Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI CHẾ PHẨM SINH HỌC ĐẾN TỶ LỆ NẢY MẦM VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY MĂNG TÂY (Asparagus officinalis L.) TRỒNG TẠI QUẬN 9 TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI CHẾ PHẨM
SINH HỌC ĐẾN TỶ LỆ NẢY MẦM VÀ SINH TRƯỞNG
CỦA CÂY MĂNG TÂY (Asparagus officinalis L.)
TRỒNG TẠI QUẬN 9 - TP HCM

Họ và tên sinh viên: LÊ THỊ THIÊM
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2008- 2012

Tháng 07/2012


i

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI CHẾ PHẨM SINH HỌC
ĐẾN TỶ LỆ NẢY MẦM VÀ SINH TRƯỞNG CỦA
CÂY MĂNG TÂY (Asparagus officinalis L.)
TRỒNG TẠI QUẬN 9 - TP HCM

Tác giả

LÊ THỊ THIÊM

Luận văn được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
kỹ sư ngành Nông Học



Giáo viên hướng dẫn:
Ths. PHẠM THỊ NGỌC

Tháng 07/2012


ii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình đã dạy dỗ và nuôi em đi
học đến ngày hôm nay. Cha mẹ là nguồn động lực to lớn cho con trong suốt quá trình
học tập và thực hiện đề tài.
Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Ths. Phạm Thị Ngọc, giảng viên khoa Nông Học trường Đại Học Nông Lâm TP
Hồ Chí Minh, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn tốt
nghiệp này.
Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Nông Học cùng quý thầy, cô
trường Đại Học Nông Lâm đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu, giúp đỡ em
trong suốt bốn năm học tập ở trường.
Anh Dương Hoài Ân, Sư Bà trụ trì, sư thầy, sư cô cùng các cô, chú trong chùa
Bửu Sơn phường Long Thạnh Mỹ, Quận 9, TP HCM đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin cảm ơn những người bạn thân hữu trong và ngoài lớp đã giúp đỡ, động viên
tôi hoàn thành tốt bài luận văn của mình.
TP Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Thiêm



iii

TÓM TẮT
Đề tài: “Khảo sát ảnh hưởng của một số loại chế phẩm sinh học đến tỷ lệ nảy mầm và
sinh trưởng của cây măng tây (asparagus officinalis l.) trồng tại Quận 9 - TP HCM”
gồm 2 thí nghiệm:
Thí nghiệm 1: “Khảo sát ảnh hưởng của bốn loại chế phẩm sinh học: Chế phẩm sinh
học “Vườn Sinh Thái”, ProGibb 10SP, chế phẩm Nhật Quang 1, dung dịch acid HNO3
1M và nước ấm 50oC ( 3 sôi + 2 lạnh) đến sự nảy mầm của hạt giống măng tây xanh”
được thực hiện từ 01/2012 đến 02/2012 trong phòng thoáng mát nhiệt độ ổn định 25 28oC. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tố, với 5 NT và
3 LLL.
Thí nghiệm 2: “Khảo sát ảnh hưởng của năm loại phân bón lá GREEN BIO – 3 BUD,
chế phẩm Nhật Quang 1, chế phẩm WEGH, BIO – Trùn quế 01, Uskom 699 đến sự
sinh trưởng và phát triển của cây măng tây xanh giai đoạn cây con 3 tháng tuổi trồng ở
Quận 9 - TP Hồ Chí Minh” được thực hiện từ 26/03/2012 đến 30/07/2012 tại Phường
Long Thạnh Mỹ, Quận 9, TP Hồ Chí Minh. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy
đủ ngẫu nhiên đơn yếu tố, với 6 NT và 3 LLL.
Kết quả đạt được như sau:
Về thời gian bắt đầu nảy mầm và thời gian kết thúc nảy mầm, ở nghiệm thức xử
lý hạt theo cách ngâm nước ấm + dung dịch acid HNO3 60% (2 ml/lít nước) có thời
gian bắt đầu nảy mầm sớm nhất (89 giờ) và nảy mầm tập trung cũng sớm nhất (124,3
giờ).
Về tỷ lệ nảy mầm, ở nghiệm thức xử lý hạt bằng cách ngâm nước ấm (50oC) +
GA3 (0,05 g/lít nước) có tỉ lệ nảy mầm cao nhất (97,33%) kế đến là nghiệm thức xử
lý theo cách ngâm nước ấm + dung dịch acid HNO3 60% (2 ml/lít nước) (95,67 %).
Về chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển, các loại phân bón lá GREEN BIO – 3
BUD, Nhật Quang 1 và BIO – trùn quế 01 có ảnh hưởng tốt nhất đến sự sinh trưởng và



iv

phát triển của cây măng tây, trong đó phân bón lá GREEN BIO – 3 BUD có ảnh
hưởng tốt nhất đến phát triển chiều cao cây (66,1 cm/cây), Nhật Quang 1 ảnh hưởng
tốt nhất đến sự ra nhánh cấp một (58,26 nhánh/cây) và số thân/ bụi (10,3 thân).
Về tình hình sâu bệnh: Ở nghiệm thức sử dụng phân bón lá BIO – trùn quế 01 ít
bị sâu hại nhất. Về tình hình nhiễm bệnh ở nghiệm thức sử dụng phân bón lá Uskom
699 bị nhiễm bệnh nặng nhất, nghiệm thức sử dụng phân bón lá WEGH ít bị nhiễm
bệnh nhất.
Về hiệu quả kinh tế: Nghiệm thức xử lý phân bón lá Green bio – 3 Bud cho lợi
nhuận cao nhất (7.393.370 đồng/100 m2), kế đến là phân bón lá WEGH (6.987.148
đồng/100 m2).


v

MỤC LỤC

Nội dung

Trang

LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ ii
TÓM TẮT..................................................................................................................... iii
Chương 1MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu ................................................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu .................................................................................................................... 2
1.4 Giới hạn đề tài ......................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................. 3

