Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

NGHIÊN CỨU BỌ TRĨ GÂY HẠI TRÊN CÂY ỚT CAY (Capsicum frutescens L) VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ CHÚNG TẠI CỦ CHI Tp. HỒ CHÍ MINH.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU BỌ TRĨ GÂY HẠI TRÊN CÂY ỚT CAY
(Capsicum frutescens L) VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
CHÚNG TẠI CỦ CHI - Tp. HỒ CHÍ MINH.

NGÀNH: NÔNG HỌC
KHÓA: 2008 – 2012
SVTH: TÔ THỊ THÙY TRINH

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2012


i

NGHIÊN CỨU BỌ TRĨ GÂY HẠI TRÊN CÂY ỚT CAY
(Capsicum frutescens ) VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
CHÚNG TẠI CỦ CHI - Tp. HỒ CHÍ MINH.

Tác giả
Tô Thị Thùy Trinh

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Nông học

Giáo viên hướng dẫn:


Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2012


ii

LỜI CẢM TẠ
Chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu, khoa Nông Học và các thầy cô trường Đại học Nông Lâm
thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ và giảng dạy tôi trong quá trình rèn luyện, học tập
và hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
PGS. TS Nguyễn Thị Chắt, Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí
Minh đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành
luận văn tốt nghiệp này.
Gia đình ông Trần Thanh Hoài, ông Nguyễn Văn Toàn xã An Nhơn Tây, gia
đình Chú Nhỏ xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh. Cùng các hộ nông dân
ở huyện Củ Chi đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập làm đề tài
ngoài đồng.
Các bạn tập thể lớp DH08NH đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập và trong thời gian làm đề tài tốt nghiệp.
Xin được ghi ơn sâu sắc đến gia đình đã động viên, hỗ trợ tôi trong thời gian
học tập hết khóa học và thực hiện đề tài.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2012

Tô Thị Thùy Trinh


iii

TÓM TẮT

Đề tài: Nghiên cứu bọ trĩ gây hại trên cây ớt cay (Capsicum frutescens) và
biện pháp phòng trừ chúng tại Tp.Hồ Chí Minh” đã được thực hiện tại phòng thí
nghiệm bộ môn bảo vệ thực vật, Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. Vùng
trồng ớt cay tại xã An Nhơn Tây và xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi TP Hồ Chí Minh.
Thời gian thực hiện từ tháng 11 năm 2011 đến tháng 4 năm 2012.
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Chắt
Với nội dung:
Điều tra hiện trạng canh tác cây ớt cay tại huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh.
Điều tra thành phần sâu hại và thiên địch trên cây ớt cay tại huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí
Minh. Xác định thành phần loài bọ trĩ gây hại trên cây ớt cay. Khảo sát khả năng thu
hút bọ trĩ của bẫy màu vàng trên ruộng trồng cây ớt cay.
Theo kết quả điều tra chúng tôi ghi nhận nông dân ở đây trồng 2 vụ/năm, cây ớt
cay đòi hỏi kỹ thuật canh tác cao, lợi nhuận thu được từ cây ớt cao 180 triệu
đồng/ha/vụ. Nông dân phun thuốc để phòng trừ sâu bệnh hại theo định kỳ từ 5 – 7
ngày/lần phun.
Ghi nhận được 8 loài sâu hại hiện diện trên cây ớt cay là: Frankliniella
occidentalis Pergande, Scirtothrips dorsalis Hood, Thrips palmi Karny Spodoptera
exigua Hubner, Spodoptera litura, Heliothis armigera Hub, Bemisia tabaci Gennadius,
Aphis gossypii Glover. Thiên địch có 5 loài là: Chrysopa sp., Oxyopes sp., Amblyseius
sp., Geocoris sp., Micraspis discolor F.
Chúng tôi cũng đã ghi nhận được 3 loài bọ trĩ là Frankliniella occidentalis,
Scirtothrip dorsalis Hood, Thrips palmi Karny. Trong đó loài Frankliniella
occidentalis và Scirtothrip dorsalis Hood là hai loài gây hại nặng nhất.
Bọ trĩ xuất hiện khi cây ở giai đoạn 10 NST. Mật độ của bọ trĩ biến động từ 0,1
con/đọt đến 3,8 con/đọt. Tỷ lệ đọt bị hại biến động từ 20% đến 98%. Bẫy màu vàng có
khả năng thu hút bọ trĩ, mật số bọ trĩ vào bẫy biến động từ 11,4 con/bẫy lên tới 258,9
con/bẫy. Mật độ bọ trĩ 3 cây cạnh bẫy biến động từ 0,0 con/đọt đến 2,2 con/đọt.


