Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 05 NĂM (20112015) THỊ TRẤN HÓC MÔN, HUYỆN HÓC MÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ
DỤNG ĐẤT 05 NĂM (2011-2015) THỊ TRẤN HÓC MÔN,
HUYỆN HÓC MÔN

SVTH
LỚP
KHÓA
NGÀNH

:

Vũ Phương Ly

DH08QL
: 2008 - 2012
: Quản Lý Đất Đai

-TP. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2012-


 

 


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện bài báo cáo tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ,
hướng dẫn, hỗ trợ và động viên từ gia đình, từ quý thầy cô cùng các bạn. Nhờ đó mà
em đã hoàn thành được luận văn như mong muốn, nay em xin phép được gửi lời cám
ơn sâu sắc và chân thành đến:
- Các thầy cô Trường Đại học Nông Lâm, đặc biệt là thầy cô khoa Quản lý đất
đai và Bất động sản đã trang bị cho em nền tảng kiến thức vững chắc về ngành quản lý
đất đai và nhiều lĩnh vực liên quan khác.
- Thầy Trần Duy Hùng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em giải quyết các vấn đề
nảy sinh trong quá trình làm luận văn và hoàn thành luận văn đúng định hướng ban đầu.
- Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm giới thiệu em đến cơ quan thực tập
và cô Vân ( Trưởng phòng Kế hoạch - Sở TN và MT) đã đồng ý cho em thực tập tại
Sở Tài nguyên – Môi trường. Các cô chú, anh chị tại Sở Tài ngyên và Môi trường, đặc
biệt là cô Vân ( Trưởng phòng Kế hoạch Sở TN và MT), anh Khoa ( Phó phòng Kế
hoạch Sở TN và MT) đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo em trong việc thu thập và phân
tích số liệu.
Cuối cùng xin được gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè là những người luôn chia sẻ
những chuyện buồn vui trong cuộc sống cũng như giúp đỡ em những lúc khó khăn.
Bài báo cáo của em sẽ không tránh được những thiếu sót, rất mong sự đóng góp
của quý thầy cô và các bạn để bài báo cáo của em thêm hoàn chỉnh hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn. Kính chúc quý thầy cô sức khỏe và
thành đạt.
Tp. Hồ Chí Minh, Ngày 15 Tháng 7 năm 2012
Sinh viên
Vũ Phương Ly
 
 
 

 

 


 

 

TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Vũ Phương Ly, Khoa Quản lý Đất đai và Bất động sản,
Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Đề tài: “QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG
ĐẤT 05 NĂM (2011-2015) THỊ TRẤN HÓC MÔN, HUYỆN HÓC MÔN”.
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Trần Duy Hùng, Bộ môn Quy hoạch, Khoa Quản
lý Đất đai và Bất động sản Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Nội dung tóm tắt của báo cáo:
Đề tài: “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (20112015) thị trấn Hóc Môn, huyện Hóc Môn” được thực hiện thông qua quá trình khảo sát,
thu thập số liệu, bản đồ đã đánh giá hiện trạng sử dụng và tiềm năng đất đai của thị trấn
Hóc Môn, làm cơ sở cho việc phân bổ quỹ đất một cách hợp lý, hiệu quả và có phương án
quy hoạch sử dụng đất thích hợp trong thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của xã trong giai
đoạn mới.
Đề tài được thực hiện trên cơ sở áp dụng quy định hướng dẫn lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành năm 2009 và các văn
bản quy phạm khác.
Đề tài đã tiến hành nghiên cứu các nội dung: Điều tra, phân tích, đánh giá điều
kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội; Đánh giá tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất,
kết quả thực hiện sử dụng đất kỳ trước và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng dài hạn về sử dụng đất; Xây dựng phương
án quy hoạch sử dụng đất; Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất
đến kinh tế, xã hội, môi trường; Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử
dụng đất kỳ đầu; Đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Đề tài đã sử dụng các phương pháp: khảo sát thực địa, phương pháp thống kê, phương
pháp bản đồ, phương pháp công cụ GIS, phương pháp định mức, phương pháp dự báo…
Thị trấn Hóc Môn là trung tâm của huyện Hóc Môn. Có tổng diện tích tự nhiên
173,75ha, chiếm 1,59% diện tích tự nhiên toàn huyện, là trung tâm kinh tế - xã hội của
huyện Hóc Môn nên có điều kiện giao lưu buôn bán thương mại – dịch vụ với các xã
trong huyện và các huyện khác. Thị trấn có tuyến đường Quốc Lộ 22 chạy qua làm cầu
nối giao lưu kinh tế - xã hội với tỉnh Tây Ninh qua Campuchia và là điều kiện rất
thuận tiện cho việc thông thương hàng hóa với các tỉnh khác trong vùng.
Diện tích đất theo quy hoạch có xu hướng chuyển toàn bộ đất nông nghiệp, đất
chưa sử dụng sang đất phi nông nghiệp và đất đô thị để phù hợp với nhu cầu sử dụng
đất đai trên địa bàn xã, phù hợp với yêu cầu sử dụng đất của các ngành, bền vững về
kinh tế, phát triển văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường.
Kết quả đạt được của đề tài là việc bố trí, sử dụng tài nguyên đất một cách hợp
lý cho sự phát triển của thị trấn nhằm khai thác hiệu quả và bền vững tiềm năng đất
đai, góp phần nâng cao thu nhập của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của thị
trấn Hóc Môn nói riêng và huyện Hóc Môn nói chung, góp phần vào sự nghiệp Công
nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước.
 
 


 

 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

QH – KHSDĐ

Quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất


QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất

KHSDĐ

Kế hoạch sử dụng đất

TT

Thông tư

BTNMT

Bộ tài nguyên môi trường



Nghị định

CP

Chính phủ

NQ

Nghị quyết




Quyết định

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

UBND

Ủy ban nhân dân

TCĐC

Tổng cục địa chính

TCQLĐĐ

Tổng cục quản lý đất đai

MNCD

Mặt nước chuyên dùng

DTTN

Diện tích tự nhiên

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất


TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

 
 


 

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.

Thống kê dân số và lao động thị trấn Hóc Môn năm 2010

Bảng 2.

Hiện trạng giáo dục của thị trấn

Bảng 3.

Thống kê hiện trạng một số tuyến đường chính tại thị trấn

Bảng 4.

Cơ cấu sử dụng đất thị trấn Hóc Môn

Bảng 5.


Thống kê diện tích đất theo đối tượng sử dụng và quản lý

Bảng 6.

Biến động sử dụng đất từ năm 2005 đến năm 2011

Bảng 7:

Tiêu chuẩn đánh giá đất phi nông nghiệp

Bảng 8.

Dự báo quy mô dân số của Thị trấn đến năm 2020

Bảng 9.

Chỉ tiêu đất khu dân dụng

Bảng 10.

Chỉ tiêu các loại đất trong khu ở.

Bảng 11:

Quy hoạch giao thông thị trấn Hóc Môn đến năm 2020

Bảng 12.

Diện tích sử dụng đất của phương án quy hoạch


Bảng 13.

Diện tích đất chuyển mục đích đến năm 2020

Bảng 14.

Diện tích thu hồi trong kỳ quy hoạch

Bảng 15.

Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong kỳ quy hoạch

Bảng 16.

Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp thị trấn đến năm 2020

Bảng 17.

Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp thị trấn đến năm 2020

Bảng 18.

Quy hoạch hệ thống giao thông của thị trấn

Bảng 19.