2.1 Nguồn gốc và đặc tính sinh thái .............................................................................. 3
2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ măng tây trên thế giới và trong nước...................... 4
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ măng tây trên thế giới .......................................... 4
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ măng tây trong nước ............................................ 5
2.3 Phân loại và đặc điểm thực vật ................................................................................ 6
2.3.1 Phân loại ............................................................................................................... 6
2.3.2 Đặc điểm thực vật ................................................................................................. 7
2.4 Gía trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng của cây măng tây ........................................... 8
2.4.1 Gía trị kinh tế ........................................................................................................ 8
2.4.2 Giá trị dinh dưỡng ................................................................................................ 9
2.5 Các giống măng tây phổ biến ............................................................................... 10
2.6 Một số bệnh trên cây măng tây............................................................................ 11
2.6.1 Bệnh mốc xám trên măng tây ............................................................................. 11
2.6.2 Bệnh rỉ sắt trên măng tây .................................................................................... 11
2.6.3 Bệnh thối măng và cổ măng ............................................................................... 12
2.6.4 Bệnh xám thân trên măng tây ............................................................................. 12
2.6.5 Bệnh đốm tía trên măng tây................................................................................ 13


vi

2.6.6 Bệnh đốm trên măng tây..................................................................................... 13
2.7 Tình hình nghiên cứu về rau măng tây trên thế giới và Việt Nam ....................... 14
2.7.1 Tình hình nghiên cứu về rau măng tây trên thế giới .......................................... 14
2.7.2 Tình hình nghiên cứu về rau măng tây ở Việt Nam ........................................... 15
2.8 Quy trình kỹ thuật trồng (theo Lê Hồng Triều, 2011) .......................................... 16
2.8.1 Cách ươm giống cây măng tây ........................................................................... 16
2.8.2 Trồng cây ra đất sản xuất.................................................................................... 18
2.9 Các chế phẩm sử dụng ........................................................................................... 22
2.9.1 Chế phẩm sinh học “Vườn Sinh Thái” đa chức năng......................................... 22

2.9.2 ProGibb 10SP ..................................................................................................... 23
2.9.3 Axit Nitric (HNO3) ............................................................................................ 23
2.9.4 Phân bón lá Nhật Quang 1 .................................................................................. 24
2.9.5 Phân bón lá sinh học cao cấp GREEN BIO – 3 BUD (đâm chồi) ..................... 25
2.9.6 Chế phẩm WEGH ............................................................................................... 26
2.9.7 BIO – Trùn quế 01 .............................................................................................. 27
2.9.8 Uskom 699.......................................................................................................... 28
2.9.9 Chế phẩm vi sinh Trichoderma .......................................................................... 29
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP .............................................................. 31
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài .................................................................. 31
3.1.1 Thời gian............................................................................................................. 31
3.1.2 Địa điểm ............................................................................................................ 31
3.2 Điều kiện thí nghiệm ............................................................................................. 31
3.2.1 Thí nghiệm 1....................................................................................................... 31
3.2.2 Thí nghiệm 2....................................................................................................... 31
3.2.2.1 Đất đai.............................................................................................................. 31
3.2.2.2 Khí hậu thời tiết ............................................................................................... 32
3.3 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 33
3.3.1 Thí nghiệm 1....................................................................................................... 33
3.3.1.1 Vật liệu thí nghiệm ......................................................................................... 33
3.3.1.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm ........................................................................ 33


vii

3.3.2 Thí nghiệm 2....................................................................................................... 34
3.3.2.1 Vật liệu thí nghiệm .......................................................................................... 34
3.3.2.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm ........................................................................ 35
3.3.2.2.1 Quy trình kỹ thuật trồng ............................................................................... 35
3.3.2.2.2 Cách bố trí thí nghiệm .................................................................................. 36

3.6 Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................... 38
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................... 39
4.1 Kết quả thí nghiệm 1 ............................................................................................. 39
4.1.1 Các chỉ tiêu về sự nảy mầm của hạt giống măng tây xanh khi xử lý với các loại
hóa chất khác nhau ...................................................................................................... 39
4.2 Kết quả thí nghiệm 2 ............................................................................................. 42
4.2.1 Kết quả theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng ........................................................... 42
4.2.1.1 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái và tốc độ tăng trưởng chiều
cao cây ......................................................................................................................... 42
4.2.1.2 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng số nhánh cấp
một và tốc độ tăng trưởng số nhánh của cây măng tây ............................................... 45
4.2.1.3 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái và tốc độ tăng trưởng số
thân của cây măng tây ................................................................................................. 47
4.2.1.4 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái và tốc độ tăng trưởng đường
kính thân của cây măng tây ......................................................................................... 50
4.2.1.5 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến sự ra rễ của cây măng tây............... 51
4.2.2 Tình hình sâu, bệnh hại chính trong thí nghiệm ................................................. 52
4.3 Hiệu quả kinh tế..................................................................................................... 55
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 57
5.1 Kết luận.................................................................................................................. 57
5.2 Đề nghị .................................................................................................................. 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 59
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 62


viii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
APG: Angiosperm Phylogeny Group
CV: Độ biến động

ĐC: Đối chứng
LLL: Lần lặp lại
NSP: Ngày sau phun
NT: Nghiệm thức


ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Tình hình sản xuất măng tây trên thế giới năm 2005 .................................... 5
Bảng 2.2 Thành phần các acid amin trong dung dịch Nhật Quang 1 .......................... 24
Bảng 3.1: Đặc điểm thời tiết trong thời gian thí nghiệm............................................. 32
Bảng 4.1 Thời gian nảy mầm (giờ) ............................................................................. 39
Bảng 4.2 Tỷ lệ nảy mầm (%)....................................................................................... 40
Bảng 4.3 Tỷ lệ nảy mầm qua các giai đoạn ủ (%)....................................................... 41
Bảng 4.4 Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây) ............................................ 43
Đồ thị 4.1: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/ngày) ............................................ 44
Bảng 4.5 Động thái tăng trưởng số nhánh cấp một ..................................................... 46
Đồ thị 4.2: Tốc độ tăng trưởng số nhánh (nhánh/ngày) .............................................. 47
Bảng 4.6 Động thái tăng trưởng số thân (thân/bụi) ..................................................... 48
Đồ thị 4.3: Tốc độ đâm chồi thân (thân/ngày) ............................................................ 49
Bảng 4.7 Động thái tăng trưởng đường kính thân cây măng tây (mm) ...................... 50
Đồ thị 4.4: Tốc độ tăng trưởng đường kính thân (mm/ngày) ...................................... 51
Bảng 4.8 Số rễ của cây măng tây ................................................................................ 52
Bảng 4.9 Mật độ sâu hại trên cây măng tây thí nghiệm .............................................. 53
Bảng 4.10 Tỷ lệ bệnh của một số bệnh hại trên cây măng tây (%) ............................. 54
Bảng 4.11: Chi phí đầu tư cho sản xuất ra 720 cây măng tây đủ tiêu chuẩn sản xuất
măng (chưa kể chi phí phân bón lá sử dụng)............................................................... 55
Bảng 4.12: Hiệu quả kinh tế tính cho 100 m2.............................................................. 56
Bảng 7.1: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/ngày) ............................................. 62

