt và triển khai.Kế thừa các bảng biểu số liệu,các bản đồ thành quả
có liên quan.
Phương pháp thống kê: Các số liệu, thông tin thu thập được trong quá trình khảo
sát và điều tra sẽ được thống kê một cách có hệ thống để có thể đưa ra các kết luận thật
chính xác về đặc điểm của điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế - xã hội,…trên địa bàn
xã.
Phương pháp điều tra: Công tác lập quy hoạch nông thôn mới phải thường xuyên
tiến hành điều tra nhằm kiểm tra, đánh giá và cập nhật các yếu tố về điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội trên địa bàn xã.
Phương pháp bản đồ: Bản đồ là một trong những kết quả chủ yếu cần đạt được của

công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới.Thành lập bản đồ trung gian và bản đồ thành
quả trong quá trình lập quy hoạch: Bản đồ định hướng quy hoạch phát triển không
gian,Bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp,…
Phương pháp dự báo: dự báo dân số, dự báo nhu cầu sử dụng đất trong thời kỳ quy
hoạch và dự trữ cho các giai đoạn phát triển tiếp theo.
Phương pháp định mức: Áp dụng các định mức ngành trong đánh giá hiện trạng và
xây dựng phương án quy hoạch.
Phương pháp chuyên gia: Thu thập ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia
trong lĩnh vực quy hoạch, quản lý đất đai,…
I.3.3. Quy trình thực hiện:
Thu thập tài liệu số liệu và hệ thống bản đồ sẵn để đánh giá sơ bộ về địa bàn
nghiên cứu, khoanh vùng điều tra thực địa.
Dựa trên bản đồ sẵn có tiến hành khảo sát thực địa thu thập các thông tin cần thiết.
Trang 7 
 


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Bá Khánh

Tổng hợp, phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, hiện trạng sử dụng
đất xác định thuận lợi khó khăn cho mục tiêu phát triển của xã. (Đánh giá địa hiện trạng
xã theo 19 tiêu chí)
Định hướng không gian, phân vùng chức năng sinh sống, sản xuất.
Xác định quy mô, cơ cấu và ranh giới sử dụng đất cho các mục đích trong thời kì
quy hoạch.

Trang 8 
 



Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Bá Khánh

PHẦN II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
 
 

II.1. Phân tích, đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội,hiện trạng sử dụng
đất của xã: 
II.1.1: Điều kiện tự nhiên:
1. Vị trí:
Phước Ninh nằm về hướng đông bắc của huyện Dương Minh Châu cách trung tâm
huyện khoảng 10 km, có vị trí địa lý nằm trong khoảng 106o12’- 106o18’ kinh độ Đông và
11o13’- 11o 18’ vĩ độ Bắc.
Ranh giới hành chính được xác định như sau :
- Phía Đông giáp xã Phước Minh
- Phía Tây giáp xã Phan; Suối Đá và Thị trấn Dương Minh Châu
- Phía Nam giáp xã Chà Là và Cầu Khởi
- Phía Bắc giáp Lòng hồ Dầu tiếng Tây Ninh
Xã có 6 ấp: ấp Phước Hội, ấp Phước Tân, ấp Bàu Dài, ấp Phước Hiệp, ấp Phước Lễ và ấp
Phước An.
2. Địa hình, địa mạo:
Phước Ninh nằm trên bậc thềm phù sa cổ vật liệu thịt nhẹ pha cát, thuận tiện cho sản xuất
nông nghiệp và bố trí các khu dân cư, xây dựng các công trình công cộng. Xã có địa hình
tương đối bằng phẳng, lượn sóng nhẹ ,thấp dần từ phía Tây Tây Bắc sang phía Đông Nam
3. Khí hậu:
Xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đặc điểm nóng ẩm nhiệt độ cao

và mưa nhiều theo mùa. Nhiệt độ không khí trung bình: 27 0C, cao tuyệt đối 390C, thấp
tuyệt đối 200C
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Lượng mưa tập trung vào mùa mưa, khoảng 85% - 90% tổng lượng mưa. Thời vụ mưa
tiện lợi cho sản xuất hè thu và mùa. Lượng mưa trung bình hằng năm: 1991mm. Độ ẩm
không khí trung bình 79 %. Lượng bốc hơi cao 1.489 mm. mùa khô lượng bốc hơi cao
hơn.

