Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

CÔNG TÁC THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYÊN ĐỒNG PHÚ TỈNH BÌNH PHƯỚC TỪ NĂM 2004 ĐẾN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (690.5 KB, 50 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

“CƠNG TÁC THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
TRÊN ĐỊA BÀN HUN ĐỒNG PHÚ TỈNH
BÌNH PHƯỚC TỪ NĂM 2004 ĐẾN NAY”

GVHD
SVTH
MSSV
LỚP
KHÓA
NGÀNH

:
:
:
:
:
:

ThS. Phạm Hồng Sơn
Nguyễn Thị Hồng Lĩnh
08124041
DH08QL
2008 – 2012
Quản Lý Đất Đai



-TP.Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2012-


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

NGUYỄN THỊ HỒNG LĨNH

“CƠNG TÁC THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
TRÊN ĐỊA BÀN HUN ĐỒNG PHÚ TỈNH
BÌNH PHƯỚC TỪ NĂM 2004 ĐẾN NAY”

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Phạm Hồng Sơn
(Đòa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh)

(Ký tên: ………..………………………………)

- Tháng 7 năm 2012 -


Luận văn là kết quả của sự phấn đấu trong suốt quá trình học tập, sự
quan tâm sâu sắc của gia đình, sự chỉ dạy nhiệt tình của Thầy Cô, sự giúp đỡ
của bạn bè.
Con xin ghi lòng tạc dạ công ơn sinh thành dưỡng dục của Cha Mẹ, đã sinh
ra con, cho con được sống và học tập, truyền đạt cho con những điều tốt đẹp nhất
để con có được ngày hôm nay.Em cảm ơn anh, chị đã quan tâm lo lắng cho em.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy hướng dẫn – Th.S Phạm Hồng Sơn đã tận
tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến, chỉnh sửa giúp em hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn Cô: Nguyễn Thị Ngọc Ánh, GVCN lớp DH08QL

cùng các Thầy Cô là giảng viên của khoa QLĐĐ & TT BĐS cũng như các Thầy Cô
trong trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đã truyền đạt cho em những kiến thức
căn bản từ ngày đầu bước chân vào giảng đường đại học và đặc biệt là những kiến
thức chuyên môn, nghiệp vụ làm hành trang em mang theo suốt cuộc đời.
Em xin cảm ơn anh Nguyễn Thìn Bảy, giám đốc VPĐKQSDĐ huyện Đồng
Phú, anh Lương Ngọc Dinh, phó giám đốc VPĐKQSDĐ huyện Đồng Phú, cùng
các anh chị trong tổ một cửa cũng như các anh, chị của VPĐKQSDĐ huyện Đồng
Phú đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong quá trình thực tập và làm luận văn tốt
nghiệp.
Cuối cùng, mình xin cảm ơn tập thể lớp DH08QL đặc biệt là những người
bạn thân trong nhóm học tập đã bên cạnh và cùng học tập với mình suốt bốn năm
qua.
Mặc dù đã rất cố gắng song vẫn còn hạn chế về nhận thức, trình độ và thời
gian có hạn nên khóa luận tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em
kính mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp của Quý Thầy, Cô để bài khóa luận của
em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Hồng Lĩnh


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................................... 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN...................................................................................................... 2
I.1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu .............................................................................. 2
I.1.1. Một số vấn đề về QSDĐ, thế chấp QSDĐ, bảo lãnh QSDĐ ...................................... 2
I.1.2 . Giới thiệu chung về công tác thế chấp QSDĐ từ 2004 đến nay ................................ 3
I.1.2.1. Cơ sở khoa học về thế chấp QSDĐ........................................................................ 5
I.1.2.2. Quy trình đăng ký thế chấp QSDĐ tại VPĐK QSDĐ cấp huyện ............................ 6

I.1.3. Những cơ sở pháp lý của việc thế chấp quyền sử dụng đất ........................................ 9
I.1.4. Những cơ sở thực tiễn của việc thế chấp quyền sử dụng đất .................................... 10
I.2. Khái quát về huyện Đồng Phú ..................................................................................... 10
II.1. Lịch sử hình thành ...................................................................................................... 11
II.2. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................................... 12
II.2.1. Vị trí địa lý ............................................................................................................... 12
II.2.2. Địa hình, địa chất ..................................................................................................... 12
II.2.3. Khí hậu ..................................................................................................................... 13
II.2.4. Tài nguyên nước ...................................................................................................... 13
II.3. Tài nguyên thiên nhiên ............................................................................................... 14
II.3.3. Tài nguyên khoáng sản ............................................................................................ 15
II.4. Thực trạng kinh tế - xã hội .......................................................................................... 15
II.4.1. Thực trạng kinh tế .................................................................................................... 15
II.4.2. Xã hội ....................................................................................................................... 16
II.4.2.1. Tình hình dân cư ................................................................................................... 16
II.4.2.2. Lao động ............................................................................................................... 16
II.4.2.3. Giáo dục ................................................................................................................ 17
II.4.2.4. Đời sống ............................................................................................................... 17
II.4.2.5. Giao thông, cơ sở hạ tầng .................................................................................... 17
I.3. Nội dung nghiên cứu, phương pháp và quy trình thực hiện ....................................... 18
PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................................. 19
II.2. Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Đồng Phú, tỉnh
Bình Phước ......................................................................................................................... 19
II.2.1. Công tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản
lý, sử dụng đất đai............................................................................................................... 19
II.2.2. Xác định địa giới hành chính ................................................................................... 19
II.2.3. Công tác quản lý đất đai theo đơn vị hành chính..................................................... 19
II.2.4. Công tác lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ...................................... 20
ii



II.2.5. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất ............................................................................................................... 21
II.2.6. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai .......................................................................... 22
II.2.7. Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm
trong việc quản lý và sử dụng đất đai ................................................................................. 22
II.3. Công tác đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng
đất huyện Đồng Phú trong thời gian qua ............................................................................ 23
II.3.1. Đăng ký thế chấp QSDĐ ......................................................................................... 23
II.3.1.1. Các trường hợp đăng ký thế chấp ......................................................................... 23
II.3.1.2. Điều kiện đăng ký thế chấp................................................................................... 23
II.3.1.3. Các trường hợp không được đăng ký thế chấp ..................................................... 24
II.3.1.4. Quyền và nghĩa vụ của người đăng ký thế chấp ................................................... 25
II.3.1.5. Trách nhiệm của VPĐKQSDĐ đồi với công tác đăng ký thế chấp...................... 25
II.3.1.6. Hồ sơ đăng ký thế chấp ......................................................................................... 27
II.3.1.7. Tình hình đăng ký thế chấp trên địa bàn huyện Đồng Phú từ năm 2004 đến nay 27
II.3.2. Đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký...................................................... 32
II.3.3. Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp đã
đăng ký thế chấp ................................................................................................................. 33
II.3.4. Đăng ký xóa thế chấp QSDĐ ................................................................................... 33
II.3.5. Lệ phí đăng ký ......................................................................................................... 37
II.3.6. Thời hạn đăng ký thế chấp QSDĐ ........................................................................... 38
II.3.8. Xử lý QSDĐ để thu hồi nợ ...................................................................................... 39
II.3.9. Mục đích vay vốn thế chấp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
huyện Đồng Phú ................................................................................................................. 40
II.4. Hiệu quả của công tác thế chấp QSDĐ trên địa bàn huyện Đồng Phú....................... 41
II.5. Một số giải pháp, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác thế chấp QSDĐ trên địa
bàn huyện Đống Phú........................................................................................................... 42
PHẦN 3: KẾT LUẬN ....................................................................................................... 44 
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC
 
 
 
 

