Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠM VÀ KALI ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CÂY NHA ĐAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (964.75 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠM VÀ KALI ĐẾN SINH TRƯỞNG
VÀ NĂNG SUẤT CÂY NHA ĐAM

NGÀNH: NÔNG HỌC
KHÓA: 2008 – 2012
SVTH: NGUYỄN THỊ KIM THOA

TP. HỒ CHÍ MINH Tháng 07/2012


ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠM VÀ KALI ĐẾN SINH TRƯỞNG
VÀ NĂNG SUẤT CÂY NHA ĐAM (Aloe vera L.)

Tác giả
NGUYỄN THỊ KIM THOA

Khóa luận được trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Nông học

Giáo viên hướng dẫn

PGS. TS LÊ QUANG HƯNG

TP. HỒ CHÍ MINH Tháng 1/2012
i




LỜI CẢM ƠN
Con xin khắc ghi công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, đã giúp con trưởng
thành và có được kết quả như ngày hôm nay.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Ban Giám Hiệu, Ban chủ nhiệm khoa khoa Nông Học trường Đại Học Nông Lâm TP.
Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập.
Thầy PGS.TS. Lê Quang Hưng, trưởng bộ môn cây công nghiệp khoa Nông Học
trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn chỉ dạy và giúp đỡ
em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Cảm ơn Nguyễn Lệ Hương Giang (DY34), Nguyễn Thị Thao, Trần Văn Mạnh,
Nguyễn Hoàng Ngọc Tâm cùng các thành viên của lớp DH08NH đã cùng mình chia sẽ
những kinh nghiệm trong học tập cũng như trong khi thực hiện khóa luân.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 07/2012

ii


TÓM TẮT
Đề tài: “ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠM VÀ KALI ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG
SUẤT CÂY NHA ĐAM”. thí nghiệm 2 yếu tố, yếu tố thứ nhất gồm 4 mức phân Đạm:
N1 (0 kg/ha); N2 (20 kg/ha); N3 (40 kg/ha); N4 (60 kg/ha), yếu tố thứ hai gồm 3 mức
phân Kali: K1 (20 kg/ha); K2 (40 kg/ha); K3 (60 kg/ha) được bố trí theo kiểu lô sọc
gồm 12 nghiệm thức với 3 lần lặp lại. Thời gian thực hiện thí nghiệm từ 19/1 14/6/2012.
Kết quả thu được:
Tổ hợp bón 40 kg/ha/năm Kali + 40 kg/ha/năm Đạm cho năng suất (10,99 kg) và hiệu
quả kinh tế cao nhất (43,641 đồng).
Trung bình các nghiệm thức Kali không khác biệt, chỉ khác biệt các mức Đạm.
Mức đạm 40 kg/ha/năm cho chiều dài lá (40,04 cm), trọng lượng trung bình lá (0,12

kg), số cây con cao nhất.
Mức đạm 20 kg/ha/năm có chiều dày lá cao nhất (1,52 cm).
Mức đạm 60 kg/ha/năm có số lá cao nhất (11,87 lá).

iii


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Trang tựa...........................................................................................................................i
Lời cảm ơn .......................................................................................................................ii
Tóm tắt ........................................................................................................................... iii
Mục lục ...........................................................................................................................iv
Danh sách các chữ viết tắt .............................................................................................vii
Danh sách các bảng ..................................................................................................... viii
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG ............................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ..............................................................................................................1
1.2 Mục đích.................................................................................................................2
1.3 Yêu cầu...................................................................................................................2
1.4 Giới hạn đề tài ........................................................................................................2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 3
2.1 Nguồn gốc ..............................................................................................................3
2.2 Phân loại thực vật học ............................................................................................5
2.2.1 Aloe barbadensis ..............................................................................................5
2.2.2 Aloe perryi (Aloe perryi Baker) ......................................................................5
2.2.3 Aloe ferox ........................................................................................................6
2.2.4 Aloe aborecens.................................................................................................6

2.3 Đặc tính thực vật học .............................................................................................6
2.4 Quy trình kỹ thuật ..................................................................................................7
2.4.1 Chọn giống.......................................................................................................7
2.4.2 Giá thể ..............................................................................................................8
2.4.3 Chăm sóc .........................................................................................................8
2.4.4 Thu hoạch ........................................................................................................8
2.5 Thành phần hóa học lá nha đam.............................................................................8
iv


2.6 Giá trị cây Nha Đam ..............................................................................................9
2.7 Tình hình sản xuất và sử dụng phân bón trên cây Nha Đam ở Việt Nam. ..........12
2.8 Vai trò của phân Đạm và phân Kali đến sự phát triển của cây Nha Đam ...........13
2.8.1 Vai trò của phân Đạm ....................................................................................13
2.8.2 Vai trò của phân Kali .....................................................................................13
Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 15
3.1 Điều kiện nghiên cứu ...........................................................................................15
3.1.1 Điều kiện tự nhiên..........................................................................................15
3.2 Phương tiện ..........................................................................................................16
3.2.1 Vật liệu thí nghiệm ........................................................................................16
3.3 Phương pháp nghiên cứu......................................................................................17
3.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm ......................................................................17
3.3.2 Quy mô thí nghiệm ........................................................................................17
3.3.3 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ..................................................................17
3.3.4 Xử lý số liệu ...................................................................................................18
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................. 19
4.1 Ảnh hưởng của phân Đạm và phân Kali đến động thái tăng trưởng chiều dài lá 19
4.1.1 Ảnh hưởng của phân Đạm và phân Kali đến động thái tăng trưởng chiều dài
lá 1...........................................................................................................................19
4.1.2 Ảnh hưởng của phân Đạm và phân Kali đến động thái tăng trưởng chiều dài

