Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA LAN VŨ NỮ (Oncidium sp.) TRỒNG TẠI CỦ CHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH
TRƯỞNG CỦA LAN VŨ NỮ (Oncidium sp.) TRỒNG
TẠI CỦ CHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGÀNH: NÔNG HỌC
KHÓA: 2008 – 2012
SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRỊNH MINH VUI

Tháng 07/2012


ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH
TRƯỞNG CỦA LAN VŨ NỮ (Oncidium sp.) TRỒNG
TẠI CỦ CHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tác giả
TRỊNH MINH VUI

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư nông nghiệp nghành
Nông học

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
ThS. Lê Văn Dũ
ThS. Nguyễn Thị Thanh Hương



Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2012


i

LỜI CẢM TẠ
Tôi – Trịnh Minh Vui xin chân thành cảm ơn!
Cha mẹ cùng những người thân trong gia đình đã nuôi dạy và tạo điều kiện cho
tôi học tập được như ngày hôm nay.

Thầy Lê Văn Dũ và cô Nguyễn Thị Thanh Hương đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ tôi thực hiện thành công đề tài tốt nghiệp này.
Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. HCM và ban Chủ nhiệm khoa
Nông học đã tạo mọi điều kiện cho tôi được thực hiện đề tài.
Quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm TP. HCM đã tận tình truyền đạt và
trang bị cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt gần 4 năm học tập tại trường.
Cùng ba bạn làm đề tài chung với tôi: Lê Đức Ngọc Nhi, Phạm Công Nghiệp,
Mai Xuân Minh và các bạn Võ Văn Quốc Đại, Nguyễn Hoàng Ngọc Tâm, Nguyễn Thị
Kim Thoa, Hà Quốc Trường, Nguyễn Thị Thao, Trần Văn Mạnh, Đỗ Khắc Huy, Phạm
Văn Vũ, Nguyễn Hoàng Hải, Nguyễn Hòa Hân.
Tập thể lớp DH08NH, cùng tất cả các anh chị, bạn bè đã gắn bó và giúp sức
cùng tôi trong thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Ông Út ở số nhà 40, đường Nguyễn Văn Khạ, khu phố 1, thị trấn Củ Chi,
TP.HCM đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài trong suốt 4 tháng từ 15/02/2012 đến
15/06/2012.
Cuối cùng một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc!
TP. HCM, tháng 07 năm 2011
Sinh viên thực hiện đề tài


TRỊNH MINH VUI


ii

TÓM TẮT
TRỊNH MINH VUI, Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh. Tháng 7/2012. ẢNH
HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA GIỐNG
HOA LAN VŨ NỮ (Oncidium sp.) TRỒNG TẠI CỦ CHI TP.HCM”.
Giảng viên hướng dẫn: TH.S LÊ VĂN DŨ
TH.S NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG
Thí nghiệm được bố trí trong nhà lưới tại huyện Củ Chi nhằm thử nghiệm một
số loại phân bón lá đến sinh trưởng của giống hoa lan (Oncidium sp.).
Thí nghiệm 1 yếu tố, bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên với 8
nghiệm thức, 4 lần lặp lại trên cây lan Vũ nữ (Oncidium sp.) 24 tháng tuổi, trên cùng 1
loại giá thể hỗn hợp: than cũi, gỗ lồng mức, đá ong, dớn. Phân trùn được sử dụng làm
phân bón gốc (40g/chậu). 8 nghiệm thức bao gồm:
NT1(ĐC): Growmore (30-10-10)

NT5: Bio trùn quế 01

NT2: Tera

NT6: Dung dịch lục bình ủ

NT3: Supergrowth rong biển

NT7:Super fish emulsion

NT4: Vitamin B-1


NT8:Seaweed – Rong biển 95%

Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến sinh trưởng của giống hoa lan vũ nữ
(Oncidium sp.) trồng tại Củ Chi Tp. Hồ Chí Minh từ tháng 02/1012 đến tháng
06/2012. Qua thời gian thí nghiệm theo dõi và phân tích đánh giá đặc điểm sinh trưởng
của lan (Oncidium sp.) của các loại phân bón khác nhau chúng tôi rút ra kết luận:
Phun dung dịch lục bình ủ, chiều cao chồi (27,53 cm), tốc độ tăng trưởng chiều
cao chồi (0,30 cm) của lan Vũ nữ là cao nhất.
Trên tất cả các nghiệm thức, tình hình sâu bệnh không đáng kể trong suốt thời
gian theo dõi


iii

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Trang tựa...........................................................................................................................i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................i
Tóm tắt .............................................................................................................................ii
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh sách các bảng ........................................................................................................vi
Danh sách các hình ........................................................................................................vii
Chương 1: GIỚI THIỆU............................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ..............................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu ..............................................................................................2
1.2.1 Mục đích.......................................................................................................... 2

1.2.2 Yêu cầu............................................................................................................ 2
1.3 Giới hạn đề tài ........................................................................................................2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 3
2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lan trong nước và trên thế giới ..............................3
2.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lan trên thế giới .............................................. 3
2.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lan trong nước ................................................ 4
2.2 Sơ lược về giống lan (Oncidium sp.) .....................................................................4
2.2.1 Phân loại thực vật ............................................................................................ 5
2.2.2 Đặc điểm thực vật ........................................................................................... 5
2.3 Những điều cần lưu ý khi trồng lan tách chiết .......................................................7
2.4 Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lan ...........................7
2.4.1 Ánh sáng.......................................................................................................... 7
2.4.2 Nhiệt độ. .......................................................................................................... 8
2.4.3 Ẩm độ.. ............................................................................................................ 8
2.4.4 Độ thông thoáng .............................................................................................. 8
2.4.5 Yêu cầu kỹ thuật trong trồng lan (Oncidium sp.) ........................................... 9
2.5 Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng đối với cây lan ........................................10


iv

2.5.1 Nguyên tố cơ bản .......................................................................................... 10
2.5.2 Các nguyên tố đa lượng ................................................................................ 11
2.5.3 Các nguyên tố trung lượng ............................................................................ 12
2.5.4 Các nguyên tố vi lượng ................................................................................. 13
2.6 Các vật liệu dùng làm giá thể trong thí nghiệm ...................................................13
2.6.1 Than củi ......................................................................................................... 13
2.6.2 Đá ong ........................................................................................................... 13
2.6.3 Gỗ lồng mức .................................................................................................. 14
2.6.4 Dớn ................................................................................................................ 14

