Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

KHẢO SÁT SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA NẤM LINH CHI (Ganoderma lucidum (Leyss.Ex Fr.) Karst) TRỒNG TRÊN CƠ CHẤT CÁC LOẠI CÂY XÂM THỰC CÓ BỔ SUNG MỘT SỐ CHẤT DINH DƯỠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA NẤM LINH CHI
(Ganoderma lucidum (Leyss.Ex Fr.) Karst) TRỒNG
TRÊN CƠ CHẤT CÁC LOẠI CÂY XÂM THỰC
CÓ BỔ SUNG MỘT SỐ CHẤT DINH DƯỠNG

NGÀNH

: NÔNG HỌC

KHÓA

: 2008 – 2012

SINH VIÊN THỰC HIỆN

: NGUYỄN TRƯỜNG DUY

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2012


i

KHẢO SÁT SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA NẤM LINH CHI
(Ganoderma lucidum (Leyss.Ex Fr.) Karst) TRỒNG
TRÊN CƠ CHẤT CÁC LOẠI CÂY XÂM THỰC


CÓ BỔ SUNG MỘT SỐ CHẤT DINH DƯỠNG

Tác giả
NGUYỄN TRƯỜNG DUY

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Nông học

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
ThS. PHẠM THỊ NGỌC

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2012


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn nghiên cứu “Khảo sát sự tăng trưởng của
nấm linh chi (Ganoderma lucidum (Leyss.Ex Fr.) Karst) trồng trên cơ chất các loại cây
xâm thực có bổ sung một số chất dinh dưỡng” ngoài sự cố gắng, phấn đấu hết mình
của bản thân, em còn nhận được sự khích lệ, giúp đỡ thiết thực từ gia đình, nhà trường,
thầy cô và bạn bè.
Từ tận sâu trong đáy lòng con khắc ghi công ơn sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ
và tất cả những gì ba mẹ đã hy sinh để con được trưởng thành như ngày hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Nông học, Ban quản lý trại
khoa Nông học, trường đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh đã luôn tạo điều kiện rất
tốt cho em thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn thầy cô trường đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh
đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu, luôn quan
tâm, dìu dắt và luôn giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, cũng như trong quá trình

thực hiện đề tài. Đặc biệt, em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Phạm
Thị Ngọc, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện
khóa luận.
Xin cảm ơn bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực
hiện khóa luận.
Dù đã cố gắng hoàn thành khóa luận văn trong phạm vi và khả năng cho phép
nhưng chắc chắn rằng còn những thiếu sót, em kính mong nhận được sự tận tình chỉ
bảo của thầy cô và bạn bè.


iii

TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát sự tăng trưởng của nấm linh chi (Ganoderma lucidum
(Leyss.Ex Fr.) Karst) trồng trên cơ chất các loại cây xâm thực có bổ sung một số chất
dinh dưỡng” do Nguyễn Trường Duy thực hiện với sự hướng dẫn của Th.S Phạm Thị
Ngọc. Đề tài được thực hiện từ tháng 02/2012 đến tháng 06/2012, tại trại thực nghiệm
khoa Nông học, trường đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh nhằm khảo sát sự sinh
trưởng và phát triển của nấm linh chi trên giá thể cây mai dương và cây keo dậu, xác
định tỷ lệ phối trộn dinh dưỡng cho nấm linh chi phát triển tốt.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên hai yếu tố, 3 lần lặp lại.
Yếu tố A (Giá thể): gồm 2 loại cơ chất
Cơ chất K: cây keo dậu
Cơ chất M: cây mai dương
Yếu tố B (Dinh dưỡng): gồm 4 mức
Mức B1: 1% cám gạo
Mức B2: 1% cám bắp
Mức B3: 1% cám gạo + 1% cám bắp
Mức B4: 2% cám gạo + 1% cám bắp
Qua quá trình theo dõi, ghi nhận, phân tích, đánh giá và tìm hiểu đã thu được

kết quả như sau:
Giá thể cây mai dương phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của tơ nấm linh
chi, mức dinh dưỡng 2% cám gạo + 1% cám bắp cho tơ nấm phát triển tốt. Giá thể mai
dương bổ sung 1% cám gạo + 1% cám bắp cho năng suất thực thu cao nhất (31,93 g).