Trang 9 
 


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Bá Khánh

Bảng 1: Thống kê các chỉ tiêu khi hậu của xã
Chỉ tiêu

Cả năm

1.Nhiệt độ (oC)
1.1 Trung bình

300 C

1.2 Tối cao

350C


1.3 Tối thấp

230 C

2.Mưa
2.1 trung bình(mm)

1800 mm

2.2 Số ngày mưa

136

3. Ẩm độ

75%

3.1 Trung bình

89%

3.2Tối cao

56%

4. Tổng số giờ nắng(giờ)

2060 h

Nguồn: Cục khí tượng thủy văn khu vực phía nam

4. Địa chất công trình:
Kết cấu đất thuận tiện cho bố trí các khu dân cư, xây dựng các công trình công
cộng. Sa cấu đất chủ yếu là thịt pha sét thuận lợi cho nền móng xây dựng, cường độ chịu
lực của đất khoảng 2kg/cm2.
5. Thủy văn:
Địa bàn xã không có sông rạch nhưng có hệ thống kênh mương khá hoàn chỉnh,
đây là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp.
6. Tài nguyên:
a. Đất đai:
Có 1 nhóm đất chính là đất xám với diện tích 4.179 ha, chiếm 99,83 % tổng diện
tích và được phân làm 2 đơn vị đất:
Đất xám trên phù sa cổ
+
Diện tích 1.146 ha, chiếm 27,81% tổng diện tích.
+
Phân bố: 4 ấp, trạm trại, các cơ sở sản xuất, xây dựng và đất ở.
+
Đất nằm trên địa hình đồi, có thành phần cơ giới thịt nhẹ, tầng đất dày, kết cấu rời.
Đất dễ mất nước, ảnh hưởng xói mòn, rửa trôi. Đất nghèo dinh dưỡng: mùn, đạm, lân
kali thấp, đất chua, pH(H2O) <5 , mùn 1,4 – 1,8%, đạm 0,1 – 0,2%, lân 0,03 – 0,04%,
kali 0,05 – 0,06%. Lân , kali dễ tiêu thấp.
Trang 10 
 


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Bá Khánh

+


Đất hiện nay được trồng hoa màu lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, lâm
nghiệp, cao su, điều, dừa.
+
Hướng dẫn sử dụng: Trồng màu, mía, cây an quả, cao su, mì…
+
Đất xám phù sa cổ phân bố chủ yếu trên địa hình đồi bằng, diện tích 896 ha, còn
trên địa hình sườn thoải có diện tích 250 ha.
-Đất xám Gley
+ Diện tích 3.033 ha, chiếm 72,58% tổng diện tích, là loại đất chính của xã.
+ Phân bố: trên các cách đồng lúa của xã.
+ Đất ở địa hình bằng thấp, phẳng, đất có hình thái phẩu diện lớp mặt xám đen, xám,
xuống sâu xám xanh hoặc xám trắng hơi xanh. Đất có kết cấu hạt cục nhỏ, hạt cục.
thành phần cơ giới cát pha thị nhẹ ở tầng mặt, xuống sâu tỷ lệ sét và limon có tăng lên.
Đất hơi nghèo dinh dưỡng đến trung bình, chua.
+ pH(H2O) < 0,5, mùn 1,9 – 2,4%, đạm 0,15- 0,24%, lân 0,04- 0,05%, kali 0,06-0,09%,
lân và kali dễ tiêu thấp.
+ Hướng sử dụng: lúa, lúa màu, mía, đậu phộng.
Bảng 2: Thống kê diện tích các loại đất
STT

Tên đất

I

Đất xám

Diện tích
(ha)


Tỷ lệ
(%)

Phân bố

4.179,00

99,83 Toàn xã Phước Ninh

1

Đất xám trên phù sa
cổ

1.164,00

Vùng đồi gò trồng màu,
27,81 cây lâu năm, thổ canh thổ
cư.

2

Đất xám Gley

3.033,00

72,46 Cách đồng cấy lúa

II


Sông, suối, bàu, ao

TỔNG CỘNG

7,00
4.216,00

0,17 Rải rác ở các ấp
100,00

(Nguồn: UBND xã Phước Ninh)
b.Tài nguyên nước:
Tài nguyên nước ở Phước Ninh khá phong phú có hệ thống kênh mương kiên cố
gồm 06 tuyến kênh chính đi qua địa bàn xã phục vụ cho sản xuất nông nghiệp khá thuận
lợi, đồng thời có hệ thống nước ngầm rất dồi dào do Lòng hồ Dầu tiếng Tây Ninh cung
cấp.
c. Tài nguyên rừng:
Trang 11 
 