2.7 Giới thiệu phân bón lá..........................................................................................14
2.7.1 Cơ chế hấp thu và vận chuyển chất dinh dưỡng qua bộ lá của cây .............. 15
2.7.2 Ưu điểm của việc sử dụng phân bón lá ......................................................... 17
2.7.3 Nhược điểm của việc sử dụng phân bón lá ................................................... 18
2.7.4 Nguyên tắc sử dụng phân bón lá ................................................................... 18
2.8 Các loại phân bón sử dụng trong thí nghiệm ......................................................19
2.8.1 Phân trùn ....................................................................................................... 19
2.8.2 Phân bón lá sử dụng trong thí nghiệm .......................................................... 21
Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 24
3.1 Thời gian và địa điểm ..........................................................................................26
3.2 Điều kiện thời tiết ................................................................................................26
3.3 Vật liệu .................................................................................................................27
3.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm ............................................................................27
3.5 Quy trình chăm sóc ..............................................................................................29
3.6 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ........................................................................30
3.6.1 Chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................ 30
3.6.2 Phương pháp theo dõi ................................................................................... 30
3.7 Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................31
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................. 32
4.1 Một số đặc điểm của cây lan (Oncidium sp.) tại thời điểm bắt đầu thí nghiệm ..32


v

4.2 Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của lan
(Oncidium sp.) ...........................................................................................................33
4.3 Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao giả hành của
lan (Oncidium sp.) .....................................................................................................35
4.4 Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều dày giả hành của
lan (Oncidium sp.) .....................................................................................................37

4.5 Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều rộng giả hành của
lan (Oncidium sp.) .....................................................................................................38
4.6 Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng
chiều cao chồi của lan (Oncidium sp.).......................................................................39
4.7 Chi phí đầu tư cho một chậu lan ..........................................................................44
4.8 Hiệu quả kinh tế ...................................................................................................45
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 46
5.1 Kết luận ................................................................................................................46
5.2 Đề nghị .................................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 48
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................. 51
PHỤ LỤC 2 .................................................................................................................. 54


vi

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng có trong xác lục bình ủ (%) ....................................24
Bảng 3.1 Tình hình thời tiết khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh từ tháng 2/2012 đến
tháng 6/2012. .................................................................................................................26
Bảng 4.1 Một số đặc điểm của cây lan (Oncidium sp.) tại thời điểm bắt đầu thí nghiệm
.......................................................................................................................................32
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của lan
(Oncidium sp.) (đơn vị: cm) ..........................................................................................34
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao giả hành
của lan (Oncidium sp.) (đơn vị: cm)..............................................................................36
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều dày giả hành
của lan (Oncidium sp.) (đơn vị: cm)..............................................................................37
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều rộng giả hành
của lan (Oncidium sp.) (đơn vị: cm)..............................................................................38

Bảng 4.6 Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao chồi của lan
(Oncidium sp.) (đơn vị: cm) ..........................................................................................39
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của phân bón lá đến tốc độ tăng trưởng chiều cao chồi của lan
(Oncidium sp.) (đơn vị: cm/30 ngày) ............................................................................42
Bảng 4.8 Chi phí đầu tư cho một chậu (đồng/chậu) ......................................................44
Bảng 4.9 Hiệu quả kinh tế .............................................................................................45


vii

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1: Toàn cảnh khu thí nghiệm ................................................................................51
Hình 2: Chiều cao cây của 8 loại phân bón lá ở 60 NST ..............................................51
Hinh 3 : Chiều cao cây của 8 loại phân bón lá ở 120 NST ...........................................52
Hình 4 : Chồi mới đem ra trồng ....................................................................................52
Hình 5 : Chồi ở 120 NST...............................................................................................53
Hình 6 : Cây đánh dấu đo chỉ tiêu ................................................................................. 53


1

Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Hoa kiểng là biểu tượng cho vẻ đẹp, sự thuần khiết, hạnh phúc và sức sống,
thưởng thức cái đẹp của hoa kiểng là không thể thiếu của con người. Với quá trình đô
thị hóa, công nghiệp hóa như hiện nay, đời sống ngày càng đươc nâng cao, họ lại càng
có nhu cầu thưởng thức cái đẹp của thiên nhiên, muốn tìm về với thiên nhiên để được
thư thái tinh thần sau một ngày làm việc vất vả. Hương thơm và màu sắc của hoa kiểng
làm cho khung cảnh xung quanh trở nên tươi mát êm dịu, và đẹp hơn.

Khi nói đến hoa người ta không thể không nhắc đến vẻ đẹp độc đáo lãng mạn
và phong phú của hoa lan. Đã từ lâu hoa lan đã trở thành loài hoa tôn quý. Người xưa
thường gọi hoa lan là “ vương giả chi lan ,, là một trong bốn loài cây tượng trưng cho
người quân tử: cúc – trúc – sen – lan.
Chính vẻ đẹp thanh nhã, độc đáo và phong phú của hoa lan đã mang lại những
cảm xúc tuyệt vời mà các loài quà tặng khác không mang lại được, do đó cây lan càng
được sử dụng rộng rãi với nhiều mục đích khác nhau: để trang trí trong các buổi tiệc,
các lễ hội, trang trí trong nhà, nơi làm việc.
Bên cạnh đó, giá trị kinh tế trồng lan đem lại cũng thật hấp dẫn, nó có thể cải
thiện đáng kể đời sống của người dân. Hơn thế nữa, thị trường hoa lan ngày nay đã trở
thành một mặt hàng lớn trên quốc tế, thu được nhiều ngoại tệ. Ở các nước phát triển
như Anh, Mỹ, Đức, Bỉ, Nhật, Ý, Na-Uy, Phần Lan điều nhập khẩu rất nhiều hoa lan.
Việt Nam chúng ta cũng có nhiều triển vọng trong việc trồng, kinh doanh xuất khẩu
hoa lan.


