Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH BỆNH HẠI, ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ NẤM GÂY BỆNH PHỔ BIẾN TRÊN CÂY MĂNG TÂY (Asparagus officinalis) TẠI HUYỆN CỦ CHI TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH BỆNH HẠI, ĐẶC ĐIỂM SINH
HỌC CỦA MỘT SỐ NẤM GÂY BỆNH PHỔ BIẾN TRÊN CÂY
MĂNG TÂY (Asparagus officinalis) TẠI HUYỆN CỦ CHI TP.
HỒ CHÍ MINH NĂM 2012

NGÀNH

: NÔNG HỌC

KHÓA

: 2008 – 2012

SINH VIÊN THỰC HIỆN: PHẠM THỊ THỦY

Tháng 07/201


NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH BỆNH HẠI, ĐẶC ĐIỂM SINH
HỌC CỦA MỘT SỐ NẤM GÂY BỆNH PHỔ BIẾN TRÊN CÂY
MĂNG TÂY (Asparagus officinalis L.) TẠI HUYỆN CỦ CHI
TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2012

Tác giả
PHẠM THỊ THỦY



Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư nông nghiệp ngành
Nông học

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
TS. VÕ THỊ THU OANH
ThS. PHẠM THỊ NGỌC

Tháng 07/2012
i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi luôn nhận được sự động viên và
chia sẻ của người thân, thầy cô và bạn bè.
Con xin ghi ơn cha mẹ và các người thân trong gia đình đã luôn tạo điều kiện và
động viên con trong quá trình học tập.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông lâm
Tp. Hồ Chí Minh, Ban Chủ Nhiệm khoa Nông học và tất cả quý thầy cô đã nhiệt tình
giảng dạy, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý giá trong suốt thời gian tôi
học tập tại trường.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS.Võ Thị Thu Oanh,
ThS. Phạm Thị Ngọc người đã giảng dạy, trực tiếp hướng dẫn và khuyên bảo tôi trong
suốt thời gian thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn các bạn sinh viên lớp DH08NHGL đã chia sẻ cùng tôi những khó
khăn trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn chị Trần Thị Điền Viên - sinh viên lớp CH10BVTV,
Trường Đại học Nông lâm Tp. HCM, gia đình bác Trần Văn Ô, các hộ nông dân ở xã
Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi, Tp. HCM, các bạn sinh viên cùng thực hiện đề tài trong

phòng 105 – Bộ môn Bệnh cây – Khoa Nông học – Trường Đại học Nông Lâm TP.
HCM đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện đề tài này.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2012
Sinh viên
Phạm Thị Thủy

ii


TÓM TẮT
Phạm Thị Thủy, 2012. Đề tài “Nghiên cứu tình hình bệnh hại, đặc điểm sinh
học của một số nấm gây bệnh phổ biến trên cây măng tây (Asparagus officinalis
L.) tại huyện Củ Chi Tp. Hồ Chí Minh năm 2012”. Đề tài được tiến hành từ tháng 2
năm 2012 đến tháng 06 năm 2012, trên cây măng tây ở huyện Chủ Chi – TP. HCM
Các nội dung được nghiên cứu trong đề tài:
Điều tra tình hình bệnh hại trên cây măng tây(Asparagus officinalis L.) tại Củ
Chi Tp.HCM, năm 2012, trên cơ sở điều tra về thành phần bệnh hại, mức độ phổ biến,
mức độ gây hại của một số bệnh phổ biến ở các giai đoạn sinh trưởng của cây măng
tây. Đồng thời, tiến hành thu thập, phân lập mẫu để xác định tác nhân gây bệnh trên
cây măng tây
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của nấm gây bệnh phổ biến trên cây
măng tây tại huyện Củ Chi - Tp. HCM.
Kết quả thu được:
Qua điều tra cho thấy yếu tố về tuổi cây ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển
của bệnh hại trên cây măng tây. Thành phần bệnh hại trên cây măng tây gồm bệnh
đốm thân cành, bệnh vàng lá thối gốc và nứt thân. Kết quả điều tra cho thấy, mức độ
nhiễm bệnh của bệnh đốm thân, cành là cao nhất (77,7 %), sau đó đến bệnh vàng lá
thối rễ (58,2 %). Các mẫu nấm trên môi trường dinh dưỡng khác nhau và ở các mức
nhiệt độ khác nhau có sự khác biệt về tốc độ phát triển, màu sắc cũng như số lượng
bào tử trung bình/cm2. Cả hai nấm Stemphyllium sp. và Fusarium sp. đều phát triển tốt

trong ngưỡng nhiệt độ từ 20 – 30oC. Qua đó có thể kết luận bệnh phát triển và gây hại
trong điều kiện của mùa mưa, ẩm độ cao, nhiệt độ thấp.
iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa...........................................................................................................................i
Lời cảm ơn ......................................................................................................................ii
Tóm tắt .......................................................................................................................... iii
Mục lục ..........................................................................................................................iv
Danh sách các từ viết tắt ...............................................................................................vii
Danh sách các bảng .................................................................................................... viii
Danh sách các hình ........................................................................................................ix
Danh sách các biểu đồ ..................................................................................................... x
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu .................................................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu thực hiện .................................................................................................... 2
1.4 Giới hạn đề tài .......................................................................................................... 2
CHƯƠNG 2 TỒNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
2.1 Lịch sử và đặc tính sinh thái của cây măng tây ........................................................ 3
2.2 Giá trị dinh dưỡng và dược liệu của cây măng tây ................................................... 4
2.3 Giá trị kinh tế của cây măng tây ............................................................................... 7
2.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ măng tây trên thế giới .............................................. 8
2.5 Tình hình sản xuất và tiêu thụ măng tây tại Việt Nam ........................................... 11
2.6 Phân loại và đặc tính thực vật của cây măng tây .................................................... 13
2.7 Các giống măng tây ................................................................................................ 14
2.8 Kỹ thuật canh tác măng tây ..................................................................................... 15
2.8.1 Làm đất ................................................................................................................. 15