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Bá Khánh

Phước Ninh không có rừng nguyên sinh nhưng có diện tích rừng trồng đặc dụng là
219,33 ha đã trồng từ năm 1985 đến nay. Đây là nguồn tài nguyên bảo vệ cân bằng sinh
thái môi trường khu vực..Tiềm năng có thể phát triển kết hợp du lịch sinh thái.
c.Tài nguyên khoáng sản:
Huyện Dương Minh Châu nói chung và xã Phước Ninh nói riêng hạn chế về tài

nguyên, chỉ có một số khoáng sản gồm: đá sét, sạn, cát, cao lanh, đá granit, sét gạch ngói,
đá làm vật liệu xây dựng. Việc thăm dò đánh giá trữ lượng chưa được thực hiện, mới ở
giai đoạn phát hiện có thể khai thác quy mô nhỏ phục vụ nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng
và sản xuất vật liệu xây dựng trong huyện.
e. Tài nguyên nhân văn:
Trong chiến tranh nơi đây là căn cứ địa cách mạng của huyện, hoà bình lập lại
nhân dân ra sức xây dựng quê hương và hàn gắn vết thương chiến tranh.
Trong thời kỳ đổi mới Phước Ninh đã giữ vững ổn định Chính trị, phát triển kinh
tế, VH-XH, ANQP và được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân; Huân chương lao động hạng III.
Đây là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng, người dân với bản chất cần cù lao
động, có tinh thần cách mạng là một đặc điểm nhân văn quan trọng đối với sự phát triển
của xã trong giai đoạn tới.
7. Thực trạng cảnh quan môi trường:
Được quan tâm bảo vệ, hạn chế dần tình trạng gây ô nhiễm ở các cơ sở kinh doanh,
sản xuất, bước đầu có sự phối hợp giữa các ngành chức năng của tỉnh và huyện cùng với
nhân dân bảo vệ tốt môi trường. Số cơ sở sản xuất đảm bảo môi trường 100%, độ che
phủ đạt 24 % .
 Đánh giá điều kiện tự nhiên.
Lợi thế:
Xã nằm trong vùng thời tiết thuận lợi, ít khi phải hứng chịu những bất lợi của nhiên
nhiên như bão lụt, ngập úng hay hạn hán nghiêm trọng. Đây là một lợi thế không nhỏ
trong việc phát triển kinh tế, nhất là đối với nông nghiệp một ngành chiếm tỉ lệ khá cao
trong cơ cấu kinh tế của xã.
Địa chất trên địa bàn xã tương đối ổn định, kết cấu địa tấng phù hợp cho việc xây
dựng cơ sở hạ tầng của các ngành. Tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư của tổ chức, cá nhân đối
với xã.
Đất đai có địa hình bằng phẳng, tầng đất dày không có kết von, có hệ thống kênh
mương tưới tiêu hoàn chỉnh. Do vậy ở đây rất có tiềm năng phát triển nông nghiệp, trong
đó chủ yếu là phát triên cây lúa và cây công nghiệp ngắn ngày.

Hạn chế:
Tài nguyên khoáng sản của xã thì nghèo về cả giá trị lẫn sản lượng.
Xã vẫn chưa khai thác hết điều kiện tiềm năng tự nhiên
Trang 12 
 


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Bá Khánh

II.1.2. Hiện trạng kinh tế-xã hội:
1.Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Xã Phước Ninh có ngành nông nghiệp là ngành sản xuất chính. Sau đó thương nghiệp,
dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp.
Biểu đồ 1: Giá trị sản sản lượng ngành nông lâm Thủy sản qua các năm

(Nguồn: UBND xã Phước Ninh).
Trong những năm qua kinh tế của Phước Ninh từng bước phát triển đời sống nhân
dân được ổn định và cải thiện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đều tăng, cơ cấu kinh
tế chuyển dịch đúng hướng, thu nhập bình quân tăng lên. Thu ngân sách tăng bình quân
hàng năm 20,8%. Chi ngân sách đảm bảo kịp thời và thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí
Cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội không ngừng được đầu tư nâng cấp, từng bước phục vụ cho
nhu cầu của nhân dân, làm giảm khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng đô thị và nông
thôn, vùng sâu, vùng xa.. Áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất góp phần tăng năng suất
và chất lượng của sản phẩm nông nghiệp ngoài tănng thêm thu nhập còn giáp cho sản
phẩm cạnh tranh cao voi thị trường
2.Hiện trạng phát triển các ngành:
- Nông nghiệp: (Hiện trạng nông nghiệp xem bảng phụ lục 1)


Trang 13 
 


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Bá Khánh

Trong những năm qua ngành nông nghiệp của xã đã có những bước phát triển trong
công việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi và áp dụng các biện pháp khoa học kỷ
thuật vào sản xuất.
- Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng 05 năm là 26,596 ha, cả nhiệm kỳ tăng 27,2% so
với NQ. Bình quân hàng năm tăng 5,4%; so với nhiệm kỳ trước tăng 10%. Tổng giá trị
sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt 702 tỷ đồng. Chủ động chuyển đổi cây trồng cạn xuống
vùng đất thấp, đem lại hiệu quả kinh tế cao như: Mía, mì, rau màu các loại… giảm bớt
diện tích cây lúa hiệu quả và thu nhập thấp. Tăng diện tích cây cao su 40-50%.