iv


MỤC LỤC
Trang tựa ..............................................................................................................i
Lời cảm tạ ........................................................................................................... ii
Tóm tắt ............................................................................................................... iii
Mục lục ................................................................................................................ iv
Danh sách các hình và đồ thị........................................................................... viii
Danh sách các bảng ............................................................................................ ix
Danh sách các chữ viết tắt ................................................................................... x
Chương 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề: ..................................................................................................... 1
1.2 Mục đích và yêu cầu: ...................................................................................... 2
1.2.1 Mục đích .................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu .................................................................................................... 2
1.2.3 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 3
2.1 Giới thiệu chung về cây ớt .............................................................................. 3
2.1.1 Nguồn gốc ................................................................................................ 3
2.1.2 Đặc điểm thực vật học .............................................................................. 3
2.1.3 Giá trị dinh dưỡng .................................................................................... 4
2.2. Một số loại sâu hại chính trên cây ớt .............................................................. 6
2.2.1 Ngoài nước: .............................................................................................. 6
2.2.2 Trong nước: .............................................................................................. 6
2.3 Những nghiên cứu về thành phần của bọ trĩ gây hại trên cây ớt ...................... 7
2.3.1 Trên thế giới: ............................................................................................ 7
2.3.2 Trong nước ............................................................................................... 7
2.4 Triệu chứng và mức độ gây hại của bọ trĩ trên cây ớt:..................................... 7
2.5 Các biện pháp phòng trừ bọ trĩ ........................................................................ 8



v

2.5.1 Trên thế giới: ............................................................................................ 8
2.5.2 Trong nước ............................................................................................... 9
2.6 Đặc điểm phân loại của một số loài bọ trĩ hại rau............................................ 9
2.6.1 Bọ trĩ dưa (Thrips palmi Karny, 1925)...................................................... 9
2.6.2 Bọ trĩ hoa (Wester flower thrips) ............................................................ 11
2.6.3 Bọ trĩ ớt ( Scirtothrips dorsalis Hood) .................................................... 12
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP .................................................... 14
3.1 Nội dung....................................................................................................... 14
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................. 14
3.2.1 Địa điểm:................................................................................................ 14
3.2.2 Thời gian nghiên cứu .............................................................................. 14
3.2.3 Đặc điểm thời tiết khí hậu của vùng thí nghiệm ...................................... 14
3.3 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 16
3.3.1 Vật liệu nghiên cứu ................................................................................ 16
3.3.2 Điều tra hiện trạng canh tác .................................................................... 16
3.3.3 Điều tra thành phần và mức độ gây hại của bọ trĩ trên cây cay ớt tại huyện
Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh. ............................................................................... 17
3.3.4

Khảo sát hiệu quả phòng trừ bọ trĩ bằng bẫy màu vàng. ..................... 19

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 20
4.1 Hiện trạng canh tác cây ớt cay của nông dân tại huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh
Năm 2012. .......................................................................................................... 20
4.2 Một số loài bọ trĩ trên cây ớt cay tại huyện Củ Chi, Tp Hồ Chí Minh, năm 2012.
................................................................................................................. 27
4.2.1 Ghi nhận tổng quát thành phần sâu hại và thiên địch trên cây ớt cay....... 27
4.2.2 Một số loài bọ trĩ gây hại trên cây ớt cay tại huyện Củ Chi, TP Hồ Chí

Minh, năm 2012 ............................................................................................. .32
4.3 Một số đặc điểm hình thái và phân loại của bọ trĩ gây hại trên cây ớt cay ..... 34
4.3.1 Bọ trĩ hoa (Frankliniella occidentalis) .................................................... 34


vi

4.3.2 Bọ trĩ ớt (Scirtothrips dorsalis Hood) .................................................... 35
4.3.3 Bọ trĩ dưa ( Thrips palmi Karny) ............................................................ 38
4.4 Biến động mức độ gây hại của bọ trĩ trên cây ớt cay (Capsicum frutescens) tại
huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh, từ tháng 11 năm 2011 đến tháng 4 năm 2012.. 40
4.5 Hiệu quả phòng trừ bọ trĩ bằng bẫy màu vàng trên cây ớt cay tại huyện Củ Chi,
Tp. Hồ Chí Minh, năm 2012. .............................................................................. 47
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 50
5.1 Kết luận ........................................................................................................ 50
5.2 Đề nghị ......................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 51
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 54


vii

DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
HÌNH
Hình 2.1: Đầu và ngực của bọ trĩ dưa ..................................................................... 10
Hình 2.2: Đầu và ngực bọ trĩ hoa ........................................................................... 12
Hình 3.1: Sơ đồ điều tra biến động mức độ gây hại của bọ trĩ. ............................... 17
Hình 4.1: Một số sâu hại trên cây ớt cay tại huyện Củ Chi, năm 2012. ................... 29
Hình 4.2: Một số thiên địch trên cây ớt cay tại huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh, năm
2012........................................................................................................................ 31

Hình 4.3: Triệu chứng và vị trí gây hại của bọ trĩ trên cây ớt cay ........................... 33.
Hình 4.4: Một số đặc điểm hình thái và phân loại của bọ trĩ hoa Frankliniella
occidentalis............................................................................................................. 35
Hình 4.5: Một số đặc điểm hình thái và phân loại của bọ trĩ ớt Scirtothrips dorsalis
Hood. ...................................................................................................................... 37
Hình 4.6: Một số đặc điểm hình thái và phân loại của bọ trĩ dưa Thrips palmi Karny
............................................................................................................................... 39
ĐỒ THỊ
Đồ thị 3.1: Nhiệt đô, ẩm độ trung bình tại khu vực Tp. Hồ Chí Minh, từ tháng 11/2011
đến tháng 4/2012 .................................................................................................... 15
Đồ thị 3.2: Lượng mưa trung bình tại khu vực Tp. Hồ Chí Minh, từ tháng 11/2011 đến
tháng 4/2012. .......................................................................................................... 16
Đồ thị 4.1: Diễn biến mật độ bọ trĩ của 3 ruộng trồng ớt cay tại huyện Củ Chi, TP.
Hồ Chí Minh, năm 2012 ......................................................................................... 45
Đồ thị 4.2: Diễn biến tỷ lệ đọt bị hại ở 3 ruộng trồng ớt cay tại huyện Củ Chi, Tp. Hồ
Chí Minh, năm 2012 ............................................................................................... 46


viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng trên mỗi 100 gam ớt tươi ................................... 4
Bảng 4.1 Một số thông tin chung về hiện trạng canh tác cây ớt cay tại huyện Củ Chi,
Tp. Hồ Chí minh, năm 2012.................................................................................... 21
Bảng 4.2 Thông tin chung về kỹ thuật canh tác cây ớt cay tại huyện Củ Chi, Tp. Hồ
Chí Minh, năm 2012. .............................................................................................. 23
Bảng 4.3: Hiện trạng về bảo vệ thực vật trên cây ớt cay của nông dân tại huyện Củ
Chi, Tp. Hồ Chí Minh, năm 2012............................................................................ 25
Bảng 4.4: Một số sâu hại chính trên cây ớt cay tại huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh,
năm 2012. ............................................................................................................... 28

Bảng 4.5: Một số thiên địch ghi nhận được trên cây ớt cay tại huyện Củ Chi, Tp. Hồ
Chí Minh, năm 2012. .............................................................................................. 30
Bảng 4.6: Một số loài bọ trĩ gây hại chính trên cây ớt cay tại huyện Củ Chi, Tp. Hồ
Chí Minh, năm 2012 ............................................................................................... 32
Bảng 4.7: Diễn biến mức độ gây hại của bọ trĩ trên cây ớt cay tại ruộng Chú Nhỏ, xã
Nhuận Đức, huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh, năm 2012. ....................................... 41
Bảng 4.8: Diễn biến mức độ gây hại của bọ trĩ tại ruộng ông Trần Thanh Hoài, Ấp
Bàu Đưng, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh, 2012. ................... 42
Bảng 4.9: Diễn biến mức độ gây hại của bọ trĩ tại ruộng ông Nguyễn Văn Toàn tại Ấp
Bàu Đưng, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, Tp.Hồ Chí Minh, năm 2012. ............... 44
Bảng 4.10: Khả năng thu hút bọ trĩ của bẫy màu vàng trên ruộng thí nghiệm tại xã
Nhuận Đức, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh, từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2012. ...... 48
Bảng 4.11 : Mật độ bọ trĩ ở ruộng đặt bẫy và không đặt bẫy tại xã Nhuận Đức, huyện
Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh, năm 2012 ........................................................................ 49


ix

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MĐXH:

Mức độ xuất hiện

NST:

Ngày sau trồng

TGTD:

Thời gian theo dõi


TB:

Trung bình

SD:

Độ lệch chuẩn

RDA:

Liều lượng nên dùng hàng ngày


1

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1

Đặt vấn đề:
Ngày nay, cuộc sống vật chất, tinh thần của con người ngày càng cao và nhu cầu
lương thực, thực phẩm là một vấn đề đang được quan tâm nhưng bên cạnh đó rau
xanh cũng là một phần không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày của chúng ta.
Các loại cây gia vị được nhiều người chú ý, trong đó cây ớt được dùng như một loại
cây gia vị chính. Cây ớt còn được dùng làm rau ăn tươi hoặc phục vụ cho ngành
công nghiệp chế biến dùng trong nước và xuất khẩu.
Ngoài ra, theo y học cổ truyền cây ớt còn có giá trị dược liệu, trái ớt có vị cay,
nóng giúp tiêu thực, giảm đau.
Cây ớt được nông dân trồng ở nhiều vùng trong cả nước, cây ớt có thời gian sinh

trưởng ngắn, lợi nhuận mang lại cao. Diện tích trồng ớt ở nước ta ngày càng tăng, ớt
là mặt hàng xuất khẩu đứng đầu trong các loại gia vị.
Củ Chi là một trong những huyện nằm ở ngoại thành của TP Hồ Chí Minh, sản
xuất rau các loại như bầu bí, cà tím và các loại rau ăn lá: xà lách, rau muống…cung
cấp cho nhu cầu rau chủ yếu của thành phố. Trong đó, cây ớt là một trong những
cây trồng được chú trọng để phát triển kinh tế tăng thu nhập cho nông dân.
Tuy nhiên cây ớt đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật chăm sóc cao, có nhiều loại sâu bệnh
gây hại ảnh hưởng đến năng suất. Hiện nay, nông dân phòng trừ sâu hại chủ yếu là
dùng thuốc hóa học là chính. Mà bọ trĩ là một trong những đối tượng gây hại làm
ảnh hưởng đến năng suất của cây và cũng là đối tượng kháng thuốc bảo vệ thực vật.
Vì vậy việc tìm hiểu đặc tính, tập quán gây hại và phát triển của chúng để xác định
biện pháp phòng trừ hiệu quả là điều cần thiết. Chính vì vậy đề tài: “Nghiên cứu bọ
trĩ gây hại trên cây ớt cay (Capsicum frutescens) và biện pháp phòng trừ chúng
tại Tp. Hồ Chí Minh” được tiến hành.