2.8.2 Kỹ thuật trồng măng tây ....................................................................................... 15
iv


2.8.3 Chăm sóc ............................................................................................................. 16
2.8.4 Thu hoạch măng .................................................................................................. 19
2.9 Tình hình nghiên cứu bệnh trên cây măng tây tại Việt Nam ................................. 20
2.10 Một số bệnh hại chính trên cây măng tây ............................................................. 20
2.10.1 Bệnh thối rễ và cổ rễ ........................................................................................... 20
2.10.2 Bệnh rỉ sắt trên cây măng tây ............................................................................. 22
2.10.3 Bệnh thối măng và cổ măng .............................................................................. 23
2.10.4 Bệnh đốm tía trên măng tây ............................................................................... 24
2.10.5 Bệnh đốm nâu trên măng tây ............................................................................. 26
2.10.6 Bệnh đốm xám trên măng tây ............................................................................ 26
2.10.7 Bệnh mốc xám trên măng tây ............................................................................ 27
2.10.8 Bệnh do virus gây nên ....................................................................................... 27
2.10.9 Bệnh nứt cong măng do nấm Phoma sp. ........................................................... 28
CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ............................ 29
3.1 Thời gian và địa điểm .............................................................................................. 29
3.2 Nội dung ................................................................................................................. 29
3.3 Đặc điểm thời tiết, khí hậu ..................................................................................... 29
3.4 Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu .............................................................................. 30
3.5 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 30
3.5.1 Điều tra tình hình bệnh hại trên măng tây tại điểm điều tra ............................... 30
3.5.2 Phân lập và xác định tác nhân ............................................................................. 32
3.5.3 Khảo sát ảnh hưởng của các môi trường dinh dưỡng đến sự phát triển của tác
nhân gây hại chính ......................................................................................................... 34
3.5.4 Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng sinh trưởng và phát triển của tác
nhân gây hại chính ......................................................................................................... 35
3.6 Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................... 35

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................... 36
4.1 Tình hình sản xuất măng tây tại Củ Chi – Tp. HCM ............................................. 36
4.2 Kết quả điều tra bệnh hại trên cây măng tây tại địa điểm điều tra ......................... 36
4.2.1 Thành phần bệnh hại tại địa điểm điều tra .......................................................... 36
v


4.2.2 Tình hình bệnh hại trên cây măng tây ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau ... 40
4.3 Kết quả phân lập và xác định tác nhân gây bệnh phổ biến .................................... 41
4.4 Khảo sát sự phát triển của tác nhân gây hại phổ biến trên các môi trường dinh
dưỡng khác nhau ........................................................................................................ 43
4.4.1 Khảo sát sự phát triển của nấm Stemphyllium sp. trên các môi trường dinh dưỡng
khác nhau ..................................................................................................................... 44
4.4.2 Khảo sát sự phát triển của nấm Fusarium sp. trên các môi trường dinh dưỡng
khác nhau ..................................................................................................................... 46
4.5 Khảo sát sự phát triển của tác nhân gây hại phổ biến trên cây măng tây ở các mức
nhiệt độ khác nhau ...................................................................................................... 49
4.5.1 Khảo sát sự phát triển của nấm Stemphyliium sp. ở các mức nhiệt độ................. 49
4.5.2 Khảo sát sự phát triển của nấm Fusarium sp. ở các mức nhiệt độ khác nhau .... 52
4.6 Thảo luận chung ..................................................................................................... 55
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................. 57
5.1 Kết luận ................................................................................................................... 57
5.2 Đề nghị ................................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 69
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 62

vi


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

Tp. HCM
FAO

: Thành phố Hồ Chí Minh
: Tổ chức nông lương Liên hiệp quốc (Food and Agriculture

Organization).
USDA

: Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (The United States Department

of Agriculture)
NSC
Môi trường GĐ

: Ngày sau cấy
: Môi trường giá đậu

TLB

: Tỷ lệ bệnh

CSB

: Chỉ số bệnh

CVN 01 - 38 : 2010/BNNPTNT: Quy chuẩn Việt Nam 01 – 38 : 2010/Bộ
Nông nghiệp phát triển nông thôn.
TT – BNNPTNT


: Thông tư – Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn.

