Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN SÂU HẠI THIÊN ĐỊCH BẮT MỒI TRÊN CÂY ĐẬU XANH VÀ XÁC ĐỊNH HIỆU LỰC TRỪ SÂU CUỐN LÁ (Lamprosema indicata) CỦA MỘT SỐ LOẠINÔNG DƯỢC TẠI HUYỆN ĐĂK ĐOA, TỈNH GIA LAI NĂM 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN SÂU HẠI - THIÊN ĐỊCH BẮT MỒI
TRÊN CÂY ĐẬU XANH VÀ XÁC ĐỊNH HIỆU LỰC TRỪ
SÂU CUỐN LÁ (Lamprosema indicata) CỦA MỘT SỐ
LOẠINÔNG DƯỢC TẠI HUYỆN ĐĂK ĐOA,
TỈNH GIA LAI NĂM 2012

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2008 - 2012

Tháng 07/2012


i

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN SÂU HẠI - THIÊN ĐỊCH BẮT MỒI TRÊN
CÂY ĐẬU XANH VÀ XÁC ĐỊNH HIỆU LỰC PHÒNGTRỪ
SÂU CUỐN LÁ (Lamprosema indicata) CỦA MỘT SỐ
LOẠINÔNG DƯỢC TẠI HUYỆN ĐĂK ĐOA,
TỈNH GIA LAI NĂM 2012

Tác giả

NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu


cấp bằng kỹ sư ngành Nông học

Giáo viên hướng dẫn:
TS. TRẦN THỊ THIÊN AN
KS. TRẦN THỊ THÚY AN

Tháng 07/2012


ii

LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả như ngày hôm nay con xin thành kính cảm ơn bố mẹ đã
sinh thành, dạy dỗ, dành tình thương yêu là chỗ dựa tinh thần vững chắc, tạo mọi điều
kiện giúp con yên tâm và phấn đấu trong học tập.
Em xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Thiên An, côTrần Thị Thúy An người
đã không ngại khó khăn, tận tình hướng dẫn giúp đỡ, cho em những lời khuyên quý
báu giúp em hoàn thành tốt đề tài này.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Ban giám hiệu,
phòng Đào tạo phân hiệu Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh tại Gia Lai đã quan tâm
và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường cũng như thời
gian thực hiện đề tài.
Ban chủ nhiệm khoa Nông Học và cùng toàn thể quý Thầy, Cô khoa Nông Học
đã hết lòng giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian
học tập tại trường.
Các anh chị, các bác, các cô, chú nông dân trồng đậu xanh ở các xã Đăk Krong,
Đăksơmei, Kon Gang đã nhiệt tình tạo điều kiện trong quá trình thực hiện khóa luận
tốt nghiệp này.
Các bạn trong lớp DH08NHGL, những người đã luôn động viên, giúp đỡ và

trao đổi kiến thức trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Những tình cảm tốt đẹp này, một lần nữa xin chân thành cảm ơn!

Gia Lai, ngày 5 tháng 7 năm 2012

NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN


iii

TÓM TẮT
Đề tài “Điều tra thành phần sâu hại – thiên địch bắt mồi trên cây đậu xanh và
xác định hiệu lực trừ sâu cuốn lá (Lamprosema indicata) của một số loại nông dược tại
huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai năm 2012”được tiến hành tại huyện Đăk Đoa – tỉnh Gia
Lai, từ tháng 3 năm 2012 đến tháng 6 năm 2012. Đề tài sử dụng phương pháp điều tra
của Lê Văn Trịnh (2002) và Lê Lương Tề (2005) để điều tra thành phần sâu hại và
thiên địch bắt mồi, phần thí nghiệm thuốc được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu
nhiên, 5 nghiệm thức, 3 lần lặp lại với 4 loại thuốc đó là Ematin 1.9EC (0,2%), Nitox
30EC (0,15%), Bian 40EC (0,25%), Kozomi 0.3EC (0,4%) và một nghiệm thức đối
chứng (không phun).
Kết quả thu được:
- Nông dân huyện Đăk Đoa - Gia Lai có sự hiểu biết tương đối tốt về các loài
sâu hại trên đậu xanh, chủ yếu dùng thuốc hóa học thuốc để phòng trừ sâu hại nhưng
số lần phun/vụ ít. Phần lớn các hộ nông dân điều tra chưa có sự chuyên canh đối với
cây đậu xanh, việc bón phân sử dụng ít phân vô cơ, phần lớn bón phân hữu cơ là phân
hỗn hợp vi sinh.Các hộ đều nhận thấy việc mở rộng diện tích, đầu tư thâm canh cây
đậu xanh là cần thiết để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
- Ghi nhận được 12 loài sâu hại xuất hiện trên ruộng đậu xanh, trong đó có 3
loài phổ biến là sâu cuốn lá (Lamprosema indicata), bọ xít xanh (Nezara viridula), sâu
đục quả (Maruca testulalis).

- Có 4 loài thiên địch bắt mồi trên ruộng đậu xanh, với 2 loài phổ biến là bọ rùa
bắt mồi (Coccinella transversalis) và nhện linh miêu (Oxyopes sp.).
- Trên ruộng đậu xanh, loài sâu phổ biến xuất hiện gây hại sớm là sâu cuốn lá
(Lamprosema indicata) xuất hiện từ 12 đến 19 NSG và tăng cao vào 40 – 47NSG. Các
loài bọ xít xanh (Nezara viridula), sâu đục quả (Maruca testulalis) xuất hiện muộn
hơn và có mật số tăng lên cao vào giai đoạn 47 – 54 NSG, sau đó giảm ở 54 – 61NSG
và tăng trở lại ở cuối vụ. Các loài thiên địch bắt mồi xuất hiện trên ruộng đậu xanh
muộn hơn sâu hại (19 – 26NSG) và cũng có chu kỳ biến động tương đối giống sâu hại.


iv

- Cả 4 loại thuốc thí nghiệm đều có hiệu lực trừ sâu cuốn lá đậu cao (78,18 –
97,26%) ở 7 ngày sau xử lý. Thuốc Ematin 1.9EC(nồng độ 0,2%) và Kozomi 0.3EC
(0,4%), ở giai đoạn 1NSP – 5NSP có hiệu lực tăng dần và kéo dài đến 14 NSP (93,81
– 95,17 %). Thuốc Nitox 30EC (nồng độ 0,15%), Bian 40EC(0,25%), có hiệu lực trừ
sâu cuốn lá cao từ 5 – 7 NSP, trong đóNitox 30EC có hiệu lực cao nhất (97,27% ở
7NSP) và cao nhất trong các loại thuốc thí nghiệm, còn Bian 40EC đạt hiệu lực trừ sâu
cao ở 5NSP (94,82%). Mỗi loại thuốc đạt hiệu lực khác nhau ở các ngày theo dõi
nhưng 2 loại thuốc Nitox 30EC, Bian 40EC làm giảm rất nhiều mật số bọ rùa và nhện
trên ruộng, còn thuốc Ematin 1.9EC, Kozomi 0.3EC ít ảnh hưởng đến thiên địch ăn
mồi trên ruộng đậu xanh. Khi trên ruộng đậu xanh có mật số sâu cuốn lá đậu <0,5
con/lá có thể dùng thuốc Ematin 1.9EC, Kozomi 0.3EC để phòng trừ sâu cuốn lá nhằm
giảm tác hại của thuốc đối với môi trường và nhóm thiên địch ăn mồi trong ruộng.