iv

MỤC LỤC

trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ................................................ viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... ix
DANH SÁCH HÌNH ..................................................................................................... xi
DANH SÁCH ĐỒ THỊ ................................................................................................ xii
Chương 1 GIỚI THIỆU................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu đề tài .......................................................................................................2
1.3 Yêu cầu ..................................................................................................................2
1.4 Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................... 3
2.1 Tổng quan về biến dưỡng và sinh lý của nấm .......................................................3
2.1.1 Biến dưỡng của nấm ........................................................................................3
2.1.2 Sự phát triển của nấm ăn ..................................................................................4
2.2 Tổng quan về nấm linh chi ....................................................................................5
2.2.1 Phân loại...........................................................................................................5



v

2.2.2 Đặc điểm sinh học của nấm linh chi ................................................................6
2.2.3 Điều kiện sinh trưởng phát triển của nấm linh chi...........................................7
2.2.4 Công dụng của nấm linh chi ............................................................................8
2.3 Khái quát về cây mai dương và cây keo dậu giá thể trồng nấm linh chi ...............9
2.3.1 Cây mai dương: tên khoa học: Mimosa pigra L. ..........................................10
2.3.2 Cây keo dậu: tên khoa học: Leucaena leucocephala (Lam.) De Wit. ...........11
2.4 Các chất dinh dưỡng ............................................................................................12
2.4.1 Cám gạo .........................................................................................................13
2.4.2 Cám bắp .........................................................................................................13
2.5 Một số nấm mốc và côn trùng gây hại trên nấm linh chi ....................................14
2.5.1 Nấm mốc ........................................................................................................14
2.5.2 Côn trùng gây hại ...........................................................................................14
2.6 Tình hình nghiên cứu và sản xuất nấm linh chi ...................................................15
2.6.1 Ở trong nước ..................................................................................................15
2.6.2 Ở nước ngoài ..................................................................................................15
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ................................................................ 17
3.1 Thời gian và địa điểm tiến hành thí nghiệm ........................................................17
3.1.1 Thời gian ........................................................................................................17
3.1.2 Địa điểm .........................................................................................................17
3.2 Điều kiện khí hậu, thời tiết ..................................................................................17


vi

3.3.1 Giống..............................................................................................................18
3.3.2 Giá thể ............................................................................................................18
3.3.3 Dinh dưỡng phối trộn .....................................................................................18
3.3.4 Dụng cụ thí nghiệm ........................................................................................18

3.4 Phương pháp thí nghiệm ......................................................................................18
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................20
3.6 Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................21
3.7 Quy trình thực hiện ..............................................................................................21
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................................... 24
4.1 Kết quả về chỉ tiêu sinh trưởng ............................................................................24
4.1.1 Tăng trưởng chiều dài tơ nấm ........................................................................24
4.1.2 Tốc độ tăng trưởng của sợi tơ nấm ................................................................30
4.1.3 Ngày bắt đầu xuất hiện tơ nấm linh chi .........................................................32
4.1.4 Thời gian tơ ăn đầy bịch nấm ........................................................................33
4.1.5 Tỷ lệ số bịch nấm có tơ phủ kín ở giai đoạn kết quả thể (%) ........................35
4.2 Kết quả về hình thái quả thể ................................................................................36
4.3 Kết quả về chỉ tiêu năng suất ...............................................................................38
4.4 Tỷ lệ sâu bệnh hại ................................................................................................39
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 41
5.1 Kết luận ................................................................................................................41


vii

5.2 Đề nghị:................................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 42


viii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
CV

Coefficent of variation (hệ số biến động)


