BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------
----------
PHẠM ðÌNH QUÂN
NGHIÊN CỨU BỆNH THÁN THƯ (Colletotrichum spp)
HẠI QUẢ ỚT TẠI HẢI DƯƠNG VỤ ðÔNG XUÂN
NĂM 2008 - 2009 VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số: 60.62.10
Người hướng dẫn khoa học: TS. ðỖ TẤN DŨNG
HÀ NỘI - 2009
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
i
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan rằng công trình này là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, các kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng
ñược sử dụng cho một báo cáo luận văn nào và chưa ñược sử dụng bảo vệ học
vị nào.
Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho tôi thực hiện luận văn này ñã
ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñã ñược chỉ rõ nguồn
gốc.
Tác giả luận văn
Phạm ðình Quân
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
ii
LỜI CẢM ƠN
ðể thực hiện và hoàn thành tốt luận văn này trước hết tôi xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc tới TS. ðỗ Tấn Dũng ñã hướng dẫn, giúp ñỡ, dìu dắt tận tình
trong suốt thời gian tôi thực hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo và cán bộ Viện sau ðại học và Bộ môn
Bệnh cây, Khoa Nông học - Trường ðại học Nông nghiệp - Hà Nội ñã quan
tâm và tạo ñiều kiện cho tôi thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tới Ban lãnh ñạo, cán bộ CNVC Chi cục Bảo
vệ thực vật tỉnh Hải Dương, UBND huyện Bình Giang, Trạm BVTV huyện
Bình Giang ñã tạo ñiều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện
ñề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ CNVC Trạm BVTV huyện Cẩm
Giang, Ninh Giang, Kim Thành, các ñồng chí trong Ban chủ nhiệm HTX, các
hộ nông dân xã Cẩm Sơn - Cẩm Giàng, Hoàng Hanh - Ninh Giang, Kim Tân -
Kim Thành ñã tạo ñiều kiện và giúp ñỡ tôi tiến hành ñề tài ñược thuận lợi.
Tôi xin cảm ơn tới sự giúp ñỡ của gia ñình, bạn bè và người thân luôn
bên cạnh ñộng viên giúp ñỡ tôi hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2009
Tác giả luận văn
Phạm ðình Quân
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iii
MỤC LỤC
Thứ tự
Nội dung
Trang
Lời cam ñoan
i
Lời cảm ơn
ii
Mục lục
iii
Danh sách các bảng số liệu
vii
Danh sách các hình
ix
Danh sách các ảnh
xi
1.
MỞ ðẦU
1
1.1
ðặt vấn ñề
1
1.2
Mục ñích, yêu cầu
3
1.2.1.
Mục ñích
3
1.2.2.
Yêu cầu
3
2.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
4
2.1.
Những nghiên cứu ngoài nước
4
2.1.1.
Lược sử cây ớt và tình hình sản xuất ớt trên thế giới
4
2.1.2
Nghiên cứu về thành phần bệnh nấm hại ớt
5
2.1.3. Nghiên cứu về các loài nấm Colletotrichum sp gây bệnh thán
thư ớt
7
2.1.4.
Nghiên cứu về nấm Colletotrichum gloeosporioides
10
2.1.5. Nghiên cứu về nấm Colletotrichum capsici gây bệnh thán thư
ớt
17
2.1.6. Nghiêm cứu biện pháp phòng trừ bệnh thán thư do nấm
Colletotrichum sp
22
2.2.
Những nghiên cứu trong nước
24
2.2.1.
Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt ở Việt Nam
24
2.2.2.
Những nghiên cứu về bệnh thán thư ớt
25
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iv
3. ðỐI TƯỢNG, ðỊA ðIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
29
3.1.
ðối tượng nghiên cứu
29
3.2.
ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu
29
3.3.
Vật liệu nghiên cứu
29
3.4.
Nội dung nghiên cứu
30
3.4.1. ðiều tra thành phần bệnh nấm hại một số giống ớt cay tại tỉnh
Hải Dương năm 2008 - 2009
30
3.4.2. ðiều tra tình hình phát sinh và gây hại của bệnh thán thư
Colletotrichum sp hại trên một số giống ớt tại tỉnh Hải Dương
30
3.4.3. Nghiên cứu ñặc ñiểm hình thái, sinh học và thời kỳ tiềm dục
của nấm Colletotrichum sp gây bệnh thán thư ớt tại tỉnh Hải
Dương năm 2008 - 2009
30
3.4.4. Lây nhiễm bệnh nhân tạo, xác ñịnh thời kỳ tiềm và mức ñộ
nhiễm bệnh của quả ớt
31
3.4.5. Khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc hoá học ñến nấm
Colletotrichum sp gây bệnh thán thư ớt trong phòng thí
nghiệm và ngoài ñồng ruộng.
31
3.5.
Phương pháp nghiên cứu
31
3.5.1. Phương pháp ñiều tra thành phần và mức ñộ phổ biến bệnh
nấm hại ớt trên ñồng ruộng
31
3.5.2.
ðiều tra diễn biến bệnh thán thư trên ớt ngoài ñồng ruộng
31
3.5.3.
Phương pháp thu thập và phân lập mẫu bệnh
32
3.5.4.
Phương pháp chế tạo môi trường nuôi cấy
34
3.5.5. Nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh học của nấm
Collectotrichum sp
35
3.5.6.
Nghiên cứu xác ñịnh nguyên nhân gây bệnh thán thư trên ớt
35
3.5.7.
Phương pháp lây bệnh nhân tạo, xác ñịnh thời kỳ tiềm dục của
36
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
v
bệnh thán thư ớt
3.5.8. Khảo sát hiệu lực của một số thuốc trừ nấm ñối với bệnh thán
thư hại ớt
36
3.6.
