Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

ĐÁNH GIÁ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP TỒN TRỮ ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT MÍA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ GỐC ĐẾN KHẢ NĂNG TÁI SINH VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY MÍA TẠI ĐỊNH QUÁN, ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.13 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP TỒN
TRỮ ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT MÍA VÀ ẢNH
HƯỞNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ GỐC ĐẾN
KHẢ NĂNG TÁI SINH VÀ SINH TRƯỞNG CỦA
CÂY MÍA TẠI ĐỊNH QUÁN, ĐỒNG NAI

Sinh viên thực hiên: TRỊNH NGỌC HÀ
Ngành h ọc: NÔNG HỌC
Khóa học: 2008 – 2012

Tháng 7 năm 2012


ĐÁNH GIÁ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP TỒN
TRỮ ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT MÍA VÀ ẢNH
HƯỞNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ GỐC ĐẾN
KHẢ NĂNG TÁI SINH VÀ SINH TRƯỞNG CỦA
CÂY MÍA TẠI ĐỊNH QUÁN, ĐỒNG NAI

Tác giả

TRỊNH NGỌC HÀ
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Nông học


Giáo viên hướng dẫn
ThS. NGUYỄN THỊ THÚY LIỄU

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2012

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị
Thúy Liễu, người đã tận tâm hướng dẫn, giúp đở, trang bị kiến thức và luôn động viên
tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Trân trọng biết ơn:
Ban Giám Hiệu cùng Thầy Cô Khoa Nông học- trường Đại học Nông Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức chuyên môn
trong những năm học tại trường.
Ban Giám Đốc Công ty cổ phần mía đường La Ngà đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Chú Lại Phước Dân và các Cô chú tại trại thực nghiệm và sản xuất giống –
Phòng kỹ thuật – Công ty cổ phần mía đường La Ngà đã giúp đở tôi trong thời gian
thực hiện đề tài ở trại.
Toàn thể các bạn trong và ngoài lớp đã động viên, giúp đỡ tôi xuyên suốt quá
trình học tập tại trường củng như thực hiện đề tài này.
Đặc biệt, tôi xin gữi đến cha mẹ lòng thành kính, biết ơn vô cùng sâu sắc đã
suốt đời tận tuỵ vì con để cho con có được ngày hôm nay.
Tp. Hồ Chí Minh,tháng 07 năm 2012
Trịnh Ngọc Hà

ii



TÓM TẮT
Trịnh Ngọc Hà,07/2012. Đề tài nghiên cứu “ đánh giá ảnh hưởng của phương
pháp tồn trữ sau thu hoạch đến năng suất và phẩm chất mía và ẩnh hưởng của các biện
pháp xử lý gốc đến kảh năng tái sinh và sinh trưởng của mía tại Định Quán, Đồng Nai

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Thuý Liễu
Nội dung 1
“Đánh giá ảnh hưởng của các phương pháp tồn trữ sau thu hoạch đến năng suất
mía tại xã Phú Ngọc, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai“. Thời gian thực hiện đề tài
từ 15/02/2012 đến 30/03/2012. Thí nghiệm gồm 2 yếu tố, được bố trí theo kiểu khối
đầy đủ ngẫu nhiên RCBD (Randomized Complete Block Design). Gồm 3 phương
pháp mía sau khi thu hoạch được làm sạch và để trống ngoài ruộng (B1), mía sau khi
thu hoạch được làm sạch và có phủ kín lá mía (B2) và mía sau khi thu hoạch được làm
sạch, phun ướt và có phủ lá (B3) và tồn trữ ở 4 mức thời gian 0, 2, 4, 6 ngày. Thí
nghiệm được thực hiện trên 3 lần lặp lại.
Kết quả thu được cho thấy ở 3 phương pháp tồn trữ mía tham gia thí nghiệm
sau 6 ngày tồn trữ thì trọng lượng mía, độ tinh khiết, năng suất đường giảm và độ
Brix, độ Pol, đường trở và chữ đường tăng. Trong đó phương pháp míasau khi thu
hoạch được làm sạch, phun ướt và có phu lá có khả năng giữ đường tốt nhất sau 6
ngày rồi đến phương pháp tồn trữ mía sau khi thu hoạch được làm sạch và có phủ kín
lá mía (B2)
Nội dung 2
“Ảnh hưởng của các biện pháp xử lý gốc đến kảh năng tái sinh và sinh trưởng
của mía tại xã Phú Ngọc, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai“. Thí nghiệm được thực
hiện trên vụ gốc 1 tại Trại thực nghiệm sản xuất giống thuộc công ty cổ phần mía
đường La Ngà, xã Phú Ngọc, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, thời gian theo dõi từ
10/03/2012 đến 10/06/2012. Thí nghiệm được bố trí sẵn ở vụ mía gốc theo kiểu khối
đầy đủ ngẫu nhiên (Randomized Complete Block Design) gồm 4 nghiệm thức, tương
ứng với biện pháp xử lý gốc mía: NT1 cày xử lý, đốt lá (không bón phân hữu cơ),

