BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC BVTV
TRÊN NĂNG SUẤT LÚA, SỨC KHỎE NÔNG DÂN VÀ CHẤT
LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TẠI XÃ AN PHÚ, THÀNH PHỐ
PLEIKU, TỈNH GIA LAI
HÀ THANH TRÍ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010
Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh Giá Tác Động
của Việc Sử Sụng Thuốc BVTV trên Năng Suất Lúa, Sức Khỏe Nông Dân và
Chất Lượng Môi Trường tại Xã An Phú, Thành Phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai” do Hà
Thanh Trí, sinh viên khóa 2006 – 2010, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã
bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
_____________________________.
TS. Lê Quang Thông
Người hướng dẫn,
_____________________________
Ngày tháng năm
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
____________________________ ____________________________
Ngày tháng năm Ngày tháng năm
LỜI CẢM TẠ
Khóa luận đã hoàn thành với tất cả sự nỗ lực của bản thân. Bên cạnh đó, nó
cũng là kết quả của sự động viên, giúp đỡ cả về vật chất, tinh thần và kiến thức của
nhiều cá nhân, tổ chức.
Để có được như ngày hôm nay tôi không thể nào quên công ơn ba mẹ đã sinh
thành, dưỡng dục, không ngại vất vả, hy sinh trong suốt thời gian qua để con được
bước tiếp con đường mà mình đã chọn. Xin cảm ơn tất cả những người thân trong gia
đình đã luôn động viên và ủng hộ cho tôi.
Gửi đến thầy TS. Lê Quang Thông lòng biết ơn chân thành nhất. Cảm ơn Thầy
đã rất nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích, và sự
hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, Ban Chủ Nhiệm
Khoa Kinh Tế, các Thầy Cô giảng dạy, cùng các bạn lớp Kinh Tế Tài Nguyên Môi
Trường khóa 32 đã hỗ trợ, gắn bó với tôi trong suốt 4 năm học vừa qua.
Cảm ơn các anh chị tại Chi cục BVTV tỉnh Gia Lai, Trạm BVTV thành phố
Pleiku đã nhiệt tình cung cấp số liệu và hướng dẫn tận tình cho tôi hoàn thành nghiên
cứu này.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ của các hộ gia đình trên địa bàn xã An Phú, các anh chị,
cô chú thuộc UBND xã An Phú, Hợp tác xã An Phú 2 đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi
trong suốt quá trình thu thập số liệu.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 07 năm 2010
Sinh viên
Hà Thanh Trí
NỘI DUNG TÓM TẮT
HÀ THANH TRÍ. Tháng 07 năm 2010. “Đánh Giá Tác Động của Việc Sử
Dụng Thuốc BVTV trên Năng Suất Lúa, Sức Khỏe Nông Dân và Chất Lượng
Môi Trường tại Xã An Phú, Thành Phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai”.
HA THANH TRI. July 2010. “Evaluating The Impact of Pesticides Use on
Rice Productivity, Farmers Health and Environmental Quality in An Phu
Commune, Pleiku City, Gia Lai Province”.
Xã An Phú, thành phố Pleiku thuộc vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp
của tỉnh Gia Lai. Cây lúa là cây trồng chủ lực đóng góp phần lớn trong tổng thu nhập
của phần lớn nông dân. Tuy nhiên, tình trạng sử dụng thuốc BVTV một cách bừa bãi
và không theo hướng dẫn của hầu hết nông dân đã gây ra ảnh hưởng khá rõ rệt đến sức
khỏe nông hộ, môi trường và lợi nhuận trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã.
Khóa luận được tiến hành nhằm mục đích tìm hiểu tình hình sử dụng thuốc
BVTV trong sản xuất lúa của nông dân tại xã An Phú. Dùng mô hình ước lượng tác
động của việc sử dụng thuốc BVTV đối với năng suất lúa, kết hợp các chỉ tiêu của mô
tả thống kê và một số công cụ phân tích định tính để đánh giá tác động của việc sử
dụng thuốc BVTV đến sức khỏe nông dân và chất lượng môi trường. Cuối cùng là đề
xuất giải pháp trong việc sử dụng thuốc BVTV nhằm cải thiện tình hình sử dụng thuốc
BVTV hiện tại ở địa phương.
Kết quả cho thấy nông dân đã lạm dụng thuốc BVTV gây ảnh hưởng tiêu cực
đến sức khỏe, lợi nhuận trong sản xuất lúa cũng như ảnh hưởng xấu đến chất lượng
môi trường nông nghiệp.
Từ đó, khóa luận tiến hành tính được mức thuốc BVTV tối ưu để đạt lợi nhuận
kinh tế là 0.923 kg/sào trong khi mức thuốc trung bình nông dân đang sử dụng là 1.085
kg/sào. Như vậy, nông dân sử dụng vượt mức thuốc BVTV bằng 0.162 kg/sào, thiệt
hại kinh tế do sử dụng quá liều thuốc BVTV đối với nông dân trồng lúa là 52,377
VNĐ/sào.