Công thức tính toán và xử lý số liệu
37
4.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
40
4.1. ðiều tra thành phần bệnh nấm hại một số giống ớt cay tại
tỉnh Hải Dương năm 2008 - 2009
40
4.1.1. Thành phần bệnh nấm hại ớt (Hot chilli F1) vụ hè thu năm
2008 tại xã Cẩm Sơn - huyện Cẩm Giàng - tỉnh Hải Dương
42
4.1.2. Thành phần bệnh nấm hại ớt (Cay lai F1 số 20) vụ ñông xuân
năm 2008 - 2009 tại xã Hoàng Hanh - huyện Ninh Giang -
tỉnh Hải Dương
42
4.1.3. Thành phần bệnh nấm hại ớt (Chỉ thiên) vụ xuân hè năm
2009 tại xã Kim Tân - huyện Kim Thành - Hải Dương
43
4.2. Kết quả ñiều tra tình hình phát sinh và gây hại của bệnh
thán thư Colletotrichum sp hại trên một số giống ớt tại tỉnh
Hải Dương
45
4.2.1. Triệu chứng bệnh thán thư hại ớt
45
4.2.2. Kết quả ñiều tra diễn biến bệnh thán thư hại ớt (giống ớt Hot
chilli F1) vụ hè thu năm 2008 tại xã Cẩm Sơn - huyện Cẩm
Giàng - tỉnh Hải Dương
48
4.2.3. Ảnh hưởng của chế ñộ luân canh cây ớt (Hot chilli F1) ñến
khả năng gây hại của bệnh thán thư
50
4.2.4. Kết quả ñiều tra diễn biến tỷ lệ 2 loài nấm Colletotrichum
capsici và Colletotrichum gloeosporioides gây bệnh thán thư
trên quả ớt Hot chilli F1 vụ hè thu năm 2008 tại xã Cẩm Sơn -
huyện Cẩm Giàng - Hải Dương
53
4.2.5. Kết quả ñiều tra diễn biến bệnh thán thư hại ớt (Cay lai F1 số
20) vụ ñông xuân năm 2008-2009 tại xã Hoàng Hanh - huyện
54
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
vi
Ninh Giang - tỉnh Hải Dương
4.2.6. Kết quả ñiều tra diễn biến bệnh thán thư hại ớt (Chỉ thiên) vụ
xuân hè năm 2009 tại xã Kim Tân - huyện Kim Thành - Hải
Dương
56
4.3. Kết quả nghiên cứu ñặc ñiểm hình thái, sinh học và thời kỳ
tiềm dục của nấm Colletotrichum sp gây bệnh thán thư ớt
58
4.3.1. ðặc ñiểm hình thái của nấm gây bệnh thán thư ớt
58
4.3.2. Một số nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh học nấm Colletotrichum
capsici và Colletotrichum gloeosporioides gây bệnh thán thư
ớt
64
4.3.3. Kết quả lây nhiễm nhân tạo nấm Colletotrichum sp gây bệnh
thán thư trên ớt
73
4.4. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc hoá học
ñến nấm Colletotrichum sp gây bệnh thán thư ớt.
78
4.4.1. Ảnh hưởng của một số thuốc hoá học ñến khả năng phát triển
của nấm Colletotrichum gloeosporioides trên môi trường PGA
ở 25
o
C
79
4.4.2. Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc trừ nấm phòng trừ
bệnh thán thư hại ớt vụ xuân hè năm 2009 tại xã Kim Tân -
huyện Kim Thành - Hải Dương
81
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ
85
5.1. Kết luận
85
5.2. ðề nghị
86
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Số bảng Tên bảng Trang
Bảng 4.1. Thành phần bệnh nấm hại cây ớt cay vụ hè thu, ñông xuân và
xuân hè năm 2008 - 2009 tải Hải Dương
41
Bảng 4.2. Tỷ lệ % vị trí quả ớt (Hot chilli F1) bị nấm Colletotrichum sp
gây hại vụ hè thu năm 2008 tại xã Cẩm Sơn - Cẩm Giàng - Hải
Dương
48
Bảng 4.3. Diễn biến của bệnh thán thư hại ớt (Hot chilli F1) vụ hè thu
năm 2008 tại Cẩm Sơn - Cẩm Giàng - Hải Dương
49
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của chế ñộ luân canh ñến khả năng gây hại của
bệnh thán thư trên cây ớt Hot chilli F1 vụ hè thu năm 2008 tại
xã Cẩm Sơn - huyện Cẩm Giàng - Hải Dương
51
Bảng 4.5. Diễn biến tỷ lệ (%) 2 loại nấm bệnh thán thư trên giống ớt Hot
chilli F1 vụ hè thu năm 2008 tại Cẩm Giàng - Hải Dương
53
Bảng 4.6. Diễn biến của bệnh thán thư hại ớt (Cay lai F1 số 20) vụ ñông
xuân năm 2008-2009 tại Hoàng Hanh - Ninh Giang - Hải
Dương
55
Bảng 4.7. Diễn biến bệnh thán thư hại ớt (Chỉ thiên) vụ xuân hè năm
2009 tại xã Kim Tân - huyện Kim Thành - Hải Dương.
