Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI, NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG GÂY HẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC CỦA MỌT BỘT ĐỎ Tribolium castaneum Herbst (COLEOPTERA : TENEBRIONIDAE) TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI, NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG
GÂY HẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC CỦA
MỌT BỘT ĐỎ Tribolium castaneum Herbst
(COLEOPTERA : TENEBRIONIDAE)
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGÀNH

: BẢO VỆ THỰC VẬT

KHÓA

: 2008 – 2012

SINH VIÊN THỰC HIỆN

: LÂM VĂN PHƯƠNG

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2012


i

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI, NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG
GÂY HẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC CỦA


MỌT BỘT ĐỎ Tribolium castaneum Herbst
(COLEOPTERA : TENEBRIONIDAE)
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tác giả
LÂM VĂN PHƯƠNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Bảo vệ thực vật

Giảng viên hướng dẫn:
TS. TRẦN THỊ THIÊN AN
KS. PHAN THỊ THU THỦY

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2012


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài này, ngoài sự nỗ lực của chính
bản thân, tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ nhiệt tình của gia đình, thầy cô, bạn
bè. Cho tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến:
Đầu tiên, con xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến Ba Mẹ, những người thân
trong gia đình đã nuôi dưỡng, dạy dỗ, động viên và luôn sát cánh bên con để con có
được thành quả như ngày hôm nay.
Xin gửi lòng biết ơn chân thành đến Cô – TS. Trần Thị Thiên An người đã rất
quan tâm, tận tình dìu dắt, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
thực hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường Đại học Nông

Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Ban Chủ Nhiệm khoa Nông Học đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô của trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ
Chí Minh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức khoa học và thực tế
vô cùng quý báu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Chị Phan Thị Thu Thủy đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn.
Chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thị Liên Hoa và các anh chị ở trạm Kiểm Dịch
Thực Vật Tp. Hồ Chí Minh đã giúp tôi trong quá trình thu thập mẫu.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn bạn bè trong lớp DH08BV và nhóm bạn thân đã động
viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2012

Lâm Văn Phương


iii

TÓM TẮT
LÂM VĂN PHƯƠNG, Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh tháng
7/2012. Đề tài ‘‘Điều tra thành phần loài, nghiên cứu khả năng gây hại và đặc
điểm hình thái, sinh học của mọt bột đỏ Tribolium castaneum Herbst
(Coleoptera : Tenebrionidae) tại thành phố Hồ Chí Minh’’.
Giáo viên hướng dẫn: TS. TRẦN THỊ THIÊN AN.
Đề tài nhằm điều tra, tìm hiểu khả năng gây hao hụt trọng lượng cám bắp và
nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của mọt T. castaneum được thực hiện trong
phòng thí nghiệm thuộc Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Học, trường Đại học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 02 đến đầu tháng 07 năm 2012. Kết quả
thu được như sau:
Kết quả điều tra tại các kho thức ăn gia súc trên địa bàn Tp. HCM cho thấy chỉ

xuất hiện 1 loài T. castaneum thuộc giống Tribolium. Mật số của mọt T. castaneum
trên cám gạo là 15,32 con/kg, bắp hạt là 5,78 con/kg, cám lúa mì là 16,07 con/kg, cám
khoai mì là 11,15 con/kg.
Trong điều kiện phòng thí nghiệm, với số mọt từ 1 – 20 cặp thì sau 3 tháng tỷ lệ
trọng lượng cám bắp hao hụt là 7,07 – 19,93%. Tỷ lệ trọng lượng cám bắp hao hụt
tăng theo sự gia tăng của thời gian.
Nghiên cứu vòng đời của mọt T. castaneum trên các loại thức ăn là cám gạo,
cám bắp, cám khoai mì kết quả cho thấy trên cám gạo vòng đời trung bình là 31,41
ngày, trên cám bắp là 43,09 ngày, trên cám khoai mì là 71,06 ngày.
Mọt T. castaneum có khả năng đẻ trứng trong một thời gian dài, trong thời gian 3
tháng đầu sau khi bố trí thí nghiệm, số lượng trứng trung bình của 1 mọt cái là 252,1
trứng, trung bình mỗi ngày 1 mọt cái đẻ 2,8 trứng. Trứng mọt T. castaneum có tỷ lệ nở
là 82,33%. Tuy nhiên tỷ lệ mọt non hóa nhộng được theo dõi là 72,46%. Tỷ lệ nhộng
vũ hóa rất cao 96,64% và tỷ lệ mọt cái là 59,46% còn mọt đực là 40,54%.


iv

MỤC LỤC
TRANG TỰA ................................................................................................................. i
TÓM TẮT .................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ....................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH .......................................................................................... ix
Chương 1: GIỚI THIỆU ...............................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................................2
1.4. Yêu cầu .....................................................................................................................2

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................3
2.1. Tình hình nghiên cứu côn trùng kho trên thế giới và Việt Nam ..............................3
2.1.1. Tình hình nghiên cứu côn trùng kho trên thế giới .................................................3
2.1.2. Tình hình nghiên cứu côn trùng kho ở Việt Nam..................................................3
2.2. Nghiên cứu về mọt Tribolium sp. .............................................................................4
2.2.1. Thành phần loài và sự phân bố Tribolium sp. .......................................................4
2.2.1.1. Thành phần loài ..................................................................................................4
2.2.1.2. Sự phân bố của mọt Tribolium sp.......................................................................5
2.2.2. Tập tính sinh sống và gây hại của mọt Tribolium sp.............................................5
2.2.3. Đặc điểm hình thái, sinh học của một số loài trong giống Tribolium ...................6
2.2.3.1. Đặc điểm hình thái, sinh học của mọt bột đỏ Tribolium castaneum ..................6


v

2.2.3.2. Đặc điểm hình thái, sinh học của mọt Tribolium confusum ...............................8
2.2.3.2. Đặc điểm hình thái, sinh học của mọt Tribolium confusum ...............................8
2.2.3.3. Đặc điểm hình thái, sinh học của mọt Tribolium destrustor ..............................9
2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển, gây hại của mọt Tribolium sp. ............10
2.2.3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm .......................................................................10
2.2.3.2. Ảnh hưởng của thức ăn.....................................................................................11
2.2.3.3. Ảnh hưởng của thiên địch.................................................................................12
2.2.4. Biện pháp phòng trừ mọt Tribolium sp. ..............................................................13
2.2.4.1. Vệ sinh kho .......................................................................................................13
2.2.4.2. Biện pháp vật lý ................................................................................................13
2.2.4.3. Biện pháp sinh học ...........................................................................................14
2.2.4.4. Biện pháp hoá học ............................................................................................15
Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................17
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..........................................................................17
3.2. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................17