Bảng 7.2: Tốc độ tăng trưởng số nhánh (nhánh/ngày) ................................................ 62
Bảng 7.3: Tốc độ tăng trưởng số thân (thân/ngày) ...................................................... 63
Bảng 7.4: Tốc độ tăng trưởng đường kính thân (mm/ngày)........................................ 63
Bảng 7.5: Bảng các chế phẩm đầu tư tính trên 100 m2 ............................................... 68
Bảng 7.6: Bảng số cây đạt giá trị thương phẩm tính trên 100 m2 ............................... 68


x

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 7.1: Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây) ........................................... 64
Hình 7.2: Động thái tăng trưởng số nhánh (nhánh/cây) .............................................. 64
Hình 7.3: Động thái tăng trưởng số thân (thân/cây) .................................................... 65
Hình 7.4: Động thái tăng trưởng đường kính thân (mm/cây)...................................... 65
Hình 7.5: Cảnh toàn khu thí nghiệm ........................................................................... 66
Hình 7.6: Các giai đoạn của cây măng tây .................................................................. 66
Hình 7.7: Măng non của cây 45 NSP .......................................................................... 67
Hình 7.8: Sâu bệnh trên cây măng tây ......................................................................... 67


1

Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Rau xanh luôn là loại thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hằng ngày
của mỗi gia đình trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng; đặc biệt hiện nay khi xã
hội phát triển ngày càng cao thì nhu cầu về rau xanh cũng được nâng cao cả về số
lượng lẫn chất lượng, trong đó chúng ta không thể không nhắc đến rau măng tây.

Rau măng tây là một loại cây trồng khá mới đối với người dân Việt Nam, tuy
nhiên trên thế giới nó đã được biết đến từ khoảng 300 năm trước Công Nguyên. Đó là
một loại cây thân thảo lâu năm có khả năng thích ứng với nhiều vùng sinh thái khác
nhau và được trồng nhiều nơi trên thế giới. Măng tây là một loại rau có hàm lượng
dinh dưỡng khá cao được dùng làm thực phẩm cao cấp cho người dân trong nước và
thế giới.
Rau măng tây trên thị trường được sử dụng ở nhiều dạng không chỉ dùng măng
tươi mà còn là nguyên liệu cho công nghệ đồ hộp, là mặt hàng xuất khẩu có giá trị
kinh tế cao. Ngoài ra măng tây còn là cây dược liệu giàu dược tính, có tác dụng tốt
trong phòng trị đường tiêu hóa, tiểu đường, suy gan, thận, chống lão hóa, tăng cường
sinh lực….
Ở nước ta hiện nay măng tây được trồng thử nghiệm ở nhiều nơi Đông Anh (Hà
Nội), Kiến An (Hải Phòng). Ở miền Nam trồng ở Củ Chi, Bình Phước, Đồng Nai,
Vũng Tàu...Điều kiện khí hậu miền Nam rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển
của măng tây, cho thu hoạch quanh năm và cho năng suất cao. Đây là một lợi thế để
tạo nguồn sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng tới xuất khẩu. Nhưng vì là


2

cây trồng mới có tỉ lệ nảy mầm thấp, nhu cầu dinh dưỡng đòi hỏi rất nghiêm ngặt và
khả năng kháng sâu bệnh hại rất yếu nên quy mô trồng măng tây còn hạn chế chưa đáp
ứng được nhu cầu rất lớn của thị trường trong nước và thế giới. Bên cạnh đó nông dân
chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng chăm sóc cũng như chế độ dinh dưỡng
phù hợp đối với cây trồng này. Để khắc phục vấn đề đó, góp phần làm tăng giá trị cây
măng tây trồng ở TPHCM nên đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của một số loại chế
phẩm sinh học đến tỷ lệ nảy mầm và sinh trưởng của cây rau măng tây
(Asparagus officinalis L.) trồng tại Quận 9 – TP HCM” đã được thực hiện.
1.2 Mục tiêu
- Đánh giá tỷ lệ nẩy mầm của cây măng tây khi có sử dụng bổ sung các chế

phẩm sinh học.
- Lựa chọn loại phân bón lá phù hợp cho cây măng tây phát triển tốt ở giai đoạn
cây con.
1.3 Yêu cầu
Theo dõi các chỉ tiêu về tỉ lệ nảy mầm, chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển của cây
măng tây với từng loại phân bón khác nhau.
1.4 Giới hạn đề tài
Đề tài được tiến hành từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2012 tại phường Long Thạnh
Mỹ, Quận 9 – TP Hồ Chí Minh trên vườn ươm cây măng tây 3 tháng tuổi.


