Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

SO SÁNH SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA 12 GIỐNG ĐẬU NÀNH TẠI HUYỆN CHƯPRÔNG TỈNH GIA LAI VỤ XUÂN HÈ 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 81 trang )

SO SÁNH SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT
CỦA 12 GIỐNG ĐẬU NÀNH TẠI HUYỆN CHƯPRÔNG
TỈNH GIA LAI VỤ XUÂN HÈ 2012

Tác giả
PHAN THỊ Ý NHI

Khóa luận tốt nghiệp được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư Nông học

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
ThS. TRẦN VĂN LỢT
ThS. NGUYỄN VĂN CHƯƠNG

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2012

i


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cám ơn:
Ban Giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chủ
nhiệm Khoa Nông Học cùng toàn thể quý Thầy Cô giáo đã tận tình truyền đạt kiến
thức cho tôi trong suốt quá trình học.
Chân thành biết ơn ThS. Trần Văn Lợt, ThS. Nguyễn Văn Chương, Trưởng bộ
môn Đậu Đỗ, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc đã tận tình
hướng dẫn, truyền dạy kinh nghiệm để giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
Cha Mẹ và gia đình đã luôn động viên, hỗ trợ về tinh thần, vật chất và tạo mọi
điều kiện thuận lợi nhất cho con.
Các bạn bè trong và ngoài lớp đã giúp đỡ, động viên tôi suốt thời gian qua.


Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2012
Sinh viện thực hiện

PHAN THỊ Ý NHI

ii


TÓM TẮT
Phan Thị Ý Nhi, tháng 07/2012, Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Đề tài nghiên cứu “ SO SÁNH SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG
SUẤT CỦA 12 GIỐNG ĐẬU NÀNH TẠI HUYỆN CHƯPRÔNG, TỈNH GIA
LAI VỤ XUÂN HÈ 2012”. Giáo viên hướng dẫn: ThS. TRẦN VĂN LỢT.
Thí nghiệm tiến hành từ tháng 03/2012 đến tháng 06/2012, thực hiện với
12 giống đậu nành, được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên đơn yếu tố (RCBD),
3 lần lặp lại, với mức phân bón trên 1 ha: 40 N - 60 P2O5 - 60 K2O, khoảng cách trồng
40 cm x 25 cm.
Kết quả đạt được:
1. Các giống có giá trị cao ở các tính trạng về sinh trưởng, phát triển và năng
suất.
- Thời gian sinh trưởng ngắn: HL 10 – 5, OMDN 29 và giống địa phương
(từ 81 ngày - 85 ngày).
- Chiều cao cây trung bình: BR 24: 60,9 cm ; HL 09 – 015 – 1, MTD 750 và
HL 203 (từ 43,2 cm đến 46,7 cm).
- Số quả chắc: BR 24: 110,60 quả/cây; HL 09 – 015 – 1, MTD 750 và HL 203
(từ 35,43 quả/ cây đến 40,97 quả/cây).
- Số hạt/cây: BR 24: 213,87 hạt/cây; HL 09 – 015 – 1, MTD 750 và HL 203 (từ
78,60 hạt/cây đến 92,87 hạt/cây).
- Trọng lượng 100 hạt: EO 89 – 11, MTD 750, HL 09 – 015 – 1, HL 203
(từ 14,86 g – 15,40 g).

- Năng suất lý thuyết: BR 24, HL HL 09 – 015 – 1, MTD 750 và HL 203 (từ
3.513 kg/ha – 5.588 kg/ha).
- Năng suất thực thu: BR 24, HL 09 – 015 – 1, MTD 750, HL 203 và
EO 89 – 11 (từ 1.648 kg/ha – 2.416 kg/ha).
2. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại
Kết quả theo dõi cho thấy 4 giống BR 24, HL 09 – 015 – 1, MTD 750 và
HL 203 có khả năng chống chịu sâu, bệnh hại tốt.

iii


3. Kết quả xác định các giống triển vọng
Trong các giống thí nghiệm thì 4 giống BR 24, HL 09 – 015 – 1, MTD 750 và
HL 203 là các giống ưu tú và triển vọng, có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, năng
suất cao, ít đổ ngã và không bung hạt ngoài đồng.

iv


MỤC LỤC
TRANG TỰA .................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH ..............................................................................................x
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ ............................................................................................... xi
Chương 1 MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..............................................................................................................1

1.2 Mục đích, yêu cầu ..................................................................................................2
1.2.1 Mục đích..........................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu............................................................................................................2
1.3 Giới hạn của đề tài .................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................3
2.1 Sơ lược nguồn gốc lịch sử .....................................................................................3
2.1.1 Nguồn gốc và lịch sử phát triển ......................................................................3
2.1.2 Phân loại ..........................................................................................................3
2.1.2.1 Phân loại dựa vào hình thái thực vật học .................................................3
2.1.2.2 Phân loại dựa vào chu kỳ sinh trưởng ......................................................4
2.2 Đặc điểm thực vật ..................................................................................................4
2.2.1 Rễ ....................................................................................................................4
2.2.2 Thân, cành, lá ..................................................................................................4
2.2.3 Hoa ..................................................................................................................5
2.2.4 Trái ..................................................................................................................5
2.2.5 Hạt ...................................................................................................................5
2.3 Nhu cầu sinh thái ...................................................................................................5
2.3.1 Nhiệt độ ...........................................................................................................5
2.3.2 Ánh sáng..........................................................................................................5
v