3.3. Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm...............................................................................17
3.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................18
3.4.1. Điều tra thành phần loài Tribolium sp. tại các kho bảo quản nông sản ở thành
phố Hồ Chí Minh ...........................................................................................................18
3.4.2. Phương pháp nhân nuôi mọt thóc đỏ Tribolium castaneum................................19
3.4.3. Nghiên cứu khả năng gây hại của mọt Tribolium castaneum .............................20
3.4.4. Nghiên cứu đặc điểm hình thái của mọt Tribolium castaneum ...........................21
3.4.5. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của mọt Tribolium castaneum ...........................22
3.4.5.1. Thí nghiệm nghiên cứu thời gian phát triển các pha cơ thể, vòng đời của mọt
T. castaneum trên các loại thức ăn ................................................................................22


vi

3.4.5.2. Thí nghiệm nghiên cứu khả năng đẻ trứng và phát triển sau đẻ trứng của mọt
T. castaneum ..................................................................................................................23
3.4.6. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................24
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................25
4.1. Thành phần và mật số loài Tribolium sp. tại thành phố Hồ Chí Minh ...................25
4.2. Khả năng gây hao hụt trọng lượng cám bắp của T. castaneum ..............................26
4.3. Đặc điểm hình thái của mọt T. castaneum trên cám bắp ........................................31
4.4. Đặc điểm sinh học của mọt T. castaneum ..............................................................35
4.4.1. Tập quán sinh sống và cách thức gây hại của mọt T. castaneum .......................35
4.4.2. Thời gian phát dục các pha và vòng đời của mọt T. castaneum trên thức ăn là
cám bắp ..........................................................................................................................37
4.4.3. Ảnh hưởng thức ăn đến thời gian vòng đời của mọt T. castaneum.................... 41
4.4.4. Khả năng đẻ trứng của mọt T. castaneum trên thức ăn là cám bắp.................... 42
4.4.5. Khả năng phát triển sau đẻ trứng của mọt T. castaneum trên cám bắp .............. 44
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................47

PHỤ LỤC .....................................................................................................................51


vii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CO2

Carbon dioxide

Ctv

Cộng tác viên

Cty TNHH TM&DV

Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ

Cty TNHH

Công ty trách nhiệm hữu hạn

FAO

Food and Agriculture Organization

MSMTB

Mật số mọt trung bình


NST

Ngày sau thả

NT

Nghiệm thức

SD

Độ lệch chuẩn

TĂGS

Thức ăn gia súc

TB

Trung bình

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

Tp. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TSXH


Tần số xuất hiện

XNTĂ

Xí nghiệp thức ăn


viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Mật số xuất hiện của mọt T. castaneum trên các kho bảo quản thức ăn bảo
gia súc trên địa bàn Tp. HCM .......................................................................................25
Bảng 4.2. Tỷ lệ (%) trọng lượng cám bắp hao hụt do mọt bột đỏ T. castaneum gây ra
.......................................................................................................................................26
Bảng 4.3. Kích thước các pha cơ thể của mọt T. castaneum ........................................31
Bảng 4.4. Thời gian phát triển các pha cơ thể và vòng đời của mọt Tribolium
castaneum trên thức ăn cám bắp....................................................................................38
Bảng 4.5. Thời gian vòng đời của mọt Tribolium castaneum trên các loại thức ăn thí
nghiệm ...........................................................................................................................41
Bảng 4.6. Khả năng đẻ trứng của mọt T. castaneum ....................................................42
Bảng 4.7. Khả năng phát triển sau đẻ trứng của mọt T. castaneum..............................44


ix

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1. Hốc nhỏ hình trứng ở đốt đùi chân trước của mọt đực T. castaneum ............7
Hình 2.2. Mọt trưởng thành T. confusum........................................................................8
Hình 2.3. Mọt trưởng thành Tribolium destructor ..........................................................9
Hình 3.1. Thí nghiệm nghiên cứu khả năng gây hại của mọt T. castaneum.................20

Hình 3.2. Thí nghiệm nghiên cứu vòng đời của mọt T. castaneum..............................22
Hình 4.1. Phương trình hồi qui giữa tỷ lệ (%) trọng lượng cám bắp và số cặp mọt tham
gia thí nghiệm ................................................................................................................29
Hình 4.2. Cám bắp bị hao hụt sau 3 tháng với 15 cặp mọt T. castaneum ....................30
Hình 4.3. Trưởng thành của mọt T. castaneum ............................................................32
Hình 4.4. Đầu và đốt ngực trước của mọt T. castaneum .............................................32
Hình 4.5. Chân trước của mọt T. castaneum ................................................................33
Hình 4.6. Chân của mọt T. castaneum ..........................................................................33
Hình 4.7. Trứng của mọt T. castaneum ........................................................................33
Hình 4.8. Mọt non của mọt T. castaneum .....................................................................34
Hình 4.9. Râu của mọt non T. castaneum ....................................................................35
Hình 4.10. Nhộng của mọt T. castaneum .....................................................................35
Hình 4.11. Mọt T. castaneum đang bắt cặp ..................................................................36
Hình 4.12. Mọt non T. castaneum ở các tuổi khác nhau ..............................................39
Hình 4.13. Vòng đời của mọt T. castaneum .................................................................40
Hình 4.14. Nhịp điệu đẻ trứng của mọt T. castaneum ..................................................42