Cây mía

Cây mì

Cây ớt

Cây cao su

Hình ảnh 1: Một số cây trồng chính trên địa bàn xã
- Về chăn nuôi: tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp chiếm 21% Hoạt
động chăn nuôi chủ yếu là nuôi trâu bò, heo và gia cầm
- Lâm nghiệp: tổng diện tích rừng trên địa bàn là 217 ha, hằng năm chủ động tổ chức
kiểm tra, bảo vệ, phòng chống cháy rừng, đến nay không có trường hợp nào vi phạm;

triển khai thực hiện kế hoạch giải quyết tình trạng bao, lấn chiếm, sử dụng đất lâm nghiệp
không đúng mục đích.
Toàn xã có 02 HTX nông nghiệp, hoạt động tương đối có hiệu quả..
Trang 14 
 


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Bá Khánh

- Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:
Trên địa bàn xã có 08 cơ sở công nghiệp – tiểu thủ, thủ công thô sơ và 03 công ty trách
nhiệm hữu hạn, các công ty làm ăn tương đối có hiệu quả.
- Thương mại dịch vụ:
Trên địa bàn xã hiện có 03 công ty: trong đó có 02 công ty có vốn đầu tư nước ngoài( sản
xuất hàng nông sản) và 01 công ty TNHH Vĩnh Thịnh ( sản xuất dây ,cáp diện) tổng giá
trị hàng hóa sản xuất trên địa bàn trong 5 năm qua đạt 238 tỷ đồng, đã làm thay đổi tỷ
trọng cơ cấu kinh tế ở địa phương.
Toàn xã có các cơ sở chế biến mía, mì, xay xát lúa gạo và thức ăn gia súc, máy móc vỏ
đậu, mày cày, máy tuốt lúa, nhiều cơ sở may đo, điểm sửa chữa máy móc, dụng cụ….là
các cơ sở hoạt động phục vụ đời sống nhân dân tốt. Xã còn có các cơ sở mộc, rèn, sạc
bình, lò bún….
Phước Ninh có 1 chợ ở khu trung tâm, buôn bán thuận tiện, sầm uất. Xã đã có nhiều điểm
kinh doanh, buôn bán khá, hàng hóa bà con mua bán dể dàng. Có 18 hộ buôn bán khá
phục vụ phân bón, xăng dầu, tạp hóa. Mỗi ấp có 3-5 điểm phục vụ mua bán các thứ cần
thiết, cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu …trực tiếp cho bà con. Có 47 hộ buôn
bán nhỏ. Dịch vụ buôn bán phục vụ ăn uống cũng đẩy mạnh ở khu trung tâm và rải rác
trong toàn xã. Tăng so với cùng kỳ giảm 7,5%.
3.Xã hội:

a.Dân số :
Bảng 3: Hiện trạng dân số xã năm 2011
Dân số phân theo các ấp
Tổng số
Phước Phước Bàu Phước
(Người)
Hội
Tân
Dài
Hiệp

TT

Chỉ tiêu

I

Sốnhân khẩu

8.518

1.099

1

Nam

4.279

552


659

2

Nữ

4.235

547

608

1.267 1.434

Phước
Lễ

Phước
An

1.298

1.816

1.604

731

634


905

798

699

664

911

806

(Nguồn: UBND xã Phước Ninh năm 2011)
Qua số liệu thống kê dân số đến nay toàn xã có 8.518 nhân khẩu, trong đó nam 4.279
khẩu, nữ 4.235 nhân khẩu, với 2.099 hộ, mật độ dân số 204 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số
tự nhiên đến nay đạt 1,05%. Dân số của xã phân bố chủ yếu theo các tuyến giao thông
chính và khu dân cư
b. Lao động :
Trang 15 
 


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Bá Khánh

Biểu đồ 2: Cơ cấu lao động xã Phước Ninh

Nguồn: UBND xã Phước Ninh

Lao động trong độ tuổi đang làm việc theo quy định tiêu chí là 5.294 người. Trong đó lao
động có việc làm ổn định chiếm khoảng 50%; số lao động trong độ tuổi đang đi học
chiếm khoản 3%; còn lại là lao động trong thời vụ;
Theo thống kê hiện nay lao động nông nghiệp 4.047 người, lao động công nghiệp 408
người chủ yếu là công nhân làm việc tại công ty Vĩnh Thịnh và thợ hồ, lao động tiểu thủ
công nghiệp - dịch vụ - kinh doanh là 744 người, còn lại 95 người thất nghiệp chưa có
việc làm ổn định.Tỷ lệ thất nghiệp còn 5%.
Tỷ lệ lao động phân theo trình độ chuyên môn. Sơ cấp (3 tháng trở lên) 48 người chiếm
1%, Trung cấp 211 người chiếm 4%, Đại học, cao đẳng 144 người chiếm 3%; còn lại là
lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao do tỷ lệ lao
động qua đào tạo rất thấp có 365 người đạt 4,8% chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua
trường lớp đào tạo. Bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho 230 lao động.
c. Thu nhập:
Thu nhập bình quân đầu người còn thấp 8 triệu đồng/người/năm (tính theo giá cố định),
12 triệu đồng tính theo giá thực tế.
Công tác giảm nghèo được Đảng và chính quyền thường xuyên quan tâm chỉ đạo, với
nhiều chương trình cụ thể. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn Trung ương dưới 1%; tiêu
chuẩn địa phương dưới 6 %.
d.Văn hóa thông tin - Thể dục thể thao:
Chính quyền địa phương thường xuyên phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước cũng như thông tin về kinh tế xã hội - an ninh quốc phòng đến
tận cơ sở, góp phần vào công cuộc xây dựng đời sống văn hóa. Đến năm 2010 có trên 90
% gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá; 6 ấp văn hoá. Phong trào văn nghệ, thể dục thể
Trang 16 
 