iii


NT2 đốt lá và bón phân hữu cơ vi sinh, NT3 tủ lá, không bón phân hữu cơ vi sinh,
NT4 tủ lá và không bón phân hữu cơ vi sinh
Kết quả thu được cho thấy trong 4 biện pháp xử lý gốc mía tham gia thí nghiệm
có biện pháp tủ lá, không bón phân hữu cơ vi sinh (NT3) và biện pháp tủ lá và không
bón phân hữu cơ vi sinh (NT4) là có thời gian tái sinh, tỷ lệ nảy mầm, sức đẻ nhánh
hữu hiệu và mật độ cây vượt giống đối chứng.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ...................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
MỤC LỤC ................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... viiii
Chương 1 GIỚI THIỆU ............................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề. ............................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................ 2
1.3. Yêu cầu của đề tài ................................................................................................. 2
1.4. Giới hạn của đề tài ................................................................................................ 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................ 1
2.1. Nguồn gốc, xuất xứ của cây mía ........................................................................... 1
2.2. Đặc điểm thực vật học của cây mía ....................................................................... 1
2.2.1. Rễ mía................................................................................................................ 1
2.2.2. Thân mía ............................................................................................................ 1

2.2.3. Lá mía ................................................................................................................ 2
2.2.4. Hoa và hạt mía ................................................................................................... 2
2.3. Đặc điểm sinh thái của cây mía ............................................................................. 2
2.3.1. Khí hậu, thời tiết ................................................................................................ 2
2.3.1.1. Nhiệt độ .......................................................................................................... 2
2.3.1.2. Ánh sáng ......................................................................................................... 3
2.3.1.3. Lượng nước và ẩm độ đất. ............................................................................... 3
2.3.1.4. Gió và độ cao .................................................................................................. 3
2.3.2. Đất đai ............................................................................................................... 3
2.4. Phân loại…………………………………………………………………………...3

v


2.4.1. Loài mía nhiệt đới (Saccharum officinarum L.)………………………………..4
2.4.2. Loài mía Trung Quốc (Saccharum sinense Roxb Emend. Jesw)………………4
2.4.3. Loài mía Ấn Độ (Saccharum barberi Jesw)……………………………………4
2.4.4. Loài mía dại thân nhỏ (Saccharum spontaneum L.)………………………… 4
2.4.5. Loài mía dại thân to (Saccharum robustum Bround and Jesw)………………..4
2.5. Yêu cầu dinh dưỡng của cây mía........................................................................... 5
2.5.1. Đạm (N). ............................................................................................................ 5
2.5.2. Lân ( P). ............................................................................................................ 5
2.5.3. Kali (K). ............................................................................................................ 5
2.5.4. Canxi (Ca). ........................................................................................................ 5
2.5.5. Các chất vi lượng. ............................................................................................. 5
2.5.6. Phân hữu cơ vi sinh La Ngà .............................................................................. 6
2.5.6.1. Sử dụng ........................................................................................................... 6
2.5.6.2. Tác dụng ......................................................................................................... 6
2.5.6.3. Bảo quản ......................................................................................................... 6
2.4.6.4. Hàm lượng ...................................................................................................... 6

2.6. Tình hình nghiên cứu giống mía trên thế giới ........................................................ 7
2.7. Tình hình nghiên cứu giống mía trong nước .......................................................... 8
2.8. Giá trị kinh tế của cây mía .................................................................................. 11
2.9. Đặc điểm các giống mía khảo sát ........................................................................ 12
2.9.1. Giống mía VN84-4137 ..................................................................................... 12
2.9.2. Giống mía LK92-11 ......................................................................................... 12
2.10. Kỹ thuật để mía gốc .......................................................................................... 12
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 15
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 15
3.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 15
3.3. Điều kiện thí nghiệm ........................................................................................... 15
3.3.1. Điều kiện đất đai .............................................................................................. 15
3.3.2. Điều kiện khí hậu ............................................................................................ 16
3.4. Phương pháp ....................................................................................................... 16
vi


