Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

ĐÁNH GIÁ SỰ SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ DÒNG LÚA MIẾN (Sorghum bicolor L. Moench) NHẬP NỘI VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2011 – 2012 TRÊN VÙNG ĐẤT XÁM THỦ ĐỨC – TP. HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

ĐÁNH GIÁ SỰ SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ
DÒNG LÚA MIẾN (Sorghum bicolor L. Moench) NHẬP
NỘI VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2011 – 2012 TRÊN
VÙNG ĐẤT XÁM THỦ ĐỨC – TP. HCM

Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Bắc
Ngành: Nơng học
Niên khóa: 2008 - 2012

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7/2012


i

ĐÁNH GIÁ SỰ SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ
DÒNG LÚA MIẾN (Sorghum bicolor L. Moench) NHẬP
NỘI VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2011 – 2012 TRÊN
VÙNG ĐẤT XÁM THỦ ĐỨC – TP. HCM

Tác giả
Bùi Văn Bắc

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành Nông học


Giáo viên hướng dẫn
ThS. Hồ Tấn Quốc
ThS. Nguyễn Phương

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7/2012
i


ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài và hồn thành luận văn tốt nghiệp, tơi ln
nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy cơ khoa Nơng học trường Đại Học Nơng Lâm
Tp. Hồ Chí Minh, cùng tập thể lớp NH34 và gia đình.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Thạc sĩ Hồ Tấn Quốc và Thạc sĩ Nguyễn Phương đã
tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn quý thầy cô và các anh ở trại thực nghiệm khoa Nông học
trường Đại Học Nông Lâm Tp. HCM đã góp ý, giúp đỡ tơi tận tình trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Con xin được gửi lời biết ơn sâu sắc đến công ơn sinh thành và dưỡng của cha
mẹ.
Lời cảm ơn xin được gửi đến các anh chị và các bạn sinh viên khoa Nông học
đã động viên và hỗ trợ trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2012
Sinh viên thực hiện

Bùi Văn Bắc

ii



iii

TÓM TẮT
Đề tài “ Đánh giá sự sinh trưởng phát triển của một số dịng lúa miến nhập nội
vụ đơng xuân 2011 – 2012 trên vùng đất xám Thủ Đức – Tp. HCM” được tiến hành từ
25/10/2011 đến 31/1/2012 tại trại thực nghiệm khoa Nộng học Đại học Nông Lâm TP. HCM tham gia thí nghiệm gồm 50 dịng lúa miến nội phối có nguồn gốc từ Nam
Phi, được bố trí theo kiểu tuần tự với 4 lần lặp lại nhằm mục đích khảo sát sự đa dạng
về đặc trưng hình thái và đánh giá sự sinh trưởng phát triển nhằm chọn ra những dòng
sinh trưởng phát trển tốt phục vụ cho công tác lai tạo giống và làm cơ sở cho những
nghiên cứu tiếp theo. Kết quả thu được như sau:
Các đặc trưng hình thái
50 dịng lúa miến nội phối không phân biệt nhau qua các đặc trưng: mức độ
dích dắc của thân, màu gân lá, màu tai lá, xuất hiện râu cờ hay không. Chỉ phân biệt
nhau qua các đặc trưng về góc lá, thế phiến lá, chiều dài lá, chiều rộng lá, dạng chùy,
dạng hạt, màu sắc hạt, chiều dài mày và màu sắc mày
Các chỉ tiêu sinh trưởng
Thời gian sinh trưởng: Dịng RIL98 và RIL140 có thời gian sinh trưởng ngắn
nhất (72 và 74,8 Ngày). Các dịng RIL125, RIL126, RIL119, RIL103, RIL114,
RIL131, RIL101 có thời gian sinh trưởng dài nhất (87,5 - 91,3 ngày). Những dòng còn
lại thời gian sinh trưởng từ 76,5 – 87 ngày.
Chiều cao cây: Dịng RIL106 có chiều cao cao nhất (168,9 cm). Dịng RIL105,
RIL98, RIL145, RIL152, RIL109, RIL138, RIL128 có chiều cao khá (136,8 – 149,5).
Các dòng còn lại biến thiên từ 85,4 - 135,3 cm
Số lá: Các dòng lúa miến có số lá thấp và biến động từ 12,4 – 15,7 lá/cây
Sâu bệnh hại lúa miến
Rệp mềm (Toxoptera citricidus): Các dòng lúa miến chống chịu với rệp mềm
rất tốt, dòng RIL117 nhiễm ở cấp độ 3, các dòng còn lại nhiễm cấp độ nhẹ hoặc không
nhiễm. Về sâu đục thân (Ostrinia nubilalis): Dòng RIL101 nhiễm sâu đục thân ở cấp