v
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
xi
DANH MỤC PHỤ LỤC
xii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1. Phạm vi thời gian 2
1.3.2. Phạm vi không gian 3
1.4. Cấu trúc khóa luận 3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
4
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu 4
2.2. Tổng quan về xã An Phú 6
2.2.1. Điều kiện tự nhiên 6
2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội 7
2.2.3. Khái quát hoạt động sản xuất nông nghiệp của xã An Phú 10
2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất 10
2.3.1. Thuận lợi 10
2.3.2. Khó khăn 10
2.4. Diễn biến tình hình sâu bệnh và công tác BVTV trong sản xuất nông nghiệp 10
2.5.Tổng quan thị trường thuốc BVTV 12
CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
13
3.1. Cơ sở lí luận 13
3.1.1. Khái niệm thuốc BVTV 13
3.1.2. Tác dụng của thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp 15
vi
3.1.3. Những ảnh hưởng của thuốc BVTV 16
3.2. Phương pháp nghiên cứu 22
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 22
3.2.2. Phương pháp phân tích hồi quy 22
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu. 25
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
26
4.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của người được phỏng vấn 26
4.2. Tình hình sử dụng phân bón 28
4.3. Tình hình sử dụng thuốc BVTV 29
4.3.1. Các loại thuốc BVTV hóa học đang được sử dụng tại xã An Phú 30
4.3.2. Lượng thuốc phun 31
4.3.3. Số lần phun 33
4.3.4. Liều sử dụng 34
4.3.5. Nguồn thông tin về liều lượng 35
4.3.6. Thực hiện an toàn khi sử dụng thuốc BVTV 35
4.3.7. Kiến thức của nông dân về quản lý sâu bệnh 41
4.4. Phân tích ảnh hưởng của thuốc BVTV đến năng suất lúa 43
4.4.1. Mô hình ước lượng hàm năng suất lúa 43
4.4.2 Mức thuốc BVTV tối ưu để tối đa hoá lợi nhuận 45
4.5. Tác động của thuốc BVTV đến sức khỏe nông dân 45
4.6.Tác động của thuốc BVTV đến môi trường 49
4.6.1. Đánh giá chung của nông dân về chất lượng môi trường hệ sinh thái lúa
nước 49
4.6.2. Nhận xét của nông dân về tác động của thuốc BVTV đến môi trường đất 51
4.6.3. Nhận xét của nông dân về tác động của thuốc BVTV đến môi trường nước
52
4.7. Đề xuất giải pháp 54
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
55
5.1. Kết luận 55
5.2. Kiến nghị 55
5.2.1. Đối với cơ quan quản lý của Nhà nước 56
vii
5.2.2. Đối với nông dân 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
58
PHỤ LỤC
62
viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV Bảo vệ thực vật
CBCC Cán bộ công chức
FAO Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (Food and Agricultural
Organization)
HTX Hợp Tác Xã
IPM Chương trình phòng trừ dịch bệnh tổng hợp
MPP Sản phẩm vật chất cận biên
SXNN Sản xuất nông nghiệp
TP Thành phố
UBND Ủy Ban Nhân Dân
WHO Tổ chức Y tế Thế giới
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tỷ Lệ Mất Sản Lượng do Sâu Bệnh ở Các Vùng Trên Thế Giới 11
Bảng 3.1. Phân Loại Nhóm Thuốc BVTV Dựa trên Mức Độ Độc Hại 20
Bảng 3.2. Kỳ Vọng Dấu Giữa Biến Phụ Thuộc và Các Biến Độc Lập 24
Bảng 4.1. Một Số Đặc Điểm Kinh Tế Xã Hội của Người Được Phỏng Vấn 27
Bảng 4.2. Tỷ Lệ Nông Dân Áp Dụng Các Loại Phân Bón Khác Nhau 28
Bảng 4.3. Hướng Dẫn Bón Phân của Trạm BVTV Thành Phố Pleiku 29
Bảng 4.4. Một Số Loại Thuốc BVTV Hóa Học Đang Được Sử Dụng Phổ Biến tại Địa
Bàn Xã An Phú 31
Bảng 4.5. Khối Lượng và Tỷ Lệ Thuốc BVTV Đã Sử Dụng Qua Các Năm 32
Bảng 4.6. Liều Sử Dụng Thuốc BVTV 34
Bảng 4.7. Nguồn Thông Tin Về Liều Lượng 35
Bảng 4.8. Tình Hình Sử Dụng các Biện Pháp Bảo Hộ Khi Phun Thuốc 36
Bảng 4.9. Lý Do Nông Dân Không Sử Dụng Các Biện Pháp Bảo Hộ 36
Bảng 4.10. Thực Hiện An Toàn Trong Khi Phun Thuốc 38
Bảng 4.11. Thực Hành Bảo quản và Xử Lý Thuốc BVTV 39
Bảng 4.12. Thực Hành Xử Lý Thuốc BVTV Sau Khi Sử Dụng 40
Bảng 4.13. Tình Hình Vệ Sinh Bình Phun 41
Bảng 4.14. Hiểu Biết của Nông Dân về Quản Lý Sâu Bệnh 42
Bảng 4.15. Kết quả ước lượng hồi quy của các hộ điều tra. 43
Bảng 4.16. Những Triệu Chứng Nông Dân Thường Mắc Phải 46
Bảng 4.17. Các Triệu Chứng Biểu Hiện Sau Khi Phun Thuốc 47
Bảng 4.18. Mức Độ Chắc Chắn Những Triệu Chứng Trên Là Do Thuốc BVTV 48
Bảng 4.19. Cách Điều Trị Chính Khi Mắc Bệnh 48
Bảng 4.20. Đánh Giá của Nông Dân về Tác Động Lâu Dài của Thuốc BVTV Đến Sức
Khỏe 49
Bảng 4.21. Đánh Giá Chung về Chất Lượng Môi Trường Hệ Sinh Thái Nông Nghiệp
50
Bảng 4.22. Quan Tâm Đến Độ Độc, Dư Lượng Thuốc BVTV Trong Môi Trường 51
x
Bảng 4.23. Nhận Xét Của Nông Dân Về Tác Động Của Thuốc BVTV Đến Môi
Trường Đất 51
Bảng 4.24. Nhận Xét Của Nông Dân Về Tác Động Của Thuốc BVTV Đến Môi
Trường Nước 53
Bảng. Kiểm Tra Lại Dấu Các Thông Số Ước Lượng Mô Hình 66
xi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Sự Biến Đổi của Thuốc BVTV Hóa Học đến Đất Đai. 17
Hình 4.1. Tỷ Lệ Thu Nhập của Người Được Phỏng Vấn 28
Hình 4.2. Lượng Thuốc Phun của Nông Dân Xã An Phú 32
Hình 4.3. Số Lần Phun Thuốc BVTV của Nông Dân Xã An Phú 33
xii
DANH MỤC PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 1. Kết Xuất Eview Cho Mô Hình Năng Suất Lúa
Phụ lục 2. Kết Xuất và Kiểm Định Hiện Tượng Tự Tương Quan Bằng Kiểm Định BG-
Breush & Godfrey cho Mô Hình Hàm Năng Suất Lúa
Phụ lục 3. Kết Xuất Và Kiểm Định Hiện Tượng PSSSTĐ Bằng Kiểm Định White Cho
Mô Hình Hàm Năng Suất Lúa
Phụ lục 4. Kết Xuất Các Mô Hình Hồi Quy Phụ
Phụ lục 5. Bảng Giá Trị Thống Kê trong Mô Hình Năng Suất Lúa Tuyến Tính
Phụ Lục 6. Kiểm Định Giả Thiết Mô Hình Hàm Năng Suất Lúa
Phụ Lục 7: Bảng câu hỏi phỏng vấn
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nước ta hiện có 70% dân số sống bằng nghề nông, do đó phát triển nông nghiệp
là mục tiêu chiến lược, quan trọng và lâu dài.