3.4.1. Nội dung 1 ....................................................................................................... 16
3.4.2. Nội dung 2 ....................................................................................................... 18
3.5. Xử lý số liệu. ...................................................................................................... 19
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................... 20
4.1. Nội dung 1: ......................................................................................................... 20
4.1.1. Trọng lượng cây ............................................................................................... 20
4.1.2. Năng suất mía thực thu..................................................................................... 21
4.1.3. Độ Brix ( Bx) ................................................................................................... 22
4.1.4. Độ Pol .............................................................................................................. 23
4.1.5. Độ tinh khiết (AP) ............................................................................................ 24
4.1.6. Đường trở (RS) ................................................................................................ 25
4.1.7. Chữ đường (CCS) ............................................................................................ 26
4.1.8. Năng suất đường .............................................................................................. 27

4.2. Nội dung 2. ......................................................................................................... 29
4.2.1. Thời gian tái sinh ............................................................................................. 29
4.2.2. Tỷ lệ tái sinh chồi gốc ...................................................................................... 29
4.2.3. Sức đẻ nhánh hữu hiệu ..................................................................................... 30
4.2.4. Mật độ cây ....................................................................................................... 31
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................... 33
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 33
5.1.1. Nội dung 1 ....................................................................................................... 33
5.1.2. Nội dung 2 ....................................................................................................... 34
5.2. Đề nghị ............................................................................................................... 34
5.2.1. Nội dung 1. ...................................................................................................... 34
5.2.2. Nội dung 2 ....................................................................................................... 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 35
Phụ lục 1: Một số hình ảnh thí nghiệm ....................................................................... 36
Phụ lục 2: Kết quả phân tích thống kê ........................................................................ 39

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Kết quả phân tích đất nơi thí nghiệm ........................................................ 15
Bảng 3.2: Các yếu tố khí hậu, thời tiết qua các tháng trong thời gian thí nghiệm. .... 16
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của thời gian thu hoạch đến trọng lượng cây của các nghiệm
thức mía tham gia thí nghiệm ở 4 mức thời gian (kg/cây) .......................................... 20
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của thời gian sau thu hoạch đến năng suất mía thực thu của các
nghiệm thức mía tham gia thí nghiệm (kg/NT) ......................................................... 22
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của thời gian sau thu hoạch đến độ Brix (%) của các nghiệm
thức mía tham gia thí nghiệm .................................................................................... 23
Bảng 4.4: Ảnh hưởng thời gian sau thu hoạch đến độ Pol (%) của các nghiệm thức

mía tham gia thí nghiệm ............................................................................................ 24
Bảng 4.5: Ảnh hưởng thời gian sau thu hoạch đến độ tinh khiết AP (%) của các
nghiệm thức mía tham gia thí nghiệm ....................................................................... 25
Bảng 4.6: Ảnh hưởng thời gian sau thu hoạch đến đường trở RS (%) của 3 nghiệm
thức mía tham gia thí nghiệm .................................................................................... 26
Bảng 4.7: Ảnh hưởng thời gian sau thu hoạch đến chữ đường CCS (%) của 3 nghiệm
thức mía tham gia thí nghiệm .................................................................................... 27
Bảng 4.8: Ảnh hưởng thời gian sau thu hoạch đến năng suất đường của các nghiệm
thức mía tham gia thí nghiệm (kg/NT) ...................................................................... 28
Bảng 4.9: Kết quả so sánh thời gian tái sinh của các nghiệm thức mía tham gia thí
nghiệm trong tháng 04/2012 được tổng hợp trình bày .............................................. 29
Bảng 4.10: Kết quả so sánh tỷ lệ tái sinh chồi gốc của các nghiệm thức mía tham gia
thí nghiệm được tổng hợp và trình bày ....................................................................... 30
Bảng 4.11: Kết quả so sánh sức đẻ nhánh hữu hiệu của 4 nghiệm thức trong tháng
04/2012 được tổng hợp và trình bày .......................................................................... 31
Bảng 4.12: Kết quả so sánh mật độ cây của 4 nghiệm thức qua 4 thời điểm được tổng
hợp và trình bày ( cây/ NT) ........................................................................................ 32

viii


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề.
Cây mía là một trong những cây công nghiệp quan trọng của nhiều nước vùng
Nhiệt đới và Á nhiệt đới, tập trung trong phạm vi từ vĩ độ 300 Nam đến 300 Bắc. Là
nguyên liệu của công nghiệp đường và nhiều ngành công nghiệp khác, có giá trị sử
dụng tổng hợp cao. Hiện nay, hơn 60% sản lượng đường trên thế giới được sản xuất từ
nguyên liệu là cây mía.
Ở nước ta, mía là nguyên liệu chính để làm đường. Lịch sử trồng mía ở Việt Nam