 

ii


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lĩnh

ĐẶT VẤN ĐỀ
Phần lớn người dân đều cho rằng trong các quyền của người sử dụng đất quyền thế
chấp là quan trọng nhất, điều này cho thấy quyền thế chấp quyền sử dụng đất (QSDĐ) có
tầm quan trọng như thế nào đối với người dân. Thế chấp QSDĐ là một trong những
quyền năng cơ bản của người sử dụng đất, được ra đời kể từ khi Quốc hội nước ta ban
hành Luật Đất đai năm 1993 và sau là luật đất đai 2003. Trước đây, công tác thế chấp
được thực hiện giữa ngân hàng và đối với hộ gia đình, cá nhân có Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất được cấp qua các thời kỳ và cư trú tại các xã, thị trấn ở xa huyện lỵ thì
có thể chứng nhận tại Ủy ban nhân dân (UBND) xã nơi có đất. Do đó người dân có thể
lựa chọn đăng ký thế chấp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện hoặc đăng
ký thế chấp tại UBND xã. Nhưng hiện nay, hồ sơ đăng ký thế chấp bằng QSDĐ và tài sản
gắn liền với đất (TSGLVĐ) chỉ nộp tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (VPĐK
QSDĐ) cấp huyện.
Huyện Đồng Phú là một trong chín huyện, thị của tỉnh Bình Phước. Đồng Phú được

thành lập từ tháng 10 năm 1976. Sau các lần thay đổi ranh giới, hiện nay Đồng Phú là
huyện có tuyến đường giao thông quan trọng của tỉnh Bình Phước. Đồng Phú nằm trong
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có thế mạnh về đất đai, tài nguyên, nguồn nhân lực,
tiềm năng kinh tế đã và đang được khơi dậy, hứa hẹn sẽ có những thành tựu đáng kể trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, đời sống người dân
nơi đây còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhất là về nguồn vốn để đầu tư sản xuất, kinh
doanh. Do đó, nguồn vốn vay ngân hàng là lựa chọn hàng đầu cho người dân. Người dân
khi vay ngân hàng thường sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN QSDĐ) để
thế chấp.
Nhằm tìm hiểu quy trình của công tác dăng ký thế chấp bằng QSDĐ cho người dân
ở VPĐK QSDĐ huyện Đồng Phú, đồng thời đưa ra những ý kiến đề xuất để góp phần
khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong công tác này, áp dụng Thông tư số Số
20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011 của Bộ tư Pháp và Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn
liền với đất, có hiệu lực từ ngày 15/01/2012, em đã lựa chọn đề tài:
“Công tác thế chấp quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Đồng Phú – tỉnh
Bình Phước từ năm 2004 đến nay”.
Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu công tác thế chấp bằng QSDĐ từ năm 2004 đến
nay, những thuận lợi và khó khăn trong công tác này, ý kiến đề xuất, giải pháp.
Đối tượng nghiên cứu: Công tác đăng ký QSDĐ, quy trình đăng ký, thủ tục đăng
ký thế chấp QSDĐ, xóa thế chấp QSDĐ.
Giới hạn đề tài: Nghiên cứu thế chấp đối với các trường hợp hộ gia đình, cá nhân
được nhà nước giao đất, không nghiên cứu các trường hợp là tổ chức, hoặc trường hợp
được nhà nước cho thuê đất.
 

 
Trang 1

 



Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lĩnh

PHẦN 1: TỔNG QUAN
I.1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
I.1.1. Một số vấn đề về QSDĐ, thế chấp QSDĐ, bảo lãnh QSDĐ
Tại Việt Nam, hiện nay quyền sở hữu đất đai thuộc về Nhà nước, mọi công dân, tổ
chức, công ty… chỉ có quyền sử dụng đất đai.. Tuy nhiên, đất đai là một loại tài sản đặc
biệt cho nên người sử dụng cũng có những quyền lợi đặc biệt được Nhà nước quy định.
Cho nên QSDĐ cũng có giá trị của nó, khi không có nhu cầu sử dụng nữa thì người dân
cũng có quyền chuyển nhượng lại cho người khác, cho người khác thuê, cho tặng hay
đem thế chấp… theo quy định của pháp luật. Quyền sử dụng cũng có giá trị nên nó không
chỉ là một một loại hàng hóa, mà là một loại hàng hóa đặc biệt, tùy theo địa điểm, vị trí
mà có giá trị khác nhau và gọi là giá trị quyền sử dụng đất.
Bộ luật dân sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhắc đến: Thế chấp
tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
dân sự đối với bên kia và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.
Từ khái niệm trên, ta thấy bản chất của việc thế chấp QSDĐ thực chất là một biện
pháp bảo đảm nghĩa vụ trả nợ. Mà tài sản để bảo đảm chính là QSDĐ. Do đất đai là một
tài sản đặc biệt nên thế chấp QSDĐ là thế chấp đối tượng đặc biệt nên nó có những đặc
điểm sau:
Thứ nhất, thế chấp QSDĐ là một quyền dân sự, kinh tế đặc thù. Nếu so sánh thế
chấp một tài sản khác với thế chấp QSDĐ chúng ta thấy một bên sẽ phải dùng quyền sở
hữu để thực hiện nghĩa vụ, trong khi một bên chỉ dùng quyền sử dụng để bảo đảm. Rõ
ràng đây là một ưu đãi của Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu dành cho người sử dụng
đất và chỉ người sử dụng đất mới có. Mặt khác, tính đặc thù của thế chấp giá trị QSDĐ
còn thể hiện ở chỗ: việc thế chấp phải tuân theo điều kiện nội dung, hình thức do Luật đất

đai, bộ luật dân sự quy định. Đối với những tài sản thông thường, chủ sở hữu có quyền
đem thế chấp rất tự do về cả nơi vay, về giá cả vay nhưng đối với QSDĐ thì khi thế chấp,
người sử dụng đất phải chịu sự ràng buộc bởi các quy định của pháp luật nhằm mục đích
bảo vệ quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai và những lợi ích chính đáng của người sử
dụng đất.
Thứ hai, khi thế chấp giá trị QSDĐ, người sử dụng đất chỉ giao giấy tờ gốc chứng
minh QSDĐ hợp pháp của mình và vẫn được sử dụng đất của mình trong thời gian thế
chấp. Đối với tài sản thế chấp thông thường, khi thế chấp thì tài sản thế chấp có thể do
bên thế chấp, bên nhận thế chấp hay bên thứ ba. Việc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi,
lợi tức từ tài sản do thỏa thuận của các bên. Còn đối với QSDĐ, pháp luật quy định người
sử dụng đất vẫn được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn thế chấp mà không có trường
hợp bên thế chấp hoặc bên thứ ba chiếm hữu hoặc sử dụng nó. Như vậy, QSDĐ tuy đã thế
chấp nhưng người sử dụng đất vẫn được khai thác, thu hoạch sinh lợi trên đất của mình.
Thứ ba, thế chấp giá trị QSDĐ không phải là hình thức chuyển quyền sử dụng đất.
Với các hình thức chuyển quyền như: chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, cho tặng…
đều hình thành nên pháp nhân sử dụng đất mới thì QSDĐ được giao cho chủ thể khác
khai thác, sử dụng khi hợp đồng đó có hiệu lực pháp luật. Còn đối với thế chấp, việc
 

 
Trang 2

 