56
Bảng 4.8. Một số ñặc ñiểm hình thái nấm gây bệnh thán thư hại ớt
(Colletotrichum sp) trên môi trường PGA
59
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng ñến sự phát triển của
nấm Colletotrichum capsici
64
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng ñến sự phát triển của
nấm Colletotrichum gloeosporioides
65
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñến sự phát triển của nấm
Colletotrichum capsici trên môi trường PGA
68
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
viii
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñến sự phát triển của nấm
Colletotrichum gloeosporioides trên môi trường PGA
69
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của pH ñến sự phát triển của nấm Colletotrichum
capsici trên môi trường PGA
71
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của pH ñến sự phát triển của nấm Colletotrichum
gloeosporioides trên môi trường PGA
72
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của phương pháp lây nhiễm ñến mức ñộ nhiễm
bệnh thán thư trên quả ớt chín (Hot chilli F1)
74
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của phương pháp lây nhiễm ñến mức ñộ nhiễm
bệnh thán thư trên quả ớt xanh (Hot chilli F1)
74
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của phương pháp lây nhiễm nấm Colletotrichum
sp ñến mức ñộ nhiễm bệnh thán thư trên quả ớt xanh có sát
thương của một số giống ớt trồng tại Viện nghiên cứu rau quả
- Gia Lâm - Hà Nội
77
Bảng 4.18. Ảnh hưởng của một số thuốc hoá học ñến sự phát triển nấm
Colletotrichum gloeosporioides trên môi trường PGA ở 25
0
C
80
Bảng 4.19. Bảng 4.19. Ảnh hưởng của một số thuốc hoá học ñến sự hình
thành bào tử nấm Colletotrichum gloeosporioides trên môi
trường PGA ở 25
0
C
80
Bảng 4.20. Kết quả khảo sát hiệu lực của một số thuốc hoá học phòng trừ
bệnh thán thư hại ớt (Chỉ thiên) vụ xuân hè năm 2009 tại xã
Kim Tân - huyện Kim Thành - tỉnh Hải Dương
82
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hình Tên hình Trang
Hình 4.1. Diễn biến của bệnh thán thư hại ớt (Hot chilli F1) vụ hè thu
năm 2008 tại Cẩm Sơn - Cẩm Giàng - Hải Dương
50
Hình 4.2. Ảnh hưởng của chế ñộ luân canh ñến khả năng gây hại của
bệnh thán thư trên cây ớt Hot chilli F1 vụ hè thu năm 2008
tại xã Cẩm Sơn - huyện Cẩm Giàng - Hải Dương
51
Hình 4.3. Diễn biến tỷ lệ (%) 2 loài nấm bệnh thán thư trên giống ớt
Hot chilli F1 vụ hè thu năm 2008 tại Cẩm Giàng - Hải
Dương
53
Hình 4.4. Diễn biến của bệnh thán thư hại ớt (Cay lai F1 số 20) vụ
ñông xuân năm 2008-2009 tại Hoàng Hanh - Ninh Giang -
Hải Dương
55
Hình 4.5. Diễn biến bệnh thán thư hại ớt (Chỉ thiên) vụ xuân hè năm
2009 tại xã Kim Tân - huyện Kim Thành - Hải Dương
57
Hình 4.6. Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng ñến sự phát triển của
nấm Colletotrichum capsici
65
Hình 4.7. Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng ñến sự phát triển của
nấm Colletotrichum gloeosporioides
66
Hình 4.8. Ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñến sự phát triển của nấm
Colletotrichum capsici trên môi trường PGA
68
Hình 4.9. Ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñến sự phát triển của nấm
Colletotrichum gloeosporioides trên môi trường PGA
69
Hình 4.10. Ảnh hưởng của pH ñến sự phát triển của nấm
Colletotrichum capsici trên môi trường PGA
71
Hình 4.11. Ảnh hưởng của pH ñến sự phát triển của nấm
Colletotrichum gloeosporioides trên môi trường PGA
72
Hình 4.12. Diễn biến tỷ lệ bệnh thán thư trên các công thức trong thí
nghiệm khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc trừ bệnh
81
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
x
thán thư hại ớt (Chỉ thiên) vụ xuân năm 2009 tại xã Kim Tân
- Kim Thành - Hải Dương
Hình 4.13. Hiệu lực của một số loại thuốc trừ bệnh thán thư hại ớt (Chỉ
thiên) vụ xuân năm 2009 tại Kim Thành - Hải Dương
83
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
xi
DANH MỤC CÁC ẢNH
Số ảnh Tên ảnh Trang
Ảnh 4.1. Triệu chứng bệnh thán thư trên quả ớt chín (Hot chilli F1)
do nấm Colletotrichum capsici
46
Ảnh 4.2. Triệu chứng bệnh thán thư trên quả ớt chín (Hot chilli F1)
do nấm Colletotrichum gloeosporioides
46
Ảnh 4.3. Tản nấm Colletotrichum capsici trên môi trường PGA 60
Ảnh 4.4. Tản nấm Colletotrichum capsici trên môi trường PGA 60
Ảnh 4.5. Tản nấm Colletotrichum gloeosporioides trên môi trường
PGA
61
Ảnh 4.6. Tản nấm Colletotrichum gloeosporioides trên môi trường
PGA
61
Ảnh 4.7. ðĩa cành nấm nấm Colletotrichum capsici 62
Ảnh 4.8. ðĩa cành nấm nấm Colletotrichum gloeosporioides 62
Ảnh 4.9. Ruộng ớt (Hot chilli F1) bị bệnh thán thư gây hại vụ hè thu
năm 2008 tại Cẩm Sơn - Cẩm Giàng - Hải Dương
95
Ảnh 4.10. Ruộng ớt (Chỉ thiên) bị bệnh thán thư gây hại vụ xuân hè
năm 2009 tại Kim Thành - Hải Dương
95
Ảnh 4.11. Quả ớt (Hot chilli F1) nhiễm bệnh thán thư bỏ lại trên
ruộng tại xã Cẩm Sơn - Cẩm Giàng - Hải Dương
96
Ảnh 4.12. Triệu chứng bệnh thán thư trên quả ớt ương (Hot chilli F1)
do nấm Colletotrichum capsici
96
Ảnh 4.13. Triệu chứng bệnh thán thư trên quả ớt xanh (Hot chilli F1)
do nấm Colletotrichum gloeosporioides
97
Ảnh 4.14. Triệu chứng bệnh thán thư trên quả ớt chín (Chỉ thiên) do
nấm Colletotrichum gloeosporioides
97
Ảnh 4.15. Triệu chứng bệnh thán thư trên quả ớt chín (Chỉ thiên) do
nấm Colletotrichum gloeosporioides
98
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
xii
Ảnh 4.16. Triệu chứng bệnh thán thư trên quả ớt xanh (Chỉ thiên) do
nấm Colletotrichum gloeosporioides
98
Ảnh 4.17. Triệu chứng bệnh thán thư trên quả ớt xanh (Chỉ thiên) do
nấm Colletotrichum gloeosporioides
99
Ảnh 4.18. Bào tử nấm Colletotrichum gloeosporioides 99
Ảnh 4.19. Triệu chứng bệnh thán thư trong lây nhân tạo nấm
Colletotrichum gloeosporioides trên quả ớt Hot chilli F1
100
Ảnh 4.20. Ruộng thí nghiệm phun thuốc trừ bệnh thán thư trên ớt Chỉ
thiên vụ xuân hè năm 2009 tại xã Kim Tân - Kim Thành -
Hải Dương
100
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
1
1. MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn ñề
Cây ớt (Capsicum sp) thuộc chi Capsicum, họ cà (Solanaceae). Có hai
nhóm ớt phổ biến là ớt cay (Capsicum frutescens L.) và ớt ngọt (Capsicum
annuum L.). Trong số các cây trồng thuộc họ cà (Solanaceae), cây ớt có tầm
quan trọng thứ hai chỉ sau cây cà chua [22]. Ngày nay ớt ñược trồng rộng rãi
trên toàn thế giới từ 55
0
vĩ ñộ bắc ñến 55
0
vĩ ñộ nam, ñặc biệt ở các nước châu
Mỹ và một số nước châu Á như Trung Quốc, Ấn ðộ, Thái Lan, Hàn Quốc,
Indonesia, Việt Nam, Malaysia [29].