độ 3, các dịng cịn lại nhiễn nhẹ hoặc khơng nhiễm. Riêng bệnh khô vằn (Rhizoctonia
solani) không suất hiện trong quá trình thí nghiệm.
iii


iv

Khả năng chống chịu ngoại cảnh
Tất cả các dòng lúa miến trong thí nghiệm đều chống đổ rễ và đỗ gãy thân rất
tốt (< 5 %).
Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
Trọng lượng 1000 hạt: dòng RIL136, RIL140, RIL99, RIL138, RIL134,
RIL149, RIL146 có trọng lượng 1000 hạt lớn nhất (29,8 – 33,2 g). Các dòng còn lại
biến thiên từ 16,5 – 29,0 g.
Năng suất lý thuyết: dòng RIL114, RIL129, RIL90, RIL1448, RIL97, RIL92 có
tiềm năng năng suất cao nhất với NSLT từ 4,8 – 5,60 tấn/ha. Các dòng còn lại biến
thiên từ 2,0 – 4,6 tấn/ha.
Năng suất thực thu: các dòng RIL1448, RIL103, RIL101, RIL2449, RIL106, RIL119,
RIL99, RIL142 có NSTT lớn nhất (3,2 – 3,4 tấn/ha). Các dịng cịn lại có NSTT biến
động từ 1,6 – 3,2 tấn/ha.

iv


v

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii

MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ........................................................................................x
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề ...................................................................................................................... 1
1.2 Mục đích và yêu cầu đề tài ........................................................................................... 2
1.2.1 Mục đích ..................................................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu ....................................................................................................................... 2
1.3 Giới hạn đề tài ............................................................................................................... 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Vị trí phân loại ............................................................................................................... 3
2.2 Nguồn gốc...................................................................................................................... 3
2.3 Vùng phân bố ................................................................................................................ 3
2.4 Lịch sử phát triển........................................................................................................... 4
2.5 Vị trí kinh tế của cây lúa miến ..................................................................................... 4
2.6 Thành phần dinh dưỡng ................................................................................................ 5
2.7 Yêu cầu sinh thái của cây lúa miến .............................................................................. 5
2.8 Đặc tính của cây lúa miến lý tưởng ............................................................................. 6
2.9 Tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa miến trên thế giới ..................................................... 6
2.10 Tình hình nghiên cứu lúa miến tại Việt Nam ............................................................ 9
2.11 Phương pháp chọn tạo giống lúa miến .................................................................... 10
CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu thí nghiệm ...................................................................................................... 12
3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .............................................................................. 13
v


vi


3.2.1 Đặc điểm khí hậu thời tiết khu vực thí nghiệm ...................................................... 13
3.2.2 Đặc điểm đất đai khu vực thí nghiệm ..................................................................... 14
3.3 Bố trí thí nghiệm ......................................................................................................... 15
3.4 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi........................................................................ 17
3.4.1 Các đặc điểm về hình thái ....................................................................................... 17
3.4.2 Đặc điểm sinh trưởng phát triển .............................................................................. 19
3.4.3 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ......................................................... 19
3.4.4 Tình hình Sâu bệnh hại lúa miến ............................................................................ 20
3.4.5 Khả năng chống chịu ngoại cảnh ............................................................................ 21
3.5 Phương pháp thống kê và xử lý số liệu...................................................................... 22
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Các đặc trưng về hình thái .......................................................................................... 23
4.2 Các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển ............................................................................. 29
4.2.1 Ngày nảy mầm ......................................................................................................... 30
4.2.2 Tỉ lệ nảy mầm ........................................................................................................... 30
4.2.3 Ngày ra hoa............................................................................................................... 30
4.2.4 Ngày tung phấn ........................................................................................................ 31
4.2.5 Ngày chín sinh lý ..................................................................................................... 32
4.2.6 Chiều cao cây ........................................................................................................... 33
4.2.7 Đường kính thân....................................................................................................... 34
4.2.8 Động thái tăng trưởng chiều cao cây ...................................................................... 36
4.2.9 Số lá và động thái ra lá của 50 dòng lúa miến........................................................ 39
4.3 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ............................................................ 42
4.3.1 Trọng lượng 1000 hạt .............................................................................................. 43
4.3.2 Số nhánh cấp 1 trên chùy......................................................................................... 44
4.3.3 Số hạt trên nhánh cấp 1............................................................................................ 45
4.3.4 Năng suất lý thuyết .................................................................................................. 46
4.3.5 Năng suất thực thu. .................................................................................................. 47
4.4 Sâu bệnh hại lúa miến ................................................................................................. 50
4.4.1 Rệp mềm ................................................................................................................... 51

vi


vii

4.4.2 Sâu đục thân (Ostrinia nubilalis) ............................................................................ 51
4.4.3 Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani) ........................................................................ 52
4.5 Khả năng chống chịu ngoại cảnh ............................................................................... 52
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận ........................................................................................................................ 53
5.2 Đề nghị ......................................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................55
PHỤ LỤC ......................................................................................................................57

vii


viii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ (nghĩa)

LLL1

Lần lặp lại 1

LLL2


Lần lặp lạị 2

LLL3

Lần lặp lại 3

LLL4

Lần lặp lại 4

NT

Nghiệm thức

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực tế

ctv

Cộng tác viên

NSG

Ngày sau gieo


TB

Trung bình

P1000 hạt

Trọng lượng 1000 hạt

FAO

Food and Agriculture Organization (Tổ chức lương nông Liên hợp quốc)