lá 2...........................................................................................................................21
4.2 Ảnh hưởng của phân Đạm và phân Kali đến chiều rộng lá .................................23
4.2.1 Ảnh hưởng của phân Đạm và phân Kali đến chiều rộng lá 1 ........................23
4.2.2 Ảnh hưởng của phân Đạm và phân Kali đến chiều rộng lá 2 ........................25
4.3.1 Ảnh hưởng của phân Đạm và phân Kali đến chiều dày lá 1 ........................27
4.3.2 Ảnh hưởng của phân Đạm và phân Kali đến chiều dày lá 2. .......................29
4.4 Ảnh hưởng của phân Đạm và phân Lân đến động thái tăng trưởng số lá............30
4.5 Ảnh hưởng của phân Đạm và phân Kali đến sự hình thành cây con ...................33
4.6 Ảnh hưởng của phân Đạm và phân Kali đến các yếu tố năng suất cây Nha Đam
....................................................................................................................................35
v


4.6.1 Ảnh hưởng của phân Đạm và phân Kali đến trọng lượng trng bình một lá cây
Nha Đam .................................................................................................................35
4.6.2 Ảnh hưởng của phân Đạm và phân Kali đến năng suất thực thu cây Nha
Đam .........................................................................................................................36
4.7 Hiệu quả kinh tế giữa các ô nghiệm thức (từ tháng 2 đến tháng 6/2012) ............37
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 40
5.1 Kết luận ................................................................................................................40
5.2 Đề nghị .................................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 41
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 42

vi


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
NT: Nghiệm thức
NST: Ngày sau trồng

NSTT: Năng suất thực thu
TB: Trung bình

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Thành phần một số chất trong 100g Nha đam khô.........................................9
Bảng 1.2: Bảng thành phần hóa học trong Nha đam ......................................................9
Bảng 3.1: yếu tố thời tiết...............................................................................................15
Bảng 3.2: Kết quả phân tích thành phần giá thể ...........................................................16
Bảng 4.1.1: : Động thái tăng trưởng chiều dài lá 1 (cm) ..............................................19
Bảng 4.1.2: Động thái tăng trưởng chiều dài lá 2 (cm) ................................................21
Bảng 4.2.1: Động thái tăng trưởng chiều rộng lá 1 (cm) ..............................................23
Bảng 4.2.2: Động thái tăng trưởng chiều rộng lá 2 (cm) ..............................................25
Bảng 4.3.1: Chiều dày lá 1 (cm) ...................................................................................27
Bảng 4.3.2: Chiều dày lá 2 (cm) ...................................................................................29
Bảng 4.4: Số lá (lá/cây) Từ tháng 4 đến tháng 6/2012 .................................................30
Bảng 4.5: Động thái tăng trưởng cây con (cây con/cây)...............................................33
Bảng 4.6.1: Trọng lượng trung bình lá (kg/lá) ..............................................................35
Bảng 4.6.2: Năng suất thực thu (kg/ô) ..........................................................................36
Bảng 4.7.1 : Chi phí cho một ô nghiệm thức Nha Đam (8,75 m2) ...............................37
Bảng 4.7.2: Lợi nhuận thu được (4 tháng) ....................................................................38

viii


Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1


Đặt vấn đề
Cây Nha Đam (Lô Hội) có tên khoa học là Aloe vera (L) Burm.f hoặc Aloe

barbadensis Mill, thuộc họ Aloeaceae (Liliaceae). Từ xa xưa cây Nha Đam đã được
xem là một nguồn dược liệu vô giá và được sản xuất trong cả Đông y Và Tây y. Ngoài
ra cây Nha Đam còn được nghiên cứu và ứng dụng sử dụng nguyên liệu vào các lĩnh
vực khác như công nghiệp mỹ phẩm và công nghệ thực phẩm.
Ở Việt Nam, nha đam có nhiều ở dọc bờ biển Nam Trung bộ , tươi tốt quanh năm.
Loại cây này đặc biệt phù hợp với vùng cát ven biển

, giỏi chịu được khí hậu khô ,

nóng. Chính vì vậ y, Ninh Thuận, Bình Thuận là vùng đất lợi thế cho nha đam phát
triển. Hiện nay nha đam được nhân giống một cách khoa học và trồng ở nhiều nơi trên
toàn quốc để cung cấp cho công nghiệp chế biến và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng

của

mọi nguời. Nhiều công ty chế biến thực phẩm và nước uống đã đầu tư và khuyến khích
các hộ nông dân trồng và phát triển vườn cây nha đam trên bình diện rất lớn để đáp
ứng đủ nguyên liệu cho sản xuất.
Theo ông Nguyễn Tin, trưởng phòng Nông Nghiệp - Sở Nông Nghiệp Và Phát
Triển Nông Thôn Tỉnh Ninh Thuận, trước đây cây Nha Đam chỉ được trồng nhỏ lẻ với
mục đích làm cây cảnh và làm thuốc. Trong khoảng 4 năm trở lại đây từ năm 2008 do
giá nguyên liệu tăng nên diện tích trồng Nha Đam mới được mở rộng và Nha Đam trở
thành một trong những cây trồng chủ lực đem lại nguồn thu chính cho nhiều hộ gia
đình. Tuy nhiên, Nha Đam chỉ được xếp vào cây dược liệu và không nằm trong danh
sách cây Nông Nghiệp nên không nhận được sự quan tâm đúng đắn của ngành, hiện
1



