Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY LAN DENDROBIUM TRỒNG TẠI HUYỆN ĐĂK ĐOA, TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (762.76 KB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SỰ
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY LAN
DENDROBIUM TRỒNG TẠI HUYỆN ĐĂK ĐOA,
TỈNH GIA LAI

Họ và tên sinh viên: TRẦN VĂN LÊN
Lớp: DH08NHGL
Ngành: Nông Học
Niên khóa: 2008 - 2012

Tháng 07/2012


i

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH
TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY LAN DENDROBIUM
TRỒNG TẠI HUYỆN ĐĂK ĐOA, TỈNH GIA LAI

Tác giả
TRẦN VĂN LÊN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư nông nghiệp ngành
Nông học


Giáo viên hướng dẫn:
Th.S LÊ VĂN DŨ

Tháng 07/2012


ii

LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa, các
thầy cô khoa Nông học Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho
tôi những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Lê Văn Dũ đã tận tình hướng dẫn,
truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn các bạn trong và ngoài lớp đã luôn động viên và tận tình giúp đỡ
trong thời gian tiến hành khóa luận.
Và trên hết, Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ đã sinh thành, nuôi
dưỡng và dạy dỗ tôi nên người, anh em và những người thân trong gia đình đã hết lòng
yêu thương, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập.

TP. Pleiku, tháng 07 năm 2012
Sinh viên
Trần Văn Lên


iii

TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “ Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sự sinh trưởng
và phát triển của cây lan Dendrobium trồng tại huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai ” được

tiến hành từ ngày 01 tháng 03 năm 2012 đến ngày 06 tháng 07 năm 2012. Thí nghiệm
được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố (Randomized
Complete Block Design – RCBD) bao gồm năm nghiệm thức với ba lần lặp lại nhằm
đánh giá tác động của các loại phân bón khác nhau lên cây lan Dendrobium được trồng
trên cùng một loại giá thể.
Các loại phân bón lá và giá thể được sử dụng thí nghiệm là:
- Phân bón lá Growmore (30 – 10 – 10), nồng độ 2 g/lít.
- Phân bón lá Đầu trâu 501, nồng độ 2 g/lít.
- Phân bón lá HUMAT vi lượng HVP 401.N, nồng độ 1/4000.
- Phân bón lá HUMAT vi lượng HVP 801.S, nồng độ 1/8000.
Tất cả các loại phân được phun với lượng 37 ml/chậu trồng, định kỳ 7 ngày 1 lần.
- Đá bọt núi lửa + xơ dừa. Rải đá bọt đã được đập nhỏ vào khoảng 1/3 thể tích
chậu trồng. Cho 100g vỏ xơ dừa vào mỗi chậu trồng.
- Cây lan Dendrobium 6 - 9 tháng tuổi, được trồng trong chậu nhựa có nhiều lỗ
nhỏ.
Kết quả thu được như sau: Phân bón lá Growmore 30-10-10 có tác dụng cao hơn
các loại phân bón lá còn lại đối với động thái, tốc độ tăng trưởng chiều cao và số lá. Phân
bón lá Growmore 30-10-10 là phân bón lá thích hợp nhất cho nuôi trồng cây lan
Dendrobium 6 -9 tháng tuổi.


iv

MỤC LỤC
Trang
Chương 1 GIỚI THIỆU ........................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ......................................................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu ......................................................................................2
1.2.1. Mục đích .....................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu .......................................................................................................2

1.3. Giới hạn đề tài ...............................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................3
2.1. Sơ lược về lan Dendrobium ...........................................................................3
2.1.1. Nguồn gốc và phân bố ................................................................................3
2.1.2. Đặc điểm thực vật học ................................................................................3
2.1.2.1. Rễ .............................................................................................................3
2.1.2.2. Thân .........................................................................................................4
2.1.2.3. Giả hành...................................................................................................4
2.1.2.4. Lá .............................................................................................................4
2.1.2.5. Hoa...........................................................................................................4
2.1.3. Đặc tính sinh trưởng ...................................................................................5
2.1.4. Điều kiện sinh thái ......................................................................................5
2.1.4.1. Ánh sáng ..................................................................................................5
2.1.4.2. Nhiệt độ ...................................................................................................5
2.1.4.3. Ẩm độ ......................................................................................................6
2.1.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc ........................................................................6
2.1.5.1. Kỹ thuật trồng ..........................................................................................6
2.1.5.2. Chăm sóc .................................................................................................7
2.2. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng đối với cây lan .................................. 8
2.2.1. Nguyên tố đa lượng ....................................................................................8


v

a Đạm ....................................................................................................................9
b Lân .....................................................................................................................9
c Kali.....................................................................................................................9
2.2.2. Nguyên tố vi lượng .....................................................................................9
2.2.3. Các nguyên tố trong không khí ..................................................................10
a Carbon ................................................................................................................10

b Oxy ....................................................................................................................10
c Nước ..................................................................................................................10
2.3. Thực trạng sản xuất hoa lan ở Việt Nam .......................................................10
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 16
3.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm ..................................................................16
3.2 Điều kiện thí nghiệm ......................................................................................16
3.3 Vật liệu và phương pháp thí nghiệm ..............................................................16
3.3.1. Giống lan ....................................................................................................16
3.3.2. Giá thể.........................................................................................................16
3.3.2.1. Đá bọt núi lửa ..........................................................................................16
3.3.2.2. Sơ dừa ......................................................................................................17
3.3.3. Phân bón lá .................................................................................................17
3.3.4. Phân bón gốc ..............................................................................................20
3.3.5. Các vật liệu thí nghiệm khác ......................................................................20
3.3.6. Phương pháp thí nghiệm.............................................................................21
3.3.6.1. Bố trí thí nghiệm ......................................................................................21
3.3.6.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ............................................................................21
3.3.7. Các bước thực hiện .....................................................................................22
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ...........................................................23
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi ...................................................................................23
3.4.1.1. Số liệu đo được ban đầu ..........................................................................23
3.4.1.2. Số liệu đo được các lần tiếp theo .............................................................23
3.4.2. Phương pháp theo dõi .................................................................................23


vi

3.6. Ghi nhận một số chỉ tiêu sâu bệnh hại trên cây lan .......................................24
3.8. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................24
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................25

