Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN KALI VÀ ĐẠM ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA KHOAI LANG VỤ XUÂN HÈ NĂM 2012 TẠI THÀNH PHỐ PLEIKU – TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN KALI VÀ ĐẠM ĐẾN SINH
TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA KHOAI LANG
VỤ XUÂN HÈ NĂM 2012 TẠI THÀNH
PHỐ PLEIKU – TỈNH GIA LAI

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ PHƯỚC XUYÊN
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2008 - 2012

Tháng 7/2012


i

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN KALI VÀ ĐẠM ĐẾN SINH
TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA KHOAI LANG
VỤ XUÂN HÈ NĂM 2012 TẠI THÀNH
PHỐ PLEIKU – TỈNH GIA LAI

Tác giả

NGUYỄN THỊ PHƯỚC XUYÊN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Kỹ sư ngành nông học



GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
TS. Trần Thị Dạ Thảo

Tháng 7/2012


ii

LỜI CẢM ƠN
Con xin thành kính ghi ơn cha mẹ đã sinh thành, dưỡng dục và tạo mọi điều
kiện tốt nhất để con có được ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn đến:
- Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là
Khoa Nông học đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của chúng tôi trong thời
gian qua.
- Quý thầy cô đã chỉ dạy, truyền đạt lại những kiến thức quý báu trong suốt thời
gian học tập tại trường.
- Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô TS. Trần Thị Dạ Thảo đã tận tình
hướng dẫn, gợi ý và cho những lời khuyên bổ ích trong thời gian thực tập, hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
- Chú Vũ Văn Típ tại trung tâm giống nghiên cứu giống cây trồng Gia lai đã
hướng dẫn quy trình kỹ thuật cho tôi để thực hiện đề tài.
Cảm ơn tập thể lớp DH08NHGL và toàn thể bạn bè xa gần đã giúp đỡ, hỗ trợ
tôi trong quá trình làm đề tài.
Do hạn chế về thời gian cũng như về mặt kiến thức nên đề tài khó tránh khỏi
những thiếu sót, vì vậy rất mong nhận được sự nhận xét, những ý kiến đóng góp của
quý Thầy, Cô và các bạn để đề tài được hoàn chỉnh.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện đề tài

Nguyễn Thị Phước Xuyên


iii

TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ PHƯỚC XUYÊN, 07/2012. “Ảnh hưởng của phân đạm và kali
đến sinh trưởng và năng suất của khoai lang vụ Xuân Hè tại thành phố Pleiku, Gia Lai
năm 2012”. Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Giáo viên hướng dẫn: TS. TRẦN THỊ DẠ THẢO
Đề tài được tiến hành từ 3/2012 đến 6/2012 tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai,
trên giống khoai lang Lệ Cần nhằm xác định liều lượng phân kali, đạm thích hợp để
khoai lang Lệ Cần trồng tại Pleiku – Gia Lai đạt năng suất cao và có hiệu quả kinh tế
nhất.
Thí nghiệm đã được bố trí theo kiểu lô phụ, hai yếu tố, 3 lần lặp lại, 9 nghiệm
thức. Yếu tố lô chính là phân đạm với 3 mức là 50 kg N/ha, 100 kg N/ha và 150 kg
N/ha. Yếu tố lô phụ là phân kali với 3 mức là 100 kg K2O/ha, 150 kg K2O/ha và 200
kg K2O/ha. Tổ hợp hai yếu tố gồm 9 nghiệm thức. Diện tích đất thí nghiệm là 500 m2.
Các chỉ tiêu theo dõi:
* Thời gian sinh trưởng (Số ngày từ trồng đến bén mọc mầm (ngày sau trồng);
Số ngày từ trồng đến dây phủ kín luống (ngày sau trồng); Số ngày từ trồng đến thu
hoạch (ngày sau trồng)).
* Đặc điểm nông học(Số lá/cây, số nhánh/cây, chiều dài thân chính).
* Tỷ số T/R, chỉ tiêu sinh lý, chỉ số diện tích lá, chỉ tiêu phẩm chất.
* Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất, hiệu quả kinh tế.
Kết quả thí nghiệm cho thấy:
Phân kali không ảnh hưởng đến số củ cũng như khối lượng trung bình củ.
Bón 100 kg N/ha khoai lang có khối lượng trung bình củ tương đương với bón
150 kg N/ha. Bón 100 kg N + 200 kg K2O khoai lang có khối lượng trung bình củ lớn,
hàm lượng chất khô cao, đạt năng suất cao (17,6 tấn/ha) và có hiệu quả kinh tế nhất.



iv

MỤC LỤC
TRANG TỰA ...................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ viii
DANH SÁCH HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ ...........................................................................x
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................... xi
Chương 1 GIỚI THIỆU ................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................................1
1.2 Mục tiêu, yêu cầu và giới hạn đề tài ..........................................................................2
1.2.1 Mục tiêu ..................................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu ...................................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................3
2.1 Sơ lược về nguồn gốc và lịch sử phát triển ...............................................................3
2.1.1 Nguồn gốc và lịch sử phát triển ..............................................................................3
2.1.2 Phân loại .................................................................................................................3
2.2 Giá trị của khoai lang ................................................................................................3
2.2.1 Giá trị dinh dưỡng ..................................................................................................3
2.2.2 Giá trị sử dụng ........................................................................................................4
2.2.2.1 Làm thức ăn .........................................................................................................4
2.2.2.2 Y học....................................................................................................................5
2.2.3 Công dụng khác ......................................................................................................7
2.3 Tình hình sản xuất trong và ngoài nước ....................................................................7
2.3.1 Ngoài nước .............................................................................................................7