Hiện nay có khoảng 50 giống ớt khác nhau có tên gọi rất khác nhau tuỳ
hình dạng hay ñặc tính, như ớt sừng trâu, ớt cựa gà, ớt cà, ớt Chỉ thiên, ớt
hiểm, ớt ngọt [7]. Theo Bosland và Votava (2003) [35] quả ớt có nhiều lợi thế
trong việc nấu nướng, trong quả ớt chứa nhiều chất hoá học bao gồm chất dầu
dễ bay hơi, dầu béo, capsaicinoit, carotenoit, vitamin, protein, chất sợi và các
nguyên tố khoáng chất. Nhiều thành phần trong quả ớt có giá trị dinh dưỡng
quan trọng, làm gia vị, mùi thơm và màu sắc. Quả ớt giúp làm giảm nhiễm sạ
và cholesterol, giàu vitamin A và C, nhiều khoáng kali, axit folic và vitamin
E. Trong quả ớt tươi có chứa nhiều vitamin C hơn so với quả thuộc họ cây có
múi và chứa nhiều vitamin A hơn so với củ cà rốt. Hai nhóm chất hoá học
quan trọng trong ớt là capsaicinoit và carotenoit. Capsaicinoit là alkaloit tạo ra
vị cay cho quả ớt. Một số lượng lớn carotenoit cung cấp giá trị dinh dưỡng
cao và màu sắc cho quả ớt [35].
Ở Việt Nam diện tích trồng ớt cay ở các vùng ớt tập trung vào khoảng
3000 ha, năm cao nhất (1998) lên tới 5700ha. Vùng trồng ớt chuyên canh tập
trung chủ yếu ở khu vực miền trung: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên
Huế. Sản phẩm ớt bột hiện ñứng vị trí thứ nhất trong mặt hàng rau - gia vị
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
2
xuất khẩu [17]. Ớt là cây dễ trồng, không kén ñất, thích hợp với nhiều vùng
sinh thái do vậy tiềm năng phát triển cây ớt ở nước ta rất to lớn. Khác với các
loại rau khác, quả ớt có thể thu hoạch nhiều lần, sơ chế hay chế biến ñơn giản
(phơi khô, bột, tương…), với ñặc ñiểm này cây ớt khắc phục ñược tính rủi ro
của thị trường, giữ giá cả ổn ñịnh, ñảm bảo ñược lợi ích cho người sản xuất.
Do giá trị to lớn mà cây ớt mang lại, hiện nay diện tích trồng ớt không những
ở phía Nam mà ñã ñược mở rộng ra các tỉnh thuộc khu vực phía Bắc [14].
Hải Dương là một tỉnh thuộc khu vực ñồng bằng Bắc Bộ, những năm
gần ñây cây ớt ñược coi là cây trồng hàng hoá, nhiều vùng trồng ớt xuất khẩu
ñã hình thành ñem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ nông dân. Theo số
liệu tổng kết diện tích cây trồng hàng năm của Tổng cục thống kê tỉnh Hải
Dương: Diện tích trồng ớt năm 2005 là 1.125ha, năm 2006 là 662ha, năm
2007 là 634ha. Tuy nhiên, trên thực tế cây ớt bị rất nhiều loại sâu bệnh phá
hại như: Bệnh virút, bệnh héo xanh, bệnh nấm, v.v… làm ảnh hưởng trực tiếp
ñến năng suất và chất lượng quả ớt, nhiều khi không cho thu hoạch, nông dân
trên nhiều vùng trồng ớt ñã buộc phải chuyển sang trồng các cây trồng khác.
Bệnh thán thư (Colletotrichum nigrum Elet Stal hoặc Colletotrichum
capsici Bul and Bis). ðây là bệnh nguy hiểm, gây thối quả ớt hàng loạt. Tất cả
các vùng trồng ớt tập trung thuộc Hà Nội, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên,
Thái Bình, Hoà Bình, Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên Huế ñều bị bệnh này phá hoại nặng [18]. Công tác phòng trừ bệnh thán
thư ớt tại các vùng trồng chưa thực sự mang lại hiệu quả do những hiểu biết
về bệnh thán thư của người trồng ớt còn hạn chế, việc gieo trồng các giống ớt
liên tục nhiều năm ñã tạo ñiều kiện thuận lợi cho bệnh thán thư bùng phát
mạnh gây khó khăn cho việc phòng trừ.
Xuất phát từ thực trạng tác hại của bệnh thán thư gây ra trên cây ớt và
những khó khăn trong công tác phòng trừ bệnh, ñược sự phân công của Bộ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
3
môn Bệnh cây - Khoa Nông học - Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, dưới
sự hướng dẫn của TS. ðỗ Tấn Dũng, chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài:
“Nghiên cứu bệnh thán thư (Colletotrichum spp) hại quả ớt tại Hải Dương
vụ ñông xuân năm 2008 - 2009 và biện pháp phòng trừ”.
1.2. Mục ñích, yêu cầu của ñề tài
1.2.1. Mục ñích
Nghiên cứu, xác ñịnh thành phần nấm bệnh hại ớt tại Hải Dương vụ hè
thu, vụ ñông xuân và vụ xuân hè năm 2008 - 2009. Nghiên cứu nguyên nhân
gây bệnh, tìm hiểu diễn biến, ñánh giá mức ñộ phát sinh phát triển của bệnh
và biện pháp phòng trừ bệnh thán thư ớt.