4.1. Động thái ra lá của lan Dendrobium..............................................................25
4.2. Tốc độ ra lá của lan Dendrobium ..................................................................26
4.3. Động thái tăng trưởng chiều cao giả hành lá lan Dendrobium...................... 27
4.4. Tốc độ tăng trưởng chiều cao giả hành lá lan Dendrobium .......................... 29
4.5. Ghi nhận số phát hoa còn sống đoạn 60 NST trên tất
cả các cây của các nghiệm thức ...........................................................................31
4.6. Ghi nhận số hành mới đoạn 135 NST trên tất cả
các cây của các nghiệm thứccủa lan Dendrobium................................................31
4.7. Tình hình sâu bệnh của lan Dendrobium.......................................................32
4.8. Chi phí đầu tư ................................................................................................33
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................34
5.1. Kết luận..........................................................................................................34
5.2. Đề nghị ..........................................................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................35
PHỤ LỤC .............................................................................................................38
Phụ lục 1 : Một số hình ảnh thí nghiệm ...............................................................38
Phụ lục 2 : Kết quả xử lý thống kê và trắc nghiệm phân hạng
Và các bảng ghi nhận số liệu ................................................................................42


vii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NT: Nghiệm thức
ANOVA: Analysis of Variance
NST: Ngày sau trồng
ĐC: Đối chứng


viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Toàn cảnh khu thí nghiệm 0 NST ........................................................38
Hình 1.2. Toàn cảnh khu thí nghiệm 135 NST ....................................................38
Hình 1.3. Chiều cao của NT A so với NT ĐC, LLL 1, 45 NST.......................... 39
Hình 1.4. Chiều cao của NT A so với NT ĐC, LLL 2, 45 NST.......................... 39
Hình 1.5Chiều cao của NT A so với NT ĐC, LLL 3, 45 NST............................ 40
Hình 1.6. Phát hoa 45 NST ...................................................................................40
Hình 1.7. Phát hoa bị khô 60 NST........................................................................41
Hình 1.8. Phát hoa 90 NST ...................................................................................41


1

Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề
Trong điều kiện phát triển nền kinh tế hiện nay, nông nghiệp đóng vai trò quan
trọng trong việc phát triển kinh tế, ngoài việc phát triển các cây chủ lực như cây lương
thực, cây công nghiệp, cây ăn quả…thì các loại cây hoa kiểng cũng cần được quan tâm,
đặc biệt là cây phong lan cũng là một trong những cây mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Cây hoa phong lan là một cây trồng mang lại tính thẩm mỹ cao, đặc biệt là lan
Dendrobium bởi tính năng dễ trồng, dễ chăm sóc, siêng hoa, đa dạng, giá cả phải chăng
nên được người tiêu dùng ưa chuộng, nó được xem là một thú chơi tao nhã mang phong
cách sang trọng. Để có được những chậu phong lan đẹp mắt thì việc áp dụng các tiến bộ
khoa học vào sản xuất để tăng năng suất và phẩm chất cũng rất cần thiết. Ngoài việc chọn
giống, chăm sóc, tạo tán…thì vấn đề dinh dưỡng để cho cây lan phát triển cũng là một
trong những khâu quan trọng.

Với xu thế diện tích trồng phong lan ngày càng được mở rộng, theo số liệu thống
kê, tính đến năm 2004 diện tích trồng hoa của cả nước xấp xỉ 9000 ha (Nguyễn Xuân
Linh và Nguyễn Thị Kim Lý, 2005). Tuy nhiên điều kiện tự nhiên như khí hậu, nhiệt độ,
ánh sáng… tại mỗi vùng thì khác nhau, để cây phong lan phát triển tốt cho từng vùng thì
việc nghiên cứu tìm ra quy trình kĩ thuật phù hợp là một trong những nhiệm vụ cấp thiết
hiện nay, đặc biệt là vấn đề sử dụng phân bón lá phù hợp tại mỗi vùng khác nhau.
Xuất phát từ tình hình đó, với sự đồng ý của Khoa Nông học và hướng dẫn của
thầy Lê Văn Dũ đề tài “Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng và
phát triển của cây lan Dendrobium trồng tại huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia lai” được tiến
hành.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích


2

Tìm các loại phân bón lá thích hợp cho cây lan Dendrobium được trồng tại huyện
Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai góp phần hoàn thiện qui trình trồng lan tại địa phương.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi ảnh hưởng của 4 loại phân bón lá khác nhau đến các chỉ tiêu sinh trưởng
và phát triển của cây lan Dendrobium.
So sánh hiệu quả của từng loại phân bón lá cùng với giá thể phổ biến của địa
phương đối với cây lan Dendrobium.
1.3 Giới hạn đề tài
Đề tài được thực hiện tại vườn trồng hộ gia đình Ông Trần Ngọc Dinh xóm mới,
xã Glar, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai trong thời gian 3 tháng.
Thí nghiệm được tiến hành với 4 loại phân bón lá trên cây lan Dendrobium được
trồng trên cùng một loại giá thể phổ biến tại địa phương: đá bọt núi lửa và xơ dừa.