nay cũng chưa có một quy trình kỹ thuật nào rõ ràng dành riêng cho loại cây này đặc
biệt là những khuyến cáo về vấn đề dinh dưỡng cho cây Nha Đam.
Từ những lý do trên và được sự phân công của Khoa Nông Học – Trường Đại
Học Nông Lâm – TPHCM, với sự hướng dẫn của thầy PGS.TS Lê Quang Hưng chúng
tôi tiến hành đề tài:
“ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠM VÀ KALI ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CÂY NHA ĐAM ”
1.2 Mục đích
Xác định các mức phân Đạm và Kali thích hợp cho sự sinh trưởng và năng suất
của cây Nha Đam.
Đánh giá ảnh hưởng tương tác giữa Đạm và Kali đến sinh trưởng và năng suất
cây Nha Đam.
1.3 Yêu cầu
Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, năng suất cây Nha Đam.
Thu hoạch và tính toán lợi nhuận kinh tế.
1.4 Giới hạn đề tài
Đề tài chỉ đánh giá ảnh hưởng của Đạm và Kali đến sinh trưởng và năng suất cây
Nha Đam.
Thời gian thực hiện đề tài ngắn trong khi Nha Đam là cây có thời gian sinh
trưởng dài nên chỉ theo dõi năng suất 4 tháng.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Nguồn gốc
Từ xa xưa con người đã xem nha đam như một loại thảo dược . Trong các tài liệu

cổ xưa của người Sumeri viết bằng chữ hình nêm trên các phiến đá nung được người ta
tìm thấy ở thành phố Nippur cách đây vào khoảng 2200 năm trước Công Nguyên cho
thấy người cổ xưa đã biết sử dụng các loại lá cây nha đam làm thuốc tẩy xổ.
Sách thuốc cổ Ai Cập (3500 năm trước Công Nguyên) đã chỉ dẫn cách dùng nha
đam để trị nhiễm trùng, các bệnh ngoài da và làm thuốc nhuận trường, trị táo bón…
Nha đam đã được vẽ và mô tả trên các bản văn làm bằng đất sét tại Mesopotamia từ
năm 1750 trước Công Nguyên như một cây thuốc. Tên “Aloe’’ có thể phát xuất từ chữ
Ả Rập “Alloeh’’ với ý nghĩa là một “chất đắng và óng ánh”. Nha đam là một cây
thuốc, không thuộc loại ma túy, nhưng đã gây ra cả một cuộc chiến tranh: Khi Đại đế
Alexander chinh phục Ai Cập vào năm 332 trước Công Nguyên, ông đã nghe nói đến
một cây thuốc có khả năng trị vết thương thần kỳ tại một hòn đảo tên là Socotra, ngoài
khơi Somalia, và để lấy cây này về làm thuốc cho quân của mình, đồng thời ngăn chặn
địch quân không cho họ chiếm được cây thuốc này, ông đã gửi hẳn một đoàn quân đi
chiếm hòn đảo (có lẽ là Madagascar ngày nay) và cây này chính là nha đam.
Trên các văn tự cổ xưa và các bằng chứng trên vách đá đền đài, trong các sách vở
y khoa của người Ba Tư cổ, người Ả Rập, La Mã, Ấn Độ, các bộ lạc ở Châu Phi, Châu
Mỹ… đã chứng minh cây nha đam được sử dụng để chữa bệnh tật, tăng cường sinh lực
và làm đẹp da. Trên các vách đá của Kim Tự Tháp đã tìm thấy một số tư liệu, hình ảnh
về việc Nữ Hoàng Ai Cập nổi tiếng là Merfertiti và Cleopatra đã sử dụng loài dược

3


thảo này để chăm sóc và bảo vệ nhan sắc của mình . Vào khoảng 400 năm trước côn g
nguyên, nhựa nha đam và lá nha đam khô đã được bán sang Châu Á.
Vào khoảng 50 năm trước công nguyên, Clesins một thầy thuốc người Hy Lạp đã
sử dụng nhựa nha đam làm thuốc tẩy . Kể từ đó, nha đam đã được giới y học quan tâm
và dùng rộng rãi trong đông y lẫn tây y . Người Trung Quốc gọi nha đam là lô hội vì lô
là đen, hội là tụ lại, kết lại. Lô hội có nghĩa là cây cho nhựa đen . Lô hội được sử dụng
ở Trung Quốc vào khoảng thế kỷ từ 7 đến 8 đời Tùy - Đường. Các thầy thuốc Trung