2.3.3 Nước ................................................................................................................5
2.3.4 Đất ...................................................................................................................6
2.4 Tình hình sản xuất đậu nành trên thế giới và Việt Nam ........................................6
2.4.1 Thế giới ...........................................................................................................6
2.4.2 Việt Nam .........................................................................................................7
2.5 Vai trò cây đậu nành ..............................................................................................9
2.5.1 Sử dụng làm thực phẩm ..................................................................................9
2.5.2 Sử dụng làm thức ăn gia súc .........................................................................10

2.5.3 Trong lĩnh vực Y học ....................................................................................10
2.5.4 Làm nguyên liệu trong công nghiệp .............................................................11
2.5.5 Cải tạo đất .....................................................................................................11
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................12
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ........................................................................12
3.2 Điều kiện thí nghiệm............................................................................................12
3.2.1 Khí hậu thời tiết.............................................................................................12
3.2.2 Đất đai ...........................................................................................................13
3.3 Vật liệu thí nghiệm ..............................................................................................13
3.3.1 Phân bón ........................................................................................................13
3.3.2 Giống .............................................................................................................13
3.3.3 Thuốc Bảo vệ thực vật ..................................................................................14
3.4 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................15
3.4.1 Bố trí thí nghiệm ...........................................................................................15
Sơ đồ bố trí thí nghiệm...........................................................................................15
3.4.2 Quy trình kỹ thuật canh tác được áp dụng ....................................................16
3.5 Cách lấy mẫu và các chỉ tiêu theo dõi .................................................................17
3.5.1 Cách lấy mẫu ................................................................................................18
3.5.2 Các chỉ tiêu theo dõi......................................................................................18
3.5.2.1 Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển .....................................................18
3.5.2.2 Các chỉ tiêu hình thái và nông học ........................................................18
3.5.2.3 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất .........................................19
3.5.2.4 Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại ...................................................................19
vi


3.5.2.5 Các chỉ tiêu về mức độ đổ ngã, bung hạt ...............................................21
3.6 Sơ bộ hiệu quả kinh tế .........................................................................................21
3.7 Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................21
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................22

4.1 Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển ..................................................................22
4.1.1 Sự tăng trưởng chiều cao cây ........................................................................24
4.1.2 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây .................................................................25
4.2 Các chỉ tiêu hình thái và nông học.......................................................................27
4.2.1 Một số chỉ tiêu về thân ..................................................................................27
4.2.2 Một số chỉ tiêu về lá ......................................................................................28
4.2.3 Một số chỉ tiêu về hoa ...................................................................................29
4.2.4 Một số chỉ tiêu về quả ...................................................................................31
4.2.5 Một số chỉ tiêu về hạt ....................................................................................33
4.3 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.......................................................34
4.4 Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại, đổ ngã, bung hạt ....................................................37
4.4.1 Các chỉ tiêu về sâu hại...................................................................................37
4.4.2 Các chỉ tiêu về bệnh hại ................................................................................38
4.4.3 Tính đổ ngã ...................................................................................................39
4.4.4 Tính bung hạt ................................................................................................39
4.5 Xác định một số giống triển vọng........................................................................39
4.6 Sơ bộ hiệu quả kinh tế .........................................................................................40
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................42
5.1 Kết luận ................................................................................................................42
5.2 Đề nghị .................................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................43
PHỤ LỤC .....................................................................................................................44

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CV

Coefficident of Variation (Hệ số biến động)


LSD

Least Significant Difference Test (Khác biệt tối thiểu có ý nghĩa)

NSG

Ngày sau gieo

NSM

Ngày sau mọc

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

RCBD

Randomized Complete Block Design (Khối đầy đủ ngẫu nhiên)

TB

Trung bình

TGST


Thời gian sinh trưởng

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất đậu nành trên thế giới từ năm 2001 đến năm 2008 .........7
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu nành Việt Nam ..................................8
Bảng 3.1: Diễn biến các yếu tố thời tiết chính trong thí nghiệm ..................................12
Bảng 3.2: Lượng phân bón trong khu thí nghiệm.........................................................13
Bảng 3.3: Tên và nguồn gốc 12 giống đậu nành tham gia thí nghiệm .........................14
Bảng 3.4: Quy trình kỹ thuật canh tác ..........................................................................16
Bảng 4.1: Thời kỳ sinh trưởng và phát dục của 12 giống đậu nành thí nghiệm ..........22
Bảng 4.2: Sự tăng trưởng chiều cao cây của các giống thí nghiệm (cm) .....................24
Bảng 4.3: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây/ngày) ........................................25
Bảng 4.4: Một số chỉ tiêu về thân .................................................................................27
Bảng 4.5: Một số chỉ tiêu về lá .....................................................................................28
Bảng 4.6: Một số chỉ tiêu về hoa ..................................................................................30
Bảng 4.7: Một số chỉ tiêu về quả ..................................................................................31
Bảng 4.8: Một số chỉ tiêu về hạt ...................................................................................33
Bảng 4.9: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ...............................................35
Bảng 4.10: Một số chỉ tiêu về sâu bệnh hại, đổ ngã, bung hạt .....................................38
Bảng 4.11: Một số giống triển vọng .............................................................................40
Bảng 4.12: Sơ bộ lượng toán hiệu quả kinh tế của 8 giống đậu nành ..........................40