1

Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Vấn đề lương thực luôn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu
trên thế giới đặc biệt trong những năm gần đây khi mà thế giới đang phải đối mặt
thường xuyên hơn với các cuộc khủng hoảng lương thực. Theo Olivier de Schutter
(2011), chuyên gia Liên hợp quốc về lương thực, hiện nay có khoảng 80 quốc gia trên
thế giới đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực. Trước thực trạng đó một
nhiệm vụ đặt ra cho các nước sản xuất lương thực là cần có những cải cách nhằm nâng
cao sản lượng nông sản. Một trong những phương án quan trọng nhằm nâng cao sản

lượng nông sản là giảm thiểu những thiệt hại sau thu hoạch.
Theo FAO (1994), hàng năm trên thế giới mức tổn thất về lương thực trong bảo
quản trung bình từ 6 – 10%. Ở Mỹ hàng năm tổn thất khoảng 5% lượng lương thực sản
xuất, các nước Châu Á, Phi, Mỹ La Tinh khoảng 10%, các nước nhiệt đới trình độ bảo
quản kém hơn nên sự mất mát lên tới 20%. Còn ở Việt Nam mức tổn thất về sản lượng
trong và sau thu hoạch đối với lúa là 11 – 13%, bắp là 13 – 15% tập trung ở khâu phơi
sấy, thu hoạch, bảo quản, xây xát và chế biến (Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển nông
thôn, 2002).
Côn trùng kho là đối tượng gây thiệt hại quan trọng trong các kho bảo quản
nông sản trên thế giới trong đó Tribolium castaneum là loài đặc biệt phổ biến. Phổ gây
hại của Tribolium castaneum rất rộng (hạt ngũ cốc, tiêu, thuốc lá...), trong đó đặc biệt
gây hại nghiêm trọng trên các loại bột.
Việc tiến hành phòng trừ sâu mọt trong kho bảo quản là một nhiệm vụ quan
trọng của sản xuất nông nghiệp. Điều này chỉ thực hiện tốt khi có được những hiểu
biết đầy đủ về đặc điểm sinh học, khả năng gây hại của mọt.


2

Hiện nay để hàng hóa tránh bị nhiễm sâu mọt thì quá trình nghiên cứu về côn
trùng kho cần được đầu tư. Từ những lý do đó mà đề tài: ‘‘Điều tra thành phần loài,
nghiên cứu khả năng gây hại và đặc điểm hình thái, sinh học của mọt bột đỏ
Tribolium castaneum Herbst (Coleoptera : Tenebrionidae) tại thành phố Hồ Chí
Minh’’ đã được thực hiện.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Cung cấp số liệu về thành phần loài Tribolium sp., nghiên cứu khả năng gây hại
và đặc điểm sinh học của mọt bột đỏ Tribolium castaneum làm cơ sở cho việc xây
dựng biện pháp quản lý loài dịch hại này có hiệu quả tại các kho bảo quản nông sản ở
thành phố Hồ Chí Minh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mọt bột đỏ Tribolium castaneum.
1.4. Yêu cầu
-

Điều tra được thành phần loài Tribolium sp. tại thành phố Hồ Chí Minh.

-

Xác định được khả năng làm giảm trọng lượng cám bắp bảo quản của mọt
Tribolium castaneum.

-

Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của mọt bột đỏ Tribolium castaneum.

1.5. Giới hạn đề tài
Mọt bột đỏ có tuổi thọ rất dài nên trong 5 tháng thực hiện đề tài từ tháng 02
năm 2011 đến tháng 07 năm 2012 không xác định chính xác được tuổi thọ của mọt bột
đỏ, khả năng đẻ trứng thì chỉ theo dõi được trong 3 tháng.


3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình nghiên cứu côn trùng kho trên thế giới và Việt Nam
2.1.1. Tình hình nghiên cứu côn trùng kho trên thế giới
Theo Haines (1991), côn trùng trong kho bao gồm bộ cánh cứng, cánh vảy, hai
cánh, nhưng chiếm đa số là cánh cứng và cánh vảy. Năm 1997, tác giả này đã xác định
được 265 loài chân đốt trong tổng số 1.235 mẫu côn trùng và nhện hại kho ở

Indonesia, trong đó tần số xuất hiện của mọt thóc đỏ Tribolium castaneum cao nhất
chiếm 40%.
Theo điều tra của Chomchalow (2003) thành phần côn trùng hại bắp bảo quản ở
Thái Lan gồm có 12 loài thường xuyên xuất hiện và gây hại là Corcyra cephalonica,
Cryptolestes ferrugineus, Cryptolestes pusillus, Ephestia cautella, Latheticus oryzae,
Oryzaephilus mercator, Rhizopertha dominica, Sitophilus granaries, Sitophilus
oryzae, Sitophilus zeamays, Sitophilus cerealella, Tribolium confusum.
Theo Herbert (2010), trên thế giới có khoảng 60 loài côn trùng gây hại trong
các kho bảo quản ngũ cốc, trong đó các loài xuất hiện phổ biến là Rhyzopertha
dominica, Sitophilus oryzae, Tribolium castaneum…
2.1.2. Tình hình nghiên cứu côn trùng kho ở Việt Nam
Theo báo cáo của phòng kỹ thuật Chi Cục vùng II (1997) đã thu thập và phát
hiện 66 loài thuộc 27 họ và 4 bộ chính đó là bộ cánh cứng, bộ cánh vảy, bộ cánh úp
(Psocoptera) và bộ cánh màng. Năm 1997, Bùi Công Hiển đã ghi nhận được 55 loài
côn trùng thuộc 20 họ trong bộ Coleoptera gây hại trong kho ở Việt Nam.
Kết quả điều tra năm 1998 ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam đã
ghi nhận được 66 loài sâu hại thuộc 5 bộ chính là bộ cánh cứng Coleoptera, bộ cánh
vảy Lepidoptera, bộ ba đuôi Thysanura, bộ rận cây Psocoptera và bộ gián Blattoptera.