Quốc đã dùng nha đam để chữa bệnh sốt cao, co giật ở trẻ em và họ còn dùng nha đam
làm thuốc tẩy xổ.
Vào thế kỷ thứ 17, nha đam đã được người Tây Ban Nha xuất sang Châu Mĩ và ở
đây là khu vực sản xuất chính cây nha đam rồi xuất khẩu sang Châu Âu . Năm 1720,
cây nha đam được Cart Von Linne mô tả và đặt tên Aloe Vera Linne , tên đó đã thành
tên khoa học của nha đam và được giới khoa học công nhận cho đến nay . Năm 1820,
nha đam chính thức được công nhận trong từ điển Mỹ với tên là lô hội có tác dụng tẩy
xổ và bảo vệ da.
Tuy nha đam có nguồn gốc từ châu Phi, nhưng sau đó đã được đưa sang trồng tại
châu Mỹ, nhất là vùng West-Indies và dọc bờ biển Venezuela. Trong thế kỷ 19, đa số
Aloe xuất cảng sang châu Âu đều từ các đồn điền tại West-Indies thuộc địa của Hà
Lan (tại các đảo Aruba và Barbados), qua hải cảng Curacao, nên được gọi là Curacao
Aloe, Barbados Aloe… Các Aloe của châu Phi như Cape Aloe, Uganda Aloe, Natal
Aloe… được gọi chung dưới tên thương mãi Zanzibar Aloe. Đầu thế kỷ 20, người
Pháp cũng đã đem nha đam vào trồng ở nước ta, nhất là tại Phan Rang, Phan Thiết để
lấy nhựa Aloe xuất sang châu Âu cho đến sau thế giới chiến tranh lần thứ hai thì không
xuất được nữa nên Aloe vera trở thành cây hoang dại tại Ninh Thuận và Bình Thuận.
Trong những năm gần đây, khi tái phát minh những dược tính quý giá của nha
đam thì Hoa Kỳ đã trồng khá nhiều Aloe vera tại Florida, Texas và Arizona do ở nhu
cầu chất gel Aloe để làm mỹ phẩm tăng cao. Khoảng 10 năm trở lại đây thì phong trào
trồng nha đam để xuất khẩu lớn mạnh ở nước ta , tại hai tỉnh mà cây phát triển tốt nhất
(Ninh Thuận, Bình Thuận).
4


2.2 Phân loại thực vật học
Tên khoa học: Aloe vera (L.) Burm.f., ( Aloe Barbadensis Mill)
Giới (regnum): Plantae
Ngành (divisio): Magnoliophyta
Lớp (class): Liliopsida

Bộ (ordo): Asparagales
Họ (familia): Asphodelaceae
Chi (genus): Aloe
Loài (species): Aloe vera
Trong danh mục cây thuốc của Tổ chức y tế thế giới (WHO), Aloe được xem là
tên chung của khá nhiều loài khác nhau . Hiện nay, đã có trên 400 loài Aloe được tìm
thấy và mô tả với những hình dạng và kích thước khác nhau

, từ những loại có dạng

như thân thảo, chiều cao thấp (dưới 20cm) cho đến những loài thân dạng gỗ , cao trên
100cm. Các loài trong chi Aloe rất đa dạng về hình thái , mỗi loài có những đặc điểm
về thân, lá, hoa, … khác nhau khá rõ. Danh mục tên các loài trong chi Aloe được trình
bày trong phụ lục.
Trong trên 400 loài Aloe thì chỉ có 4 loài dưới đây là có giá trị về mặt y học rõ nét
nhất: Aloe barbadensis, Aloe perryi, Aloe ferox, Aloe aborecens và loài thông thường
nhất là Aloe barbadensis.
2.2.1 Aloe barbadensis
Loài nha đam này xuất xứ từ vùng Địa Trung Hải, Bắc Phi và quần đảo Canary.
Nó thường được trồng ở châu Á, miền nam Châu Âu, Nam Mỹ, Mexico, Aruba,
Bonaire, Bermuda, Bahamas, Trung và Nam Mỹ, dễ bị hư hại tại 32oF, có thể sống tốt
trên đất bạc màu và vùng đất đá
2.2.2 Aloe perryi (Aloe perryi Baker)
Aloe perryi xuất xứ từ Đông Phi. Lá nha đam khô từ loài cây này từ xa xưa đã
được sử dụng như một loại thuốc chữa bệnh. Nó thường sống ở những môi trường có
nhiều đá.

5



2.2.3 Aloe ferox
Aloe ferox được tìm thấy tại Kwazulu-Natal, đặc biệt là giữa các vùng trung du và
bờ biển trong Umkomaas và lưu vực sông Umlaas. Aloe ferox có thể phát triển đến 3
m và có thể được tìm thấy trên những ngọn đồi đá. Loài thực vật này có thể khác nhau
về tính chất vật lý tùy thuộc vào điều kiện địa phương. Lá của nó rất dày và nhiều thịt,
và có gai màu nâu đỏ bên lề với các gai nhỏ trên bề mặt trên và dưới . Hoa của nó có
màu cam hoặc màu đỏ , cuống hoa cao khoảng 0,61 – 1,2 m. Aloe Ferox thích hợp với
khí hậu khô nhiệt đới và vùng đất cát.
2.2.4 Aloe aborecens
Aloe arborescens có nguồn gốc ở bờ biển phía đông nam của lục địa châu Phi,
bao gồm các quốc gia của Nam Phi, Malawi, Mozambique và Zimbabwe. Aloe
arborescens thích nghi với môi trường sống khác nhau, môi trường sống tự nhiên của
nó thường bao gồm các khu vực miền núi bao gồm cả phần nổi trên mặt đá và rặng núi
tiếp xúc. Chiều cao của loài này khoảng từ 2 – 3 m. Lá của nó được trang bị gai nhỏ
dọc theo các cạnh của nó và được sắp xếp theo nơ hoa hồng nằm ở cuối của nhánh lá.
Hoa được bố trí trong một cụm hoa dạng gọi là chùm. Hoa có hình trụ, màu đỏ hoặc
màu da cam.
2.3 Đặc tính thực vật học
Nha đam thuộc loại cây nhỏ , gốc thân hóa gỗ , ngắn. Thường thì sự tăng chiều
dài than nha đam diễn ra rất chậm nên mặc dù cây nha đam đã trưởng thành nhưng
phần trên của cây vẫ n còn nằm rất gần mặt đất . Thân cao tối đa cũng chỉ khoảng 60100cm.
Lá dạng bẹ , không có cuống lá , mọc vòng rất sát nhau , màu từ lục nhạt đến lục
đậm. Lá mọng nước, mép lá có răng cưa thô như gai nhọn , độ cứng tùy theo loại , mặt
trên của lá lõm có nhiều đốm không đều , lá dài từ 30 - 60 cm. Lá nha đam có cấu tạo
gồm ba lớp:
+ Lớp vỏ bên ngoài màu xanh, khá dày;
+ Lớp tế bào nằm phía trên các bó mạch vận chuyển , chứa chất sáp màu vàng với hàm
lượng cao của aloin và các anthraquinone tương tự;
6