2

Mỗi loài phong lan chỉ sống được trên những nền rêu mốc nhất định, chỉ phát
triển trong những môi trường có độ ẩm, hướng nắng, độ chiếu sáng nhất định, cho nên
hoa lan chẳng những rất phong phú về chủng loại mà còn rất khó trồng và chăm sóc.
Do đó, việc đầu tư và kinh doanh hoa lan hiện nay đang được chú ý nhiều.
Nhưng đầu tư như thế nào cho thật hiệu quả mới là quan trọng ; như từ việc nuôi cấy
mô lan đến việc trồng ngoài môi trường, chọn những giá thể phù hợp, tìm ra những
loại phân bón lá tốt giúp cho cây lan phát triển tốt, giúp người trồng lan giảm chi phí
chăm sóc, mà vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cũng góp phần rất quan trọng.
Trên cơ sở đó, đề tài “ Ảnh hưởng của các loại loại phân bón lá đến sinh
trưởng của giống hoa lan vũ nữ (Oncidium sp.) trồng tại Củ Chi Tp. Hồ Chí
Minh” được tiến hành
1.2 Mục đích và yêu cầu

1.2.1 Mục đích
Tìm ra loại phân bón lá thích hợp cho sinh trưởng của cây lan, đồng thời mang
lại hiệu quả kinh tế nhằm hoàn thiện qui trình sản xuất hoa lan vũ nữ.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi ảnh hưởng của 8 loại phân bón lá khác nhau đến sinh trưởng của lan
vũ nữ được trồng trên giá thể gồm 4 loại vật liệu: than củi, cây lồng mức, đá ong, dớn
theo 1 tỷ lệ chung.
1.3 Giới hạn đề tài
Thời gian thực hiện đề tài chỉ trong 4 tháng, trong khi thời gian sinh trưởng của
lan vũ nữ khá dài, do đó còn nhiều hạn chế.
Chỉ sử dụng 8 loại phân bón và 1 loại giá thể.


3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lan trong nước và trên thế giới
2.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lan trên thế giới
Ở Mỹ: hoa lan đóng vai trò lớn nhất trong thương mại hoa, cây kiểng. Hà Lan
cung cấp ¼ lan cho thị trường Mỹ. Các nước khác như Thái Lan, Ấn Độ, Nhật, Brazil,
Guatemala cũng là những nhà cung cấp quan trọng. Năm 1944, Mỹ nhập 16,4 triệu
cành từ Thái Lan.
Ở Châu Âu: thị trường Châu Âu ưa chuộng các loại lan thích nghi với khí hậu
ôn đới như Địa Lan (Cymbidium), Hồ Điệp (Phalaenopsis), và Cattleya. Thái Lan là
nhà cung cấp chính cho thị trường Châu Âu. Trong năm 2000, Thái Lan đã cung cấp
lan cắt cành chiếm 87% tổng kim ngạch cung cấp cho Châu Âu, sau là Singapore
(5%), Nam Phi (3%) và Tân Tây Lan (3%).
Ở Châu Á: Nhật là quốc gia nhập khẩu lan đứng đầu. Năm 1988, số lượng hoa
lan được nhập vào Nhật chiếm 11,4% tổng số hoa cắt cành. Thái lan là nhà cung cấp

hoa lan chính cho Nhật Bản, Đài Loan cung cấp hoa Cúc và Hồ Điệp. Hoa lan được
nhập vào Nhật Bản chủ yếu là Dendrobium vàPhalaenopsis. Ngoài ra, Thái Lan còn là
quốc gia xuất khẩu hoa đứng đầu thế giới, xuất khẩu hơn 50 nước trên thế giới với giá
từ 3 – 5 USD/cành, có lúc lên đến 80 – 100 USD/cành, những giống quý có thể lên đến
hàng ngàn USD/cành. Năm 1944, Thái Lan xuất khẩu 11.897 tấn lan cắt cành sang các
nước như: Nhật Bản, Ý, Mỹ, Đức, Đài Loan và Hà Lan.


4

2.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lan trong nước
Nước ta nằm trong khu vực có khí hậu thích hợp cho ngành trồng lan, vì vậy có
rất nhiều loại lan phát triển tốt ở đây. Trước đây ngành trồng lan ở Việt Nam chưa phát
triển do việc sản xuất chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm truyền thống và áp dụng nhân
giống bằng phương pháp cổ truyền nên chất lượng và số lượng hoa chưa đáp ứng được
nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Ngày nay nhờ áp dụng kỹ thuật tiên tiến
trong khâu nhân giống và trong trồng trọt nên đã nâng cao được chất lượng hoa, đáp
ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang các nước khác. Nhưng ngành lan ở
nước ta vẫn phát triển chậm, chỉ có một phần nhỏ là dùng để xuất khẩu, còn phần lớn
là để đáp ứng nhu cầu trong nước. Nguyên nhân do: sản xuất với quy mô nhỏ, đa số
các nhà vườn sản xuất mang tính tự phát chưa quy hoạch vùng trồng lan thâm canh.
Để đáp ứng nhu cầu thiết thực cho ngành trồng lan. Trong những năm gần đây
ở trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM cũng đã có những đề tài nghiên cứu tìm ra loại
giá thể thích hợp cho cây lan sinh trưởng, phát triển.
2.2 Sơ lược về giống lan (Oncidium sp.)
Lan vũ nữ ( Oncidium sp.) xuất xứ từ Châu Mỹ và vùng cận nhiệt đới, có
khoảng 750 loài, tập trung nhiều nhất ở Brazil, Colombia, Equado và Peru. Giống này
do Olof Swartz đặt tên vào năm 1800.
Chi lan gồm các loài sống phụ, cây mọc thành bụi to khỏe, lá hình kiếm, màu
xanh nhạt, lá mỏng, ở gốc có đẻ củ giả hình trứng. Lá mọc lệch thành hình quạt, gốc