4

Theo Trần Minh Tâm (2000), kết quả điều tra có khoảng 58 loài thuộc 21 họ và 4 bộ
gây hại chính là bộ cánh cứng, bộ cánh vảy, bộ có răng (Psocoptera) và bộ mốc
(Isoptera) trong các kho nông sản.
Theo Nguyễn Thị Chắt (2000), tại Tp. HCM trên các kho gạo có 11 loài gây
hại, trong đó có 9 loài thuộc bộ cánh cứng Coleoptera, 1 loài thuộc bộ cánh vảy
Lepidoptera, 1 loài thuộc bộ Psocoptera. Một số loài gây hại quan trọng xuất hiện với
tần số và mật số cao là mọt bột đỏ Tribolium castaneum (98%), mọt gạo Sitophilus sp.
(94%), mạt gạo Liposcelis spp. (100%), mọt râu dài Cryptolestes ferrugineus (96%),

mọt răng cưa Oryzaephilus surnamensis (92%).
Theo kết quả điều tra sâu mọt hại kho của cục Kiểm dịch thực vật vùng II năm
2001 đã thu được 43 loài thuộc 27 họ và 4 bộ bao gồm là Coleoptera, Lepidoptera,
Psocoptera và Thysanoptera.
Theo Hà Thanh Hương (2001), kết quả điều tra các loài côn trùng và nhện trong
kho ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam cho thấy một số loài có tần số xuất hiện cao
như: mọt đục thân nhỏ Rhyzoppertha dominica 72,68%, mọt râu dài Cryptolestes
pusillus 69,72%, mọt gạo Sitophilus oryzae 68,86%, mọt bột đỏ Tribolium castaneum
55,64%, mọt Thái Lan Lophocateres pusillus 50,15%.
Theo ghi nhận của Trần Văn Mì (2004), thành phần sâu mọt trong kho lúa gạo
ở An Giang có 32 loài, với 20 họ, 7 bộ. Trong đó 24 loài thuộc bộ Coleoptera, 1 loài
thuộc bộ Psocoptera, 1 loài thuộc bộ Hymenoptera, 2 loài thuộc bộ Hemiptera, 1 loài
thuộc bộ Blattoptera, 1 loài thuộc bộ Lepidoptera, 2 loài thuộc bộ Acarina.
2.2. Nghiên cứu về mọt Tribolium sp. (Tenebrionidae – Coleoptera)
2.2.1. Thành phần loài và sự phân bố Tribolium sp.
2.2.1.1. Thành phần loài
Họ Tenebrionidae phân bố rất rộng, có mặt cả ở vùng khí hậu ôn đới và nhiệt
đới. Họ Tenebrionidae có khoảng 10.000 loài, với khoảng 100 loài được biết có liên
quan đến hàng hóa trong kho, trong đó mọt Tribolium sp. được xem là côn trùng hại
kho quan trọng.


5

Theo David và Elizabeth (2007), giống Tribolium gồm có 36 loài đó là T.
brevicornis, T. carinatum, T. gebieni, T. linsleyi, T. parallelus, T. setosum, T. uezumii,
T. anaphe, T. arndti, T. beccarii, T. bremeri, T. confusum, T. destructor, T. downesi, T.
ferreri, T. indicum, T. risbeci, T. semele, T. semicostata, T. sulmo, T. thusa, T. alcine,
T. ceto, T. quadricollis, T. apiculum, T. audax, T. caledonicum, T. castaneum, T.
cylindricum, T. freemani, T. madens, T. parki, T. politum, T. waterhousei, T.

antennatum, T. myrmecophilum. Theo tác giả có 4 loài phổ biến và gây thiệt hại quan
trọng nhất là Tribolium castaneum (Herbst), Tribolium confusum Duval, Tribolium
madens (Charpentier), Tribolium destrustor (Uyttenboogaart).
2.2.1.2. Sự phân bố của mọt Tribolium sp.
Theo Shinha và Watters (1985), loài T. castaneum có nguồn gốc ở vùng Ấn Độ
và châu Úc, còn loài T. confusum được ghi nhận đầu tiên ở châu Phi. Theo Good và
Newell (1936), hai loài này được phân bố khắp nơi trên thế giới. Còn theo Bùi Công
Hiển (1994) cho rằng T. castaneum đặc biệt phát triển rất mạnh ở vùng khí hậu nóng
ẩm, còn T. confusum thì phổ biến hơn ở vùng khí hậu lạnh và khô.
Loài Tribolium destrustor lần đầu tiên được ghi nhận ở Đức năm 1933 và được
mô tả bởi Uyttenboogaart năm 1934 (Shinha và Watters, 1985). Và theo Nakakita
(1991), phát hiện ở Thái Lan thêm loài T. freemani Hinton. Loài T. freemani rất giống
với T. castaneum về hình thái nhưng khác ở chỗ kích thước lớn hơn (gần gấp đôi).
2.2.2. Tập tính sinh sống và gây hại của mọt Tribolium sp.
Theo Shinha và Watters (1985), mọt Tribolium castaneum là loài sâu hại thứ
cấp, gây hại trên nhiều loại thức ăn khác nhau bao gồm các loại bột, các sản phẩm từ
ngũ cốc, hạt ngũ cốc và các loại hạt khác (như đậu Hà lan, hạt ca cao, hạt hướng
dương …), các loại quả khô và ngay cả đồ gia vị (gừng, quế,..), xác động vật, xác thực
vật, gỗ, …Mọt Tribolium castaneum không thể gây hại trên các hạt còn nguyên mà chỉ
gây hại trên hạt bị vỡ hoặc hạt đã bị các loài dịch hại xâm nhiễm trước đó. Tuy nhiên,
theo White và Lambkin (1988), đối với lúa mì Tribolium sp. vẫn có thể gây hại nhưng
rất hạn chế chủ yếu là ở mầm. Theo Baldwin và Fasulo (2003), T. castaneum có sự ưa


6

thích đối với các hạt có ẩm độ cao. Sự hiện diện của nó có thể thúc đẩy sự phát triển
của nấm mốc.
Theo Haines (1991), trong điều kiện thiếu thức ăn, mọt trưởng thành Tribolium
castaneum có hiện tượng ăn trứng và nhộng của chính mình, trong đó con cái thích ăn