3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Nguồn gốc và đặc tính sinh thái
Cây măng tây (Asparagus) có nguồn gốc ở bờ biển phía tây Châu Âu (từ miền
bắc Tây Ban Nha tới phía Bắc Ai-len, Anh, và phía tây bắc nước Đức) nên chúng ta
quen gọi là măng tây để phân biệt với măng ta (măng tre) và đã được trồng ở Aswan
(Ai Cập) khoảng 20.000 năm trước đây. Người ta đã dùng măng tây như một loại rau
và thuốc men, do hương vị tinh tế và nhiều dược tính có lợi của nó, được sử dụng trên
một vùng của Ai Cập có niên đại 3000 trước Công nguyên. Ở thời cổ đại, nó được biết
đến ở Syria và ở Tây Ban Nha (Pam và Brunning, 2001).
Theo Wade H. Elmer, 2001 cây măng tây được Alexander phát hiện vào
khoảng 300 năm trước Công Nguyên có nguồn gốc từ vùng Trung Đông, và đem về
trồng đầu tiên ở Hy Lạp, sau đó được trồng ở Roma.
Theo Boswell, Sturtevant và Vavilov thì nguồn gốc của măng tây là Địa Trung
Hải và Tiểu Á (M.S.Palaniswami and K.V.Peter, 2008). Đầu tiên măng tây chỉ được
biết với tính năng như một loại thảo dược dùng làm thuốc để chữa các bệnh về tim,

phù thũng, đau răng. Sau đó cũng chính người Hy Lạp đã sử dụng măng tây như một
loại rau cao cấp vào những năm 200 trước công nguyên (Mai Thị Phương Anh, 2001).
Ở thời Trung Cổ măng tây không được quan tâm nhiều cho đến thế kỷ 16 cây
măng tây là một trong những cây mà vua Louis IV ưa thích thì cây măng tây bắt đầu
được trồng tại Pháp với diện tích ngày càng tăng (Leah A. Zeldes, 2011).


4

Ở Việt Nam măng tây du nhập vào những năm 1970, được trồng ở nhiều tỉnh
thành trong cả nước. Măng tây là cây dạng bụi, thân thảo, lá kim. Cây có hoa đơn tính
màu vàng, quả màu đỏ vỏ hạt cứng, thích hợp vùng khí hậu nhiệt đới. Hạt măng tây có
thể nảy mầm ở 20oC, dưới 15oC hạt không nảy mầm. Theo số liệu nghiên cứu của
Yenet al. (1992) nhiệt độ thích hợp cho măng tây nảy mầm là khoảng 25 - 30oC . Nhiệt
độ thích hợp cho sinh trưởng của cây là 18,3 – 29,5oC, ngoài ngưỡng nhiệt độ này sẽ
ức chế cây sinh trưởng. Măng tây có thể chịu được lạnh nhưng dưới 10oC cây ngừng
phát triển, thích hợp với những vùng có cường độ ánh sáng mạnh, là cây ưa ẩm độ ẩm
thường xuyên đạt từ 80 - 85% sẽ kích thích măng tây ra nhiều mềm ngọt, nhưng độ ẩm
không khí cao sẽ làm cây mềm yếu dễ nhiễm bệnh (Mai Thị Phương Anh, 2001).
Măng tây thích hợp với các loại đất cát pha hoặc thịt nhẹ, tơi xốp, có khả năng
thoát nước tốt, pH thích hợp từ 6,5 – 7,5 hoặc trung tính (Mai Thị Phương Anh, 2001).
Măng tây được trồng ở cả vùng đồng bằng và vùng núi, thích hợp nhất là ở độ cao 600
– 900 m so với mực nước biển. Ngoài ra măng tây còn có khả năng chịu mặn và sương
gió, những vùng có độ mặn tương đối cao cây vẫn giữ được năng suất.
2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ măng tây trên thế giới và trong nước
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ măng tây trên thế giới
Hiện nay diện tích trồng măng tây trên thế giới khoảng 200.000 ha, trong đó
Châu Á là khu vực trồng măng tây lớn nhất thế giới. Một số nước trồng măng tây với
diện tích lớn là Trung Quốc, Mỹ, Đức, Peru, Mêxico, Tây Ban Nha. Trong đó lớn nhất
là Trung Quốc (80.000 ha), đến Mỹ và Đức (20.000 ha).

Năng suất măng tây trên thế giới dao động rất lớn, những nước có năng suất
thấp nhất là Iran (1,4 tấn/ha/năm), Peru (14 tấn/ha/năm). Còn lại đa số các nước đạt
năng suất từ 3 – 6 tấn/ha/năm.


5

Bảng 2.1 Tình hình sản xuất măng tây trên thế giới năm 2005
Diện tích (ha)

Năng suất (tấn/ha)

Trung Quốc

80.000

8

Thái Lan

2.200

15

Đức

20.000

6


Pháp

7.000

3,5

Italia

6.700

4,5

Mỹ

20.000

3,5

Mêxico

15.825

3,7

Peru

18.000

14,1


Nam Phi

2.000

3,5

Tây Ban Nha

15.000

5,3

Khu vực, quốc gia

Nguồn: />Theo FAO, USDA - 2005 tổng sản lượng măng tây sản xuất trên thế giới đạt
1.331.955 tấn. Trung Quốc là nước có sản lượng lớn nhất đạt 587.392 tấn, chiếm
44,1% tổng lượng măng tây của thế giới, kế đó là Peru 190.470 tấn, chiếm 14,3%, Mỹ
chiếm 7,7%, Đức chiếm 5,5%, Tây Ban Nha chiếm 4,2% và các nước còn lại là
19,1%.
Hiện nay sản phẩm măng tây lưu hành trên thị trường ở 3 dạng: măng tươi,
măng bảo quản đông lạnh và sản phẩm măng đóng hộp. Có 8 nước tham gia xuất khẩu
măng tây tươi, 2 nước có thị phần cao nhất là Peru 67.089 tấn và Mexico 47.657 tấn.
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ măng tây trong nước
Ở Việt Nam, Cây măng tây đã du nhập vào từ những năm 1960 – 1970 nhưng
ngày đó do không tìm được thị trường nên cây măng tây không thể phát triển được.
Đến năm 1988 một Việt kiều Đức đã mang 500 g hạt giống măng tây về trồng thử ở
Đà Lạt, nhưng khi đó cây măng tây được sử dụng với giá trị như là hoa cắt cành khi
cây vừa 2 - 2,5 tháng tuổi, từ đó hình thành nên một thị trường trồng cây măng tây để