v

MỤC LỤC
Nội dung


Trang

Trang tựa ....................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
TÓM TẮT.................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................x
Chương 1 GIỚI THIỆU ..............................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài ...............................................................................2
2.3 Giới hạn đề tài .........................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................3
2.1 Giới thiệu sơ lược về cây đậu xanh .........................................................................3
2.1.1 Nguồn gốc và phân bố ..........................................................................................3
2.1.2 Đặc điểm thực vật học. .........................................................................................4
2.1.3 Đặc điểm của một số giống đậu xanh trồng phổ biến hiện nay............................6
2.1.4 Yêu cầu về điệu kiện sinh thái ..............................................................................7
2.2 Một số kết quả nghiên cứu thành phần sâu hại trên cây họ đậu ..............................8
2.3 Một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái của nhóm thiên địch bắt mồi trên
cây đậu xanh ................................................................................................................10
2.3.1 Bọ rùa ăn rệp – Coccinella transversalis ...........................................................10
2.3.2 Bọ cánh cụt – Paederus fuscipes ........................................................................11
2.4 Đặc điểm hình thái, sự gây hại và biện pháp phòng trừ một số loài sâu hại chính
trên cây đậu xanh .........................................................................................................12
2.4.1 Sâu cuốn lá – Lamprosema indicata ..................................................................12
2.4.2 Sâu khoang– Spodoptera litura F.. .....................................................................12
2.4.3 Sâu đục quả - Maruca testulalis .........................................................................13



vi

2.4.4 Rệp mềm - Aphis gossipii ..................................................................................13
2.4.5 Bọ xít xanh – Nezara viridula ...........................................................................14
2.5 Đặc điểm của các loại nông dược sử dụng trong thí nghiệm ................................14
2.5.1 Ematin 1.9EC......................................................................................................14
2.5.2 Nitox 30EC .........................................................................................................15
2.5.3 Bian 40EC...........................................................................................................15
2.5.4 Kozomi 0.3EC ....................................................................................................16
2.6 Điều kiện tự nhiên – đặc điểm khí hậu thời tiết huyện Đăk Đoa – Gia Lai ..........16
2.6.1 Điều kiện tự nhiên ..............................................................................................16
2.6.2 Đặc điểm khí hậu, thời tiết từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2012 của khu vưc huyện
Đăk Đoa – Gia Lai .......................................................................................................17
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP............................................................18
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ..................................................................18
3.2 Nội dung nghiên cứu .............................................................................................18
3.3 Vật liệu nghiên cứu................................................................................................18
3.4 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................18
3.4.1 Điều tra hiện trạng canh tác đậu xanh tại Đăk Đoa – Gia Lai ............................18
3.4.2 Điều tra thành phần sâu hại và thiên địch bắt mồi trên cây đậu xanh tạiĐăk Đoa –
Gia Lai .........................................................................................................................19
3.4.3 Điều tra biến động mật số của sâu hại và thiên địch bắt mồi phổ biến trên cây đậu
xanh tại Đăk Đoa – Gia Lai .........................................................................................20
3.4.4 Khảo sát hiệu lực trừ sâu cuốn lá đậu xanh của một số loại nông dược ...........21
3.5 Phương pháp xử lý số liệu .....................................................................................24
Chương 4KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................25
4.1 Hiện trạng sản xuất đậu xanh tại huyện Đăk Đoa – Gia Lai năm 2012 ................25
4.1.1 Kỹ thuật canh tác đậu xanh tại huyện Đăk Đoa – Gia Lai năm 2012 ...............25

4.1.2 Nhận thức của nông dân về sâu hại trên cây đậu xanh và biện pháp phòng trừ tại
huyện Đăk Đoa – Gia Lai ............................................................................................27
4.1.3 Các loại thuốc hóa học nông dân sử dụng để phòng trừ sâu hại trên đậu xanh tại
huyện Đăk Đoa – Gia Lai ............................................................................................28


vii

4.2 Thành phần sâu hại và thiên địch bắt mồi trên cây đậu xanhtrong vụ xuân hè tại
huyện Đăk Đoa – Gia Lai ............................................................................................29
4.2.1 Thành phần sâu hại trên cây đậu xanh................................................................29
4.2.2Thành phần thiên địch bắt mồi trên đậu xanh .....................................................34
4.3 Biến động mật số của sâu hại và thiên địch bắt mồi chính trên cây đậu xanh vụ
xuân hè tại Đăk Đoa – Gia Lai năm 2012 ...................................................................36
4.3.1 Biến động mật số của sâu hại chính trên ruộng đậu xanh ..................................36
4.3.2 Biến động mật số thiên địch bắt mồi chính trên ruộng đậu xanh vụ xuân hè tại
Đăk Đoa – Gia Lai năm 2012 ......................................................................................38
4.4 Hiệu lực trừ sâu cuốn lá hại đậu xanh của một số loại nông dược trong vụ Xuân hè
tại Đăk Đoa – Gia Lai ..................................................................................................39
4.4.1 Mật số sâu cuốn lá ở các nghiệm thức trên ruộng đậu xanh thí nghiệm ............39
4.4.2Hiệu lực của các loại thuốc thí nghiệm ...............................................................40
4.4.3 Tỷ lệ lá đậu xanh bị sâu cuốn lá gây hại.............................................................41
4.4.4 Mật số thiên địch bắt mồi ở 1 ngày trước phun và 14 ngày sau phun ................42
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................44
5.1 Kết luận..................................................................................................................44
5.2 Đề nghị ..................................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................46
PHỤ LỤC ....................................................................................................................49



viii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV: Bảo vệ thực vật
CPTBVTV: Cổ phần thuốc bảo vệ thực vật
DVBVTV: Dịch vụ bảo vệ thực vật
ĐC: Đối chứng
GĐPT: Giai đoạn phát triển
LLL: Lần lặp lại
LLNDAD: Liều lượng nông dân áp dụng
MSTB: Mật số trung bình
ND: Nông dân
NĐT: Ngày điều tra
NSP: Ngày sau phun
NSG: Ngày sau gieo
NT: Nghiệm thức
NTP: Ngày trước phun
SHAD: Số hộ áp dụng
SHĐT: Số hộ điều tra
STT: Số thứ tự
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TSXH: Tần suất xuất hiện
TTS: Thuốc trừ sâu


ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Khí tượng thủy văn khu vực huyện Đăk Đoa – Gia Lai từ tháng 3 tới tháng 6 năm

2012 .......................................................................................................................................... 17