NSLT

Năng suất lý thuyết

NT

Nghiệm thức


ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Điều kiện ngoại cảnh cần thiết cho sự phát triển của nấm linh chi ................8
Bảng 2.2: Thành phần hóa dược của nấm linh chi ..........................................................9
Bảng 2.3: Tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong cám gạo (%) ..............................................13
Bảng 2.4: Tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong cám bắp (%) ..............................................13
Bảng 3.1: Điều kiện khí hậu, thời tiết tại Thành phố Hồ Chí Minh ..............................17
Bảng 3.2: Quy trình thực hiện trồng nấm linh chi.........................................................21
Bảng 4.1: Động thái tăng trưởng chiều dài tơ của nấm linh chi ở các nghiệm thức (cm)
ở giai đoạn 10 ngày sau cấy...........................................................................................25
Bảng 4.2: Động thái tăng trưởng chiều dài tơ của nấm linh chi ở các nghiệm thức (cm)
ở giai đoạn 15 ngày sau cấy...........................................................................................26
Bảng 4.3: Động thái tăng trưởng chiều dài tơ nấm linh chi của các nghiệm thức (cm) ở
giai đoạn 20 ngày sau cấy ..............................................................................................27
Bảng 4.4: Động thái tăng trưởng chiều dài tơ nấm linh chi của các nghiệm thức (cm) ở
giai đoạn 25 ngày sau cấy ..............................................................................................28
Bảng 4.5: Động thái tăng trưởng chiều dài tơ nấm linh chi của các nghiệm thức (cm) ở
giai đoạn 30 ngày sau cấy ..............................................................................................29
Bảng 4.6: Tốc độ tăng trưởng chiều dài tơ nấm linh chi của các nghiệm thức qua các

giai đoạn (cm/ngày) .......................................................................................................30
Bảng 4.7: Thời gian bắt đầu xuất hiện tơ nấm linh chi của các nghiệm thức (ngày sau
cấy) ................................................................................................................................32
Bảng 4.8: Thời gian tơ nấm linh chi ăn đầy bịch của các nghiệm thức (ngày) .............34


x

Bảng 4.9: Tỷ lệ số bịch nấm có tơ phủ kín ở giai đoạn kết quả thể của các nghiệm thức
(%) .................................................................................................................................35
Bảng 4.10: Hình thái quả thể nấm linh chi ....................................................................36
Bảng 4.11: Năng suất lý thuyết (g/1000 bịch nấm) và năng suất thực thu (g) ..............38
Bảng 4.12: Tỷ lệ sâu bệnh hại nấm linh chi của các nghiệm thức (%) .........................39


xi

DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Chu trình sống của nấm linh chi......................................................................6
Hình 1: Chuẩn bị giá thể ................................................................................................45
Hình 2: Bịch giá thể đã được phối trộn dinh dưỡng ......................................................45
Hình 3: Bịch giá thể đã được đậy nút bông ...................................................................46
Hình 4: Hấp khử trùng ...................................................................................................46
Hình 5: Sơ đồ bố trí thí nghiệm .....................................................................................47
Hình 7: Tơ ăn đầy bịch nấm ..........................................................................................48
Hình 8: Giai đoạn hình thành quả thể ............................................................................48
Hình 9: Bịch nấm ở giai đoạn ra quả thể .......................................................................49
Hình 10: Quả thể nấm linh chi ......................................................................................49
Hình 11: Bịch nấm nhiễm nấm mốc xanh .....................................................................50
Hình 12: Quả thể bị côn trùng gây hại ..........................................................................50



xii

DANH SÁCH ĐỒ THỊ
Biểu đồ 4.1: Tốc độ tăng trưởng chiều dài tơ nấm của các nghiệm thức ......................51
Biểu đồ 4.2: Năng suất thực thu của các nghiệm thức ..................................................51
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ sâu bệnh hại của các nghiệm thức ...................................................52


1

Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề
Nấm linh chi là một loại thảo dược quý, được gọi là “Lingzhi” trong tiếng
Trung Quốc và “Reishi” trong tiếng Nhật Bản. Nấm linh chi được sử dụng để chữa
bệnh ở các nước phương Đông cách nay hơn 2000 năm. Ngày nay chúng được dùng
để điều trị các bệnh như: mệt mỏi, suy nhược thần kinh, tiểu đường, tăng huyết áp, loét
dạ dày, ung thư, các bệnh về gan và nhiều chứng thuộc hệ thống đề kháng của cơ thể.
Từ lâu nguồn linh chi được sử dụng trong dược liệu chủ yếu dựa vào khai thác
nguồn nấm mọc hoang dại trong tự nhiên. Tuy nhiên, nguồn nấm trong tự nhiên ngày
càng cạn kiệt và khan hiếm. Vì vậy, cần phải nuôi trồng nấm linh chi trong điều kiện
môi trường nhân tạo, sử dụng các nguồn nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên hoặc các
phế phẩm nông nghiệp làm cơ chất nuôi trồng nấm.
Hiện nay với tốc độ xâm lấn của các loại cây xâm thực ngày càng nhanh, đó là
mối đe dọa nguy hiểm nhất đến sự suy giảm về đa dạng sinh học, do đó cần phải có
những giải pháp nhằm tiêu diệt những loại cây này.
Nếu sử dụng được thân của các loài cây xâm thực làm giá thể trồng nấm linh