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Bá Khánh


thao có nhiều chuyển biến, thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi văn hoá văn
nghệ- TDTT, tại nhà văn hoá xã, tính đến nay tỷ lệ nhân dân tham gia luyện tập thể dục,
thể thao thường xuyên đạt 20 %.
e.Giáo dục - đào tạo:
Mạng lưới trường lớp đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu dạy và học. Toàn xã có 4 điểm
trường cụ thể: mầm non - mẫu giáo; tiểu học: 2 trường; trung học cơ sở: 1 trường. Về chất
lượng giáo dục ở các cấp học ổn định, tỷ lệ học sinh giỏi và học sinh xét tốt nghiệp các
lớp cuối cấp hằng năm đều đạt. Duy trì chuẩn quốc gia về cơng tác xóa mù chữ và phổ
cập tiểu học, duy trì phổ cập trung học cơ sở. Đến năm 2010 có 1 trường đạt chuẩn Quốc
gia .
f.Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân:
-Duy trì chuẩn quốc gia về y tế xã; đến nay đạt 1 bác sĩ/ vạn dân.
- Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được quan tâm, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến
nay đạt 1,05%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 17,54%.
- Công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em được quan tâm, giúp đỡ trẻ em lang thang,
không nơi nương tựa, trẻ em khuyết tật có điều kiện hòa nhập cộng đồng học tập, vui
chơi, giải trí như các trẻ em khác.
g.Tình hình tôn giáo :
Hoạt động bình thường, ổn định, chấp hành các chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp
luật của Nhà nước
Bảng 4 : Một số chỉ tiêu xã hội qua một số năm
Năm
2005

Năm
2006

Năm
2007


Năm
2008

Năm
2009

Năm
2010

Stt

CHỈ TIÊU

ĐVT

1

Dân số

Người

7.152

7.265

7.287

8.098


8.326

8.493

2

Tổng số hộ

Hộ

1.511

1.709

1.720

1.928

2.032

2.052

3

Tổng số ấp

Ấp

6


6

6

6

6

6

4

Tỉ lệ hộ nghèo
TW

%

4,83

4,09

2,09

1,19

0,89

0,79

5


Tỉ lệ hộ nghèo ĐP

%

4,90

2,98

6,05

7,42

5,36

5,3

6

Tỉ lệ hộ nghèo
cận nghèo

%

0,57

1,15

1,75


7

Tỉ lệ hộ sử dụng
điện lưới QG

%

96,9

97

97,3

94,3

95,1
Trang 17 

 

96,2


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Bá Khánh

8

Tỉ lệ hộ nông thôn

dùng nước sạch

%

90

90,6

91

91,5

93

95

9

Tỉ lệ trẻ em dưới
5 tuổi SDD

%

22

19,7

18,4

18,1


17,54

17,5

10

Số bác sĩ / vạn
dân
Người

1

1

1

1

1

1

11

Số máy điện thoại
/ 100 dân

4


5

6

6

10

10

Máy

II.1.3. Hiện trạng sử dụng đất:
1.Hiện trạng sử dụng đất 2010:
a.Cơ cấu sử dụng đất:
- Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010, tổng diện tích tự nhiên của xã là 4186 ha.
- Đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao (93,22% tổng diện tích tự nhiên).
- Đất phi nông nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ thấp (6,78% tổng diện tích tự nhiên),
- Đất nông nghiệp có xu hướng ngày càng giảm.
- Đất phi nông nghiệp cũng có xu hướng ngày càng tăng. Nguyên nhân: do sự gia tăng
dân số, sự đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và sự chuyển đổi mạnh mẽ của nền kinh tế, nhu
cầu đất ở.
Đất chưa sử dụng: Không còn.

Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 xã Phước Ninh( xem phụ lục 2)
- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp 3902.3 ha; chiếm 93,22% diện tích tự nhiên của xã.
- Diện tích đất nuôi trồng thủy sản 13,4 ha; chiếm 0,32% diện tích tự nhiên của xã.
- Diện tích đất ở 50.67 ha; chiếm 1,21% diện tích đất trong xã.
- Diện tích đất giao thông 40,50 ha; chiếm 0,97% diện tích đất trong xã.
- Diện tích đất thủy lợi 176,50ha ;chiếm 4,22% diện tích đất trong xã.

- Diện tích đất cơ sở giáo dục đào tạo 2,49 ha; chiếm 0,06%.
- Diện tích đất cơ sở y tế 0,15 ha cho thấy hệ thống cơ sở y tế ở xã phát triển chưa đủ để
đảm bảo cho việc phục vụ sức khỏe cộng đồng.
- Diện tích đất cơ sở văn hóa 0,15 ha, trong đó có nhà văn hóa đảm bảo phục vụ cho nhu
cầu đời sống tinh thần cũng như nhu cầu trao đổi thông tin thuận tiện của địa phương với
các địa phương khác.
- Diện tích đất trụ sở cơ quan 0,31 ha đủ rộng để giúp người dân thuận tiện hơn khi cần sự
giúp đỡ, hướng dẫn của chính quyền.
Trang 18 
 


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Bá Khánh

- Diện tích đất chợ 0,5 ha đủ để phục vụ cho nhu cầu đời sống hàng ngày và giao lưu hàng
hoá tại địa phương.
- Diện tích đất tôn giáo tín ngưỡng 0,5 ha; chiếm 0,01%
- Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa 1,8 ha; chiếm 0,04%.
b.Cơ cấu sử dụng đất theo đối tượng sử dụng và đối tượng quản lý :
Tổng diện tích tự nhiên của xã Phước Ninh là 4186,00 ha trong đó:
- Đối tượng sử dụng là hộ gia đình cá nhân (GDC): Diện tích 3661,89 ha; chiếm
87,48%.
- Đối tượng sử dụng là UBND xã (UBS): Diện tích 22,04 ha; chiếm 0,53%.
- Đối tượng sử dụng là Tổ chức kinh tế (TKT): Diện tích 9,97ha; chiếm 0,24%.
- Đối tượng sử dụng là cơ quan đơn vị của nhà nước (TCN): Diện tích 2,49ha; chiếm
0,06%.
- Đối tượng sử dụng là Tổ chức khác (TKH): Diện tích 217,5ha; chiếm 5,2%.
2.Biến động sử dụng đất 2005-2011:

Tổng diện tích tự nhiên của xã Phước Ninh không thay đổi qua các năm.
a.
Đất nông nghiệp:
- Diện tích năm 2000: 3917 ha; chiếm 93,57% tổng diện tích đất toàn xã.
- Diện tích năm 2005: 3898,49 ha; chiếm 93,13% tổng diện tích đất toàn xã.
- Diện tích năm 2010: 3902,3 ha; chiếm 93,22% tổng diện tích đất toàn xã.
- Diện tích năm 2010 so với năm 2005 tăng 3,81 ha.
 Tình hình biến động cụ thể của đất nông nghiệp:
- Đất trồng lúa năm 2010 là 1327.70 ha ; giảm 11.10 ha do chuyển sang:
+ Do chuyển sang đất trồng cây hàng năm khác: 5,75 ha.
+ Do chuyển sang đất ở nông thôn: 0,21 ha.
+ Do chuyển sang đất trồng cây lâu năm: 5.01 ha.
+ Do chuyển sang đất nông nghiệp khác: 0,09 ha.
+ Do chuyển sang đất sản xuất kinh doanh: 0,04 ha.
- Đất trồng cây hàng năm khác năm 2010 là 1617.15 ha, giảm 126.66 ha.
Biến động tăng(12,94 ha ) trong đó:
+ Do tăng khác: 7,19 ha, do kỳ kiểm kê 2005 thống kê bị sai xót.
+
Do chuyển từ đất trồng lúa: 5,75 ha.
Biến động giảm (139,60 ha)
+ Do chuyển sang đất trồng cây lâu năm: 123,21 ha.
+ Do chuyển sang đất nuôi trồng thuỷ sản: 0,84 ha.
+
Do chuyển sang đất nông nghiệp khác: 8,80 ha (thực hiện dự án công ty Đồng
Nguyễn).
+ Do chuyển sang đất ở nông thôn: 0,49 ha.
Trang 19 
 



Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Bá Khánh

+ Do chuyển sang đất sản xuất kinh doanh: 0,58 ha thực hiện dự án Lò gạch cặp kênh
Tây và công ty TNHH Vĩnh Thịnh.
+ Do chuyển sang đất nuôi thuỷ lợi: 1,5 ha.
+ Do giảm khác : 1,5 ha.
- Đất trồng cây lâu năm năm 2010 là 714,28 ha, tăng 123,34 ha:
Biến động tăng:(132,68 ha)
+ Do chuyển từ đất trồng lúa sang: 5,01 ha.
+ Do chuyển từ đất trồng cây hàng năm: 123,21 ha.
+ Do chuyển từ đất trồng cỏ: 2,86 ha.
Biến động giảm: (7,74 ha)
+
Do chuyển sang đất ở nông thôn: 0,69 ha.
+
Do chuyển sang đất nông ngiệp khác: 0,24 ha.
+ Do chuyển sang đất sản xuất kinh doanh: 1,04 ha (công ty TNHH Vĩnh Thịnh cơ sở
2).
+ Do giảm khác: 5,77 ha.
- Đất nuôi trồng thủy sản năm 2010 là 13,4 ha tăng 11,96 ha.
Biến động tăng:
+ Do điều chỉnh số liệu kỳ kiểm kê 2005 thực tế có trước năm 2005:12,12 ha.
b.Đất phi nông nghiệp:
- Diện tích năm 2000: 289,05 ha, chiếm 6,43% tổng diện tích toàn xã.
- Diện tích năm 2005: 287,51 ha, chiếm 6,87% tổng diện tích toàn xã.
- Diện tích năm 2010: 283,7 ha, chiếm 6,78% tổng diện tích toàn xã.
- Diện tích năm 2010 so với năm 2005 giảm 3,81 ha.
 Tình hình biến động cụ thể của đất phi nông nghiệp:

Đất ở nông thôn năm 2010 là 50,67 ha chiếm 6,78% tổng diện tích toàn xã tăng 1,39
ha tập trung ven đường Suối Đá - Phước Ninh, đường Phước Ninh - Phước Minh, đường
Phước Ninh – Láng - Cầu Khởi.
+
Do chuyển từ đất trồng lúa nước còn lại sang 0,21 ha.
+
Do chuyển từ đất trồng cây hàng năm khác sang 0,49 ha.
+
Chuyển từ đất trồng cây lâu năm sang 0,69 ha.
- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp năm 2010 là 2,18 ha so với năm 2005 tăng
2,18 ha.
+ Do chuyển từ đất trồng lúa nước còn lại sang 0,04 ha.
+ Do chuyển từ đất trồng cây hàng năm khác sang 0,56 ha.
+ Do chuyển từ đất trồng cây lâu năm khác sang 1,58 ha.
Biến động giảm:
Trang 20 
 


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Bá Khánh

Do giảm khác là 7,40 ha do điều chỉnh số liệu kiểm kê năm 2005 (thực tế hiện trạng
không có loại đất này)
- Đất có mục đích công cộng năm 2010 là 221,16 ha.
Tăng 2,55 ha.
+
Do điều chỉnh số liệu theo chỉ thị 31 trong đó đất giáo dục - đào tạo
tăng 0,47 ha; đất công trình bưu chính viễn thông là 0.03 ha; đất cơ sở thể dục - thể

thao tăng 0,56 ha.
+
Do chuyển từ đất trồng cây hàng năm sang 1,5 ha; (công ty TNHH 1
thành viên khai thác thuỷ lợi Dầu Tiếng.
Giảm 0,37 ha:
+ Do điều chỉnh đất chợ theo số liệu của chỉ thị 31 giảm 0.14 ha.
+ Do điều chỉnh số liệu đất cơ sở văn hoá sang đất cơ sở thể dục - thể thao là 0,15 ha.
+ Do điều chỉnh số liệu đất cơ sở Y tế sang đất cơ sở thể dục - thể thao là 0,08 ha.
- Đất tôn giáo tín ngưỡng năm 2010 là 0,50 ha:
Tăng 0,46 ha:
Do điều chỉnh số liêu kỳ kiểm kê kỳ trước là 0,46 ha. Xây dựng Thánh Thất họ Đạo Cao
đài, điện thờ phật mẫu.
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa năm 2010 là 1,88 ha: Giảm 2,12 ha do điều chỉnh số liệu của
kỳ kiểm kê trước theo đúng hiện trạng đa sử dụng đất trước năm 2005 là đất trồng cây
hàng năm khác; 2,12 ha.
- Diện tích đất trồng lúa năm 2011 so với năm 2005 giam 11,1 ha do chuyển sang đất
trồng cây hàng năm khác, đất thổ cư để cất nhà sinh sống
Diện tích đất trồng cây hàng năm khác giảm 126,66ha do nhân dân có nhu cầu chuyển
mục đích sử dụng sang trồng cây cao su, và các nhà đầu tư sử dụng xây dựng công ty, cơ
sở sản xuất kinh doanh
- Diện tích đất nông nghiệp khác tăng so với năm 2005 là 13,48 ha do công ty Đồng
Nguyễn đầu tư xây dựng trạng trại chăn nuôi góp phần phát triển kinh tế
- Đối với nhóm đất phi nông nghiệp như đất thổ cư, đất có mục đích công cộng so với
năm 2005 tăng không đáng kể do chưa đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đất sản xuất kinh
doanh phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất thấp do nền kinh tế của xã chưa được phát triển
cao.
 Đánh giá tình hình sử dụng đất:
Hiệu quả:
Qua bảng trên cho thấy diện tích đất xã Phước Ninh đã được khai thác sử dụng mang
lại hiệu quả khá cao về kinh tế, xã hội, môi trường. Khai thác khá hiệu quả tiềm năng của