đã có từ lâu đời; cây mía và đường thủ công của ta đã từng được sử dụng làm cống
phẩm cho các triều đình phong kiến phương Bắc trước đây và là mặt hàng khuyến
khích xuất khẩu được miễn thuế của triều đình các chúa Nguyễn sau này. Ngày nay,
mía được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và ở Miền Trung. Cây mía
là một trong những loại cây trồng có hiệu quả khá ổn định trong cơ cấu nông nghiệp ở
vùng Đông Nam Bộ; trong đó, huyện Định Quán là vùng trọng điểm sản xuất mía của
tỉnh Đồng Nai.
Triển vọng phát triển cây mía ở huyện Định Quán-Đồng Nai là rất lớn. Người
dân có nhiều kinh nghiệm về việc trồng và chăm sóc mía, mía có phẩm chất tốt và ổn
định nên được tiêu thụ thuận lợi. Sản xuất cây mía tại huyện Định Quán rất phù hợp
với những quy mô kinh tế hộ gia đình, phần nào giải quyết công ăn việc làm cho một
lượng lớn lao động nông nghiệp ở địa phương, góp phần nâng cao đời sống kinh tế của
người dân ngày càng được cải thiện.
Việc sử dụng các biện pháp xử lý gốc và phương pháp tồn trữ ảnh hưởng đến
năng suất, phẩm chất mía. Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng các biện pháp xử lý gốc
và các phương pháp tồn trữ trên mía của hộ nông dân thiếu kinh nghiệm đã ảnh hưởng
không nhỏ đến năng suất, phẩm chất, cũng như khả năng tái sinh và sinh trưởng của
mía. Do đó, để tăng năng suất và sản lượng, cũng như khả năng tái sinh và sinh trưởng
1


của mía có hiệu quả cao cần phải có biện pháp xử lý gốc, tồn trữ sau thu hoạch hợp lý
cũng như chế độ chăm sóc thích hợp và biện pháp quản lý chặt chẽ. Xuất phát từ thực
tế đó, được sự phân công của Khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm Thành phố
Hồ Chí Minh, đề tài “Ảnh hưởng của các phương pháp tồn trữ sau thu hoạch đến
năng suất, phẩm chất mía và ảnh hưởng của các biện pháp xử lý gốc đến khả năng tái
sinh và sinh trưởng của mía tại huyện Định Quán - Đồng Nai” nhằm thấy rõ những
vấn đề tồn tại trong việc xử lý gốc và tồn trữ sau thu hoạch của cây mía tại địa
phương.
1.2. Mục tiêu của đề tài

Xác định phương pháp tồn trữ mang lại hiệu quả cao về năng suất, phẩm chất của
giống mía tại công ty mía La Ngà
Sơ bộ chọn ra biện pháp xử lý gốc thích hợp nhất để thay thế cho các biện pháp
cũ, nhằm tăng khả năng tái sinh và sinh trưởng của cây mía tại công ty mía La Ngà
1.3. Yêu cầu của đề tài
Theo dõi, quan trắc các chỉ tiêu: năng suất thực thu, độ Brix (Bx), Pol, tỉ lệ
xơ (F) , độ tinh khiết (AP), đường trở (Rs), chữ đường (CCS) ở thí nghiệm 1
Theo dõi, quan trắc các chỉ tiêu: thời gian tái sinh, tỷ lệ tái sinh chồi gốc, số cây
mẹ, mật độ cây qua các thời điểm ở thí nghiệm 2
1.4. Giới hạn của đề tài
Thực hiện trên cơ sở các lô mía đã được trồng sẵn nên chỉ theo dõi được các chỉ
tiêu từ thời kỳ mía nảy mầm đến đầu thời kỳ vươn lóng.
Chỉ tiến hành trên giống mía: LK-921 ở thí nghiệm 1 và giống mía VN844137 ở thí nghiệm 2
Thời gian thực hiện đề tài từ 02/2012 đến 06/2012

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc, xuất xứ của cây mía
Cây mía Saccharum officinarum L., thuộc ngành có hạt (Spermatophyta), lớp một
lá mầm (Monocotyledneae), họ hòa thảo (Graminaea). Cây mía xuất hiện ở phía Đông
Indonexia, phía Nam Thái Bình Dương ở đảo Newguinea.
Cây mía xuất hiện cách đây 17000 năm lúc lục địa Châu Úc dính liền, và được
thuần hoá từ 8000 năm trước công nguyên ở đảo Newguinea bởi những người làm
vườn từ thời kỳ đồ đá mới, sau đó dần dần lan truyền đến Trung Quốc, Ấn Độ và các
đảo ở Thái Bình Dương.
Cây mía được trồng ở các nước vùng Địa Trung Hải vào khoảng đầu thế kỷ 13.
Các nước thuộc Châu Mỹ trồng mía muộn hơn vào cuối thế kỷ 15, đầu tiên trồng ở