2.3.2 Trong nước .............................................................................................................8
2.4 Vai trò của đạm và kali đối với cây khoai lang .........................................................9
2.4.1 Vai trò của đạm ......................................................................................................9
2.4.2 Vai trò của kali .....................................................................................................10


v

2.4.3 Các nghiên cứu về phân bón cho khoai lang ........................................................10
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .......................................12
3.1 Thời gian và địa điểm ..............................................................................................12
3.2 Vật liệu thí nghiệm ..................................................................................................12
3.2.1 Giống ....................................................................................................................12
3.2.2 Phân bón ...............................................................................................................14
3.2.3 Đất đai................................................................... Error! Bookmark not defined.
.3.2.4 Các yếu tố khí hậu thời tiết ..................................................................................14
3.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi .............................................................................................15
3.3.2.1 Chỉ tiêu sinh trưởng - phát triển ........................................................................15
3.3.2.2 Chỉ tiêu sinh lý...................................................................................................16
3.3.2.3 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ....................................................16
3.3.2.4 Năng suất thực thu .............................................................................................16
3.3.2.5 Hiệu quả kinh tế.................................................................................................16
3.3.2.6 Chỉ tiêu phẩm chất .............................................................................................17
3.3.3 Quy trình kỹ thuật .................................................................................................17
3.3.3.1 Làm đất ..............................................................................................................17
3.3.3.2 Lựa chọn hom giống ..........................................................................................17
3.3.3.3 Đặt hom .............................................................................................................17
3.3.3.4 Phân bón ............................................................................................................17
3.3.3.5 Chăm sóc ...........................................................................................................18
3.3.3.6 Thu hoạch ..........................................................................................................18

Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ..........................................................................19
4.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển ..........................................................................19
4.1.1 Thời gian sinh trưởng ...........................................................................................19
4.1.2 Biến đổi chiều dài thân chính – số nhánh – số lá .................................................22
4.1.3 Tỷ số T/R ..............................................................................................................27
4.2 Chỉ số diện tích lá (LAI) ..........................................................................................30
4.3 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của khoai ..........................................31
4.3.1 Số củ có trên một dây (củ/dây) .............................................................................31
4.3.2 Khối lượng trung bình củ (g/củ) ...........................................................................32


vi

4.3.3 Năng suất lý thuyết (tấn/ha) .................................................................................33
4.3.4 Năng suất thực thu ................................................................................................34
4.4 Chỉ tiêu phẩm chất ...................................................................................................35
4.5 Hiệu quả kinh tế.......................................................................................................36
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................39
5.1 Kết luận....................................................................................................................39
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................40
PHỤ LỤC ......................................................................................................................41


vii

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Viết đầy đủ


CV

: Coefficient of Variation (hệ số biến động)

DHEA

: Dehydroepiandrosteron

K

: Phân kali

LAI

: Chỉ số diện tích lá

LLL

: Lần lặp lại

LN

: Lợi nhuận

N

: Phân đạm

NPK


: Phân đạm – lân – kali

NST

: Ngày sau trồng

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu

NT

: Nghiệm thức

TCN

: Trước công nguyên

T/R

: Tỷ lệ khối lượng khô thân lá trên khối lượng khô rễ củ


viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của khoai lang .......................................................4
Bảng 2.2: Sản lượng khoai lang của các nước trên thế giới năm 2009 ..........................8
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất khoai lang ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2009 ................8
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất khoai lang ở Gia Lai giai đoạn 2001 - 2009 ....................9
Bảng 3.1: Số liệu khí tượng của thành phố Pleiku – Gia Lai tháng 3 – 6/2012 ...........14
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của phân kali và phân đạm đến thời gian mọc mầm (ngày sau
trồng) của khoai lang Lệ Cần vụ Xuân Hè tại Pleiku – Gia Lai năm 2012 .19
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của phân kali và phân đạm đến thời gian khoai lang phủ luống
(ngày sau trồng) của khoai lang Lệ Cần vụ Xuân Hè tại Pleiku – Gia Lai
năm 2012 ......................................................................................................20
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của phân kali và phân đạm đến thời gian sinh trưởng của khoai
lang Lệ Cần vụ xuân hè tại Pleiku – Gia Lai năm 2012 ..............................20
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của phân kali và phân đạm đến chiều dài thân chính (cm) của
khoai lang Lệ Cần vụ Xuân Hè tại Pleiku – Gia Lai năm 2012 giai đoạn 30 60 NST .........................................................................................................22
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của phân kali và phân đạm đến chiều dài thân chính (cm) của
khoai lang Lệ Cần vụ xuân hè tại Pleiku – Gia Lai năm 2012 giai đoạn 75,
90 NST .........................................................................................................23
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của phân kali và phân đạm đến số nhánh (nhánh) của khoai lang
Lệ Cần vụ Xuân Hè tại Pleiku – Gia Lai năm 2012 giai đoạn 30 – 60 NST
......................................................................................................................24
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của phân kali và phân đạm đến số nhánh (nhánh) của khoai lang
Lệ Cần vụ Xuân Hè tại Pleiku – Gia Lai năm 2012 giai đoạn 75, 90 NST .25
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của phân kali và phân đạm đến số lá (lá/dây) của khoai lang Lệ
Cần vụ Xuân Hè tại Pleiku – Gia Lai năm 2012 giai đoạn 30 - 60 NST .....26
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của phân kali và phân đạm đến số lá (lá/dây) của khoai lang Lệ
Cần vụ Xuân Hè tại Pleiku – Gia Lai năm 2012 giai đoạn 75, 90 ngày sau
trồng .............................................................................................................26