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 3.1: Toàn cảnh khu thí nghiệm ........................................................................... 17
Hình 3.2: Đo chiều cao cây ......................................................................................... 17
Hình 4.1: Giống BR 24 ................................................................................................ 47
Hình 4.2: Giống MTĐ 09 – 015 – 1 ............................................................................ 47
Hình 4.3: Giống EO 89 – 11 ........................................................................................ 47
Hình 4.4: Giống MTD 750 .......................................................................................... 47
Hình 4.5: Thân và lá giống EO 89 – 11 ....................................................................... 48
Hình 4.6: Thân và lá giống BR 24 ............................................................................... 48
Hình 4.7: Thân và lá giống CR 08 – 911 – 3 ............................................................... 48
Hình 4.8: Thân và lá giống MTD 750 ......................................................................... 48
Hình 4.9: Quả và hạt giống OMDN 25 – 20 ............................................................... 49
Hình 4.10: Quả và hạt giống OMDN 29 ..................................................................... 49
Hình 4.11: Quả và hạt giống HL 203 .......................................................................... 49
Hình 4.12: Sâu cuốn lá ................................................................................................ 50
Hình 4.13: Dòi đục thân .............................................................................................. 50
Hình 4.14: Sâu đục quả................................................................................................ 50

x


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống .......................................45
Biểu đồ 3.2: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ............................................................45
Biểu đồ 3.3: Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống ........................46

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Cây đậu nành (Glycine max (L.) Merrill) là cây công nghiệp ngắn ngày, dễ
trồng và có giá trị dinh dưỡng, kinh tế cao đã có từ lâu đời ở Việt Nam. Đậu nành
không chỉ là nguồn thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho con người và trong chăn nuôi mà
còn là nguồn nguyên liệu trong công nghiệp ép dầu, chế biến thực phẩm, dược phẩm,
chế biến cao su nhân tạo, chất dẻo…Sản phẩm từ cây đậu nành có thể sử dụng trực
tiếp ở dạng thô hoặc chế biến thành nhiều loại thức ăn như đậu phụ, nước tương, sữa
đậu nành…và đặc biệt là dầu đậu nành. Các phân tích cho thấy hạt đậu nành chứa từ
30 – 40 % protein, nhiều loại vitamin B1, B2, C, A, D, E, K, khi thiếu protein trong
khẩu phần ăn sẽ hạn chế sự sinh trưởng và phát triển của trẻ em, làm giảm mức độ đề
kháng với bệnh truyền nhiễm.
Ngoài ra, cây đậu nành còn có tác dụng cải tạo đất, làm tăng độ phì đất nhờ vi
khuẩn Rhizobium cộng sinh với rễ cây họ đậu giúp cố định đạm.
Cây đậu nành được trồng phổ biến ở các nước Đông Nam Á nhưng xét về diện
tích và sản lượng đậu nành trên thế giới lại nằm chủ yếu ở nước Mỹ. Ở Việt Nam, đậu
nành được trồng ở 28 tỉnh, trong đó 70% ở miền Bắc và 30% ở miền Nam. Khoảng
60% được trồng ở vùng cao, những nơi đất không cần màu mỡ, 35% được trồng ở
vùng thấp ở khu vực sông Hồng. Mặc dù diện tích tăng nhưng sản lượng vẫn chưa đáp
ứng nhu cầu trong nước.
Hiện nay, diện tích trồng đậu nành ở tỉnh Gia Lai đang giảm. Nguyên nhân là do
trồng xen canh với cây công nghiệp dài ngày, do sử dụng giống địa phương nên bị
thoái hóa giống, kháng sâu bệnh kém, sinh trưởng kém, năng suất thấp. Vì vậy việc
chọn giống có năng suất cao, thích hợp với điều kiện canh tác của từng vùng là rất cần
thiết.
Xuất phát từ cơ sở trên đề tài “So sánh sự sinh trưởng , phát triển và năng suất
của 12 giống đậu nành tại huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai vụ xuân hè 2012” đã được
thực hiện.
1