2

1.2

Mục đích và yêu cầu:

1.2.1 Mục đích
Tìm hiểu thành phần loài và mức độ gây hại bọ trĩ trên cây ớt cay tại huyện Củ
Chi – Tp. Hồ Chí Minh. Đánh giá khả năng phòng trừ bọ trĩ bằng bẫy màu vàng đem
thử nghiệm trong điều kiện cụ thể của huyện Củ Chi.
1.2.2 Yêu cầu
Tìm hiểu hiện trạng canh tác và tập quán phòng trừ bọ trĩ của nông dân trên cây
ớt cay tại huyện Củ Chi – thành phố Hồ Chí Minh.
Xác định thành phần loài và mức độ gây hại của bọ trĩ trên cây ớt cay.

Khảo sát hiệu quả phòng trừ bọ trĩ bằng bẫy màu vàng.
1.2.3 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ tháng 11/2011 đến tháng 04/2012.
Tập trung chủ yếu vào đối tượng bọ trĩ trên cây ớt cay.


3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu chung về cây ớt
Cây ớt thuộc họ cà (Solanaceae), loài ớt (capsicum) có 30 loài nhưng chỉ có 5
loài được trồng là: C. pendulum Willdenow var pendulum L., C. pubescens Ruiz and
Pavon, C. annuum L., C. frutescens L. và C. chinense Jacquin. Trong đó 2 loài C.
pendulum và C. pubescens được trồng hạn chế ở Nam Mỹ và Trung Mỹ, loài C.
chinensis được trồng ở Amazon và Châu Phi, hai loài C. annuum và C. frutescens được
trồng khắp nơi trên thế giới (Mai Thị Phương Anh, 2001).
2.1.1 Nguồn gốc
Theo các nhà nghiên cứu phân loại thực vật học thì cây ớt có nguồn gốc từ
Mexico, Trung và Nam Mỹ. Ớt đã là một phần trong ẩm thực của loài người ít nhất là
7.500 năm trước Công nguyên. Có những bằng chứng khảo cổ ở các khu vực ở tây nam
Ecuado cho thấy ớt đã được thuần hóa hơn 6.000 năm về trước và là một trong những
loại cây trồng đầu tiên ở Châu Mỹ.
Người ta cho rằng ớt đã được thuần hóa ít nhất năm lần bởi những cư dân tiền sử
ở các khu vực khác nhau của Nam và Bắc Mỹ, từ Peru ở phía nam đến Mexico ở phía
bắc và một số vùng của các bang Colorado và New Mexico bởi các dân tộc Pueblo cổ
đại (Nguồn: />2.1.2 Đặc điểm thực vật học
Ớt là loại cây hai lá mầm, dạng thân bụi, thân mọc thẳng, đôi khi có thể gặp dạng
thân bò. Thường ớt có lá đơn, mọc xoắn trên thân chính, kích thước lá thay đổi tùy vào
giống. Rễ ớt có hai loại là rễ cọc và rễ chùm, ban đầu ớt có rễ cọc phát triển mạnh với

nhiều rễ phụ. Hoa thường là hoa đơn và xác định. Hoa thường có màu trắng, một số


4

giống có màu sữa, xanh lam hoặc tím. Quả thuộc loại quả mọng có nhiều hạt. Hạt có
dạng quả thận, màu vàng nâu, chỉ có hạt của loài C. pubescens có màu đen.
2.1.3 Giá trị dinh dưỡng
Vỏ quả chứa alcaloid là capsaicine (0,2 %), hàm lượng của nó phụ thuộc vào
giống. Sắc tố carotenoid là capsanthine (0,4 %), adenine, betaine và cholien. Quả ớt
xanh chứa nhiều rutin, là một chất được dùng rộng rãi trong chế biến thuốc y học. Quả
chín đỏ chứa một lượng lớn vitamin C lên tới 200 – 400 mg.
Ngoài ra, ớt còn có giá trị y học. Quả ớt có vị cay, tính nóng có tác dụng ôn trung
tán hàn, kiện vị tiêu thực. Rễ có tác dụng hoạt huyết tán thũng. Lá ớt có vị đắng, tính
mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng, lợi tiểu. Quả ớt dùng trị tiêu chảy hắc
loạn, tích trệ, sốt rét, trị long đờm và làm thuốc hạ nhiệt. Lá ớt dùng trị sốt, trúng phong
bất tỉnh và phù thũng. Ở Trung Quốc, quả dùng trị tỳ vị hư lạnh, dạ dày và ruột trướng
khí, ăn uống không tiêu. Rễ dùng ngoài trị nẻ da. Lá trị thủy thũng. Hạt trị phong thấp.
Trong Tây y, ớt thường được chỉ định dùng trong chứng khó tiêu do mất trương
lực, lên men ruột, tiêu chảy, kiết lỵ, nôn mửa không cầm được, xuất huyết tử cung, thấp
khớp, thống phong, thủy thũng, viêm thanh quản. Dùng chữa ho co cứng, một số chứng
bại liệt, đau dây thần kinh do khớp, đau lưng, thống phong
(Nguồn: />Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng trên mỗi 100g ớt tươi.
Chất