Santo Domingo, sau đó tới Mêhicô (1502), Brazin (1532), Pêru (1533), Cuba (1650).
Trong thế kỷ 16, đường mía là một nguồn hàng quan trọng trao đổi giữa các nước
Nam Mỹ với thị trường Châu Âu.
2.2. Đặc điểm thực vật học của cây mía
2.2.1. Rễ mía
Cây mía có 2 loại rễ là rễ sơ sinh và rễ thứ sinh:
- Rễ sơ sinh (rễ hom) mọc ra từ đai rễ của hom trồng.
- Rễ thứ sinh (rễ cây) là rễ chính, giữ cho cây mía không bị đỗ ngã.
Rễ mía thuộc loại rễ chùm, ăn nông, tập trung ở tầng đất mặt 30-40cm, rộng 4060 cm.
2.2.2. Thân mía
Ở cây mía, thân là đối tượng thu hoạch. Thân cây mía mọc thành bụi, có dáng
mọc khác nhau tùy giống, tuổi cây và điều kiện trồng trọt.

1


Thân cây mía cao trung bình 2-3 m, một số giống có thể cao 4-5m. Thân mía
được hình thành bởi nhiều lóng (đốt) hợp lại.
Chiều dài mỗi lóng từ 15-20 cm, trên mỗi lóng gồm có mắt mía (mắt mầm), đai
sinh trưởng, đai rễ, sẹo lá. Khi thu hoạch có từ 20-30 lóng, chiều dài mỗi lóng từ 1520 cm (tùy điều kiện khí hậu, dinh dưỡng và đặc tính từng giống)
2.2.3. Lá mía
Lá mía thuộc loại lá đơn gồm phiến lá, bẹ lá và gối lá. Phiến lá dài trung bình từ
1.0-1.5m có một gân chính tương đối lớn. Bẹ lá rộng, ôm kín thân mía, có nhiều lông.
Nối giữa bẹ và phiến lá là đai dày cổ lá. Ngoài ra còn có lá thìa , tai lá… (các đặc
điểm của lá cũng khác nhau tùy thuộc vào giống mía).
2.2.4. Hoa và hạt mía
Hoa mía (còn gọi là bông cờ): mọc thành chùm xuất hiện khi cây mía chuyển
sang giai đoạn sinh thực. Mỗi hoa có hình chiếc quạt mở, gồm cả nhị đực và nhụy cái,
khả năng tự thụ rất cao. Cây mía có giống ra nhiều hoa, có giống ra ít hoa hoặc không
ra hoa. Khi ra hoa cây mía bị rỗng ruột và giảm năng suất và phẩm chất của mía nên

trong sản xuất người ta thường trồng những giống mía ít ra hoa hoặc hạn chế sự ra hoa
của chúng.
Hạt mía: Hình thành từ bầu nhụy cái giống như một chiéc váy nhỏ, hình thoi và
nhẵn, dài khoảng 1-1.2mm. Trong hạt có phôi và có thể nảy mầm thành cây mía con,
dùng trong công tác lai tạo tuyển chọn giống, không dùng trong sản xuất.Cây mía từ
khi nảy mầm đến thu hoạch kéo dài trong khoảng 8-10 tháng tuỳ điều kiện thời tiết
và giống mía. (Song Dự và Nguyễn Thi Qúy Mùi, 1997).
2.3. Đặc điểm sinh thái của cây mía
2.3.1. Khí hậu, thời tiết
2.3.1.1. Nhiệt độ
Thích hợp trong phạm vi 20-250C. Thời kỳ đầu, từ khi đặt hom đến mọc mầm
thành cây con, nhiệt độ thích hợp từ 20-250C. Thời kỳ đẻ nhánh (cây có 6-9 lá), nhiệt
độ thích hợp 20-300C. Ở thời kỳ mía làm dóng vươn cao, yêu cầu nhiệt độ cao hơn để
tăng cường quang hợp, tốt nhất là 30-320C.
2


2.3.1.2. Ánh sáng
Rất cần cho sự quang hợp để tạo đường cho cây mía. Trong suốt chu kỳ sinh
trưởng, cây mía cần khoảng 2.000 – 3.000 giờ chiếu sáng, tối thiểu cũng 1.200 giờ trở
lên.
2.3.1.3. Lượng nước và ẩm độ đất.
Lượng mưa thích hợp 1.500 – 2.000 mm/năm, phân bố trong khoảng thời gian từ
8-10 tháng, từ khi cây mía mọc mầm đến thu hoạch. Thời kỳ cây mía làm dóng vươn
cao rất cần nhiều nước, ẩm độ thích hợp khoảng 70-80%, ở các thời kỳ khác cần ẩm độ
65-70%.
2.3.1.4. Gió và độ cao
Cây mía sợ gió mạnh và khô. Giới hạn về độ cao nơi trồng mía so với mặt biển ở
vùng xích đạo là 1600 m, ở vùng nhiệt đới là 700 – 800 m.
2.3.2. Đất đai