ix

Bảng 4.10: Ảnh hưởng của phân kali và phân đạm đến chỉ số diện tích lá của khoai
lang Lệ Cần vụ Xuân Hè tại Pleiku – Gia Lai năm 2012 giai đoạn 30 – 60
NST ..............................................................................................................30
Bảng 4.11: Ảnh hưởng của phân kali và phân đạm đến chỉ số diện tích lá của khoai
lang Lệ Cần vụ Xuân Hè tại Pleiku – Gia Lai năm 2012 giai đoạn 75,
90NST ..........................................................................................................30
Bảng 4.12: Ảnh hưởng của phân kali và phân đạm đến số củ có trên mỗi dây (củ/dây)
của khoai lang Lệ Cần vụ Xuân Hè tại Pleiku – Gia Lai năm 2012 ............32
Bảng 4.13: Ảnh hưởng của phân kali và phân đạm đến khối lượng trung bình củ (g/củ)
của khoai lang Lệ Cần vụ Xuân Hè tại Pleiku – Gia Lai năm 2012 ............32
Bảng 4.14: Ảnh hưởng của phân kali và phân đạm đến năng suất (tấn/ha) của khoai
lang Lệ Cần vụ Xuân Hè tại Pleiku – Gia Lai năm 2012 ở các nghiệm thức
phân bón .......................................................................................................34
Bảng 4.15: Ảnh hưởng của phân kali và phân đạm đến hàm lượng chất khô (%) của
khoai lang Lệ Cần tại Pleiku – Gia Lai ........................................................35
Bảng 4.16: Chi phí nền cho khoai lang Lệ Cần tại Pleiku – Gia Lai (1.000 đồng/ha/vụ)
(1) .................................................................................................................36
Bảng 4.17: Chi phí phân đạm và kali ở các nghiệm thức cho khoai lang Lệ Cần tại
Pleiku – Gia Lai (1.000 đồng/ha/vụ) (2) ......................................................37
Bảng 4.18: Hiệu quả kinh tế của cho 1 ha khoai lang Lệ Cần tại Pleiku – Gia Lai ở các
mức phân đạm và kali ..................................................................................38


x

DANH SÁCH HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ
Hình 3.1: Hình dạng cây khoai lang Lệ Cần ................................................................12
Hình 3.2: Hình dạng lá khoai lang Lệ Cần ...................................................................13

Hình 3.3: Hình dạng củ khoai lang Lệ Cần ..................................................................13
Hình 4.1: Cảnh ruộng khoai lang giai đoạn 45 ngày sau trồng (chưa phủ luống) .......21
Hình 4.2: Cảnh ruộng khoai lang giai đoạn 57 ngày sau trồng (đã phủ luống) ...........21
Hình 4.3: Tỷ số T/R của khoai lang Lệ Cần vụ Xuân Hè tại Pleiku – Gia Lai năm
2012 của các mức phân kali trên nền 50 kg N/ha ........................................27
Hình 4.4: Tỷ số T/R của khoai lang Lệ Cần vụ Xuân Hè tại Pleiku – Gia Lai năm
2012 của các mức phân kali trên nền 100 kg N/ha ......................................28
Hình 4.5: Tỷ T/R của khoai lang Lệ Cần vụ Xuân Hè tại Pleiku – Gia Lai năm 2012
của các mức phân kali trên nền 150 kg N/ha ...............................................29
Hình 4.6: Ảnh hưởng của phân kali và phân đạm đến năng suất của khoai lang Lệ Cần
vụ Xuân Hè tại Pleiku – Gia Lai năm 2012 .................................................33


xi

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kết quả Anova và trắc nghiệm phân hạng ..................................................41
Phụ lục 2: Một số bảng biểu trong đề tài......................................................................68
Phụ lục 3: Biểu đồ chỉ số diện tích lá ...........................................................................71
Phụ lục 4: Một số hình ảnh của khoai lang Lệ Cần trong thí nghiệm ..........................73


1

Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Khoai lang (Ipomoea batatas) là cây lương thực quan trọng trên thế giới đứng
hàng thứ bảy sau lúa mì, lúa nước, ngô, khoai tây, lúa mạch và sắn. Là cây có giá trị
dinh dưỡng, giá trị kinh tế cao và được trồng ở nhiều nước trên thế giới. Khoai lang