Quy hoạch hệ thống cây xanh của thị trấn đến năm 2020

Bảng 20.


Quy hoạch đất chưa sử dụng đến năm 2020

Bảng 21.

Kế hoạch sử dụng đất phân theo từng năm

Bảng 22:

Diện tích thu hồi đất phân theo từng năm

Bảng 23:

Kế họach đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng

Bảng 24.

Danh mục các công trình trong kỳ kế hoạch 2011 - 2015

 
 
 
 
 
 
 
 
 


 


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................ 1
PHẦN I: TỔNG QUAN ............................................................................................... 3
I.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................ 3
I.1.1. Cơ sở khoa học ...................................................................................................... 3
I.1.2. Cơ sở pháp lý ........................................................................................................ 5
I.1.3. Cơ sở thực tiển ...................................................................................................... 6
I.2. Khái quát địa bàn thị trấn Hóc Môn, TP. HCM ....................................................... 6
I.3. Mối quan hệ giữa QHSDĐ với các quy hoạch khác ................................................ 7
I.3.1. Quan hệ giữa QHSDĐ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội ............. 7
I.3.2. Quan hệ giữa QHSDĐ với các quy hoạch phát triển nông nghiệp ....................... 7
I.3.3. Quan hệ giữa QHSDĐ với quy hoạch đô thị ........................................................ 8
I.3.4. Quan hệ giữa QHSDĐ với quy hoạch các ngành ................................................. 8
I.3.5. Quan hệ giữa QHSDĐ của đơn vị hành chính cấp trên và QHSDĐ của đơn vị
hành chính cấp dưới........................................................................................................ 8
I.4. Nội dung QHSDĐ cấp xã ......................................................................................... 9
I.5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 9
I.6. Tổng quan quy hoạch sử dụng đất ......................................................................... 10
I.6.1. Quy hoạch sử dụng đất trên thế giới ................................................................... 10
I.6.2. Quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam .................................................................... 10
I.6.3. Công tác QHSDĐ trên địa bàn TPHCM ............................................................. 12
I.6.4. Công tác QHSDĐ trên địa bàn thị trấn Hóc Môn, huyện Hóc Môn ................... 13
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 13
II.1 ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG .................................. 14
II.1.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN............................................................... 14
II.1.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................... 14
II.1.1.2. Địa hình........................................................................................................... 14
II.1.1.3. Khí hậu ............................................................................................................ 15
II.1.1.4. Thủy văn ......................................................................................................... 15

II.1.1.5. Các nguồn tài nguyên ..................................................................................... 16
II.1.1.6. Thực trạng môi trường .................................................................................... 17
II.I.2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI ............................................. 17
II.1.2.1. Phát triển kinh tế ............................................................................................. 17
II.1.2.2. Phát triển xã hội .............................................................................................. 19
II.I.2.3. Đánh giá chung thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ..................................... 23
 
 


 

II.1.2.4. Thực trạng phát triển hạ tầng kĩ thuật ............................................................. 24
II.1.3. ĐÁNH GIÁ VỀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI ............................................................. 25
II.1.3.1. Tình hình quản lý đất đai ................................................................................ 25
II.2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG CÁC LOẠI ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT
...................................................................................................................................... 28
II.2.1. Hiện trạng sử dụng các loại đất năm 2011......................................................... 28
II.2.3. Biến động đất đai giai đoạn 2005 - 2011 ........................................................... 32
II.2.3.1. Phân tích biến động các loại đất giai đoạn 2005 - 2011 ................................. 32
II.2.3.2. Đánh giá biến động đất đai giai đoạn 2005 - 2011 ......................................... 34
II.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ
TRƯỚC ........................................................................................................................ 35
II.3.1. Nhóm đất nông nghiệp:...................................................................................... 36
II.3.2. Nhóm đất phi nông nghiệp: ............................................................................... 36
II.4. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI THỊ TRẤN HÓC MÔN........................... 37
II.4.1. Đánh giá tiềm năng đất đai theo từng loại đất ................................................... 37
II.4.1.1. Nhóm đất nông nghiệp .................................................................................... 37
II.4.1.2. Nhóm đất phi nông nghiệp.............................................................................. 38
II.4.1.3. Nhóm đất phi chưa sử dụng ............................................................................ 40

II.4.2. Đánh giá tiềm năng đất đai theo mục đích sử dụng ........................................... 40
II.5. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 ..................... 41
II.5.1. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ quy hoạch ....................... 41
II.5.2. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội thị trấn Hóc Môn trong thời kỳ quy hoạch ....... 43
II.5.3. Phương án quy hoạch sử dụng đất ..................................................................... 45
II.5.4. Các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 ........................................... 49
II.5.5. Phân kỳ QHSDĐ và lập KHSDĐ kỳ đầu .......................................................... 54
II.5.6. Các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ................... 64
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 68
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 68
KIẾN NGHỊ.................................................................................................................. 68
 

 
 


Ngành Quản Lý Đất Đai

Vũ Phương Ly 

 

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất là tài sản chung quý giá của mỗi quốc gia, vừa là tư liệu vừa là đối tượng sản
xuất của nông nghiệp và cũng là nơi xây dựng các công trình phục vụ phát triển kinh
tế, dân sinh và an ninh quốc phòng.
Quá trình khai thác sử dụng đất đai luôn gắn liền với quá trình phát triển của xã
hội. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng đất của các ngành ngày càng tăng,
trong khi đất đai thì có hạn và ngày càng trở nên quý giá. Chính vì vậy việc sử dụng

đất tiết kiệm, hiệu quả và bền vững luôn là nhu cầu cấp thiết, đòi hỏi phải cân nhắc kỹ
càng và được hoạch định một cách khoa học.
Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992, tại chương
II, điều 18 quy định: “Đất đai là sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, Nhà
nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đàm bảo sử dụng đất
đúng mục đích và có hiệu quả”.
Luật đất đai năm 2003, tại chương I, Điều 5 quy định: “Đất đai thuộc sở hữa toàn
dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu” và “Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với
đất đai, quyết định mục đích sử dụng đất thông qua việc quyết định, xét duyệt quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất”. Trong Luật đất đai năm 2003, tại chương II, Điều 25
quy định việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai được thực hiện ở 4 cấp: cấp cả
nước, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
Huyện Hóc Môn là một trong những huyện ngoại thành đang trong quá trình đô
thị hóa của thành phố Hồ Chí Minh, nằm ở vị trí cửa ngõ Thành phố, có lợi thế giao
thông với xa lộ Hà Nội, đường Xuyên Á và các xa lộ lớn, đường vành đai dự kiến mở
nối với các tỉnh xung quanh; nơi tập trung nhiều dự án về công nghiệp, thương mại
dịch vụ và nhà ở của Thành phố. Thị trấn Hóc Môn nằm trong trung tâm của huyện
Hóc Môn, phía Bắc giáp xã Tân Hiệp và xã Tân Thới Nhì, phía Nam giáp xã Tân
Xuân và Xuân Thới Đông, phía Đông giáp xã Thới Tam Thôn, phía Tây giáp xã Xuân
Thới Sơn. Có tổng diện tích là 173,75 ha. Số nhân khẩu: 17.190 nhân khẩu.
Trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, quá trình chuyển dịch đất đai xảy ra nhanh
chóng, việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất nhằm phân bổ quỹ đất của địa phương
một cách hợp lý cho các ngành các lĩnh vực là một nhu cầu, nhiệm vụ và mục tiêu
hàng đầu cần phải thực hiện của địa phương. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, được
sự chấp thuận của Khoa Quản lý đất đai và Bất động sản cùng với UBND huyện Hóc
Môn, em thực hiện đề tài “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng
đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) thị trấn Hóc Môn, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí
Minh”.
Mục tiêu nghiên cứu:
Xây dựng phương án sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 20112015 sao cho đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn Hóc Môn, làm cơ

sở cho công tác quản lý đất đai tại địa phương.
Trang 1 
 


Ngành Quản Lý Đất Đai

Vũ Phương Ly 

 

Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài được thực hiện trên địa bàn thị trấn Hóc Môn huyện Hóc Môn, TP.
HCM, thời gian thực hiện là 4 tháng.
- Phạm vi không gian: đề tài thực hiện QH, KHSDĐ trong phạm vi ranh giới
hành chính thị trấn Hóc Môn, TP. HCM
- Phạm vi thời gian: phương án QHSDĐ được xây dựng giai đoạn 2011 - 2020.
Đối tượng nghiên cứu:
- Đất đai: bao gồm tất cả các loại đất theo mục đích sử dụng ( đất nông nghiệp,
đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng) thuộc địa giới hành chính của Phường và các
nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất.
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tiềm năng đất đai và định hướng phát triển
kinh tế xã hội của thị trấn Hóc Môn.

Trang 2 
 


Ngành Quản Lý Đất Đai


Vũ Phương Ly 

 

PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1. Cơ sở lý luận
I.1.1. Cơ sở khoa học
I.1.1.1. Các định nghĩa
- Đất (Soil): là lớp vỏ tơi xốp của bề mặt trái đất có độ sâu giới hạn ≤ 3m. Có các
thành phần hữu cơ và vô cơ, các thành phần này quyết định một thuộc tính quan trọng
của đất là độ phì của đất.
- Đất đai (Land): là phần không gian đặc trưng được xác định gồm các yếu tố:
thổ quyển, thạch quyển, sinh quyển, khí quyển và thuỷ quyển cùng các hoạt động quản
trị của con người từ quá khứ đến hiện tại và triển vọng tương lai.
- Quy hoạch: là một hệ thống các biện pháp nhằm sắp xếp, bố trí, tổ chức các
không gian lãnh thổ quy hoạch, nó gắn với định hướng phát triển kinh tế xã hội của
từng vùng, từng địa phương.
- Quy hoạch sử dụng đất: là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, pháp chế
của Nhà nước về việc tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và
có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ đất đai (khoanh định cho các mục
đích và các ngành) và tổ chức sử dụng đất đai như tư liệu sản xuất (các giải pháp sử
dụng đất cụ thể), nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất
đai và môi trường theo hướng phát triển bền vững.
- Kế hoạch: là việc sắp xếp, bố trí, phân định, phân bổ, chi tiết hóa công việc theo
thời gian và không gian nhất định.
- Kế hoạch sử dụng đất: là sự chia nhỏ, chi tiết hoá QHSDĐ về mặt nội dung và
thời kỳ, được lập theo cấp lãnh thổ hành chính. Kế hoạch sử dụng đất nếu được duyệt
thì vừa mang tính pháp lý vừa mang tính pháp lệnh mà Nhà nước giao cho địa phương
hoàn thành trong giai đoạn kế hoạch.
- KHSDĐ theo quy hoạch: là KHSDĐ được lập theo QHSDĐ ở 4 cấp: toàn quốc,

tỉnh, huyện, xã. KHSDĐ có thể là KHSDĐ dài hạn (5 năm) hay KHSDĐ ngắn hạn (1 năm).
- Đất phát triển hạ tầng (DHT): là đất để xây dựng các công trình giao thông,
thuỷ lợi, năng lượng, bưu chính viễn thông, cơ sở văn hóa, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục đào tạo, cơ sở thể dục - thể thao, cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở dịch vụ về xã hội
và chợ.
I.1.1.2. Nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất
- Chấp hành quyền sở hữu Nhà nước về đất đai, củng cố và hoàn thiện các đơn vị
sử dụng đất.
- Sử dụng đất tiết kiệm, bảo vệ đất, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Sử dụng tài nguyên đất đai vì lợi ích của nền kinh tế quốc dân nói chung, của
từng ngành nói riêng. Trong đó ưu tiên cho ngành nông nghiệp.
Trang 3 
 


Ngành Quản Lý Đất Đai

Vũ Phương Ly 

 

- Tạo ra những điều kiện tổ chức lãnh đạo để thực hiện những nhiệm vụ tổ chức
của Nhà nước, của vùng, ngành và đối với từng đơn vị sản xuất cụ thể.
- Tạo ra những điều kiện tổ chức lãnh thổ để nâng cao hiệu quả sản xuất trên cơ
sở các phương pháp quản lý kinh tế tiên tiến để nâng cao độ phì cho đất, nâng cao
trình độ canh tác và hiệu suất sử dụng máy móc.
- Phải tính đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng vùng, từng xí nghiệp
và từng đơn vị sử dụng đất cụ thể.
I.1.1.3. Sự cần thiết của công tác QHSDĐĐ
- Sự phát triển không ngừng của xã hội, sự gia tăng dân số cùng với tốc độ tăng
trưởng kinh tế đã không ngừng gây áp lực lên nguồn tài nguyên đất, cũng như nhu cầu

sử dụng đất tăng cao. Song, quỹ đất lại cố định về không gian và không có khả năng
tái tạo nên việc khai thác và sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả trên cả 3 phương diện:
kinh tế - xã hội - môi trường, trở thành vấn đề cấp bách, nhất là trong giai đoạn hiện
nay. Để điều hòa sự mâu thuẫn này, đòi hỏi tất yếu phải thực hiện công tác quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất.
- Phân bố lại quỹ đất cho các mục đích sử dụng, phù hợp với định hướng phát
triển không gian về lâu dài, đồng thời đáp ứng về như cầu, phù hợp với các chỉ tiêu
phát triển KT-XH của các ngành, địa phương.
- Tạo cơ sở pháp lý và khoa học cho việc tiến hành đầu tư, thực hiện các thủ tục
thu hồi đất, giao đất, sử dụng đất đúng pháp luật, đúng mục đích, có hiệu quả, ổn định
tình hình quản lý và sử dụng đất.
I.1.1.4. Vai trò chính của công tác QHSDĐĐ
- QHSDĐĐ thể hiện đồng thời hai yếu tố thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất,
vừa là yếu tố thúc đẩy các quan hệ sản xuất. Góp phần tích cực thay đồi quan hệ sản
xuất ở nông thôn, nhằm sử dụng, bảo vệ đất và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội.
- QHSDĐĐ có tổng hợp các nhu cầu sử dụng đất, điều hòa các mâu thuẫn về đất
đai của các ngành, lĩnh vực, xác định và điều phói các phương hướng, phương thức sử
dụng đất phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; góp phần giải quyết các mâu
thuẫn nội tại trong từng lợi ích kinh tế - xã hội, bảo đảm cho nền kinh tế quốc dân luôn
phát triển bền vững.
I.1.1.5. Các nguyên tắc cơ bản của QHSDĐĐ
- Chấp hành quyền sở hữu Nhà nước về đất đai, củng cố và hoàn thiện các đơn vị
sử dụng đất.
- Sử dụng đất tiết kiệm, bảo vệ đất, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Sử dụng tài nguyên đất đai vì lợi ích của nền kinh tế quốc dân nói chung, của
từng ngành nói riêng. Trong đó ưu tiên cho ngành nông nghiệp.
- Tạo ra những điều kiện tổ chức lãnh đạo để thực hiện những nhiệm vụ tổ chức
của Nhà nước, của vùng, ngành và đối với từng đơn vị sản xuất cụ thể.
Trang 4 
 