3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Sơ lược về lan Dendrobium
2.1.1 Nguồn gốc và phân bố
Dendrobium là giống lan đông đảo nhất trong họ Orchidaceae, gồm 1.600 loài
nguyên thủy và vô số loài lai, được chia thành 40 nhóm.
Chữ Dendrobium có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp: "dendro" nghĩa là cây, còn chữ
"bios" nghĩa là sự sinh sống. Do đó Dendrobium được hiểu là cây lan sống ở trên cây
(epiphytic) hay phong lan.
Dendrobium được phân bố ở các vùng thuộc châu Á nhiệt đới, tập trung nhiều nhất
tại Đông Nam Á và châu Úc. Nếu như các nước Nam Mỹ tự hào về các loài thuộc giống
Cattleya tuyệt đẹp của mình, thì các nước Đông Nam Á cũng hãnh diện vì có giống
Dendrobium vô cùng phong phú. Không có hình dạng chung nhất về hoa, cây cũng như về
cách trồng cho giống Dendrobium với số loài quá lớn này. Điều kiện sinh thái cũng đa
dạng, có nhiều loài chỉ mọc và ra hoa ở vùng lạnh, có loài ở vùng nóng, có loài trung gian
và cũng có loài thích nghi với bất cứ điều kiện khí hậu nào.
2.1.2 Đặc điểm thực vật học
a Rễ
Do lối sống phụ bì, hoại sinh (không cần đất, sống trên cây, trên đá) nên hình dạng
và cấu trúc rễ của Dendrobium có đặc thù riêng phù hợp với điều kiện sống ở mọi nơi.
Cây có hệ rễ ký sinh, có lớp mô hút ẩm dày bao quanh gồm những tế bào chết chứa
đầy không khí. Rễ mọc dài trên vỏ cây, có dạng búi nhỏ có vòi hút ngắn giúp chúng hấp
thu nước, sương đọng, đồng thời giúp cây bám chặt vào giá thể. Hệ rễ chứa diệp lục giúp
cây hấp thu ánh sáng cần thiết cho sự ra hoa và quang hợp. Rễ Dendrobium không chịu
được lạnh, nếu bị lạnh thời gian dài, rễ cây bị mục nát và chết.
b Thân



4

Dựa vào kiểu thân, người ta chia Dendrobium thành 2 nhóm:
- Kiểu Dendrobium Nobile hay kiểu thân mềm (dạng thòng) chịu khí hậu mát mẻ ở
Đà Lạt, Lâm Đồng.
- Kiểu Dendrobium Phalaenopsis hay kiểu thân cứng (dạng đứng) có hệ thống
nhánh nằm ngang, bò dài trên giá hoặc nằm sâu trong đất gọi là thân rễ.
Thân nhẵn hay có nhiều vảy do thoái hóa và một phần thẳng đứng mang lá. Các lá
này bao nhau hợp thành thân giả hay gọi là giả hành.
c Giả hành
Ở lan Dendrobium, giả hành là những cơ quan dự trữ có nhiệm vụ tích trữ nước và
các muối khoáng. Ngoài ra trên giả hành còn có các mắt ngủ nên Dendrobium có thể nhân
giống nhanh hơn các giống lan theo phương pháp chiết nhánh thông thường.
d Lá
Lá có gân song song, phiến lá hẹp, lớp cutin dày, dưới lớp biểu bì có tế bào to tích
lũy nước, đuôi lá nhọn. Lá có chiều dài hơn chiều rộng nhiều lần, lá gắn vào giả hành nhờ
cuống lá bao lấy thân.
e Hoa
Dendrobium ra hoa ở nách lá. Chồi hoa mọc ở các mắt ngủ. Hoa mọc từ thân thành
từng chùm hay từng hoa đơn độc. Cánh hoa dạnh rũ hay thẳng đứng. Hầu hết các giống
Dendrobium thường có hoa lâu tàn, trung bình từ 1 - 2 tháng. Hoa rất đa dạng về màu sắc
và hình dáng, số lượng hoa trên cành nhiều nên Dendrobium được xem là giống chủ đạo
để cung cấp lan cắt cành.
Bao hoa có hai vòng và ba mảnh bao gồm ba cánh đài và ba cánh tràng. Ba cánh
đài thường có hình dạng giống nhau hay cánh đài lưng dài hơn hai cánh đài bên. Ba cánh
tràng có hai cánh bên giống nhau và giống cánh đài, rời hay dính với cánh đài bên. Cánh
tràng ở giữa gọi là cánh môi, màu sắc biến đổi sặc sỡ, hấp dẫn côn trùng giúp hoa thụ
phấn. Cánh môi có thể nguyên hay có thùy, có gai và có lông hoặc không lông.
Cột nhị nhụy nằm chính giữa hoa, trong khoảng nhỏ của cột nhị có đính một khối

phấn chứa hàng trăm nghìn hạt phấn dính lại với nhau. Khối phấn có thể chia thành hai
hoặc bốn khối nhỏ, dính nhau từng cặp.


5

Có một số loài rụng hết lá trước khi ra hoa.
2.1.3 Đặc tính sinh trưởng
Dendrobium thuộc nhóm lan đa thân. Đây là nhóm gồm những cây tăng trưởng
theo chiều ngang, thường cây không tăng trưởng liên tục mà có các chu kỳ nghỉ sau mùa
tăng trưởng mạnh. Sự nghỉ ngơi này giúp cho cây trải qua mùa khô kéo dài và quyết định
phẩm chất hoa trong mùa mưa đến.
Thời gian nghỉ của Dendrobium từ một đến hai tháng, thường từ tháng 3 đến hết
tháng 4. Ở Dendrobium, sau khi hoàn thành giả hành, một chồi mới sẽ phát sinh. Nếu chồi
còn nhỏ cần phải cung cấp đủ lượng nước và chất dinh dưỡng để chồi trưởng thành và tạo
một giả hành hoàn chỉnh. Cần cho cây nghỉ ngơi nếu không chồi non sẽ bị lụi và xem như
đã mất một mắc để hình thành một hướng mới. Khi mùa mưa đến, các chồi non sẽ mọc
nhanh, mạnh và hình thành chồi hoa.
2.1.4 Điều kiện sinh thái
a Ánh sáng
Hầu hết các loại Dendrobium đều thích hợp với ánh sáng mạnh, nhờ đó mà chúng
phát triển được các giả hành thật mạnh mẽ, nhưng không thể để ánh nắng chiếu trực tiếp
vì có thể làm cháy lá.
Nhu cầu ánh sáng của Dendrobium khoảng 50 - 80%, ở các tỉnh phía Nam để
khoảng 60 - 70%. Ánh sáng ảnh hưởng đến sự ra hoa, nếu thiếu ánh sáng cây sẽ không ra
hoa. Một số nơi trồng Dendrobium để ánh sáng thật cao có khi đến 80 - 90% ánh sáng
trực tiếp, tuy bộ lá không xanh đẹp nhưng nếu cây thích nghi sẽ cho rất nhiều hoa và màu
sắc rất thắm.
Ngoài ra, thời gian chiếu sáng trong ngày là điều kiện quyết định sự ra hoa của một
số loài chịu ảnh hưởng của quang kỳ.


b Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng rất nhiều đến sự tăng trưởng của cây lan, đặc biệt ảnh hưởng
đến quang hợp.