1.2 Mục đích, yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Xác định khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống đậu nành tham gia thí nghiệm.
Nghiên cứu tìm ra giống đậu nành có năng suất và chất lượng cao, thời gian
sinh trưởng ngắn phù hợp với điều kiện tự nhiên của Chưprông.
Bổ sung những giống mới, góp phần làm phong phú thêm cho nguồn giống ở
Chưprông.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi, đánh giá thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống.
Theo dõi, so sánh các đặc tính sinh vật học như: thân, lá, hoa, quả, hạt của các
giống đậu nành làm thí nghiệm.
So sánh các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất, đặc tính chống chịu của
từng giống.
Dựa vào kết quả theo dõi và phân tích thống kê chọn ra các giống có triển vọng
phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương.
1.3 Giới hạn của đề tài
Do đề tài chỉ thực hiện trong thời gian 1 vụ nên kết quả thu được chỉ có ý nghĩa
bước đầu, đặc biệt là tính ổn định về năng suất và khả năng chống chịu sâu bệnh của
từng giống phải được nghiên cứu thêm.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược nguồn gốc lịch sử
2.1.1 Nguồn gốc và lịch sử phát triển
Đậu nành có tên khoa học là Glycime max (L.), thuộc họ đậu (Leguminosae),
cây đậu nành có nguồn gốc từ Trung Quốc vào thời điểm thế kỷ 11 TCN. Sau đó, cây

đậu nành được du nhập vào Triều Tiên, Nhật Bản, vào các nước Đông Dương trong đó
có Việt Nam. Sau đại chiến thứ II , đậu nành mới thực sự phát triển ở Mỹ , Barazil,
Canada,... và từ đó đậu nành đư ợc sử dụng phổ biến để chế tạo thực phẩm trong chăn
nuôi và làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác.
2.1.2 Phân loại
Sau khi nghiên cứu 31 đặc tính sinh dưỡng, 27 đặc tính sinh sản của 58 nguồn
vật liệu đặc trưng cho các loài, người ta phân loại đậu nành dựa vào hai cơ sở sau:
2.1.2.1 Phân loại dựa vào hình thái thực vật học:
Chia làm 3 nhóm:
+ Đậu nành trồng:
- Đặc điểm: Thân đứng, cao 0,5 – 1,2 m, phân biệt rõ thân cành , lá to và phiến
lá dày.
- Khả năng cho trái hữu hạn, kích thước hạt và trái to.
- Hạt có màu vàng, nâu, đen.
+ Đậu nành nửa hoang dại: Glycine gracilis.
- Phân bố: Dọc lưu vực sông Trường Giang (Trung Quốc).
- Đặc điểm: Thân cao, dạng thân đứng hoặc thân leo.
- Hoa nhỏ, màu tím, có khả năng cho trái hữu hạn hay vô hạn.
- Hạt có màu nâu, đen, vàng, trọng lượng 5 – 6 g/100 hạt.
+ Đậu nành hoang dại: Glycine usuriensis.
- Phân bố: Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên.
- Đặc điểm: thân cao 3 – 4 m, dạng dây leo, cành nhỏ và thường xoắn lại.

3


- Lá nhỏ hẹp , hoa nhỏ màu tím . Sinh trưởng kém, thời gian kéo dài có thể đến
200 ngày.
- Phản ứng quang kì thuộc ngày ngắn.
- Lá nhỏ hẹp, có lông tơ ép sát mặt lá.

- Hoa nhỏ, màu tím.
- Trái nhỏ, màu đen, lượng protein cao, trọng lượng 2 – 3 g/100 hạt.
2.1.2.2 Phân loại dựa vào chu kỳ sinh trưởng
+ Rất sớm: 75 - 90 ngày; chín sớm: > 90 - 100 ngày.
+ Trung bình: > 100 - 110 ngày; Muộn trung bình: > 110 - 120 ngày.
+ Chín muộn: 130 - 140 ngày; Rất muộn: > 140 - 160 ngày.
(Nguồn: Trần Văn Lợt, 2002. Bài giảng cây đậu nành)
2.1.2.3 Phân loại theo phương pháp canh tác
+ Rau.
+ Hoa màu.
+ Cây công nghiệp ngắn ngày.
2.2 Đặc điểm thực vật
2.2.1 Rễ
Là loại rễ cọc, gồm rễ cái và các rễ bên. Các rễ phụ và lông hút hình thành sau
3 - 4 ngày sau gieo. Khoảng 5 - 6 tuần sau khi gieo thì rễ đậu nành phân nhánh thành
rễ cấp I và rễ cấp II. Rễ cái có thể ăn sâu 1 m nhưng bình thường chỉ ăn sâu từ 30 cm 40 cm. Độ ăn lan thường 20 cm - 40 cm. Trên rễ có các nốt sần cố định đạm
Rhizobium.
2.2.2 Thân, cành, lá
Thân được cấu tạo bởi nhiều đốt và lông nối liền nhau. Thân cây đậu nành hình
tròn, có nhiều lông, mọc thẳng và ít phân cành. Mỗi cây có thể có từ 8 - 14 đốt, chiều
dài đốt phụ thuộc vào giống, mật độ, thời vụ và phân bón. Chiều cao 0,6 m - 1,2 m.
Cành mọc từ các đốt trên thân, trung bình mỗi cây có từ 4 - 6 cành, trong đó
thường 80% cành cấp I, 20% cành cấp II.
Lá mầm là tử diệp, thành phần dinh dưỡng có khả năng nuôi cây con. Lá có
nhiều hình dạng khác nhau: dài, hẹp, bầu dục, mũi giáo, hình thoi. Lá đơn mọc đối, lá