Bảng 3.1 Các loại nông dược dùng trong thí nghiệm ....................................................... 21
Bảng 4.1 Đặc điểm canh tác đậu xanh của nông dân tại huyện Đăk Đoa – Gia Lai ..... 26
Bảng 4.2Nhận thức của nông dân về sâu hại và thiên địch bắt mồi tại huyện Đăk Đoa
– Gia Lai năm 2012................................................................................................................ 27
Bảng 4.3Biện pháp phòng trừ sâu hại trên cây đậu xanh tại Đăk Đoa – Gia Lai .......... 28
Bảng 4.4 Các loại thuốc hóa học nông dân sử dụng để phòng trừ sâu hại trên đậu xanh
tại huyện Đăk Đoa – Gia Lai ................................................................................................ 29
Bảng 4.5 Thành phần các loài sâu hại trên đậu xanh tại huyện Đăk Đoa – Gia Lai .... 30
Bảng 4.6 Thành phần thiên địch bắt mồi trên ruộng đậu xanh tại Đăk Đoa – GiaLai
năm 2012 ................................................................................................................................. 35
Bảng 4.7 Biến động mật số của sâu hại chính trên câyđậu xanh trong vụ xuân hè tại
Đăk Đoa – Gia Lai năm 2012 ............................................................................................... 37
Bảng 4.8 Biến động mật số của thiên địch bắt mồi chính trên ruộngđậu xanh trong vụ
xuân hè tại Đăk Đoa – Gia Lai năm 2012 ........................................................................... 38
Bảng 4.9Mật số sâu cuốn lá trước và sau khi phun thuốc trên ruộng đậu xanh thí
nghiệm ở Đăk Đoa – Gia Lai............................................................................................... 40
Bảng 4.10Hiệu lực trừ sâu cuốn lá hại đậu xanh của một số loại nông dược trong vụ
xuân hè tại Đăk Đoa – Gia Lai. ............................................................................................ 41
Bảng 4.11 Tỷ lệ (%) lá đậu xanh bị hại trước phun và 14 ngày sau phun...................... 42
Bảng: 4.12Mật số thiên địch bắt mồi trước khi phun thuốc 1 ngày và 14 ngày sau khi
phun thuốc. .............................................................................................................................. 42


x

DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

Hình3.1 Khu ruộng đậu xanh bố trí thí nghiêm...……..…………………………....24

Hình 4.1Triệu chứng gây hại của giòi đục thân……......……..….…………………31
Hình 4.2Sâunon sâu cuốn lá đậu...……..….……………………………………….31
Hình4.3Sâu cuốn lá đậu...……..….………………………………………………...32
Hình 4.4 Sâu non sâu khoang...…..……………….…………………………………32
Hình 4.5Rệp mềm.….………...……………………………………………………..32
Hình 4.6Bọ xít xanh……...………………………………………………………….33
Hình 4.7Bọ xít gai lớn……...………………………………………………………..33
Hình 4.8Bọ xít nâu dài……...……………………………………………………….33
Hình 4.9Sâu đục quả……...………………………………………………………....34
Hình 4.10Nhện linh miêu……...…………………………………………………….35
Hình 4.11Bọ rùa non bọ rùa chữ nhân……...……………………………………….35
Hình 4.12 Bọ rùa chữ nhân trưởng thành……...……………………………………..36
Hình 4.13Bọ xít bắt mồi……...……………………………………………………...36


1

Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Đậu xanhVigna radiate L. là cây thực phẩm có ưu điểm quan trọng trong hệ
thống sản xuất cây lương thực và thực phẩm như chu kỳ sinh trưởng ngắn, kỹ thuật
canh tác đơn giản, chịu hạn, dễ luân canh, tăng vụ, trồng xen, trồng gối với nhiều loại
cây trồng khác nên ngày càng phát triển mạnh ở các nước nhiệt đới và á nhiệt đới.
Đậu xanh có nguồn dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa, có thể sử dụng làm cây phân
xanh, cải tạo và làm tốt đất. Theo y học hiện đại, bên cạnh thành phần chính là protid
23,4%, lipid 2,4%, glucid 53,10%, cellulose 4,7%, hạt đậu xanh chứa rất nhiều vitamin
như vitamin E, B1, B2, B3, B6, C, tiền vitamin A, vitamin K, và các khoáng tố gồm
Ca, Mg, K, Na, Zn, Fe, Cu, … Trong giá đậu có nhiều vitamin A, C, E dùng cho người
bị viêm thanh quản, người béo phì và chống lão hóa. Hạt đậu xanh còn được dùng làm

một số loại bánh đậu xanh, nhân bánh chưng, bánh tét, chè, xôi và để ủ giá.
Ở nước ta những năm trước, đậu xanh được xem là cây trồng phụ nhưng gần
đây do nhu cầu tiêu dùng lớn, xu hướng đa dạng hóa cây trồng và sản phẩm, câu đậu
xanh bắt đầu được quan tâm của nhiều cơ quan nghiên cứu và các công ty phân phối.
Vụ mùa mưa đậu xanh được trồng nhiều ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, đậu xanh
thường trồng trên đất xấu, đất tranh thủ trồng xen với các loại cây trồng khác nên
không có điều kiện thâm canh. Mặt khác đậu xanh khá mẫn cảm với một số sâu bệnh
như sâu cuốn lá, sâu đục quả, bọ xít… là những nguyên nhân chính làm cây còi cọc
sinh trưởng yếu, kém phát triển dẫn đến giảm năng suất chất lượng.
Vì vậy, vấn đề đặt ra cần phải có những nghiên cứu, tìm hiểu về thành phần,
thời điểm phát sinh và gây hại tập trung của các loài sâu hại trên cây đậu xanh để đưa
ra biện pháp kiểm soát từ ban đầu, mang lại hiệu quả và phù hợp với tập quán canh tác


2

của bà con nông dân tại địa phương. Xuất phát từ vấn đề trên, đề tài “Điều tra thành
phần sâu hại – thiên địch bắt mồi trên cây đậu xanh và xác định hiệu lực trừ sâu
cuốn lá (Lamprosema indicata) của một số loại nông dược tại huyện Đăk Đoa, tỉnh
Gia Lai” được thực hiện.
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
 Mục đích:
Đề tài thực hiện nhằm góp phần cung cấp số liệu về thành phần sâu hại, thiên
địch bắt mồi và hiệu quả phòng trừ sâu cuốn lá và làm cơ sở thực tiễn, khoa học cho
việc nghiên cứu, xây dựng biện pháp quản lý hữu hiệu các loài sâu hại trên cây đậu
xanh tại huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai.
 Yêu cầu:
1. Điều tra được hiện trạng canh tác cây đậu xanh của nông dân tại huyện Đak
Đoa, tỉnh Gia Lai năm 2012.
2. Xác định được thành phần sâu hại và thiên địch bắt mồi trên cây đậu xanh.

3. Xác định được biến động mật số gây hại của sâu hại chính cũng như biến
động mật số của thiên địch bắt mồi chính trên cây đậu xanh.
4. Xác định được hiệu lực trừ sâu cuốn lá đậu xanh(Lamprosema indicata) của
một số nông dượctại huyện Đăk Đoa – Gia Lai.
1.3 Giới hạn đề tài
Đề tài được thực hiện trong vụ Xuân hè (từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2012) tại
huyện Đăk Đoa tỉnh Gia Lai.