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lĩnh

chuyển giao QSDĐ chỉ xảy ra khi đến hạn mà bên thế chấp không trả được nợ. Tuy nhiên,

việc chuyển giao đó không phải bản thân của thế chấp tạo ra mà phải thông qua hình thức
chuyển nhượng hoặc đấu giá QSDĐ. Do vậy, có ý kiến cho rằng thế chấp giá trị QSDĐ là
hình thức chuyển QSDĐ có điều kiện.
Qua những đặc điểm nêu trên, chúng ta nhận thấy thế chấp giá trị QSDĐ là một
biện pháp bảo đảm nghĩa vụ đặc thù chỉ tồn tại trong điều kiện đất đai thuộc sở hữu toàn
dân. Việc thế chấp chỉ là sự chuyển giao tạm thời giấy tờ gốc có giá trị chứng minh
QSDĐ hợp pháp của người sử dụng đất sang bên nhận thế chấp để tìm một hình thức thỏa
mãn lợi ích cho cả hai bên mà không làm thay đổi chủ thể sử dụng đất, cũng như việc
thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, không ảnh hưởng đến quyền sở hữu đất đai của toàn
dân và không làm tổn hại đến lợi ích chung của toàn xã hội.
Trong thực tế người thiếu vốn không chỉ có người sử dụng đất mà còn có nhiều
người khác như bạn bè, họ hàng của người đó. Họ không có tài sản hoặc không có điều
kiện để thế chấp. Nhằm tạo điều kiện cho người dân mà vẫn đảm bảo quyền lợi của bên
cho vay, Nhà nước ta đã cho phép người sử dụng đất dùng QSDĐ của mình để bảo lãnh
cho người khác vay vốn.
Luật Đất đai 2003 có quy định cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình cá nhân sử dụng đất
được dùng QSDĐ của mình để bảo lãnh cho người khác vay vốn tại các tổ chức tín dụng
được phép hoạt động tại Việt Nam.
Bộ luật dân sự cũng quy định tại Điều 361: Bảo lãnh là việc người thứ ba (bên bảo
lãnh) cam kết với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có
nghĩa vụ (bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên bảo
lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện
nghĩa vụ của mình.
Khái niệm trên cho thấy bản chất của bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ cũng là bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ. Trong những trường hợp người dân không có điều kiện thực hiện
quyền thế chấp thì có thể đăng ký nhận bảo lãnh QSDĐ của một người khác.
Ta có thể hiểu, bảo lãnh là hình thức thế chấp tài sản của bên thứ ba, trong bài gọi
chung là thế chấp (theo Thông tư liên tịch 03/2006/TTLT-BTP-BTNMT) vì bản chất của
thế chấp và bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ là giống nhau, chúng đều là biện pháp bảo đảm

thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi vay vốn tín dụng. Hai biện pháp này chỉ khác nhau là một
bên thì người sử dụng đất đứng vai trò thế chấp QSDĐ của mình để vay vốn cho mình và
trực tiếp trả nợ, một bên là người sử dụng đất đóng vai trò là bên thứ ba, đứng ra bảo lãnh
cho người khác vay vốn. Như vậy, dù là thế chấp hay bảo lãnh cũng đều phục vụ cho việc
vay vốn để sản xuất, đầu tư kinh doanh của người dân, nâng cao đời sống xã hội.
I.1.2 . Giới thiệu chung về công tác thế chấp QSDĐ từ 2004 đến nay
Luật Đất đai 2003 ra đời và có ý nghĩa quan trọng trong công tác thế chấp QSDĐ.
Trước khi có Luật đất đai, việc thế chấp QSDĐ được thống nhất từ khi chính phủ ban
hành Nghị định 17/1999/NĐ – CP ngày 29/03/1999 Nghị định của Chính phủ về thủ tục
chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế QSDĐ và thế chấp, góp vốn bằng giá trị
 

 
Trang 3

 


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lĩnh

QSDĐ. Nghị định này đã quy định rõ thủ tục thế chấp của tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên,
hồ sơ thế chấp giá trị QSDĐ chỉ có: hợp đồng thế chấp QSDĐ, GCN QSDĐ, sơ đồ thửa
đất và chứng từ nộp tiền sử dụng đất. Ngoài ra, bên nhận thế chấp và bên thế chấp ký hợp
đồng thế thế chấp QSDĐ thì bên thế chấp phải ký và có chứng nhận tại UBND cấp xã nơi
có đất. Đến đây là thủ tục hoàn tất và bên thế chấp có thể nhận số tiền vay theo thỏa thuận
trong hợp đồng. Mặt khác, thời gian giải quyết hồ sơ thế chấp quy định đối với cơ quan có
thẩm quyền là năm ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ; đối với địa phương thuộc
khu vực miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa thì thời hạn đăng ký được tăng thêm nhưng

không quá mười lăm ngày làm việc đối với mỗi trường hợp. Thời gian này được xem là
dài đối với hoạt động vay vốn để đầu tư, sản xuất.
Đến năm 2001, Chính phủ ban hành Nghị định 79/2001/NĐ – CP sửa đổi một số
điều của Nghị định 17/1999/NĐ – CP ngày 29/03/1999, Nghị định này quy định rõ về
người sử dụng đất được phép bảo lãnh về giá trị QSDĐ. Về thủ tục thì không thay đổi.Sau
đó, Chính phủ đã ban hành Thông tư liên tịch số 03/2003 hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng
ký và cung cấp thông tin thế chấp, bảo lãnh bằng QSDĐ, TSGLVĐ. Thông tư này bổ
sung thêm hồ sơ đăng ký thế chấp còn phải có đơn yêu cầu đăng ký thế chấp, bảo lãnh
bằng QSDĐ. Đến lúc này thì trình tự, thủ tục đăng ký thế chấp, bảo lãnh QSDĐ đã được
quy định rõ ràng và cụ thể hơn. Hồ sơ đăng ký hợp lệ là hồ sơ đã được cơ quan Nhà nước
công chứng hoặc chứng thực, như vậy thủ tục mới đầy đủ cơ sở pháp lý.
Trong giai đoạn này, người dân đã hiểu rõ hơn về những quy định của Nhà nước
về quản lý và sử dụng đất đai, nhất là khi Quốc hội họp và thông qua Luật đất đai số
13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 có hiệu lực từ ngày 01/7/2004. Luật đất đai ra đời đánh
dấu một bước chuyển biến lớn về công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Mọi quyền lợi,
nghĩa vụ về đất đai của người dân cũng như trách nhiệm của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền đều được thể hiện rõ trong Luật này. Quyền thế chấp cũng được quy định rõ, giúp
người dân tiếp cận dễ dàng và thực hiện thuận lợi hơn, có trình tự hơn.
Tuy thời điểm này, thủ tục thế chấp tạo nhiều thuận lợi cho người dân khi vay vốn
ngân hàng nhưng vẫn còn hạn chế là thời hạn giải quyết hồ sơ thế chấp đối với cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền là năm ngày làm việc từ khi nhận hồ sơ của người dân. Trong
năm ngày này, cơ quan đăng ký thế chấp sẽ kiểm tra hồ sơ, xem có đủ và đúng chưa. Nếu
có gì sai sót hoặc thiếu, sẽ thông báo đến người đăng ký để bổ sung hoặc chình sửa. Do
vậy, thời gian từ lúc ký kết xong hợp đồng thế chấp đến khi bên thế chấp nhận được tiền
sẽ kéo dài, nhất là đối với những trường hợp có sai sót.
Trước hạn chế đó, năm 2005 Bộ tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi Trường đã ban
hành Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT – BTP – BTNMT ngày 16 tháng 6 năm 2005,
hướng dẫn việc đăng ký thế chấp bằng QSDĐ, TSGLVĐ. Hồ sơ đăng ký thế chấp cũng
đơn gian hơn, bao gồm: đơn đăng ký thế chấp, bảo lãnh, hợp đồng thế chấp, bảo lãnh
QSDĐ, TSGLVĐ công chứng, chứng thực và GCN QSDĐ. Ngoài ra, thời gian đăng ký

thế chấp được quy định chỉ còn ba ngày làm việc. Điều này tạo nhiều thuận lợi cho người
dân tiếp cận với nguồn vốn nhanh chóng.
Năm 2006, thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT – BTP – BTNMT ngày 13/6/2006
của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung một số quy định của
 

 
Trang 4

 