6

Dendrobium là nhóm cây ưa nhiệt độ trung bình: ban ngày không được dưới
14,50C, ban đêm không dưới 13,50C. Nó được chia thành hai nhóm chính:
- Nhóm ưa lạnh: sinh trưởng và phát triển tôt nhất ở 150C, những vùng có độ cao
1000 m trở lên (cao nguyên ở Việt Nam, Miến Điện).
- Nhóm ưa nóng: nhiệt độ lý tưởng để cây sinh trưởng, phát triển là 250C (Thành
phố Hồ Chí Minh, Malayxia, Indonexia).
c Ẩm độ
Độ ẩm thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của Dendrobium là 40 - 60% vào
ban ngày và 60 - 90% vào ban đêm. Đảm bảo ẩm độ cây sẽ phát triển nhanh, hoa tươi tốt
và lâu tàn hơn.
2.1.5 Kỹ thuật trồng và chăm sóc
a Kỹ thuật trồng
Lan Dendrobium rất dễ trồng và thích hợp với điều kiện khí hậu của Việt Nam.
Hoa đẹp, lâu tàn nên được ưa chuộng, cây rất dễ tách chiết, nhân giống nhanh, có thể
trồng để cắt cành. Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sản xuất cây con
bằng phương pháp nuôi cấy mô đã thu được những thành công đáng kể, đây là phương
pháp duy nhất có thể nhân giống lan trên quy mô công nghiệp. Cây cấy mô có nhiều ưu
điểm như: độ đồng đều cao, sạch bệnh, tạo được số lượng cây con lớn, giá thành thấp.
Bên cạnh đó, lan nuôi cấy mô tốn nhiều công chăm sóc trong giai đoạn mới đem ra môi
trường bên ngoài để trồng và thời gian cho ra hoa kéo dài 2 - 3 năm.
Dendrobium là giống lan rất nhạy cảm với giá thể trồng, khi giá thể không thích
hợp cho việc phát triển của cây hay giá thể bị hư mục cần phải tiến hành thay chậu ngay.

Trước khi thay chậu ta nên ngâm toàn bộ chậu trong nước sạch khoảng 15 - 20 phút để rễ
không còn bám chắc vào chậu và chất trồng. Sau đó gỡ nhẹ bộ rễ ra khỏi chất trồng và
chậu, rửa sạch, cắt tỉa bỏ các rễ, lá, thân bị sâu bệnh hoặc chậm phát triển, phải phun các
loại thuốc đặc trị để phòng trừ bệnh và phun thuốc kích thích ra rễ, ra chồi.
b Chăm sóc
- Tưới nước


7

Nước tưới là yếu tố quan trọng để trồng lan, cần đảm bảo lượng nước “sạch” để
tưới, nếu thiếu nước tưới sẽ làm chậm tốc độ phát triển của cây lan. Nước giúp hòa tan
phân bón có trong vật liệu trồng, nếu thiếu nước thì phân bón sẽ không phát huy được hết
tác dụng. Khi tưới nước cho lan cần lưu ý tới nguồn nước tưới: độ pH, có bị nhiễm măn,
phèn, vôi hay không. Thông thường nước tưới cho lan có độ pH trung tính, còn cách tưới
tùy vào diện tích trồng. Với thí nghiệm này sử dụng bình phun để tưới, còn sản xuất trên
diện tích lớn thì cần phải nghiên cứu hệ thống tưới phù hợp.
Ngoài ra, cần lưu ý tới ẩm độ không khí, ẩm độ giá thể mà có cường độ tưới thích
hợp cho cây lan. Mùa mưa ẩm độ cao nên chỉ cần tưới 1 - 2 lần/ngày, nếu mưa kéo dài
trong ngày thì không cần tưới nước. Mùa nắng ẩm độ thấp cần tưới 2 - 3 lần, có khi 4
lần/ngày (sáng, trưa, xế chiều và chiều tối).
- Bón phân
Hoa lan cũng như các loài cây trồng khác, trong quá trình sinh trưởng và phát triển
cần phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng dưới dạng vô cơ hoặc hữu cơ. Tùy từng
giai đoạn phát triển của cây mà sử dụng phân bón có nồng độ khác nhau: cây con và cây
mới lớn dùng phân có tỷ lệ đạm cao; còn tỷ lệ lân, kali cao được dùng cho cây lan lớn và
cây sắp ra hoa. Đối với những loại phân có tỷ lệ lân thật cao thì người trồng lan chỉ dùng
trong một thời gian ngắn để kích thích ra hoa.
Dendrobium cần nhiều phân bón vào mùa hè hơn là mùa đông vì mùa hè cây tăng
trưởng nhiều hơn. Nếu có đầy đủ chất dinh dưỡng cây sẽ mau lớn, ra nhiều hoa và hoa to

hơn. Ta nên dùng phân có tỷ lệ N : P : K là 20 - 20 - 20 hoặc 15 - 15 - 15 bón quanh năm
và 6 - 30 - 30 để kích thích ra hoa. Chỉ nên dùng ¼ hoặc ½ thìa cà phê với 4 lít nước để
tưới cây mỗi tuần, nếu dùng quá nhiều thì dễ bị cháy lá và cháy rễ cây. Thấy ngọn lá bị
cháy đen tức là đã nhiều phân quá, hãy ngưng bón phân trong 2 tuần rồi mới tưới phân trở
lại. Ta cũng nên tưới nước không phân mỗi tháng một lần để rửa hết chất muối đọng trong
chậu.
- Thay chậu