3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu sơ lược về cây đậu xanh
2.1.1 Nguồn gốc và sự phân bố
Tên khoa học: Vigna radiata(L.)
Họ: Fabaceae
Cây đậu xanh là cây trồng khởi nguyên từ Ấn Độ, Trung tâm Trung Á và sau
lan truyền ra các nước vùng Đông Nam Á như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia và
Việt Nam. Do đặc điểm phân bố rộng từ 600 Bắc – 400 Nam, cây đậu xanh có thể trồng
ở hầu khắp các vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới của các châu lục.
Ngày nay, đậu xanh được phát triển ở hầu khắp các châu lục với mục tiêu hàng
đầu là cung cấp dinh dưỡng dễ tiêu, cải tạo và làm tốt đất, luân canh cây trồng và góp
phần bảo vệ môi trường bền vững. Đậu xanh đã được phát triển ở một số vùng nhiệt
đới và ôn đới như ở châu Úc, lục địa châu Mỹ, phía Đông châu Phi. Ở khu vực Đông
và Nam châu Á, cây đậu xanh được phát triển mạnh ở các nước Ấn Độ, Trung Quốc,
Thái Lan, Philippin, Myanma, Indonesia,…
Ở nước ta, cây đậu xanh được trồng tập trung tại các tỉnh phía Bắc, miền Đông
Nam bộ và Tây Nguyên… với sản phẩm chủ yếu vẫn để tiêu thụ nội địa.
Tình hình sản xuất đậu xanh trên thế giới

Hiện nay, diện tích trồng đậu xanh lớn nhất tập trung ở châu Á (646,829 ha), và
nhỏ nhất là châu Đại dương (5,812 ha). Nhưng năng suất đậu xanh cao nhất lại tập
trung ở châu Âu 9,71 tạ/ha, thấp nhất là châu Mỹ (5,12 tạ/ha). Tuy diện tích và năng
suất đậu xanh trên thế giới qua các năm đều tăng nhưng không đáng kể. Ởchâu Á, diện
tích và năng suất của các nước trồng đậu xanh rất ổn định, riêng Trung Quốc có diện
tích trồng đậu xanh lớn nhất(218,030 ha năm 2007 và năm 2008 là 228,030 ha) so với
các nước khác trong khu vực vànăng suất cũng đạt cao nhất 11,31 tạ/ha. Ấn Độ có


4

diện tích trồng đậu xanh đứng thứ 2trong khu vực (150,000ha) nhưng năng suất lại
thấp nhất 2,8 tạ/ha.
Tình hình sản xuất đậu xanh trong nước
Việt Nam, đậu xanh đã được trồng lâu đời, khắp nơi trong cả nước, nhưng bị
xem là cây trồng phụ nhằm tận dụng đất đai, lao động nên năng suất còn rất khiêm tốn.
Đậu xanh chiếm diện tích khoảng 40 nghìn ha, năng suất trung bình 6 – 7 tạ/ha.
Từ năm 1983, diện tích, năng suất và sản lượng tăng nhưng chậm và không liên
tục. Năng suất đậu xanh thời kỳ 1981 – 1985 là 5,5 tạ/ha, 1986 – 1991 là 5,9 tạ/ha.
Năm 1989 là năm có năng suất cao nhất 8,2 tạ/ha nhờ sự chuyển đổi giống mới.
Hiện nay, năng suất đậu xanh ở các tỉnh phía Nam thường cao hơn các tỉnh phía
Bắc như một số vùng ở An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang… đã đạt gần 20 tạ/ha trong
vụ Đông Xuân vì có nhiều điều kiện thích hợp cho canh tác đậu xanh. Với một số
giống mới như ĐX – 044, ĐX – 06, ĐX – 92 – 1, V87 – 13, HL89 – E3, V91 – 1 là
những giống ngắn ngày, chín tập trung cho năng suất khi thâm canh đạt 15 – 17 tạ/ha,
do các nhà tuyển chọn giống đậu xanh đã ghi nhận. Cho nên, tiềm năng năng suất đậu
xanh của chúng ta khá lạc quan (Phạm Văn Thiều, 2009).
2.1.2 Đặc điểm thực vật học của cây đậu xanh và một số giống đậu xanh trồng
phổ biến hiện nay
2.1.2.1 Đặc điểm thực vật học

 Rễ
Rễ đậu xanh gồm có nhiều rễ cái và rễ con. Rễ cái ăn sâu 30 – 60cm, nhưng
thông thường rễ đậu xanh chỉ ăn sâu 20 – 30cm. Rễ con mọc bên cạnh rễ cái và ăn
ngang khoảng 20 – 30 cm. Rễ đậu xanh phát triển nhanh ở thời kỳ sinh trưởng dinh
dưỡng. Sự phát triển của rễ phụ thuộc vào giống, đất trồng, kỹ thuật làm đất, độ ẩm. Ở
cây đậu xanh, rễ hình thành nốt sần do vi khuẩn (Rhizobium japonicum)xâm nhập vào
rễ và phát triển để cố định nitơ của khí trời.


5

 Thân
Là loại thân thảo, cao từ 25 – 60cm, gốc thân có màu xanh hay màu tía, số đốt
trên thân có từ 7 – 16đốt, độ dày của đốt cũng khác nhau tùy từng giống. Phần thân từ
gốc đến hai lá đầu tiên gọi là trục hạ diệp. Phần này có thể màu xanh (tính lặn) hay tím
(tính trội). Trục hạ diệp là phần thân của cọng giá đậu do hạt đậu nẩy mầm thượng địa
tạo thành.
 Lá
Mọc từ đốt thân. Lá có cuống dài 5 – 15cm mang một lá kép ở đầu. Mỗi lá kép
thường mang 3 lá chét mọc từ 3 cuống lá phụ (đôi khi có 5, 7, 9 lá chét). Lá chét
nguyên (đôi khi có xẻ thuỳ) dài 2 – 15 cm, rộng 1,5 – 12 cm, mặt trên có lông tơ ngắn
(hoặc trơn). Lá chét giữa có khả năng hướng theo chiều ánh sáng, nhờ đó giúp lá cây
quang hợp được hiệu quả hơn.
 Hoa
Mọc từ nách lá ngọn đến nách lá thứ 8 – 9 (kể từ ngọn). Mầm phát hoa bắt đầu
xuất hiện từ 18 – 20 NSG và phát triển đến 33 – 40 NSG thì trổ hoa đầu tiên. Mỗi phát
hoa có cuống dài 2 – 13 cm, mang một chùm 10 – 12 hoa ở đầu các cuống phụ, nhưng
chỉ đậu trái được 3 – 10 trái/ chùm. Tỷ lệ hoa rụng thay đổi theo giống, mùa vụ, kỹ
thuật trồng và cũng thay đổi tuỳ vị trí đốt trên thân. Thiếu nước hoặc mưa nhiều cũng
làm hoa dễ bị rụng, năng suất giảm.