có rễ khí sinh màu trắng, cây mọc khỏe rễ trắng càng nhiều. Phát hoa mọc từ gốc vãy
giả hành, mỗi giả hành có một phát hoa, đôi khi một giả hành có 2 phát hoa. Phát hoa
dài, cong mềm, đôi khi rũ xuống, mang nhiều hoa, nguyên hay phân nhánh. Hoa mọc
thưa, màu đỏ, nâu, vàng, xanh hoặc trắng tùy theo loài. Hoa có hình dạng độc đáo từ
dạng con bướm đến dạng cô gái mặc váy. Mỗi cây một năm mọc 2 lần hoa, hoa dài 30
– 40 cm. Gốc tràng của nhiều loài hoa vũ nữ có một đai lưng lồi lên, trên có đốm nhỏ.


5

Lan vũ nữ có 2 loại, loại hoa to và hoa nhỏ. Lan vũ nữ là một trong 3 loài hoa
được thế giới công nhận đẹp, trở thành loài hoa quan trọng để cắm hoa nghệ thuật.
2.2.1 Phân loại thực vật
Ngành thực vật hạt kín: Angiospermes
Lớp một lá mầm: Monocotyledones
Phân lớp hành tỏi: Liliidae
Bộ lan: Orchidales
Họ lan: Orchidaceae
2.2.2 Đặc điểm thực vật
Phong lan là loài thực vật sống phụ sinh, sống bám trên thân cây, đá và các loại
giá thể. Chúng có đầy đủ các bộ phận như: thân, lá, rễ, hoa và trái.
a. Rễ. Rễ của các loài phong lan có màu trắng bạc lúc khô ráo, trừ đầu rễ có
một lớp nhầy ướt bao quanh và luôn có màu lục, do chứa lục lạp, có khả năng quang
hợp. Màu trắng bạc ấy gọi là lớp mạc (Velamen) được sử dụng như lớp bông gòn hút
nước. khi bị ẩm ướt, nhờ lớp mạc này, nước được giữ lại và đi vào bên trong cho cây
sử dụng. Có nhiều loại rể khác nhau, ở loại thân đơn rể mọc ra từ thân xen kẽ với lá. Ở
loài đa thân rễ được hình thành từ căn hành, rễ thường nhỏ nhưng nhiều.
b. Thân.Căn cứ vào cấu trúc, Pfitzer đã sắp xếp đa số lan tập trung vào 2 nhóm:
nhóm đa thân và nhóm đơn thân, ngoại trừ nhóm trung gian giữa 2 nhóm trên.
Nhóm đơn thân: thân có nhiệm vụ vận chuyển nước và muối khoáng đến các bộ

phận khác trong cây, là nơi mang lá và có nhiều dạng như: dạng vandaters có lá xếp
thành hai chiều đối, nhưng không theo dạng xương cá mà là trên cùng một hàng xen kẽ
với lá thuộc hàng đối diện tạo nên các đốt có khoảng cách xa nhau. Một dạng nữa là lá
cũng xếp thành hai hàng đối nhau, nhưng do mọc dày nên các đốt khít lại gần nhau.
Ngoài ra còn có dạng các đốt lá xa nhau, chiều dài lá lớn hơn và rộng, xẻ nhiều dạng


6

hay chia làm 3 thùy không cân đối đỉnh, phát hoa thường xuất hiện trên thân từ các
nách lá.
Nhóm đa thân: cây lan vừa có thân vừa có giả hành (củ giả). Giả hành là nơi dự
trữ chất dinh dưỡng và nước để nuôi cây trong trường hợp thiếu hụt thức ăn do hạn
hán lâu ngày hay sau khi cây trổ hoa và nghỉ ngơi. Đây là bộ phận rất cần thiết cho sự
sinh trưởng và phát triển của cây. Trong giả hành có chứa nhiều dịch nhầy, bên ngoài
bao phủ bởi một lớp biểu bì xanh bóng. Giả hành có nhiều dạng như: hình thoi ở loài
Cattleya Labitata, hình tháp ở giống Cymbidium, hình trứng ở (Oncidium sp.).
c. Lá. Các loài lan khác nhau thì lá cũng khác nhau. Lá lan có rất nhiều hình
dạng: từ hình giọt nước, hình mũi mác, đến hình tim, hình xoan, hình tam giác. Độ dày
hay mỏng, bản rộng hay hẹp, bìa lá trơn hay răng cưa, chóp lá tròn hay nhọn cũng
khác nhau tùy loài. Lá có màu xanh bóng, mặt dưới có màu thẫm.
d. Hoa. Hoa tập hợp thành cụm ngắn mang 1 đến 3 hoa, hay thành các chùm,
rất ít khi phân nhánh. Ở lan đơn thân, hoa thường mọc ra từ các nách lá. Ở lan đa thân,
hoa mọc theo nhiều cách khác nhau hoặc ở tận cùng hoặc trên các đốt của củ giả, hoặc
sinh ra từ gốc. Hoa nở cùng một lúc với lá phát triển hay xen kẽ với mùa rụng lá. Hoa
nở thì vặn xuống 180o làm cho cánh môi ở phía trên được đưa ra phía trước và cánh
đài dưới được đưa lên trên đỉnh (gọi là cánh đài lưng). Hoa tổ chức theo kiểu tam
phân: 3 lá đài, 3 cánh hoa, 3 tâm bì. Trong đó 3 lá đài có màu sắc giống như màu cánh
hoa nên được gọi là lá đài dạng cánh. Ở cánh hoa, hai cánh bên có hình dạng và màu
sắc giống nhau, cánh còn lại nằm ở phía trước hay phía dưới có màu sắc và hình dạng