8

Thay chậu khi thấy rễ cây mọc ra ngoài và nên thay vào mùa hè cho cây nhanh
phục hồi hơn. Có thể dùng 70% vỏ cây (fir bark) trộn với 20% vỏ dừa (coconut husk) và
10% đá xốp (perlite). Trước khi trồng ta nên ngâm vỏ cây và vỏ dừa trong nước khoảng 2
- 3 ngày để cho chất nhựa trong vỏ cây ra hết. Sau đó sẽ ngâm với phân bón, thuốc sát
trùng (Physan 20 hoặc Nacosan) và B1 để cho cây nhanh hồi phục hơn. Trong thiên nhiên
cây mọc tốt vì rễ lan chỉ bám vào vỏ cây, vỏ cây hoặc lá bị mục thường bị nước mưa hay
gió cuốn đi làm cho rễ lan mọc lòng thòng ra ngoài rất thoáng gió nên không bị thối rễ.
Còn chúng ta trồng cây trong chậu nên ít thoáng gió và vỏ cây bị mục lưu lại trong chậu
nên rất dễ bị thối. Vì vậy thay chậu cho lan là một việc làm rất quan trọng để cây phát
triển tốt.
- Sâu bệnh
Sâu hại trên lan gồm có: các loại rệp, sâu xanh, sâu khoang, nhện đỏ. Người trồng
lan phải theo dõi, kiểm tra vườn lan thường xuyên và phòng trừ kịp thời khi phát hiện có
sâu gây hại bằng thuốc bảo vệ thực vật.
Trên cây lân thường xuất hiên các bệnh: đốm lá, thán thư, đốm vòng cánh hoa, thối
đen ngọn, thối rễ.
2.2 Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng đối với cây lan
Dinh dưỡng là yếu tố quyết định đến quá trình sinh lý lâu dài của cây lan. Trong
điều kiện tất cả các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ, độ thông thoáng đều tốt thì dinh

dưỡng đầy đủ sẽ thúc đẩy sinh trưởng của cây, rút ngắn thời gian, nâng cao hiệu quả kinh
tế. Nếu thiếu chúng sinh trưởng và phát triển của cây bị hạn chế, còn sử dụng vượt mức
cho phép cây sẽ bị ngộ độc.
2.2.1 Nguyên tố đa lượng
Đạm, lân, kali là ba nguyên tố đa lượng chính mà cây lan sử dụng nhiều nhất để
tăng trưởng, ra rễ, ra chồi, ra lá và kết hoa. Chúng bổ sung lẫn nhau để thúc đẩy sự sinh
trưởng, phát triển của cây.

a Đạm


9

Nitrogen là nguyên tố có tác dụng làm cây tăng trưởng nhanh, ra chồi, ra lá. Đối
với lan con nên tưới phân có tỷ lệ đạm cao để kích thích ra rễ, chồi non, lá, tạo điều kiện
cho cây phát triển nhanh. Nếu tưới quá nhiều đạm cây sẽ dư đạm, lá xanh mướt, cây bị
rạp xuống, lá to nhưng yếu ớt, cây dễ bị đổ ngã, sâu bệnh. Ngược lại thiếu đạm cây yếu, lá
nhỏ vàng, già nua.
b Lân
Phân lân có tác dụng giúp cây lan nảy chồi, ra rễ nhiều, ra hoa nhanh. Lân giữ vai
trò quan trọng trong quá trình hô hấp và quang hợp của cây. Nếu tỷ lệ P2O5 quá lớn kích
thích ra hoa sớm, lá ngắn, cứng. Nếu thiếu lân cây nhỏ, cằn cỗi, yếu, sức đề kháng kém, rễ
chậm phát triển, lá xanh thẫm.
c Kali
Kali làm cây cứng cáp, đứng thẳng, tăng cường số bó mạch trong thận cây, dự trữ
dưỡng chất để nuôi cây trong mùa khô, đồng thời thúc đẩy ra chồi mới, giữ cho hoa lâu
tàn, màu sắc tươi đẹp. Nếu bón quá nhiều kali, cây sẽ thừa kali làm cho lá trở nên vàng
úa, đọt non không phát triển và khô héo, cây lan cằn cỗi. Còn thiếu kali thì cây không
phát triển do không hấp thu được dưỡng chất, cây khô dần rồi chết. Những triệu chứng
khi thiếu kali: lóng ngắn, lá ngọn mọc thành từng chùm, cây lùn thấp.

2.2.2 Nguyên tố vi lượng
Rất cần thiết đối với đời sống của phong lan, trong các loại phân bón người ta
thường thấy có sulfur, calcium, magie, sắt, đồng, kẽm, molipden, bor. Thiếu thừa hay sai
lệch đều gây nên những rối loạn và bệnh tật khác nhau. Các nguyên tố vi lượng không chỉ
trực tiếp tham gia cấu trúc tế bào thực vật mà còn là chất xúc tác, kích thích các chuỗi
phản ứng sinh học giúp cây phát triển.
Cây lan sử dụng rất ít các loại phân vi lượng nhưng không thể thiếu được. Vì nó
ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tạo chồi non, màu sắc hoa, hoạt động của lá và của rễ.
Phân vi lượng thường được sử dụng với nồng độ thấp không quá 5 ppm và tùy thuộc vào
từng loại vi lượng. Chúng ta cần cung cấp đủ, không được lạm dụng vì sẽ gây ngộ độc
cho cây và hạn chế hấp thu các nguyên tố khác.
2.2.3 Các nguyên tố trong không khí


10

Phong lan thường mọc trên thân cây, có nhiều rễ gió, rễ trong không khí. Ngoài
việc hấp thu dinh dưỡng N, P, K nó còn hấp thu dưỡng chất trong không khí, đó là ba
nguyên tố carbon (C), hydro (H) và oxy (O). Các nguyên tố này có sẵn trong không khí và
nước mà cây lan sử dụng qua quá trình quang tổng hợp:
nCO2