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng có trong 100 gam măng tây tươi ......................... 6
Bảng 2.2 Tình hình sản xuất măng tây trên thế giới .................................................. 8
Bảng 3.1 Diễn biến thời tiết trong thời gian thực hiện đề tài .................................. 30
Bảng 4.1 Thành phần bệnh hại trên cây măng tây tại huyện Củ Chi – Tp. Hồ Chí
Minh năm 2012 .................................................................................................. 37
Bảng 4.2 Tình hình bệnh hại trên cây măng tây ở các giai đoạn sinh trưởng khác
nhau tại Củ Chi – Tp. HCM ............................................................................. 40
Bảng 4.3 Thành phần nấm phân lập được từ vết bệnh trên cây măng tây ............... 41
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của các môi trường nuôi cấy đến khả năng phát triển của nấm
Phoma sp. .......................................................................................................... 44
Bảng 4.5 Số lượng bào tử của nấm Phoma sp. trên 1 cm2 ở các môi trường dinh
dưỡng khác nhau tại thời điểm 10 NSC ............................................................ 46
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của các môi trường nuôi cấy đến khả năng phát triển của nấm
Fusarium sp. ....................................................................................................... 46
Bảng 4.7 Số lượng bào tử của nấm Fusarium sp. trên 1 cm2 ở các môi trường dinh
dưỡng khác nhau tại thời điểm 10 NSC ............................................................. 49
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng phát triển của nấm Phoma sp. ..... 49
Bảng 4.9 Số lượng bào tử của nấm Phoma sp. trên 1 cm2 ở các mức nhiệt độ khác
nhau tại thời điểm 10 NSC ................................................................................. 51
Bảng 4.10 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng phát triển của nấm Fusarium sp.52
Bảng 4.11 Số lượng bào tử của nấm Fusarium sp. trên 1 cm2 ở các mức nhiệt độ
khác nhau tại thời điểm 10 NSC .................................................................................... 54


viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Các loại măng tây được trồng trên thế giới .............................................. 14
Hình 2.2 Các triệu chứng của bệnh thối rễ và cổ rễ do nấm Fusarium sp. gây ra trên
măng tây ............................................................................................................ 22
Hình 2.3 Các triệu chứng của bệnh rỉ sắt do nấm Puccinia asparagi gây ra trên
măng tây ............................................................................................................ 23
Hình 2.4 Các triệu chứng của bệnh thối măng và cổ măng do nấm Phytophthora
megasperma gây ra trên măng tây ..................................................................... 24
Hình 2.5 Các triệu chứng của bệnh đốm tím do nấm Pleospora herbarium gây ra
trên măng tây ..................................................................................................... 25
Hình 2.6 Triệu chứng của bệnh đốm nâu trên măng tây ......................................... 26
Hình 2.6 Triệu chứng của bệnh nứt cong măng .................................................... 28
Hình 4.1 Triệu chứng của bệnh đốm thân, cành trên cây măng tây ........................ 38
Hình 4.2 Triệu chứng của bệnh vàng lá, thối rễ trên cây măng tây ........................ 39
Hình 4.3 Triệu chứng của bệnh nứt thân trên cây măng tây .................................... 39
Hình 4.4 Túi bào tử, bào tử và chlamydospore của Stemphyllium sp. .................... 42
Hình 4.5 Bào tử, bào tử áo của nấm Fusarium sp. .................................................. 43
Hình 4.6 Sự phát triển của nấm Phoma sp. trên môi trường PGA, GĐ và CO ở nhiệt
độ 28 ± 2 0C, tại thời điểm 10 NSC. ................................................................. 45

Hình 4.7 Sự phát triển của nấm Fusarium sp. trên môi trường PGA, GĐ và CO ở

nhiệt độ 28 ± 2 0C, tại thời điểm 10 NSC .......................................................... 47

Hình 4.8 Sự phát triển của nấm Phoma sp. trên môi trường PGA tại các mức nhiệt


độ khác nhau ở thời điểm 10 NSC..................................................................... 50
Hình 4.9 Sự phát triển của nấm Fusarium sp. trên môi trường PGA tại các mức
nhiệt độ khác nhau ở thời điểm 10 NSC …………………………………………

ix

53


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1 Diện tích trồng măng tây theo khu vực (2008) ....................................... 8
Biểu đồ 2.2 Diện tích măng tây theo quốc gia (2008) ............................................... 9
Biểu đồ 2.3 Các loại măng tây và sự phân phối (2008) ............................................. 9
Biểu đồ 2.4 Sản phẩm măng tây trên thị trường của một số nước (2008) ............... 10
Biểu đồ 4.1 Tốc độ phát triển trung bình của nấm Phoma sp. trên các môi trường
giá đậu, PGA và CO .......................................................................................... 45
Biểu đồ 4.2 Tốc độ phát triển trung bình của nấm Fusarium sp. trên các môi trường
giá đậu, PGA và CO ........................................................................................... 48
Biểu đồ 4.3 Tốc độ phát triển trung bình của nấm Phoma sp. ở các mức nhiệt độ
khác nhau ........................................................................................................... 51
Biểu đồ 4.4 Tốc độ phát triển trung bình của nấm Fusarium sp. ở các mức nhiệt độ
khác nhau ............................................................................................................ 54