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lĩnh

Thông tư số 05/2005/TTLTBTP –BTNMT. Theo quy định của thông tư này, cơ quan
đăng ký thế chấp đã nhận đủ hồ sơ thì đăng ký ngay trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp
lệ, trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ thì hoàn thành chậm nhất là ngày hôm sau. Điều này
tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, cũng chứng tỏ sự quan tâm, chăm lo cho người dân
của Nhà nước.
Đến năm 2011, thông tư liên tịch Số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày
18/11/2011 của Bộ tư Pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế
chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, có hiệu lực từ ngày
15/01/2012 ra đời. Thông tư này quy định rõ về thẩm quyền đăng ký thế chấp QSDĐ,
TSGLVĐ. Thông tư này ban hành còn kèm biểu mẫu đăng ký thế chấp QSDĐ và yêu cầu
tổ chức, cá nhân khi thực hiện đăng ký thế chấp phải sử dụng các biểu mẫu được ban
hành kèm theo.
Gần đây nhất là Nghị định số 05/2012/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một
số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn

pháp luật. Theo Nghị định này thì UBND cấp xã không còn thẩm quyền giải quyết hồ sơ
đăng ký thế chấp QSDĐ. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/4/2012, đã
phần nào hoàn thiện công tác quản lý của Nhà nước về thế chấp QSDĐ, QSHNO và
TSKGLVĐ.
I.1.2.1. Cơ sở khoa học về thế chấp QSDĐ
I.1.2.1. Một số khái niệm
Khái niệm thế chấp theo Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam 2005
Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận
thế chấp.
Bảo lãnh là việc người thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (bên nhận
bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh), nếu khi
đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên
được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.
Một số định nghĩa, khái niệm theo Điều 4 Luật Đất đai 2003
Nhà nước giao đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng quyết định hành
chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.
Sổ địa chính là sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để ghi người sử
dụng đất và các thông tin về sử dụng đất của người đó.
Sổ theo dõi biến động đất đai là sổ được lập để theo dõi các trường hợp có thay
đổi trong sử dụng đất gồm thay đổi kích thước và hình dạng thửa đất, người sử dụng đất,
mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
 

 
Trang 5

 



Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lĩnh

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử
dụng đất.
Giá trị quyền sử dụng đất là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất đối với một
diện tích đất xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định.
I.1.2.2. Quy trình đăng ký thế chấp QSDĐ tại VPĐK QSDĐ cấp huyện
a. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký
Cán bộ đăng ký nhận hồ sơ đăng ký, xóa đăng ký thế chấp. Khi nhận hồ sơ, cần
kiểm tra xem có đúng thẩm quyền giải quyết của mình không.
Kiểm tra xem hồ sơ có hợp lệ không.
Kiểm tra tính chính xác của các giấy tờ trong hồ sơ, giá trị pháp lý của các loại
giấy tờ.
Sau khi kiểm tra nếu hồ sơ không đúng thẩm quyền hoặc không hợp lệ thì cán bộ
đăng ký từ chối đăng ký và trả hồ sơ hoặc hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện
đúng quy định.
Tại mỗi hồ sơ và đơn yêu cầu đăng ký có thể kê khai nhiều tài sản thế chấp, bảo
lãnh. Cán bộ đăng ký cần kiểm tra giữa giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất và hợp
đồng thế chấp, đơn yêu cầu đăng ký thế chấp xem có trùng khớp với nhau chưa, nếu chưa
thì hướng dẫn người dân chỉnh sửa cho đúng. Cần kiểm tra thêm hợp đồng xem đã công
chứng, chứng thực hay chưa. Đặc biệt là các hợp đồng được công chứng tại cơ quan công
chứng thì cần kiểm tra kỹ trong danh sách hồ sơ ngăn chặn.
Cán bộ đăng ký cũng cần lưu ý tính thật giả của các loại giấy tờ sử dụng đất và các
loại giấy tờ khác xem đã đúng quy định của pháp luật hay chưa. Nếu thấy nghi ngờ giấy
tờ giả, cần đối chiếu với hồ sơ địa chính.

Nếu hồ sơ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu trên, cán bộ đăng ký tiếp nhận và ghi
thời gian nhận hồ sơ (giờ, phút, ngày, tháng, năm) vào đơn yêu cầu đăng ký, xóa đăng ký
thế chấp.
b. Giải quyết hồ sơ đăng ký thế chấp
Sau khi ghi ngày giờ tiếp nhận, đăng ký viên làm các hồ sơ đã tiếp nhận theo thứ
tự. Trình tự giải quyết hồ sơ như sau:
Đối với trường hợp đăng ký thế chấp QSDĐ, TSGLVĐ, VPĐK QSDĐ ghi nội
dung đăng ký thế chấp vào GCN QSDĐ, quyền sỡ hữu nhà ở (QSHNO) và TSKGLVĐ
vào sổ địa chính, sổ theo dõi biến động đất đai theo quy định của pháp luật.
Đối với trường hợp đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký, VPĐK QSDĐ
chỉnh lý nội dung đăng ký thế chấp vào GCN QSDĐ, QSHNO và tài sản khác gắn liền
với đất; vào Sổ Địa chính, Sổ theo dõi biến động đất đai theo quy định của pháp luật.

 

 
Trang 6

 


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lĩnh

Đối với trường hợp đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp,
VPĐK QSDĐ ghi việc đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp vào Sổ
Địa chính và Sổ theo dõi biến động đất đai; thông báo bằng văn bản về việc xử lý tài sản
thế chấp cho các bên cùng nhận thế chấp đã đăng ký trong trường hợp QSDĐ, TSGLVĐ
được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ.

Đối với xóa đăng ký thế chấp, VPĐK QSDĐ xoá đăng ký trên GCN QSDĐ; xoá
đăng ký trong Sổ Địa chính, Sổ theo dõi biến động đất đai theo quy định của pháp luật.
c. Trình lãnh đạo ký
Sau khi điền đầy đủ thông tin vào đơn yêu cầu đăng ký và vào sổ, Đăng ký viên sẽ
trình lên giám đốc hoặc phó giám đốc VPĐK QSDĐ ký vào đơn và vào GCN QSDĐ hoặc
trang bổ sung GCN QSDĐ. Giám đốc hoặc phó giám đốc VPĐK QSDĐ sẽ xem xét, kiểm
tra lại lần cuối. Nếu hồ sơ đã hợp lệ và đầy đủ sẽ ký và trả về cho cán bộ đăng ký hoàn
thành hồ sơ để trả người dân. Trong một vài trường hợp hiếm xảy ra, hồ sơ vẫn còn sai sót
sẽ được trả lại để đăng ký viên hoàn thành trước khi trình ký lại.
d. Lưu hồ sơ
Hồ sơ lưu về đăng ký thế chấp gồm có
Đơn yêu cầu đăng ký có chứng nhận của cơ quan đăng ký
Hợp đồng thế chấp.
GCN QSDĐ, QSHNO và TSKGLVĐ có chứng nhận đăng ký thế chấp.
Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký thế chấp là người được
ủy quyền (bản sao hoặc bản sao có chứng thực).
Hồ sơ lưu về sửa chữa sai sót gồm có
GCN QSDĐ có nội dung sai sót.
Đơn yêu cầu đăng ký có sai sót.
Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy
quyền (bản sao hoặc bản sao có chứng thực).
e. Trả kết quả - Thu lệ phí
Sau khi hoàn thành các bước trên, đăng ký viên trả hồ sơ trả lại cho người yêu cầu
đăng ký. Trả các loại giấy tờ sau:
Đơn yêu cầu đăng ký có chứng nhận của VPĐK QSDĐ
GCNQSDĐ có ghi nội dung đăng ký thế chấp, nội dung đăng ký thay đổi, xóa
đăng ký hoặc có nội dung sửa chữa sai sót.
Văn bản đính chính sai sót về nội dung đăng ký trong trường hợp người thực hiện
đăng ký tự phát hiện có sai sót trong hồ sơ địa chính do lỗi của mình hoặc văn bản đính
chính sai sót về nội dung đăng ký và đơn yêu cầu đăng ký có chứng nhận của cơ quan

đăng ký có sai sót trong trường hợp người yêu cầu đăng ký phát hiện sai sót và có đơn
yêu cầu sửa chữa sai sót.
Trường hợp việc đăng ký thế chấp QSDĐ được thực hiện cùng với thủ tục cấp
GCN QSDĐ, QSHNO và TSKGLVĐ theo quy định của pháp luật đất đai thì VPĐK
 

 
Trang 7

 


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lĩnh

QSDĐ trả cho người yêu cầu đăng ký Đơn yêu cầu đăng ký có xác nhận của cơ quan đăng
ký thế chấp. Sau khi hoàn thành việc cấp GCN QSDĐ, QSHNO và TSKGLVĐ, VPĐK
QSDĐ có trách nhiệm trả Giấy chứng nhận đã cấp cho người yêu cầu đăng ký. Kết quả
đăng ký giao dịch bảo đảm được cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm trả cho người yêu
cầu đăng ký theo một trong các phương thức sau:
 Trực tiếp tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm
 Gửi qua đường bưu điện
 Phương thức khác do cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và người yêu cầu
đăng ký thỏa thuận.