ICRISAT

International Crops Research Institute for the Semi-Arid Tropics (Viện
nghiên cứu cây trồng quốc tế vùng nhiệt đới bán khô hạn)

viii


ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Giá trị dinh dưỡng lúa miến (% chất khô) so với một số cây lấy hạt khác ....5
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa miến thế giới (2004 – 2009) ..................6
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa miến của các châu lục năm 2009 ...........7
Bảng 2.4: Các nước có diện tích canh tác lúa miến cao nhất thế giới (triệu ha) ............7
Bảng 2.5: Các nước có năng suất lúa miến cao nhất thế giới (tấn/ha) ............................8
Bảng 2.6: Các nước có sản lượng lúa miến cao nhất thế giới (triệu tấn) ........................8

Bảng 2.7: Diện tích, năng suất, sản lượng các cây lương thực thế giới năm 2009 .........9
Bảng 2.8: Tình hình sản xuất lúa miến ở các nước Châu Á năm 2009 ..........................9
Bảng 3.1: Đặc tính lý hóa khu thí nghiệm ....................................................................14
Bảng 4.1: Đánh giá đặc trưng hình thái của 50 dịng lúa miến .....................................23
Bảng 4.2: Phân loại đặc trưng hình thái của 50 dòng lúa miến nội phối ......................27
Bảng 4.3: Kết quả theo dõi một số các đặc điểm sinh trưởng phát triển ............................29
Bảng 4.4: Phân nhóm nghiệm thức theo các chi tiêu theo dõi ......................................35
Bảng 4.5: Động thái tăng trưởng chiều cao của 50 dòng lúa miến ...............................36
Bảng 4.6: Động thái ra lá và tổng số lá của 50 dòng lúa miến .....................................39
Bảng 4.7: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của 50 dòng lúa miến ............42
Bảng 4.8: Phân nhóm các nghiệm thức theo các chỉ tiêu năng suất .............................49
Bảng 4.9: Sâu bệnh hại lúa miến...................................................................................50

ix


x

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Trang
Biểu đồ 3.1: Diễn biến thời tiết thời gian thực hiện thí nghiệm .....................................13
Biểu đồ 4.1: Phân nhóm ngày ra hoa của 50 dịng lúa miến thí nghiệm ........................31
Biều đồ 4.2: Phân nhóm ngày tung phấn của 50 nghiệm thức .......................................32
Biểu đồ 4.3: Phân nhóm ngày chín sinh lý của 50 dịng lúa miến thí nghiệm ...............33
Biểu đồ 4.4: Phân nhóm chiều cao cây của 50 dịng lúa miến thí nghiệm .....................33
Biểu đồ 4.5: Phân nhóm đường kính thân của 50 dịng lúa miến thí nghiệm ................34
Biểu đồ 4.6: Phân nhóm trọng lượng 1000 hạt của 50 dịng lúa miến thí nghiệm .........44
Biểu đồ 4.7: Phân nhóm số nhánh cấp 1 của 50 dịng lúa miến .....................................45


Biểu đồ 4.8: Phân nhóm số hạt/nhánh cấp 1 của 50 dịng lúa miến thí nghiệm ……..55
Biểu đồ 4.9: Phân nhóm năng suất lý thuyết của 50 dịng lúa miến thí nghiệm ...........47
Biểu đồ 4.10: Phân nhóm năng suất thực thu của 50 dịng lúa miến thí nghiệm ...........48

x


1

Chương 1

GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Lúa miến (Sorghum bicolor L. Moench). Là cây lương thực quan trọng
tại Châu Phi, Trung Mỹ và Nam Á và là "cây lương thực đứng hàng thứ 5 trên thế
giới". Lúa miến có thời gian sinh trưởng ngắn (4 tháng). Lúa miến là cây thích nghi
rộng phát triển được từ khu vực ôn đới đến nhiệt đới, sử dụng ít phân bón, chịu hạn tốt
có lợi thế hơn hẳn các cây lương thực khác khi canh tác trên các vùng đất khơ cằn,
hoang hóa, nhu cầu hạt giống thấp (10 – 15 kg giống/ha). Hạt lúa miến có hàm lượng
tinh bột cao, thích hợp làm lương thực, là khẩu phần ăn chính của hơn 500 triệu người.
Năm 2009, lúa miến được trồng ở 105 nước trên thế giới với diện tích 39,97 triệu ha,
sản lượng đạt 56,10 tấn, năng suất 1,42 tấn/ha (FAO, 2011).
Nước ta hiện có khoảng 9,3 triệu ha đất hoang hóa; 4,3 triệu ha đất đồi núi chưa
được sử dụng (chưa kể 8,1 triệu ha đất lâm nghiệp đã được giao phân tán) bên cạnh đó
khu vược phía nam nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa nưa nắng rõ rệt
trung bình có 6 tháng mùa nắng và 6 tháng mùa mưa. Trong 6 tháng mùa nắng nhiều
diện tích đất nơng nhiệp khơng thể canh tác được vì thiếu hoặc không đáp ứng đủ
nguồn nước tưới cho cây trồng. Với ưu thế về khả năng sinh trưởng phát triển tốt trên
các vùng đất, hoang hóa, nghèo dinh dưỡng, thiếu nước thì cây lúa miến thực sự là một
cây trồng đầy hứa hẹn để sản xuất trên các vùng đất này so với các loại cây lương thực

khác. Tuy nhiên hiện nay các giống lúa miến đưa vào sản xuất tại nước ta còn rất hạn
chế chủ yếu là các giống nhập nội từ ICRISAT vì thế thí nghiệm “Đánh giá sự sinh
trưởng phát triển của một số dòng lúa miến (Sorghum bicolor L. Moench) nhập nội
vụ Đông Xuân năm 2011 – 2012 trên vùng đất xám Thủ Đức – Tp. HCM” được tiến
hành.