trứng và con đực thích ăn nhộng. Mọt trưởng thành và mọt non có thể ăn tất cả giai
đoạn của ngài thóc Ấn Độ Plodia interpunctella (Hubner), ngài bột điểm Ephestia
cautella (Walker) và ngài gạo Corcyra cephalonica (Stainton).
Trong quá trình gây hại, T. castaneum tiết ra các chất 2 – ethyl – 1,4
benzoquinone, 2 – methyl – 1,4 benzoquinone, 2 – methoxy – 1,4 – benzoquinone làm
cho sản phẩm có mùi hăng gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm (Shinha và
Watters, 1985).
2.2.3. Đặc điểm hình thái, sinh học của một số loài trong giống Tribolium
2.2.3.1. Đặc điểm hình thái, sinh học của mọt Tribolium castaneum
Vòng đời của mọt T. castaneum trải qua 4 giai đoạn phát triển là trứng, mọt
non, nhộng và mọt trưởng thành.
Trứng: Trứng dài 0,6 mm, rộng 0,4 mm, hình bầu dục, màu trắng sữa, vỏ trứng
thô và ráp (Vũ Quốc Trung, 1981).
Mọt non: Khi đẫy sức dài 5 – 7 mm, hình ống nhỏ và dài. Đầu màu nâu, thân
màu vàng nâu nhạt. Toàn thân có 12 đốt (3 đốt ngực, 9 đốt bụng), đốt bụng cuối cùng
có 2 gai lồi màu đen nâu, trên thân có lác đác những lông nhỏ màu vàng nâu. Ở các đốt
thì nửa đốt về trước màu nâu nhạt, nửa đốt về sau và đường phân chia đốt màu vàng
trắng nhạt. Có 2 mắt đơn màu đen, râu có 4 đốt.
Nhộng: Dài 4 mm, rộng 1,3 mm, có màu vàng trắng nhạt. Nhộng màu vàng khi
còn non và có màu nâu khi già, có thể được tìm thấy trên các bề mặt hoặc trong các vết
nứt và khe hở của các kho bảo quản nông sản.
Trưởng thành: Thân dài 3 – 3,75 mm, rộng 0,97 – 1,5 mm, hình bầu dục dài và
dẹt. Toàn thân có màu nâu ánh, đầu dẹt và rộng. Mắt kép màu đen, nhìn ở mặt dưới
đầu thì thấy khoảng cách 2 mắt kép bằng đường kính của mắt kép. Râu hình chùy có


7

11 đốt, 3 đốt cuối phình to lên. Ngực hình chữ nhật, góc của mép ngực trước hơi cong
xuống dưới, trên ngực trước có nhiều điểm nhỏ. Trên cánh cứng có 10 đường rãnh lõm

và có nhiều điểm nhỏ xếp thành hàng.
Theo Vũ Quốc Trung (1981), để phân biệt giới tính của mọt bột đỏ thì ta dựa
vào mọt trưởng thành. Ở mọt trưởng thành đực có 1 hốc nhỏ chứa nhiều lông cứng
nằm bên trong đốt đùi chân trước, khoảng 1/3 từ trong ra ngoài, mọt cái không có đặc
điểm này.

Hình 2.1. Hốc nhỏ hình trứng ở đốt đùi chân trước của mọt đực T. castaneum
(Nguồn: Yves, 1990)
Theo Vũ Quốc Trung (1981), ở nhiệt độ từ 28 – 300C thì vòng đời của mọt giao
động từ 27 – 35 ngày, đây là nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của mọt. Theo Bùi
Công Hiển (1995), mỗi ngày mọt cái đẻ 2 – 18 trứng và thời kì đẻ trứng kéo dài từ 150
đến 400 ngày. Số lượng trứng trung bình là 350 – 400 trứng/mọt cái và tối đa là
khoảng 1000 trứng/mọt cái.
Theo Nguyễn Thị Chắt (2006), mọt T. castaneum có thời kì trứng từ 3 – 9 ngày,
mọt non từ 25 – 80 ngày (tuổi 1 từ 2 – 8 ngày, tuổi 2 từ 4 – 9 ngày, tuổi 3 từ 3 – 8
ngày, tuổi 3 từ 2 – 11 ngày, tuổi 5 từ 3 – 9 ngày, tuổi 6 từ 3 – 11 ngày, tuổi 7 từ 4 – 8
ngày, tuổi 8 từ 4 – 16 ngày), thời kì nhộng từ 4 – 6 ngày. Trưởng thành có thể sống từ
104 – 374 ngày, con đực có thể sống tới 3 năm.


8

2.2.3.2. Đặc điểm hình thái, sinh học của mọt Tribolium confusum
Theo Vũ Quốc Trung (1981), ở nhiệt độ 320C, độ ẩm 75% và sinh sống trong
bột lúa mì thì vòng đời trung bình của mọt Tribolium confusum là 27 ngày. Các giai
đoạn phát triển của mọt T. confusum gồm trứng, mọt non, nhộng và trưởng thành.
Trứng: Theo Shinha và Watters (1985), trứng của mọt T. confusum thì rất
giống với trứng của mọt T. castaneum. Sau khi vũ hóa khoảng 114 – 126 giờ thì mọt
bắt đầu đẻ trứng. Trứng đẻ sau 5 ngày có thể nở thành mọt non. Trung bình mọt cái đẻ
2,5 – 3 trứng/ngày. Số lượng trứng đẻ các ngày không đều nhau, giai đoạn đầu mọt cái

thường đẻ nhiều, càng về sau thì sức sinh sản càng giảm. Thời gian đẻ trứng của mọt
từ 6 tháng đến 10 tháng.
Mọt non, nhộng của 2 loài T. confusum và T. castaneum rất giống nhau về mặt
hình thái.

Hình 2.2. Mọt trưởng thành T. confusum
(Nguồn: )

Trưởng thành: Cơ thể có màu cánh gián nhạt hơn mọt bột đỏ, dài 3 – 4 mm,
rộng 1 – 2 mm. Mọt thóc tạp có râu hình chùy 11 đốt, đặc điểm chùy có 4 – 5 đốt, mọt
thóc đỏ chùy có 3 đốt. Mắt kép mọt thóc tạp tương đối nhỏ, khoảng cách giữa 2 mắt