Hoa đậu xanh màu vàng tươi, có đường kính 1,1 – 1,7cm, mang 5 cánh, 1 bộ
nhị đực (gồm 10 nhị), 1 bộ nhụy với vòi nhụy xoắn và dài. Hoa thường nở lúc 7 – 9
giờ sáng và héo từ buổi trưa. Phần nhị đực đã rơi lên núm nhụy cái và thụ phấn từ
chiều tối hôm trước khi trổ, vì hoa thường có tỷ lệ tự thụ tương đối cao ( 79 – 98 %,
tuỳ giống).
Cây đậu xanh thường trổ hoa thành 2 – 3 đợt, mỗi đợt hoa trổ trong vòng 5 – 7
ngày, hai đợt cách nhau 5 – 10 ngày.
 Quả
Quả đậu xanh dài 7 – 12cm, mỗi quả có từ 7 – 15 hạt. Màu quả thường đen
hoặc nâu, màu hạt thường xanh, hoặc mốc một số màu nâu hoặc đen, trọng lượng 1000


6

hạt tùy giống và mùa vụ biến đổi từ 50 – 65g. Hạt chứa 22 – 24% protein, 60%
hydratcacbon. Ngoài ra còn có nhiều muối khoáng và vitamin.
2.1.2.2 Đặc điểm của một số giống đậu xanh trồng phổ biến hiện nay
 Nhóm giống địa phương
Là những giống đã được trồng từ lâu đời ở nước ta. Tên giống thường căn cứ
vào màu sắc và dạng hạt. Ví dụ: đậu mốc (vỏ hạt mốc), đậu da tre (hạt màu da tre), đậu
tiêu (hạt nhỏ như hạt tiêu), đậu mỡ (hạt bóng mỡ). Những giống hạt mốc thường nhỏ
nhưng phẩm chất ngon. Hạt đậu mỡ to hơn, năng suất cao hơn đậu mốc nhưng phẩm
chất kém, giá trị thương phẩm thấp. Điểm nổi bật là các giống địa phương đều thuộc
nhóm năng suất thấp, không chịu phân, dễ lốp đổ.
 Nhóm giống cải tiến
Là những giống nhập nội trong thời gian gần đây hoặc những giống lai tạo
trong nước từ các giống bố mẹ có đặc điểm nông học tốt. Đặc điểm chung của nhóm
giống cải tiến là sinh trưởng khoẻ, chịu phân bón và có tiềm năng năng suất cao (15 –
20 tạ/ha), phẩm chất tốt (các giống có hạt bóng mỡ cũng có chất lượng hạt cao, chất
lượng hạt không phụ thuộc vào màu sắc vỏ hạt), hạt to (khối lượng 1.000 hạt đạt trên

50 g). Đặc điểm sinh trưởng quan trọng là tầng quả thường vượt trên tầng lá vì vậy dễ
chăm sóc quả và dễ thu hái. Trong sản xuất hiện nay, nhóm giống cải tiến đang được
phổ biến nhanh với các giống như:
- Đậu xanh 004: Cây cao 45 – 50cm, sinh trưởng khỏe, nhiều quả, chín tập
trung, thu hoạch làm 2 – 3 đợt. Thời gian sinh trưởng vụ xuân 80 – 86 ngày, vụ hè 75
– 80 ngày, vụ thu 90 ngày. Hạt dạng bầu dục, màu hạt xanh vàng, bóng (mỡ), trọng
lượng 1.000 hạt 66 – 79g. Giống đậu xanh này ít nhiễm bệnh đốm lá, phấn trắng, khả
năng chịu nóng tốt, khả năng thích ứng rộng, trồng được cả 3 vụ của vùng đồng bằng
trung du, miền núi phía Bắc.
- Đậu xanh VN 93 – 1: Chiều cao cây trung bình 60 – 75cm, sinh trưởng khỏe.
Thời gian sinh trưởng vụ xuân 70 – 80 ngày. Vụ hè 60 – 69 ngày. Hạt màu xanh mốc
ruột vàng. Trọng lượng 1.000 hạt đạt 50 – 60g. Chống đổ, chống úng khá. Nhiễm bệnh
phấn trắng, bệnh đốm nâu ở mức trung bình. Khả năng thích ứng rộng, trồng được cả 3
vụ của vùng đồng bằng trung du, miền núi phía Bắc.


7

- Đậu xanh ĐX 92 – 1: Chiều cao cây trung bình 53cm. Thời gian sinh trưởng
vụ xuân 80 ngày, vụ hè 65 ngày. Trung bình mỗi cây có 27 quả. Hạt màu xanh mốc,
ruột vàng. Trọng lượng 1.000 hạt đạt 55 – 65g. Phẩm chất tốt hợp thị hiếu người tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu.
- Giống V91 – 15: Giống này cây cao trung bình 60 – 65 cm phơi bông nên rất
thuận tiện cho công tác phòng trừ sâu hại, hạt có dạng hình trụ, màu xanh mỡ thích
hợp với người tiêu dùng. Tỷ lệ hái đợt đầu vào khoảng 70 – 80%. Giống chống chịu
bệnh khảm vàng và đốm lá ở mức trung bình.
- Giống V94 – 208: Là giống có tiềm năng năng suất cao trung bình 1,4 – 1,5
tấn/ha, có những nơi giống đã đạt 2,8 tấn/ha. Đặc điểm nổi bật của V94 – 208 cao
75cm, thân to, lá rộng, bông nằm trên mặt lá, hạt to, hình trụ màu xanh đậm, bóng. Hạt
đóng không kín trong trái, vì vậy khi gặp điều kiện dinh dưỡng không tốt các hạt sẽ

không đều. Hạt giống V94 – 208 rất dễ bị đổi màu khi thu hái gặp trời mưa hoặc phơi
không kịp. Giống rất dễ bị mọt.
2.1.3 Yêu cầu về điều kiện sinh thái
2.1.3.1 Đất
Đậu xanh mọc được trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là đất thịt pha sét, tơi
xốp, thoáng (không úng), màu mỡ, nhiều hữu cơ. Đất cồn, phù sa ven sông rất thích
hợp để trồng đậu xanh. Đậu xanh chịu được đất hơi chua (pH = 4,5 – 6,5). Nếu pH
thấp hơn ( từ 4,0 – 4,5) phải chọn giống chịu phèn để cho năng suất khá (ĐX 91, X 3C, ĐX – 9). Cày xới, phủ rơm, phun dinh dưỡng (lân, kali) cho cây cũng làm tăng
năng suất đậu xanh trồng trên đất phèn. Cây đậu xanh chịu mặn trung bình (đất chứa
0,4 % muối) nhưng phải chọn giống chịu mặn (ĐX 113) và trồng vụ đông xuân.
2.1.4.2 Khí hậu
Nhiệt độ: Đậu xanh cần nhiệt độ ấm áp (25 – 3000C). Dưới 200C làm kéo dài
thời gian sinh trưởng và giảm năng suất. Để nẩy mầm, hạt đậu xanh cần nhiệt độ 24 –
320C. Vì vậy, ủ giá trong mùa lạnh cần tưới bằng nước hơi ấm để tạo nhịet độ tốt cho
hạt nẩy mầm. Hạt đậu xanh gieo vào thời điểm lạnh trong năm (vụ Đông Xuân) cũng
cần được phủ rơm để đất ẩm, hạt dễ mọc mầm.