+

nH2O



n(CH2O)n


+

nO2

a Carbon
Hàm lượng carbon trong cây lan có tỷ lệ 500 g/kg. Carbon là nguyên tố chính yếu
có sẵn ở khắp nơi trong không khí cùng với hydro, oxy mà cây sử dụng qua quá trình
quang hợp để tạo nên các chất phức tạp như acid amine, protein.
b Oxy
Cây lan phải được đặt nơi thoáng gió để có đủ oxy, hơi nước, hydro. Cơ chế đóng
mở khí khổng của tế bào trên bề mặt lá thúc đẩy sự vận chuyển các chất ra vào tế bào.
Như vậy, oxy rất quan trọng để cây lan hô hấp trao đổi với không khí trong gió.
c Nước
Nước giữ vai trò quan trọng nhất, quyết định đến dinh dưỡng cây lan. Các chất dinh
dưỡng đều phải hòa tan trong nước, dẫn đến tế bào lông hút thì cây mới hấp thụ được.
Cây lan hút rất nhiều nước để tiêu thụ phân và cũng thoát ra rất nhiều hơi nước. Nhất là
trong mùa nắng các giả hành thường bị teo lại. Do đó, cần cung cấp đầy đủ nước để cây
lan phát triển, tránh tình trạng khô héo.
2.3 Hiện trạng sản xuất hoa lan ở Việt Nam
Ở Việt Nam hoa lan được biết đến và trồng dưới thời vua Trần Anh Tông nhưng
hoa lan Việt Nam vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Hầu hết các nghiên cứu về hoa lan
Việt Nam đều do các nhà khoa học nước ngoài thực hiện. Năm 2006, Gs. Phạm Hoàng
Hộ đã liệt kê và bổ sung thêm các loài phong lan vào bộ sách Cây cỏ miền Nam Việt Nam
nâng tổng số lan có ở Việt Nam lên 755 loài.
Trước những năm 1986, nghề trồng hoa của Việt Nam chỉ tập trung ở một vài làng
nghề ở Hà Nội, Hải Phòng, TP. HCM, Đà Lạt và một vài tỉnh miền Tây Nam bộ. Diện
tích trồng hoa của Việt Nam theo số liệu thống kê năm 1993 chỉ chiếm 0,02 % tổng diện
tích đất nông nghiệp (khoảng 1.585 ha). Trong thập niên 80, ngành trồng hoa ở Việt Nam



11

chỉ là ngành kinh doanh nhỏ của các nhà vườn nhỏ cung cấp cho thị trường nội địa là
chính. Diện tích trồng hoa của Việt Nam theo thống kê năm 1993 như sau: Hà Nội: 500
ha; Hải Phòng: 320 ha; TP. HCM: 200 ha; Đà Lạt: 75 ha; Các tỉnh khác: 490 ha. Tổng
cộng diện tích trồng hoa của Việt Nam là 1,585 ha
Hà Nội có các vùng trồng hoa là: Ngọc Hà, Quang Ân, Nhật Tân, Tây Tựu và làng
Vĩnh Tuy. Hải Phòng có Đặng Hải, An Hải. TP. HCM có quận Gò Vấp, Quận 12, Củ Chi,
Bình Chánh, tập trung ở quận 11 và 12. Còn Đà Lạt nổi tiếng như là một thành phố hoa.
Trồng hoa cho thu nhập gấp 10 - 12 lần hơn gạo nên mức sống của người dân ở những
nơi trồng hoa thường cao hơn mức sống của vùng nông nghiệp khác.
Tuy nhiên, trong số các loại hoa được trồng nhiều ở Việt Nam như hoa hồng, cúc,
lay ơn... thì hoa lan chỉ chiếm xấp xỉ 10%. Hầu hết hoa được trồng trên những mảnh vườn
mở không có lưới và các phương tiện phòng chống mưa, bão, lụt rất thô sơ... nên chất
lượng và thời vụ thu hoạch bị ảnh hưởng rất nhiều. Hoa lan tuy cũng được trồng trong
vườn có lưới che mát nhưng cũng không có các phương tiện bảo vệ tránh gió mưa, bão
gây hại cho hoa.
Bởi vì, ngành hoa kiểng của Việt Nam đã phát triển từ lâu đời nhưng hoa phong
lan thì chỉ mới phát triển gần đây, chủ yếu tập trung là lan nhiệt đới ở TP.HCM và địa lan
ở vùng cao như Đà Lạt. Chủng loại lan ở TP.HCM chỉ tập trung ở hai loại Mokara (đơn
thân) và Dendrobium (đa thân). Diện tích dành cho hoa lan của Việt Nam quá khiêm
nhường, khoảng 200 ha so với gần 4.000 ha của Thái Lan. Diện tích nhỏ bé này chỉ giải
quyết được 25% nhu cầu tiêu thụ hoa lan ở TP.HCM. Hiện TP.HCM đang quy hoạch diện
tích trồng hoa phong lan gấp đôi diện tích hiện nay. Dĩ nhiên, với 400 ha, ngành phong
lan TP.HCM cũng mới chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước, chưa tính đến chuyện xuất khẩu.
Bên cạnh đó Đà Lạt hiện nay đang trở thành điểm thu hút các nhà đầu tư kinh
doanh hoa do sự thành công của các công ty nước ngoài đầu tư vào cách đây hơn 10 năm
như Dalat Hasfarm chuyên trồng hoa ôn đới; công ty Lâm Thăng Đài Loan chuyên về
Phalaenopsis (lan Hồ Điệp). Vùng Sapa, Tam Đảo rất thích hợp cho việc trồng hoa ôn đới
như hồng, Lyly, lay ơn... Riêng hoa lan nhiệt đới, qua các năm từ 2003 - 2005 đã tăng từ

20 ha lên 50 ha (tăng 150%). Xu hướng tiêu dùng hoa lan đã tăng lên đáng kể và dự đoán