đặc sắc, khác hẳn 2 cánh kia, gọi là lá cánh môi. Chính cánh môi quyết định giá trị
thẩm mỹ ở hoa lan.
e. Trái và hạt. Sự thụ phấn của hoa lan cũng như các cây trồng khác, phụ thuộc
vào côn trùng như Ong, Bướm. Sau khi thụ phấn khoảng vài tháng đến một năm tùy
theo từng loài, noãn được thụ phấn, bầu hoa phát triển đầy đủ và trái chín (gọi là quả
nang). Khi quả chín nở theo 3 hay 6 đường nứt và phóng các hạt bé li ti. Những hạt
này không chứa chất dinh dưỡng, nhẹ gần như không trọng lượng, được gió phát tán đi


7

xa. Để hạt nẩy mầm cần phải có nấm cộng sinh mới nẩy mầm được, phần lớn hạt chết
vì khó gặp nấm cộng sinh.
2.3 Những điều cần lưu ý khi trồng lan tách chiết
Lan tách chiết khi mới trồng phải để nơi râm mát, ẩm độ cao, khi rễ bắt đầu ló
ra mới di chuyển dần ra nơi có ánh sáng phù hợp. Tưới nước và phân ngay sau khi
trồng như đối với cây trưởng thành.
Ngoài ra cần chú ý:
Đối với lan đơn thân. Sau khi tách phải trồng chúng ngay giữa chậu vì chúng có
đặc điểm là phát triển theo chiều cao, không có hiện tượng bò ra khỏi thành chậu. phải
có cọc trụ ở giữa chậu để chúng bám móc, chống đỡ.
Nhân giống bằng cách cắt ngang thân với chiều dài khoảng 30 – 50 cm, có ít
nhất 2 tầng rễ để trồng lại.
Đối với lan đa thân. Lan đa thân phát triển theo chiều ngang nên có hiện tượng
bò ra khỏi chậu, vì vậy phải trồng chúng ở một bên mép chậu, hướng chiều phát triển
vào trung tâm chậu. Cần cọc ty tơ vào giai đoạn đầu khi mới trồng, cọc này gắn ở mép
chậu. Phải thay chậu sau 3 – 4 năm, khi chất trồng hư, mục hay khi thấy chúng bò ra
ngoài chậu.
Nhân giống bằng cách tách chiết, mỗi đơn vị tách khoảng 2 – 3 giả hành,
thường thực hiện cùng lúc với khi thay chậu, vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa.

2.4 Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lan
2.4.1 Ánh sáng. Ánh sáng cần thiết cho sự quang hợp, nhưng nhu cầu lại khác nhau ở
mội loài lan. Tùy theo nhu cầu ánh sáng người ta chia ra làm 3 nhóm:
Nhóm ưa sáng: khoảng 100% ánh sáng trực tiếp như Vanda, Arachnis,
Renantthera.
Nhóm ưa bóng: khoảng 30% ánh sáng như Phlaenopsis, Paphiopedilium.


8

Nhóm trung gian: khoảng 50% – 80% ánh sáng như Cattleya, Dendrobium,
Oncidium.
Tùy theo nhu cầu ánh sáng mà ta quyết định cách thức làm giàn che cho phù
hợp. Nếu thiếu ánh sáng, lan sẽ chậm lớn, lá xanh thẫm lại, mềm yếu. Nếu thừa ánh
sáng lá sẽ ngả sang màu vàng và cây kém phát triển.
2.4.2 Nhiệt độ. Nhiệt độ là nhân tố có tính chất quyết định đến sự phân bố và sinh
trưởng, phát triển của các loại lan. Những nhóm lan khác nhau thì sẽ tập trung ở vùng
nhiệt độ khác nhau. Căn cứ vào nhu cầu nhiệt độ người ta chia ra làm 3 nhóm:
Nhóm ưa nóng: nhiệt độ ngày/đêm khoảng 21oC/18,5oC, chúng thường ở vùng
nhiệt đới.
Nhóm ưa lạnh: nhiệt độ ngày/đêm khoảng 14oC/13,5oC.
Nhóm chịu nhiệt trung bình: nhiệt độ ngày/đêm khoảng 14,5oC/13,5oC.
2.4.3 Ẩm độ. Ẩm độ ảnh hưởng đến sự phát triển của hoa lan bao gồm ẩm độ của môi
trường và ẩm độ của giá thể. Trong đó ẩm độ của môi trường là yếu tố quyết định. Ẩm
độ môi trường thích hợp nhất là 60 – 70%.
2.4.4 Độ thông thoáng
Độ thông thoáng cũng là yếu tố cần thiết cho lan phát triển tốt. Ở vùng thiếu
thông thoáng kết hợp với ẩm độ tăng rất dễ gia tăng bệnh cho lan. Nhưng nếu sự
thông thoáng quá lớn thì lại gia tăng sự bốc hơi, làm cho môi trường có ẩm độ thấp, sự
thoát hơi nước ở cây cao, cây kém phát triển. Sự thông gió thích hợp hầu hết ở các loại

lan là gió cấp 2,3 (10 – 15km/h), với tốc độ gió này lá cây chỉ hơi rung động. Sự thông
gió tạo ra một không gian dinh dưỡng thích hợp cho cây lan sinh trưởng và phát triển.