8

Ánh sáng: Cây đậu xanh ưa ánh sáng, trong điều kiện ánh sáng đầy đủ thì càng
quang hợptốt. Trời âm u, thiếu ánh sáng cây sinh trưởng kém. Ở phía bắc từ tháng 3
đến tháng 11lượng ánh sáng đủ cho cây quang hợp. Các tháng 12 – 1, 2 thường nhiệt
độ thấp thiếuánh sáng nên cây sinh trưởng kém. Cây đậu xanh tuy là cây quang hợp
theo nhóm C3nhưng tốc độ tích lũy chất khô rất cao, đặc biệt vụ hè đủ ánh sáng, chỉ
65 – 70 ngày đãtạo nên 2 tấn hạt và 4 – 5 tấn chất khô trên 1 ha quả.
Nước: Cây cần cung cấp mộ lượng nước khoảng 300 – 600mm/ vụ. Mùa nắng
cầncung cấp nước khi ẩm độ đất đạt dưới 50 % nước hữu dụng (đất bời rời, se
khôngdính). Thiếu nước vào giai đoạn trái đang tạo bột sẽ làm hạt đậu xanh dễ bị hiện
tượng“ đậu đá” (hạt cứng, không hút nước lúc nấu chè) . Gieo đậu trên nền đất lúa cần

gieosớm (5 – 12 ngày sau khi rút nước), lúc đất còn ẩm (đi còn lún chân) thì hạt mới
mọcmầm và sinh trưởng tốt.
2.2 Một số kết quả nghiên cứu về thành phần sâu hại trên cây họ đậu
Theo Trần Thị Thiên An (2003) sâu hại trên cây đậu đỗ gồm sâu xám (Agrotis
ypsilon),sâu khoang (Spodoptera litura), rệp mềm (Aphis craccivora), bọ trĩ
(Scritothrip dorsalis), sâu đục quả (Etiella zinckenella), sâu xanh da láng (Spodoptera
exigua), sâu đục ngọn (Maruca testulalis), sâu cuốn lá (Lamprosema indicata), bọ xít
xanh (Nezara viridula),…
Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến và Nguyễn Mạnh Chinh ghi nhận thành phần
sâu hại đậu xanh gồm rệp đậu (Aphis craccivora), bọ trĩ (Megalurothrips usitatus),
ruồi đục thân (Ophiomyia phaseoli), sâu cuốn lá (Lamprosema indicata), sâu khoang
(Spodoptera litura), sâu xanh da láng (Spodoptera exigua), sâu đục quả (Maruca
testulalis), nhện đỏ (Tettranychus urticae).
Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2003) sâu hại cây họ đậu gồm dòi đục thân
(Melanagromyza sojae), sâu xanh da láng (Spodoptera exigua), sâu khoang
(Spodoptera litura), sâu cuốn lá (Lamprosema indicata), rầy mềm (Aphis craccivora),
sâu đục quả đậu (Etiella zinckenella, Maruca testulalis ), bọxít xanh (Nezara viridula),
bọ xít dài (Riptortuspilosus linearis).


9

Theo bộ môn côn trùng trường Đại học Nông Nghiệp I (2004) thì sâu hại trên
cây họ đậu gồm dòi đục thân (Melanagromyza sojae), sâu khoang (Spodoptera litura),
sâu xanh (Heliothis armigera), sâu cuốn lá (Lamprosema indicata), bọ xít xanh
(Nezara viridula), bọ xít dài(Leptocorisa varicornis), sâu đục quả (Maruca testulalis).
Đường Hồng Dật (2006) sâu hại trên đậu xanh gồm sâu đục quả đậu (Maruca
testulalis), sâu đục quả đậu tương (Etiella zinckenella), bọxít xanh (Nezara viridula).
Sâu gây hại trên cây họ đậu gồm dòi đục thân đậu (Melanagromyza sojae), sâu
đục trái đậu (Maruca testulalis), sâu khoang (Spodoptera litura), bọ xít xanh (Nezara

viridula), rầy mềm (Aphis craccivora), bọ trĩ (Megalurothrips usitatus)… (Nguyễn Thị
Chắt, 2006).
Theo chi cục bảo vệ thực vật Phú Yên (2008) sâu hại trên đậu xanh gồm sâu
xanh (Heliothis armigera), sâu khoang (Spodoptera litura), sâu cuốn lá (Lamprosema
indicata), sâu đo (Anomis flava), rệp sáp (Pseudococcus citri), bọxít xanh (Nezara
viridula), dòi đục thân (Melanagromyza sojae).
Thành phần sâu hại cây đậu tương gồm có sâu xám (Agrotis ypsilon), ruồi đục
thân (Melanagromyza sojae), sâu đục quả (Etiella zinckenella), sâu xanh (Heliothis
armigera), sâu cuốn lá (Lamprosema indicata), sâu khoang (Spodoptera litura), bọ xít
xanh (Nezara viridula) (Theo sở khoa học và công nghệ tỉnh Cao Bằng).
Theo sở khoa học và công nghệ tỉnh Hải Dương (2009) sâu hại trên cây đậu
gồm có sâu khoang (Spodoptera litura), sâu cuốn lá (Lamprosema indicata), sâu đục
quả (Maruca testulalis), bọxít xanh (Nezara viridula), dòi đục thân đậu
(Melanagromyza sojae).
Sâu hại trên đậu xanh gồm dòi đục thân (Melanagromyza sojae), sâu khoang
(Spodoptera litura), sâu xanh da láng (Spodoptera exigua), sâu đục quả (Etiella
zinckenella), rầy mềm (Aphis craccivora). Trích “sâu bệnh cây đậu xanh” trong báo
cáo nông nghiệp ngắn ngày – Bộ nông nghiệp.


10

Phạm Văn Thiều (2009) cho biết thành phần sâu hại đậu xanh gồm có rệp
(Aphis craccivora), sâu cuốn lá (Lamprosema indicata), sâu đục quả (Etiella
zinckenella), sâu xanh da láng (Spodoptera exigua), bọxít xanh (Nezara viridula).
2.3 Một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái của nhóm thiên địch bắt mồi
trên cây đậu xanh
2.3.1 Bọ rùa bắt mồi – Coccinella transversalis (Coccinellidae – Coleoptera)
Theo Trung tâm khuyến nông Bắc Giang (2011), bọ rùa Coccinella
transversalis Fabricius thuộc họ bọ rùa Coccinellidae, bộ cánh cứng Coleopatera. Trên