Giá trị dinh dưỡng

Tỷ lệ % RDA

Năng lượng


40 Kcal

2

Carbohydrate

8,81 g

7

Đạm

1,87 g

3

Tổng lượng chát béo

0,44 g

2

Cholesterol

0 mg

0

Chất xơ


1,5 g

3

23 mcg

6

Các Vitamin
Folates


5

Niacin

1,244 mg

8

Pantothenic acid

0,201 mg

4

Pyridoxine

0,506 mg


39

Riboflavin

0,086 mg

6.5

Thiamin

0,72 mg

6

Vitamin A

952 IU

32

Vitamin C

143,7 mg

240

Vitamin E

0,69 mg


4.5

Vitamin K

14 mcg

11.5

Natri

9 mg

0.5

Kali

322 mg

7

Canxi

14 mg

1.5

Đồng

0,129 mg


14

Sắt

1,03 mg

13

Magiê

23 mg

6

Mangan

0,187 mg

8

Phôt-pho

43 mg

6

Selen

0,5 mcg


1

Kẽm

0,26 mg

2

Carotene-ß

534 mcg

--

Carotene-α

36 mcg

--

Cryptoxanthin-ß

40 mcg

--

Lutein-zeaxanthin

709 mcg


--

Chất điện phân

Các chất khoáng

Phyto-nutrients

(Nguồn: Cơ sở dữ liệu Dinh Dưỡng Quốc gia Mỹ USDA)


6

2.2. Một số loại sâu hại chính trên cây ớt
2.2.1 Ngoài nước:
Theo Dr. Eiziyano và ctv (2010) các loại sâu hại trên cây ớt ngọt tại Nhật Bản
gồm Thrips palmi, Frankliniella occidentalis, Frankliniella intonsa, M. persicae, A.
gossypii, P. latua, S. litura.
S. E. Webb, P. A. Stansly, D. J. Schuster và J. E. Funderburk (2010) ghi nhận
các loại sâu hại chính trên cây cà chua, ớt và cà tím là: bọ phấn trắng (Bemisia
argentifolii), rầy mềm (Aphis sp.), bọ cánh cứng (True Buys), bọ trĩ (Frankliniella
occidentalis, Thrips palmi), ruồi đục lá (Liromyza sativa và L. trifolii), sâu khoang
(Spodoptera eridania ), sâu xanh da láng (Spodoptera exigua).
Tại Indonesia năm 2009, các loại sâu hại chính trên cây ớt cay có các loại: rầy
mềm (Aphis gossypii và Myzus persicae), ruồi đục quả (Drosophila melanogas và
Bactrocera sp.), bọ trĩ (Scirtothrips dorsalis), ve (Polyphagotarsomemus latus), bọ
phấn (Bemisia tabaci và Aleurodicus disperses), sâu xanh (Helicoverpa armigera), sâu
khoang (Spodoptera sp.), sâu đất (Agrotis spp). Vào mùa khô có 3 loại sâu hại nặng
nhất là bọ trĩ, ve và bọ phấn.

Wiwin Setivawa, Rini Martiningsih và Ahsol Hamsyim (2011) cũng ghi nhận
trên cây ớt cay có bọ trĩ Thrips parvispinus, rầy xanh Empoasca sp., bọ phấn Bemisia
tabaci, ruồi đục trái Bactrocera dorsalis, sâu xanh H. armigera gây hại.
2.2.2 Trong nước:
Theo Nguyễn Ngọc Sơn (2009), ghi nhận có 4 loại sâu hại chính trên cây ớt ngọt
tại Lâm Đồng gồm có: bọ trĩ (Frankliniella occidentalis Pergande và Thrips palmi
Karny, bọ phấn (Bemisia tabaci), rầy xanh (Ampoasca biguttula), sâu xanh da láng
(Spodoptera exigua).
Theo Võ Khánh Thanh (2010), ghi nhận được 7 loài sâu hại trên cây ớt cay tại
tỉnh Bình Dương: sâu xanh da láng (Spodoptera exigua), bọ trĩ hoa (Frankliniella
occidentalis), bọ trĩ ớt (Scirtothrips dorsalis Hood), bọ trĩ dưa (Thrips palmi), bọ phấn
trắng (Bemisia tabaci), nhện đỏ (Tetranychus urticae Koch), rầy mềm (Aphis gossypii
Glvo).


7

2.3 Những nghiên cứu về thành phần của bọ trĩ gây hại trên cây ớt
2.3.1 Trên thế giới:
Theo Stuart R Reitz1, GAO Yu-lin và LEI Zhong-ren (2011) có 4 loài bọ trĩ gây
hại nghiêm trọng trên thế giới đó là Frankliniella occidentalis (Pergande), Scirtothrips
dorsalis Hood, Thrips palmi Karny, và Thrips tabaci Lindeman.
Theo sự điều tra ở miền bắc Italya trên cây ớt ngọt có hai loài bọ trĩ gây hại là bọ
trĩ hoa Fankliniella occidentalis và Thrips tabaci (Tommasini MG và Maini S, 1995).
Còn tại Ấn Độ, Scirtothrips dorsalis Hood, là đối tượng gây hại nặng trên ớt cay và ớt
ngọt. (Ananthakrishnan, 1971; Krishna Kumar, 1995 và Krishna Kumar, 1996).
Tại Nhật Bản (2010) gồm 3 loài bọ trĩ gây hại trên cây ớt là: Frankliniella
occidentalis, Frankliniella intosa, Thrips palmi. Ở Florida (2007), có 3 loài bọ trĩ gây
hại trên cây ớt gồm: Frankliniella bispinosa, Frankliniella occidentlis, Thrips palmi.
2.3.2 Trong nước