1.2.2. Yêu cầu
- ðiều tra thành phần và mức ñộ phổ biến của nấm bệnh hại ớt tại Hải
Dương vụ hè thu, vụ ñông xuân và vụ xuân hè năm 2008 - 2009.
- ðiều tra diễn biến bệnh thán thư hại ớt ở một số vụ trồng khác nhau
tại Hải Dương.
- Xác ñịnh nguyên nhân gây bệnh thán thư và tìm hiểu một số ñặc ñiểm
hình thái, sinh học của nấm gây bệnh.
- Tìm hiểu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái kỹ thuật như giống
ớt, thời vụ trồng, giai ñoạn sinh trưởng, chân ñất ñến bệnh thán thư ớt.
- Khảo sát khả năng phòng trừ bệnh thán thư ớt trong phòng thí nghiệm
và ngoài ñồng ruộng bằng một số thuốc hoá học.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
4
2. TỔNG QUAN VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Những nghiên cứu ngoài nước
2.1.1. Lược sử cây ớt và tình hình sản xuất ớt trên thế giới
Cây ớt có nguồn gốc rất cổ xưa. Các nhà khảo cổ học ñã tìm thấy quả
ớt khô trong ngôi mộ cổ của Pêru hàng ngàn năm trước [56]. Nhiều tác giả
khảng ñịnh rằng ớt có nguồn gốc từ vùng nhiệt ñới châu Mỹ và ñược trồng
lâu ñời ở Pêru, Mêhicô [61]. Trung tâm khởi nguồn của ớt có thể là Mêhicô
và trung tâm thứ hai là Guatemala. Cây ớt ñược phân bố rộng rãi khắp châu
Mỹ kể cả dạng hoang dại và dạng trồng [47]. Ở châu Âu ñến tận thế kỷ 16 cây
ớt mới ñược biết ñến nhờ Columbus. Từ Tây Ban Nha ớt ñược phát tán rộng
ra ñến vùng ðịa Trung Hải và nước Anh, tiếp tục vào các trung tâm Châu Âu
trong những năm cuối thế kỷ 16. Trước năm 1885 người Bồ ðào Nha ñã
mang ớt từ Barazil ñến Ấn ðộ [23]. Từ cuối thế kỷ 14 ñến ñầu thế kỷ 15, khu
vực châu Á cây ớt ñã ñược trồng ở Trung Quốc và lan rộng qua Nhật Bản,
bán ñảo Triều Tiên. Các giống ớt trồng ở vùng này thuộc nhóm ớt cay hay hơi
cay. Ở ðông Nam Á như Inñonêsia, cây ớt ñược trồng sớm hơn Châu Âu và
hiện nay khu vực này chủ yếu trồng dạng ớt cay [61].
Theo Pickersgill (1997) chi Capsicum bắt nguồn từ vùng nhiệt ñới
nước Mỹ từ ñó ñược phổ biến rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới bao gồm vùng
nhiệt ñới, cận nhiệt ñới và các vùng có khí khậu ôn hoà [36]. Theo Tong và
Bosland [65], chi Capsicum bao gồm khoảng 20 - 27 loài, 5 trong số chúng
ñược thuần hoá là C. annuum, C. baccatum, C. chinense, C. frutescens, và C.
pubescens, và ñược trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Trong số 5 loài Capsicum
ñược trồng, C. annuum là một trong những loài ñược trồng nhiều nhất trên thế
giới kế tiếp là C. frutescens.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
5
Theo tổ chức Nông lương thế giới (FAO, 2003) [35] cây ớt ñược xem
là một trong số những cây trồng quan trọng ở các vùng Nhiệt ñới. Diện tích
trồng ớt trên thế giới vào khoảng 1.700.000 ha cho mục ñích lấy quả tươi và
khoảng 1.800.000ha ñể làm ớt bột; Tổng diện tích 3.729.900 ha cho tổng sản
lượng 20.000.000 tấn. Các nước nhập khẩu và xuất khẩu ớt quan trọng nhất
bao gồm: Trung Quốc, Ấn ðộ, Mêxicô, Pakistan, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ.
2.1.2. Nghiên cứu về thành phần bệnh nấm hại ớt
Theo Thomas A. Zitter (1989) [64] bệnh do nấm và lớp phụ nấm gây
nên trên cây ớt gồm: Bệnh thán thư, bệnh ñốm lá, bệnh ñen rễ, bệnh héo
Fusarium, bệnh ñốm xám lá, bệnh mốc xám, bệnh mốc trắng, bệnh sương
mai, bệnh phấn trắng.
Bệnh sương mai xuất hiện rải rác ở New York hơn 40 năm nay và gây
thiệt hại nghiêm trọng ở New Jersey, California, New Mixico và Floria. Các
cây trồng khác ở New York bị nhiễm nấm Phytophthora capsici bao gồm các
cây họ cà như: cây cà chua, cây bí hè, bí ñông và bí ngô, cây dưa chuột, dưa
hấu và dưa bở ruột xanh; Bệnh héo Fusarium là một bệnh nấm gây hại trên cà
chua, khoai tây, cây họ cà và cây ớt, bệnh ñược tìm thấy ở khắp nơi của nước
Mỹ. Nấm bệnh (Fusarium oxysporum) xâm nhiễm qua rễ vào cây và phát
triển trong cây cản trở sự vận chuyển nước trong cây làm lá bị héo vàng.
Triệu chứng của bệnh thường xuất hiện muộn thông qua hiện tượng các lá già
bị rụng. Tiếp theo là sự lây nhiễm nấm sang các lá non và cuối cùng là cây bị
chết. Trong nhiều trường hợp, chỉ có một cành hoặc một phần của cây có triệu
chứng héo.