9

gấp 3 – 4 đường kính mắt. Trong khi đó mắt của mọt T. castaneum to và khoảng cách
giữa hai mắt bằng với đường kính mắt. Đây cũng chính là đặc điểm cơ bản để phân
biệt hai loài T. confusum và T. castaneum.
Theo Vũ Quốc Trung (1981), để phân biệt mọt T. confusum đực và cái thì có
thể dựa vào hốc ở đốt đùi chân trước của mọt trưởng thành. Tuy nhiên, mọt T.
confusum có hốc ở đốt đùi chân trước nhỏ hơn nhiều so với ở mọt T. castaneum đồng
thời ở đốt đùi chân giữa và chân sau của mọt T. confusum đều có hốc và lông nhưng
hốc nhỏ hơn và lông thưa hơn.
Mỗi năm mọt sinh sản 4 lứa, một mọt cái đẻ khoảng 500 trứng, nhiều nhất là
1.000 trứng. Trứng đẻ sau 5 ngày có thể nở thành mọt non, thời kì mọt non khoảng 30
ngày, thời kì nhộng 3 – 5 ngày. Thời gian sống từ 14 tháng cho đến 3 năm. Mọt thóc
tạp T. confusum ít bay và hoạt động chậm chạp hơn mọt bột đỏ, con đực sống được
634 ngày, mọt cái sống được 447 ngày (Vũ Quốc Trung, 1981).
2.2.3.3. Đặc điểm hình thái, sinh học của mọt Tribolium destructor


Hình 2.3. Mọt trưởng thành Tribolium destructor
(Nguồn: />
Cơ thể mọt trưởng thành dài khoảng 4,5 – 5,7 mm, bề ngang thân khoảng 1,4 –
1,8 mm, màu nâu đen, chân, râu có màu nâu đỏ. Râu có 11 đốt, kích thước các đốt tăng
dần từ đốt đầu đến đốt cuối tuy nhiên không có sự khác biệt lớn về kích thước ở 4 – 5


10

đốt liên tiếp nhau. Khoảng cách giữa hai mắt bằng đường kích mắt hoặc lớn hơn, có
thể gần bằng hai lần đường kính mắt. Ở mọt trưởng thành đực đốt đùi chân trước có 1
hốc nhỏ hình trứng, bên trong hốc có nhiều lông cứng. Ở mọt cái không có đặc điểm
này (Yves, 1990).
Theo Shinha và Watters (1985), trong điều kiện nhiệt độ 25 – 260C, sau khi vũ
hóa khoảng 1 – 2 tuần thì mọt bắt đầu đẻ trứng. Trong suốt thời gian sống, mọt cái đẻ
được 400 – 1239 trứng. Trung bình mọt cái đẻ 1,6 trứng/ngày. Ở nhiệt độ 14 – 210C,
thời gian đẻ trứng khoảng 970 ngày. Ở nhiệt độ 19 – 200C, giai đoạn trứng khoảng 12
ngày, giai đoạn mọt non khoảng 70 ngày, giai đoạn nhộng khoảng 17 ngày. Mọt
trưởng thành có thể sống 290 – 730 ngày, thậm chí là 3 – 4 năm.
2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển, gây hại của mọt Tribolium sp.
2.2.4.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm
Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm đối với mọt T. castaneum
Theo Vũ Quốc Trung (1981), nhiệt độ ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành
vòng đời mọt T. castaneum. Cụ thể là ở điều kiện thức ăn là bột lúa mì, trong khoảng
15 – 320C, nhiệt độ môi trường càng tăng thì thời gian hoàn thành vòng đời của mọt T.
castaneum càng giảm. Ở các khoảng nhiệt độ 15 – 170C, 18 – 200C, 20 – 250C, 26 –
280C, 29 – 320C thì thời gian hoàn thành vòng đời của T. castaneum tương ứng là 44 –
56 ngày, 30 – 47 ngày, 31 – 35 ngày, 27 – 41 ngày, 25 – 28 ngày.
Theo Vũ Quốc Trung (1981), ở nước ta, trung bình mỗi năm mọt sinh sản 7 – 8
lứa, vào mùa hè mọt hoàn thành vòng đời trung bình khoảng 28 – 30 ngày, vào mùa

đông khoảng 35 – 40 ngày, có khi tới 48 ngày. Trong các kho bảo quản lương thực,
vào mùa đông mật độ mọt bột đỏ giảm xuống rất thấp, vào đầu mùa hạ mật độ tăng lên
rất nhanh.
Nhiệt độ và độ ẩm có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của các pha cơ
thể của mọt. Theo Howe (1956), trứng sẽ không nở được khi ở 17,50C hoặc thấp hơn.
Độ ẩm không ảnh hưởng đến thời gian phát triển của giai đoạn trứng. Mọt non sẽ
không phát triển được khi ở nhiệt độ 200C. Khi ở nhiệt độ là 400C, độ ẩm là 30% và
90% cũng vậy. Ở nhiệt độ là 200C, độ ẩm là 70%, nhộng mọt bột đỏ sẽ được hình


11

thành nhưng không vũ hoá. Giai đoạn nhộng không bị ảnh hưởng bởi độ ẩm và thời
gian phát triển của nhộng ngắn nhất ở 37,50C. Theo Vũ Quốc Trung (1981), ở nhiệt độ
dưới 180C thì không thích hợp cho sự phát dục, ở trên 400C thì mọt ngừng phát dục. Ở
250C thời kì trứng là 6 – 7 ngày, mọt non là 66 ngày, ở 300C thời kì trứng là 3 – 5 ngày
và mọt non là 22 – 27 ngày.
Theo Howe (1956), nhiệt độ cần cho sự phát triển của mọt bột đỏ là 20 – 400C
nhưng nhiệt độ lý tưởng là 32 – 350C. Ngưỡng nhiệt độ gây chết mọt là 16,30C và
không thể nhân mật số khi nhiệt độ thấp hơn 220C. Ở nhiệt độ 420C tất cả các giai
đoạn phát triển của mọt đều chết sau 114 giờ. Ở 520C chết sau 3 giờ, còn ở nhiêt độ
này mọt trưởng thành chết sau 15 phút, trứng chết sau 30 phút, sâu non chết sau 45
phút, còn nhộng chết sau 3 giờ.
Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm đối với mọt Tribolium confusum
Theo Frideric (1932), ở nhiệt độ 170C trong bột mì một con cái đẻ 2 – 3 trứng,
trong cám đẻ 1 – 2 trứng và ở 270C mỗi ngày đẻ 7 – 18 trứng, ở 370C đẻ 8 trứng . Còn
theo Gurobit ở ẩm độ không khí 70 – 75% và ở nhiệt độ là 220C mỗi ngày con cái đẻ 2
– 3 trứng, ở 250C đẻ 3 – 5 trứng, ở 350C đẻ 5 – 7 trứng. Ở nhiệt độ 13 – 140C thì đẻ
chậm và có khi ngừng phát dục (trích dẫn bởi Vũ Quốc Trung, 1981).
Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của mọt thóc tạp Tribolium confusum là từ