Thuốc BVTV cần thiết trong quá trình sản xuất nông nghiệp của nông dân
nhằm giảm thiểu những thiệt hại do sâu bệnh gây ra, mang lại hiệu quả kinh tế cao
trong sản xuất. Tuy nhiên, nó cũng là nguyên nhân gây ra những ảnh hưởng tiêu cực
đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh. Với điều kiện khí hậu, dịch bệnh
thường xuyên xảy ra làm cho lượng thuốc sử dụng hàng năm rất lớn. Hơn nữa, để
phòng trừ sâu bệnh, nông dân thường có thói quen phun thuốc ở mức quá liều không
cần thiết, pha trộn bừa bãi nhiều loại thuốc khác nhau làm chi phí sản xuất tăng cao
(Ratna Kumar, Adhrit Regmi, 2009), ảnh hưởng đến tối đa hóa lợi nhuận. Ngoài ra, nó
còn gây tác động xấu đến sức khỏe nông dân trong thời gian dài cũng như ô nhiễm môi
trường (Nguyen Huu Dung, Tran Thi Thanh Dung, 1999).
Hàng năm trên thế giới có hơn khoảng 2000 người chết do làm việc với thuốc
BVTV, có khoảng 5472 người ngộ độc do sử dụng thuốc trừ sâu và thiệt hại khoảng
108 triệu USD/năm (Nguyễn Minh Hào, 2009). Cả nước hiện nay có khoảng 15 - 20
triệu người thường xuyên tiếp xúc với thuốc BVTV, 70% trong số này có triệu chứng
ngộ độc (L.Anh, 2009). Theo Cục Y tế Dự phòng và Môi trường, Bộ Y tế thì trong
năm 2009 các bệnh viện tiếp nhận hơn 4.500 người bị nhiễm độc thuốc bảo vệ thực
vật. Trong đó có tới 138 trường hợp tử vong do nhiễm độc quá nặng (VOV, 2009). Vụ
Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cũng chỉ rõ, ngộ độc thuốc BVTV là một trong mười nguyên
nhân gây tử vong cao nhất tại các bệnh viện, chỉ sau cao huyết áp, phổi và tai nạn giao
thông.
Xã An Phú, thành phố Pleiku thuộc vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp
của tỉnh Gia Lai. Phần lớn dân cư trong vùng coi cây lúa là cây trồng chủ lực đóng góp
phần lớn trong tổng thu nhập gia đình. Tuy nhiên, tình trạng sử dụng thuốc BVTV một
2
cách bừa bãi và không theo hướng dẫn của hầu hết nông dân đã gây ra ảnh hưởng khá
rõ rệt đến sức khỏe nông hộ, môi trường và lợi nhuận trong sản xuất nông nghiệp trên
địa bàn xã. Phần lớn người nông dân khi sử dụng thuốc thường dựa vào tâm lý và kinh
nghiệm bản thân hơn là quan tâm đến hướng dẫn trên nhãn chai thuốc.
Sự thất bại trong việc áp dụng vào thực tiễn của các chương trình IPM, chương
trình 3 giảm 3 tăng cùng kỹ thuật canh tác thô sơ, manh mún của nông dân đã làm
trầm trọng thêm thực trạng sâu bệnh trong vùng khiến nông dân không những không
tìm ra những hướng khắc phục hiệu quả mà họ lại lạm dụng quá nhiều thuốc BVTV
dẫn đến sản xuất nông nghiệp kém bền vững trong thời gian dài.
Ngay cả việc sử dụng đúng theo hướng dẫn, vùng chuyên canh vẫn tiềm ẩn đe
dọa về dư lượng thuốc BVTV. Để hiểu rõ hơn tác động của việc sử dụng thuốc BVTV
đến năng suất lúa, sức khỏe của nông dân và chất lượng môi trường tại xã An Phú, từ
đó đề xuất một số giải pháp pháp để tối ưu kinh tế, hạn chế những ảnh hưởng xấu đến
sức khỏe nông dân và chất lượng môi trường. Chúng tôi đã tiến hành thực hiện nghiên
cứu “Đánh Giá Tác Động của Việc Sử Dụng Thuốc BVTV trên Năng Suất Lúa,
Sức Khỏe Nông Dân và Chất Lượng Môi Trường tại Xã An Phú, Thành Phố
Pleiku, Tỉnh Gia Lai”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá tác động của việc sử dụng thuốc BVTV trên năng suất lúa, sức khỏe
nông dân và chất lượng môi trường tại xã An Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu tình hình sử dụng thuốc BVTV của nông dân trồng lúa ở địa phương.