 

 
Trang 8


 


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lĩnh

Quy trình đăng ký thế chấp QSDĐ và TSGLVĐ của hộ gia đình, cá nhân được
tóm tắt qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Quy trình đăng ký thế chấp QSDĐ

Đối với đăng ký xóa thế chấp, đăng ký thay đổi thì quy trình cũng tương tự như
quy trình đăng ký thế chấp, cũng trải qua các bước như trên.

 

 
Trang 9

 


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lĩnh

I.1.3. Những cơ sở pháp lý của việc thế chấp quyền sử dụng đất
Luật đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 có hiệu lực từ ngày 01/7/2004.
Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/11/2004 của Chính phủ về thi hành luật đất

đai, có hiệu lực từ ngày 16/11/2004.
Bộ luật Dân sự của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam số
33/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005.
Thông tư số 05/2005/TTLT-BTP -BTNMT ngày 16/06/2005 của Bộ tư Pháp và Bộ
Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử
dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Thông tư số 03/2006/TTLT-BTP -BTNMT ngày 13/6/2006 của Bộ Tư pháp và Bộ
Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số
05/2005/TTLTBTP -BTNMT ngày 16/06/2005.
Thông tư Liên tịch số 03/2007/TTLT-BTC-BTP ngày 10/01/2007 giữa Bộ Tài
chính – Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký
và phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm.
Nghị định số 83/2010/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, có
hiệu lực thi hành từ ngày 09/9/2010.
Thông tư số Số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011 của Bộ tư Pháp và
Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử
dụng đất, tài sản gắn liền với đất, có hiệu lực từ ngày 15/01/2012.
Nghị định số 05/2012/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các
nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật. Nghị
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/4/2012.
I.1.4. Những cơ sở thực tiễn của việc thế chấp quyền sử dụng đất
Hiện nay, công tác đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Đồng
Phú đang được mở rộng, do công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn đang
được thực hiện, nên số người dân đến đăng ký tại VPĐK QSDĐ ngày càng nhiều. VPĐK
QSDĐ đề ra nhiều biện pháp để tạo điều kiện cho người dân khi đi đăng ký thế chấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
I.2. Khái quát về huyện Đồng Phú
Diện tích: 93,542,53 km², bằng 10,73% diện tích toàn tỉnh. Dân số tính đến ngày
31/12/2010 là 86.915 người. Nằm trên hành lang chiến lược đường Hồ Chí Minh, do đó
huyện có vị trí quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

Huyện có 10 xã là: Thuận Lợi, Thuận Phú, Đồng Tâm, Đồng Tiến, Tân Phước,
Tân Hưng, Tân Lợi, Tân Hòa, Tân Tiến, Tân Lập và một thị trấn là thị trấn Tân Phú.

 

 
Trang 10

 


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lĩnh

Sơ đồ vị trí huyện Đồng Phú:

II.1. Lịch sử hình thành
Sau chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, cả
nước bước sang một thời kỳ mới: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Trước yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá – xã hội và xây dựng đất nước sau chiến
tranh, Đảng và Nhà nước ta chủ trương kiện toàn một bước về mặt tổ chức bộ máy hành
chính ở cơ sở. Tỉnh Sông Bé được thành lập bao gồm tỉnh Thủ Dầu Một và Bình Phước
(cũ). Đồng Phú là một trong 9 huyện, thị của tỉnh. Tên gọi Đồng Phú được bắt nguồn từ
“Đồng Xoài” và “Phú Giáo”, là hai huyện sáp nhập lại vào tháng 10 năm 1976. Huyện
Đồng Phú nằm ở phía đông bắc tỉnh Sông Bé, khi mới thành lập gồm 17 xã, thị trấn với
tổng diện tích tự nhiên là 164.650 ha, trong đó có khoảng 100.000 ha đất rừng, còn lại là
đất sản xuất nông nghiệp, trồng cây công nghiệp và các loại đất khác.

 


 
Trang 11

 


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lĩnh

Huyện Đồng Phú là một trong 9 huyện, thị của tỉnh Bình Phước. Hiện nay, Đồng
Phú là huyện nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có thế mạnh về đất đai, tài
nguyên, nguồn nhân lực, tiềm năng kinh tế đã và đang được khơi dậy, hứa hẹn sẽ có
những thành tựu đáng kể trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tuy nhiên, đời sống người dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhất là về
nguồn vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh. Do đó, nguồn vốn vay ngân hàng là lựa chọn
hàng đầu cho người dân.
II.2. Điều kiện tự nhiên
II.2.1. Vị trí địa lý
Huyện Đồng Phú nằm ở phía Đông Nam tỉnh Bình Phước, có tiếp giáp:
 Phía Đông giáp Vĩnh Cửu (Đồng Nai).
 Phía Tây giáp thị xã Đồng Xoài và huyện Chơn Thành.
 Phía Đông Bắc giáp huyện Bù Đăng.
 Phía Nam giáp Phú Giáo (Bình Dương).
 Phía Bắc giáp huyện Bù Gia Mập.
II.2.2. Địa hình, địa chất
Huyện Đồng Phú có địa hình tương đối bằng so với các huyện khác, nhìn chung có
xu hướng nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Bảng 1.1: Bảng thống kê diện tích tự nhiên huyện Đồng Phú theo độ dốc

STT

Cấp độ dốc

Diện tích
(ha)

Đánh giá

1

I (<30)

16.183

Rất thuận lợi cho việc sử dụng đất
(xây dựng, sản xuất nông nghiệp…)

2

II (0 - 80)

26.396

Rất thuận lợi cho việc sử dụng đất
(xây dựng, sản xuất nông nghiệp…)

3

III (8 - 150)


24.459

Thuận lợi cho việc sử dụng đất (xây
dựng, sản xuất nông nghiệp…)

4

II (15 - 200)

15.799

Ít thuận lợi cho việc sử dụng đất (xây
dựng, sản xuất nông nghiệp…)

5

V (> 200)

10.089

Không thuận lợi cho việc sử dụng đất
(xây dựng, sản xuất nông nghiệp…)

Địa chất: Huyện Đồng Phú có 3 loại mẫu chất đá mẹ hình thành đất là đá bazan, đá
phiến sét và mẫu chất phù sa, được phân bố thành 3 khối tập trung:
Đá bazan: Đá bazan bao phủ khoảng 34.811 ha, chiếm khoảng 37% diện tích toàn
lãnh thổ, phân bố chủ yếu ở các xã: Đồng Tâm, Tân Phước, Tân Hưng, Tân Lợi và Thuận
Lợi. Đặc điểm chung của đá bazan là hàm lượng oxit canxi 8 – 10%, oxit photpho 0,5 –
 


 
Trang 12

 