không chỉ có công dụng làm lương thực cho người, làm thức ăn gia súc mà còn là mặt
hàng của công nghiệp thực phẩm. Người ta có thể chế biến rượu, cồn… từ khoai lang.
Tinh bột khoai còn có thể dùng trong công nghiệp giấy, in, hồ sợi... Một số nước trên
thế giới dùng khoai lang chế biến axit xitoric, lấy tinh bột dùng trong y học.
Tại Việt Nam khoai lang đứng hàng thứ tư về sản lượng trồng sau lúa, ngô và
sắn (FAOSTAT 2010). Trong các chính sách phát triển của chính phủ thì khoai lang
cũng là một trong những cây được ưu tiên phát triển và cũng là cây xóa đói ở khu vực
vùng cao. Giá trị của khoai lang bây giờ không còn thấp như lúc trước, là thức ăn của
người nghèo nữa mà trên thị trường, giá khoai lang rất cao, nhu cầu về khoai lang cũng
tăng nhiều, đặc biệt là khi các nhà khoa học nghiên cứu các tác dụng y học của khoai
lang. Tuy nhiên hiện nay, năng suất khoai lang của nước ta vẫn còn thấp, trồng khoai
đem lại hiệu quả kinh tế chưa cao, vì vậy cần phải có các biện pháp làm tăng năng suất
cho khoai lang.
Khoai lang Lệ Cần vừa mới được phục tráng lại và phát triển giống cũng là một
trong những mục tiêu phát triển nông nghiệp của tỉnh. Hiện tại năng suất của giống
vẫn còn rất thấp và cần có các biện pháp để làm tăng năng suất, mang lại hiệu quả cho
người trồng. Bón phân hợp lý là một trong những biện pháp kỹ thuật làm tăng năng
suất khoai lang. Đối với khoai lang thì đạm và kali là hai yếu tố phân bón ảnh hưởng
trực tiếp đến năng suất khoai. Phân kali có tác dụng đẩy mạnh hoạt động của tượng
tầng, giúp vận chuyển các sản phẩm quang hợp về củ, làm cho củ to, tăng lượng tinh
bột. Phân đạm tham gia vào cấu tạo tế bào, phát triển thân lá; nếu thiếu đạm sẽ làm


2

giảm diện tích đồng hóa, khó hình thành rễ củ, củ không phát triển; nếu bón quá nhiều
đạm thì thân lá phát triển mạnh, ức chế hoạt động của tượng tầng, hình thành nhiều rễ
con và rễ đực.Nhằm xác định được lượng phân kali và đạm thích hợp giống cây khoai
lang đạt năng suất cao và có hiệu quả kinh tế nhất, đề tài “Ảnh hưởng của phân kali
và đạm đến sinh trưởng và năng suất của khoai lang vụ Xuân Hè tại thành phố

Pleiku - Gia Lai năm 2012” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu, yêu cầu và giới hạn đề tài
1.2.1 Mục tiêu
Xác định liều lượng phân kali và đạm thích hợp để khoai lang Lệ Cần trồng
tại Pleiku – Gia Lai đạt năng suất cao và có hiệu quả kinh tế nhất.
1.2.2 Yêu cầu
Thu thập đầy đủ số liệu trên cơ sở theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát
triển, sinh lý, năng suất và tính toán hiệu quả kinh tế.
1.2.3 Giới hạn đề tài
Do giới hạn về thời gian và kinh phí nên đề tài chỉ được tiến hành trên ba mức
phân đạm là 50, 100, 150 kg/ha và ba mức phân kali là 100, 150, 200 kg/ha trên giống
khoai lang Lệ Cần trồng tại thành phố Pleiku – Gia Lai và rút ra kết luận sơ bộ.
Thời gian tiến hành đề tài giới hạn nên về chỉ tiêu phẩm chất của khoai chỉ
tiến hành xác định hàm lượng chất khô.


3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về nguồn gốc và lịch sử phát triển
2.1.1 Nguồn gốc và lịch sử phát triển
Khoai lang (Ipomoea batatas) là cây lương thực đã được trồng từ lâu đời
nhưng nguồn gốc phát sinh của nó vẫn chưa được xác định rõ ràng. Về nguồn gốc di
truyền thì chi Ipomoea có khoảng 500 loài hoang dại và trong đó có 13 loài có quan hệ
gần gủi khoai lang. Trong 13 loài này thì chỉ có khoai lang (2n = 90) là củ có giá trị
dinh dưỡng làm lương thực còn các loài khác củ chỉ dùng làm thức ăn gia súc (Trần
Thị Dạ Thảo, 2008).
Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của nó và giả thuyết được chấp nhận nhiều
nhất là nó có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và á nhiệt đới của Trung và Nam Mĩ.

Khoai lang phát sinh vào khoảng 3000 năm TCN tại châu Mĩ sau đó du nhập
qua Thái Bình Dương vào thế kỷ 16 rồi sang Địa Trung Hải, châu Phi, Ấn Độ. Mặt
khác thì từ Philippin sang châu Mĩ, tân Ghine và các nước trong khu vực châu Á, Thái
Bình Dương, Trung Quốc. Việt Nam thì vào thế kỷ 16 khoai lang từ Trung Quốc vào.
2.1.2 Phân loại
Cây khoai lang có tên khoa học là Ipomoae batatas L., theo phân loại thực
vật học thì khoai lang thuộc giới Thực vật (Plantae), bộ Cà (Solanales), họ Bìm bìm
(Convolvulaceae), chi Khoai lang (Ipomoea), loài I. batatas (Trần Thị Dạ Thảo, 2008).
2.2 Giá trị của khoai lang
2.2.1 Giá trị dinh dưỡng
Khoai lang cũng là loại cây có giá trị dinh dưỡng cao, nó có chứa nhiều
vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe con người, nó cung cấp cho cơ thể caroten và
Vitamin C, và là loại rau đặc biệt vì nó có chứa hàm lượng các chất sinh nhiệt cao. Vì
các loại khoai lang chứa nhiệt lượng cao, nên chúng có thể thay được một phần lương
thực. Cần 1000 Kcal, phải ăn trên 4 kg rau muống, trong khi đó, nếu ăn khoai lang