4


to và có màu xanh. Lá kép gồm 3 lá chét. Các lá kép này mọc đối nhau ở 2 bên thân

chính.
2.2.3 Hoa
Hoa đậu nành thuộc hoa cánh bướm, hoa có thể mọc ở nách lá, đầu ngọn thân,
cành và thường mọc thành chùm. Hoa có màu trắng, màu tím tùy thuộc vào giống.
2.2.4 Quả
Quả thuộc loại quả nang tự khai, trái còn non có màu xanh khi già chín có màu
vàng hoặc màu nâu. Vỏ quả có nhiều lông bao phủ. Mỗi quả có 1 - 4 hạt, thường là 2
hạt. Số quả/cây biến động khoảng 20 – 150 trái.
2.2.5 Hạt
Thành phần hạt gồm có: phôi (2%), vỏ hạt (8%), tử diệp (90%). Hạt có nhiều
hình dạng khác nhau: hình tròn, bầu dục, tròn dài, tròn dẹp, vỏ hạt thường có màu
vàng đậm, vàng nhạt, vàng xanh, nâu đen.Đa số là màu vàng. Đây là chỉ tiêu để nhận
dạng giống.
2.3 Nhu cầu sinh thái
2.3.1 Đất
Cây đậu nành có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau: đất đỏ, đất xám, đất phù
sa và trồng trong vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới. Đất trồng đậu nành thích hợp nhất là
đất thịt nhẹ , tơi xốp, thoát nước tốt , độ pH trung tính (từ 6,5 – 7,2). Đất nghèo dinh
dưỡng, nhiễm phèn, vẫn có thể trồng được đậu nành nhưng cần phải thoát nước tốt và
tăng cường bón phân lân và vôi.
2.3.2 Nước
Là cây trồng cạn nhưng rất cần nước, đặc biệt là thời kỳ nảy mầm và thời kỳ ra hoa
kết quả. Trong điều kiện đất đai thiếu ẩm và bị úng đều bị ảnh hưởng ít nhiều đến sinh
trưởng phát triển của cây, bên cạnh đó sự hình thành các nốt sần và quá trình cố định
đạm cũng bị kiềm hãm. Lượng nước tối thiểu phải đạt là 400 mm, tốt nhất là 700 mm.
2.3.3 Nhiệt độ
Đậu nành có thể trồng trong vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới. Tổng tích ôn trung
bình 24000C. Đậu nành có thể sinh trưởng trong phạm vi nhiệt độ không khí từ 27 420C. Nhiệt độ cao đậu nành mau trổ và chín sớm hơn, ngược lại nhiệt độ thấp
(< 180C) cây phát triển kém, chậm ra hoa.
5



2.3.4 Ánh sáng
Là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến quang hợp và hoạt động cố định đạm của các vi
khuẩn nốt sần cộng sinh ở rễ, ảnh hưởng đến lượng chất khô và năng suất thu hoạch.
Đậu nành ưa ánh sáng nhưng không cần ánh sáng gắt. Yêu cầu 5 - 6 giờ nắng/ngày.
Vì cần cường độ ánh sáng thấp hơn cây trồng khác nên có thể trồng xen với cây có
cường độ ánh sáng cao hơn như: bắp, mía.
2.4 Tình hình sản xuất đậu nành trên thế giới và Việt Nam
2.4.1 Thế giới
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, cây đậu nành trở thành cây lương thực quan
trọng đứng thứ tư sau lúa mì, lúa nước, bắp (Trần Văn Lợt, 2002).
Đậu nành là cây trồng đang được nhiều quốc gia ưu tiên phát triển để giải quyết
nạn đói, protein, giàu thực vật và bổ sung hàm lượng dinh dưỡng cho người, khắc phục
một số bệnh tật nguy hiểm. Lượng dầu của cây đậu nành đứng ở vị trí thứ nhất trong
tổng số dầu thực vật được tiêu thụ trên thế giới.
Diện tích và sản lượng đậu nành trên toàn thế giới tăng lên nhanh chóng. Theo
FAO, năm 2008 diện tích đậu nành trên thế giới chiếm 96,87 triệu ha; năng suất bình
quân 2,38 tấn/ha. Sản lượng đạt 230,95 triệu tấn; tăng 18,11 triệu ha và 49,27 tấn so
với năm 2002. Diện tích tập trung ở: Mỹ, Brasil, Argentina, Trung Quốc, Canada,
Indonesia.
Kỹ thuật canh tác: nghiên cứu áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất, sử dụng các
thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ sâu bệnh.