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lĩnh

0,8%, hàm lượng Natri cao hơn Kali. Các loại đất hình thành trên đá bazan là nhóm đất đỏ
vàng (Ferralsol), các loại đất này có tiềm năng sử dụng cao nhất trong các loại đồi núi ở
nước ta.
Đá phiến sét: Loại đá này hình thành ra nhóm đất đỏ vàng, tầng đất mỏng và rất
mỏng, chất lượng đất xấu. Đá phiến sét trên huyện Đồng Phú có diện tích 32.812 ha,
chiếm khoảng 36% diện tích toàn huyện, phân bố ở hầu hết các xã trong huyện, trừ xã
Tân Lập.
Mẫu chất phù sa cổ: Bao phủ khoảng 24% diện tích lãnh thổ. Tầng dày của phù sa
cổ từ 2 – 3m đến 5 – 7m, vật liệu của nó màu vàng, lên tầng mặt chuyển sang màu xám.
Các loại đất hình thành trên phù sa cổ thường có thành phần cơ giới nhẹ.
II.2.3. Khí hậu
Huyện Đồng Phú nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền
nhiệt cao đều quanh năm, ít gió bão và không có mùa đông lạnh.
Chế độ nhiệt: Nhiệt độ bình quân nhiều năm là 26.4 0C, nhiệt độ bình quân tháng
cao nhất: 38.7 0C, nhiệt độ bình quân tháng thấp nhất: 20.0 0C, tổng giờ nắng trong năm
bình quân 2.428 giờ, số giờ nắng bình quân trong ngày: 6,2 – 6,6 giờ.
Chế độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình trong năm 81%. Lượng bốc hơi nước bình
quân năm là 1.144 mm.
Chế độ gió: Có 2 loại gió thịnh hành là gió mùa hạ và gió mùa đông. Gió mùa hạ

trùng với mùa mưa (tháng 5 – 10), gió Đông xuất hiện trùng với mùa khô (tháng 11 – 4).
Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm khá cao (2.657 mm), mùa mưa kéo dài từ
tháng 5 đến tháng 11, chiếm 85 – 90% lượng mưa cả năm. Lượng mưa phân hóa theo
mùa đã chi phối mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp. Mùa mưa cây cối phát triển tốt và là
mùa sản xuất chính, mùa khô cây cối khô cằn, phát triển rất kém.
II.2.4. Tài nguyên nước
Nước mặt
Lượng nước mưa bình quân hàng năm của khu vực khá lớn. Tuy nhiên nguồn nước
này phân bố không đều ở các tháng trong năm và các năm khác nhau.
Trên địa bàn huyện có hai con sông lớn: Sông Bé và sông Đồng Nai.
Sông bé dài 280 km chạy dọc theo trung tâm tỉnh Bình Phước theo hai hướng Bắc
Nam, chảy qua các huyện Phước Long, Lộc Ninh, Bình Long, Đồng Phú và chảy qua tỉnh
Bình Dương. Trên dòng sông Bé đã quy hoạch bốn công trình thủy lợi lớn, đó là: Thác
Mơ, Cần Đơn, Sóc Phu Miêng và Phước Hòa.
Sông Đồng Nai là ranh giới giữa huyện Đồng Phú với tỉnh Đồng Nai. Trên dòng
sông này hình thành thủy điện Trị An lớn nhất vùng.
Trên địa bàn huyện hiện có 4 hồ chứa nước chính là: hồ Suối Giai ở xã Tân Lập, diện
tích sử dụng: 509,89 ha, hồ Suối Lam và hồ Đồng Xoài ở xã Thuận Lợi, diện tích sử dụng
là 35 ha và 282,7 ha, hồ 86 ở xã Đồng Tâm, diện tích sử dụng: 1,62 ha.

 

 
Trang 13

 


Ngành Quản Lý Đất Đai


SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lĩnh

Nước ngầm
Nguồn nước ngầm trên địa bàn đều có khả năng sử dụng cho sinh hoạt. Tuy nhiên,
tại một số khu vực có nền địa chất trầm tích, nước bị nhiễm bẩn cục bộ nhẹ. Tại những
nơi có địa hình cao, việc sử dụng nước ngầm cho tưới cây trồng còn gặp nhiều khó khăn
do mực nước ngầm sâu.
II.3. Tài nguyên thiên nhiên
II.3.1. Tài nguyên đất
Kết quả xây dựng bản đồ huyện Đồng Phú cho thấy huyện có 3 nhóm đất với 7 loại
đất. Trong đó:
Bảng 1.2: Bảng thống kê diện tích tự nhiên theo loại đất
Loại đất
STT

Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)


hiệu

Tên đất Việt Nam

I

Nhóm đất xám

11174,45

11,95


1

Đất xám trên phù sa cổ

X

10628,05

11,36

2

Đất xám Gley trên phù sa cổ

Xg

546,40

0,58

II

Nhóm đất đỏ vàng

78498,17

83,92

1


Đất nâu đỏ trên đá Bazan

Fk

26074,12

27,87

2

Đất nâu vàng trên đá Bazan

Fu

8567,24

9,16

3

Đất nâu vàng trên phù sa cổ

Fp

11045,50

11,81

4


Đất đỏ vàng trên đá phiến sét

Fs

32811,31

35,08

III

Nhóm đất dốc tụ

1546,43

1,65

1

Đất dốc tụ

1546,43

1,65

IV

Sông, suối

2323,48


2,48

93542,53

100,00

D

TỔNG DIỆN TÍCH

Nhóm đất xám: Có 11174.45 ha, chiếm 11,95% diện tích tự nhiên toàn huyện. Đất
xám tuy có độ phì không cao nhưng nó thích hợp với nhiều loại hình sử dụng, kể cả các
đất xây dựng, kể cả đất xây dựng, nông nghiệp và lâm nghiệp.
Nhóm đất đỏ vàng: Là nhóm đất chiếm diện tích nhiều nhất trên địa bàn huyện:
78498,17 ha, chiếm 83,92% diện tích tự nhiên. Nó được hình thành trên ba loại đá mẹ và
mẫu chất: đá bazan, phiến sét và mẫu chất phù sa cổ.
Nhóm đất dốc tụ: Có diện tích 1546,43 ha, chiếm 1,65% diện tích tự nhiên. Hình
thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và các chân sườn thoải hoặc khe dốc xung
 

 
Trang 14

 


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lĩnh


quanh, nhìn chung đất dốc tụ có độ phì nhiêu tương đối khá nhưng chua (bị gley hóa) nên
nó chỉ có khả năng sử dụng cho việc trồng các loại cây ngắn ngày như lương thực, hoa
màu, hoặc dung nuôi trồng thủy sản.
II.3.2. Tài nguyên rừng
Tỉnh Bình Phước nói chung và huyện Đồng Phú nói riêng vốn là địa phương có
quỹ rừng tự nhiên lớn, đa dạng và nó có giá trị phòng hộ cao. Rừng đồng phú có nhiều
loại gỗ quý hiếm như Sao, Gõ đỏ, Giáng hương, Bằng lăng, Cẩm lai, và các loại lâm sản
khác như lồ ô, tre, nứa soong, mây, các loại dược liệu. Trong kháng chiến, rừng vừa có ý
nghĩa kinh tế, vừa có ý nghĩa quân sự rất lớn, là nơi cung cấp thực phẩm cho bộ đội, nơi
che chở bộ đội, cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, vừa là nơi vây hãm, kìm bước
quân thù.
Nhưng hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, rừng Đồng Phú lại bị khai phá
một cách vô độ gần như cạn kiệt. Theo số liệu thống kê năm 2000, huyện Đồng Phú có
58.652 ha đất lâm nghiệp, chiếm 32,7% diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Trong đó đa
phần là rừng tự nhiên. Nhưng đến năm 2006, đất lâm nghiệp là 57.637 ha thì lại chiếm
phần lớn là rừng nhân sinh, các loại gỗ quý hiếm hầu hết không còn nữa.
II.3.3. Tài nguyên khoáng sản
Qua kết quả điều tra, khảo sát và lập quy hoạch khai thác khoáng sản tỉnh Bình
Phước cho thấy, trên địa bàn huyện Đồng Phú tài nguyên khoáng sản rất nghèo nàn, mới
chỉ phát hiện thấy đá, đá phún và sét ở Đồng Tâm có thể khai thác làm vật liệu xây dựng.
II.4. Thực trạng kinh tế - xã hội
II.4.1. Thực trạng kinh tế
Đồng Phú là huyện nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Bình Phước, có thế
mạnh về đất đai, tài nguyên, nguồn nhân lực, tiềm năng kinh tế. Đặc biệt có điều kiện tự
nhiên thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp và các cây công nghiệp.
Trong 5 năm 2006 – 2010 huyện đã có những bước phát triển nhanh chóng, rõ nét.
Tổng sản phẩm trong huyện – GDP (giá cố định) tăng từ 228 tỷ đồng năm 2006 lên 467 tỷ
đồng năm 2010 (hơn 2 lần), GDP (giá hiện hành) cũng tăng từ 266,7 tỷ đồng năm 2006
lên 1.171 tỷ đồng năm 2010. Nền kinh tế phát triển tương đối với tốc độ tăng trưởng GDP
hàng năm 12,36%, cao hơn so với nghị quyết đại hội nhiệm kỳ 2005-2010 đề ra 2,36%.