Ngành Quản Lý Đất Đai

 

Vũ Phương Ly 

- Tạo ra những điều kiện tổ chức lãnh thổ để nâng cao hiệu quả sản xuất trên cơ
sở các phương pháp quản lý kinh tế tiên tiến để nâng cao độ phì cho đất, nâng cao
trình độ canh tác và hiệu suất sử dụng máy móc.
- Phải tính đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng vùng, từng xí nghiệp
và từng đơn vị sử dụng đất cụ thể.
I.1.1.6. Trình tự lập QHSDĐ
- Điều tra, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.
- Đánh giá tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện quy
hoạch sử dụng đất kỳ trước và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng dài hạn về sử dụng đất.
- Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất.
- Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế, xã hội, môi trường.
- Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu.
- Đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
I.1.2. Cơ sở pháp lý
- Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
- Luật đất đai năm 2003 được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 29 tháng 10 năm
2004 về việc hướng dẫn thi hành luật đất đai năm 2003.
- Nghị định 69/2009/NĐ-CP (13/08/2009) của Chính phủ về quy định bổ sung quy
định sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi

trường về việc quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất.
- Thông tư 06/2010/TT-BTNMT (15/03/2010) quy định về định mức kinh tế - kỹ
thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Thông tư 13/2011/TT-BTNMT ngày 15/04/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường Quy định về Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử dụng
đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
- Quyết định 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30/6/2005 về việc ban hành quy trình
lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Quyết định số 10/2005/QĐ-BTNMT Bộ Tài nguyên - Môi trường ngày 24
tháng 10 năm 2005 về việc ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Công văn số 5460/TNMT-KHTT ngày 30/8/2004 của Sở Tài nguyên và Môi
trường về việc hướng dẫn triển khai thực hiện;
Trang 5 
 


Ngành Quản Lý Đất Đai

 

Vũ Phương Ly 

- Công văn số: 7876/UB-ĐT ngày 21/12/2004 của UBND TP. Hồ Chí Minh về
thực hiện nhiệm vụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn Thành phố cho phép
áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với nhiệm vụ lập quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 (ở hai cấp quận - huyện và xã - phường - thị trấn);
- Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân huyện Hóc Môn khóa IX kỳ họp thứ 11
ngày 19/12/2008 về việc thông qua quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2010, định

hướng đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất chi tiết 5 năm 2006 - 2010 thị trấn Hóc
Môn, huyện Hóc Môn, TP. HCM
- Quy hoạch các ngành : Xây dựng, Công nghiệp, Giao thông - vận tải, Du lịch,
Gíao dục - Đào tạo, Y tế, Thể dục Thể thao, Thương mại - Dịch vụ, Nông nghiệp, Môi
trường… đến năm 2020.
I.1.3. Cơ sở thực tiển
- Thực trạng thị trấn và các yêu cầu xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất
của Thị trấn.
- Các tài liệu cơ sở khác: kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch
chuyên ngành, bản đồ nền hiện trạng.
- Căn cứ thực trạng kinh tế - xã hội, điều kiện của địa phương.
I.2. Khái quát địa bàn thị trấn Hóc Môn, TP. HCM
Thị trấn Hóc Môn là trung tâm của huyện Hóc Môn. Có tổng diện tích tự nhiên:
173,75 ha gồm 8 khu phố. Giới hạn bởi toạ độ địa lý:
Từ 108008’30” đến 108011’50” kinh độ Đông.
Từ 10007’ đến 10055’10” vĩ độ Bắc.





Phía Bắc giáp xã Tân Hiệp và xã Tân Thới Nhì.
Phía Nam giáp xã Tân Xuân và Xuân Thới Đông.
Phía Đông giáp xã Thới Tam Thôn.
Phía Tây giáp xã Xuân Thới Sơn.

Về vị trí kinh tế: thực hiện định hướng phát triển thành phố về hướng Bắc, thị
trấn Hóc Môn là cửa ngõ vào nội thành, với hướng phát triển thành hành lang công
nghiệp, địa bàn dân cư kết hợp với cảnh quan du lịch sinh thái, văn hóa lịch sử với các
địa danh: Ngã ba Giồng, Bà Điểm, 18 thôn vườn trầu… và cùng tuyến du lịch tham

quan khu di tích Địa đạo – Bến Dược Củ Chi.
Với vị trí là cửa ngõ vào nội thành Thành phố Hồ Chí Minh, nối liền với các trục
đường giao thông quan trọng, như đường quốc gia 1A, từ đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) đến các tỉnh thuộc vùng kinh tế trong điểm phía Nam và miền Đông Nam
Bộ; đường Xuyên Á - QL22 liên quốc gia từ Campuchia qua Tây Ninh vào TP.HCM
và nối liền đường quốc gia 1A đi các tỉnh. Với các tuyến đường liên tỉnh lộ 09 nối
TP.HCM với Đức Hòa - Đức Huệ (Long An) qua biên giới Campuchia, liên tỉnh lộ 15
nối TPHCM - Tây Ninh - Bình Phước - Lộc Ninh. Nhờ có các trục giao thông quan
trọng xuyên qua Hóc Môn đã tạo nên cầu nối giao lưu kinh tế giữa Hóc Môn, TP.HCM
Trang 6 
 


Ngành Quản Lý Đất Đai

Vũ Phương Ly 

 

với vùng ĐBSCL và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các khu công nghiệp Đông
Nam Bộ và giao thương đường bộ với các nước Đông Nam Á, mở ra triển vọng thúc
đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn.
Ngoài các tuyến đường bộ huyết mạch cho phát triển kinh tế, thị trấn Hóc Môn
còn có tuyến đuờng thủy góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế. Tuyến
đường sông Sài Gòn thuận lợi cho vận tải thủy liên tỉnh TP.HCM, Bình Dương, Tây
Ninh trong đó có đoạn qua Hóc Môn. Đồng thời cũng là tuyến du lịch sinh thái nhà
vườn các xã của huyện dọc sông Sài Gòn, tuyến sông Rạch Tra - kênh An Hạ - kênh
Tam Tân là tuyến giao lưu vận tải thủy với các tỉnh ĐBSCL.
Nhìn chung, vị trí địa lí kinh tế của thị trấn Hóc Môn thuận lợi, là huyện vành đai
tiếp giáp nội thành với những trục đường thủy bộ huyết mạch giao lưu kinh tế, văn hóa

dịch vụ theo hướng huyện đô thị hóa ngoại thành.
I.3. Mối quan hệ giữa QHSDĐ với các quy hoạch khác
I.3.1. Quan hệ giữa QHSDĐ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
- Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội cung cấp căn cứ khoa học cho việc xây dựng
kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
- Định hướng chuyển dịch cơ cấu của các ngành kinh tế: nông nghiệp, công
nghiệp, dịch vụ.
- Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng: Giao thông, Trường học, Y tế…
- QHSDĐ dựa vào định hướng phát triển kinh tế xã hội đã được xác định trong
quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội để bố trí sử dụng đất đai một cách hợp lý nhằm thúc
đẩy kinh tế xã hội phát triển.
I.3.2. Quan hệ giữa QHSDĐ với các quy hoạch phát triển nông nghiệp
QHSDĐ dự báo yêu cầu sử dụng đất cho các ngành nông nghiệp ở mức độ “vĩ mô”:
- Đất cây hàng năm.
- Đất cây lâu năm.
- Đất trồng rừng.
- Đất nuôi trồng thủy sản.
Trên cơ sở đó quy hoạch nông nghiệp đi vào bố trí sử dụng đất chi tiết đến từng
loại cây trồng, vật nuôi và cơ cấu mùa vụ.
Quy hoạch nông nghiệp đưa ra các giải pháp (về vốn, nguồn nhân lực, khoa học
công nghệ…) để ngành nông nghiệp phát triển đạt đến các chỉ tiêu về đất đai (đây
cũng là căn cứ để bố trí đất đai trong QHSDĐ).
QHSDĐ và quy hoạch nông nghiệp có quan hệ qua lại vô cùng mật thiết với
nhau.
Trang 7 
 