6

cắt lá làm kiểng trang trí định cư và phát triển mạnh mẽ ở xã Bình Phan, huyện Chợ
Gạo, tỉnh Tiền Giang, cho thu nhập cũng khá cao. Mãi đến năm 2005, cây măng tây
mới thực sự có mặt trở lại ở Việt Nam đúng với giá trị thật của nó (Dr. Brian Benson
và Lê Hồng Triều, 2009). Một số vùng ở miền Bắc đã trồng măng tây để xuất khẩu
như Đông Anh (Hà Nội), Kiến An (Hải Phòng) nhưng năng suất không cao, khoảng 3
– 4 tấn/ha. Do khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh, cây chỉ cho thu hoạch măng cuối
mùa xuân và mùa hè, thời gian thu hoạch trong năm chỉ kéo dài 4 – 5 tháng.
Ở miền Nam từ cuối năm 2005 măng tây được đưa về trồng thử nghiệm ở
huyện Củ Chi TP Hồ Chí Minh. Điều kiện khí hậu thích hợp cho cây sinh trưởng và
phát triển quanh năm. Trong một năm có thể khai thác măng từ 8 – 9 tháng, năng suất
đạt 10 – 15 tấn/ha/năm (Lê Hồng Triều, 2009).
Theo Đinh Thanh Tùng (2011) hiện nay nhiều người dân ở miền tây cho biết
măng tây tiêu thụ ở Tp Hồ Chí Minh với giá 60.000 đồng/kg (măng loại 1), còn loại 2,
loại 3 được bán tại địa phương với giá 35 - 40.000 đồng/kg. Như vậy 4.000 m2 măng
tây xanh này, mỗi ngày tôi thu hoạch 80kg, với giá 50.000 đồng sẽ thu được 4 triệu
đồng. Trừ hao hụt, giá cả biến động tệ lắm thì mỗi tháng cũng được 96 triệu đồng.
2.3 Phân loại và đặc điểm thực vật
2.3.1 Phân loại
Ngành: Magnoliophita
Lớp: Liliospida
Bộ: Asparagales
Họ: Asparagaceae
Chi: Asparagus
Loài: Asparagus oficinalis.


7


Bộ Măng tây (Asparagales) là một bộ trong lớp thực vật một lá mầm bao gồm
một số họ cây không thân gỗ. Trong các hệ thống phân loại cũ, các họ mà hiện nay
đưa vào trong bộ Asparagales đã từng được đưa vào trong bộ Loa kèn (Liliales), và
một số chi trong đó thậm chí còn được đưa vào trong họ Loa kèn (Liliaceae). Một số
hệ thống phân loại còn tách một số họ được liệt kê dưới đây thành các bộ khác, bao
gồm cả các bộ Phong lan (Orchidales) và bộ Diên vĩ (Iridales), trong khi các hệ thống
khác, đặc biệt là hệ thống phân loại của APG lại đưa hai bộ Orchidales và Iridales vào
trong bộ Asparagales. Bộ này được đặt tên theo chi Asparagus (măng tây) (Wikipedia,
2012).
Theo Mai Thị Phương Anh (2001) một loài măng tây (có thể là Asparagus
officinalis altilis nhưng có khả năng nhiều hơn là A.martimus) đã được trồng trong
vườn rau của người La Mã. Từ các loài măng tây hoang dại chỉ có A. officinalis là loài
trồng trọt cho rau xanh. Loài A. Springeri là loài có tính chống chịu cao với nấm
Fusarium spp. nhưng không lai được với A. Officinalis.
Hầu hết các giống được trồng hiện nay là các giống thuộc loài A.officinalis với
một số đặc điểm hình thái học khác nhau và khác nhau kể cả tính thích ứng với từng
địa phương.
2.3.2 Đặc điểm thực vật
Theo Bailey thì măng tây là một chi lớn (khoảng 150 loài) dạng cây thân thảo
lưu niên có thân gỗ leo, mềm, được trồng hầu như cho mục đích lấy cành lá làm cây
cảnh. Cây cao khoảng 1,3 – 3,8 m, có thể sống từ 15 – 20 năm, khi cây mọc cao thân
ngã màu xanh và phân cành nhiều (Mai Thị Phương Anh, 2001). Lá măng tây thuộc
loại lá không phát triển, thoát nước ít nên có khả năng chịu hạn, rễ chính rất ngắn và
chết ngay sau khi hạt nảy mầm, chỉ có rễ trụ đứng thẳng, các rễ khác mọc ngang tạo
thành một hệ chùm rễ. Măng được hình thành gần rễ trụ, đây là nơi tập trung chất dinh
dưỡng khi cây còn non (Nguyễn Thị Sao, 2008)
Măng tây là cây đơn tính biệt chu, nhị hoa đực và nhụy hoa cái không hoàn
chỉnh, chỉ có một số ít trong số các hoa đậu quả được. Các hoa cái có dấu tích của nhị