12

sẽ tăng mạnh trong thập niên tới do Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại thế
giới WTO.
Đà Lạt cũng là nơi tập trung nhiều hoa lan nhất nước ta. Hoa lan ở Đà Lạt có trên
200 loài, trong đó có 5 loài được phát hiện lần đầu tiên trên thế giới và được mang tên Đà
Lạt hay Langbiang.
Ở nước ta người dân thường trồng hoa lan theo quy mô hộ gia đình từ vài m2 đến
vài ngàn m2. Cá biệt có vài hộ sản xuất kinh doanh trồng từ 1 - 2 ha. Chính do qui mô nhỏ
lẻ và nguồn giống phân tán nhập từ nhiều nguồn khác nhau nên đã dẫn đến chất lượng hoa
lan không đồng đều, số lượng trên mỗi giống hoa không đủ cho thị trường, nhất là thị
trường xuất khẩu trong tương lai.
Tuy công nghiệp hoa lan ở Việt Nam chưa được qui hoạch trong chiến lược phát
triển kế hoạch 5 năm của quốc gia nhưng xu hướng phát triển của hoa lan lại rất nhiều
triển vọng vì hầu như cung không đủ cầu. Làn sóng đầu tư đổ vào Việt Nam trong đó có
Mỹ, Nhật, Trung Quốc và các quốc gia khác, các resort đang tạo một cảnh quan du lịch
sinh thái, các hội nghị quốc gia cũng như các diễn đàn quốc tế tổ chức tại Việt Nam với
tần suất ngày càng tăng khiến cho nhu cầu hoa lan tăng thêm và hầu như Việt Nam hàng
năm phải đổ ra hàng tỷ đồng để nhập khẩu hoa lan từ các nước láng giềng cũng chỉ để đáp
ứng cho thị trường nội địa.
So với các quốc gia trong khu vực, hoa cắt cành của Việt nam cũng đã có thị
trường xuất khẩu và mức tăng trưởng hàng năm đều tăng cao hơn so với năm trước. Tuy
nhiên đối với hoa lan, nhất là hoa lan nhiệt đới thị trường xuất khẩu vẫn còn là thị trường
tiềm năng. Để có thể tiến vào thị trường hoa lan cắt cành hay lan chậu của thế giới, ngành
công nghiệp hoa lan Việt còn rất nhiều vấn đề cần phải quan tâm. Thị trường xuất khẩu
hoa lan trên thế giới ngày càng mở rộng. Kim ngạch thương mại hoa lan cắt cành thế giới
năm 2000 đạt 150 triệu USD trong đó Nhật Bản là nước nhập khẩu hoa lan cắt cành số

một thế giới, thứ hai là Ý, kế đến là Pháp, Đức đứng thứ tư và thứ năm là Mỹ.
Thị trường xuất khẩu hoa lan hiện nay rất lớn và đầy triển vọng. Ngày nay người
tiêu dùng có xu hướng mua hoa lan có giá thành hạ mà không cần biết xuất xứ vì vậy thị


13

trường hoa lan thế giới luôn có chỗ cho những quốc gia mới tham gia miễn là giá hạ, hoa
bền lâu và màu sắc đúng thị hiếu của đa số người tiêu dùng.
Ngày nay bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào tân tiến, người ta có thể cho ra
đời hàng nghìn, hàng vạn bông hoa lan nhưng thực sự các loài lan công nghiệp này không
thể thay thế được lan tự nhiên. Bởi khi chăm lan những người chơi không chỉ tự tay chăm
chút cho cái đẹp mà còn đang dưỡng một cái tâm trong sáng, thuần khiết như tự nhiên,
hoa cỏ.
2.4 Tình hình nghiên cứu nuôi trồng lan Dendrobium
Việc tìm ra các công thức phân bón hợp lý để hoàn thiện quy trình kĩ thuật trồng
cây lan Dendrobium cũng rất cần thiết sau đây là quy trình kĩ thuật bón phân lan
Dendrobium.
- Giai đoạn 4 – 6 tháng tuổi tính từ khi ra khỏi vườn ươm.
Nếu phân có dạng tinh thể hay dạng bột pha 0,5g cho 1 lít nước sạch để xịt. Nếu là
phân lỏng thì pha với liều lượng bằng phân nửa (1/2) so với liều khuyến cáo. Định kỳ xịt
3 ngày /1 lần. Nên xịt lúc 8h – 9h sáng, sau đó từ 16h – 17h thì xịt sương lại bằng nước
sạch để cây hấp thu phần còn lại của phân đã bám dính trên lá. Sáng ngày hôm sau cần
tưới nước cho sạch hết tồn dư của phân ở trên lá (các phần tồn dư này cây không hấp thu
được và không có lợi cho cây).
Một số loại phân phù hợp cho tuổi này bao gồm : NPK (30-10-10); HT-311(30-1010); ORCHID -1; VTM-B1; FISH EMULSION 5-1-1(sữa cá); HT-ORCHID.11 (Phn
HCSH đặt gốc); Phân dạng hạt tan chậm HT-ORCHID.12(19-6-12) hoặc Nutricote 19-612+ T.E.
Chế độ phun xịt như sau: Sau 5 lần xịt liên tục NPK (30-10-10) hoặc HT-311(3010-10) thì thay vào 1 lần VTM-B1, lần kế tiếp là FISH EMULSION (sữa cá). Tức sau 2528 ngày xịt 1 lần VTM-B1; sau 30-35 ngày xịt 1 lần sữa cá. Nutricote 19-6-12+ T.E ;Phân
HT-ORCHID.11 hoặc HT-ORCHID.12 sử dụng đặt ở rễ (đặt một túi phân/chậu, 04 tháng
sau mới phải thay phân do phân có đặc tính tan chậm).