+ Lớp trong cùng là một khối nguyên phi lê, gồm các tiểu cấu trúc lục giác chứa dịch
lỏng của phi lê. Nó chính là gel Aloe vera
Nha đam phát hoa ở nách lá . Cuống hoa có thể dài đến 1 m, mang rất nhiều hoa
mọc rũ xuống, với 6 cánh hoa dính nhau ở phần gốc, 6 nhị thò. Tùy thuộc vào loài nha
đam mà màu sắc cuarhoa sẽ khác nhau

(đỏ, vàng, …). Quả nha đam thuộc loại quả

nang, chứa nhiều hột.
Aloe vera là một loài thực vật có lá mọng nước, thích nghi chủ yếu tại các khu
vực khô cằn và bán khô hạn và không chịu được ngập úng hay thời tiết lạnh. Loài thực
vật này có thể đạt đến chiều cao khoảng 90cm. Nó thường nở hoa trong mùa hè . Aloe
vera thường đượ c trồng trong nhà hoặc ngoài trời . Aloe vera có thể chịu đựng tình
trạng hạn hán khắc nghiệt , có thể sống được ở những nơi núi đá và các khu vực ít
mưa. Aloe vera có khả năng chống chọi với hầu hết các loài gây hại , ngoại trừ vài loài
côn trùng.
Một cây lô hội có thể trưởng thành trong một năm với khí hậu lý tưởng , tiếp xúc
với ánh sáng mặt trời, cung cấp đầy đủ nước, chất dinh dưỡng cho đất,…Thu hoạch có
thể bắt đầu năm thứ hai đối với lá đã đạt đến độ trưởng thành 1 - 3 tháng/lần.
Cây nha đam đạt chuẩn thu hoạch yêu cầu : ba lá của khoảng 1 kg và dài 50 - 75
cm được thu hoạch 3 - 4 lần/năm (Danhof, 1987).
Nha đam được nhân giống bằng phương pháp vô tính. Ðể tăng hệ số nhân giống ,
có thể cắt bỏ đọt cây mẹ . Một năm sau xung quanh cây mẹ sẽ xuất hiện mấy chục cây
con. Khi cây con lớn chừng 10 cm, ta tách cây con đem vào vườn ươm , chăm sóc cây
lớn khoảng 15 - 20 cm chúng ta lấy đem trồng. Cây nha đam có thể trồng quanh năm,
nhưng tốt nhất là trồng vào mùa xuân và mùa thu, vì đây là thời gian cây nha đam con
có thể phục hồi và phát triển nhanh nhất.
2.4 Quy trình kỹ thuật
2.4.1 Chọn giống

Cây giống Nha Đam 2 tháng tuổi, chiều cao trung bình 30 - 35 cm, cây khỏe
không bị dị hình và sâu bệnh. Cây giống trước khi trồng được đặt trong bóng râm 2 – 3
ngày sau đó loại bỏ hết phần rễ rồi nhúng vào dung dịch kích thích rễ từ 5 – 10 phút.
7


2.4.2 Giá thể
Chọn giá thể tơi xốp, thoát nước tốt phù hợp với yêu cầu của Nha Đam: tro trấu
và phân chuồng theo tỉ lệ 3:1.
2.4.3 Chăm sóc
Nha Đam vừa trồng xong mầm lá sẽ đỏ hoặc vàng, nhưng khi đã bén rễ mầm sẽ
xanh trở lại. Cây Nha Đam con sau khi được tách ra từ thân mẹ nên để trong mát 2 -3
ngày rồi đem ra trồng thì cây con sẽ nhanh mọc rễ mới và tỉ lệ sống cao hơn.
Tưới nước: 2 - 3 ngày / lần vào mùa khô, mùa mưa chú ý thoát nước tốt. Cây Nha
Đam chịu được nắng hạn nhưng lại phát triển tốt khi có độ ẩm đất vừa phải.
Bón phân: bón lót 40 kg/ha P2O5, bón thúc 1 tháng 1 lần.
Làm cỏ xới xáo đất: trong quá trình chăm sóc cây Nha Đam, phải xới xáo đất trừ
cỏ nhiều đợt. Việc xới đất thường xuyên sẽ giúp cho nền đất được thông thoáng và trừ
được các loại cỏ dại, làm cho quá trình chuyển hoá các chất dinh dưỡng trong đất
nhanh chóng và cây nha đam dễ hấp thu, sinh trưởng và phát triển nhanh hơn.
2.4.4 Thu hoạch
Sau khi trồng khoảng 3 tháng cây nha đam có thể cho thu hoạch lứa đầu tiên và
cứ mỗi tháng lại thu hoạch một lần.
2.5 Thành phần hóa học lá nha đam.
Tùy theo nguồn gốc về chủng loại, Nha Đam có thành phần hóa học khác nhau
nhưng căn bản thì có những chất sau:

8



Bảng 1.1: Thành phần một số chất trong 100g Nha đam khô
Thành phần

Vỏ (%)

Gel (%)