chi ngoài việc có thể ngăn chặn sự phát triển của các loại cây này mà còn mang lại
hiệu quả kinh tế cho người trồng nấm. Tuy nhiên, đây là loại giá thể mới nên cần phải
xác định tỷ lệ phối trộn các dinh dưỡng sao cho phù hợp để nấm linh chi có thể phát
triển tốt nhất.


2

Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài “Khảo sát sự tăng trưởng của nấm linh
chi (Ganoderma lucidum (Leyss.Ex Fr.) Karst) trồng trên cơ chất các loại cây xâm
thực có bổ sung một số chất dinh dưỡng” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu đề tài
Xác định ảnh hưởng của hai loại giá thể: mai dương và keo dậu đến sự tăng
trưởng của nấm linh chi.
Xác định ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn dinh dưỡng đến sự tăng trưởng của nấm
linh chi.
1.3 Yêu cầu
Theo dõi các chỉ tiêu tăng trưởng của nấm linh chi trên mỗi loại giá thể cây xâm
thực với tỷ lệ phối trộn dinh dưỡng khác nhau.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài sẽ thực hiện từ tháng 02/2012 đến tháng 07/2012.


3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Tổng quan về biến dưỡng và sinh lý của nấm
2.1.1 Biến dưỡng của nấm

Nấm không có khả năng quang hợp như cây xanh do đó chúng không có đời
sống tự dưỡng mà chỉ có đời sống dị dưỡng, sống nhờ trên các chất hữu cơ có sẵn nhờ
chúng có khả năng tiết ra các enzyme ngoại bào để phân giải các chất phức tạp thành
các chất đơn giản dễ hấp thu.
Theo Lê Duy Thắng (2001), dựa theo cách dinh dưỡng của nấm, có thể chia
thành ba nhóm:
Hoại sinh: Thức ăn của nhóm nấm này là xác bã động vật hay thực vật. Chúng
tiết ra enzyme tương đối mạnh có thể phân giải các chất phức tạp thành đơn giản để
nấm có thể hấp thụ.
Ký sinh: Thức ăn của nhóm nấm này là các chất lấy từ cơ thể ký chủ, làm suy
yếu hoặc tổn thương ký chủ, nhóm này chủ yếu là nấm gây bệnh.
Cộng sinh: Thức ăn lấy từ cơ thể vật chủ nhưng không làm chết hoặc tổn
thương vật chủ.


4

2.1.2 Sự phát triển của nấm ăn
2.1.2.1 Nhu cầu dinh dưỡng của nấm ăn
Nguồn cacbon: Nguồn cacbon hữu cơ như cellulose, hemicellulose, lignin, tinh
bột, các chất này được enzyme phân giải thành các chất đơn giản hơn thì nấm mới có
thể hấp thụ (Trần Văn Mão, 2008).
Nguồn cacbon là nguồn nguyên liệu để nấm tổng hợp các thành phần cấu tạo
nên sợi nấm và các hợp chất liên quan đến sự sống (Lê Duy Thắng, 2001).
Nguồn đạm: Theo Lê Duy Thắng (2001), đạm là nguồn dinh dưỡng không thể
thiếu của nấm. Đạm là nguyên liệu để nấm tổng hợp nên protein là thành phần cấu tạo
chính của tế bào, đồng thời là cấu trúc của enzyme. Nguồn đạm được cung cấp ở dạng
nitrat hay amon. Tuy nhiên, dạng đạm thích hợp cho nấm phát triển là amon hay acid
amin.
Khoáng: Các nguyên tố khoáng rất cần thiết cho sự phát triển của nấm, chúng