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề

Với giá trị là cây rau thực phẩm ăn chồi non có chất lượng dinh dưỡng cao, có
khả năng chống và chữa bệnh cho con người, nên cây măng tây (Asparagus officinalis
L.) càng ngày được coi trọng và mở rộng diện tích tại các tỉnh thành từ năm 2005 đến
nay như: Thái Bình, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng Nai, Bình Thuận, Long
An, Tiền Giang, Bạc Liêu, Lâm Đồng và TP. HCM. Diện tích măng tây tại các tỉnh
thành Bình Phước, Long An, Vĩnh Long, TP. HCM đã dần thay thế các loại cây rau
màu giá trị kinh tế thấp, năng suất kém và không phù hợp với vùng đất bạc màu, chứa
phèn nặng.
Măng tây là cây sinh trưởng phát triển tốt ở vùng nhiệt đới, nơi có nhiệt độ
trung bình trong năm cao và thích nghi sinh trưởng tốt trên vùng đất thuộc huyện Củ
Chi, Tp.HCM. Đây là một loại rau cao cấp, đồng thời là cây trồng mang lợi nhuận
kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ khá lớn trong và ngoài nước.
Trong những năm gần đây măng tây cho năng suất cao, đáp ứng được nhu cầu
xuất khẩu, tiêu thụ với giá thành cao tại các siêu thị, nhà hàng, đã nâng mức sống cho
nhiều nông hộ. Song, việc đầu tư thâm canh cao trên các giống măng tây F1, F2 nhập
khẩu từ Hoa Kì, Đức, Đài Loan (UC – 72 và UC – 157, Mary Washington, UC –
800…) trong điều kiện nhiệt đới nóng ẩm đã làm cho một số bệnh hại xuất hiện như:
thối gốc rễ (do nấm Fusarium sp.), thối măng, cổ măng (Phytophthora megasoerma
Drechs), rỉ sắt (Puccinia asparagi), mốc xám (Botrytis cinerea), đốm tím (Pleospora
Herbarum), khô thân cành (Macrophoma sp.), virus (các loại virus Asparagus Virus AV1, AV2, Tobaco Streak Virus)… rất phổ biến, làm cho cây và chồi măng non phát
triển kém, ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất của sản phẩm.
1


Trên mỗi vùng sinh thái khác nhau sẽ có những loại bệnh hại khác nhau xuất
hiện, gây hại với những mức độ khác nhau. Để công tác bảo vệ thực vật đạt hiệu quả
thì những thông tin về tình hình bệnh hại và việc chẩn đoán đúng tác nhân gây hại, làm
cơ sở xây dựng biện pháp phòng trừ hiệu quả là rất cần thiết. Vì thế, đề tài “Nghiên
cứu tình hình bệnh hại, đặc điểm sinh học của một số nấm gây bệnh phổ biến
trên cây măng tây (Asparagus officinalis L.) tại huyện Củ Chi Tp. Hồ Chí Minh

năm 2012” đã được thực hiện.
1.2 Mục tiêu
Nắm được thành phần, mức độ phổ biến bệnh hại trên cây măng tây. Nghiên
cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học của tác nhân gây bệnh phổ biến làm cơ sở xây
dựng biện pháp phòng trừ bệnh hại trên cây măng tây đạt hiệu quả cao.
1.3 Yêu cầu
Điều tra tình hình và mức độ phổ biến bệnh hại trên cây măng tây.
Thu thập mẫu, phân lập tác nhân gây bệnh.
Khảo sát một số đặc điểm hình thái, sinh học của tác nhân gây bệnh phổ biến.
1.4 Giới hạn đề tài
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 02/2012 đến tháng 06/2012 tại huyện Củ
Chi Tp. Hồ Chí Minh.
Chỉ xác định tác nhân gây bệnh phổ biến đến giống.
Mô tả triệu chứng của loại bệnh phổ biến.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Lịch sử và đặc tính sinh thái của cây măng tây
 Lịch sử
Cây măng tây có nguồn gốc từ vùng Trung Đông, được Alexander phát hiện
vào khoảng 300 năm trước Công Nguyên, và đem về trồng đầu tiên ở Hy Lạp, rồi
được trồng ở Roma (La Mã). (Wade, 2011). Ban đầu măng tây chỉ mới được biết với
tính năng như một loại thảo dược, dùng làm thuốc để chữa các bệnh về tim, phù thũng,
đau răng. Sau đó, cũng chính người Hy Lạp sử dụng măng tây như một loại rau cao
cấp. Tên măng tây (Asparagus) xuất phát từ tên Asparagos do người Hy Lạp đặt.
Trước đó măng tây được gọi với các tên: Sperege, Sparage, Sperach, Spargus.
Ở thời Trung cổ cây măng tây không được quan tâm nhiều, cho đến thế kỷ 16

cây măng tây là một trong những cây mà vua Louis IV ưa thích thì cây măng tây bắt
đầu được trồng tại Pháp với diện tích ngày càng tăng. Hiện nay thì măng tây được
trồng trên cả 5 châu lục ở những nơi có điều kiện thích hợp.
Măng tây du nhập vào nước ta từ thời Pháp thuộc, theo chân những gia đình
quan chức Pháp. Đến năm 1970, nhiều vùng đã trồng được măng tây và dùng làm
măng tươi (Mai Thị Phương Anh, 1999). Năm 1980, ông Nguyễn Mân đã trồng thành
công ở một số nơi như: Di Linh, Đức Trọng, Bảo Lộc. Năm 1988, cây măng tây được
trồng tại Đà Lạt dùng lá cắt cành để cắm hoa. Mười bảy năm sau, năm 2005, cây măng
tây được trồng thí điểm trên vùng đất xám thuộc huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí
Minh cho kết quả tốt đẹp, bước đầu chuyển đổi giống cây trồng cho bà con nông dân,
đem lại hiệu quả khả quan, có triển vọng mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu.
3