Theo Nguyễn Ngọc Sơn (2009) ghi nhận có 2 loài bọ trĩ gây hại trên cây ớt ngọt
tại tỉnh Lâm Đồng bọ trĩ dưa Thrips palmi và bọ trĩ hoa Frankliniella occidentalis
Pergander.
Theo Võ Khánh Thanh (2011) ghi nhận tại Huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương có
3 loài bọ trĩ gây hại trên cây ớt cay là bọ trĩ dưa Thrips palmi, bọ trĩ hoa Frankliniella
coccidentalis Pergander và bọ trĩ ớt Scirtothrips dorsalis Hood.
2.4 Triệu chứng và mức độ gây hại của bọ trĩ trên cây ớt:
Ấu trùng và thành trùng bọ trĩ chích hút trên lá làm lá bị xoăn lại, nhăn nheo, đọt
non chùn lại sinh trưởng kém. Gây hại trên trái làm cho trái dị dạng, võ bị sần sùi mất
giá trị về thương phẩm.
Tại Nevege, Isarel năm 2004, bọ trĩ ớt Chilli Thrips làm lá ớt ngọt xoăn lại, đọt
ớt chùn lại, quả ớt có vết sẹo, hình dạng của quả bị dị dạng. Tại St. Vincent, West
Indies năm 2004, bọ trĩ ớt Chilli Thrips mật đồ dày đặc, làm 10% ớt ngọt ở đây lá và
đọt bị xoăn lại, cây ớt cằn cỏi không phát triển được. Nguyễn Ngọc Sơn (2009), bọ trĩ là
loại xuất hiện nhiều và gây hại nặng nhất.


8

Trong đó bọ trĩ hoa Frankliniella occidentalis Pergander chiếm 80,07% tỷ lệ
hiện diện tập trung ở bông và trái non, một số ít gây hại trên đọt và lá non. Bọ trĩ dưa
Thrips palmi chiếm 19,93% tỉ lệ hiện diện trên đọt non và lá non. Bọ trĩ xuất hiện ở giai
đoạn cây 20 -25 ngày sau trồng, nhưng ở mật độ thấp và phát triển mạnh nhất từ 70 –
175 ngày sau trồng mật độ cao nhất 37,9 – 38,8 con/cây và giảm giai đoạn cây 180 ngày
sau trồng.
2.5 Các biện pháp phòng trừ bọ trĩ
2.5.1 Trên thế giới:
Biện pháp cơ học
Theo Yau-I Chu (1987), bẫy dính màu xanh có khả năng hấp thụ bọ trĩ Thrips
palmi gấp 2 lần bẫy dính màu trắng. Tại St. Vincent mùa mưa 2004, mùa xuân 2005, đã

thử nghiệm dùng bẫy màu trắng, màu vàng, màu xanh quét chất dính để phòng trừ bọ trĩ
ớt Chilli Thrips trên cây ớt ngọt.
Biện pháp sinh học:
Tại Florida (2007), để phòng trừ bọ trĩ gây hại trên cánh đồng ớt người ta trồng
hoa hướng dương trên bờ ruộng và kết hợp thả thiên địch là bọ xít bắt mồi Orius
insidiosus. Theo Stuart R Reitz1, GAO Yu-lin2 và LEI Zhong-ren2 (2011), sử dụng bọ
xít bắt mồi Orius insidiosus và Orius sauteri trong biện pháp phòng trừ bọ trĩ trên cây
cà tím và cây ớt. Trong đó cho thấy Orius insidiosus có hiệu quả tốt làm giảm mật số
của bọ trĩ Frankliniella spp.
Cũng tại Nhật Bản năm (2002), người ta đã sử dụng nhện nhỏ Amblyseius
cucumber và các loại bọ xít bắt mồi Orius sauteri và Orius strigicolly để phòng trừ bọ
trĩ Thrips palmi và Frankliniella spp trên cây họ bầu bí, dưa leo, ớt ngọt và cà tím.
Phòng trừ bằng biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Theo hướng dẫn sản xuất rau ở Ohio về quản lý dịch hại và nhện trong nhà lưới
có các loại thuốc được sử dụng trong việc phòng trừ bọ trĩ như sau:
Chlorfenapyr dùng trừ bọ trĩ hoa Frankliniella spp, bọ trĩ dưa Thrips palmi, nhện
trên các loại cây cà chua, cherry, cà tím, ớt. Azadirachtin (Azatin, Ornazin, Neemix),


9

Neem Oil (Trilogy 70%), Nicotine (Fulex Nicotine) dùng phòng trừ bọ trĩ, bọ phấn
trắng, rầy mềm.
Tại cánh đồng trồng ớt của St. Vincent dùng 9 loại hoạt chất để trừ bọ trĩ bao
gồm: Chlorfenapyr, Acephate, Acetamiprid, Clothianidin, Dinotefuran, Midacloprid,
Thiamethoxam, Spinosad, Abamectin.
2.5.2 Trong nước
Theo Nguyễn Ngọc Sơn (2009) ghi nhận trên cây ớt ngọt bẫy màu vàng có khả
năng lôi cuốn bọ trĩ cao hơn bẫy màu xanh, bẫy màu vàng mật độ vào bẫy 12,3 - 90,3
con/bẫy, bẫy màu xanh thấp hơn 10,7 – 40,5 con/bẫy.