6


FAO, 2008 đã tổng kết tình hình sản xuất đậu nành trên thế giới năm 2008 theo
bảng 2.1 sau:
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất đậu nành trên thế giới từ năm 2001 đến năm 2008

Năm

Diện tích (triệu ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng(triệu tấn)

2001

76,077

23,20

176,761

2002

79,167

22,73

108,907

2003

83,600

23,40


188,929

2004

91,440

22,34

204,266

2005

91,386

23,00

209,532

2006

95,250

22,90

218,360

2007

90,110


24,30

219,550

2008

96,870

23,80

230,950

(Nguồn: FAOSTAT Database, 2008)
Diện tích đậu nành tập trung chủ yếu ở Mỹ, Brazil, Trung Quốc, Argentina và
Ấn Độ. Trong đó nước Mỹ chiếm gần 1/3 diện tích đậu nành của toàn thế giới
(30,2 triệu ha). Trong khu vực Châu Á, diện tích trồng đậu nành của Việt Nam đang
được tăng dần và đứng thứ năm, sau các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêsia và Triều
Tiên (FAO, 2008).
Năng suất và hàm lượng protein là chỉ tiêu phản ánh tiến bộ nghiên cứu về đậu
nành trên thế giới. Dự báo trồng đậu nành trên thế giới sẽ tăng do chính sách quản lý
thương mại của các quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh ngày càng nhiều những quốc gia
sử dụng các giống được cải tiến bằng công nghệ sinh học, biến đổi gen.

2.4.2 Việt Nam
Tại Việt Nam, đậu nành là một trong những cây trồng đang được Chính phủ ưu
tiên phát triển trong những năm gần đây để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây
trồng ở một số địa phương (Quyết định 150/2005/QĐ-TTg ngày 20/06/2005). Chính
phủ đã đưa ra các Chương trình nghiên cứu KHCN phát triển cây có dầu , ngắn ngày,
phát triền các loại đậu đỗ ăn hạt đã được triển khai có kết quả . Trong đó, đậu nành và
đậu phộng là hai cây trồng chính quan trọng được Bộ Nông nhiệp và Phát triển Nôn g

thôn phê duyệt chiến lược quốc gia sau thu hoạch đến năm 2020 (Bộ NN và Phát triển
Nông thôn 2007).
7


Trên cả nước thì diện tích đậu nành đang tăng dần trong những năm qua do hiệu
quả của các ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và chuyển dịch cơ cấu cây trồng mang lại.
Trong đó chủ yếu là tăng diện tích đậu nành vụ Đông sau hai vụ lúa ở các tỉnh đồng
bằng sông Hồng , mặc dù Đông Nam Bộ bị giảm nghiêm trọng do cạnh tranh của cây
trồng khác. Theo thống kê Nông nghiệp Việt Nam , năm 2006 diện tích đậu nành toàn
quốc đạt 185,60 ngàn ha; năng suất 1,39 tấn/ha; sản lượng 258,10 ngàn tấn (Bảng 2.2).
Cả nước có 46 tỉnh thành trồng đậu nành . Thống kê sơ bộ năm 2006 các tỉnh có diện
tích lớn như Hà Tây (31,8 ngàn ha), Hà Giang (15,9 ngàn ha), Đăknông (14 ngàn ha),
Đăklăk (9,6 ngàn ha), Sơn La (9,2 ngàn ha).
Tổng Cục thống kê Việt Nam đã đưa ra bảng thể hiện tình hình sản xuất đậu
nành tại Việt Nam như sau:
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu nành Việt Nam
Năm

Diện tích (ngàn ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (ngàn tấn)

2000

124,10

1,20


149,30

2001

140,30

1,23

173,70

2002

158,60

1,30

205,60

2003

156,60

1,33

219,70

2004

183,80


1,34

245,90

2005

204,10

1,43

292,70

2006

185,60

1,39

258,10

2006

187,40

1,47

175,50

2008


191,50

1,40

268,60

2009

146,20

1,46

213,60

2010

197,80

1,55

296,90

(Nguồn: Tổng Cục thống kê Việt Nam)
Viện Di Truyền Nông Nghiệp đã cho ra đời bộ giống đậu nành 3 vụ gồm 10
giống (4 giống chính thức và 6 giống tạm thời): DT 84, DT 90, DT 96, DT 55 (AK
06), DT 99, DT 94, DT 95, DT 83, DT 2001, DT 02 và hàng chục giống có triển vọng:
DT 2002, DT 01, DT 2006, DT 2007.
Tháng 7/2004, Bộ NN & PTNT công nhận chính thức DT 96 là giống quốc gia.
Năm 2010, Phòng NN - PTNT huyện Châu Thành (Kiên Giang) đã triển khai

mô hình trồng đậu nành trên nền đất lúa theo phương pháp “không làm đất” trên diện
8