Cây mía thích hợp ở loại đất tơi xốp, tầng đất mặt sâu, giữ ẩm tốt và dễ thoát
nước. Các loại đất như sét nặng, chua, mặn, bị ngập úng hoặc thoát nước kém đều
không thích hợp cho cây mía sinh trưởng và phát triển. Thực tế cho thấy, ở nước ta,
cây mía được trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất chua phèn ở đồng bằng Sông
Cửu Long, đất đồi gò ở trung du Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Đông Nam bộ. Tuy nhiên ở
những vùng này ruộng trồng mía cần đạt những yêu cầu cơ bản, nhất là độ sâu tầng đất
mặt và thoát nước. Nếu đất nghèo dinh dưỡng hoặc chua phèn thì cần bón phân đầy đủ
và có biện pháp cải tạo đất.
2.4. Phân loại
Giới: Thực vật (Plant)
Ngành: Thực vật có hạt (Spermatophyta)
Phân ngành: Thực vật có hoa
Lớp: Một lá mầm (Monocotyledons)
Bộ: Cói (Cyperales)
Họ: Hòa thảo (Poaceae)
3


Chi: Saccharum
2.4.1. Loài mía nhiệt đới (Saccharum officinarum L.)
Nguồn gốc ở các đảo nam Thái Bình Dương (New Guinea), hiện nay chỉ tìm
thấy ở dạng mía trồng.Thân to, lóng hình trụ hoặc chóp cụt, lá rộng, thân nhiều màu
sắc khác nhau, không hoặc ít ra hoa
Tỷ lệ xơ thấp, đường cao, không ra hoa hoặc ra hoa rất ít. Khả năng tái sinh
mạnh, thích hợp với khí hậu nhiệt đới, ở điều kiện đất tốt, khí hậu thuận lợi lòai mía
này đạt năng suất rất cao. Nhược điểm của loài này là chống hạn, chống rét yếu,
chống chịu kém với sâu bệnh nhất là bệnh ở rễ, tuy nhiên ít mẩn cảm với bệnh than.
2.4.2. Loài mía Trung Quốc (Saccharum sinense Roxb Emend. Jesw)
Có nguồn gốc ở Trung Quốc, Ấn Độ, Mianmar, bắc Việt Nam. Thân nhỏ, lóng
hình ống chỉ, phiến lá rũ, đẻ khỏe, để gốc tốt. Cây mọc khỏe, thích ứng cao, chín

sớm, nhiều xơ, hàm lượng đường trung bình, nhiễm một số bệnh như thối đỏ ruột,
sọc đỏ, bệnh than nhưng có khả năng chống chịu với bệnh gôm, bệnh Mosaic.
2.4.3. Loài mía Ấn Độ (Saccharum barberi Jesw)
Có nguồn gốc ở phía bắc Ấn Độ. Thân nhỏ, lóng hình trụ màu xanh hoặc vàng.
Tỷ lệ xơ cao, đường trung bình, chín sớm, thích ứng cao, đẻ nhánh nhiều khả năng
tái sinh mạnh. Khả năng kháng sâu bệnh cao nhưng mẫn cảm với bệnh than. Thích
hợp ở vùng á nhiệt đới và ôn đới. Hiện nay loài này là vật liệu chọn giống quan
trọng.
2.4.4. Loài mía dại thân nhỏ (Saccharum spontaneum L.)
Mọc dã sinh từ sườn núi Himalaya đến nam Ấn Độ. Loài mía này bao gồm
nhiều loại hình khác nhau: thân nhỏ, vỏ cứng, nhiều xơ, đường rất thấp. Tính thích
ứng rộng. Sức sinh trưởng rất mạnh, đẻ khỏe. Chống bệnh Sereh, thối rễ, chảy gôm
và vằn lá. Nhiễm bệnh than, sọc đỏ và đốm lá
2.4.5. Loài mía dại thân to (Saccharum robustum Bround and Jesw)
Mọc dã sinh ở vùng nhiệt đới, ở Tân Ghinê. Cây cao, to trung bình, lá rộng
trung bình, hàm lượng đường thấp, thích ứng rộng, sức sinh trưởng khỏe. Có sức
4