190C đến 37,50C nhưng nhiệt độ lý tưởng là từ 30 – 330C. Hoàn thành vòng đời mất 26
ngày ở nhiệt độ 340C (ẩm độ là 72%) và mất 54 ngày ở nhiệt độ 240C (ẩm độ là 76%).
Ở nhiệt độ 320C và ẩm độ 75% và sinh sống trong bột lúa mì vòng đời trung bình là 27
ngày. Ở nhiệt độ 45 – 480C mọt trưởng thành và nhộng chết sau 60 phút, ở 500C tất cả
các giai đoạn chết sau 30 phút, còn ở 550C chết sau 10 phút (Vũ Quốc Trung, 1981).
2.2.4.2. Ảnh hưởng của thức ăn đối với mọt Tribolium sp.
Mọt Tribolium castaneum có thể thích nghi trên một phạm vi rất rộng của các
loại hàng hoá khác nhau đặc biệt là các thức ăn dạng bột (Howe,1956). Tuy nhiên sự
phát triển của mọt sẽ khác nhau đáng kể trên các loại thức ăn khác nhau.
Theo Ajayi và Rahman (2006), trong điều kiện nhiệt độ 28 – 340C, ẩm độ 58 –
75% thời gian hoàn thành vòng đời của mọt T. castaneum trên bột hạt kê, bột lúa mì,


12

bột lúa miến, bột bắp, bột khoai mì tương ứng là 29, 27, 36, 40, 54 ngày. Cũng theo
tác giả, giai đoạn mọt non của Tribolium sp. có thể kéo dài từ 22 ngày đến trên 100
ngày, chúng phát triển rất nhanh trên các loại thức ăn như bột lúa mì, cám, bột bắp.
Theo Vũ Quốc Trung (1981), thời gian hoàn thành vòng đời của mọt T.
castaneum trong điều kiện nhiệt độ 270C và độ ẩm 80% trên thóc 51 – 54 ngày, gạo là
38 – 42 ngày, bắp là 36 – 48 ngày, bột mì là 25 – 27 ngày. Cũng theo tác giả, thời gian
để số lượng mọt tăng gấp đôi trên thóc là 71 ngày, gạo là 50 ngày, bắp là 50 ngày, bột
lúa mì là 30 ngày. Còn đối với mọt Tribolium confusum, thời gian hoàn thành vòng đời
trên thóc là 42 – 58 ngày, bắp là 35 – 40 ngày, lúa mì là 34 – 40 ngày, bột khoai mì là
42 – 58 ngày.
Theo Trần Minh Tâm (2000), với các loại thức ăn thích hợp, mọt T. confusum
sẽ phát triển mạnh và hoàn thành vòng đời ngắn. Vòng đời của mọt T. confusum khi
được nuôi bằng bột bắp là 24 – 53 ngày và bột khoai mì là 83 – 144 ngày.
2.2.4.3. Ảnh hưởng của thiên địch
Trong kho bảo quản bên cạnh sự xuất hiện của Tribolium sp. còn xuất hiện của

nhiều sinh vật là thiên địch của Tribolium sp. Việc tạo điều kiện cho sự phát triển của
các loài thiên địch hoặc nhân thả các loài thiên địch sẽ góp phần kiểm soát Tribolium
sp. Theo Shinha và Watters (1985) và Latin (2000) các loài thiên địch của Tribolium
sp. gồm:
- Nhện Acarophenax tribolii New. and Duv: Ký sinh ngoài, nó ký sinh tất cả
các giai đoạn phát triển của Tribolium sp.
- Ong ký sinh Rhabdepyris zeae (Bethylidae – Hymenoptera)
- Ong ký sinh Cephalonomia sp. (Bethylidae – Hymenoptera): Ký sinh mọt
non Tribolium sp.
- Nhện Acarophenax lacunatus: Thiên địch ký sinh
- Nhện Pediculoides ventricosus Newp: Ký sinh các giai đoạn phát triển của
Tribolium sp.
- Loài Tenebroides mauritanicus: Đây là thiên địch bắt mồi, con trưởng thành
tấn công Tribolium sp. ở giai đoạn mọt non.


13

- Loài Xylocoris cursitans Fallen: Đây là thiên địch bắt mồi, tấn công giai
đoạn mọt non của Tribolium confusum.
2.2.5. Biện pháp phòng trừ mọt Tribolium spp.
2.2.5.1. Vệ sinh kho
Theo Nguyễn Thị Chắt (2006), vệ sinh kho gồm:
- Vệ sinh xung quanh nhà kho, phun thuốc sát trùng hàng tháng.
- Quét dọn trong nhà kho, có thể xử lý thuốc nếu cần thiết.
- Vệ sinh dụng cụ bảo quản, phương tiện vận chuyển.
- Vệ sinh các cơ sở chế biến.
Theo tác giả, các cơ sở bảo quản nào thực hiện công tác vệ sinh tốt thì hạn chế
được 50 – 70% sự phát triển của sâu hại.
2.2.5.2. Biện pháp vật lý

Sử dụng ánh sáng
Trưởng thành T. castaneum ưa thích đèn màu xanh và không thích ánh sáng
màu đỏ. Vì vậy, nếu các khu vực bảo quản sản phẩm được thắp sáng bằng đèn màu đỏ,
mọt thóc đỏ T. castaneum sẽ được quản lý tốt hơn mà không cần sử dụng thuốc hóa
học (Sheribha và ctv. 2007).
Xử lý nhiệt
Người ta điều chỉnh nhiệt độ để tiêu diệt côn trùng. Ở nhiệt độ 490C trong vòng
10 – 12 giờ, mọt bột đỏ Tribolium castaneum có thể bị tiêu diệt 100%. Theo Trần
Minh Tâm (2000), giai đoạn mọt non của mọt bột đỏ khi ở nhiệt độ 41 – 420C sẽ chết
sau 210 phút, còn đối với mọt thóc tạp Tribolium confusum giai đoạn mọt non ở nhiệt
độ – 1,10C sẽ chết sau 98 phút.
Sử dụng tia phóng xạ
Sử dụng tia phóng xạ là một biện pháp có hiệu quả cao trong việc kiểm soát côn
trùng hại kho. Các tia thường được sử dụng là gamma, anpha, tử ngoại và tia X.