8

đực nhưng không có khả năng sinh hạt phấn. Hoa măng tây được sinh ra trên các cành
mới, và đạt được độ thành thục trước khi cành mang hoa thành thục. Các cây hoa đực
thường cho nhiều măng, sống lâu hơn và sản lượng măng cao hơn cây hoa cái khoảng
25% nhưng chất lượng măng lại kém hơn. Qủa măng tây thuộc loại quả mọng, đường
kính trung bình 8 – 9 mm, có 3 ngăn, mỗi ngăn có 2 hạt, khi chín quả có màu đỏ. Hạt
có màu đen, vỏ rất cứng đường kính trung bình 1 – 3 mm, 40 – 60 hạt/g (Nguyễn Thị
Sao, 2008).
Cây thường cho măng theo đợt, đợt đầu tiên thu măng khi cây từ 4 – 6 tháng
tuổi cao khoảng 1 – 1,5 m thì tiến hành bấm ngọn để hạn chế chiều cao và bắt đầu thu
măng. Trong năm đầu mỗi đợt thu hoạch kéo dài 2 – 3 tuần. Sau đó nghỉ dưỡng cây
chuẩn bị cho đợt thu hoạch tiếp theo, thời gian nghỉ từ 25 – 40 ngày tùy thuộc vào tình
trạng cây mẹ. Sang năm thứ 2 mỗi đợt thu hoạch kéo dài từ 4 – 6 tuần. Năm thứ 3 thời
gian thu hoạch mỗi đợt từ 6 – 8 tuần hoặc có thể lâu hơn tùy thuộc vào cây mẹ.
2.4 Gía trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng của cây măng tây
2.4.1 Gía trị kinh tế
Măng tây là một loại rau cao cấp có giá trị dinh dưỡng lớn mang lại lợi ích kinh
tế đáng kể. Nó không chỉ là nguyên liệu cho công nghiệp đồ hộp và là một mặt hàng
xuất khẩu có giá trị được trồng ở rất nhiều nước trên thế giới như Châu Âu, Châu Á và
Châu Mỹ. Ở Mỹ măng tây chiếm vị trí thứ mười trong các loại rau (FAO, USDA 2005).
Thị trường nhập khẩu măng tây xanh của thế giới hiện nay đã lên đến hàng trăm
ngàn tấn/năm, và vẫn còn tăng cao thêm mỗi năm, chủ yếu là thị trường các nước châu
Âu, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Australia, Đài Loan (Lê Hồng Triều, 2009).
Ở các nước láng giềng, tính đến năm 2007 người Thái Lan đã trồng được
khoảng 2.000 hecta và ở Trung Quốc (các tỉnh Sơn Đông, Sơn Tây, Phúc Kiến, Giang
Tô,…) nông dân đã trồng được khoảng 65.000 hecta cây măng tây xanh với sản lượng
trên 500.000 tấn măng tươi/năm (tăng 25% so với năm 2006) (Nguồn: công ty TNHH



9

DV Thiên Hưng, 2011). Để tiếp tục duy trì và phát triển thêm sản lượng đang cung cấp
cho thị trường xuất khẩu trên thế giới, hiện nay các nước có trồng cây măng tây xanh
vẫn còn đang tiếp tục mở rộng thêm diện tích trồng cây trên đất mới mỗi năm để luân
phiên trẻ hóa, thay thế dần dần từng phần các diện tích đất cũ đã trồng cây măng tây
xanh 4 - 6 năm trước đây.
Bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế, ở nước ta hiện nay các nhà hàng và khách
sạn cũng đã bắt đầu có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm măng tây xanh, và ngày càng tăng
lên rất nhiều.
2.4.2 Giá trị dinh dưỡng
Măng tây là một loại rau cao cấp có giá trị dinh dưỡng cao. Măng tây được
trồng với mục đích thu hoạch lấy chồi măng non làm thực phẩm dinh dưỡng cao cấp
(ăn tươi, hấp, luộc, trụng sơ, chiên xào, lẩu, nước ép, sinh tố…), lấy cành lá làm kiểng,
lấy măng thân rễ làm dược liệu, mỹ phẩm, trà thanh nhiệt, lấy phế liệu làm thức ăn gia
súc.v..v..
Măng tây có hàm lượng dinh dưỡng khá cao gồm: 83% nước + 17% chất khô;
trong đó có 2,2% đạm protein, 1,2% đường glucid, 2,3% chất celluloze, o,6% tro, 21%
các chất khoáng như kali, magiê, canxi, sắt, kẽm, selenium, đồng, phospho,… ngoài ra
chúng còn chứa nhiều loại vitamin quan trọng như vitamin K, C, A, B6, B2, B1và các
chất khác…( Quang Thuần, 2009).
Cây Măng tây rất giàu dược tính. Từ những năm 500-200 trước công nguyên,
người Hy Lạp và người La Mã cổ đại đã biết sử dụng Măng tây xanh làm thuốc trị
bệnh táo bón và suy gan, thận. Từ rễ cây Măng tây, người Pháp đã bào chế ra Sirop
Descinq Raciness có tác dụng lợi tiểu, là một loại biệt dược (biệt dược là thuốc được
sản xuất với một tên thương mại, biệt dược còn được gọi là thuốc đặc chế) đã được
đưa vào dược điển (bộ sách chính thức qui định công thức và đặc trưng các thuốc chữa
bệnh hiện nay đã có nhiều loại thuốc được đưa vào dược điển) và sử dụng rộng rãi
(trích công ty TNHH DV Thiên Hưng, 2011).



10

Theo Hoàng xuân Đại (2008) măng tây còn chứa nhiều chất xơ rất cần thiết cho
hệ tiêu hóa và phòng trị rất tốt các chứng táo bón, chất Asparagine giúp lợi tiểu, phòng
trị các bệnh ung thư, tiểu đường, suy gan và đau bàng quang. Măng tây còn là nguồn
cung cấp chất đạm Homocystein giúp người lao động trí óc giảm stress, tăng cường
sinh lực và sức dẻo dai khi làm việc, chống béo phì và chống lão hóa da, ổn định kinh
nguyệt phụ nữ, làm giàu sữa mẹ, giúp điều trị bệnh Goutte và bệnh tim mạch, làm
giảm Cholesterol, có lượng Magnesium và Potassium cao giúp ổn định huyết áp,
phòng ngừa xơ vữa mạch vành và bệnh đột quỵ tim mạch rất hữu hiệu. Măng tây còn
có Beta - Carotene giúp ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể.
Theo Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ (US National Cancer Institute), rau
măng tây còn có rất nhiều chất Glutathione là biệt chất chống ung thư, chống lão hóa
rất hữu hiệu. Cục Quản Lý Thực Phẩm & Dược Phẩm Hoa Kỳ (United States Food và
Drug Administration - FDA) đã khuyến khích việc dùng măng tây như một loại thực
phẩm dinh dưỡng có tác dụng ngừa và trị bệnh rất tốt cho sức khoẻ con người...
2.5 Các giống măng tây phổ biến
Hiện nay có rất nhiều giống măng tây khác nhau, nhưng tập trung chỉ có 3
nhóm chính là măng tây xanh, măng tây trắng, và măng tây tím.
Măng tây trắng có đặc điểm mềm, giòn, hương vị dịu hơn các giống măng tây
xanh, vì trong cấu trúc của măng tây trắng kém gỗ hơn. Sản phẩm măng tây trắng
được ưa chuộng hơn cả đặc biệt là thị trường Châu Âu. Măng tây xanh tiêu biểu là
giống F. California 500, UC – 157, loại này cho năng suất cao, dễ trồng, dễ thu hoạch
nhưng chất lượng và giá trị thương phẩm không cao (trích Nguyễn Thị Sao, 2008).
Măng tây tím khác măng tây trắng và xanh, chứa nhiều đường, mức độ vân gỗ rất thấp.
Măng tây tím được trồng ở Italia, Mỹ và một số nước khác nhưng diện tích trồng nhỏ.
Hiện nay ở nước ta, miền Bắc trồng cả 2 loại măng tây xanh và măng tây trắng. Miền
Nam chỉ trồng măng tây xanh với giống UC – 157 được nhập từ Thái Lan.
Thị trường mua bán hiện nay thường thấy có 3 dạng hạt giống: (Nguồn: công ty