thế giới chúng phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Myanma, Indonexia, New
Ghine, New Dilan, Australia. Ở Việt Nam loài này phân bố khắp các tỉnh thành trong
cả nước. Thức ăn của chúng là các loài rệp muội, rệp sáp hại các giống cây trồng như
nhãn, vải, đậu tương, đậu xanh, lạc…
* Đặc điểm hình thái
Trưởng thành có cơ thể hình trứng ngắn, lưng gồ cao và nhẵn bóng. Đầu đen
với nhiều châm trắng nhỏ bên mắt. Tấm lưng ngực trước đen với chấm trắng vuông
góc ở 2 bên góc trước. Tam giác cánh đen. Cánh cứng vang da cam hay đỏ với 3 vết
đen ngang trên mỗi cánh và 1 chấm đen chung quanh tam giac cánh. Vệt đen thứ 1 có
hình chữ nhân, 2 vệt đen sau hình lượn sóng và nối liền hết chiều rộng của cánh. Vệt
đen thứ 3 nằm gần cuối cánh (đỉnh cánh), đôi khi cắt dời nhau tạo thành 2 vệt. Phần
tiếp giáp với mảnh mai – tam giác cánh có 1 chấm đen to. 3 đôi chân màu đen. Chiều
dài thân con đực đo được 5,5 mm. Chiều dài thân con cái đo được 5,9 mm.
Trứng được đẻ rời từng quả xếp gần nhau tạo thành ổ, có màu vàng sáng thuôn
nhọn 2 đầu, chiều dài trung bình của trứng là 1,2 mm.
Ấu trùng có 4 tuổi. Thân thuôn dài. Khi mới nở có màu trắng đục sau chuyển
sang màu xám đen. Chiều dài thân trung bình 1,35 mm. Tuổi 2 có màu xám nhạt trên
lưng có các vệt màu da cam nhạt. Kích thước trung binh 3,3 mm. Tuổi 3 các vệt da
cam trên lưng màu đậm hơn, chiều dài thân đo được 5,2 mm. Tuổi 4 thân màu đen, 4
vệt màu da cam trên lưng sắc nét và đậm hơn. Vệt da cam phía gần hậu môn dài nhất


11

(kéo từ hông bên này sang hông phía bên kia). Vết thứ 2 bị chia thành 2 mảnh o giữa
lưng, vết vàng thứ 3 và 4 nhỏ hơn, nằm giữa lưng. Phía đầu phải trông giống miệng
con ốc trên có 2 chấm màu da cam. Chiều dài thân trung bình 8,6 mm.
Nhộng dạng nhộng trần. Khi mới vào nhộng có màu nâu vàng, sau chuyển
thành màu nâu, trên lưng có các vệt màu đen.
Khả năng ăn rệp đậu (Aphis craccivova Koch) của ấu trùng bọ rùa trong 1 ngày

đêm. Tuổi 1 ăn ít nhất 7,5 con, Tuổi 2 bọ rùa ăn 13,15 rệp đậu, Tuổi 3 khả năng ăn rệp
là 25,39 con, Tuổi 4 khả năng ăn rệp của bọ rùa đạt cao nhất 66,05 con.
Ngoài thức ăn ưa thích của chúng là rệp mềm, chúng còn ăn các loại nhện, côn
trùng nhỏ và trứng của các loại côn trùng khác, đôi khi ăn cả phấn hoa và mật hoa.
2.3.2 Bọ cánh cụt Paederus fuscipes
Bọ cánh cụt Peaderus fuscipes Curtis thuộc họ cánh cụt Staphylinidae, bọ cánh
cứng Coleoptera. Bọ cánh cụt Peaderus fuscipes có một số đặc điểm:
Trứng của bọ cánh cụt Peaderus fuscipes hình bầu dục hoặc hình trứng, có kích
thước dài 0,63 – 0,7 mm, bề mặt nhẵn bóng. Trứng lúc mới đẻ có màu trắng đục sau 2
– 5 ngày trứng chuyển sang màu vàng sang đến màu hơi nâu thì trứng nở.
Ấu trùng bọ cánh cụt Peaderus fuscipes Curtis trải qua 2 tuổi. Râu đầu ấu trùng
tuổi 1 và tuổi 2 đều có có 3 đốt dạng sợi chỉ. Chân thuộc dạng chân chạy, đốt đùi to,
chân có 3 đốt và bàn chân chưa phân đốt. Toàn cơ thể phủ một lớp lông cứng thưa.
Nhộng thuộc dạng nhộng trần, màu vàng. Cơ thể nhộng phủ lông trắng thưa.
Trưởng thành bọ cánh cụt cái có chiều dài trung bình 7,7 – 8,14 mm lớn hơn
con đực có chiều dài là 6,18 – 7,66 mm, có đầu màu đen, đốt ngực trước màu nâu đỏ
hình ovan, đốt ngực giữa mang đôi cánh cứng màu xanh đen có ánh kim, đốt ngực
cuối mang đôi cánh màng giúp bọ cánh cụt có thể bay lên khi gặp điều kiện bất lợi.
Phổ mồi của bọ cánh cụt Peaderus fuscipes khá rộng. Chúng có thể ăn hầu hết
các loại côn trùng có thân mềm, tuy nhiên bọ cánh cụt chỉ có thể ăn những sâu non
tuổi nhỏ có lớp da mềm. Khi gặp vật mồi, bọ cánh cụt thường dùng đôi càng giữ chặt
lấy con mồi và nhai dần đến hết (Nguyễn Tuấn Đạt, 2010).


12

2.4 Một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sự gây hại của một số loài
sâu hại chính trên cây đậu xanh
2.4.1 Sâu cuốn lá – Lamprosema indicata (Pyralidae – Lepidoptera)
Sâu cuốn lá thường xảy ra thành dịch ở các vùng trồng đậu, phát sinh quanh

năm trên đồng ruộng. Mật độ của sâu tăng nhanh và gây hại lớn nhất vào thời kỳ cây 4
– 6 lá kép và quả đang phát triển.
Trưởng thành là 1 loài ngài sáng hoạt động mạnh vào chiều tối, thích ánh sáng
đèn, có sải cánh từ 20 – 22 mm màu nâu sáng hoặc vàng nhạt, dìm cánh không đen,
cánh trước có 3 đường vân dài cắt ngang cánh, cánh sau có 2 đường vân.
Trứng màu hồng nhạt, được đẻ rời rạc trên các phần thân của cây nhất là ở mặt
dưới các lá non.
Sâu non đẫy sức khoảng 20 mm, có màu xanh nhạt, đầu màu nâu. Sâu non mới
đẻ ra nhả tơ kéo mép lá lại và nằm trong đó ăn và gây hại. Khi tuổi lớn sâu nằm trong
lá ăn từng mảng chừa gân chính và hóa nhộng ngay trong lá. Nhộng dài 6 – 8 mm, lúc
đầu màu xanh, dần chuyển màu nâu, màu vàng nhạt hoặc màu xanh.
2.4.2 Sâu khoang –Spodoptera litura (Noctuidae – Lepidoptera)
Sâu khoang là sâu đa thực, phá hoại nhiều loài cây trồng, theo số liệu ghi nhận
được sâu khoang phá hại đến 200 loại cây trồng khác nhau, cây lương thực như cây
bắp, cây khoai lang, cây công nghiệp như cây bông vải, thuốc lá, các loài đậu đỗ, cây
rau thực phẩm như các loài cải, các loài cà, rau bầu bí.
Sâu non phá hại cây trồng là chủ yếu, tuổi nhỏ hầu hết sống ở mặt dưới lá tập
trung ăn phần mềm của lá chỉ để lại màng trắng. Sang tuổi 2 chúng bắt đầu phân tán và
có thể ăn thủng lá. Ở tuổi này trên lưng sâu đã xuất hiện 3 sọc theo chiều dài cơ thể và
2 khoang đen đậm trên đốt thứ 1 và thứ 8. Từ tuổi 3 sâu bắt đầu ăn lá mạnh hơn, làm
khuyết từng mảng lá và có phản ứng với ánh sáng mạnh. Từ tuổi 6 sâu bắt đầu ăn ít đi,
mình từ từ co lại và làm nhộng. Khi mật số sâu non cao chúng có thể ăn hết cả lá chỉ
còn lại cuống, có khi còn tấn công cả hoa và quả non.
Trưởng thành là một loại ngài đêm màu nâu đậm có chiều dài thân 15 – 20 cm,