4

tươi, chỉ cần 800 gr, 100 gr khoai lang khô có nhiệt lượng tương đương 100 gr gạo.
Tuy nhiên, vì lượng protein rất thấp nên ăn khoai lâu dài sẽ dễ dẫn đến thiếu protein.
Giá trị của khoai là vừa có phần thay lương thực lại có phần là rau (Caroten, Vitamin
C) mà ở lương thực không có. Thành phần các chất dinh dưỡng của khoai được thể
hiện trong bảng 2.1.
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của khoai lang
Thành phần dinh dưỡng
Năng lượng (Kcal)
Protein (g)
Lipid (g)
Glucid (g)

Xơ (g)
Calci (mg)
Phospho (mg)
Sắt (mg)
Caroten (mcg)
Vitamin B1 (mg)
Vitamin B2 (mg)
Vitamin PP (mg)
Vitamin C (Mg)

Khoai lang tươi (100 g)
119
0,8
0,2
28,5
1,3
34
49
1,0
150
0,05
0,05
0,6
23
( Trương Bút, 2011)

Về dinh dưỡng thì ưu điểm của khoai lang là: xơ của khoai là loại Pectin có
tác dụng giúp tiêu hóa tốt, tăng thải Cholesterol, chống táo bón…; chất tinh bột ở
khoai thuộc dạng tinh bột dễ tiêu và còn phần lớn ở dạng đường (nên khi ăn khoai có
vị ngọt).

2.2.2 Giá trị sử dụng
2.2.2.1 Làm thức ăn
Mặc dù lá và thân non cũng ăn được, nhưng các rễ củ nhiều tinh bột mới là
sản phẩm chính và quan trọng nhất từ khoai lang. Trong một số quốc gia khu vực nhiệt
đới, nó là loại lương thực chủ yếu. Cùng với tinh bột, củ khoai lang cũng chứa nhiều
xơ tiêu hóa, vitamin A, vitamin C và vitamin B6. Tất cả các giống đều cho củ có vị
ngọt, dù nhiều hay ít. Mặc dù có vị ngọt, nhưng khoai lang trên thực tế là thức ăn tốt
cho những người mắc bệnh đái tháo đường do các nghiên cứu sơ bộ trên động vật cho
thấy nó hỗ trợ cho sự ổn định nồng độ đường trong máu và làm giảm sức
kháng insulin.


5

Năm 1992, người ta đã so sánh giá trị dinh dưỡng của khoai lang với các loại
rau khác. Lưu ý tới hàm lượng xơ, các cacbohydrat phức, protein, các vitamin A và
C, sắt, canxi thì khoai lang đứng cao nhất về giá trị dinh dưỡng. Theo các tiêu chuẩn
này thì khoai lang đạt 184 điểm và hơn loại rau đứng thứ hai (khoai tây) 100 điểm
trong danh sách này.
Các giống khoai lang có lớp thịt màu vàng cam sẫm chứa nhiều vitamin A hơn
các giống có thịt màu nhạt và việc trồng giống này được khuyến khích tại châu Phi do
thiếu hụt vitamin A là vấn đề nghiêm trọng tại khu vực này. Một số người Mỹ,
như Oprah Winfrey, cổ vũ cho việc ăn nhiều khoai lang vì lý do sức khỏe cũng như vì
tầm quan trọng của nó trong ẩm thực truyền thống của người miền nam Hoa Kỳ.
Candied sweet potatoes (khoai lang tẩm đường) là món ăn phụ, được làm chủ
yếu từ khoai lang, đường, kẹo dẻo, xi rô phong, mật đường hay các thành phần có vị
ngọt khác. Nó thường được người Mỹ dùng trong Lễ tạ ơn, nó là tiêu biểu cho ẩm thực
Mỹ truyền thống và thức ăn của người thổ dân.
Sweet potato pie (bánh nướng khoai lang) cũng là một món ăn truyền thống
được ưa thích trong ẩm thực miền nam Hoa Kỳ.

Baked sweet potatoes (khoai lang nướng) tại Hoa Kỳ đôi khi cũng được dùng
trong các nhà ăn như là sự thay thế cho khoai tây nướng. Thông thường, tại đây nó
được phủ bằng đường nâu hay bơ.
Rau lang xào là món ăn khá phổ biến trong ẩm thực Đài Loan, Việt Nam, thông
thường nó được xào với tỏi và dầu ăn và một chút muối ăn ngay trước khi ăn.
Rau lang luộc cũng là món ăn phổ biến của người Việt và nó hay được dùng
với mắm nêm.
Shōchū là một loại rượu của Nhật Bản, sản xuất từ gạo và khoai lang
(Wikipedia, 2011).
2.2.2.2 Y học
Không chỉ có tác dụng làm lương thực, khoai lang còn có tác dụng dược liệu,
do chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất có thể giúp phòng ngừa nhiều căn bệnh.
Khoai lang là loại thực phẩm được cho là lâu đời nhất của nhân loại, được
mệnh danh là “Đông gặp Tây”. Khoai lang được tiêu thụ ở bất kỳ nền văn hóa ẩm thực