9

2.4.5 Yêu cầu kỹ thuật trong trồng lan (Oncidium sp.)
a. Nhiệt độ, ẩm độ và nước tưới
Nhiệt độ: Lan vũ nữ phát triển tốt ở nhiệt độ 15oC – 55oC, đây là giống lan
thích nghi được với biên độ sinh thái khá rộng, chúng có thể trồng được ở khắp nơi:
các tỉnh phía Nam, phía Bắc và trên vùng cao nguyên.
Mùa đông nếu nhiệt độ dưới 15oC cây không phát triển, nụ bị hỏng thì phải
chuyển cây đến chỗ ấm hơn.
Ẩm độ và nước tưới: (Oncidium sp.) là cây cần ẩm độ cao, đặc biệt trong thời
kỳ tăng trưởng vì vậy trong suốt mùa sinh trưởng cây cần được tưới 3 lần/ngày vào
mùa khô, 2 lần/ngày vào mùa mưa. Mùa nghỉ (sau khi trổ hoa) chỉ cần tưới nước cho
cây mỗi ngày 1 lần để duy trùy sự sống.(Theo Thiên Ân, 2002 đề nghị cách trồng cung
cấp nhiều nước và ánh sang cho cây. Cho cây nghỉ ngơi 1 thời gian sau khi ra hoa).
b. Ánh sáng
Ánh sáng: Mỗi loài lan khác nhau có yêu cầu về ánh sang khác nhau. Theo
Sulle Costaptin các loài lan có thể làm 3 loại sau:
Loại ưa sáng: thích ánh sáng tự nhiên 100%, như Vanda lá hình trụ.
Loại ưa sáng trung bình: cần 50% - 80% ánh sáng, như Cttleya, Dendroium,
Oncidium.
Loại ưa bóng: cần 30% ánh sáng, như Phalaenopsis, Paphiopedilum
Khi đó cần che lưới có độ che chắn cao hoặc dùng 2 lớp lưới.
Nhờ có ánh sáng mà cây có thể tổng hợp được chất dinh dưỡng.
Nếu lan thiếu ánh sáng thì cây sẽ chậm lớn, lá xanh thẫm lại, mềm yếu. Nếu
thừa ánh sáng lá sẽ ngã màu vàng và cây kém phát triển.
Cường độ quang hợp tỷ lệ với cường độ ánh sáng của cây nên trong những

ngày nắng nóng thì cây cần nhiều nước và muối khoáng hơn những ngày âm u. Song


10

khi cường độ ánh sáng vượt qua trị số giới hạn của biên độ cho phép thì quang hợp
không những không tăng mà còn giảm. Vì vậy khi nuôi trồng lan phải làm giàn che để
điều tiết ánh sáng cho phù hợp theo yêu cầu các loài lan.
c. Giá thể
Cấu trúc giá thể phải thông thoáng nhưng duy trì ẩm độ ổn định
d. Phân bón
Với công thức 30-10-10 dùng cho cây còn nhỏ và 20-20-20 dùng cho cây đã
trưởng thành, còn dùng cho cây ở giai đoạn sắp ra hoa hoặc cần ra hoa ta dùng công
thức 6-30-30, 10-55-10, 15-30-15, ta tưới 2 lần/ngày.
e. Thay chậu
Một năm thay chậu 2 lần do cây phát triển quá lớn gây sự mất cân đối giữa cây
và chậu. Việc thay chậu có thể thực hiện suốt năm nhưng đầu mùa mưa vẫn là thời
điểm lý tưởng cho việc thay chậu.
2.5 Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng đối với cây lan
2.5.1 Nguyên tố cơ bản
Bao gồm các nguyên tố Carbon (C), Hydrogen (H), Oxygen (O), các nguyên tố
này có sẵn trong không khí và trong nước.
Các nguyên tố này chiếm một hàm lượng rất lớn trong cây. Tiến trình quang
hợp sẽ biến đổi CO2 và H2O thành các carbohydrate, từ đó các amino acids, đường,
proteins, nucleic acid và các hợp chất hữu cơ khác được tổng hợp.


11

2.5.2 Các nguyên tố đa lượng

Gồm 3 nguyên tố: Đạm (N), Lân (P), kali (K)
a. Đạm (N) là chất dinh dưỡng tối quan trọng đối với cây lan. N cần cho việc
tạo lập các sắc tố và nhất là protein, là nguyên tố giúp cho sự tăng trưởng ở lá, làm cho
cây xanh tốt.
Nếu cung cấp quá nhiều N thì cây lan sẽ phát triển cao lớn nhưng mềm yếu, lá
có màu xanh đậm, sức đề kháng kém, dễ nhiễm sâu bệnh, dễ đổ ngã.
Thiếu N thì lá nhỏ, hơi vàng, cây không lớn, cằn cỗi, mau già ra hoa sớm mặc
dù cây còn nhỏ.
Cây hấp thu N dưới 2 dạng: Nitrat (NO3-) và Amonium (NH4+)
b. Lân (P) là chất quan trọng thứ hai sau N, cùng với N để tạo ra protein cho
cây. Chức năng quan trọng nhất của P trong cây là dự trữ và vận chuyển năng lượng. P
giúp đều hòa hoạt động sinh lý như giúp cây nảy chồi mạnh, ra hoa nhanh, ra rễ nhiều.
Nếu tỷ lệ P quá cao sẽ kích thích ra hoa sớm, cây chóng già, lá ngắn và cứng
khác thường. Xử lý bằng cách tăng N, giảm P, vì N và P luôn bổ sung cho nhau, không
thể thiếu 1 trong 2 nguyên tố này.
Nếu thiếu P cây nhỏ cằn cỗi, sức đề kháng kém, lá xanh thẩm hoạt xanh pha lẫn
màu tím cà, rễ chậm phát triển.
c. Kali (K) giúp cho cây lan hấp thu N dễ dàng. Ngoài ra K còn làm tăng cường
sự vận chuyển nước và dinh dưởng khoáng trong cây, giúp cây cứng cáp thẳng đứng,
tăng tính chóng chịu, thúc đẩy ra hoa.
Nếu cung cấp quá nhiều K, phần ngọn lá già sẽ trở nên vàng nâu rồi cháy khô,
phần ngọn lá non không đổi màu nhưng héo rũ, cây và lá cằn cỗi, chậm phát triển.
trường hợp này phải ngưng tưới K cho đến khi cây trở lại bình thường.
Nếu thiếu K, cây ngừng phát triển, khô dần rồi chết.