Theo Ken Pernezny và Tim Momol (2006) [36] bệnh nấm gây hại trên
cây ớt gồm có: Bệnh chết rạp cây con (do nấm Pythium spp và Rhizoctonia
solani): Cây con trồng từ hạt khi bị nhiễm nấm sẽ xuất hiện vết chết hoại ở trụ
lá mầm và cổ rễ và làm cho cây ñổ gập xuống và chết. Bệnh chết rạp do nấm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
6
Pythium spp gây hại khá phổ biến ở Nam Florida gây chết cây con ngay từ
ñầu vụ; Bệnh ñốm trắng lá (Cercospora capsici): Vết ñốm trên lá có hình tròn
thô giáp, ở giữa vết bệnh có màu nâu vàng nhạt tới trắng và có viền màu nâu
ñen. Bệnh ñốm trắng lá gây hại nặng là nguyên nhân gây rụng lá và làm giảm
năng suất ruộng ớt; Bệnh ñốm xám lá (Stemphylium solani): Vết ñốm trên lá
có dạng gần giống hình tròn, các vết ñốm ban ñầu có màu nâu sau chuyển
sang màu nâu sáng tới sáng trắng với thương tổn bị lõm ở giữa vết bệnh và
viền vết bệnh có màu nâu tới ño ñỏ. Các vết ñốm có thể xuất hiện trên thân,
cuống lá hoặc cuống quả nhưng không xuất hiện trên quả và cánh hoa. Bệnh
ñốm xám lá rất hiếm thấy ở Florida; Bệnh sương mai do nấm Phytophthora
capsici là một bệnh phổ biến và hại nghiêm trọng ở Floria. Bệnh có thể xâm
nhiễm vào các bộ phận khác nhau trên cây ớt. Bệnh làm chết cây con cũng
như thối rễ, thối thân, héo lá và thối quả ớt. Sự lây nhiễm của bệnh lên thân
qua tiếp xúc với ñất là phổ biến. Cây trồng bị nhiễm bệnh héo và chết ngay
sau ñó. Vết bệnh ban ñầu trên lá, thân và quả màu xanh tối và sũng nước
nhưng chuyển sang màu nâu khi cây chết. Giai ñoạn cây ớt ra hoa bị nhiễm
nấm, toàn bộ các cành có thể bị nhiễm bệnh. Các vết ñốm nhỏ trên lá có dạng
hình tròn tới hình không xác ñịnh có thể liên kết với nhau gây cháy lá; Bệnh
héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii): Bệnh gây hại trong ñiều kiện thời
tiết ấm và ẩm ướt. Cây trồng bị nhiễm bệnh thường bị héo do rễ và thân bị
chết. Trong ñiều kiện thời tiết có ẩm ñộ cao, sợi nấm trắng xuất hiện trên thân
ở vị trí tiếp ráp với mặt ñất. Nhiều hạch nấm nhỏ xuất hiện trên hệ sợi nấm,
ban ñầu hạch nấm có màu trắng sau chuyển sang màu nâu [36]. Bệnh thối
hạch do nấm Sclerotinia sclerotiorium gây hại nặng trên cây ớt những năm có
ñiều kiện thời tiết mát mẻ, mùa ñông ẩm ướt và ñặc biệt những cánh ñồng ớt
có trồng các cây trồng mẫn cảm với bệnh. Nấm thường xâm nhiễm lên thân từ
phần thân, cuống lá và ñôi khi cả trên quả khi các bộ phận này tiếp xúc với bề
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
7
mặt ñất. Sự lây nhiễm nấm xung quanh thân thường là nguyên nhân làm cây
héo và chết. Khi ñiều kiện thời tiết có ẩm ñộ cao sợi nấm trắng thường xuất
hiện nhiều trên bề mặt thân thậm trí lên cả mặt ñất xung quanh thân [36].
Bệnh thối hạch (Sclerotinia sclerotiorium) gây hại nhiều loại cây trồng
và rau màu mẫn cảm với bệnh như cây ớt, cà chua, cải bắp, rau diếp, cà rốt,
cần tây và nhiều cây trồng thuộc họ bầu bí. Bệnh ñã làm giảm 5% năng suất
ớt ở Western NY trong ñiều kiện gieo trồng ẩm ướt và mát ở vụ hè năm 2003.
Biện pháp luân canh cây ớt với các cây trồng khác họ ñược coi là biện pháp
phòng bệnh thối hạch (Sclerotinia sclerotiorium) hiệu quả [63].
Bệnh phấn trắng hại ớt (do nấm Leveillula taurica): Bệnh xuất hiện lần
ñầu tiên ở Bắc Mỹ vào năm 1971, ở Puerto Rico năm 1992, trong nhà lưới ở
Idaho năm 1998, trung tâm phía Bắc Mexico năm 1998, trong nhà lưới ở cả
Canada và Oklahoma năm 1999. Bệnh gây hại trên cả ớt cay, ớt ngọt và ớt
chuông ở tất cả các tỉnh ở California từ những năm 1990 [44].
2.1.3. Nghiên cứu về các loài nấm Colletotrichum sp gây bệnh thán thư ớt
Tác giả Isaac năm 1992 [33] cho rằng tên bệnh thán thư có nguồn từ
tiếng Hy Lạp có nghĩa ‘coal’, cách gọi tên này căn cứ vào việc mô tả ñặc
ñiểm của bệnh là rất tối, thương tổn bị lõm xuống, chứa các khối bào. Nhìn
chung bệnh thán thư do các loài Colletotrichum gây nên thuộc Giới Nấm;
Ngành Ascomycota; Lớp Deuteromycetes; bộ Melanconiales, họ
Melanconiaceae. Giai ñoạn hữu tính là Glomerella. Bệnh thán thư ớt ñược
Halsted (1890) [31] báo cáo ñầu tiên tại New Jersey, USA vào năm 1980,
Halsted ñã mô tả các tác nhân gây ra là Gloeopsorium piperatum và
Colletotrichum nigrum. Arx (1957) xem sự phân loại học này lúc ñó như là
tương ñồng với Colletotrichum gloeosporioides [35].
Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gây ra là một trong số những
bệnh có ý nghĩa kinh tế quan trọng nhất làm giảm năng suất từ 10 ñến 80% ở
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
8
một số quốc gia ñang phát triển, ñặc biệt là Thái Lan. Bệnh thán thư gây hại
chủ yếu trên quả ớt chín, gây thiệt hại nghiêm trọng cho quả ớt cả trước và
sau khi thu hoạch [35].