Ngành Quản Lý Đất Đai


Vũ Phương Ly 

 

I.3.3. Quan hệ giữa QHSDĐ với quy hoạch đô thị
Quy hoạch đô thị định ra tính chất, quy mô, xây dựng đô thị, xác định các bộ
phận hợp thành đô thị. Quy hoạch đô thị bố trí các khu vực cho các dự án, tổ chức và
sắp xếp các nội dung hợp thành đô thị:
- Khu trung tâm hành chính.
- Khu thương mại dịch vụ và du lịch.
- Khu công nghiệp.
- Cụm dân cư…
QHSDĐ xác định vị trí, quy mô các loại đất trong các dự án xây dựng đô thị, tạo
điều kiện thuận lợi cho xây dựng và phát triển đô thị.
I.3.4. Quan hệ giữa QHSDĐ với quy hoạch các ngành
- Quy hoạch ngành: giao thông, xây dựng, du lịch, giáo dục, thủy lợi, thể thao, khoáng sản…
- Quy hoạch các ngành là cơ sở và bộ phận hợp thành QHSDĐ: trên cơ sở định
hướng phát triển các ngành QHSDĐ bố trí đất đai để phát triển ngành.
- Quy hoạch ngành chịu sự chỉ đạo khống chế của QHSDĐ: quy mô sử dụng đất
của các ngành sẽ được điều hòa trong QHSDĐ.
- Không có sự sai khác nào theo không gian và thời gian ở cùng một khu vực cụ
thể: đối tượng được xác định trong quy hoạch ngành cũng sẽ được bố trí trong
QHSDĐ theo vị trí và thời gian triển khai.
I.3.5. Quan hệ giữa QHSDĐ của đơn vị hành chính cấp trên và QHSDĐ của đơn
vị hành chính cấp dưới
QHSDĐ cấp trên là định hướng cho QHSDĐ cấp dưới, QHSDĐ của đơn vị hành
chính cấp dưới là căn cứ để điều chỉnh, bổ sung QHSDĐ của đơn vị hành chính cấp trên.
Các chỉ tiêu quy hoạch từng cấp:
- Cấp quốc gia: 13 chỉ tiêu.
- Cấp tỉnh: 21 chỉ tiêu.

- Cấp huyện: 26 chỉ tiêu.
- Cấp xã: 32 chỉ tiêu.

Trang 8 
 


Ngành Quản Lý Đất Đai

Vũ Phương Ly 

 

I.4. Nội dung QHSDĐ cấp xã
Nội dung QHSDĐ cấp xã được quy định tại Điều 6 Nghị định 69/2009/NĐ-CP
ngày 13/08/2009, bao gồm:
- Xác định cụ thể diện tích các loại đất trên địa bàn xã đã được phân bổ trong
QHSDĐ của cấp huyện.
- Xác định diện tích các loại đất để đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của cấp
xã, bao gồm: Đất trồng lúa nương; Đất trồng cây hàng năm còn lại; Đất nông nghiệp
khác; Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp của xã; Đất nghĩa trang, nghĩa địa do xã
quản lý; Đất sông suối; Đất phát triển hạ tầng của xã và đất phi nông nghiệp khác.
- Diện tích các loại đất chuyển mục đích sử dụng phải xin phép cơ quan nhà nước
có thẩm quyền để đáp ứng nhu cầu của xã.
- Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp xã.
- Gỉai pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
Trình tự tiến hành lập QHSDĐ:
- Điều tra, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.
- Đánh giá tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện quy
hoạch sử dụng đất kỳ trước và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

- Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng dài hạn về sử dụng đất.
- Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất.
- Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế, xã hội,
môi trường.
- Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu.
- Đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
I.5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra thực địa: thu thập và xử lý thông tin, làm cơ sở cho
công tác nội nghiệp;
- Phương pháp phân tích thống kê: thống kê số liệu về tình hình cơ bản nhằm
phân tích, đánh giá HTSDĐĐ và xây dựng các biểu thống kê diện tích đất đai của
Huyện;
- Phương pháp bản đồ: thành lập các bản đồ chuyên đề phục vụ công tác
QHSDĐĐ;
- Phương pháp đánh giá đất đai theo FAO: xác định tiềm năng đất đai, góp
phần đưa ra định hướng sử dụng đất đai hợp lý;
- Phương pháp dự báo: dự báo về dân số, tình hình phát triển KT – XH, tiềm
năng và nhu cầu sử dụng đất trong tương lai của từng ngành;
Trang 9 
 


Ngành Quản Lý Đất Đai

Vũ Phương Ly 

 

- Phương pháp chuyên gia: thu thập những thông tin có liên quan từ những
người am hiểu, những chuyên gia chuyên ngành;

- Phương pháp kết hợp phân tích định tính và định lượng, kết hợp vĩ mô và vi
mô: nghiên cứu đánh giá HTSDĐĐ, phát hiện những vấn đề tồn tại và xu thế phát
triển, tạo điều kiện xử lý tốt quan hệ tổng thể và cục bộ;
I.6. Tổng quan quy hoạch sử dụng đất
I.6.1. Quy hoạch sử dụng đất trên thế giới
Ở các nước tư bản phát triển như: Mỹ, Pháp, Anh, Úc, Nhật Bản… và gần
đây là các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Philippines cũng đã hoàn thiện
các quy phạm áp dụng vào công tác điều tra, đánh giá và quy hoạch sử dụng đất.
Ở Liên Xô cũ: công tác quy hoạch đất đai đã được tiến hành có hệ thống sau
Cách mạng tháng 10 và đã hình thành hệ thống tổ chức thống nhất từ trung ương đến
địa phương, bao gồm:
- Tổng sơ đồ phát triển lực lượng sản xuất toàn liên bang.
- Tổng sơ đồ phát triển lực lượng sản xuất các tỉnh và các nước cộng hòa.
- Quy hoạch vùng và huyện.
- Quy hoạch liên xí nghiệp và xí nghiệp.
- Bên cạnh đó cũng tồn tại hệ thống quy hoạch sử dụng đất bao gồm:
- Tổng sơ đồ sử dụng tài nguyên đất toàn liên bang.
- Sơ đồ sử dụng tài nguyên đất các tỉnh và các nước cộng hòa.
- Quy hoạch sử dụng đất vùng và huyện.
- Quy hoạch sử dụng đất liên xí nghiệp và xí nghiệp.
I.6.2. Quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam
Ở nước ta công tác quy hoạch được thực hiện theo ngành và theo lãnh thổ, thực
hiện ở tất cả các cấp từ toàn quốc cho đến tỉnh, huyện, xã và các vùng chuyên canh,
lâm canh, xí nghiệp.
Công tác quy hoạch được tiến hành từ năm 1962 và đã trải qua các giai đoạn phát
triển như sau:
- Giai đoạn từ 1961-1975: Công tác quy hoạch ở miền Bắc do các ngành chủ
quản đặc biệt là ngành nông nghiệp và lâm nghiệp chủ trì, ngoài ra do cấp tỉnh và cấp
huyện tiến hành. Trong thời điểm này chủ yếu quy hoạch phân vùng sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp tuy nhiên thời kỳ này thiếu sự kết hợp của các ngành liên quan, ý

nghĩa về pháp lý thấp và thường chỉ được thông qua những ngành chủ quản.
- Giai đoạn 1975-1980: Tiến hành phân vùng quy hoạch sau giải phóng để đáp
ứng nền kinh tế quốc doanh sau này, mỗi cấp độ đều có một Ban phân vùng kinh tế.
Trang 10 
 