6

nào. Trên thế giới có khoảng 400 loại khoai lang khác nhau. Dù là loại nào, khoai lang
cũng chứa một thành phần dinh dưỡng vô cùng quý giá cho sức khỏe:
Phòng ngừa thoái hóa: Khoai lang chứa rất nhiều vitamin A và C, cả hai loại
vitamin này đều là những chất rất cần thiết cho cơ thể. Khoai lang cũng chứa vitamin
B6, sắt, kali, kẽm, chất xơ, man - gan, đồng... với hàm lượng cao. Vì vậy, khoai lang
được xem là một ứng viên tiềm năng trong việc phòng ngừa và điều trị một số căn
bệnh thoái hóa.
Những nghiên cứu mới đã khám phá rằng có những loại protein trong khoai
lang có khả năng chống ôxy hóa (antioxidant) rất cao. Những protein này chứa khoảng
một phần ba lượng chất chống ôxy hóa quan trọng nhất có trong cơ thể là glutathione.
Ngoài ra, khoai lang còn chứa rất nhiều chất chống ôxy hóa khác vốn được xem là có
thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch, thậm chí ung thư.

Nhờ chứa một hàm lượng cao vitamin A và C, khoai lang có thể ngăn ngừa sự
tổn thương tế bào, chống lại những gốc tự do trong cơ thể. Sự hình thành các gốc tự do
được xem là nguyên nhân dẫn đến các bệnh như xơ cứng mạch máu, tiểu đường, tim
mạch, ung thư...
Ăn khoai lang cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh viêm phổi. Những hóa chất
trong khói thuốc làm giảm nguồn vitamin A của cơ thể và gây ra những căn bệnh về
phổi. Bằng cách bổ sung lại vitamin A, cơ thể có thể hạn chế những rủi ro này.
Khoai lang cũng là nguồn thực phẩm có tác dụng bảo vệ hệ tiêu hóa, phòng
ngừa bệnh trĩ vì có chứa rất nhiều chất xơ. Do chứa nhiều vitamin C và khoáng chất,
khoai lang cũng là một loại thức ăn cho những người làm việc chân tay nặng nhọc hay
những người đang luyện tập thể hình.
Khoai lang có chứa nhiều carotenoids. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng,
carotenoids có chức năng điều hòa đường huyết. Khoai lang còn có khả năng làm giảm
sự kháng insulin. Insulin rất cần thiết cho cơ thể để mở khóa tế bào, cho phép đường từ
máu đi vào tế bào. Kháng insulin nghĩa là khi tế bào không đáp ứng với insulin, không
cho phép đường huyết đi vào tế bào một cách tự nhiên.
Nguồn chất xơ phong phú có trong khoai lang cũng có tác dụng tốt cho bệnh
nhân tiểu đường, vì chất xơ có tác dụng làm giảm nồng độ đường huyết bằng cách làm
giảm tốc độ của thực phẩm bị chuyển hóa thành glucose để được hấp thu vào máu.


7

Khoai lang còn có công dụng chống ung thư là do nó chứa một thành phần có
tên DHEA. Hormone này có thể phòng ngừa ung thư và chống lão hóa. Nghiên cứu
của các nhà khoa học Mỹ cho thấy DHEA rất hiệu quả trong việc phòng chống ung
thư vú và ung thư ruột kết. Đồng thời, hàm lượng β - carotene có trong khoai lang
không ít trong cà rốt. β - carotene có tác dụng chống bức xạ điện tử do đó mà khoai
lang có tác dụng phòng ngừa ung thư (Lan Phương, 2008).
2.2.3 Công dụng khác

Khoai lang còn được dùng làm thức ăn gia súc, làm nguyên liệu của nhiều
ngành công nghiệp nhất là công nghiệp thực phẩm. Từ khoai lang sản xuất ra tinh bột
dùng để làm hồ vải, làm bột màu cho ngành in. Cùng với bột mì, tinh bột khoai lang
làm bánh mì, bánh ngọt, làm kem…Tinh bột khoai lang còn làm nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến bột ngọt, glucose, luyện kim, chế tạo công cụ điện, thuộc da, giấy, hồ
dán, in hoa… Trong quá trình chế biến tinh bột khoai lang, các phụ phẩm được tận
dụng làm mạch nha, làm dấm, nấu rượu… Từ củ hay bột khoai lang nhờ phương pháp
lên men có thể sản xuất rượu, bia và một số hóa chất, hóa dược khác (Trần Thị Dạ
Thảo, 2008).
2.3 Tình hình sản xuất trong và ngoài nước
2.3.1 Ngoài nước
Khoai lang thích nghi rộng và đề kháng mạnh nên nó trồng được ở tất cả các
nước trên thế giới từ 400 vĩ độ Bắc đến 450 vĩ độ nam. Theo Nguyễn Phước Tuyên –
trung tâm khuyến nông khuyến ngư Đồng Tháp (2011) tổng hợp thì năm 2008 khoai
lang được canh tác ở trên 100 nước trên thế giới thế giới ở châu Á (31 nước), châu Phi
(39 nước), và châu Mỹ Latin (31 nước), tập trung ở những nước có thu nhập thấp, bản
thân các nước này được canh tác ở vùng đói nghèo như tỉnh Sichuan Trung Quốc hay
tây Kenya, trên đất đồi, dốc manh mún phân tán nên năng suất và thu nhập không đáng
kể. Sản lượng khoai lang trên thế giới hàng năm ước khoảng 133 triệu tấn, tập trung ở
Trung Quốc 100 triệu tấn, chiếm 82 % sản lượng khoai lang trên toàn thế giới, còn lại
là Nigeria (3,2 triệu tấn, 3 % sản lượng), Uranda (2,6 triệu tấn), Indonesia (1,8 triệu
tấn), Việt Nam (1,5 triệu tấn) và Nhật Bản (1,1 triệu tấn). Về diện tích canh tác của
Việt Nam năm 2007 khoảng 180.000 ha, trong khi Trung Quốc 4,76 triệu ha, do đó
nông dân trồng khoai Việt Nam buộc phải tránh thời gian thu hoạch khoai của Trung