Soluble sugar
Ca
Mg
Na
K
P
Galactoze
Mannoze
Glucoze

10,99 – 11,95
4,25-4,71
0,9-1,03
1,82-1,92
1,84
0,01
8,43-8,54
30,09-1,01
28,01-28,82

26,81 – 27,37
3,58
1,22

3,66-3,73
4,06
0,02
3,50
52,81-54,14
32,25-33,27

Bảng 1.2: Bảng thành phần hóa học trong Nha đam
Nhóm chất

Thành phần

Vitamin
Enzyme
Khoáng chất
Chất đường

Vit D, A, C, F, B1, B2, B3, B6, B9, B12
Amylase, lipase, cacboxy-peptidase,catalase, oxidase
Ca, Mg, K, Na, Al, Fe, Zn
Glucose, mannose, rhamnose, aldopentose

Anthraquinone
Saponin

Aloe emodin (0,05%-0,5%,tính trên hàm lượng anthraquinone
trong Aloe Barbadensis ), aloe barbaloin(15%-30% tính trên
hàm lượng anthraquinone trong Aloe Barbadensis),
isobarbaloin, ester của acid cinnamic


Acid amin

Serine, Threonine, Asparagine, Glutamine, Proline, Glycine,
Alanine, Valine, Isoleucine, Leucine, Tyrosine, Phenylalanine,
Lysine, Histidine, Arginine

Hợp chất khác

Acid Arachidonic, steroid, gibberillin, lignin, acid salicylic…

2.6 Giá trị cây Nha Đam
Nha đam trị bệnh về dạ dày ruột: Đau dạ dày là bệnh thường gặp, bao gồm các
chứng bệnh như viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng. Nha đam sở dĩ trị được bệnh dạ
dày ,vì trong Nha đam có chứa các thành phần như Aloin, Aloe-emodin có tác dụng
điều tiết thần kinh phế vị, kích thích vùng dạ dày, làm mạnh chức năng dạ dày.
9


Viêm dạ dày do thần kinh – toan quá nhiều. Thường dùng loại Nha đam Aloe
vera. Loại Nha đam này điều trị đem lại hiệu quả tốt. Vì chất nhựa ở loại Nha Đam
Aloe vera có tính acid (độ pH là 4,3 - 4,6) có tác dụng trung hoà nhất định đối với vị
toan quá nhiều. Thường dùng Nha đam lúc đói trước bữa ăn một giờ.
Viêm dạ dày mãn tính - vị toan tiết ra ít: Nha đam có tác dụng hỗ trợ trị liệu bệnh
viêm dạ dày mãn tính. Dùng Nha đam Arborecceus hiệu quả càng tốt. Sa dạ dày
thường dùng Nha đam ăn sống
Loét dạ dày - tá tràng: Trong Nha đam có chứa arbutin có tác dụng giảm đau
chống loét. Thành phần arbutin sau khi vào trong dạ dày ruột sẽ hình thành một lớp
màng mỏng bảo vệ ở chỗ loét. Thường dùng Nha đam lột bỏ vỏ.
Ung thư dạ dày: Nha đam có tác dụng hạn chế tế bào ung thư phát triển.
Nha đam cường hoá chức năng của gan: Nha đam có chức năng cường hoá gan,

xúc tiến máu tuần hoàn, trị các bệnh viêm gan cấp tính, viêm gan mãn tính và xơ gan
thời kỳ đầu tương đối hiệu quả.
Nha đam cường hoá chức năng dạ dày ruột
Viêm ruột cấp tính: Nha đam có tác dụng sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây viêm
niêm mạc ruột, đồng thời tống khứ thức ăn có độc ở trong ruột ra ngoài nhanh chóng,
phục hồi chức năng dạ dày ruột, có hai cách dùng Nha đam trị viêm ruột: rượu Nha
đam và Nha đam nấu đường cát đỏ.
Táo bón: Trong Nha đam có chứa các thành phần Aloin % và Aloe – emoin. Có
tác dụng thông ruột, trị táo bón. Hai thành phần trên có thể kích thích hệ bài tiết, giúp
hệ bài tiết phục hồi chức năng bình thường.
Nha đam có tác dụng lợi tiểu: Nha đam có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu có thể trị
các bệnh hệ tiết niệu.
Viêm thận: Thành phần Polysaccharide chứa trong Nha đam có tác dụng nâng
cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Ức chế sự hoạt động của liên cầu khuẩn gây viêm
thận.

10


Viêm bàng quan, viêm niệu đạo : Nha đam có tác dụng lợi tiểu và sát khuẩn, tiêu
diệt vi khuẩn ở đường tiểu, làm tăng lượng nước tiểu, giúp phục hồi chức năng bàng
quang.
Nha đam xúc tiến máu tuần hoàn, trị bệnh tim mạnh; Thành phần Aloin có tác
dụng xúc tiến máu tuần hoàn, tăng cường chức năng tim. Polysaccharide có tác dụng
tăng cường thể chất, nâng cao khả năng miễn dịch làm làm nhuyễn hoá mạch máu. Các
thành phần khác như axit amin, vitamin tham gia vào quá trình trao đổi chất.
Nha đam trị bệnh cảm mạo: Nha đam có tác dụng sát khuẩn, tăng cường thể chất,
nâng cao sức đề kháng, nâng cao sức đề kháng, cho nên dùng Nha đam cũng có thể trị
bệnh cảm mạo.
Nha đam trị bệnh về thần kinh: như suy nhược thần kinh, hội chứng kỳ mãn kinh,