Ngành Quản Lý Đất Đai

Vũ Phương Ly 

 

Kết quả đã xây dựng được các phương án để phân vùng nông nghiệp, lâm nghiệp và
công nghiệp chế biến nông lâm sản của cả nước chủ yếu ở 7 vùng kinh tế:
Vùng miền núi và trung du Bắc Bộ.
Đồng bằng Bắc Bộ (châu thổ sông Hồng + sông Thái Bình).
Khu 4 cũ (đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh).
Vùng duyên hải miền Trung (từ Quảng Nam Đà Nẵng đến Bình Thuận).
Vùng Tây Nguyên.
Vùng Đông Nam Bộ.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Trong giai đoạn này cũng đã xây dựng phương án phân vùng nông lâm nghiệp
cho 44 tỉnh, thành phố thuộc Trung ương.
Những kết quả trên đã là những cơ sở khoa học để cho Chính phủ và Ủy ban
nhân dân tỉnh đề ra những chủ trương, chính sách phát triển về nông lâm nghiệp trong
thời kỳ đó. Tuy nhiên, trong giai đoạn này còn thiếu số liệu điều tra cơ bản đặc biệt là
số liệu thống kê đất đai. Bản đồ thổ nhưỡng, tính khả thi của phương án không cao là
do các phương án này không tính được tính khả thi đầu tư.
- Giai đoạn từ 1981-1988: Triển khai chương trình lập tổng sơ đồ phát triển và

phân bố lực lượng sản xuất ở nước ta thời kỳ từ 1986-2000, quy hoạch các vùng
chuyên môn hóa và các vùng trọng điểm. Đồng thời quy hoạch và xây dựng vùng, khu,
cụm công nghiệp, du lịch, xây dựng thành phố.
Trong giai đoạn này đối với cấp huyện, vùng, thành phố, thị xã thuộc tỉnh thì chỉ
thị 212 cũng có chỉ đạo phải quy hoạch tổng thể cấp Huyện. Ngoài ra từng ngành của
trung ương có lập sơ đồ phát triển và phân bố của ngành mình. Trong giai đoạn này
quy hoạch sử dụng đất có để cập tới trong sơ đồ quy hoạch tổng thể nhưng chỉ mang
tính khái quát không đầy đủ. Đặc biệt trong thời kỳ này quy hoạch sử dụng đất cấp xã
hầu như chưa được đề cập tới và nếu có thì chỉ quy hoạch ở hợp tác xã.
- Giai đoạn từ 1987 đến trước Luật đất đai 1993: Trong Luật đất đai năm 1987
tại điều 9, chương 2 có quy định rõ 7 nội dung về quản lý đất đai trong đó có một nội
dung về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.
Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất trong cả nước do Chính phủ lập, Ủy ban
nhân dân các cấp có trách nhiệm lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất trong phạm vi
của địa phương mình. Chính phủ ban hành chỉ thị 364 xác định ranh giới hành chính
của các tỉnh, huyện, xã trong toàn quốc. Trong thời kỳ này, quy hoạch sử dụng đất chỉ
thực hiện ở một số xã chủ yếu ở miền Bắc.
- Giai đoạn từ Luật đất đai năm 1993 đến trước Luật đất đai năm 2003: Luật
đất đai năm 1993 xác định quy hoạch sử dụng đất là một trong 7 nội dung của quản lý
Nhà nước về đất đai. Chỉ thị 247/TTg (28/04/1995) của Thủ tướng Chính phủ và Nghị
quyết 01/1997/QH1 của Quốc hội khóa 9, kỳ họp thứ 10 đã yêu cầu các Bộ, cơ quan
ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đẩy mạnh công tác lập quy
Trang 11 
 


Ngành Quản Lý Đất Đai

 


Vũ Phương Ly 

hoạch sử dụng đất đai phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.
Thực hiện Luật đất đai năm 2003, Nghị quyết của Quốc hội, Chỉ thị của Chính phủ,
Tổng cục Địa chính (nay là Bộ TN-MT) đã có công văn 1814/CV-TCĐC (12/10/1998)
hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai. Năm 2001, Chính phủ ban hành
Nghị định 68/2001/NĐ-CP (01/10/2001) về việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
đai. Tiếp theo đó, Tổng cục Địa chính ban hành thông tư 1842/TT/TCĐC (01/11/2001)
hướng dẫn thi hành Nghị định 68/2001/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó đã hướng dẫn
nội dung lập quy hoạch sử dụng đất các cấp, quy trình xét duyệt, quản lý và thực hiện
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai. Trong giai đoạn này, hầu hết các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương đã triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đai cho địa phương
mình.
- Sau Luật đất đai năm 2003: Điều 6, chương 1, Luật đất đai năm 2003 một lần
nữa khẳng định “Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là một trong 13 nội dung quản
lý Nhà nước về đất đai”. Chính phủ ban hành Nghị định 181/2004/NĐ-CP
(29/10/2004) để hướng dẫn thi hành Luật đất đai năm 2003 (tại chương II: đã nêu các
vấn đề liên quan đến quy hoạch sử dụng đất). Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Thông tư 30/2004/TT-BTNMT (01/11/2004) về việc hướng dẫn lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất và đã chi tiết hóa các bước lập quy hoạch sử dụng đất các cấp tại
quyết định 04/2005/QĐ-BTNMT (30/06/2005).
- Đến năm 2009: Chính phủ ban hành Nghị định 69/2009/NĐ-CP (13/08/2009)
quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 19/2009/TT-BTNMT
(02/11/2009) để quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất. Việc ban hành Nghị định 69/2009/NĐ-CP đã khắc phục được một
số tồn tại, bất cập trong Nghị định 181/2004/NĐ-CP về công tác quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất.
Để quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đi vào thực tế cuộc sống, đáp ứng nhu được
yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội, Luật đất đai 2003 đã nhấn mạnh quy hoạch sử

dụng đất cấp xã phải được lập chi tiết trên nền bản đồ địa chính (có liên quan đến số
tờ, số thửa) gọi là quy hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã. Năm 2010, tất cả các tính,
thành phố trên cả nước tiến hành lập kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, huyện và kế hoạch
sử dụng đất cấp xã trong giai đoạn 2010-2020.
I.6.3. Công tác QHSDĐ trên địa bàn TPHCM
Quy hoạch sử dụng đất tác động trực tiếp đến việc sử dụng đất của các ngành,
các vùng trọng điểm, các huyện và một số dự án lớn. Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh
là cầu mối quan trọng giữa các ngành sử dụng đất trên địa bàn tỉnh, đồng thời là bước
định hướng quan trọng tới các quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện, là cơ sở của
kế hoạch sử dụng đất 5 năm và hàng năm.
Việc tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho các cấp (tỉnh, huyện, xã)
đã đóng vai trò quan trọng cho công tác quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh. Tuy
nhiên, do khối lượng công việc rất lớn lại phải tiến hành khẩn trương trong thời gian
ngắn, trong điều kiện nước ta mới lần đầu tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất một các
h bài bản, các đơn vị tư vấn cũng còn hạn chế nhất định về nhân lực, kinh nghiệm,
Trang 12 
 


Ngành Quản Lý Đất Đai

Vũ Phương Ly 

 

công nghệ và kinh phí rà soát còn thấp nên thời điểm hoàn thành ở cấp huyện và xã
thường chậm và chất lượng cũng còn hạn chế.
Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất, lãnh đạo đã khẩn trương tiến hành công tác chuẩn bị và tiến hành triển khai quy
hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 thị trấn Hóc Môn.