8

Quốc từ tháng 9 - 10. Năng suất khoai của Việt Nam chỉ đạt 8,1 tấn/ha, rất thấp so với
Israel (35,8 tấn/ha), Palestin (29 tấn/ha), Nhật Bản (24,2 tấn/ha) và Trung Quốc (21,4

tấn/ha). Trên thế giới hiện có trên 7.000 giống khoai, trong đó có 1.944 giống cao sản.
Trong 637 giống khoai được canh tác nhiều trên thế giới, có 25 giống cho củ màu
trắng, 185 giống cho củ màu kem, 220 giống cho củ màu vàng 143 giống cho củ màu
cam và 64 giống cho củ màu tím.
Sản lượng khoai lang trên thế giới năm 2009 (Bảng 2.2)
Bảng 2.2: Sản lượng khoai lang của các nước trên thế giới năm 2009
Nước
Trung Quốc
Nigeria
Uganda
Indonesia
Việt Nam
Tanzania
Ấn Độ
Nhật bản
Thế giới

Sản lượng (triệu tấn)
80,5
3,3
2,7
1,9
1,3
1,3
1,1
1,0
106,5
( Wikipedia, 2011)

2.3.2 Trong nước


Ở nước ta khoai lang là cây hoa màu lương thực quan trọng chiếm diện tích
lớn sau lúa và bắp. Khoai lang được trồng ở khắp nơi trong nước suốt từ Bắc đến Nam,
đặc biệt là ở vùng đồng bằng, ven biển.
Tình hình sản xuất khoai lang ở nước ta trong những năm gần đây (Bảng 2.3)
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất khoai lang ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2009
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009

Diện tích
(ngàn ha)
244,6
237,7
219,6
201,8
185,3
181,2
175,5
162,6
146,4

Năng suất

Sản lượng
(tấn/ha)
(ngàn tấn)
6,8
1653,5
7,2
1703,7
7,2
1576,6
7,5
1512,3
7,8
1443,1
8,1
1460,9
8,2
1437,6
8,2
1325,6
8,2
1207,6
(Tổng cục thống kê Việt Nam, 2011)


9

Tình hình sản xuất khoai lang tại Gia Lai trong những năm gần đây (Bảng 2.4)
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất khoai lang ở Gia Lai giai đoạn 2001 - 2009
Diện tích


Năng suất

Sản lượng

(ngàn ha)

(tấn/ha)

(ngàn tấn)

2001

2,6

5,9

15,3

2002

2,7

6,5

17,5

2003

2,4


7,2

17,2

2004

2,0

7,1

14,2

2005

1,8

6,9

12,5

2006

1,5

6,1

09,2

2007


1,5

6,3

09,4

2008

1,5

6,2

09,3

2009

1,5

7,3

11,0

Năm

(Tổng cục thống kê Việt Nam, 2012)
Năng suất khoai lang của nước ta vẫn còn rất thấp. Nguyên nhân làm cho năng
suất khoai của Việt Nam thấp như sử dụng các giống địa phương đã thoái hóa và tạp
chất cho năng suất thấp; nông dân không thực hiện đúng quy trình canh tác; tác hại của
sâu bệnh hại như sâu đục dây, bọ hà, virut, tuyến trùng…
2.4 Vai trò của đạm và kali đối với cây khoai lang

2.4.1 Vai trò của đạm
Đạm rất cần thiết cho cây khoai lang ở thời kỳ đầu để cấu tạo tế bào, phát triển
thân lá. Bón đạm thúc cho cây trong thời kỳ phân nhánh sẽ tăng thêm diện tích đồng
hoá, trọng lượng thân lá.
Thiếu đạm trong thời kỳ đầu sẽ làm giảm diện tích đồng hoá, khó hình thành rễ
củ, củ không phát triển. Bón quá nhiều đạm nhất là không cân đối sẽ làm cho thân lá
phát triển, ức chế hoạt động của tượng tầng, thúc đẩy mức độ gỗ hoá của tế bào trung
tâm, hình thành nhiều rễ con và rễ đực. Bón nhiều đạm sẽ làm kéo dài thời kỳ hình
thành củ, sản lượng và chất lượng củ giảm, khó bảo quản.
* Triệu chứng thiếu đạm: cây sinh trưởng chậm và nhỏ, lá xanh nhạt, lá chuyển
sang màu vàng trước khi héo và khô, lá già chết sớm (Trần Thị Dạ Thảo, 2008).