12

2.5.3 Các nguyên tố trung lượng gồm 3 nguyên tố: Canxi (Ca), Magie (Mg) và lưu
huỳnh (S)

a. Canxi (Ca) Ca có vai trò quan trọng trong cấu trúc hình thành tính thấm của
màng tế bào, là nguyên tố cần thiết để tạo lập vách tế bào, giúp tế bào hoạt động một
cách điều hòa trong việc tạo lạp protein, giúp hấp thụ nhiều N, bộ rễ phát triển khỏe
mạnh, cây đứng vững. Ca làm tăng cường hấp thu N.
Khi thừa Ca, cây có màu xanh đậm khác thường, ta cũng kết luận là cây thừa N
nữa.
Thiếu Ca rễ lan chậm phát triển, lá nhỏ lại, cây và lá lỏng khỏng không đứng
thẳng được.
b. Magie ( Mg) Mg là thành phần cấu trúc chính của phân tử diệp lục và cũng
có tác dụng như là thành phần cấu trúc của ty thể. Mg có liên quan đến một số chức
năng sinh lý và sinh hóa của cây. Mg giúp cho cây phát triển cân đối, điều hòa ở tất cả
các bộ phận của cây.
Thừa Mg thì lá lan to và xanh khác thường, nhưng nếu quá thừa thì màu sắc lá
lại nhạt đi, ngọn lá héo và khô đi khi bị nắng. Trường hợp này phải ngưng tưới Mg cho
đến khi cây trở lại bình thường.
Thiếu Mg cây phát triển chậm, kháng bệnh kém, lá đổi màu rõ rệt và mau rụng,
bộ rễ phát triển tốt nhưng thân và lá không phát triển.
c. Lưu huỳnh (S) S có rất nhiều chức năng quan trọng trong sự sinh trưởng và
trao đổi chất của cây trồng. S cần thiết cho sự tổng hợp các acid amin có chứa S, là
một phần tối quan trọng của ferrodoxins, một loại protein Fe-S hiện diện trong lục lạp.
Thiếu S cây cằn cỗi, lá vàng nhạt viền lá hay bị bầm và thối, lá nhỏ lại.
Lan ít gặp hiện tượng thiếu S vì phần lớn phân tưới đã có sẵn các ion sulfate
(SO4) trong K2SO4, (NH)2SO4.


13

2.5.4 Các nguyên tố vi lượng
Bao gồm sắt (Fe), đồng (Cu), kẽm (Zn), mangan (Mn), Bor (B), molipden
(Mo). Đối với các nguyên tố này, cây lan cần với lượng rất ít nhưng lại không thể

thiếu. Thường chúng có sẵn trong nước tưới hay trong phân bón cho cây trồng, chú ý
nếu hàm lượng vi lượng quá cao sẽ gây độc cho cây trồng.
2.6 Các vật liệu dùng làm giá thể trong thí nghiệm
2.6.1 Than củi
Than được xem là vật liệu truyền thống lâu đời của người trồng lan vì không bị
mục, sạch bệnh, tạo thông thoáng cho hệ rễ lan phát triển. Trong than hàm lượng dinh
dưỡng không cao nhưng nó là chỗ bám lý tưởng cho bộ rễ của lan. Than có tính thoát
nước tốt nên rất thích hợp để trồng lan trong mùa mưa. Do đó, khi sử dụng than làm
giá thể trồng lan cần phải cung cấp đầy đủ các chất đa, vi lượng cũng như phải tưới
nước đầy đủ thì lan mới sinh trưởng tốt.
Nên sử dụng loại than gỗ rừng, được nung (hun) thật chín. Tránh tuyệt đối
không dùng các loại than gỗ rừng nước mặn (như than đước) vì hàm lượng NaCl trong
than cao, dễ làm chết lan.
Than được chặt nhỏ vừa kích thước 1 x 3 x 2 cm, không nên chặt quá nhỏ sẽ
làm cản trở hô hấp của rễ.
Than củi không được trồng một mình như một môi trường trồng lan. Than củi
làm sạch môi trường lan trông chậu bằng cách lọc các tạp chấtThan củi tồn tại rất lâu
do không bị phân hủy. (Nguồn Thiên Ân; 2002)
2.6.2 Đá ong
Đá ong (Laterit) là một loại đá màu đỏ nâu, nhiều khi có cấu tạo tổ ong, trong
đó vách của các lỗ tổ ong chủ yếu là sắt oxit và nhôm oxit, khoảng giữa có sét hoặc di
tích đất còn sót. Khi ở dưới đất, đá ong mềm có thể dùng mai thuổng xắn thành từng
viên gạch. Ra ngoài không khí, đá ong cứng lại, làm gạch xây dựng khá bền. Đá ong


14

hình thành ở điều kiện khí hậu nhiệt đới, có hai mùa mưa và khô xen kẽ. Đá ong có
nhiều ở Việt Nam (miền trung du Bắc bộ, miền Đông Nam bộ - Biên Hoà).
Trước khi sử dùng đá ong phải được rửa sạch, phơi khô, sau đó đập ra thành