Theo Trần Thị Thiên An (2003) có 4 loài bọ xít bắt mồi Orius tantillus, Orius sp.
A, Orius sp. B, Orius sp. C là thiên địch của loài bọ trĩ và nhện đỏ trong vườn rau trong
đó Orius tantillus là phổ biến nhất.
Theo Nguyễn Ngọc Sơn (2009) thuốc Usatabon 17.5 WP và thuốc Sectox 50 EC
có hiệu quả phòng trừ bọ trĩ cao sau 3 ngày phun trong bốn loại thuốc được chọn làm
thí nghiệm.
2.6 Đặc điểm phân loại của một số loài bọ trĩ hại rau
2.6.1 Bọ trĩ dưa (Thrips palmi Karny, 1925)
Vị trí phân loại
Tên khoa học: Thrips palmi Karny
Tên tiếng Anh: Melon thrips
Tên khác: Thrips leucadophilus Priesner,1936; Thrips gossipicola Ramakrishna và
Margabandhu,1939; Thrips gracilis Anantharishnan và Jagadis,1968.
Bộ: Thysanoptera
Họ: Thripidae
Ký chủ:
Bọ trĩ dưa là loài sâu hại ăn tạp, xuất hiện đầu tiên ở phía Nam châu Á, và lan rộng
ra nhiều nơi trên thế giới. Thrips palmi có phổ ký chủ rộng, gây hại trên 36 họ cây trồng


10

bao gồm: họ cà, họ hành tỏi, họ bầu bí, họ cúc, họ đậu, cây lúa, cây bông…Đặc biệt gây
hại nặng trên các cây thuộc họ bầu bí và họ cà.
Đặc điểm hình thái và sinh học:
Thành trùng có màu vàng, khi đậu xếp cánh mái nhà trên lưng, tạo thành đường sọc
nâu đen ở giữa lưng, đốt cuối bụng hình nón, chiều dài khoảng 1mm. Trứng hình hạt
đậu màu trắng.
Ấu trùng có màu trắng khi mới nở và chuyển sang màu vàng nhạt, vàng đậm khi
lớn, cơ thể ấu trùng trong suốt. Nhộng giả có màu vàng đậm và hình dạng giống như ấu

trùng nhưng có mầm cánh.
Mép trên của mảnh lưng ngực trước không có hàng lông cứng, mép sau ngực trước
có 2 cặp lông cứng ở 2 góc phát triển.
Râu đầu có 7 đốt, đốt số 3 và 4 có móc cảm ứng hình móng bò. Đầu có 3 mắt đơn
màu đỏ. Lông cứng trước mắt đơn dài hơn lông cứng sau mắt kép. Trên mạch cánh thứ
2 của 2 cánh trước có 3 lông cứng nằm ở một nữa cánh phía ngoài. Đốt bụng thứ 8 có
hàng lông hình lượt đầy đủ. Đốt ngực sau có một cặp lỗ chân lông ở mép sau, có những
đường vân hội tụ về phía sau.

Hình 2.1: Đầu và ngực bọ trĩ dưa ( />

11

2.6.2 Bọ trĩ hoa (Wester flower thrips)
Vị trí phân loại
Tên khoa học: Frankliniella occidentalis Pergander
Tên tiếng Anh: Wester flower thrips.
Tên khác: Euthrips tritici Crawford, 1909, Frankliniella helianthi (Moulton,
1911), Frankliniella tritici var. moultoni Hood, 1914, Frankliniella moultoni Hood,
1914, Frankliniella trehernei Morgan, 1925, Frankliniella californica Moulton, 1931,
Frankliniella dahliae Moulton, 1948.
Bộ: Thysanoptera
Bộ phụ: Terebrantia (bộ phụ đốt cuối hình nón)
Họ: Thripidae.
Phân bố và ký chủ:
Frankliniella occidentalis Pergander được phát hiện ở Bắc Mỹ (Canada, Mexico,
Hoa Kỳ). Sau đó lan sang các nước khác và ngày nay nó gây hại ở hầu hết tất cả các
khu vực khác như: Châu Á, Châu Phi, Trung Mỹ, Châu Âu, Nam Mỹ.
Bọ trĩ hoa Frankliniella occidentalis Pergander là loại côn trùng đa thực gây hại
rất nhiều trên các loại cây trồng. Theo OEPP/EPPO (1990) Frankliniella occidentalis

gây hại trên 244 loài thực vật thuộc 62 họ cây trồng. Ở Mỹ, được phát hiện gây hại
gồm: đào, mận, hoa hồng, hoa cẩm chướng, hoa layơn, đậu Hà Lan, cà chua, ớt, bầu bí,
dâu tây, cà rốt, bông, bưởi, nho, hành tây… Ở Châu Âu trong các nhà kính cũng nhận
thấy sự phá hại trên các loại cây như: hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền.
Đặc điểm hình thái:
Trưởng thành có màu nâu đen, khi đậu xếp thành hình mái nhà trên lưng, dài 1,5
-1,6 mm, đốt cuối bụng hình nón, có nhiều lông. Theo Dr. Tong - Xian Liu (tại trang
wed: bọ trĩ hoa có đặc điểm sau: Mảnh
lưng ngực trước mép trước có 4 cặp lông cứng dài, mằn ở 2 góc mép ngực trước và 2


12

góc mép ngực sau. Râu đầu 8 đốt, đốt số 1 màu nhạt và đốt số 2 màu đậm. Từ đốt số 3
đến đốt số 5 một nữa đốt màu đậm một nữa đốt màu nhạt, đốt số 6 đến số 8 màu đậm.
Đầu có 3 mắt đơn màu đỏ. Lông cứng dài ở giữa khu mắt đơn dài hơn gấp đôi
lông cứng ở sau mắt kép. Lông cứng dài ở khu mắt đơn nằm trên cạnh của hình tam
giác được nối giữa 3 mắt đơn (Viện nghiên cứu và phát triển Nam Úc tại trang wed:
Cánh trước trên mạch dọc thứ nhất
có hàng lông cứng liên tục khá rõ. Đốt bụng thứ 8 có hàng lông lược đầy đủ.