Đánh giá tác động của thuốc BVTV đến năng suất lúa.
Phân tích tác động của thuốc BVTV đến sức khỏe nông dân.
Phân tích tác động của thuốc BVTV đến chất lượng môi trường nông nghiệp.
Đề xuất một số giải pháp trong việc sử dụng thuốc BVTV.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ 29/03/2010 đến 15/07/2010.
Trong đó khoảng thời gian từ 29/03 đến 30/04 tiến hành thu thập số liệu thứ cấp và
3
tổng hợp số liệu, từ ngày 01/05 đến ngày 10/05 tiến hành điều tra thử và điều tra chính
thức thông qua phiếu câu hỏi phỏng vấn nông dân trồng lúa và nhập số liệu. Thời gian
còn lại tập trung vào xử lý số liệu, chạy mô hình và viết báo cáo.
1.3.2. Phạm vi không gian
Đề tài tiến hành điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên các hộ nông dân có sử dụng
thuốc BVTV trong quá trình canh tác lúa tại 5 thôn: thôn 3, thôn 5, thôn 6, thôn 8 và
thôn 11 trên địa bàn xã An Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
1.4. Cấu trúc khóa luận
Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương:
Chương1. Mở đầu. Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm
vi nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và cấu trúc của luận văn.
Chương 2. Tổng quan. Giới thiệu tổng quan về tài liệu tham khảo, trình bày về
điều kiện tự nhiên kinh tế, kinh tế, xã hội của xã An Phú.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu. Trình bày một số khái niệm
về lĩnh vực nghiên cứu, các chỉ tiêu sử dụng và phương pháp để tiến hành nghiên cứu.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Trong chương này sẽ trình bày
những kết quả nghiên cứu chính bao gồm: tổng quan về thị trường thuốc BVTV ở Việt
Nam và địa bàn nghiên cứu; đặc điểm mẫu nghiên cứu; tình hình sản xuất, sử dụng
phân bón, thuốc BVTV của nông dân tại xã An Phú; đánh giá tác động của thuốc
BVTV đến năng suất, sức khỏe và chất lượng môi trường.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị. Tóm lược các kết quả nghiên cứu và đưa ra
những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả các chương trình khuyến nông và cải thiện
thói quen canh tác hiện tại.
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Nghiên cứu kinh tế về ảnh hưởng của thuốc BVTV luôn là đề tài mà các nhà
kinh tế học quan tâm và đang cố gắng tìm kiếm những giải pháp thích hợp cho việc sử
dụng thuốc một cách hợp lý và hiệu quả.
Nghiên cứu “kết quả kinh tế và sức khỏe của sử dụng thuốc trừ sâu trong
sản xuất lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long” của Nguyen Huu Dung và Tran Thi
Thanh Dung được thực hiện năm 1999. Các tác giả đã tập trung đánh giá tác động của
việc sử dụng thuốc BVTV lên sức khỏe và năng suất lúa ở ĐBSCL. Thông qua việc
ước lượng hàm hồi quy, nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa thuốc và năng suất lúa:
LnY = Lnα
0
+ α
1
Soil + α
2
Mefarm + α
3
Lafarm + α
4
EDU2 + α
5
EDU3 + β
1
LnNPK + β
2
LnTodose + β
3
LnHirLab + β
4
LnFarlab.
Các tác giả đã thấy rằng trung bình nông dân lạm dụng 274,4 gram thành phần
hoạt chất thuốc trừ sâu, gây thiệt hại khoảng 105.644 đồng (6,25 USD)/ ha.
Nghiên cứu “Thuốc trừ sâu, việc sản xuất lúa gạo và môi trường” được
thực hiện bởi Jikun Huang và ctv năm 2001. Theo các tác giả thì mức sử dụng thuốc
trừ sâu tối ưu của nông dân tại Chiết Giang, Trung Quốc là 201 nhân dân tệ (29,38
USD)/ ha, thấp hơn 42% so với chi phí sử dụng thuốc trừ sâu thực tế của nông dân.
Bên cạnh đó, báo cáo cũng cho thấy mối liên hệ giữa sức khỏe nông dân và việc sử
dụng thuốc trừ sâu. Những triệu chứng như nhức đầu, buồn nôn, kích ứng da được
phát hiện nhiều ở những nông dân trồng lúa.
Nghiên cứu “ Tác động của sử dụng nông dược trên sức khỏe và sản xuất ở
Việt Nam” do Nguyen Huu Dung và ctv thực hiện năm 1999. Nghiên cứu kết luận
rằng nông dân trồng lúa ở ĐBSCL lạm dụng phân bón Đạm ở mức 27 kg/ha và sử
dụng dưới mức Lân và Kali ở mức tương ứng là 56 kg và 5 kg mỗi ha. Điều này dẫn
5
đến chi phí 43.390 đồng (2,56 USD)/ ha. Đối với diện tích 3.190.000 ha lúa gieo trồng
trong khu vực, ước tính tổng chi phí là 141 tỷ đồng ( 8.343.000 USD). Việc lạm dụng
Đạm trong khi lại sử dụng quá ít Kali và Lân sẽ gây ra những thiệt hại khó lường.