chiếm 5 – 10% trọng lượng khô. Các chất cần cho nấm bao gồm: P, K, Mg, S, Cu, Fe,
Co, Mn, Zn. Tùy từng loại nấm mà hàm lượng các khoáng khác nhau nhưng trong đó
ba nguyên tố P, K, Mg là cần thiết nhất (Trần Văn Mão, 2008).
Theo Lê Duy Thắng (2001), các khoáng có vai trò quan trọng trong việc hoạt
hóa enzyme, tổng hợp vitamine, hấp thụ các chất trao đổi của nấm.
2.1.2.2 Điều kiện sinh thái của nấm ăn
Sự phát triển của nấm ăn được quyết định bởi đặc tính di truyền và chịu ảnh
hưởng của điều kiện môi trường. Điều kiện môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển
của nấm ăn bao gồm nhiều yếu tố nhưng trong đó các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm
không khí, ánh sáng, pH của môi trường gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng phát
triển của nấm ăn.
 Nhiệt độ: Ảnh hưởng trực tiếp đến các phản ứng sinh hóa bên trong tế bào.


5

Theo Trần Văn Mão (2008), nhiệt độ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của nấm
biểu hiện trên hai mặt:
Khi nhiệt độ tăng, tốc độ sinh hóa tăng nhanh, nên sự sinh trưởng của nấm tăng
nhanh nhưng khi nhiệt độ tiếp tục cao sẽ làm cho protein và acid nucleic bị phá hủy,
tốc độ sinh trưởng bị giảm xuống, thậm chí làm nấm chết.
Khi nhiệt độ quá thấp thì nấm sinh trưởng chậm nhưng không bị chết.
 Ánh sáng: Nấm không có diệp lục như cây xanh nên không cần ánh sáng liên
tục. Giai đoạn hình thành và phân hóa quả thể nấm là lúc cần ánh sáng. Tuy nhiên, tùy
theo từng loài cường độ và chất lượng ánh sáng khác nhau (Trần Văn Mão, 2008).
Theo Lê Duy Thắng (2001), ở giai đoạn tơ nấm nếu có ánh sáng chiếu trực tiếp
vào bịch phôi, tơ nấm sẽ tiết ra nước màu vàng, ảnh hưởng đến năng suất sau này.
 Độ ẩm: Các loài nấm ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau có nhu cầu về độ
ẩm khác nhau. Ầm độ trong giai đoạn sinh trưởng của sợi nấm là 60 – 70%, độ ẩm
không khí trong giai đoạn hình thành quả thể là 85 – 95% (Trần Văn Mão, 2008)

Độ ẩm không khí cao giúp tơ nấm kết nụ và tạo điều kiện cho quả thể phát triển
bình thường (Lê Duy Thắng, 2001).
 pH: Theo Trần Văn Mão (2008), các loài nấm ăn yêu cầu pH khoảng 3 – 8.
Nếu pH thấp thì có thể thêm CaCO3, pH quá thấp sẽ ức chế sinh trưởng của nấm.
2.2 Tổng quan về nấm linh chi
2.2.1 Phân loại
Nấm linh chi có tên la tinh là: Ganoderma lucidum (Leyss.Ex Fr.) Karst
Nấm linh chi mọc trong rừng lá rậm,trên gốc và rễ cây nổi trên mặt đất. Có thể
mọc trên trên cây sống lẫn cây chết. Hiện nay, ở Việt Nam đã nhận thấy 15 loài linh
chi (Nguyễn Hữu Đống, 2000).
Theo Nguyễn Hữu Đống (2000), nấm linh chi được phân loại như sau:


6

Ngành phụ:

Basidimicotina

Lớp:

Hymenomycetes

Bộ:

Aphyllophorales

Họ:

Ganodermatacecae


Giống:

Ganoderma

2.2.2 Đặc điểm sinh học của nấm linh chi
2.2.2.1 Đặc điểm hình thái của nấm linh chi: (Ganoderma lucidum (Leyss.Ex Fr.)
Karst)
Lê Xuân Thám (1998) cho rằng hình thái của nấm linh chi ít khác biệt. Quả thể
có cuống dài hoặc ngắn, thường hình trụ hoặc thanh mảnh (kích thước: 0,3 – 0,8 cm),
lớp cuống nấm láng nâu đỏ, không có lông. Tán nấm có kích thước 2 – 36 cm, dày 0,8
– 3,3 cm.
Theo Trần Văn Mão (2008), quả thể nấm linh chi gồm cuống, tán và bào tầng.
Quả thể chín gỗ hóa, mô vỏ da hóa, có ánh bóng màu đỏ. Tán nấm hình quả thận hoặc
bán nguyệt. Dưới tán nấm có cuống mọc lệch và có vô số những lỗ nhỏ tạo thành ống
nấm màu vàng đến nâu nhạt gọi là bào tầng.
2.2.2.2 Chu trình sống của nấm linh chi (Trần Văn Mão, 2008)
Quả thể

Đảm

Chồi nấm

Bào tử đảm

Bện kết

Sợi song
nhân


Nhân phối

Nảy mầm

Chất phối

Hình 2.1: Chu trình sống của nấm linh chi

Sợi nấm
một nhân


7

2.2.3 Điều kiện sinh trưởng phát triển của nấm linh chi
2.2.3.1 Dinh dưỡng của nấm linh chi
Nấm linh chi là nấm mọc trên gỗ. Trong quá trình sinh trưởng, phát triển yêu
cầu cung cấp các hợp chất cacbon, đạm, chất khoáng và chất sinh trưởng. Nguồn
cacbon chủ yếu là các loại đường đa, đường đơn. Đối với các chất cao phân tử như
lignin, cellulose và tinh bột thì chúng không thể sử dụng trực tiếp mà phải tiết ra các
enzyme ngoại bào để phân giải thành các chất đơn giản để hấp thụ (Trần Văn Mão,
2008).
Theo Nguyễn Hữu Đống (2000), nấm linh chi hoại sinh rộng khắp trên các loài
cây lá rộng đến lá kim, thậm chí ở các tre trúc, dừa, cau, cọ dừa và nho. Nấm linh chi
tiết ra các enzyme phân giải màng tế bào endopolygalacturonase (endo – PG) và
endopectin methyl – translinase (endo – PMTE) có tác dụng làm nhũn tế bào thực vật
rất mạnh làm cho các loại gỗ và rễ cây bị mùn ra.
Theo Lê Xuân Thám (1998), các loại bột ngũ cốc, bột cám gạo, bột bánh dầu
được xem là nguồn dinh dưỡng cơ bản cho nấm, hàm lượng bổ sung của chúng khá
cao: từ 15 – 20% so với tổng lượng cơ chất vì nấm linh chi đòi hỏi tỷ lệ C/N nhỏ.

Theo Trần Văn Mão (2008), nếu bổ sung nhiều đạm sợi nấm sẽ mọc nhiều khó
hình thành quả thể. Trong quá trình sinh trưởng sợi nấm tỷ lệ C/N là 25/1 và giai đoạn
hình thành quả thể tỷ lệ C/N là 30/1 hoặc 40/1.
Sự sinh trưởng của nấm linh chi còn cần các nguyên tố vi lượng như Ca, P, Mg,
K (Trần Văn Mão, 2008).


8

2.2.3.2 Điều kiện ngoại cảnh
Bảng 2.1: Điều kiện ngoại cảnh cần thiết cho sự phát triển của nấm linh chi
Yếu tố

Nuôi tơ

Ra quả thể

Nhiệt độ

20 – 35oC

25 – 30oC

Ẩm độ

55 – 60%

90 – 95%

pH


4,5 – 6

4,5 – 6

Ánh sáng

Không cần

Cần ánh sáng tán xạ

(Nguồn: Nguyễn Lân Dũng, 2003)
Ẩm độ giữa hai giai đoạn chính của nấm linh chi có sự khác biệt đáng kể nên
trong quá trình nuôi trồng cần chú ý việc đảm bảo ẩm độ cho nấm.
2.2.4 Công dụng của nấm linh chi
Nấm linh chi được các nước trên thế giới nghiên cứu từ hơn 30 năm nay, chủ
yếu là nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng dược liệu của nấm.
2.2.4.1 Nhóm có bản chất protein
Trong các nhóm hoạt chất, nhóm có bản chất protein nổi bật là Lingzhi – 8 có
khả năng chống dị ứng phổ rộng và điều hòa miễn dịch, đồng thời duy trì tạo kháng
thể chống lại các kháng nguyên viêm gan B.
2.2.4.2 Nhóm polysaccharide
Nhóm polysaccharide cũng rất phong phú ở các nấm linh chi và phổ hoạt lực
mạnh. Nhiều polysaccharide có hoạt lực hạ đường huyết, đó là cơ sở để điều trị cho
bệnh nhân bị bệnh tiểu đường.