Ngày nay, cây măng tây đã được nhân trồng thí điểm ở nhiều vùng khác nhau, trên
những chân đất khác nhau như: Bạc Liêu, Long An, Tiền Giang, Bà Rịa Vũng Tàu,
Đồng Nai, Bình Thuận, Ninh Thuận…(Lư Cẩm và Lê Hồng Triều, 2008).
 Đặc tính sinh thái
Hạt măng tây có thể nảy mầm ở 20oC, nhưng tỷ lệ nảy mầm rất thấp, chỉ
khoảng 27%, nhiệt độ thích hợp cho măng tây nảy mầm là khoảng 23 – 25oC. Nhiệt độ
thích hợp cho măng tây phát triển là 20 – 30oC. Măng tây có thể chịu được nhiệt độ
lạnh nhưng dưới 10oC cây ngừng phát triển.
Những vùng có cường độ ánh sáng mạnh được xem là thích hợp cho sự phát
triển của măng tây, là cây ưa ẩm, và được coi là cây “chân ẩm đầu khô”, độ ẩm thường
xuyên đạt 80 – 85% sẽ kích thích măng ra nhiều, mềm, ngọt. Nếu độ ẩm không khí cao
sẽ làm cây mềm yếu, dễ nhiễm bệnh.
Măng tây thích hợp với các loại đất cát pha hoặc thịt nhẹ, tơi xốp, có khả năng
thoát nước tốt, pH thích hợp từ 6 – 7. Măng tây được trồng cả ở vùng đồng bằng và
vùng núi, thích hợp nhất ở độ cao 600 – 900 m so với mực nước biển.
Ngoài ra măng tây còn có khả năng chịu mặn và sương gió, những vùng có độ

mặn tương đối cao cây vẫn giữ được năng suất và không thấy có triệu chứng bị hại.
2.2 Giá trị dinh dưỡng và dược liệu của cây măng tây
Măng tây có hàm lượng dinh dưỡng cao. Ngoài chất xơ, đạm, glucid, các
vitammin K, C, A, pyridoxine (B6), riboflavin (B2), thiamin (B1), acid folid, gần ¼
khối lượng trong 100g măng tây là các chất khoáng cần thiết cho cơ thể con người
như: kali, magiê, canxi, sắt, kẽm... Măng tây có thể chế biến thành nhiều món ăn, tùy
theo khẩu vị và sở thích của mỗi người như: măng tây trộn salad, măng tây xào giòn,
măng tây xào thịt bò sốt mù tạt, lườn gà cuộn măng tây, gỏi măng tây, mực trộn măng
tây, sinh tố măng tây…
Từ 500 năm trước công nguyên, người Hy Lạp, người Ai Cập và người La Mã
cổ đại đã biết sử dụng măng tây làm thuốc lợi tiểu, trị bệnh táo bón, chống lão hóa da,
4


suy gan, tăng cường sức khỏe tình dục. Từ rễ cây măng tây, người Pháp đã bào chế ra
Descinq Raciness làm thuốc lợi tiểu, người Đức có Kommission E trị nhiễm trùng
đường tiểu, sạn thận và đau bàng quang, người Ấn Độ có Shatawari làm thuốc kích
thích tình dục.
Qua quá trình phân tích và so sánh hiệu ứng của các thành phần chứa trong chồi
và lá măng tây đối với tế bào gan người và chuột, các nhà nghiên cứu phát hiện, ngoài
tác dụng giã rượu thì măng tây còn giúp bảo vệ gan, thanh lọc những độc tố có trong
rượu.
Măng tây chứa nhiều chất xơ rất cần thiết cho hệ tiêu hóa và phòng trị rất tốt
các chứng táo bón, chất asparagine giúp lợi tiểu, phòng trị các bệnh ung thư, tiểu
đường, suy gan và đau bàng quang. Măng tây còn là nguồn cung cấp chất đạm giúp
người lao động trí óc giảm stress, tăng cường sinh lực và sức dẻo dai khi làm việc,
chống béo phì và chống lão hóa da, ổn định kinh nguyệt phụ nữ, làm giàu sữa mẹ, giúp
điều trị bệnh Goutte và bệnh tim mạch, làm giảm cholesterol. (The world’s healthiest
foods, 2011).
Măng tây còn chứa lượng magiê và kali cao giúp ổn định huyết áp, phòng ngừa

xơ vữa mạch vành và đột quỵ tim mạch rất hữu hiệu. Măng tây còn có beta carotene
giúp ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể. Ngoài ra, măng tây còn có dược chất
synthetase chứa nhiều tinh thể nitơ rất cần thiết cho sự xây dựng và phân chia tế bào,
giúp hạn chế các khuyết tật khi cấu tạo tế bào máu và hệ thần kinh ở thai nhi. (The
world’s healthiest foods, 2011).
Tuy nhiên, tính năng mà có lẽ người ta chú ý đến nhất là đối với ung thư. Theo
Viện Ung thư quốc gia Hoa Kỳ, rau măng tây còn có rất nhiều chất glutathione là biệt
chất chống ung thư, chống lão hóa rất hữu hiệu. FDA đã khuyến khích việc dùng măng
tây như một loại thực phẩm dinh dưỡng có tác dụng ngừa và trị bệnh rất tốt cho sức
khoẻ con người (The world’s healthiest foods, 2011). Acid folic (vitamin B9) có khả
năng bảo vệ cơ thể khỏi ung thư phổi, tá tràng và tử cung. Glutathion là một protein
nhỏ và thành phần kháng oxy hóa cực mạnh, giúp bảo vệ tế bào khỏi sự phát triển của
5


ung thư. Một cuộc phân tích đối với 38 loại rau cải cho thấy măng tây tươi nấu chín đã
đứng đầu danh sách về hàm lượng glutathion. Nhiều người đã dùng măng tây để trị
liệu lâu dài chống ung thư và họ đã thấy hiệu quả rất khả quan. Acid folic còn ngăn
ngừa các bệnh tim mạch, ngăn ngừa tai biến mạch máu não. Nó làm giảm tỷ lệ
homocystéine máu - vốn là thành phần tích tụ làm tổn thương động mạch và hình
thành khối máu đông.