Khóa luận tốt nghiệp của Phạm Kiều Trang thực hiện năm 2007 nghiên cứu
về những ảnh hưởng của thuốc BVTV đến sức khỏe của nông dân tại xã Nghĩa Trung,
huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước, bằng phương pháp tài sản nhân lực và phân tích lợi
ích chi phí, đề tài đã xác định được mức chi phí liên quan đến sức khỏe trung bình là
156,000 đồng/người/năm, mức sẵn lòng trả cho các biện pháp an toàn khác là 109,500
đồng/người/năm.
Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Minh Hào thực hiện năm 2009 đã nghiên
cứu mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến nhu cầu sử dụng thuốc BVTV hóa học
của xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Đề tài tập trung xác định
mức thuế hợp lý để làm giảm việc sử dụng thuốc BVTV hóa học. Thông qua công cụ
phân tích hồi quy, tác giả thiết lập được hàm cầu thuốc BVTV hóa học theo hàm Cobb
– Douglas của vụ Hè Thu:
Q = 63.63*P
-0.63
Mức thuế hợp lý để giảm sử dụng thuốc BVTV hóa học là ở mức 34%, tổn hại
làm giảm được trên 1 ha diện tích đất trồng lúa là 0.65 tỷ đồng, chi phí làm giảm được
cho xã là 0.37 tỷ đồng/năm. Khi mức thuế tăng 100% thì nông dân sẽ không còn sử
dụng thuốc BVTV hóa học nữa.
Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, được thực hiện năm 2007.
Khoá luận tìm hiểu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường khi sử dụng thuốc
sinh học cho lúa tại huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng. Khóa luận đã dùng các phương
pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh và phương pháp phân tích rủi ro để so sánh
hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của hai loại thuốc. Tác giả đã chỉ ra được hiệu
quả do thuốc sinh học mang lại là rất lớn. Thuốc sinh học không chỉ mang lại hiệu quả
kinh tế, hạn chế rủi ro và tạo nguồn thu nhập ổn định hơn mà còn mang lại hiệu quả
cho môi trường và xã hội. Từ đó, đã nêu ra những phương hướng nhằm khuyến khích
và sử dụng hiệu quả thuốc sinh học.
Nghiên cứu “Tác động của việc sử dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất lúa
đến nuôi trồng thủy sản tại ĐBSCL” do Dang Minh Phuong thực hiện năm 2002,
6
chứng minh rằng việc sử dụng thuốc trừ sâu là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi
trường nước và những tác động bất lợi trong việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Nó
làm tăng giá cá, suy yếu sức khỏe nông dân và người tiêu dùng, suy giảm đa dạng sinh
học. Những thiệt hại này không nằm trong chi phí sản xuất. Tác giả đã tính toán được
tổng thiệt hại do việc sử dụng sai thuốc trừ sâu ở ĐBSCL là khoảng 9 tỷ USD trong
năm 2001.
Tuy vậy, vẫn chưa có những nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc BVTV đến
sức khỏe, năng suất và chất lượng môi trường ở địa bàn Pleiku. Đó là lý do đề tài
“Đánh Giá Tác Động của Việc Sử Sụng Thuốc BVTV trên Năng Suất Lúa, Sức Khỏe
Nông Dân và Chất Lượng Môi Trường tại Xã An Phú, Thành Phố Pleiku, Tỉnh Gia
Lai” được thực hiện.
2.2. Tổng quan về xã An Phú
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Xã An Phú nằm ở phía Đông cách trung tâm thành phố Pleiku 12 km, là một
địa phương nằm ở cửa ngõ thành phố Pleiku, nhân dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp.
Có diện tích tự nhiên là 1.138,23 ha. Địa giới hành chính như sau: Phía Bắc giáp
huyện Đăk Đoa; Phía Nam giáp xã Chư Á và huyện Đăk Đoa; Phía Đông giáp huyện
Đăk Đoa; Phía Tây giáp xã Chư Á.
Tọa độ địa lý của xã như sau:
Kinh độ Đông từ 108
0
02’14’’ đến 108
0
06’44’’
Vĩ độ Bắc từ 13
0
56’31’’ đến 14
0
00’11’’
b) Địa hình địa mạo
Xã An Phú nằm ở khoảng trung tâm cao nguyên Pleiku, sản phẩm phun trào
của đá Bazan bao phủ hầu hết diện tích tạo nên dạng địa hình cao nguyên lượn sóng.
Độ cao tương đối vào khoảng 700-800 m, cao hơn hẳn so với độ cao trung bình toàn
cao nguyên Pleiku.
Địa hình xã An Phú có xu hướng thấp dần về hai phía: Tây Bắc và đông Đông
Nam, là nơi bắt nguồn của nhiều suối nhánh thuộc các hệ sông suối lớn lân cận xã.
Nhìn chung, xã có hai dạng địa hình chính đó là địa hình cao nguyên lượn sóng (trung
7
bình và mạnh) và địa hình vùng thung lũng. Trong đó dạng địa hình cao nguyên lượn
sóng là chủ yếu, mức độ lượn sóng từng khu vực khác nhau.
c) Thổ nhưỡng
Xã An Phú có diện tích đất tự nhiên là 1.138,23 ha. Trong đó đất nông nghiệp
945,92 ha; đất phi nông nghiệp 190,26 ha, đất chưa sử dụng 2,05 ha.
d) Khí hậu
Xã An Phú cũng giống như thành phố Pleiku, cũng mang nét đặc trưng khí hậu
nhiệt đới gió mùa, mùa hè mát dịu, mùa đông khô và lạnh, biểu hiện là sự phân hóa và
tương phản sâu sắc giữa hai mùa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng
11 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ tương đối điều hòa, mùa nóng không rõ rệt, nhiệt độ trung bình, lượng
mưa trung bình, biên độ nhiệt năm so với một số nơi khác thấp hơn.