say tàu xe, mất ngủ.
Nha đam trị phong thấp: viêm khớp xương hoạt động linh hoạt, trị đau khớp
xương. Ngoài ra Aloin thành phần chủ yếu của Nha đam có tác dụng xúc tiến máu tuần
hoàn, tăng cường thể lực nâng cao khả năng kháng bệnh của cơ thể.
Tác dụng trị Phỏng và giúp làm lành vết thương: Khả năng của gel Nha đam
trong việc giúp trị lành các vết thương đã được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1935 khi
tạp chí Y khoa Mỹ công bố trường hợp một phụ nữ bị hỏng vì tia X được trị lành bằng
cách đắp chất nhày lấy trực tiếp từ một cành lá Nha đam .Sau đó các tác dụng của gel
Nha đam trên vết thương và vết bỏng đã được nghiên cứu rất kỹ tại khắp nơi trên thế
giới, riêng công trình nghiên-cứu tại ĐH Texas (Galverton) đã ghi nhận gel Nha đam
có thể đi sâu vào mô tế bào làm tê tế bào, diệt vi khuẩn và ngăn sự phát triển của nấm
gây bệnh. chống sưng, làm giãn nở các vi mạch máu, giúp đưa máu về nuôi dưỡng các
tế bào bị hư hại.
Nha đam chứa thành phần Aloedin, có tác dụng sát khuẩn, ức chế tế bào phát
triển, chống ung mủ, trị các vết thương ở ngoài da, giúp vết thương chóng lành không
để lại sẹo.
Tác dụng trị Nấm nơi bộ phận sinh dục : Tuy những thử nghiệm trong ống
nghiệm cho thấy gel Nha đam có thể làm Candida albicans (thủ phạm gây bệnh Nấm
11


nơi bộ phận sinh dục phụ nữ = Yeast infection) ngưng tăng trưởng. Nhưng các kết quả
này chưa được FDA chấp nhận.
Khả năng kích thích Hệ miễn nhiễm và trị một vài loại Ung thư : Các nhà nghiên
cứu tại Đại-học Y-Khoa Tokyo đã tìm thấy những lectin trong gel Nha đam có khả
năng kích thích Hệ Miễn nhiễm gia tăng sự sản xuất các Thực bào có thể diệt được các
vi-khuẩn và tế bào ung thư.
2.7 Tình hình sản xuất và sử dụng phân bón trên cây Nha Đam ở Việt Nam.
Với đặc tính chịu khí hậu khô hạn, Nha Đam được trồng nhiều ở dọc bờ biển Nam
Trung Bộ đặc biệt ở tỉnh Ninh Thuận, cây Nha Đam trở thành nguồn thu nhập chính

cho nhiều hộ gia đình. Ở Bình Thuận khu vực Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Tân nhiều
hộ dân đã trồng thử nghiệm Nha Đam, tuy diện tích chưa nhiều nhưng cho kết quả khá
khả quan.
Để đáp ứng nhu cầu nguồn nguyên liệu cho các công ty thực phẩm và nước uống,
diện tích Nha Đam được mở rộng ở các huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn –
TP.HCM; Thị Xã Thủ Dầu Một – Bình Dương. Năm 2004 khu vực huyện Bình Chánh
đã có gần 19 ha Nha Đam.
Hiện nay có hai phương pháp trồng Nha Đam chính là trồng trực tiếp trên đất ở
vùng đất cát Ninh Thuận, Bình Thuận hay trên vùng đất phèn Bình Chánh. Khu vực
khác như Bình Dương người dân áp dụng phương pháp trồng Nha Đam trong chậu với
giá thể thay thế đất. Ưu điểm của phương pháp này là dễ quản lý cây trong quá trình
chăm sóc, ít chịu ảnh hưởng của tự nhiên cũng như sử dụng hiệu quả vốn đất.
Nha Đam là cây dễ sống, dễ chăm sóc, không yêu cầu khắc khe về dinh dưỡng.
Tuy nhiên cung cấp cho cây một lượng dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu của cây giúp
cây sinh trưởng và cho năng suất cao hơn. Trong thực tế, người dân chăm sóc cây Nha
Đam đều dựa vào kinh nghiệm lâu năm và cũng không có một khuyến cáo nào cụ thể
của cán bộ chuyên ngành.

12


2.8 Vai trò của phân Đạm và phân Kali đến sự phát triển của cây Nha Đam
2.8.1 Vai trò của phân Đạm
Trong đất Đạm tồn tại dưới dạng chính đó là Đạm vô cơ, Đạm hữu cơ dễ phân
giải, Đạm hữu cơ khó phân giải. Đạm tổng số trong đất bao gồm ba dạng trên và chiếm
tới 95% ở thể hữu cơ.
Phân Urê có tỷ lệ Đạm cao nhất (44 - 48 %), có khả năng thích nghi rộng, phát
huy tác dụng trên nhiều loại đất và các loại cây trồng khác nhau.
Đạm có vai trò của chủ yếu đối với cây Nha Đam. Đạm tham gia vào quá trình
hình thành các acid amin, protit, ancaloit và các hợp chất khác. Bón Đạm đầy đủ sẽ