6


Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng có trong 100 gam măng tây tươi
Thành phần

Hàm lượng


Năng lượng

20 kcal

Chất đạm

2,20 g

Carbohydrate

3,88 g

Đường

1,88 g

Chất xơ

2,10 g

Chất tro

0,6 %

Chất béo thực vật

0,12 g

Can xi


24 mg (2 %)

Sắt

2,14 mg (17 %)

Ma giê

14 mg (4 %)

Phốt pho

52 mg (7 %)

Ka li

202 mg (4 %)

Kẽm

0,54 g (5 %)

Man gan

0,158 mg

Vitamin B1

0,143 mg (11 %)


Vitamine B2

0,141 mg (9 %)

Vitamine B3

0,978 mg (7 %)

Vitamine B5

0,274 mg (5 %)

Vitamine B6

0,091 mg (7 %)

Vitamine B9

52 μg (13 %)

Vitamine C

5,60 mg (9 %)
(Nguồn: USDA, 2011)

7


2.3 Giá trị kinh tế của cây măng tây
Măng tây là nguyên liệu cho công nghiệp đồ hộp và là một mặt hàng xuất

khẩu có giá trị. Ở Mỹ nó chiếm vị trí thứ 10 trong các loại rau.
Măng tây còn được trồng ở rất nhiều nước trên thế giới như Châu Âu, Châu Á
và Châu Mỹ. Tuy nhiên sản xuất măng tây ở các nước ôn đới là không dễ, thông
thường ở các nước này sản xuất măng tây chia làm 4 giai đoạn: mùa xuân là mùa thu
hoạch, mùa hè và thu là giai đoạn thích hợp cho quang hợp, tích lũy chất dinh dưỡng,
còn mùa đông là mùa ngủ nghỉ. Hiện nay ở Mỹ cũng như ở một số nước trồng măng
tây trên thế giới nhờ có việc cải tiến giống nên năng suất trên một đơn vị diện tích tăng
lên rõ rệt. Vào năm 1964, Mỹ là nước dẫn đầu thế giới về sản lượng măng tây đóng
hộp, nhưng từ khi sản lượng của Đài Loan tăng thì sản lượng hai vùng này tương
đương nhau. Năm 1974, Đài Loan sản xuất 46 % tổng sản lượng măng trên thế giới, từ
đó nó chiếm lĩnh thị trường Châu Âu (chủ yếu là xuất khẩu sang Đức) về măng tươi
trắng đóng hộp bằng việc tăng năng suất do cải tiến giống, cải tiến kỹ thuật trồng và
lao động rẻ có hiệu quả. Những nước có sản lượng măng tươi đóng hộp tăng như Tây
Ban Nha, Nhật Bản, Australia, Canada và Mexico, riêng Mexico chủ yếu xuất khẩu
sang Mỹ.
Ở Việt Nam, măng tây được đưa vào trồng từ thời Pháp thuộc. Nhiều vùng
trong nước đã trồng măng để chế biến xuất khẩu như Đông Anh (Hà Nội), Kiến An
(Hải Phòng), Đức Trọng (Lâm Đồng). Thị trường xuất khẩu măng chủ yếu là các nước
Tây Âu. Măng tây là cây có tính thích ứng rộng với điều kiện khí hậu, đất đai cũng
như mọi điều kiện canh tác như trồng ở diện tích lớn hay với diện tích sản xuất nhỏ
trong vườn…
Muốn trồng măng tây ở diện tích lớn cần phải tập trung đầu tư về cả thời gian
và lao động. Để hiệu quả cao trong sản xuất măng tây cần cung cấp đủ lao động vì tất
cả các giai đoạn từ gieo hạt đến thu hoạch măng tây đều làm bằng tay. Ở một số nước
trên thế giới đã sản xuất măng tây trên diện tích rộng bằng máy nhưng năng suất măng
cũng như chất lượng măng không được đảm bảo.
8


2.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ măng tây trên thế giới

Bảng 2.2 Tình hình sản xuất măng tây trên thế giới
Tên quốc gia

Diện tích (ha)

Năng xuất (tấn/ha)

Trung Quốc

80.000

8

Thái Lan

2.200

15

Đức

20.000

6

Pháp

7.000

3,5


Italia

6.700

4,5

Mỹ

20.000

3,5

Mêxico

15.825

3,7

Peru

18.000

14,1

Nam Phi

2.000

3,5


Tây Ban Nha

15.000

5,3

(Nguồn: pdf)
Hiện nay diện tích trồng măng tây trên thế giới khoảng 200.000 ha, trong đó
Châu Á là khu vực trồng măng tây lớn nhất trế giới.