Bệnh thán thư trên ớt ñã ñược nghiên cứu là do các loài nấm
Colletotrichum gây ra bào gồm nấm C. acutatum (Simmonds), Colletotrichum
capsici (Syd.) Butler và Bisby, Colletotrichum gloeosporioides (Penz.) Penz.
và Sacc., và C. coccodes [35].
Năm 1989 tại ðài Loan [60], Suryaningsih xác ñịnh các loài nấm
Colletotrichum capsici, Colletotrichum gloeosporioides, Glomerella
cingulata gây hại trên quả ớt chín, trong ñó 2 loài Colletotrichum capsici và
Colletotrichum gloeosporioides là quan trọng hơn cả.
Theo Park và Kim [37], [38] xác ñịnh các loài gây bệnh thán thư trên ớt
ở Hàn Quốc là Colletotrichum gloeosporioides ; C. acutatum ; C. coccodes ;
C. dematium ; Glomerella cingulata. Trong ñó loài Colletotrichum
gloeosporioides là phổ biến hơn.
Nhóm nghiên cứu thuộc trường ñại học Kasetsart Kamphaeng Saen
Campus, Nakhom Pathom, Thái Lan (2007) [53] ñã xác ñịnh 5 loài trong chi
Colletotrichum gây bệnh loét trên ớt là: C. acutatum, C. coccodes,
Colletotrichum gloeosporioides, Colletotrichum capsici, C. graminicola.
Trong hệ thống phân loại bệnh học chi Colletotrichum, Simmonds,
Freeman et al, Cannon et al [58], [30], [25] ñều chỉ ra rằng các loài
Colletotrichum khác nhau có thể kết hợp gây ra bệnh thán thư trên cùng cây
ký chủ. Các loài Colletotrichum gây nên bệnh thán thư trên ớt ở các quốc gia,
các vùng khác nhau là khác nhau. Mặc dù nghiên cứu về các loài ñã thu ñược
nhiều kết quả ñược ghi nhận trong các báo cáo song vẫn còn nhiều ñiều cần
ñược nghiên cứu thêm ñể biết về quá trình lây bệnh và về mối quan hệ phức
hợp liên quan giữa các loài. Kim et al (2004) [40] cho rằng, các loài khác
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
9
nhau gây bệnh ở những bộ phận khác nhau của cây ớt: Ví dụ, nấm C.
acutatum và Colletotrichum gloeosporioides xâm nhiễm vào quả ở tất cả các
giai ñoạn phát triển, nhưng thường không gây hại trên lá và thân, trong khi lá
và thân bị nấm C. coccodes và C. dentium gây hại mạnh. Nấm C. coccodes
gây bệnh thán thư trên lá cây ớt con ñược trồng trên ñồng ruộng lần ñầu tiên
ñược Hong và Hwang báo cáo ở tỉnh Chungnam Hàn Quốc vào năm 1988
[32]. Cũng theo Hong và Hwang năm 1998 và Kim et al vào năm 1999 các
loài Colletotrichum khác nhau cũng có thể hiện vai trò quan trong khác nhau
trong các giai ñoạn quả chín khác nhau. Ví dụ, nấm Colletotrichum capsici
phổ biến trên quả ớt ñỏ, nhưng ngược lại nấm C. acutatum và Colletotrichum
gloeosporioides ñược xem là phổ biến trên cả quả xanh non và chín [32],
[39]. Nấm C. coccodes gây bệnh thán thư không ñược xem là bệnh nguy hiểm
trên quả ớt [32].
Nấm Colletotrichum gloeosporioides ñược nhóm tác giả Park WM,
Park SH, Lee YS, Ko YH (1987) cho rằng là loài phổ biến trên ớt ở Hàn Quốc
ñã ñược xác ñịnh rõ [50].
Tác giả Pring et al (1995) nhận ñịnh nấm Colletotrichum có thể qua
ñông trên các cây ký chủ khác như các cây họ cà hoặc các cây họ ñậu, tàn dư
thực vật và các quả bị bỏ lại trên ñồng ruộng. Các loài Colletotrichum sản
sinh ra các hạch nấm nhỏ ñể tồn tại ở trạng thái ngủ nghỉ trong ñất giữa mùa
ñông hoặc khi gặp ñiều kiện stress và những hạch nhỏ này có thể sống sót
nhiều năm [54]. Trong ñiều kiện nóng ẩm thông qua mưa và tưới tiêu bào tử
ñính từ trong các ñĩa cành và các hạch nhỏ bị bắn tung téo từ các quả bệnh tới
quả khoẻ và lá cây. Quả bệnh như là một nguồn lây nhiễm cho phép bệnh
phát tán từ cây này sang cây khác trên ñồng ruộng [55].
Sự xâm nhiễm ban ñầu bởi các loài nấm Colletotrichum có liên quan
ñến một loạt các quy trình bao gồm sự tiếp xúc bào tử nên bề mặt cây trồng,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
10
sự nảy mầm của bào tử, sự hình thành giác bám, sự xâm nhập vào biểu bì của
cây, sự phát triển và ñịnh vị vào mô cây và sự sản sinh ra ñĩa cành và bào tử
phân sinh [35].
2.1.4. Nghiên cứu về nấm Colletotrichum gloeosporioides
2.1.4.1. Phân loại nấm
Loài nấm Colletotrichum gloeosporioides có phạm vi biến ñổi rõ nhất
trong các tiêu chuẩn dùng ñể phân loại sự khác nhau giữa các loài
Colletotrichum. Loài nấm này có ñặc ñiểm là bào tử không ñồng nhất trên
môi trường nuôi cấy, chính vì vậy mà việc phân loại chúng rất khó khăn vì
không thể chỉ dựa vào các ñặc ñiểm hình thái.
Theo Sutton, 1992 [62] giống Glomerella ñược phân ra thành 6 loài
chuyên tính dựa trên các ñặc tính sinh lý của từng loài bao gồm:
- Glomerella cingulata f. sp Aschynomenes Daniel & ctv., 1973 - Gây
hại nhẹ trên A. Indica nhưng không gây hại trên lúa, cỏ dại và các cây trồng
khác.