TNHH DV Thiên Hưng, 2011)


11

+ Hạt giống thuần (dòng F1): Năng suất và chất lượng măng rất cao (cao hơn
giống F2 khoảng 20-25 %), kháng nấm bệnh cao, dễ trồng và dễ thu hoạch, thường
được sản xuất và tiêu thụ tại châu Âu và Hoa Kỳ, giá bán rất đắt.
+ Hạt giống lai (dòng F2): Năng suất và chất lượng cao (kém hơn giống F1
khoảng 20 - 25 %), kháng nấm bệnh cao, dễ trồng và dễ thu hoạch, thường được lai tạo
theo điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu của các quốc gia mua giống trồng cây, giá thấp
hơn hạt giống dòng F1 khoảng > 50%.
+ Hạt giống tạp (dòng F3, F4,…, Fn): Người trồng hái trái chín đỏ của các dòng
cây sau đời F2, F3,… làm hạt giống truyền đời trồng cây Măng F3, F4,…, Fn đường
kính thân Măng rất nhỏ 3-5 mm chủ yếu dùng để cắt lá làm kiểng.
Cây Măng tây nhập khẩu vào Việt Nam những năm gần đây có nguồn giống F1 đầu
dòng và F2 lai tạo từ dòng F1, phổ biến là các thương hiệu sau: Mary Washington, UC
- 157, Grande, Atlas, Jersey, Apollo,... Giống cây Măng tây trồng ở Củ Chi trước đây
là giống UC - 72 và UC - 157 (dòng F2) sản xuất từ nhiều nguồn gốc khác nhau.
2.6 Một số bệnh trên cây măng tây
2.6.1 Bệnh mốc xám trên măng tây
Nguyên nhân do nấm Botrytis cinerena gây nên. Bệnh thường xảy ra vào mùa
hè trên các nhánh nhỏ và lá măng. Ban đầu vết bệnh có màu vàng nhạt, đường viền
màu nâu tối, khi vết bệnh già có các sợi nấm màu xám bao phủ, trên những sợi nấm
này có mang các bào tử (Nguyễn Thị Sao, 2008).
2.6.2 Bệnh rỉ sắt trên măng tây
Năm 1896 bệnh được báo cáo lần đầu tiên tại Mỹ. Bệnh xuất hiện ở New
Jersey, Massachsetts, Delaware và New York. Khoảng 1896 – 1902 bệnh phát triển
xuống miền nam và tây California. Bệnh gây hại nặng các vườn măng tây đều trong
tình trạng bị phá hủy toàn bộ. Nguyên nhân do nấm Puccinia asparagi gây nên. Bệnh

thường xuất hiện từ tháng 6, vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ hình oval sau đó
phát triển rộng ra dài 10 – 20 mm, có màu xanh sáng, nhiều khi vết bệnh khó nhận


12

biết, đặc biệt là trên những cây còn non. Giai đoạn 2 vết bệnh có màu vàng cam, ở
giữa bị lõm xuống sau đó chuyển sang màu nâu đỏ nhạt và bị phồng lên như mụn mủ.
Khi những mụn mủ này già đi sẽ phóng thích một lượng lớn bào tử rỉ có màu nâu đỏ,
những bào tử này lại tiếp tục lây nhiễm. Giai đoạn 3 trên các vết bệnh xuất hiện các ổ
bào tử màu đen, dạng bào tử này giúp nấm tồn tại qua mua đông và gây hại trở lại vào
mùa sau. Trên một số vết bệnh các ổ bào tử có màu nâu đỏ và màu đen xuất hiện đồng
thời. Nấm phát triển trên mô cây làm tắc nghẽn các mạch dẫn, cây bị yếu dần và mẫn
cảm với bệnh do nấm Fusarium. Nếu bị nặng cây sẽ chết làm ảnh hưởng nghiêm trọng
đến năng suất.
Phòng trừ bệnh rỉ sắt bao gồm việc làm gián đoạn tính liên tục trong chu kỳ
sống của nấm: dọn vệ sinh đồng ruộng, cỏ dại, thu dọn cây mẹ sau mỗi đợt thu hoạch.
Các loại thuốc được dùng để trị bệnh rỉ sắt là Zineb, Mancozeb, Metiran (Nguyễn Thị
Sao, 2008).
2.6.3 Bệnh thối măng và cổ măng
Phytophthora thối giáo lần đầu tiên được mô tả ở California vào năm 1938 Nguyên

nhân gây bệnh là do nấm Phytophthora megasperma gây nên (Ark và Barrett 1938).
Triệu chứng làm mầm bị mềm ướt, nhầy cả phần trên và phần dưới mặt đất. Ban đầu
lớp vỏ ngoài bị phồng lên sau đó bị xẹp xuống làm cho măng bị cong lại. Ở cổ măng
các mô bên trong cổ măng bị lây nhiễm có màu vàng nâu và có dịch nhầy. Bệnh làm
thối cả phần gốc măng và phần măng trên mặt đất.
Bệnh thay đổi từ năm này qua năm khác, từ vùng này qua vùng khác, phụ thuộc
vào lượng mưa từng vùng. Phòng trị bệnh bằng cách áp dụng các loại thuốc trừ nấm
mang lại hiệu quả cao đặc biệt là những sản phẩm chứa metalaxyl.