Khí hậu xã An Phú có đặc điểm nổi bật là tính phân mùa rõ rệt, mùa khô kéo
dài 6 tháng, ẩm độ giảm, lượng bốc hơi gây khô hạn nghiêm trọng. Hơn nữa hướng gió
chủ đạo là Đông Bắc và Tây Nam. Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, mùa khô
hướng Đông Bắc chiếm ưu thế 70% tần suất, mùa mưa hướng Tây Nam và Tây chiếm
ưu thế 40-50 % tần suất. Vận tốc gió trung bình 3,6m/s lớn nhất 18m/s, gió mạnh vào
mùa khô vì vậy cần phải tính đến để có biện pháp hữu hiệu cho sản xuất.
2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
a) Tình hình kinh tế
Hoạt động thương mại dịch vụ buôn bán ổn định đáp ứng được nhu cầu tiêu
dùng của nhân dân, các loại hình kinh doanh phong phú về chủng loại hàng hóa. Hiện
nay trên địa bàn xã số lao động phi nông nghiệp chiếm khoảng 62% tổng số lao động
trong toàn xã.
Xã có 2 HTX. Nhìn chung, hoạt động của 2 HTX hiện nay chưa thực sự hiệu
quả, tiếp cận thị trường khó khăn, thiếu vốn, nhân sự… Nhất là HTX An Phú I, hiện
nay mọi hoạt động vẫn cầm chừng. HTX An Phú II sau khi đại hội đã đầu tư vào hoạt
động xây dựng, dịch vụ bắt đầu đem lại hiệu quả nhưng chưa cao.
Về chăn nuôi, trong năm 2009 trên địa bàn không có dịch bệnh xảy ra. Bộ phận
chuyên môn của xã thường xuyên kiểm tra công tác thú y, phòng bệnh, kiểm tra giết
mổ trên địa bàn và hoạt động mua bán tại 02 khu vực chợ, tạo môi trường chăn nuôi
8
ổn định, thường xuyên tuyên truyền nhân dân làm tốt công tác phòng dịch mở rộng
chăn nuôi. Việc triển khai các chương trình khuyến nông đảm bảo theo kế hoạch. Tuy
nhiên, hoạt động của ban chỉ đạo chưa đều nên phần nào ảnh hưởng đến kế hoạch.
b) Văn hóa xã hội
Tình hình dân cư và tôn giáo
Xã An Phú được chia làm 10 thôn và 02 làng đồng bào dân tộc thiểu số. Dân số
xã có 2.360 hộ với 10.611 khẩu. Trong đó dân tộc Kinh: 1896 hộ với 9.566 khẩu, dân
tộc Ja Rai có: 204 hộ với 1022 khẩu.
Chính quyền địa phương thường xuyên bám nắm tình hình hoạt động và thống
kê số tín đồ, chức sắc của các cơ sở tôn giáo, chăm lo công tác phát triển của các dân
tộc trên địa bàn như phối hợp với phòng Kinh tế thành phố tổ chức tập huấn kỹ thuật
trồng trọt, chăn nuôi, hỗ trợ vốn, giống cho 02 làng đồng bào dân tộc để phát triển sản
xuất chăn nuôi. UBND xã thường xuyên tổ chức thăm các chùa, nhà thờ, chi hội tin
lành nhân các ngày lễ .
Lao động
Xã An Phú có 5.160 người nằm trong độ tuổi lao động với đặc điểm: lao động
thuần nông 37%, lao động phi nông nghiệp 63%. Nhân dân chủ yếu sản xuất nông
nghiệp trình độ dân trí không đồng đều.
Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao
Bộ phận VHTT của xã đã phố hợp với nhiều cơ quan đoàn thể như Hội phụ nữ,
Đoàn thanh niên xã tổ chức các chương trình giao lưu văn nghệ kỷ niệm các ngày lễ
lớn, phối hợp tổ chức hội thi đoàn hội viên giỏi, tổ chức giải bóng chuyền xã, các cuộc
thi tìm hiểu về Đảng, về Bác…Các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao tại xã tạo được
sân chơi lành mạnh, nơi giao lưu giữa các tổ chức đoàn hội, nâng cao chất lượng đời
sống tinh thần nhân dân.
Chính sách xã hội
Trong năm 2009, việc điều tra chi trả cho đối tượng chính sách xã hội của xã
đảm bảo đúng người đúng quy định, tổ chức tốt các hoạt động hỗ trợ xã hội từ nguồn
vận động của hội chữ thập đỏ, từ nguồn ngân sách nhân các ngày lễ lớn của đất nước.
9
Công tác giáo dục
Cơ sở vật chất của các trường học đảm bảo dạy và học, chất lượng giáo dục
ngày càng nâng cao, giáo viên được chuẩn hóa và nâng cao về chuyên môn.
Năm học 2007-2008 số lượng học sinh toàn xã là 2.476 học sinh, trong đó loại
giỏi là 354 học sinh đạt 12,3%, khá 698 học sinh đạt 28,1%, trung bình 1.243 học sinh
đạt 50,2%, yếu 181 học sinh đạt 7,35%.
Công tác xóa đói giảm nghèo
Tổng số hộ nghèo trong toàn xã năm 2007 là 46 hộ chiếm tỷ lệ 2,02%, tính đến
cuối năm đã đăng ký thoát nghèo là 23 hộ, UBND thành phố Pleiku phê duyệt hỗ trợ
21 hộ tổng cộng số tiền là 114.500.000 đồng để có vốn sản xuất và chăn nuôi, qua
triển khai kế hoạch khảo sát lại thì đế cuối năm số hộ nghèo còn 13 hộ giảm 33 hộ
chiếm tỷ lệ 0,57%.
Hoạt động y tế
Trạm y tế của xã hoạt động ổn định, không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn,
công tác khám chữa bệnh cho nhân dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên do hoạt
động cầm chừng nên vẫn chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm của lực lượng này.