sống mạnh, chống sâu đục thân, chống gió, để gốc tốt nhưng dể nhiễm bệnh vằn lá,
thối rễ.
2.5. Yêu cầu dinh dưỡng của cây mía
2.5.1. Đạm (N).
Là yếu tố rất quan trọng giúp cây lớn nhanh, đâm nhiều nhánh, tốc độ làm lóng
và vươn cao nhanh, năng suất cao. Trung bình 1 tấn mía tơ cần 1 kg N và một tấn
mía để gốc cần 1.25 kg N.
2.5.2. Lân ( P).
Lân giúp bộ rễ phát triển để hấp thu nước và chất dinh dưỡng, tăng khả năng
chịu hạn, giữ sự cân đối giữa đạm và kali nên giúp cây phát triển khỏe mạnh, tăng
năng suất và chất lượng mía. Đối với công nghiệp chế biến đường, bón đủ lân sẽ giúp

quá trình lắng trong nước mía và kết tinh đường thuận lợi. Thiếu lân bộ rễ phát triển
kém, đẻ nhánh ít, than lá nhỏ, cây cằn cỗi. Phần lớn đất trồng mía ở nước ta đều thiếu
lân, nhất là vùng Đông Nam Bộ và Trung Du Phía Bắc, do đó chú ý bón phân lân đầy
đủ. Để có 1 tấn mía cây cần bón thêm 1,3 kg P2O5.
2.5.3. Kali (K).
Là nguyên tố dinh dưỡng cây cần nhiều nhất. Để tạo ra 1 tấn mía cây cần
2,75kg K2O. Kali có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp tạo ra đường. Đủ
kali, cây mía cứng cáp, không bị đổ ngã, ít sâu bệnh, chin sớm và tăng tỷ lệ đường.
2.5.4. Canxi (Ca).
Canxi làm giảm độ chua trong đất, cải thiện tính chất vật lý của đất, giúp sự
phân giải chất hữu cơ và hoạt động của vi sinh vật đất được tốt hơn, tạo điều kiện
cho cây mía hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả hơn. Các vùng đất trồng mía của nước
ta thường bị chua nên cần phải bón thêm vôi.
2.5.5. Các chất vi lượng.
Bao gồm các nguyên tố như magiê (Mg), sắt (Fe), mangan (Mn), kẽm (Zn),
đồng ( Cu)…. Tuy cần ở số lượng ít nhưng rât quan trọng đối với quá trình sinh
trưởng và phát triển cũng như chất lượng của cây mía. Đất ở nước ta do trồng lâu đời
lại không chú ý bón bổ sung chất vi lượng nên thường bị thiếu. nhiều thí nghiệm ở 1
5


số vùng cho thấy, nếu bón bổ sung chất vi lượng đều có tác dụng tăng năng suất và
chất lượng mía rõ rệt
2.5.6. Phân hữu cơ vi sinh La Ngà
2.5.6.1. Sử dụng
+ Từ 3-5 tấn trên 1 ha
+ Bón lót hoặc bón đốn rễ, bón khi đất đủ độ ẩm rạch rãnh bón vãi, ngay khi
trời nắng bón kết hợp tưới nước
+ Không bón vãi trên đất khi trời nắng làm phân bốc hơi và cháy lá, hư cây,
giảm hiệu quả sử dụng

2.5.6.2. Tác dụng
+ Chuyên cho cây mía
+ Cải tạo đất và tăng độ phì nhiêu cho đất giúp cây trồng hấp thụ tốt khi bón
nhiều phân khoáng
+ Không gây ô nhiễm môi trường
+ Giúp cây trồng phát triển đều, kháng bệnh tốt, năng xuất cao, ổn định
2.5.6.3. Bảo quản
Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt, che phủ khi vận chuyển, tránh tiếp
xúc trực tiếp với ánh nắng
2.5.6.4. Hàm lượng
+ Độ ẩm

≤ 30%

+ Hàm lượng chất hữu cơ

≥ 15%

+ Hàm lượng axit humic

≥ 2.5%

+ VSV phân giải xeniullic

≥1x

CFU/g

+ VSV phân giải lân


≥1x

CFU/g

+ VSV cố định đạm

≥1x

CFU/g

+ Các chất trung lượng Ca, Mg, S, Si

≥ 10%

+ Các chất vi lượng Cu, Zn, Fe, Mn, Bo

≥ 0.2%

6


2.6. Tình hình nghiên cứu giống mía trên thế giới
Trong sản suất mía đường, yếu tố mía đóng vai trò hết sức quan trọng. Nếu xét
về quá trình phát triển giống mía, hầu hết các nước sản xuất mía đường tiên tiến trên
thế giới đều trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn đầu không chủ động được giống, chủ yếu
phải sử dụng các giống mía địa phương hoặc nhập nội từ nước ngoài; giai đoạn thứ hai
bắt đầu tự lai tạo ra các giống mía lai và chủ động được một phần giống, nhưng vẫn
phải sử dụng cả các giống lai tạo trong nước và giống nhập nội từ nước ngoài; cuối
cùng là giai đoạn thứ ba, chủ động được hoàn toàn khâu giống, hầu như chỉ sử dụng
các giống mía tự lai tạo trong nước, việc nhập nội giống từ nước ngoài chủ yếu thông