2.6.4 Bệnh xám thân trên măng tây
Theo Uecker và Johnson, nguyên nhân được xác định là do nấm
Phomopsisasparagi gây ra (Elena, 2005). Vết bệnh có hình oval dài từ 0,5 – 5 cm, ban
đầu có màu nâu đỏ nhạt, khi vết bệnh phát triển lớn thì xung quanh có đường viền màu


13

nâu đỏ, ở giữa có một phần mô bị xám và xuất hiện bào ổ bào tử màu đen trên những
vết bệnh già.
Cây nhiễm bệnh nặng lá bị vàng và chuyển sang màu nâu rồi rụng hết, thân bị
khô và chết dần. Bệnh xảy ra ở cả thân và cành nhưng chủ yếu là trên thân.
2.6.5 Bệnh đốm tía trên măng tây
Nguyên nhân do nấm Pleospora herbarium gây nên (anamorph Stemphylium
vesicarium) lần đầu tiên được báo cáo ở Mỹ vào năm 1981 (Lacy, 1982). Nấm tồn tại
qua mùa đông nhờ dạng bào tử hữu tính được chứa trong các túi bào tử. Khi gặp điều
kiện thuận lợi các bào tử được phóng thích và gây hại trên cây trồng. Từ những vết
bệnh mới, các bào tử đính được sinh ra bởi một quá trình sinh sản vô tính, các bào tử
này tiếp tục gây ra sự lây nhiễm thứ cấp (Mary, 2003) (Nguyễn Thị Sao, 2008).
Cây bị bệnh ban đầu chỉ có những đốm nhỏ có màu tím nhạt ở xung quanh, ở
giữa có màu nâu nhạt và lõm xuống. Bệnh phát triển tạo thành đám có nhiều đốm liền
nhau. Bệnh thường xuất hiện ở phần gốc của măng và thân mẹ. Mặt có gió thổi tới vết
bệnh xuất hiện nhiều hơn những mặt khác. Ở những vùng có mùa mưa kéo dài, nhiều
sương mù bệnh gây hại nghiêm trọng, cây mẹ nhiễm bệnh nặng sẽ bị rụng lá, khô dần
rồi chết, trên măng non bệnh làm cho măng bị cằn cỗi, chậm phát triển chiều cao, làm
giảm chất lượng và giá trị thương phẩm. Măng bị nhiễm bệnh nặng sẽ không thu hoạch
được (Nguyễn Thị Sao, 2008).
2.6.6 Bệnh đốm trên măng tây
Nguyên nhân gây ra là do nấm Cercospora asparagi (Elmer, W. H. 2001). Bệnh
xuất hiện khi cây đã có tán giao nhau và thường xảy ra khi thời tiết ẩm ướt. Triệu

chứng ban đầu là những đốm nhỏ hình oval có màu xám, đường viền màu nâu đỏ nhạt,
hiện diện trên lá và cành nhánh. Cây nhiễm bệnh nặng sẽ bị rụng lá, ảnh hưởng tới
quang hợp của cây làm cây yếu dần, giảm năng suất và tuổi thọ của cây. Trong năm
đầu măng tây ít bị ảnh hưởng bởi bệnh này. Bệnh thường phát triển nhanh khi độ ẩm


14

không khí cao.Vì vậy nên tưới nhỏ giọt để hạn chế ẩm ướt, nếu tưới phun sương chỉ
nên tưới vào buổi sáng.
2.7 Tình hình nghiên cứu về rau măng tây trên thế giới và Việt Nam
2.7.1 Tình hình nghiên cứu về rau măng tây trên thế giới
Theo Feng và Wolyn (1994) nghiên cứu sự phát triển của bào tử măng tây trong
điều kiện nuôi cấy mô và theo dõi sự hình thành các mô sẹo. Các bào tử được lấy từ
các bao phấn được nuôi trong môi trường dinh dưỡng. Sau khi bào tử đã hình thành
chồi, rễ, phôi lưỡng cực nó được chuyển sang môi trường dinh dưỡng cho cây con
trưởng thành trung bình (MS cộng với 0,1 mg / L axit naphthaleneacetic, 0,5 mg / L
kinetin, 3% sucrose, 3 g / L gelrite, và 0,65 mg / L ancymidol) trong 4 tuần, sau đó
được chuyển qua môi trường trưởng thành (MS cộng với 1,0 mg / L gibberellic acid,
3% sucrose, 3 mg / L gelrite). Cây con được trồng và duy trì trên môi trường trưởng
thành. Kết quả khoảng 0,3% các bào tử sản xuất mô sẹo, và 85% của mô sẹo sản xuất
cây con.
Lần đầu tiên tại Mỹ năm 1908, người ta đã tìm ra bệnh thối rễ và cổ rễ, lúc đầu
nó được gọi là bệnh lùn cây, héo rũ và thối rễ. Bệnh xuất hiện cả giai đoạn cây con và
cây trưởng thành, 1960 – 1980 bệnh gây thiệt hại nặng và làm giảm diện tích đáng kể.
Nguyên nhân gây bệnh là do một số loài nấm Fusarium spp. Nấm xâm nhập vào cây
qua các rễ già, cổ rễ, đầu rễ non, qua vết thương trên cây, ngoài ra bệnh còn lây nhiễm
qua hạt. Triệu chứng trên cây già làm cây vàng lụi dần và chết. Trên măng và cây non
bị bệnh có biểu hiện sinh trưởng chậm và ngừng sinh trưởng, thân bị nhăn nheo, ngã
màu vàng và héo rũ. Ở phần rễ và cổ rễ ban đầu có màu nâu đỏ nhạt, dần dần các mô

bị thối và chuyển sang màu nâu đen (trích Nguyễn Thị Sao, 2008).
Theo Wade H. Elmer, 2001 nghiên cứu đầu tiên về bệnh cây măng tây do vius
gây nên chứng minh ảnh hưởng của các loại virus gây ra trên măng tây được hoàn
thành ở New Jersey. Ở Mỹ có 3 loại virus gây hại trên măng tây được biết đến là
Asparagus virus I (AV – I), Asparagus virus II (AV – II), và Tabacco Streak virus


×