Biểu đồ 2.1: Diện tích trồng măng tây theo khu vực (2008).
(Nguồn: California Asparagus Commission)
9


Một số nước trồng măng tây với diện tích lớn là Trung Quốc, Mỹ, Đức, Peru,
Mexico, Tây Ban Nha. Trong đó lớn nhất là Trung Quốc, kế đó là Mỹ, Đức, Peru,
Mexico…

Biểu đồ 2.2: Diện tích măng tây theo quốc gia (2008).
(Nguồn: California Asparagus Commission)
Năng suất măng tây trên thế giới dao động rất lớn, những nước có năng suất
thấp nhất là: Iran (1,4 tấn/ha/năm), Đan Mạch (2,8 tấn/ha/năm). Những nước có năng
suất cao nhất là: Thái Lan (15 tấn/ha/năm), Peru (14 tấn/ha/năm). Còn lại đa số các
nước đạt năng suất từ 3 – 6 tấn/ha/năm.

Biểu đồ 2.3: Các loại măng tây và sự phân phối ( 2008).
(Nguồn: California Asparagus Commission)
10



Theo FAO, USDA – 2005 tổng sản lượng măng tây trên thế giới đạt
1.331.955, Trung Quốc là nước có sản lượng lớn nhất đạt 587.392 tấn, chiếm 44,1%
tổng lượng măng tây của thế giới, kế đó là Peru (190.470 tấn) chiếm 14,3%, Mỹ chiếm
7,7%, Đức chiếm 5,5%, Tây Ban Nha chiếm 4,2% và các nước còn lại là 19,1%.
Tại Hoa Kỳ, tiểu bang Washington cung cấp khoảng 40% nhu cầu tiêu thụ toàn
quốc, California khoảng 40%, phần còn lại do Michigan, Oregon. Tổng sản lượng của
Mỹ là 90.000 tấn. Tại California, khu vực sản xuất măng tập trung trong vùng lưu vực
các sông Sacramento - San Joaquin. Mỗi năm thành phô Stockton đều tổ chức một
ngày lễ hội về măng. Ngoài Hoa Kỳ, tại Châu Âu nhất là Đức và Pháp, măng tây rất
được ưa chuộng. Trong suốt 6 tuần, từ đầu tháng 4 đến giữa tháng 5, các nhà hàng tại
Đức đều dọn những món ăn đặc biệt chế biến từ măng. Thành phố Nuremberg tổ chức
nguyên một tuần trong tháng 4 hàng năm những cuộc thi bóc vỏ măng. Pháp, không
chịu kém, đã lập ra những hội người ăn măng và có cả một viện bảo tàng về măng
tây. Theo thống kê tại “Hội Thảo Quốc Tế lần thứ 9 về măng tây” thì măng được sản
xuất tại 61 quốc gia với diện tích canh tác lên đến 218.000 ha, trong đó Trung Quốc có
55. 000 ha với sản lượng và xuất cảng măng tây cao nhất.

Biểu đồ 2.4: Sản phẩm măng tây trên thị trường của một số nước (2008).
(Nguồn: California Asparagus Commission)
11


Hiện nay sản phẩm măng tây lưu hành trên thị trường dưới 3 hình thức: măng
tươi, măng bảo quản đông lạnh và sản phẩm đã qua chế biến đóng hộp. Có 8 nước
tham gia xuất khẩu măng tây tươi, hai nước có thị phần cao nhất là Peru (67.089 tấn)
và Mexico (47.657 tấn), còn các nước nhập cảng nhiều nhất là Mỹ (92.000 tấn), Cộng
Đồng chung Âu Châu (18.000 tấn) và Nhật (17.000 tấn).
2.5 Tình hình sản xuất và tiêu thụ trong nước

Ở nước ta măng tây được đưa vào trồng từ giữa thế kỷ XX, do
người Pháp đưa sang. Đến khoảng 1960 – 1970 một số vùng ở miền Bắc
đã trồng măng tây để xuất khẩu như Đông Anh (Hà Nội), Kiến An (Hải
Phòng) nhưng năng suất không cao, khoảng 3 – 4 tấn/ha. Do khí hậu
miền Bắc có mùa đông lạnh, cây chỉ cho thu hoạch măng cuối mùa xuân
và mùa hè, thời gian thu hoạch trong năm chỉ kéo dài 4 – 5 tháng.
Ở miền Nam từ cuối năm 2005 măng tây được đưa về trồng thử nghiệm ở
huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh. Điều kiện khí hậu thích hợp cho cây măng tây
sinh trưởng và phát triển quanh năm. Trong một năm có thể khai thác măng từ 8 – 9
tháng, năng suất đạt từ 10 – 15 tấn/ha/năm. Sản phẩm bán ra thị trường là măng tươi.
Năm 2005, một doanh nghiệp đã kết hợp với 7 hộ nông dân tại Củ Chi triển
khai mô hình trồng thử nghiệm giống măng tây xanh, với diện tích khoảng 1,3 ha. Đến
nay, đã thu họach và hiện nay mô hình mở rộng thêm với diện tích là 3,75 ha với 20 hộ
tham gia (Trung tâm Khuyến nông Tp.Hồ Chí Minh, 2010).
Theo Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn, 2011, giống thử nghiệm là giống
măng tây xanh, trồng từ hạt, thời gian gieo trồng trong vườn ươm kéo dài 2,5 tháng,
cây đạt chiều cao 25 cm bắt đầu đem trồng ra ruộng sản xuất. Thời gian trồng cho đến
ngày thu hoạch măng đầu tiên 3,5 tháng. Năng suất măng bắt đầu ổn định kể từ đợt thu
họach thứ 2 (9 – 10 tháng sau trồng). Năng suất măng thu tại các ruộng của nông dân
trung bình 10 – 12 kg/ngày/1000 m2. Trong đó măng lọai 1 đạt trên 95 % (đường kính
gốc > 0,7 cm, chiều cao >18 cm).