Đánh giá chung
Kinh tế xã hội của xã ổn định, tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu ngành chuyển
dịch đúng định hướng, tỉ lệ hộ nghèo thấp.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình phúc lợi xã hội của xã được đầu tư
nâng cấp đúng mức: Hệ thống giao thông, vỉa hè, hệ thống thoát nước, điện chiếu sáng
đã và đang được hoàn thiện, bộ mặt đô thị ngày càng được chỉnh trang hơn.
Lĩnh vực văn hóa – xã hội, xây dựng đời sống mới có chuyển biến tích cực,
nhất là ở làng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần định hướng lối sống lành mạnh và
giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân.
An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội cơ bản được giữ vững. Tuy nhiên
trong năm 2009 tình hình kinh tế xã hội còn nhiều diễn biến phức tạp, giá cả leo thang
ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và CBCC, các thế lực thù địch không ngừng tìm
mọi cách chống phá chính quyền trên mọi mặt.
10
2.2.3. Khái quát hoạt động sản xuất nông nghiệp của xã An Phú
Sản xuất nông nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng năm trên địa bàn toàn xã ước
đạt: 1.148,5 ha/1.1421 ha, năng suất bình quân đạt 60,5 tạ/ha, tổng sản lượng lương
thực đạt 4327 tấn.
Diện tích trồng rau màu các loại: Tổng diện tích sản xuất rau ước đạt 930/912,
quay vụ đạt 101% kế hoạch cả năm diện tích cà phê tiêu ổn định.
2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất
2.3.1. Thuận lợi
Xã có diện tích đất nông nghiệp tương đối rộng, chủ yếu là trồng lúa nước và
trồng hoa màu các loại. Đây là nơi cung cấp một lượng lớn lúa gạo, rau, hoa cho thành
phố và một số tỉnh lân cận.
Xã An Phú thuộc vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp lâu năm, nông dân có
kinh nghiệm sản xuất cao. Thị trường đầu ra ổn định.
Cuối cùng, xã nhận được nhiều sự quan tâm của các cơ quan, tổ chức nhiều đợt
tập huấn, khuyến nông. Nông dân có nhiều cơ hội tiếp cận kỹ thuật canh tác mới hiệu
quả.
2.3.2. Khó khăn
Xã vẫn còn nhiều diện tích đất sản xuất ngoài quy hoạch, việc xử lý đất chưa tốt
dẫn đến sâu bệnh phát triển mạnh.
Thời tiết mưa nắng thất thường, vào mùa mưa thì nước ngập úng, còn mùa khô
thì hạn hán ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất nông nghiệp ở địa phương.
Tình trạng thiếu nước diễn ra trong vài năm gần đây đã ảnh hưởng lớn đến tình
hình sản xuất lúa của địa phương. Những ruộng lúa trước đây canh tác 2 vụ mỗi năm
thì giờ đây nông dân chỉ còn sản xuất được một vụ chính mỗi năm.
Điều kiện kinh tế còn hạn hẹp, giá vật tư còn có lúc tăng cao cho nên việc đầu
tư vào chi phí sản xuất còn thấp.
Nhận thức của nông dân còn hạn chế, việc phun thuốc phòng trừ không theo kỹ
thuật nên tình hình dịch bệnh thường xuyên xảy ra và lan rộng.
2.4. Diễn biến tình hình sâu bệnh và công tác BVTV trong sản xuất nông nghiệp
Sâu bệnh và các loại dịch hại thường xuyên gây hại ở các mức độ khác nhau
trên các loại cây trồng, gây tổn thất không nhỏ đến năng suất. Chỉ tính riêng tỷ lệ mất
11
sản lượng do sâu bệnh, cỏ dại hang năm (kể từ năm 1988 đến 1990) đối với một số cây
trồng chính trên toàn thế giới như sau:
Bảng 2.1. Tỷ Lệ Mất Sản Lượng do Sâu Bệnh ở Các Vùng Trên Thế Giới
Châu lục Sản lượng mất (%) Thiệt hại kinh tế (tỉ USD)
Châu Á 47.1
145.3
Châu Âu 28.2
16.8
Châu Phi 48.9
12.8
Châu Đại Dương 36.2
1.9
Nam Mỹ 41.3
21.8
Bắc Mỹ 31.2
23.0
Nguồn: Nguyễn Minh Hào, 2009
Ở nước ta, nền sản xuất nông nghiệp thâm canh sử dụng những giống mới năng
suất cao nhưng tính mẫn cảm với sâu bệnh. Việc tăng cường sử dụng phân đạm, lạm
dụng thuốc BVTV và thay đổi chế độ canh tác theo hướng chuyên canh, tăng vụ đã là
những yếu tố tạo nên một hệ sinh thái nông nghiệp mới ngày càng xa lạ với tự nhiên.
Do vậy, nó đã tác động mạnh mẽ đến thành phần và số lượng quần thể các loài dịch
hại vốn rất đa dạng và phức tạp. Vì vậy, nếu chúng ta không tăng cường công tác
BVTV sẽ dẫn đến sự phá hoại của sâu bệnh có nguy cơ càng lớn.
Hiện nay, việc sử dụng thuốc BVTV ở nước ta đang gia tăng cả về số lượng và
chủng loại. Các thuốc BVTV dùng để diệt sâu bệnh là một yếu tố quan trọng góp phần
làm tăng sản lượng cây trồng và giảm các thiệt hại trước thu hoạch. Nhưng bên cạnh
những mặt lợi có thể nói thuốc BVTV ít hay nhiều đều gây độc hại đối với sức khỏe
con người và môi trường sống, thậm chí làm giảm năng suất nếu người nông dân
không tuân thủ đầy đủ kỹ thuật canh tác.