tích hơn 10 ha mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ưu điểm của phương pháp này là rút
ngắn được thời gian mùa vụ, giảm chi phí ().
Sản xuất đậu nành ở các tỉnh phía Nam ngoài những giống địa phương truyền
thống vẫn còn tồn tại giống MTĐ 176, HL 92 (Hà Hữu Tiến và Nguyễn Văn Chương,
2002) và gần đây là HL 203 (Hà Hữu Tiến và Nguyễn Văn Chương, 2009).
Tháng 2/2011, Hội đồng Khoa học Bộ NN – PTNT đã công nhận 4 giống đậu
nành mới, trong đó có 2 giống đậu nành ăn hạt: DT 2001 (chính thức), DT 2008 (sản
xuất thử) và 2 giống đậu nành rau: DT 02 (chính thức), DT 08 (sản xuất thử) do Viện
Di truyền Nông nghiệp chọn tạo ()
+ Canh tác:
- Tăng vụ trồng đậu nành trên lúa.
- Mật độ trồng hợp lý.
- Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).
Giới hạn của các giống đậu tương hiện nay là còn nhiều hạn chế về khả năng năng
suất do hạn hán, mưa lũ, giống mẫn cảm với quang kỳ, nhiễm sâu bệnh và dạng hình
cây chưa phù hợp với yêu cầu thâm canh (trồng xen, trồng mật độ cao). Bên cạnh đó,
công tác giống đậu tương vẫn còn nhiều bất cập vì hệ thống giống và các công ty kinh
doanh hạt giống chưa đủ để đáp ứng, trong khi người dân không có điều kiện để giữ
giống qua mùa sau, không duy trì được độ nảy mầm vì sự oxi hóa hàm lượng, chuyền
tay nhau không rõ nguồn gốc, thường lẫn tạp chất; do đó năng suất không cao và kém
hiệu quả.
Nhìn chung, công tác tuyển chọn giống đậu tương trong nước chủ yếu sử dụng
phương pháp truyền thống, đột biến thực nghiệm, khảo nghiệm các vùng sinh thái để
chọn giống có năng suất cao và kết hợp các tính trạng khác trong sản xuất vẫn luôn đòi
hỏi các giống mới năng suất có năng suất cao, chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng
ngắn và chống chịu hạn hán để phát triển.

2.5 Vai trò cây đậu nành
2.5.1 Sử dụng làm thực phẩm cho người
Đậu nành có giá trị dinh dưỡng cao hơn hẳn các loại đậu thông dụng khác và
vượt hẳn các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật. Nguồn bổ sung dưỡng chất quan

9


trọng cho cơ thể vì trong đậu nành chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, protein từ đậu
nành dễ tiêu hoá, không chứa cholesterol tốt cho trẻ em, người già và người ăn kiêng.
Ngoài thành phần đạm cao (40%), đậu nành còn chứa một tỷ lệ chất béo lớn
(20%), nhiều sinh tố và muối khoáng Ca, Fe, Mg, P, K, Na, S, rất cần thiết cho cơ thể
người.
Đậu nành được coi là một nguồn cung cấp protein hoàn chỉnh vì chứa một
lượng đáng kể các amino acid không thay thế cần thiết cho cơ thể.
Ngoài ra từ hạt đậu nành chế biến ra các sản phẩm: Bột đậu nành, sữa đậu nành,
bơ và đặc biệt là dầu đậu nành. (Trần Văn Lợt, 2002).
2.5.2 Sử dụng làm thức ăn gia súc
Trong chăn nuôi chưa có nhiều các nghiên cứu về đậu nành. Thân và lá đậu
nành khô sử dụng như một loại cỏ cho trâu, bò nhưng thường được sử dụng để ủ chua
(thêm Urea + mật đường).
Bánh dầu đậu nành cũng là nguồn thức ăn cho gia súc bởi vì trong bánh dầu đậu
nành còn chứa khoảng 40 – 50% N.
Ngày nay, trong chăn nuôi tiên tiến có thể nói đậu nành không thể thiếu đối với
mỗi loại đối tượng đặc biệt là chăn nuôi bò. Người ta dùng protein bột đậu nành thay
sữa bò để nuôi bê.
2.5.3 Trong lĩnh vực Y học
Trước đây nguồn cung cấp protein chủ yếu là từ mỡ động vật gây tắc nghẽn
mạch máu, làm chậm quá trình vận chuyển và trao đổi chất của cơ thể do có chứa
nhiều cholesterol.

Ngày nay đậu nành được phát hiện là vị thuốc để chữa bệnh, đặc biệt là đậu
nành hạt đen, có tác dụng tốt cho tim, gan, thận, dạ dày và ruột; làm thức ăn cho những
người bị bệnh đái tháo đường, thấp khớp, mới ốm dậy hoặc do lao động quá sức và
không có chứa cholesterol.
Do không chứa cholesterol và lượng dưỡng chất cùng các vitamin, khoáng chất,
đậu nành là loại thức ăn tốt cho người béo phì.