đất, thâm canh tăng vụ nâng cao đời sống nhân dân. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
của các hộ gia đình cá nhân chủ yếu là phát triển cây hàng năm như mía, mì, rau màu các
Trang 21 
 


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Bá Khánh

loại, bên cạnh đó diện tích đất trồng cây lâu năm như cây cao su ngày một gia tăng góp
phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế xã nhà.
- Xã Phước Ninh có diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ khá cao trong tổng
diện tích, chủ yếu là trồng cây hàng năm, cây lâu năm và đất trồng lúa. Trong cây hàng
năm đã hình thành nhiều vùng chuyên lúa, màu, mì, mía, đậu. Diện tích đất nông nghiệp
chiếm diện tích khá lớn, đảm bảo phát triển nền nông nghiệp bền vững.Hiệu quả của
nhóm đất nông nghiệp khá cao thúc đẩy kinh tế xã hội, dân sinh của xã phát triển, góp
phần vào sự phát triển chung của huyện và của tỉnh Tây Ninh.
Thực hiện giao đất sản xuất nông nghiệp ổn định cùng với các chính sách đẩy mạnh sản
xuất hàng hoá đã làm cho nông dân năng động hơn, bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng, vật
nuôi; phát triển nhiều vườn cây ăn quả, cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao.
- Toàn xã Phước Ninh có hơn 1.900 hộ dân cư ngụ với hơn 8.100 nhân khẩu. Hầu hết
dân xã Phước Ninh sống bằng sản xuất nông nghiệp với cơ cấu cây trồng đang chuyển
dịch ngày càng mạnh sang các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Trong đó cây
mía phát triển rất mạnh với diện tích canh tác hơn 1.350 ha. Số hộ nghèo ngày càng giảm,
hộ khá, giàu ngày càng tăng (hơn 1.500 hộ khá, giàu- chiếm tỷ lệ hơn 78% tổng số hộ
toàn xã).
- Trong những năm qua, nền kinh tế của xã được duy trì tốc độ tăng trưởng cao và ổn
định, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng. Sản xuất nông nghiệp gắn với thị trường và
công nghiệp chế biến; công nghiệp phát triển khá và có nhiều sản phẩm mới; chất lượng

dịch vụ nâng lên, xuất khẩu tăng mạnh; thu ngân sách đạt khá. Một số lĩnh vực văn hoá xã hội chuyển biến tích cực, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
- Trong việc khai thác sử dụng đất đai của huyện đã từng bước hình thành những vùng
chuyên canh cây trồng nông nghiệp như cao su, mía, mì, đậu phộng…
- Việc bố trí quỹ đất trên địa bàn xã đáp ứng nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển
công nghiệp, dịch vụ, quản lý chặt chẽ quỹ đất tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.
- Hiện Phước Ninh có hơn 1.900 căn nhà kiên cố và bán kiên cố,162 căn nhà tạm. Đây
là một trong những điểm khá thuận lợi khi xây dựng tiêu chí về nhà ở dân cư. Tuy tỷ lệ
nhà đạt chuẩn của Bộ Xây dựng chưa đạt nhưng khả năng xây dựng đạt tiêu chí trong
những năm tới là khả thi.
- Hệ thống các công trình công cộng như giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, văn hoá thể dục thể thao, chợ ... không ngừng được đầu tư nâng cấp, từng bước phục vụ cho nhu
cầu của nhân dân, làm giảm khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng đô thị và nông thôn,
vùng sâu, vùng xa. Hiện tại, các tuyến đường giao thông đến trung tâm xã và từ trung tâm
xã đi đến trung tâm các ấp đã được nhựa hoá, cứng hoá. Tuy nhiên, còn rất nhiều tuyến
liên ấp, liên tổ, liên khu dân cư hiện chỉ là đường đất - lầy lội vào mùa mưa.
Hạn chế, khó khăn:
- Kinh tế của xã điểm xuất phát thấp, mức độ đầu tư của các thành phần kinh tế, đầu tư
vào công nghiệp và dịch vụ còn quá ít. Mặt khác do khó khăn chung về kinh tế (tình trạng
Trang 22 
 


×