14

- Giai đoạn 8 – 10 tháng tuổi tính từ khi ra khỏi vườn ươm. Đây là giai đoạn cây sinh
trưởng mạnh nhất, tăng trưởng cả về số lượng và khối lượng, do đó nhu cầu về phân bón
rất cao.
Một số loại phân bón thích hợp cho giai đoạn này gồm: Phân xịt lá: NPK(30-1010); HT-ORCHID.311(30-10-10); VTM-B1; FISH EMULSION 5-1-1(sữa cá) ; NPK(2020-20); ORCHID -1; Phân bón rễ: Hữu cơ sinh học (HT-ORCHID.11); Phân hạt
Nutricote 19-6-12; Phân tan chậm HT–ORCHID.06(12-12-12); HT-ORCHID.12
phânchậm tan dạng hạt(19-6-12) hoặc HT–ORCHID.111(10-10-10)
Chế độ phun xịt như sau: Liều lượng: Phân bột (vô cơ) pha 1gam/lít nước Phân
lỏng (vô cơ; hữu cơ) pha 2ml/lít. Định kỳ phun như sau: 4 - 5 ngày xịt 1 lần, sau 4 lần xịt
liên tục loại HT-311(30-10-10+T.E) thì lần thứ 5 chuyển sang xịt VTM - B1. Lần thứ 6
xịt Fish Emulsion, lần thứ 7 xịt NPK (20 -20 -20), lần thứ 8 xịt quay lại như ban đầu. Lần
thứ 9 lại quay lại như ban đầu (lần 1). Như vậy: Từ 4 - 5 ngày/ lần xịt NPK (30-10-10).
Từ 16-20 ngày/ lần xịt VTM – B1. Từ 20-24 ngày/ lần xịt Fish Emulsion. Từ 24-28 ngày/
lần xịt NPK (20-20-20). Từ 28-32 ngày/ lần xịt lại như ban đầu. Phân bón rễ đặt cho mỗi
chậu lan một bịch nhỏ loại phân HT-ORCHID.11 hoặc HT-ORCHID.12.
Ghi chú: Có thể sử dụng phân hạt chậm tan loại Nutricote 19-6-12 và Nutricote 1414-14 rải trên bề mặt chậu lan (loại phân hạt đựng trong hũ)
Nếu giá thể trồng bằng than củi thì không rắc loại này vì phân sẽ bị lọt xuống đáy
chậu (lãng phí phân).
- Giai đoạn trước khi ra hoa 3 tháng
Đây là tuổi quan trọng liên quan đến quá trình hình thành mầm hoa, chất lượng
hoa, màu sắc và độ bền của hoa.
Một số loại phân bón thích hợp cho tuổi này: NPK (10-55-10); HTORCHID.131(10-30-10); ORCHID – 2(6-30-30); HT-ORCHID.04 (0-38-19); HTORCHID.05 (STRONG);

Hữu




vi

sinh

Hải-Tiên:

ORCHID.01 (3-6-12); Nutricote14-14-14+ TE; KH2PO4;KNO3

HT-ORCHID.09; HT-


15

Chế độ phun xịt như sau: Liều lượng giống như ở tuổi 3. Định kỳ phun như sau: (4
– 5 ngày/lần xịt). Phun 2 lần liên tiếp loại HT-ORCHID.131(10-30-10) hoặc NPK (10-5510). Lần thứ 3 + 4 + 5 chuyển qua xịt liên tiếp loại HT-ORCHID.04(0-38-19), lần thứ 6
chuyển qua xịt loại HT-ORCHID.05 (STRONG), lần thứ 7 chuyển qua xịt KNO3. Như
vậy sau từ 8-10 ngày (kết thúc loại 10-30-10) thì xịt HT-ORCHID.04(0-38-19). Sau 2025 ngày xịt loại HT-ORCHID.05 (STRONG). Sau 28 – 35 ngày thì chuyển qua xịt KNO3.
Ghi chú: Nếu sau 07 lần xịt chưa thấy nhú phát hoa thì xịt thêm HT-ORCHID.05
(STRONG) hoặc KNO3, xịt theo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất.
- Giai đoạn ra hoa đến khi hoa tàn
Đây là tuổi nuôi hoa, dinh dưỡng giúp hoa đậm màu, tươi lâu và bền hoa. Tuổi này
chỉ sử dụng 1 loại ORCHID-3 (20-20-20) và đặt 01 viên phân/chậu loại HTORCHID.06 hoặc HT-ORCHID.111(10-10-10). Xịt khi hoa mới nhú và xịt 2 lần (mỗi lần
cách nhau 5 ngày) với liều 1gam/1lít nước.
Chú ý: Tuổi này mục đích là nuôi hoa (chú ý không xịt phân bón lên phát hoa). Sử
dụng ở đầu vòi phun 1 dụng cụ chụp để phân không bám vào phát hoa. Chỉ xịt ở phần
thân lá và gốc rễ phía dưới.
- Những điều cần lưu ý khi bón phân
Phun phân vào thời điểm từ 8 – 9 giờ sáng
Từ 16 – 17 giờ phun sương bằng nước sạch để cho cây hấp thu hết phân (tiết kiệm
phân)

Sáng ngày hôm sau, dùng nước xịt mạnh để rửa lá lan cho sạch hết tồn dư
cặn (không làm ảnh hưởng tới màu sắc lá).
Sau hết 1 chu kỳ sinh trưởng đầu tiên của cây lan (tính từ nuôi cấy mô đến ra hoa)
thì chu kỳ bón phân tiếp theo được tính từ giai đoạn 4 – 6 tháng tuổi của lan trở đi.
Như vậy: Các chu kỳ lại lặp lại từ tuổi giai đoạn 4 – 6 tháng tuổi sau mỗi đợt ra
hoa. Với điều kiện khí hậu ở Việt Nam (kể từ đèo Hải Vân trở vào phía Nam) cây lan
không cần thời gian nghỉ. Nếu đủ dinh dưỡng thì cây lan vẫn tiếp tục ra hoa theo chu kỳ.
(Nguyễn Đăng Nghĩa, 2011).


16

Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
Thời gian: Thí nghiệm được tiến hành từ ngày 01 tháng 03 đến ngày 15 tháng 07
năm 2012.
Địa điểm: Xóm mới, xã Glar, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai.
3.2 Điều kiện thí nghiệm
Bảng 3.1 Diễn biến thời tiết từ tháng 03 đến tháng 06 năm 2012
Nhiệt độ TB

Ẩm độ

(0C)

(%)

3


22,28

75,84

5,70

4

23,92

80,10

91,10

5

24,17

83,03

173,00

6

25,13

89,87

526,10


Tháng

Tổng lượng mưa (mm)

(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Pleiku, 2012)
3.3 Vật liệu và phương pháp thí nghiệm
3.3.1 Giống lan
Giống lan Dendrobium .
Được mua từ vườn ươm với độ tuổi 7,5 tháng.
3.3.2 Giá thể
a Đá bọt núi lửa
Đá bọt (Pumice Stone) là loại đá núi lửa được hình thành từ sự phun trào của núi
lửa nên tập trung nhiều quanh chân núi lửa. Loại đá có dung trọng thấp do bên trong đá


×