14

Faruki và ctv. (2007) đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc chiếu xạ tia cực tím
(254 nm) đến sự nở trứng và vũ hóa của Tribolium castaneum và Tribolium confusum.
Kết quả cho thấy sự gia tăng thời gian tiếp xúc với tia cực tím làm giảm tỷ lệ nở của
trứng trong tất cả các giai đoạn trứng 1, 2, 3 ngày tuổi. Không có mọt trưởng thành
nào xuất hiện khi trứng 3 ngày tuổi của T. castaneum và trứng 2, 3 ngày tuổi của T.
confusum được chiếu xạ trong 16 hoặc 24 phút.
Theo Vũ Quốc Trung (1981), đối với mọt T. confusum khi sử dụng liều phóng
xạ là 11 krad thì tỷ lệ trứng, mọt non tuổi nhỏ phát triển thành mọt trưởng thành là 0%,
tỷ lệ mọt non đẫy sức phát triển thành mọt trưởng thành là 0,2%; tỷ lệ nhộng phát triển
thành mọt trưởng thành là 0,1%. Cũng theo tác giả với liều lượng 6, 16, 50 krad thì
thời gian chết của mọt trưởng thành tương ứng là 26; 23; 18 ngày.
Muhamad (1987) đã nghiên cứu sử dụng tia gamma trong việc kiểm soát mọt

non và mọt trưởng thành Tribolium castaneum. Kết quả cho thấy với liều lượng 0,05
kGy đã tiêu diệt tất cả mọt non còn đối với trưởng thành là 15 kGy. Do đó với liều 15
kGy đã tiêu diệt cả giai đoạn mọt non và trưởng thành T. castaneum.
Điều chỉnh nồng độ O2, N2, CO2 trong kho bảo quản
Việc điều chỉnh tỷ lệ nồng độ 3 khí O2, N2, CO2 trong việc quản lý côn trùng rất
có hiệu quả. Việc làm giảm O2 và làm tăng khí N2 hay CO2 sẽ hạn chế quá trình hô
hấp của côn trùng. Bailey và Banks (1974), đã tiến hành thí nghiệm trên quy mô lớn
khi tăng N2, làm hàm lượng khí O2 giảm xuống ít hơn 1,5 %. CO2 được sử dụng rộng
rãi ở Ôxtrâylia và nhiều nước thuộc khối các nước Đông Nam Á (Banks và cộng sự,
1980). Theo Sukprakarn (1990), kết quả xử lý với CO2 trong kho bảo quản gạo cho
thấy tỷ lệ CO2 được đưa vào trong kho bảo quản là 2 kg/tấn đã duy trì được 8 tháng
mọt không xâm nhiễm phá hại và chất lượng gạo hầu như không sai khác so với đối
chứng (trích dẫn bởi Bùi Công Hiển, 1995).
2.2.5.3. Biện pháp sinh học
Theo Trần Thị Thu Trà (2007), biện pháp sinh học không gây ô nhiễm môi
trường, không gây độc cho người…Biện pháp này đã sử dụng rộng rãi nhưng vẫn còn
nhiều hạn chế nhất định.


15

Theo Shukla và ctv. (2008), sử dụng tinh dầu cây nhục đậu khấu (Myristica
fragrans) và cây hồi (Illicium verum) có hiệu quả trong việc kiểm soát mọt non và mọt
trưởng thành T. castaneum. Bên cạnh đó, nó còn kiềm hãm khả năng đẻ trứng của T.
castaneum. Ngoài ra theo tác giả, tinh dầu cây thanh cao hoa vàng (Artemisia annua),
cây thì là (Cuminum cyminum), cây tiêu (Piper nigrum), cây thì là ngọt (Foeniculum
vulgare) cũng có hiệu quả trong việc kiểm soát T. castaneum.
Theo Mbata và Pascual (2010), nghiên cứu về sự kết hợp giữa hợp chất
monoterpenoid với việc giảm áp lực chân không để kiểm soát mọt trưởng thành
Tribolium castaneum. Monoterpenoid được sử dụng gồm có E – anethole (99%),

Estragole (98%), S – carvone (98%), Linalool (97%), L – fenchone (98%), Geraniol
(99%), γ – Terpinene (98%) và DL – Camphor (96%). Kết quả nghiên cứu cho thấy
hiệu quả cao nhất là sử dụng hợp chất (DL – Camphor, γ – Terpinene), sau 3 giờ tiếp
xúc đã tiêu diệt 100% con trưởng thành.
Theo Nguyễn Thị Minh Thu và Đào Thị Hằng (2011), hiệu quả trừ mọt bột đỏ
Tribolium castaneum khi xử lý với 2 chế phẩm nấm bột nồng độ 1,2 x 108 bào tử/g
(liều lượng 3,0g), nấm Beauveria amorpha cũng có hiệu lực cao nhất đạt 100% sau 25
ngày, nấm Beauveria bassiana đạt 98,41 – 100% sau 25 – 30 ngày xử lý nấm; nấm
Paecilomyces sp1. nồng độ cao 8,6 x 108 bào tử/g (liều lượng 3,0 g) đạt 97,79 – 100%
sau 25 – 30 ngày xử lý.
2.2.5.4. Biện pháp hoá học
Trong nhiều năm qua ở nước ta việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu để phòng trừ
côn trùng hại kho là rất phổ biến, kết quả hình thành nên những dòng kháng thuốc trừ
sâu (Bùi Công Hiển, 1995).
Theo Nguyễn Thị Chắt (2000) thì hiệu quả của thuốc xông hơi phosphine nhôm
đối với mọt bột đỏ Tribolium castaneum là 2 g a.i/m3 là 5 ngày. Sau thời điểm này,
ngay sau khi bỏ bạt hiệu quả xông hơi đạt 100%, sau 3 tháng mật số mọt bột đỏ
Tribolium castaneum là 25,60% so với mật số trước khi tiến hành xử lí.
Theo Mansee và Montasser (2003), có thể nâng cao hiệu quả phòng trừ của các
loại thuốc trừ sâu bằng cách kết hợp với việc điều chỉnh nhiệt độ và chế độ sáng ở kho


×