2

1.2 Mục đích và yêu cầu đề tài
1.2.1 Mục đích
Khảo sát sự đa dạng về đặc trưng hình thái 50 dòng lúa miến nội phối và đánh
giá sự sinh trưởng phát triển 50 dòng lúa miến nhằm chọn ra những dịng sinh trưởng
phát triển tốt phục vụ cho cơng tác lai tạo giống và làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp
theo.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, chống chịu sâu bệnh và năng suất
của các dịng lúa miến nhập nội. Mơ tả đặc điểm hình thái của các dịng lúa miến. Phân
nhóm di truyền dịng lúa miến theo dữ liệu thu được.
1.3 Giới hạn đề tài
Thời gian thực hiện đề tài giới hạn trong vụ một Đông Xuân tại vùng đất xám
Thủ Đức – Tp. HCM nên chỉ khảo sát được sinh trưởng phát triển và khả năng chống
chịu sâu bệnh của tập đoàn giống nhập nội trong một mùa vụ vì thế kết quả chỉ mang
tính sơ bộ chưa khảo sát được trên các mùa vụ và vùng đất khác nhau. Cần thực hiện
thêm nhiều thí nghiệm ở các mùa vụ và vùng đất khác để có kết quả tổng thể.


3

Chương 2


TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Vị trí phân loại
Theo House (1985) có thể phân loại cây lúa miến như sau:
Giới

Plantae

Khơng phân hạng

Angiosperms

Bộ

Poales

Họ

Poaceae

Tộc

Andropogoneae

Tộc phụ

Sorghinae

Chi


Sorghum Moench

Chi phụ

Sorghum

Loài

Sorghum bicolor
Sorghum halepense
Sorghum propinquim

2.2 Nguồn gốc
Theo (Harlan, 1972), cây lúa miến được thuần hóa đầu tiên ở Savanna giữa tây
Ethiopia và phía đơng Chad cách nay 5.000 – 7.000 năm (Doggett và Prasada Rao,
1995). Cây lúa miến đã được miêu tả đầu tiên bởi Linne năm 1753 với tên gọi là
Holcus. Các dòng hoang dại của Sorghum bicolor ssp. verticilliflorum được cho là tổ
tiên của cây lúa miến trồng ngày nay (trích dẫn theo Bantilan và ctv, 2004).
2.3 Vùng phân bố
Theo Bantilan và ctv (2004), ngày nay, cây lúa miến được phân bố từ mực nước
biển đến độ cao 2200 m so với mực nước biển và từ 500N ở Nga đến 400S ở
Argentina. Trong khi cải thiện giống chiếm ưu thế ở châu Mỹ, Trung Quốc và
Australia, các phương pháp chọn lọc truyền thống ở châu Phi và một số nước châu Á.
Năm 2004, khoảng 75 % vùng trồng lúa miến ở Ấn Độ là các giống lai so với 1 % ở
năm 1960.


4

2.4 Lịch sử phát triển

Từ điểm phát sinh, cây lúa miến được đưa đến Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Á,
Trung Đông, Châu Mỹ, Tây, Bắc và Nam Phi, chủ yếu là thông qua tàu buôn.
Cây lúa miến được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như guinea-corn, dawa
hay sorgho ở Tây Phi, durra ở Sudan, mshelida ở Ethiopia, eritrea, mtama ở Đông
Phi, kafffircorn, mabele hay amabele ở các quốc gia Nam Phi. Jowar, jonna, cholam,
jola ở các tiểu bang của Ấn Độ, lúa miến, cao lương ở Việt Nam.
Theo Harlan và De Wet, 1972 có năm dịng lúa miến canh tác cơ bản đã được
công nhận là Bicolor, Kafir, Guinea, Caudatum và Durra.
+ Dòng Bicolor được miêu tả là mày hoa thường xuyên kèm theo hạt khi chín.
+ Kafir được tìm thấy nam xích đạo châu Phi, biểu hiện cân đối và sát góc cầu
hạt với mày ngắn hơn hạt.
+ Guinea chiếm ưu thế ở Tây Phi và dễ nhận ra bởi chiều dài và sự không cân
xứng, mày mở ra nhìn thấy khi hạt chín.
+ Dịng Caudatum tìm thấy ở Trung Phi gần nơi phát sinh thì hạt khơng cân
xứng.
+ Dura hạt có dạng chữ V tại đáy hình trứng ngược (Bantilan và ctv, 2004).
2.5 Vị trí kinh tế của cây lúa miến
Lúa miến (Sorghum bicolor L. Moench) là một trong những cây lương thực
quan trọng trên thế giới, là khẩu phần ăn chính của hơn 500 triệu người. Hạt lúa miến
có hàm lượng tinh bột cao, thích hợp làm lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, gia
cầm và đặc biệt để sản xuất nhiên liệu sinh học. Ngồi ra nó nguồn ngun liệu q
phục vụ cơng nghiệp chế biến thực phẩm như mạch nha và bia. Trên thế giới lúa miến
chủ yếu được dùng làm thức ăn cho gia súc và xi rô lúa miến (làm từ các giống có hàm
lượng đường cao như ở mía), cỏ khô, cũng như để sản xuất một số loại đồ uống chứa
cồn (Dan và Woody, 2001). Thân lúa miến ngọt có hàm lượng đường cao 16 – 23 %
brix, là nguồn nguyên liệu tốt để sản xuất ethanol nhiên liệu. Theo ICRISAT, sản xuất
ethanol từ lúa miến ngọt mang lại hiệu quả kinh tế so với các cây nguyên liệu khác.