từng cục nhỏ có kích thước 1 x 3 x 2 cm.
2.6.3 Gỗ lồng mức
Gỗ lồng mức được lấy từ cây lồng mức đem chặt ra từng miếng nhỏ kich thước
1 x 1 x 2 cm, rồi phơi khô.
2.6.4 Dớn
Dớn là một dạng sợi của thân và rễ cây dương xỉ, là loại cây mọc nhiều ở vùng
thung lũng, đồi núi Đà Lạt. Ngày nay, dớn được xem là vật liệu đặc trưng để trồng lan
do đặc tính không gây bám rêu và hút ẩm tốt. Hiện nay, dớn sợi được ưa chuộng ở các
vùng trồng lan có khí hậu nóng do có độ thông thoáng tốt. Trong khi đó, loại dớn vụn
lại thích hợp với vùng có khí hậu lạnh vì có độ hút ẩm cao, nhiệt độ trong chậu trồng
cao hơn nhiệt độ môi trường nên tạo được ẩm độ nhất định, thuận lợi cho sự phát triển
của rễ. Nhưng sau một thời gian, dớn vụn làm bít các lỗ thoát nước, gây thối rễ và tạo
điều kiện cho các loại côn trùng, nấm bệnh tấn công.(Theo Nguyễn Thị Hồng Lan,
2011.
2.7 Giới thiệu phân bón lá
Các loại phân bón lá là các hợp chất dinh dưỡng, có thể là những nguyên tố đa
lượng, trung lượng và vi lượng được hòa tan trong nước và phun lên lá để hấp thu.
Phân bón lá là một tiến bộ kỹ thuật được dùng nhiều trong thời gian gần đây,
tuy vậy phân bón qua lá không thể hoàn toàn thay thế được 100% phân bón qua đất.
Bón phân qua lá là phun một hay nhiều chất dinh dưỡng cho cây trồng lên các phần ở
phía trên mặt đất của cây (lá, cuống, hoa, trái) với mục đích nâng cao sự hấp thu dinh
dưỡng qua các phần trên không của cây trồng. Đây là cách bón phân mới được phổ
biến trong những năm gần đây.


15

2.7.1 Cơ chế hấp thu và vận chuyển chất dinh dưỡng qua bộ lá của cây
Lá là một bộ phận quan trọng của cây trồng làm nhiệm vụ quang hợp cho cây
và hấp thu dinh dưỡng qua lá. Tất cả những quá trình này được tiến hành các cơ quan

có trên mặt lá và các lỗ khí khổng, sự hấp thu chất dinh dưỡng vào lá là do sự chênh
lệch nồng độ giữa các chất dinh dưỡng bên ngoài lá và chất dinh dưỡng bên trong lá
nhờ đó mà dinh dưỡng hấp thu vào lá.
Để hiểu được chức năng của phương pháp bón phân qua lá, cần giải thích rõ
ràng các quy trình sinh học khác nhau của cơ chế hấp thu qua lá và phân phối dinh
dưỡng bên trong cây trồng. Để làm các nhiệm vụ bên trong lá hoặc vận chuyển các
chất dinh dưỡng khoáng ra khỏi lá đến các bộ phận khác của cây trồng, một quy trình
hấp thu thông qua màng tế bào (plasma membrane), từ các không bào bên trong lá
(apoplast) vào bên trong tế bào (symplast) sẽ xảy ra. Sự hấp thu dinh dưỡng qua lá có
5 bước như sau:
Làm ướt bề mặt lá bằng dung dịch phân bón: Vách ngoài của những tế bào
lá được bao phủ bởi lớp cutin và một lớp sáp có đặc tính chống thấm nước rất mạnh.
Để việc hấp thu các chất dinh dưỡng dễ dàng, ta có thể bỏ thêm các chất phụ gia (vào
PBQL) để làm giảm sức căng bề mặt.
Sự thâm nhập xuyên qua lớp biểu bì của vách tế bào:Khi phun phân bón qua
lá lên bề mặt của lá cây, sự hấp thu có thể xảy ra theo ba cách sau đây:
- Qua các lỗ nhỏ li ti trên bề mặt lớp ngoại bì và vách tế bào.
- Qua các thủy khổng ở giữa các vách tiếp giáp các tế bào.
- Qua khí khổng giữa các tế bào bảo vệ.
Sự xâm nhập chất dinh dưỡng vào các không bào bên trong lá cây: Các
không bào (apoplast) rất quan trọng để chứa các chất dinh dưỡng trước khi chúng được
hấp thu vào bên trong từng tế bào. Các chất dinh dưỡng sẽ vào những không bào này


16

sau khi xâm nhập từ bên ngoài qua lớp biểu bì lá cũng như được hấp thu từ rễ qua các
mao mạch trong thân cây.
Sự hấp thu chất dinh dưỡng vào bên trong tế bào: Những nguyên tắc chung
về việc hấp thu chất dinh dưỡng khoáng từ các không bào vào bên trong từng tế bào lá

cũng giống như sự hấp thu từ rễ. Theo đó, tốc độ hấp thu như sau:
Những phân tử nhỏ nhanh hơn phân tử lớn (urea > Fe-Chelates).
Những phân tử không mang điện (nối cộng) nhanh hơn các ion tĩnh điện.
Những ion hoá trị một nhanh hơn các ions đa hoá trị (H2PO4- > HPO42-)
Độ pH của không bào (apoplast) thấp sẽ hấp thu các anions nhanh hơn.
Độ pH của không bào (apoplast) cao sẽ hấp thu các cations nhanh hơn.
Khả năng hấp thu của các tế bào lá cây cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại
vi như độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng.
Cơ chế tùy thuộc năng lượng để hấp thu dinh dưỡng xuyên qua màng vào bên
trong tế bào được môi giới bởi các protein vận chuyển khác nhau như những chất
chuyên chức năng chuyển tải hoặc các luồng tĩnh điện với ion H+ ATPasses. Những
sự kiện này làm gia tăng lực hấp thu bằng cách tạo nên độ chênh hóa tĩnh điện ở bề
mặt màng tế bào.
Sự hấp thu qua các tế bào lá có thể được điều khiển qua tình trạng dinh dưỡng
của cây, nhưng đây không phải là quy luật chung mặc dù hiện tượng này đã được
khám phá đối với sự hấp thu lân. Việc hấp thu lân qua lá và vận chuyển xuống rễ xảy
ra nhanh hơn đối với cây đang thiếu lân.
Khi áp dụng những chất dinh dưỡng lưu động (mobile nutrients) cho các lá non,
lá còn đang phát triển thì sự chuyển dịch xuống rễ chậm hơn, điều này kích thích sự
hấp thu dinh dưỡng từ rễ do bộ lá phát triển và quang hợp tốt hơn. Đối với các lá già,
lá đã ngưng phát triển thì sự chuyển dịch này xảy ra nhanh hơn và có thể ngăn chận
tình trạng thiếu dinh dưỡng gây ra do sự hấp thu không đủ của bộ rễ.


×