12


Cây sinh trưởng phát triển liên tục trong năm. Tuy nhiên, do đặc điểm khai
thác sau thời gian 3 tháng thu họach phải ngưng thu măng để thay thế cây mẹ. Thời
gian này kéo dài 30 – 40 ngày, nên trong 1 năm chỉ cho thu hoạch 8 tháng tương ứng
với 240 ngày. Như vậy, năng suất măng trong 1 năm có thể đạt 2400 kg/1000 m2 (10
kg/ngày x 8 tháng x 30 ngày = 2400 kg) tương đương 24 tấn/ha/năm (Trung tâm

Khuyến nông Tp.Hồ Chí Minh, 2010).
Trong quá trình trồng tại thành phố đã xuất hiện bệnh khô cành, sọc thân do
nấm Puccinia asparagi. Nông dân phòng ngừa bằng cách phun thuốc CoC - 85 vào
thời gian cây không cho măng.
Do là cây trồng mới, nên việc canh tác măng tây bước đầu được nông dân tiếp
cận và vận dụng kinh nghiệm để nâng cao năng suất, chất lượng, tự chế các mũ để úp
vào đầu các cây măng nhằm hạn chế hư hỏng do nước... Việc thu họach khá đơn giản,
nông dân tận dụng lao động nhàn rỗi, lao động lớn tuổi để sơ chế sản phẩm giao nộp
theo hợp đồng với công ty (Trung tâm Khuyến nông Tp.Hồ Chí Minh, 2010).
Với chi phí đầu tư ban đầu cho 1 ha tương ứng với khỏang 50 – 60 triệu đồng
và sau khi trồng khoảng 6 tháng cây sẽ cho năng suất ổn định khoảng 24 tấn/ha như
hiện nay và giá bao tiêu sản phẩm 10.000 đồng/kg của công ty thì 1 ha nông dân có thể
tạo ra một giá trị khoảng 240 triệu/ha/năm. Trừ chi phí thu nhập 150 – 180
triệu/ha/năm (Trung tâm Khuyến nông Tp.Hồ Chí Minh, 2010).
Thời gian khai thác của cây măng tây kéo dài 10 - 15 năm. Nếu quá trình trồng
chăm sóc cây tăng cường phân hữu cơ đầy đủ có khả năng nâng cao được năng suất và
giá trị.
Như vậy, măng tây xanh là một đối tượng cây trồng mới có thị trường tiêu thụ
khá lớn trong và ngòai nước. Là cây trồng cho giá trị kinh tế rất cao, góp phần nâng
cao thu nhập nông nghiệp, bước đầu tỏ ra thích nghi, sinh trưởng phát triển tốt trên
vùng đất xám Củ Chi, Tp. HCM. Việc trồng cây măng tây đơn giản có thể tận dụng
được lao động nhàn rỗi, và người lớn tuổi ở nông thôn hiện nay, phù hợp để chọn làm
cây trồng phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Hiện nay, Trung tâm Khuyến nông
13


thành phố đang phối hợp với doanh nghiệp nghiên cứu hoàn thiện dần qui trình để
giúp nông dân nâng cao năng suất, chất lượng và mỡ rộng diện tích.
2.6 Phân loại và đặc điểm thực vật của cây măng tây
Phân loại

Ngành:

Magnoliophita

Lớp:

Liliopsid

Bộ:

Aspagales

Họ:

Asparagaceae

Chi:

Asparagus

Loài:

Asparagus officinalis

Cho đến nay có khoảng 300 loài thuộc chi Asparagus được biết tới. Dạng thân
của các loài Asparagus thay đổi từ dạng thân cỏ đến thân gỗ, nhưng hầu hết đều có
thân dẹp, mỏng, thực hiện chức năng thay cho lá. Chỉ có 3 loài là A. officinalis, A.
schoberrioides, A. cochinchinesis là phân tính có hoa đực và hoa cái trên cây riêng
biệt. Nhưng chỉ có loài Asparagus officinalis được sử dụng với mục đích làm rau ăn,
những loài còn lại được sử dụng làm cảnh hay những mục đích khác.

Đặc điểm thực vật của cây măng tây
Măng tây thuộc họ thân thảo, dạng bụi, từ một cụm thân hóa gỗ, thân thẳng và
nhẵn, cao từ 1,3 m đến 3,8 m, khi cây mọc lên cao thân dần ngả màu xanh và phân
nhiều nhánh.
Lá măng tây thuộc loại lá không phát triển, lá kim, thoát nước ít nên có khả
năng chịu hạn tốt
Măng tây là cây đơn tính biệt chu, màu lục nhạt, có nhị và nhụy không hoàn
chỉnh, chỉ có một số ít trong các hoa có thể đậu quả được. Các hoa cái có dấu tích của
nhị nhưng không có khả năng hình thành hạt phấn. Hoa được hình thành từ trên các
cành mới, đạt được độ thành thục trước khi cành mang hoa thành thục.
14


×