5


2.6 Thành phần dinh dưỡng
Hạt lúa miến có hàm lượng cao các chất sắt (> 70 ppm), kẽm (> 50 ppm) và
được xem như là một cách để giảm suy dinh dưỡng vi lượng trên toàn cầu. Theo
Ratnavathi (2008), hạt lúa miến có thể dùng làm bánh mì, bánh ngọt. Dịch thân cây lúa
miến ngọt dùng làm xi rô, đường thô, ethanol nhiên liệu pha trộn. Sử dụng trong công
nghiệp như dùng làm thức ăn, cồn uống được, bia nhẹ, mạch nha, tinh bột và các sản
phẩm từ tinh bột, xi rô đường fructose cao, glucose. Cây lúa miến cũng được trồng làm
cỏ tươi cho gia súc.
Bảng 2.1: Giá trị dinh dưỡng lúa miến (% chất khô) so với một số cây lấy hạt khác
Loại hạt

Tinh bột

Protein

Lipit

Xenluloza

Tro

Nước

Lúa

62,4

7,9


2,2

9,9

5,7

11,9

Lúa mì

63,8

16,8

2,0

2,0

1,8

13,6

Ngơ

69,2

10,6

4,3


2,0

1,4

12,5

Lúa miến

71,7

12,7

3,2

1,5

1,6

9,9



59,0

11,3

3,8

8,9


3,6

13,0

(Nguồn: Nguyễn Văn Tuất 2010, dẫn theo Hoàng Kim, 2010)
Trong năm loại cây: lúa, lúa mì, ngơ, lúa miến, kê thì lúa miến có hàm lượng
tinh bột cao nhất 71,7 %. Xét về hàm lượng protein lúa miến có 12,7 % cao hơn so với
cây bắp 10,6 % là cây ngũ cốc làm thứ ăn gia súc hiện nay.
2.7 Yêu cầu sinh thái của cây lúa miến
Theo Dar, lúa miến thích nghi vĩ độ 40 oB – 40 oN, độ cao từ mực nước biển
đến 1500 m, hầu hết Đơng Phi thì sinh trưởng giữa độ cao 900 đến 1500 m, và các lồi
chịu lạnh có thể sinh trưởng ở độ cao 1600 đến 2500 m.
 Nhiệt độ: lúa miến có thể sinh trưởng từ 15 – 45oc và thích hợp ở 23 – 40oc.
 Độ dài ngày từ 10 – 14 giờ.
 Lượng mưa thích hợp 800 – 1200 mm, ẩm độ 50 %.
 Bức xạ: lúa miến là thực vật C4 nên cây quang hợp tốt ở điều kiện bức xạ cao
 Đất: lúa miến thích nghi với nhiều loại đất, từ cát đến đất sét nặng, thoát nước

tốt, đất có độ pH từ 5 - 8,5.


6

2.8 Đặc tính của cây lúa miến lý tưởng
Đặc tính của cây lúa miến làm lương thực, thực phẩm: năng suất hạt cao và
hàm lượng tinh bột trong hạt cao.
Đặc tính của cây lúa miến làm thức ăn gia súc: Giống lúa miến dùng làm thức
ăn gia súc có hàm lượng tinh bột cao, hàm lượng đường cao.
Đặc tính của cây lúa miến sản xuất nhiên liệu sinh học: Giống lúa miến lý
tưởng để chế biến nhiên liệu sinh học địi hỏi phải có thân to, cao, hàm lượng đường

trong thân cao, năng suất hạt cao và hàm lượng tinh bột trong hạt cao
Đặc trưng hình thái của cây lúa miến lý tưởng
Cao Jung Feng (1982) được trích dẫn bởi Li Guiying và ctv đã cho thấy có mối
liên quan giữa năng suất hạt và hàm lượng đường trong thân, có thể chọn các giống
vừa có năng suất hạt cao vừa có hàm lượng đường trong thân.
2.9 Tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa miến trên thế giới
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa miến thế giới (2004 – 2009)
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

( triệu ha)

(tấn/ha)

( triệu tấn)

2004

40,67

1,43

58,05

2005

46,55


1,28

59,73

2006

43,07

1,33

57,19

2007

44,53

1,40

62,49

2008

44,91

1,46

65,53

2009


39,97

1,42

56,10

Năm

(Nguồn: FAO, 2011)
Năm 2009, tồn thế giới có 105 nước trồng lúa miến với tổng diện tích 39,97
triệu ha, sản lượng đạt 56,10 tấn, năng suất 1,42 tấn/ha (Bảng 2.2).