làm tăng chiều cao cây, lá phát triển nhanh. Tuy nhiên do Nha Đam thuộc thân mọng
nước, việc bón nhiều Đạm sẽ làm tăng tỉ lệ nước trong thân, việc ngộ độc Đạm gây
nên tình trạng lá Nha Đam trở nên vàng, đỏ sau đó thối nhũng. Triệu chứng thiếu Đạm
được thể hiện trước tiên ở những lá đang sinh trưởng, các lá non có màu xanh nhạt hay
hơi vàng toàn lá. Đạm từ lá già di chuyển sang lá non dễ dàng nhưng không có sự di
chuyển ngược lại. Khi thấy hiện thiếu Đạm có thể ngăn chặn bằng việc bón thêm Đạm
hoặc phun Đạm qua lá.
Việc sử dụng Đạm đúng cách không những giúp tăng năng suất, chất lượng mà
còn giảm chi phí sản xuất.
2.8.2 Vai trò của phân Kali
Phân Kali (KCl) thường có dạng bột màu hồng, cũng có dạng màu xám đục hay
xám trắng. Hàm lượng Kali nguyên chất trong phân là 50 - 60 %.
Kali có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hoá năng lượng trong quá trình đồng
hoá các chất dinh dưỡng của cây. Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với
các tác động không lợi từ bên ngoài và chống chịu đối với một số loại bệnh. Kali tạo
cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét. Kali làm tăng
phẩm chất nông sản và góp phần làm tăng năng suất của cây. Trên phương diện khối
lượng, cây trồng cần nhiều K hơn N. Nhưng vì trong đất có tương đối nhiều K hơn N
và P, cho nên người ta ít chú ý đến việc bón K cho cây. Kali có nhiều trong nước
13


ngầm, nước tưới. Vì vậy, việc bón phân kali cho cây không được chú ý đến nhiều. Sử
dụng hợp lý phân Kali cần chú ý đến những điều sau đây:
• Bón kali ở các loại đất trung tính dễ làm cho đất trở nên chua. Vì vậy ở các loại
đất trung tính nên kịp thời bón thêm vôi..
• Kali có thể bón thúc bằng cách phun dung dịch lên lá vào các thời gian cây kết
hoa, làm củ, tạo sợi.
• Kali nên bón kết hợp với các loại phân khác. Có thể bón tro bếp để thay thế
phân kali.

Bón quá nhiều kali có thể gây tác động xấu lên rễ cây, làm cây teo rễ. Nếu bón
quá thừa phân kali trong nhiều năm, có thể làm cho mất cân đối với natri, magiê. Khi
xảy ra trường hợp này cần bón bổ sung các nguyên tố vi lượng magiê, natri.

14


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Điều kiện nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Địa điểm và thời gian thực hiện thí nghiệm
+ Địa điểm: thí nghiệm được thưc hiên tại tại thực nghiệm khoa Nông Học – trường
ĐH Nông Lâm TP.HCM
+ Thời gian: từ 19/1/2012 – 14/6/2012
3.1.1.2 Thời tiết
Bảng 3.1: yếu tố thời tiết
Nhiệt độ (oC)

Ẩm độ
không khí
(%)

Tổng số
giờ nắng

Trung bình

Tối cao


Tối thấp

Tổng
lượng mưa
(mm)

2

28,2

35,6

22,5

68,7

70

176,8

3

29,4

37,8

24,5

36,4


68

208,6

4

29,3

36,5

22,5

144,0

74

217,3

5

29,3

37,0

24,0

72,0

74


196,0

6

28,7

35,7

24,2

270,0

78

162,0

Tháng

(giờ)

(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, 2012)
Nhận xét:
Nhiệt độ trung bình từ tháng 1 đến tháng 6 biến động từ 27,6 - 29,40C, cao nhất là
tháng 3 (29,40C), thấp nhất là tháng 1 (27,60C). Nhiệt độ này thích hợp cho sự sinh
trưởng và phát triển cây Nha Đam.
Ẩm độ trung bình từ tháng 1 đến tháng 5 biến động từ 68 - 78%, cao nhất là
tháng 6 ( 78%), thấp nhất là tháng 1 và tháng 3 (68%).
15



Lượng mưa cao vào tháng 4 (144 mm) và tháng 6 (270 mm), thấp vào tháng 1
(18 mm) và tháng 3 (36,4 mm). Lượng mưa thấp kết hợp với tổng số giờ nắng luôn ở
mức cao gây khó khăn cho sự phát triển của cây. Vào những tháng này cần cung cấp
lượng nước đầy đủ cho cây.
Các điều kiện về nhiệt độ và ẩm độ là thích hợp nhưng lượng mưa ảnh hưởng đến
sự phát triển của cây.
3.2 Phương tiện
3.2.1 Vật liệu thí nghiệm
3.21.1 Giống
Giống cây Nha Đam được sử dụng: giống Barbadensis ( giống Mỹ) 2 tháng tuổi,
chiều cao trung bình 30 – 35 cm.
Nguồn gốc: Thị xã Thủ Dầu Một – Bình Dương.
3.2.1.2 Phân bón
Ure (46% N), Super lân (16,5% P2O5), KCl (60% K2O)
3.2.1.3 Giá thể
Sử dụng giá thể tro trấu + phân hữu cơ theo tỉ lệ 3:1
Bảng 3.2: Kết quả phân tích thành phần giá thể
Ẩm độ pH (1:2.5)
H 2O
KCl
%
54
8,59
8,15

C

N

P2O5


K2O

CaO

MgO

%
4,25

0,25

0,39

1,81

0,04

0,03

C/N

17

(Nguồn: Bộ môn Nông hóa thổ nhưỡng, trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM, 2012)
Nhận xét:
Giá thể có ẩm độ tương đối, có tính kiềm, hàm lượng dinh dưỡng tổng số như
chất hữu cơ, đạm, lân, kali và magie đều giàu, canxi rất nghèo, khả năng phân giải chất
hữu cơ rất thấp.
3.2.1.3 Dụng cụ, trang thiết bị

Bao nhựa PE 18 x 35 cm , dây tưới, cuốc, thước dây, máy ảnh, sổ ghi chép

16


×