Thu ngân sách năm 2009 đạt 56,453 tỷ đồng, gấp 2,56 lần so với năm 2006, năm 2010 thu
80,694 tỷ đồng, thu ngân sách tăng bình quân hàng năm là 23,5%. Thu nhập bình quân
theo đầu người tăng nhanh, năm 2004 chỉ 3,42 triệu đồng, năm 2005 3,67 triệu đồng, năm
2009 đạt 10,01 triệu đồng, đến năm 2010 tăng nhanh và đạt 13,62 triệu đồng.
Về cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành Công nghiệp –
Xây dựng và Thương mại - Dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông - lâm nghiệp. Tuy nhiên, tỷ
trọng nông - lâm nghiệp vẫn chiếm đa số.
Cụ thể kết quả thực hiện được trong năm 2006: tỷ lệ nông - lâm nghiệp chiếm

 

 
Trang 15

 


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lĩnh

71%, công nghiệp - xây dựng chiếm 16%, thương mại - dịch vụ chiếm 13%, đến năm
2010 thì tỷ lệ nông - lâm nghiệp chỉ còn 49%, công nghiệp - xây dựng là 30% còn 21%
thương mại - dịch vụ.
II.4.2. Xã hội
II.4.2.1. Tình hình dân cư
Năm 1976, dân số của Đồng Phú mới chỉ có khoảng 10.000 người sống phân tán
trên một vùng rộng lớn, chủ yếu là đồng bào các dân tộc như: S’tiêng, M’nông, Khơme
cùng với những gia đình công nhân thời Pháp thuộc và những người kháng chiến ở lại xây
dựng quê hương. Thực hiện chủ trương của Đảng nhằm phân bổ lại dân cư, thành lập

vùng kinh tế mới, Đồng Phú là nơi đất rộng người thưa, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa
nên nhân dân từ khắp mọi miền đất nước tấp nập đến để xây dựng cuộc sống mới, chỉ
riêng năm 1977 huyện đã tiếp nhận 25.000 dân từ Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh
phía Bắc (Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mường, Thái, Hoa…) và từ các tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long ( Khơ me, Kinh) đến lập nghiệp, nâng tổng số dân của huyện lên 43.000 người;
đến năm 2005 dân số toàn huyện là 78.839 người, đến năm 2010 dân số là 86.915 người.
Chiếm tỷ lệ cao nhất trong dân số của huyện là người Kinh.
Về tín ngưỡng, Đồng Phú có 6 tôn giáo lớn với 18.647 chức sắc, tín đồ, phật tử,
chiếm 21,45% dân số của huyện.
Huyện Đồng Phú được xem là huyện có mật độ dân số thưa, sức ép về mặt dân số
đến sử dụng đất chưa cao so với các huyện, thị khác trong tỉnh.
Người dân di cư tự do vốn là nông dân thiếu đất sản xuất tại các tỉnh nói trên, đã
xâm nhập, lấn chiếm đất đai, sang nhượng trái phép để có đất canh tác, trồng cây nông
nghiệp. Đây là tác nhân gây áp lực lớn nhất đến công tác quản lý đất đai, đặc biệt là đối
với đất rừng.
II.4.2.2. Lao động
Dân số của huyện khá đông, năm 2010 khoảng 86.915 người (tăng 2.609 người so
với năm 2009), tỉ lệ dân số hàng năm tăng cao 2.4%, số người trong độ tuổi lao động là
47.368 người, chiếm 54.5% dân số. Tỷ lệ dân số tham gia vào hoạt động kinh tế là 75%.
Cơ cấu lao động ở huyện Đồng Phú không đồng đều giữa các thành phần kinh tế.
Cơ cấu lao động trong khu vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất với
62,09% (riêng năm 2010 trong khu vực này trên địa bàn huyện Đồng Phú có khoảng
35.000 lao động), lao động trong khu vực công nghiệp và dịch vụ chiếm 23,13%, các
ngành dịch vụ chiếm 14,78%. Như vậy, cơ cấu lao động trong ngành nông nghiệp còn
chiếm tỷ lệ khá cao, đòi hỏi công tác giải quyết việc làm của huyện phải có những nỗ lực
lớn mới hoàn thành những nhiệm vụ đặt ra.
Theo kết quả điều tra cung – cầu lao động thì số người có việc làm trên địa bàn
huyện là 41.109/63.316 lao động, chiếm 64,93%, tuy số người thất nghiệp thấp nhưng số
người không tham gia hoạt động kinh tế cũng còn khá nhiều 22.040/63.316 lao động,
chiếm 34,81%.


 

 
Trang 16

 


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lĩnh

II.4.2.3. Giáo dục
Công tác giáo dục đào tạo, công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục, nâng cao dân
trí cũng đã được huyện chú trọng, mạng lưới trường lớp được mở rộng đến tận vùng sâu,
vùng xa, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư xây dựng ngày một khang trang, kiên cố.
Toàn huyện hiện có 42 trường học và 1 Trung tâm Giáo dục thường xuyên, trong đó có 3
trường đạt chuẩn Quốc gia. Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng. Đến
nay, 100% giáo viên đứng lớp ở các bậc học đạt chuẩn, 42% giáo viên trên chuẩn. Tỷ lệ
học sinh lên lớp và học sinh tốt nghiệp bậc Tiểu học và Trung học cơ sở đạt từ 90,9% đến
99,7%, bậc trung học phổ thông đạt từ 75,24% đến 98,76%, tỷ lệ học sinh 12 thi đậu vào
các trường Đại học, Cao đẳng ngày càng cao, năm học 2005-2006 tỷ lệ 16%, đến năm học
2009-2010 tỷ lệ đã đạt 66% và năm học 2010 – 2011 là 69%.
Công tác đào tạo nghề, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho lao động cũng đã
được đẩy mạnh, nhiều lớp học nghiệp vụ ngắn và dài hạn đã được mở ra.
II.4.2.4. Đời sống
Đời sống văn hóa, y tế, xã hội của nhân dân trong huyện những năm qua đã dần cải
thiện và được nâng cao. Mức sống của dân cư cũng đã tăng lên, năm 2006 có 56% số hộ
sử dụng điện, đến năm 2010 đạt gần 86,6% số hộ. 90% dân số trong huyện được sử dụng

nước sạch. Công tác Xóa đói giảm nghèo đạt hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 9,07%
(năm 2006) xuống còn 4,77% (năm 2010). Tổng số hộ thoát nghèo giai đoạn 2006 – 2010
là 1.459 hộ.
II.4.2.5. Giao thông, cơ sở hạ tầng
Là địa bàn có vị trí chiến lược hết sức quan trọng, có đường Quốc lộ 14, đường
liên tỉnh ĐT.741 đi qua, đây là con đường giao thông huyết mạch nối liền Đồng Phú với
Tây Nguyên, thành phố Hồ Chí Minh và Campuchia, có hàng trăm km đường liên xã và
đường 322 (nay là đường ĐT.753) nối liền các xã trong huyện. Trung tâm huyện Đồng
Phú cách trung tâm tỉnh 12 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 115 km về phía nam, cách
khu công nghiệp Biên Hòa 100 km và khu công nghiệp Bình Dương 75 km thuận tiện cho
giao thông, giao lưu văn hóa - xã hội và phát triển kinh tế.
Về cơ sở hạ tầng, tỉnh Bình Phước nói chung và huyện Đồng Phú nói riêng là khu
vực miền núi, xuất phát điểm còn kém do khi thành lập năm 1997, toàn bộ trung tâm tỉnh
Sông Bé cũ đã chuyển về tỉnh Bình Dương, chính vì vậy cơ sở hạ tầng nhìn chung còn
yếu, yêu cầu về xây dựng lớn. Tuy nhiên những năm gần đây đang được đầu tư phát triển
mạnh, các dữ án đã và đang được thực hiện sẽ cải thiện hạ tầng kỹ thuật của huyện.