I.6.4. Công tác QHSDĐ trên địa bàn thị trấn Hóc Môn, huyện Hóc Môn
Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch được duyệt, đã tiến hành công bố công khai và tổ
chức thực hiện việc quản lý, sử dụng đất trên địa bàn từng xã, thị trấn theo đúng quy
hoạch được duyệt.
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm (20112015) của thị trấn Hóc Môn – huyện Hóc Môn được lập.

Trang 13 
 


Ngành Quản Lý Đất Đai

Vũ Phương Ly 

 

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1 ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG
II.1.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
II.1.1.1. Vị trí địa lý
Thị trấn Hóc Môn là trung tâm của huyện Hóc Môn. Có tổng diện tích tự nhiên:
173,75 ha gồm 8 khu phố. Giới hạn bởi toạ độ địa lý:





Từ 108008’30” đến 108011’50” kinh độ Đông.
Từ 10007’ đến 10055’10” vĩ độ Bắc.
Với tứ cận như sau:

Phía Bắc giáp xã Tân Hiệp và xã Tân Thới Nhì.
Phía Nam giáp xã Tân Xuân và Xuân Thới Đông.
Phía Đông giáp xã Thới Tam Thôn.
Phía Tây giáp xã Xuân Thới Sơn.

Thị trấn Hóc Môn là trung tâm kinh tế - xã hội của huyện Hóc Môn nên có điều
kiện giao lưu buôn bán thương mại – dịch vụ với các xã trong huyện và các huyện
khác. thị trấn có tuyến đường Quốc lộ 22 chạy qua làm cầu nối giao lưu kinh tế - xã
hội với tỉnh Tây Ninh qua Campuchia và là điều kiện rất thuận tiện cho việc thông
thương hàng hóa với các tỉnh khác trong vùng.
II.1.1.2. Địa hình
Thị trấn có dạng địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Nhìn chung
toàn thị trấn được chia làm 3 dạng chủ yếu :
- Vùng gò cao có cao trình từ 8 đến 10m.
Trang 14


Ngành Quản Lý Đất Đai

Vũ Phương Ly 

 

- Vùng triền có chiều cao từ 2-8m.
- Vùng bưng trũng có cao trình dưới 2m.
II.1.1.3. Khí hậu
Thị trấn Hóc Môn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Trong năm
chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng mưa phân bố không đều tăng đều từ
Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam. Mưa tập trung nhất vào tháng 8 và tháng 9.

Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vào mùa khô mực nước ngầm xuống
thấp nên dễ gây hiện tượng thiếu nước, nhất là nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình 270C/năm, thời tiết không quá lạnh
(thấp nhất không dưới 130C) hoặc quá nóng (cao nhất không quá 400C). Nhiệt độ cao
nhưng ổn định. Ba tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 3, 4 và tháng 5.
Mưa: Lượng mưa trung bình 1979 mm/năm, không có hiện tượng mưa đá. Lượng
mưa phân bố không đều giữa các mùa trong năm, chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10
(chiếm 81,4% lượng mưa cả năm) và tập trung nhất vào tháng 8 và tháng 9. Mưa
thường xảy ra sau 12 giờ trưa với vận tốc lớn nhưng thời gian ngắn kéo dài chỉ 1 đến 3
giờ, nên không gây ra hiện tượng ngập lụt
Nắng: Tổng số giờ nắng trong năm 2.424 giờ, trong một ngày số giờ nắng là chủ
yếu kể cả những tháng vào mùa mưa. Tuy nhiên các tháng mùa mưa số giờ nắng giảm
đi và tăng dần vào mùa khô. Với lượng nắng đó ảnh hưởng tốt đến quá trình quang
hợp và sinh trưởng của cây trồng.
Lượng bốc hơi:Lượng bốc hơi trung bình năm 1.100 mm - 1.300 mm. Lượng bốc
hơi các tháng mùa khô là cao nhất 5-6 mm/ngày và thấp dần vào các tháng mùa mưa 23mm/ ngày. Lượng bốc hơi cao cũng là một trong những nguyên nhân gây hụt nước vào
mùa khô.
Ẩm độ: Độ ẩm không khí 75% - 95% vào mùa mưa và 65%-85% vào mùa khô.
Thuận lợi cho việc giữ lượng nước trong đất cho cây trồng.
Gió : Có hai hướng gió chính.
- Gió hướng Tây hoặc Tây Nam có vận tốc trung bình từ 1,5 - 3m/s, thường xuất
hiên từ tháng 6 đến tháng 9.
- Gió hướng Đông hoặc Đông Nam thường xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 5.
Ngoài ra còn có gió Bắc và Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 2. Cuối mùa
mưa đầu mùa khô, gió thổi từ hướng Tây – Tây Bắc có thể có gió lốc.
Nhìn chung khí hậu tương đối ôn hòa, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp .

Trang 15 
 



Ngành Quản Lý Đất Đai

Vũ Phương Ly 

 