9

Các phương pháp cổ điển trước đây đã phân tích thành phần hóa dược tổng hợp của

nấm linh chi cho thấy:
Bảng 2.2: Thành phần hóa dược của nấm linh chi
Thành phần

Tỷ lệ (%)

Nước

12 – 13%

Cellulose

54 – 56%

Lignin

13 – 14%

Hợp chất nitơ

1,6 – 2,1%

Chất béo

1,9 – 2%

Hợp chất phenol

0,08 – 0,1%


Hợp chất sterol toàn phần

0,11 – 0,16%

Saponin toàn phần

0,3 – 1,23%

(Theo Bùi Chí Hiếu, 1993. Trích từ “nấm linh chi cây thuốc quý” của Lê Xuân Thám,
1998).
2.3 Khái quát về cây mai dương và cây keo dậu giá thể trồng nấm linh chi
Theo Thông tư ban hành danh mục các loài ngoại lai xâm hại thì “Tiêu chí xác
định loài ngoại lai xâm hại là chúng đã thiết lập quần thể đang lấn chiếm nơi sinh sống
hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, có xu hướng hoặc đang gây mất cân
bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện hoặc qua khảo nghiệm bộc lộ khả năng xâm
hại”.
Cây mai dương (Mimosa pigra L.) và cây keo dậu (Leucaena leucocephala (Lam.) De
Wit.) là hai loại cây ngoại lai xâm hại đã biết. ( Thông tư ban hành danh mục các loài
ngoại lai xâm hại).


10

2.3.1 Cây mai dương: tên khoa học: Mimosa pigra L.
Cây mai dương còn được gọi là cây trinh nữ nâu, trinh nữ đầm lầy. Chúng có khả năng
xâm lấn rất mạnh.
Phân loại
Giới:

Plantae


Ngành:

Magnoliophyta

Lớp:

Magnoliosida

Bộ:

Fabales

Họ:

Fabaceae

Chi:

Mimosa

Loài:

M. pigra

2.3.1.1 Đặc điểm hình thái
Cây bụi, thân gỗ có nhiều gai cứng, mọc nơi đất trống, ẩm ướt, với hệ thống rễ
cọc cắm sâu trong đất dài 1 – 2 m, rễ bên mở rộng đến 3,5 m ở độ sâu 5 cm. Chiều cao
trung bình của cây 1 và 2 năm tuổi từ 1,63 – 2,7 m. Chiều cao cây phụ thuộc rất lớn
vào đô tuổi của cây. Đường kính thân trung bình của cây là 1,7 cm. Lá dạng hai lần

kép chẵn, mọc đối xứng, xếp lại khi chạm nhau. Trên mỗi lá kép có 5 – 12 lá chét. Hoa
mọc từ lá kép thứ nhất đến thứ năm từ ngọn xuống, có màu hồng hoặc tím. Trái non có
màu xanh và chuyển dần sang màu nâu khi chín, chia nhiều đốt, mỗi đốt một hạt. Mỗi
cây trung bình có hơn 800 hạt, hạt mai dương không cần thời gian ngủ nghĩ, khi gặp
điều kiện ngoại cảnh thích hợp sẽ nảy mầm với tỷ lệ rất cao.
2.3.1.2 Tình hình xâm lấn của cây mai dương
Chi Mimosa có khoảng 400 – 600 loài, hầu hết đều có nguồn gốc từ Trung và
Nam Mỹ. Chi Mimosa lần đầu tiên được miêu tả vào năm 1759 bởi Linnaeus ở Châu
Mỹ.