 

 
Trang 17

 


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lĩnh

I.3. Nội dung nghiên cứu, phương pháp và quy trình thực hiện

I.3.1. Nội dung nghiên cứu của đề tài
 Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Đồng Phú, tỉnh
Bình Phước trong thời gian qua
 Công tác đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất tại văn phòng đăng ký quyền sử
dụng đất huyện Đồng Phú trong thời gian qua.
 Hiệu quả của công tác thế chấp QSDĐ
 Một số đề xuất góp phần đẩy nhanh công tác thế chấp QSDĐ trên địa bàn huyện
Đồng Phú
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài
 Phương pháp điều tra, lấy ý kiến của người dân về công tác thế chấp QSDĐ, thu
thập tài liệu, số liệu về thế chấp qua các năm tại VPĐK QSDĐ huyện Đồng Phú.
 Phương pháp tổng hợp xử lý các số liệu thu thập được, vẽ bảng biểu.
 Phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá giữa các số liệu thế chấp của người dân
qua các năm, giữa các xã với nhau nhằm đưa ra hiệu quả của công tác thế chấp và
tìm các biện pháp góp phần hoàn thiện công tác thế chấp QSDĐ trên địa bàn huyện
Đồng Phú.
I.3.3. Quy trình thực hiện
Đề tài được thực hiện theo các bước sau:
 Nghiên cứu quy trình thế chấp QSDĐ tại VPĐK QSDĐ huyện Đồng Phú.
 Thu thập số liệu thế chấp QSDĐ qua các năm, tình hình hoạt động thế chấp hiện
nay.
 Xử lý số liệu, lập bảng biểu
 Hoàn thành báo cáo tốt nghiệp.

 

 
Trang 18

 



Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lĩnh

PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.2. Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Đồng Phú,
tỉnh Bình Phước
II.2.1. Công tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về
quản lý, sử dụng đất đai
Từ khi có Luật đất đai 1993, Luật sửa đổi một số điều của Luật đất đai 1998 và
2001, Luật đất đai 2003, ngành Địa Chính (nay là ngành Tài Nguyên và Môi trường) đã
tham mưu UBND tỉnh ban hành một loạt văn bản nhằm thể chế hóa chính sách của Đảng
và Nhà nước trong lĩnh vực quản lý Tài nguyên và môi trường. Sau khi có Luật đất đai
2003, UBND tỉnh đã ban hành một số văn bản sau:
Quyết định số 56/2005/QĐ – UBND ngày 03/6/2005 về việc ban hành chính sách
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Quyết định số 03/2011/QĐ – UBND ngày 17/01/2011 ban hành đơn giá thống kê
đất đai hàng năm trên địa bàn tỉnh Bình Phước, có hiệu lực từ 27/01/2011.
Quyết định số 67/2011/QĐ – UBND của UBND tỉnh Bình Phước về ban hành quy
định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2012 theo Nghị định số
188/2004/NĐ – CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất, có
hiệu lựa từ 01/01/2012.
Quyết định số 68/2011/QĐ – UBND ngày 21/12/2011 ban hành quy định đơn giá
bồi thường, hỗ trợ về nhà, vật kiến trúc và cây trồng khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn
tỉnh Bình Phước, có hiệu lực từ 01/01/2012.
.
Quyết định số 720/QĐ – UBND ngày 17/4/2012 về kế hoạch tuyên truyền cải cách
hành chính giai đoạn 2012 – 2015.

II.2.2. Xác định địa giới hành chính
Huyện Đồng Phú những năm gần đây có nhiều biến động về ranh giới hành chính
và vị trí và trung tâm huyện. Năm 1997 khi tỉnh Bình Phước được tái lập, đã chuyển năm
xã thuộc huyện Đồng Phú về tỉnh Bình Dương. Năm 1999, theo Nghị định 90/1999/ NĐ –
CP của Chính Phủ về việc thành lập thị xã Đồng Xoài và một số phường xã thị xã Đồng
Xoài, huyện Đồng Phú chuyển giao thị xã Đồng Xoài, xã Tân Thành, ba ấp của xã Tân
Phước và hai phần ba dân số và diện tích của xã Tân Hưng về thị xã Đồng Xoài. Trung
tâm huyện lỵ Đồng Phú chuyển về xã Tân Lợi, nay là thị trấn Tân Phú.
II.2.3. Công tác quản lý đất đai theo đơn vị hành chính
Huyện Đồng Phú có mười xã và một thị trấn. Tính đến ngày 01/01/2010, diện tích
tự nhiên toàn huyện là 93542.53 ha, trong đó xã Tân Hòa có diện tích lớn nhất: 13575.23
ha và thị trấn Tân Phú có diện tích nhỏ nhất: 3289.99 (tính đến ngày 01/01/2010)

 

 
Trang 19

 


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lĩnh

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp diện tích đất tự nhiên huyện Đồng Phú
STT

Đơn Vị Hành
Chính


Tổng Diện Tích
Đất Tự Nhiên

1

Huyện Đồng Phú

93542.53

87363.29

6258.99

2

TT. Tân Phú

3289.99

2624.19

665.80

3

Xã Đồng Tâm

8953.61


8583.74

369.87

4

Xã Đồng Tiến

6273.43

5288.42

965.01

5

Xã Tân Hòa

13575.23

13292.05

283.18

6

Xã Tân Hưng

11858.71


11227.43

731.28

7

Xã Tân Lập

7352.49

6625.22

727.27

8

Xã Tân Lợi

12385.32

12064.34

320.73

9

Xã Tân Phước

9733.22


9454.57

278.65

10

Xã Tân Tiến

3413.20

2954.47

458.73

11

Xã Thuận Lợi

7651.44

6925.99

725.45

12

Xã Thuận Phú

9055.89


8322.87

733.02

Đất Nông Nghiệp

Đất Phi Nông
Nghiệp

(Nguồn: VPĐK QSDĐ huyện Đồng Phú)
II.2.4. Công tác lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Việc thành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm:
 Đánh giá tiềm năng đất tại địa phương.
 Xây dựng các phương án phân bổ các loại đất.
Với mục tiêu trên, quy hoạch chung được duyệt nhằm bố trí các khu công nghiệp
nằm xa khu dân cư, tránh gây ô nhiễm môi trường. Khu công viên, di tích lịch sử văn hóa
dân tộc được xây dựng và tu sửa ngày càng khang trang hơn. Quy hoạch chi tiết được
duyệt là một trong những cơ sở quan trọng để các cơ quan nhà nước thể hiện vai trò quản
lý xã hội, đặc biệt là quản lý đất đai như: giao đất, cho thuê đất, cấp GCN QSDĐ,...
Năm 2010 là năm lập cả quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất ở các cấp. Tỉnh Bình
Phước nói chung và huyện Đồng Phú nói riêng là một trong những địa phương triển khai
và hoàn thành sớm công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở cả ba cấp tỉnh, huyện, xã
so với cả nước.
Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện: Quy hoạch sử dụng đất 2011 –
2020 và kế hoạch sử dụng đất 2011 – 2015 được triển khai năm 2011, dự án đã được
UBND tỉnh phê duyệt và đang đưa vào thực hiện.
Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã: Triển khai từ năm 2012. Tất cả các dự
án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã được UBND huyện phê duyệt và đã đưa vào
thực hiện.
 


 
Trang 20

 


×