13

sải cánh từ 32 – 42 mm. Cánh trước màu nâu đen, trên cánh có nhiều vân phức tạp.
Trứng hình bán cầu mặt ngoài trứng có nhiều đường gân nổi chạy từ đỉnh

xuống cắt những đường gân ngang tạo thành những ô nhỏ. Trứng mới đẻ màu vàng
nhạt, gần nở màu nâu nhạt hay xám tro. Trứng thường đẻ ở mặt trên lá và có nhiều
lông bao phủ.
2.4.3 Sâu đục quả - Maruca testulalis (Pyralidae – Lepidoptera)
Trưởng thành thân dài 10 – 12 mm, cánh dài 20 – 14 mm, thân màu nâu xám.
Cánh trước dài, hẹp và cũng màu nâu đen, chen lẫn vảy phấn màu sẫm, vàng nhạt, gần
mép trước từ vai đến mép nhọn cánh có vệt dọc màu trắng rất đặc sắc, hoạt động vào
ban đêm, ban ngày đậu trốn ở trong lá. Bướm đẻ trứng dời dạc trên hoa hoặc trái non.
Trứng hình bầu dục, chiều dài 0,5mm, bề mặt chi chít dạng mắt lưới không trật
tự nổi lên. Sâu non đẫy sức chiều dài thân 14 mm, sâu non tuổi nhỏ có màu trắng hoặc
nâu lợt với nhiều đốm đen trên khắp thân mình, ăn bông hoặc đục trái non, có thời
gian phát triển khoảng 10 ngày. Vòng đời từ 20 – 30 ngày. Sâu non gây hại nhiều loại
cây trồng chúng nhả tơ nhíu chùm bông lại để ăn ở bên trong. Khi đậu có trái thì sâu
đục vào và ăn bên trong trái non.
2.4.4 Rệp mềm – Aphis craccivora (Aphididae – Lepidoptera)
Rệp mềm thường gọi là rệp đậu vì đây là loại rệp mềm không cánh, thường thấy
bu thành đám quanh đọt hoặc chùm bông và chùm quả non để chích hút làm cho các
bộ phận này bị quăn lại, bông bị rụng và trái bị lép. Loài này rất phổ biến, tấn công đọt
và trái non của hầu hết các loại đậu, đặc biệt là đậu xanh, đậu đũa và đậu cove.
Rệp đậu còn non có màu tím nhạt, khi trưởng thành có màu đen bóng, không có
cánh và sinh sản trực tiếp ra con nên mật số có thể ra tăng rất nhanh, gây hại mạnh, chỉ
khi nào hết thức ăn hoặc mật số quá đông, thiên địch tấn công mạnh… chúng mới phát
sinh thành dạng có cánh để di chuyển đi tìm nguồn thức ăn mới.
2.4.5 Bọ xít xanh –Nezara viridula (Pentatomidae – Hemiptera)
Là loại sâu đa thực cả thành trùng và ấu trùng chích hút nhựa của lá, hoa đặc
biệt là quả và hạt non làm thui chết, quả lép không được thu hoạch.


14


Thành trùng là loài bọ xít có màu xanh lục sáng, chiều dài cơ thể khoảng 14 –
18 mm và rộng 7 – 9 mm, con đực nhỏ hơn con cái. Hai bên góc vai có 2 chấm đen
nhỏ, râu đầu 5 đốt màu nâu nhạt xen kẽ màu vàng nhạt. Thành trùng sống lâu từ 12 –
18 ngày hoặc 1 – 2 tháng.
Trứng hình trụ tròn, màu vàng sáng, chuyển sang màu nâu nhạt hay nâu hồng
trước khi nở. Trứng đẻ thành khối xếp nhiều hàng ở mặt dưới phiến lá. Trứng nở trong
vòng 5 – 7 ngày. Mỗi ổ từ 5 – 7 hàng và khoảng 70 – 130 trứng/1 ổ.
Sâu non mới nở có dạng bầu tròn. Đầu, chân, râu màu đen bụng màu đỏ. Ấu
trùng bọ xít xanh có 5 tuổi, phát triển từ 18 – 28 ngày với kích thước và màu sắc thay
đổi, tuổi 1 sống tập trung, tuổi 2 bắt đầu phân tán và có màu đỏ nâu, tuổi 3 chuyển dần
sang màu xanh lục, tuổi 4 và 5 có màu xanh lục với mầm cánh phát triển.
Sau khi vũ hóa bọ xít ăn thêm khá dài sau đó mới giao phối và đẻ trứng, thời
gian đẻ trứng kéo dài 2 – 3 tuần, hầu hết trứng thường đẻ ở mặt dưới lá. Ấu trùng mới
nở sống tập chung và chưa chích hút ngay được mà hầu hết sống bằng nước sương.
Sang tuổi 2 chúng bắt đầu phân tán đến lá non và trái non để chích hút, tuổi 3 chúng
phân tán và chích hút theo nhóm, từ tuổi 4 trở đi chúng chích hút đơn lẻ.
2.5 Đặc điểm một số thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong thí nghiệm
2.5.1 Ematin 1.9EC
Hoạt chất: Emamectin benzoate
Tính chất hóa học: thuốc được sản xuất từ dịch phân lập qua lên men nấm
Streptomyces avermitilis. Nguyên chất dạng bột rắn, màu vàng nhạt, điểm nóng chảy
150 – 1550C, tan ít trong nước, tan trong dung môi hữu cơ.
Nhóm độc II, LD50 qua miệng 300ng/kg, LD50 qua da > 1800mg/kg, dễ kích
thích da và mắt, tương đối độc với cá, ít độc với ong. TGCL 14 ngày.
Thuốc trừ sâu và nhện tiếp xúc, vị độc phổ tác dụng tương đối hẹp
Ematin 1.9EC chủ yếu trừ các loại sâu tơ, sâu xanh, rầy, rệp, bọ phấn và nhện
hại cà chua, các loại rau màu và một số cây ăn quả. Liều lượng sử dụng trừ sâu 10 –
20g a.i/ha pha nước với nồng độ 0,15 – 0,3 % phun đều lên cây.



×