11

Ở nước ta, cây mai dương có mặt ở hầu hết các nơi từ miền núi đến đồng bằng.
Ở miền Bắc mức độ phổ biến ít, phân tán ở các tỉnh Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên
Bái, Hòa Bình, Hà Tây, Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Giang. Ở
Miền Trung cũng phân bố rãi rác, riêng tám tỉnh Nam Trung Bộ có khoảng 680 ha bị
nhiễm cây mai dương. Ở Miền Nam, diện tích nhiễm nặng tập trung ở các vùng hồ Trị
An (khoảng 700.000 ha), lưu vực sông La Ngà, những nơi đất trống thuộc vườn quốc
gia Cát Tiên (Đồng Nai), vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp). Hàng năm, mùa lũ
hạt cây mai dương trôi từ Campuchia, Lào sang vùng đồng bằng sông Cửu Long,
chúng mọc dày tạo thành những vành đai trinh nữ rộng lớn và tạo thành loài cỏ dại
nguy hiểm khó phòng trừ, gây ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng tới
cảnh quan và môi trường (Nguồn: Đỗ Thị Phương Kiều, 2007).
2.3.2 Cây keo dậu: tên khoa học: Leucaena leucocephala (Lam.) De Wit.
Cây keo dậu thường được gọi là cây bình linh, bọ chét có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới
châu Mỹ, sau được mở rộng sang các vùng nhiệt đới khác như Việt Nam, Lào, Ấn Độ.
Phân loại
Giới:


Plantae

Bộ:

Fabales

Họ:

Fabaceae

Chi:

Leucaena

Loài:

L. leucocephala

2.3.2.1 Đặc điểm hình thái
Là cây thân gỗ hay bụi, lá chét lông chim hai lần với 12 – 18 cặp lá chét. Ra hoa
kết quả quanh năm, hoa nở rộ vào tháng 9 – 10. Quả dẹt, mỏng, dài 12 – 20 cm, chứa
15 – 30 hạt, chín có màu nâu sẫm.
Keo dậu có sức tái sinh rất mạnh, ít bị sâu bệnh hại. Có hơn 100 giống chia thành
ba nhóm:


12

Nhóm Hawaii: gồm 50 giống, cây bụi thấp hơn 5 m. Nhóm này chủ yếu cung
cấp gỗ nhỏ và chất xanh để chế biến thức ăn gia súc. Đây là nhóm phổ biến có nguồn

gốc từ Mexico.
Nhóm Peru: cao đến 15 m, cành nhánh nhiều. Thích hợp chăn nuôi, trồng cải
tạo đất.
Nhóm Salvador: cao đến 20 m, phân bố ở Trung Mỹ, phát triển mạnh, năng suất
gỗ cao (Phạm Thị Hạnh, 1993).
2.3.2.2 Đặc điểm sinh thái và công dụng của cây keo dậu
Keo dậu là cây nhiệt đới ẩm, mọc tốt ở nơi có ánh sáng đầy đủ, chịu hạn tốt.
Cây có thể chịu được nhiệt độ lên đến 450C nhưng chết khi gặp khí hậu sương gió,
phát triển tốt ở vùng có lượng mưa khoảng 600 – 1700 mm, có thể chịu được nhiều
loại đất khác nhau, phát triển tốt trên đất có sa cấu trung bình đến nhẹ với pH khoảng
8,5, chậm phát triển trên đất acid.
Công dụng của keo dậu:
- Được trồng để làm cây che bóng, làm thức ăn gia súc, phủ đất chống xói mòn.
- Cung cấp chất hữu cơ, dinh dưỡng từ phần thân, lá. Rễ cây có khả năng cố định đạm
trong không khí.
- Gỗ cứng, thớ dày được sử dụng làm than, đồ gỗ.
2.4 Các chất dinh dưỡng
Việc bổ sung vào giá thể trồng các loại dinh dưỡng như phân khoáng, các chất
hữu cơ, cám gạo chính là tạo điều kiện cân bằng vật chất giữa nguyên liệu sản xuất và
sản phẩm thu được. Khi dinh dưỡng được bổ sung vào giá thể thì sợi nấm phát triển
nhanh và năng suất cao. Tuy nhiên, đó cũng là điều kiện để các nấm khác phát triển
(Nguyễn Lân Dũng, 2003).
Do đó tỷ lệ phối trộn dinh dưỡng phải phù hợp để nấm linh chi có thể phát triển
tốt nhất.


×