10


2.5.4 Làm nguyên liệu trong công nghiệp
Ly trích chất Casein trong hạt đậu nành để chế tạo thành một chất keo đậu
nành, tơ hóa học, chất tạo nhủ tương trong công nghệ cao su là nguyên liệu chính
trong cung cấp thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc, công nghệ ép dầu trong chế biến
sản phẩm lên men từ nước tương, chao. Sản phẩm không lên men chủ yếu là sữa, bột
dinh dưỡng.
2.5.5 Cải tạo đất
Thân, lá, vỏ đậu nành là nguồn phân xanh cung cấp dinh dưỡng trở lại cho đất
và luân canh cây tròng. Do trong rễ cây đậu nành có vi khuẩn Rhizobium sống cộng
sinh hàng năm bồi bổ lại cho đất khoảng 40 – 46 kg đạm/ha đất, vừa cung cấp dưỡng
chất cho cây đậu nành vừa góp phần nâng cao năng suất cho cây trồng vụ sau, tăng độ
phì nhiêu cho đất (Trần Văn Lợt, 2002).

11


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
Thời gian thí nghiệm: bắt đầu ngày 13/03/2012 đến ngày 13/06/2012.

Địa điểm thí nghiệm: xã Iađrăng, huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai.
3.2 Điều kiện thí nghiệm
3.2.1 Khí hậu thời tiết
Gia Lai có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, một năm có hai mùa: mùa
mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4
năm. Nhiệt độ trung bình năm là 22 - 25ºC.
Bảng 3.1: Diễn biến các yếu tố thời tiết chính trong thí nghiệm
Thời gian

Lượng mưa
(mm/tháng)

Ẩm độ TB (%)

Nhiệt độ TB (0C)

03/2012

5,7

76

22,8

04/2012

91,1

80


23,9

05/2012

173

83

24,8

06/2012

526,1

90

25,1

(Nguồn: Kết quả quan trắc khí tượng Gia Lai)
Từ bảng 3.1 cho thấy:
- Nhiệt độ trung bình qua các tháng biến động từ 22,80C - 25,10C. Tháng có
nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 06 và nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 03.
- Ẩm độ trung bình qua các tháng biến động từ 76% - 90%. Tháng có ẩm độ
trung bình cao nhất là tháng 06 và thấp nhất là tháng 03.
- Lượng mưa trung bình qua các tháng biến động từ 5,7 mm - 526,1 mm. Tháng
có lượng mưa cao nhất là tháng 06 và thấp nhất là tháng 03.
Qua nhận xét từ bảng 3.1 cho thấy khí hậu này thuận lợi cho sự sinh trưởng và
phát triển cây đậu nành. Nhưng tháng 03 vào giai đoạn cây non lượng mưa tương đối
thấp ảnh hưởng nảy mầm và sự phát triển cây con.
12



3.2.2 Đất đai
Dạng đất đỏ, dốc.
3.3 Vật liệu thí nghiệm
3.3.1 Phân bón
Lượng phân bón thí nghiệm áp dụng theo công thức: 40 N - 60 P2O5 - 60 K2O,
bón lót thêm phân chuồng và vôi.
Bảng 3.2: Lượng phân bón trong khu thí nghiệm
Loại phân

Lượng phân/324 m2 (kg)

Lượng phân/ha (kg)

Urea (46% N)

5,6

87

Supper lân (16% P2O5)

12,2

375

KCl (60% K2O)

6,4


100

Vôi

12

370

Phân chuồng

18

556

Kỹ thuật bón:
- Bón lót toàn bộ phân lân, vôi, phân chuồng.
- Bón thúc lần 1: 1/2 lượng N + 1/2 lượng K2O (15 ngày sau gieo).
- Bón thúc lần 2: 1/2 lượng N + 1/2 lượng K2O (25 ngày sau gieo).
3.3.2 Giống
Bộ giống thí nghiệm gồm 12 giống đậu nành triển vọng được Trung tâm
Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc cung cấp và giống địa phương làm
đối chứng.

13


Bảng 3.3: Tên và nguồn gốc 12 giống đậu nành tham gia thí nghiệm
NT


Tên giống

Nguồn gốc

1

HL 07 - 15

Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc

2

OMDN 29

Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc

3

OMDN 25 - 20

Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc

4

EO 89 - 11

Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc

5


MTD 750

Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc

6

BR 24

Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc

7

CR 08 - 911 - 3

Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc

8

CR 08 - 908 - 4

Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc

9

HL 09 - 015 - 1

Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc

10


HL 10 - 5

Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc

11

HL 203

Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc

12

ĐP

Gia Lai

3.3.3 Thuốc Bảo vệ thực vật
- Thuốc trừ sâu
Regent 800WG: pha 32g/450 lít nước/ha, phòng trừ sâu cuốn lá thời kỳ cây có
3 – 4 lá kép trở đi, khi đậu có quả nhỏ phun bắt buộc 1 lượt để trừ sâu đục quả, sâu xanh

và sâu khoang.
- Thuốc trừ bệnh
Anvil 5EC: dùng 600ml/480 lít nước/ha, phòng trị bệnh chết héo cây con, bệnh
đốm lá và bệnh rỉ sắt.
Til super: 0,3 lit/324 m2, phòng trừ đốm nâu, rỉ sắt, giúp trái chắc

14



×