II.1.1.4. Thủy văn
Thị trấn không có sông suối nào chảy ngang qua, chỉ có một con rạch Hóc Môn nhưng
trữ lượng không lớn. Do vậy, vào mùa khô thường bị thiếu nước nghiêm trọng.
II.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
II.1.1.5.1. Tài nguyên đất
Trên cơ sở bản đồ đất của huyện và theo quá trình khảo sát điều tra thực địa trên
địa bàn thị trấn Hóc Môn lọai đất phổ biến là đất xám:
Đất xám (Acrisols – AC) được hình thành trên mẫu chất phù sa cổ với diện tích
là 543,32 ha chiếm 43,35% tổng diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố khắp ở xã,
đây là nhóm đất có tầng B Argic, trong đó CBC < 24me/100g sét và BS<50%; tầng đất
dày, thành phần cơ giới nhẹ, đất có phản ứng chua; hàm lượng mùn, đạm tầng đất mặt
khá nhưng rất nghèo kali. Loại đất này dễ thoát nước, có cao trình từ 2 – 10 m, nền
móng tốt. Có thể sử dụng vào nhiều mục đích như: bố trí sản xuất công nghiệp, khu
dân cư, thích hợp với mọi loại cây màu, lúa và cây lâu năm. Nhóm đất này gồm có:
Đất xám có tầng loang lỗ ( Plinthic Acrisols - ACp):
Là loại đất chiếm diện tích lớn nhất trên địa bàn xã với 504,4 ha. ACp có đá ong
non trong vòng 125cm, đất xám có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, có đặc điểm là
phản ứng chua vừa. Loại đất này thích hợp chuyên lúa, chuyên màu và cây ăn quả.
Đất xám điển hình ( Haplic Acrisols - Ach ):
Diện tích không nhiều có 38,29 ha đất có thành phần cơ giới nhẹ, có đặc điểm là
chua, thường bị khô hạn và xói mòn mạnh. Loại đất này ở khu vực giáp xã Thới Tam
Thôn và gần Quốc lộ 22. Cũng như ACp, loại đất này có thể bố trí mọi loại cây trồng.
II.1.1.5.2. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt của thị trấn Hóc Môn hiện nay rất ít, thị trấn
chỉ có 1 con rạch Hóc Môn nhưng hiện nay đã ô nhiễm nặng, trong thời gian sắp tới thị
trấn sẽ kết hợp với huyện để tiến hành nạo vét.
- Nguồn nước ngầm: Theo số liệu của huyện thì thị trấn Hóc Môn có nguồn nước
ngầm với trữ lượng rất phong phú, đa dạng có 5 tầng nước ngầm.
+ Tầng 1: Có độ sâu từ 15-20m đây là tầng nước thủy cấp, tầng này nguồn nước
rất dễ nhiểm bẩn, do ô nhiểm ở tầng trên, tầng mặt thấm xuống. Tầng này ít được sử
dụng ở các khu dân cư và các khu vực ô nhiểm .
+ Tầng 2: Có độ sâu từ 20-50m nguồn nước tốt.
+ Tầng 3: Có độ sâu từ 50-100m nguồn nước tốt.
+ Tầng 4: Có độ sâu từ 100-120m.
+ Tầng 5: Có độ sâu trên 120m.
Trang 16 
 


Ngành Quản Lý Đất Đai

Vũ Phương Ly 

 

II.1.1.5.3. Tài nguyên nhân văn
Thị trấn Hóc Môn là nơi có truyền thống cách mạng trong 2 cuộc đấu tranh
chống Pháp và chống Mỹ. Thị trấn là nơi nhân dân vùng dậy trong trận Nam Kỳ Khởi
Nghĩa vào lúc 23 giờ tối 22 rạng sáng ngày 23-11-1940 nhân dân đã vùng dậy và đánh
bại chế độ cũ.
Thị trấn Hóc Môn là nơi mà đồng chí, anh hùng dân tộc Nguyễn Thị Minh Khai
đã bị giặc xử bắn. Thị trấn được phong tặng bằng khen có công với nước cho khu phố
1 và khu phố 2 trước giải phóng là ấp Nhất Trí .

Hiện nay Trung ương đang xét để tặng huân chương lao động hạng 3 cho cán bộ
và nhân dân thị trấn.
II.1.1.6. Thực trạng môi trường
Thị trấn là trung tâm của huyện, là trung tâm về thương mại và dịch vụ có dân
cư tập trung đông hiện trạng môi trường nhìn chung tốt. Tuy vậy do hệ thống cơ sở hạ
tầng chưa đồng bộ, chưa đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh nên chất thải các khu dân cư,
và của các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ làm ô nhiểm đến môi trường sinh thái của thị trấn.
Ngòai ra vấn đề ô nhiễm bụi và tiếng ồn giao thông trong các tuyến chính cần được
lưu ý. Vì vậy, trước mắt và lâu dài cần phải gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội với
nhiệm vụ bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng đầy đủ, hợp lý có hiệu quả và bền vững
nguồn tại nguyên.
II.I.2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI
II.1.2.1. Phát triển kinh tế
II.1.2.1.1. Thực trạng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Năm 2010 là năm có rất nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội, do tốc độ ,
mật độ các dự án được phê duyệt đã, đang và sẽ tiến hành triển khai quy hoạch. Toàn
bộ bộ mặt của thị trấn Hóc Môn sẽ tiếp tục được thay đổi theo hướng đô thị rõ rệt.
Chính sách bồi thường có những điều chỉnh đáng kể nên việc giải phóng mặt bằng có
nhiều thuận lợi, được đa số nhân dân đồng tình ủng hộ. Thu nhập bình quân đầu người
năm 2010 là 12,5 triệu đồng/năm. Nhìn chung nền kinh tế của thị trấn Hóc Môn hiện
nay chủ yếu là tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
Cơ cấu kinh tế của thị trấn chuyển dịch nhanh và đúng hướng, tỷ trọng nông
nghiệp giảm các loại ngành nghề phát triển mạnh đặc biệt là thương mại và dịch vụ.
Đời sống, mức thu nhập của hầu hết nhân dân đều có chuyển biến đáng kể.

Trang 17 
 


Ngành Quản Lý Đất Đai


Vũ Phương Ly 

 

II.1.2.1.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
II.1.2.1.2.1. Ngành nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp hiện nay là 71,42 ha, bao gồm đất trồng lúa, hoa màu,
trồng cây lâu năm và cây hàng năm. Trong năm 2010, vụ lúa mùa gieo cấy được 10,2
ha, đang trong quá trình trổ bông, tính đến nay tình hình sâu bệnh trên địa bàn ổn định
không ảnh hưởng đến việc gieo trồng của nhân dân, ước đến cuối năm thu hoạch đạt
năng suất và chất lượng.
Tổng đàn heo đến 01/10/2010 là 464 con, so cùng kỳ năm 2009 giảm 28 con,
tổng đàn bò 394 con, so cùng kỳ năm 2010 giảm 32 con, nguyên nhân giảm do dịch
bệnh và giá thực phẩm tăng. Thực hiện hỗ trợ lãi vay cho nông dân theo Quyết định 36
cho 04 hộ nông dân với tổng số tiền 300 triệu đồng.
II.1.2.1.2.2. Khu vực sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Hiện nay Thị Trấn có tất cả là 570 cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp hoạt động đều, tập trung các ngành nghề
sản xuất, gia công hàng trang trí nội thất, hàng gỗ cao cấp, hàng may mặc, giày dép
các loại, chế biến hàng nông sản, thực phẩm...
Định hướng tới năm 2020 sẽ mở rộng diện tích đất cơ sở sản xuất kinh doanh,
phù hợp với xu thế phát triển các ngành kinh tế của huyện Hóc Môn nói chung và thị
trấn Hóc Môn nói riêng.
II.1.2.1.2.3. Ngành thương mại - dịch vụ
Chiếm 92,4% trong cơ cấu kinh tế. Giá cả một số mặt hàng như sữa, gạo, đường…
bình ổn do chính sách bình ổn giá của thàng phố và huyện, các mặt hàng nhu yếu phẩm và
một số mặt hàng khác tăng theo giá thị trường, giá vàng tăng mạnh, đạt mức cao ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp trên địa bàn thị trấn.
Tổng số sơ sở kinh doanh thương mại – dịch vụ: 1483, trong đó có 79 doanh

nghiệp và 39 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp thu hút 250 trên lao động.
Doanh thu của ngành thương mại – dịch vụ trong năm 2010 đạt 622 tỷ đồng, so
với năm 2009 tăng 3.67%, doanh thu ngành tiểu thủ công nghiệp đạt 27,4 tỷ đồng, so
với năm 2009 tăng 26,8%.
Do chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu nền kinh tế, nên trong tương lai, diện tích đất
phát triển hạ tầng sẽ được tăng thêm, phục vụ cho nhu cầu đời sống ngày một nâng cao
của người dân và phù hợp với các chỉ tiêu phát triển kinh tế của địa phương.

Trang 18 
 


×