7

Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa miến của các châu lục năm 2009
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

( triệu ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

Châu Phi


27,79

0,97

27,16

Châu Á

9,10

1,14

10,42

Châu Mỹ

5,93

3,56

21,14

Châu Úc

0,77

3,51

2,70


Châu Âu

0,15

4,43

0,67

Châu lục

(Nguồn: FAO, 2011)
Trên thế giới, lúa miến được trồng nhiều nhất tại châu Phi 27,79 triệu ha, (chiếm
63 % diện tích lúa miến toàn cầu), kế đến là châu Á 9,10 triệu ha (chiếm 21 %) và
châu Mỹ 5,93 triệu ha (chiếm 14 %) (Bảng 2.3).
Bảng 2.4: Các nước có diện tích canh tác lúa miến cao nhất thế giới (triệu ha)
Nước

1995

2000

2005

2008

2009

Ấn Độ


11,32

9,87

9,09

7,76

7,70

Sudan

5,05

4,20

9,86

6,61

6,65

Nigeria

6,10

6,89

7,28


7,62

4,73

Niger

1,93

2,16

2,48

3,06

2,54

Mỹ

3,34

3,13

2,32

2,94

2,23

Mê hi cơ


1,37

1,90

1,60

1,84

1,70

Burkinafaso

1,45

1,23

1,42

1,90

1,65

Ethiopia

0,92

1,01

1,51


1,53

1,62

Mali

0,85

0,67

0,74

0,99

1,09

(Nguồn: FAO, 2011)
Năm 2009, nước có diện tích lúa miến lớn nhất là Ấn Độ 7,70 triệu ha, Sudan
6,65 triệu ha, Nigeria 4,73 triệu ha. Nước có năng suất lúa miến cao nhất là Jordan
13,77 tấn/ha đến Isael 6,25 tấn/ha. Nước có sản lượng lúa miến nhiều nhất thế giới là
Mỹ 9,73 triệu tấn, kế đến là Ấn Độ 7,24 triệu tấn, Mexico 6,17 triệu tấn (Bảng 2.4, 2.5,
2.6).


8

Bảng 2.5: Các nước có năng suất lúa miến cao nhất thế giới (tấn/ha)
Nước

1995


2000

2005

2008

2009

Jordan

1,51

6,50

14,42

13,73

13,77

Algeria

1,27

6,95

3,35

6,18


9,05

Israel

4,01

6,40

6,31

6,66

6,25

Italy

6,24

6,34

5,86

5,80

6,10

Ai Cập

4,48


5,79

5,61

5,63

5,57

Pháp

5,57

6,23

5,15

6,23

5,34

Uruguay

3,19

4,60

4,46

4,01


4,76

Oman

3,79

4,09

4,66

4,45

4,45

Uzbekistan

1,80

2,73

1,63

4,29

4,44

(Nguồn: FAO, 2011)
Bảng 2.6: Các nước có sản lượng lúa miến cao nhất thế giới (triệu tấn)
Nước


1995

2000

2005

2008

2009

Mỹ

11,65

11,95

9,98

12,00

9,73

Ấn Độ

9,33

7,53

7,24


7,93

7,24

Mexico

4,17

5,84

5,52

6,61

6,17

Sudan

2,45

2,49

5,00

3,87

4,19

Ethiopia


1,14

1,19

2,20

2,32

2,80

Australia

1,24

2,11

2,01

3,07

2,70

Trung Quốc

4,85

2,61

2,55


2,50

2,30

Brazil

0,28

0,78

1,52

2,00

1,84

Argentina

1,65

3,34

2,89

2,93

1,81
(Nguồn: FAO, 2011)


Trên thế giới sản lượng lúa miến đứng thứ tám sau ngô (817,11 triệu tấn), lúa mì
(685,61 triệu tấn), lúa gạo (678,24 triệu tấn), khoai tây (329,58 triệu tấn), khoai mì
(233,80 triệu tấn), lúa mạch (152,13 triệu tấn) và khoai lang (102,30 triệu tấn) (Bảng
2.7).


9

Bảng 2.7: Diện tích, năng suất, sản lượng các cây lương thực thế giới năm 2009
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

Ngơ

158,63

5,16

818,82

Lúa mì


225,62

4,33

685,61

Lúa gạo

158,30

4,33

678,24

Khoai tây

18,65

17,67

329,58

Khoai mì

18,92

12,36

233,80


Lúa mạch

54,06

2,81

152,13

Khoai lang

8,22

12,45

102,30

Lúa miến

39,97

1,40

56,10

Cây lương thực

(Nguồn: FAO, 2011)
Năm 2009, ở khu vực Châu Á, Ấn Độ là nước có diện tích và sản lượng lớn
nhất tương ứng là 7,70 triệu ha và 7,24 triệu tấn, kế đến là Trung Quốc, Yemen (Bảng

2.8).
Bảng 2.8: Tình hình sản xuất lúa miến ở các nước Châu Á năm 2009
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