10

2.4.2 Vai trò của kali
Kali rất cần thiết cho sự phát triển của củ. Kali có tác dụng đẩy mạnh hoạt động
của tượng tầng. Kali giúp sự hình thành và vận chuyển các sản phẩm quang hợp,
đường saccharose về củ. Kali góp phần cho thân lá cứng, ít bị sâu bệnh phá hoại. Kali
còn làm tăng đường kính củ, hàm lượng chất xơ giảm, tinh bột tăng, vỏ củ chắc có lợi
trong quá trình bảo quản.
Cây cần kali ngay từ thời kỳ đầu của sự sinh trưởng và nhiều nhất là trong thời
kỳ phát triển củ.
* Triệu chứng thiếu kali: Thường xuất hiện vào giai đoạn củ phát triển mạnh
trên các lá đã phát triển đầy đủ. Đầu tiên có dự chuyển sang màu xanh nhạt giữa các
gân nhỏ của lá. Những lá già nhất chuyển sang màu vàng, đặc biệt xung quanh mép lá
và ở vùng giữa gân chính. Mô chuyển vàng cuối cùng chuyển sang màu nâu thẫm và
chết (Trần Thị Dạ Thảo, 2008).
2.4.3 Các nghiên cứu về phân bón cho khoai lang
Lượng hút các chất dinh dưỡng của khoai lang (kể cả thân lá) trung bình là 5,16

kg N, 1,72 kg P2O5 và 7,1 kg K2O/1 tấn củ. Như vậy khoai lang là cây có nhu cầu kali
còn cao hơn cả khoai tây và sắn, chính vì thế cân đối dinh dưỡng cho khoai lang ngoài
hữu cơ - vô cơ thì rất cần quan tâm đến cân đối đạm - kali như với các cây có củ khác.
Bón phân hữu cơ cho khoai lang còn giảm hiệu lực của phân kali, nhất là với
loại phân có khả năng giải phóng kali dễ dàng như phân chuồng. Do vậy, khi cân đối
lượng bón kali cho khoai lang cần thiết phải chú ý đến yếu tố này.
Như đã nêu ở trên, do kali là yếu tố hạn chế năng suất hàng đầu của khoai lang
nên bón kali cho bội thu tới 86 – 115 %. Hiệu suất do bón kali đạt 16 – 24 kg củ/1kg
kali clorua trên nền không có hữu cơ và 2,4 - 4,7 kg củ/1kg kali clorua trên nền có hữu
cơ. Như vậy rõ ràng kali có hiệu lực thấp khi bón phân hữu cơ.
Với khoai lang chỉ nên bón 10 tấn phân chuồng hoặc rơm rạ (hay các phế phụ
phẩm nông nghiệp khác), 130 kg urê, 300 kg supe lân (hoặc phân lân nung chảy) và
100 – 150 kg kali clorua là đạt hiệu quả cao nhất.
Bón lót nhiều phân chuồng hoai mục hoặc phân lân vi sinh, kết hợp rải nhiều rạ
(đoạn gốc cây lúa cách mặt đất 40 – 50 cm) với phân hỗn hợp NPK chất lượng cao
(Hữu nghị, Đầu trâu, Việt Nhật...) thay cho bón phân đơn. Trong phân hỗn hợp chất


11

lượng cao ngoài thành phần các nguyên tố đa lượng đạm, lân, kali còn chứa nhiều
nguyên tố trung lượng can xi, ma giê, lưu huỳnh; vi lượng Mo, Co, Mn, Cu… rất cần
thiết cho khoai lang hình thành và phát triển cải thiện chất lượng củ.
Lượng phân bón cho 1 sào khoai lang: Phân chuồng hoai mục 5 - 10 tạ hoặc 40
kg lân vi sinh + 2 tạ rạ khô. Phân khoáng 15 – 20 kg NPK (16:16:8) + 8 - 12 kg NPK
(13:13:13). Bón lót nhiều, toàn bộ phân chuồng hoặc phân lân vi sinh + 50 % lượng
phân NPK. Bón thúc sớm sau trồng 30 - 35 ngày bón nốt lượng phân NPK còn lại.
Ngoài ra tuỳ theo giống, thời vụ, đất đai và điều kiện thâm canh có thể bón theo
các mức:
- Mức thâm canh trung bình: 10 tấn phân chuồng + 250 kg super lân + 130 kg

urê + 120 kg clorua kali.
- Mức thâm canh cao: 15 tấn phân chuồng + 400 kg super lân + 250 kg urê +
200 kg clorua kali (Vananh, 2010).
Tại Brazil, lượng phân bón khuyến cáo cho khoai lang là 60 kg N + 100 kg
P2O5 + 48 kg K2O/ha. Ở Hawai, lượng phân được khuyến cáo cho khoai lang là 30 kg
N + 90 kg P2O5 + 150 kg K2O/ha (Trần Thị Dạ Thảo, 2008).


12

Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Thời gian và địa điểm
Thí nghiệm được tiến hành từ 3/2012 đến 6/2012 tại phường Hội Phú, thành
phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
3.2 Vật liệu thí nghiệm
3.2.1 Giống
Thí nghiệm được tiến hành trên giống khoai lang Lệ Cần là giống khoai đặc sản
của thôn Lệ Cần, xã Tân Bình, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai.
Khoai lang Lệ Cần có thân dây to, cứng, lá mọc dài, tán có nhiều thùy màu nâu
tím, củ màu đỏ, dài, thuôn. Ruột có màu vàng nên khi luộc bở vàng, ăn ngọt lịm và
bùi.
Do chỉ nhân giống bằng dây nên củ không còn nguyên phẩm chất như ban đầu
vì thế giống vừa mới được phục tráng lại.

Hình 3.1: Hình dạng cây khoai lang Lệ Cần


13


Hình 3.2: Hình dạng lá khoai lang Lệ Cần

Hình 3.3: Hình dạng củ khoai lang Lệ Cần


×