Hình 2.2: Đầu và ngực bọ trĩ hoa ( />2.6.3 Bọ trĩ ớt ( Scirtothrips dorsalis Hood)
Vị trí phân loại
Tên tiếng Anh: Chilli thrips.
Tên khoa học: Scirtothrips dorsalis Hood
Tên khoa học khác: Anaphothrips andreae Kany 1925; Heliothrips minutissimus
Bagnall 1919; Neophysonpus fragariae Girault 1927; scirtothrips andreae (Kany);
scirtothrips fragariae; scirtothrips padmae Ramakrishna 1942.



13

Bộ: Thysanoptera
Họ: Thripidae
Phân bố và ký chủ:
Theo trung tâm rau thế giới AVRDC, 2001: Scirtothrips dorsalis Hood là loài gây
hại chính trên nhiều loại cây trồng khác nhau như cây rau, cây ăn quả và cây kiểng ở
Đông Á, Châu Phi và Châu Đại Dương và gần đây là ở Caribbean. Theo Luci, Vincent,
Puerto Rico (2001) S. dorsalis Hood có xuất xứ ở Châu Á.
Có hơn 150 loài ký chủ bao gồm: chuối, đậu, điều, cacao, bắp, cam quýt, bông
vải, nho, nhãn, ớt ngọt, dâu tây, chè, thuốc lá, cà chua…
Đặc điểm hình thái
Theo Laurence Mound (2007) bọ trĩ S. dorsalis Hood con cái có màu vàng, đầu
có chiều rộng lớn hơn chiều dài, có 3 mắt đơn tạo thành hình tam giác; có 3 cặp lông
cứng ở giữa các mắt đơn. Cặp lông cứng thứ III nằm ở khoảng giữa 2 mắt đơn phía sau.
Đốt bụng thứ VIII có lông cứng hình lược đầy đủ.
Theo Tom Skarlinsky mô tả về bọ trĩ S. dorsalis Hood râu đầu có 8 đốt, đốt thứ
III và thứ IV có cơ quan cảm giác hình móng bò. Đốt thứ I – II có màu nhạt, đốt thứ III
– VIII có màu tối. Cánh trước trên mạch cánh thứ nhất có hàng lông cứng đầy đủ, mạch
thứ 2 chỉ có 2 hoặc 3 lông cứng ở nữa ngoài cánh.
Theo Laurence Mound và Tom Skarlinsky, mảnh lưng ngực trước có 3 cặp lông
cứng ở mép sau, trong đó cặp lông cứng thứ 2 rõ và dài hơn khoẳng 1,5 lần so với cặp
thứ nhất và thứ ba.


14

Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP


3.1 Nội dung
- Điều tra hiện trạng canh tác và tập quán phòng trừ sâu hại trên cây ớt cay của
nông dân ở huyện Củ Chi – Tp. Hồ Chí Minh.
- Điều tra thành phần bọ trĩ và mức độ gây hại của chúng trên cây ớt cay.
- Khảo sát khả năng phòng trừ bọ trĩ bằng bẫy màu vàng trong việc phòng trừ bọ
trĩ trên cây ớt cay tại huyện Củ Chi – Tp. Hồ Chí Minh.
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1 Địa điểm:
Đề tài được tiến hành tại bộ môn Bảo Vệ Thực Vật – Khoa Nông Học – Trường
Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Các nghiên cứu ngoài đồng được tiến hành tại huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh.
3.2.2 Thời gian nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 11/2011 đến 04/2012.
3.2.3 Đặc điểm thời tiết khí hậu của vùng thí nghiệm
Huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh thuộc khu vực Đông Nam Bộ, mỗi năm có hai
mùa mưa và nắng rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11 hàng
năm.
Đề tài được tiến hành từ tháng 11/2011 đến tháng 4/2012, tức nằm trong cuối
mùa mưa năm 2011 và kết thúc đề tài trước mùa mưa năm 2012.


15

Theo số liệu của đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, từ tháng 11 năm 2011 đến
tháng 4 năm 2012. Nhiệt độ trung bình biến động từ 25,5 0C đến 29,4 0C, ẩm độ trung
bình biến động từ 62% đến 83,5% (đồ thị 3.1 và phụ lục 2).

Đồ thị 3.1: Nhiệt độ, ẩm độ trung bình tại khu vực Tp. Hồ Chí Minh, từ tháng 11 năm
2011đến tháng 4 năm 2012.
Tháng 11/2011 thời tiết đi vào cuối mùa mưa có ẩm độ cao nhất 83,5% và nhiệt

độ thấp nhất 25,50C. Tháng 3 và 4/2012 có nhiệt độ cao 29,30C và 29,40C, và ẩm độ
68% và 74% (đồ thị 3.1 và phụ lục 2).
Theo đồ thị 3.2 lượng mưa trung bình cao nhất vào tháng 11/2011
(145mm/tháng) tháng cuối mùa mưa năm 2011 và tháng 4/2012 (144mm/tháng) tháng
sắp bắt đầu vào mùa mưa của năm 2012. Tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 1/2012
(22mm/tháng).


×