Ấn Độ

7,70

0,94

7,24

Trung Quốc

0,58

3,97

2,30


Yemen

0,39

0,79

0,31

Pakistan

0,25

0,02

0,15

Thái Lan

0,03

1,89

0,05

Israel

0,01

6,25


0,04

Nước

(Nguồn: FAO, 2011)
2.10 Tình hình nghiên cứu lúa miến tại Việt Nam
Cây lúa miến ở Việt Nam những năm trước ít được quan tâm vì lúa miến năng
suất hạt thấp đạt 1,5 - 2,5 tấn/ha, so với ngô năng suất hạt đạt 5,0 - 7,5 tấn/ha cao gấp
hai đến ba lần so với lúa miến. Nhưng hiện nay thân lá lúa miến được sử dụng làm
thức ăn gia súc, nhiên liệu sinh học… Lúa miến đã được quan tâm nghiên cứu thử


10

nghiệm tại Viện Cây lương thực thực phẩm, Viện nghiên cứu Ngô, Viện khoa học Kỹ
thuật Nông nghiệp miền Nam trong khoảng mười năm (1976 - 1986) sau ngày Việt
Nam thống nhất.
Theo Hồng Hạnh (2006), năm 2005, tỉnh Bình Thuận đã tiến hành trồng thí
điểm hai giống lúa miến là Pacific 99 và Pacific 80 tại ba huyện Tuy Phong, Bắc Bình,
và Hàm Thuận Bắc năng suất thu được cịn thấp. Ở Việt Nam, công ty Secoin mới
bước đầu nghiên cứu một số giống lúa miến nhập nội. Dự án nghiên cứu trồng và phát
triển cây miến ngọt triển khai từ đầu năm 2008 và hiện đang ở giai đoạn nghiên cứu
định hướng. Cơng ty đã thực hiện trồng thí điểm cây miến ngọt trên diện tích bốn ha,
xây dựng hai phịng thí nghiệm và một số vườn ươm. Sau khi kết thúc giai đoạn
nghiên cứu định hướng, công ty sẽ triển khai trồng mở rộng trên 170 ha tại Quảng
Ninh và Hà Tĩnh.
Theo Võ Văn Quang (2012), năm 2011 tỉnh Đồng Nai đã tiến hành thí nghiệm
“Đánh giá, tuyển chọn các giống lúa miến trồng thuần và trồng xen với sắn để sản
xuất ethanol” năm 2010 - 2011 với kết quả đạt được 5 giống lúa miến nhập nội có khả
năng thích nghi điều kiện sinh thái tỉnh Đồng Nai. Trong đó, giống ICSV574, NTJ2,

ICSR93034, PVK801 có năng suất hạt, năng suất thân, năng suất sinh khối và năng
suất ethanol cao hơn giống lúa miến Pacific99.
Đề tài “Tuyển chọn một số giống cao lương ngọt triển vọng để sản xuất
ethanol nhiên liệu” do TS. Nguyễn Thị Phượng làm chủ nhiệm (Viện môi trường
Nông nghiệp, thuộc Viện KHNNVN) thực hiện 2009-2011 theo đặt hàng của Bộ Công
thương đã đạt được một số kết quả khả quan. Từ nguồn vật liệu gồm 66 giống cao
lương của ngân hàng gen trong nước và 12 giống cao lương nhập nội từ Viện nghiên
cứu cây trồng bán khô hạn (ICRISAT), đề tài đã tuyển chọn được 2 giống triển vọng
đặt tên là C4 và C7.
2.11 Phương pháp chọn tạo giống lúa miến
Lúa miến là cây tự thụ phấn nhưng vẫn có khả năng giao phấn từ 5 – 20 %. Các
phương phá chọn giống để cải thiện nguồn gen gồm chọn lọc cá thể để tạo dòng thuần,
chọn lọc quần thể và lai hữu tính. Phương pháp lai là phổ biến nhất để tái tổ hợp gen
tạo giống mới. Lai giống lúa miến gồm phương pháp phả hệ, phương pháp khối,
phương pháp hồi giao (Audilakshmi và Aruna, 2008).


11

Theo Phan Thanh Kiếm (2006), phương pháp phả hệ bắt đầu chọn cá thể tốt ở
các dòng để gieo lại vụ sau. Việc chọn cá thể kết thúc khi đã hình thành được các dịng
tốt. Phương pháp hồi giao: là phương pháp có hiệu quả để tăng cường sức đề kháng
cho quần thể lai. Trong phương pháp này có thể tiến hành hồi giao một số thế hệ với
giống có gen cần tăng cường, sau đó tiến hành chọn lọc cá thể theo phả hệ.


12

Chương 3


VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu thí nghiệm
Gồm 50 dịng lúa miến nội phối được cung cấp bởi bộ môn Di truyền giống
trường Đại Học Nông Lâm Tp. HCM.
Mã hóa nghiệm thức
Tên
dịng
RIL90
RIL92
RIL93
RIL94
RIL97
RIL98
RIL99
RIL101
RIL102
RIL103
RIL104
RIL105
RIL106
RIL107
RIL108
RIL109
RIL110
RIL111
RIL112
RIL113
RIL114
RIL115
RIL117

RIL118
RIL119

Mã hóa
nghiệm thức
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25


Tên
dịng
RIL121
RIL25
RIL124
RIL125
RIL126
RIL128
RIL129
RIL130
RIL131
RIL133
RIL134
RIL136
RIL138
RIL139
RIL140
RIL142
RIL143
RIL144
RIL145
RIL146
RIL147
RIL149
RIL152
RIL1448
RIL2449