Tại tỉnh Gia Lai, theo báo cáo của Chi cục BVTV tỉnh thì trong thời gian qua,
tình hình sâu bệnh hại cây trồng trên địa bàn tỉnh đã bùng phát mạnh trên các loại cây
trồng như: lúa, cà phê, tiêu…Nguyên nhân là do thời tiết thay đổi, giá đầu ra thấp nên
nông dân không tích cực đầu tư như những năm trước vì vậy các loại sâu bệnh có điều
kiện phát triển.
12
Trên diện tích lúa trà sớm và đại trà, bệnh đạo ôn đã lan rộng trên 393 ha, với
mật độ từ 10 đến 12 con/m2. Diện tích lúa nhiễm bệnh đạo ôn tập trung tại các huyện:
Kbang, Phú Thiện, Chư Pah, Ia Grai, thị xã Ayun Pa và thành phố Pleiku…
Ngoài ra, các loại sâu bệnh khác như sâu đục thân, đốm nâu, ốc bươu vàng,
vàng lá sinh lý, khô vằn cũng tàn phá trên diện tích gần 1.000 ha. Ngoài ra, tình trạng
chuột cắn phá và sâu đục thân cũng xuất hiện mạnh tại một số địa phương. Dịch bệnh
xuất hiện đã ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình sinh trưởng và phát triển của cây lúa.
2.5.Tổng quan thị trường thuốc BVTV
Hàng năm chúng ta đang phải chi hàng chục triệu đô la Mỹ để nhập thuốc hoặc
các thành phần chính để sản xuất thuốc BVTV. Kim ngạch xuất khẩu thuốc trừ sâu của
Việt Nam 3 tháng đầu năm 2010 đạt 139,8 triệu USD, tăng 53,5% so với cùng kỳ,
chiếm 0,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của cả nước 3 tháng đầu năm
2010 (Vinanet, 2010). Thuế suất nhập khẩu ở các mức tỷ lệ thấp gần như không đáng
kể nếu so với nhiều loại hàng hóa nhập khẩu khác. Đây là chính sách ưu đãi đúng đắn
của nhà nước đối với các đầu vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cho sản xuất lương
thực. Tuy nhiên, sự ưu đãi này cộng với tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất thuốc
BVTV làm cho giá thuốc rẻ nhanh chóng, khiến nông dân sử dụng quá mức cần thiết
gây tác động xấu đến sức khỏe con người và môi trường.
Riêng địa bàn tỉnh Gia Lai, có khoảng 500- 600 loại thuốc BVTV được sử
dụng; 376 tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc BVTV tập trung ở địa bàn các huyện:
Phú Thiện, Chư Sê, Chư Prông, Đak Pơ, thị xã An Khê và TP. Pleiku. Về tình hình vi
phạm các quy định sử dụng thuốc BVTV thì trong năm 2008, có 193/718 hộ vi phạm
(Trần Hiếu, Sơn Ca, 2009).
Không thể phủ nhận là thuốc BVTV đã có vai trò lớn trong phòng trừ sâu bệnh
hại cây trồng, góp phần đáng kể vào thắng lợi của sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên,
tình trạng sử dụng thuốc BVTV quá bừa bãi, gây tác hại lâu dài cho con người, vật
nuôi và môi trường. Việc quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc BVTV cũng
đang trở thành bài toán khó mà lâu nay vẫn chưa có lời giải đáp thích hợp.
CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lí luận
3.1.1. Khái niệm thuốc BVTV
Thuốc BVTV là những hợp chất hóa học (vô cơ, hữu cơ), những chế phẩm sinh
học (chất kháng sinh, vi khuẩn, siêu vi trùng, tuyến trùng…), những chất có nguồn gốc
thực vật, động vật được sử dụng để bảo vệ cây trồng, nông sản, chống lại sự phá hoại
của những sinh vật gây hại (côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, thú rừng, cỏ
dại, rong rêu, vi khuẩn…).
Thuốc BVTV còn có tên gọi là thuốc trừ dịch hại (Pesticide) và khái niệm này
hàm chứa thuốc trừ mối mọt, các loài ve, bọ chét, rệp hại vật nuôi, thuốc trừ côn trùng
y tế, thuốc làm rụng lá cây, thuốc điều hòa sinh trưởng cây trồng.
a) Các nhóm thuốc BVTV
Thuốc BVTV được chia thành từng nhóm theo công dụng của chúng: thuốc trừ
sâu, thuốc trừ nhện hại cây, thuốc trừ tuyến trùng, thuốc trừ ốc sên, thuốc trừ chuột,
thuốc trừ chim hại mùa màng, thuốc trừ động vật hoang hại mùa màng, thuốc trừ sâu
bệnh hại nông sản trong kho, thuốc trừ nấm (còn gọi thuốc trừ sâu bệnh), thuốc trừ cỏ
dại, thuốc trừ thân cây mộc, thuốc làm rụng lá cây, thuốc làm khô cây, thuốc điều hòa
sinh trưởng.
Được sử dụng phổ biến nhất trong những nhóm thuốc BVTV trên là các nhóm
thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh và thuốc trừ cỏ dại. Tuy nhiên mỗi loại thuốc BVTV chỉ
diệt trừ một số loại dịch hại nhất định, chỉ thích hợp vời những điều kiện nhất định như
thời tiết, đất đai, cây trồng, kỹ thuật canh tác…
Thuốc trừ sâu: Dùng để phòng trừ các loại côn trùng gây hại cây trồng trên
đồng ruộng, côn trùng gây hại nông sản trong kho. Một số ít thuốc trừ sâu có tác dụng
phòng trừ đối với nhện đỏ hại cây.