- Glomerella cingulata f. sp. Camelliae Dickens & Cook, 1989 - Gây
hại trên cây chè.
- Colletotrichum gloeosporioides f. sp. clidemiae Truilo & ctv., 1986 -
Gây hại trên cây Clidemia hirta.
- Colletotrichum gloeosporioides f. sp. cucurbitae Menten & ctv., 1980
- Gây hại trên cây bầu bí.
- Colletotrichum gloeosporioides f. sp.manihotis Chevaug., 1956 - Gây
hại trên cây sắn.
- Colletotrichum gloeosporioides var. minus Simmond., 1965, có giai
ñoạn hữu tính là Glomerella cingulata var. minor Wollenw., 1949 - Gây hại
trên cây xoài.
Tuy có chung tên ở các giai ñoạn hữu tính nhưng ở trong các ñiều kiện
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
11
sinh thái khác nhau có những mẫu bệnh của loài Colletotrichum
gloeosporioides không có giai ñoạn hữu tính. Cả hai hình thức ñồng tán và dị
tán của nấm ñều cùng tồn tại trên ñồng ruộng, giai ñoạn hữu tính thường gặp
trên những mô chết và xâm nhiễm bằng bào tử túi (Wheeler, 1954) [26].
Theo Mill P.R & ctv.,1992 [46] các mẫu nấm bệnh Colletotrichum
gloeosporioides gây hại trên các ký chủ như bơ, xoài, chuối, phong lan và cao
su ở nhiều nước ñã ñược tiến hành phân tích sinh học phân tử.
Ở Australia người ta phát hiện thấy trên cây cỏ Stylosanthes có hai
chủng nấm Colletotrichum gloeosporioides khác nhau. Qua quá trình phân lập
mẫu bệnh và phân tích sinh học phân tử, các tác giả ñã phát hiện thấy có sự
biến ñộng rất lớn về kiểu gen, tính ñộc trên cây ký chủ và sự biến ñộng xảy ra
trong nhân mặc dù chưa biết do yếu tố nào gây ra. Sự biến ñộng này cũng tìm
thấy trên cây dâu trồng vùng ôn ñới (Mill P.R & ctv., 1992) [46].
2.1.4.2. Sự phân bố và phạm vi ký chủ của nấm Colletotrichum
gloeosporioides
Theo số liệu của CABI [26] thì nấm Colletotrichum gloeosporioides
gây hại trên hầu hết các loại cây trồng ở 47 nước trên thế giới, ñặc biệt phổ
biến ở vùng nhiệt ñới và vùng á nhiệt ñới. Ở vùng nhiệt ñới giai ñoạn tồn tại
chủ yếu của nấm Colletotrichum gloeosporioides là sống hoại sinh trên mô
chết hoặc những tàn dư của cây trồng. Do ñó trong quá trình ñiều tra thường
xuyên bắt gặp sự xuất hiện của nấm trên ñồng ruộng (Waller, 1992) [66].
Theo K.D. Kim và ctv.,[37],[38] nấm Colletotrichum gloeosporioides
ñược biết ñến là nguyên nhân gây bệnh thán thư trên nhiều loại cây trồng.
Isolated của nấm Colletotrichum gloesporioides từ các ký chủ khác nhau là
không có tính ñặc trưng rõ ràng theo từng cây ký chủ. Phạm vi ký chủ của
nấm có khoảng 70 loại cây trồng khác nhau bao gồm các ký chủ chính như :
ðay (Corchorus), ñậu Lupins (Luinus spp.), ñiều (Anacadium occidentale),
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
12
ñu ñủ, bông, bơ, bưởi, cà chua, cà phê, cam, chanh, cao su, phong lan và các
ký chủ phụ khác như các loại ñậu, bí ngô, dưa, vải.
2.1.4.3. ðặc ñiểm hình thái và sinh học của nấm Colletotrichum
gloeosporioides
Nấm thường xuyên xâm nhiễm trên những phần ñã chết hay những bộ
phận bị tổn thương của cây trồng và thường có mặt trong các mẫu bệnh quan
sát bên ngoài những mô khoẻ. Trong ñiều kiện có ẩm ñộ và nhiệt ñộ cao nấm
gây hại rất nghiêm trọng. Trên nhiều loại cây trồng nhiệt ñới khi phân lập
người ta thường bắt gặp nấm tồn tại dưới hai dạng : Nội ký sinh và ngoại ký
sinh trên bề mặt mô cây. Theo Lee & Chung, 1990 [42] nấm Colletotrichum
gloeosporioides ñược tìm thấy chiếm 41% trong vỏ hạt, 36% trong nội nhũ và
2% trong phôi hạt ớt cay. Qua quan sát mô tế bào ở cây non cho thấy nấm có
khả năng truyền từ nội nhũ sang trụ dưới lá mầm rồi ñến rễ mầm.
Phân loại các loài nấm Colletotrichum chủ yếu dựa vào ñặc ñiểm tản
nấm, hình dạng, kích thước bào tử, lông gai và giác bám. Tuy nhiên, theo
Denis và ctv., 1993 [28] cho biết việc giám ñịnh loài nấm này cũng gặp nhiều
khó khăn vì trên vết bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra
thường kèm theo các loại nấm hoại sinh và tác nhân xâm nhập thứ cấp. Nấm
Colletotrichum gloeosporioides sinh trưởng phát triển và hình thành bào tử
thuận lợi trên môi trường PDA và môi trường tổng hợp.
Trên môi trường PDA, tản nấm có màu trắng xám nhạt ñến màu xám
ñậm. Ở một số mẫu phân lập sợi nấm ký sinh chỉ hình thành những chòm liên
quan ñến sự hình thành quả thể và quả thể ñôi khi hình thành trên tản nấm
non phổ biến hơn so với tản nấm già.
Quả thể mở hình thành trên các bộ phận khác nhau của cây trồng, mọc
riêng rẽ hoặc từng ñám hình cầu hay hình quả lê, kích thước ñường kính 85 -
350 µm. Bên trong quả thể có các túi bào tử nằm rải rác, xen kẽ với các sợi