Mã hóa

nghiệm thức
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50


13


Phân bón: đạm Urê 16,2 kg, Suppe lân 23,3 kg , Kali Clorua 6,2 kg.
Thuốc bảo vệ thực vật: sử dụng các thuốc có gốc Abamectin để phịng trừ sâu
hại, thuốc có gốc Thiamethoxam để trừ rệp, thuốc có gốc Dozinon như Basudin 10H
để phòng trừ kiến ăn hạt và sâu đục thân, một số dụng cụ làm đất và tưới tiêu.
3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành trong vụ Đông Xuân Từ 25/10/2011 đến 31/1/2012
tại trại thực ngh0iệm khoa Nông học trường Đại học Nơng Lâm Tp. HCM
3.2.1 Đặc điểm khí hậu thời tiết khu vực thí nghiệm
Nhận xét chung: Tp. HCM và Miền nam Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới
gió mùa cận xích đạo, có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt.
Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm
sau. Trong đó Tp. HCM nhiệt độ trung bình 27 °C, cao nhất lên tới 40 °C, thấp nhất
13,8 °C. Hàng năm, nhiệt độ trung bình 25 tới 28 °C. Lượng mưa trung bình đạt 1.949
mm/năm, tập trung nhiều nhất vào các tháng từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90 %, đặc biệt
hai tháng 6 và 9. Ẩm độ khơng khí lên cao vào mùa mưa (80 %), và xuống thấp vào

300,0

100,0
90,0

250,0

80,0
70,0

200,0

60,0
150,0


50,0

Độ ẩm (%) và nhiệt độ (oC)

mùa khơ (74,5 %). Bình qn độ ẩm khơng khí đạt 79,5 %/năm.

40,0
100,0

30,0
20,0

50,0

10,0
0,0

0,0
10/2011

Lượng mưa

11/2011
Tổng số giờ nắng

12/2011
Nhiệt độ trung bình

01/2012

Ẩm độ trung bình

Biểu đồ 3.1: Diễn biến thời tiết thời gian thực hiện thí nghiệm
(nguồn: Trung tâm khí hậu tỉnh Bình Dương, 2011)


14

Qua biểu đồ 3.1 cho ta thấy khí hậu thời tiết thời gian thí nghiệm như sau:
Lượng mưa
– Lượng mưa tháng 10/2011 ở mức cao (134,4 mm) thích hợp cho lúa miến nảy mầm và
phát triển vì đây là giai đoạn cây nảy mầm và cây con rất cần nước.
– Tháng 11/2011 lúc này cây lúa miến đang ở cuối giai đoạn cây con và giai vươn cao
cũng cần nhiều nước. Với lượng rất lớn (272,5 mm) hồn tồn có thể đáp ứng nhu cầu nước
trong giai đoạn này tuy nhiên cần có biện pháp tiêu nước tránh ngập úng cho cây.
– Tháng 12/2011 và 1/2012 là thời gian bức vào đầu mùa khô lượng mưa giảm chỉ đạt
52,1 mm và 55,1 mm không đáp ướng đủ lượng nước cho giai đoạn trổ chùy, tung phấn và
nuôi hạt của cây lúa miến vì vậy cần tưới có biện pháp tưới nước bổ xung.
Tổng số giờ nắng
Cây lúa miến thuộc nhóm thực vật C4 cần nhiều ánh sáng cho quang hợp. Tuy số giờ
nắng trong giai đoạn thực hiện thí nghiệm giao động từ 153 – 195 giờ/tháng trung bình chỉ đạt
5,9 giờ nắng/ngày là tương đối thấp cho cây lúa miến nhưng vẫn đủ để cây sinh trưởng và
phát triển bình thường.
Nhiệt độ
Nhiệt độ trong giai thực hiện thí nghiệm giao động từ 26,5 – 28,9 oC nằm trong khoảng
nhiệt độ thích hợp của cây lúa miến (nhiệt độ thích hợp với cây lúa miến 23 – 40 oC).
Những điều kiện khí hậu thời tiết trên phù hợp cho cây lúa miến nhưng cần tưới nước
bổ xung vào những tháng ít mưa đảm bảo cho sự sinh trưởng phát triển của cây.

3.2.2 Đặc điểm đất đai khu vực thí nghiệm

Thí nghiệm được thực hiện tại trại thực nghiệm Trường Đại Học Nông Lâm
quận Thủ Đức TP HCM. Vùng đất này mang đặc điểm chung của loại đất xám bạc
màu vùng Đơng Nam Bộ.
Bảng 3.1: Đặc tính lý hóa khu thí nghiệm

Sét

Thịt

Cát

Chất
Chất
CHC
pH
tổng số dễ tiêu
(%)
(%)
(%)
H2O KCl
N
P2O5

5

15

80

5,41 5,04 0,05


Thành phần cơ giới
(%)

0,08

4,1

Cation trao đổi
(1dl/100g)
Ca2+

Mg2+

K+

0,13

0,07

0,38

(Nguồn: Bộ mơn Nơng Hóa Thổ Nhưỡng, Đại Học Nông Lân Tp. HCM, 2011)


×