qua con đường trao đổi nguồn gen để làm phong phú thêm nguồn gen phục vụ cho
công tác lai tạo.
Ngành mía đường thế giới rất xem trọng công tác nghiên cứu khoa học và
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là công tác lai tạo và tuyển chọn các giống mía
lai bản địa. trên thế giới có 1 số trung tâm lai tạo giống lớn ở các nước như: Indonesia,
Ở Đài Loan, Nam Phi, Cuba, Úc
Ở Indonesia, Trại lai tạo giống ở đảo Java được thành lập từ 1889, còn công tác
lai tạo giống mía được bắt đầu từ 1893 đến 1921, trong giai đoạn này Trại đã chọn tạo
được giống POJ2878 có khả năng kháng bệnh khảm vi rút Mosaic, năng suất cao, chất
lượng tốt trồng thay thế cho các giống cũ cho đến năm 1930, giúp đưa năng suất kai1 ở
Java tăng lên 30% so với trước khi có giống mía này. Ngoài vùng Jav, giống mía
POJ2878 còn được trồng ở nhiều nước khác trên thế giới và là một giống mía rất nổi
tiếng trong lịch sử lai tạo giống mía của thế giới.
Ở Đài Loan, công tác nghiên cứu thí nghiệm mía bắt đầu từ 1900 với việc thành
lập vườn thí nghiệm mía đầu tiên. Đến năm 1906 vườn thí nghiệm mía được đổi tên
thành Nông Trại thí nghiệm mía và đến năm 1973 thì thành lập nên Viện
Nghiên cứu Mía Đường Đài Loan. Từ năm 1995 cho đến 2005, Viện đã chọn tạo
và phóng thích ra sản xuất được 64 giống mía mới có ký hiệu từ F135 đến F178 và từ
ROC 1 đến ROC 27. Những giống mía này hiện vẫn đang được trồng phổ biến tại
nhiều vùng trồng mía của Trung Quốc và một số nước khác trong khu vực Đông Nam
Á, trong đó có cả Việt Nam.
7


Trại thí nghiệm mía Nam Phi thành lập từ 1925, trong giai đoạn đầu phát triển
Trại chủ yếu thực hiện được công đoạn chọn dòng từ nguồn hạt lai do Ấn Độ cung cấp
và đã tuyển chọn được các giống mía NCo (viết tắt của tên 2 địa điểm Natal –nơi
tuyển chọn và Coimbatore – nơi lai tạo) như giống NCo310 (1947), NCo376 (1955),…
sau đó Trại được đổi tên thành Viện Nghiên cứu Mía Đường Nam Phi vàđã tự lai tạo
và tuyển chọn được các giống mía lai của chính mình như N11, N12, N14, N41,… đến

nay, gần như 100% diện tích mía ở Nam Phi đều trồng các giống mía N do chính họ
lai tạo.
Ở Cuba, với Viện Nghiên cứu Mía Đường Quốc gia Cuba thành lập từ 1909 và
cùng 9 Trại vùng đã lai tạo và tuyển chọn được nhiều giống mía mới có ký hiệu là C,
My, Ja. Hiện nay 100% diện tích trồng mía ở Cuba đều sử dụng các giống mía lai tạo
và tuyển chọn trong nước, cụ thể cho từng vùng sinh thái và điều kiện canh tác của
từng vùng, cũng như theo các yêu cầu riêng của công nghiệp chế biến (sản xuất đường,
cồn nhiên liệu).
Ở Úc, Trung tâm nghiên cứu mía ở Queensland được thành lập từ năm 1900 với
5 Trại vùng (sau này tăng lên thành 17 trại). Năm 1951 Trung tâm được đổi tên thành
Cục điều hành các trại nghiên cứu mía đường (BSES). Vào tháng 8/2003, Hội đồng
bang Queensland đã quyết định và cho phép chuyển Cục điều hành các trại nghiên cứu
mía đường (Bureau of Sugar Experiment Stations to BSES Limited) thành BSES
limited, một tổ chức thuộc sở hữu độc quyền của những người trồng mía và các nhà
máy đường Australia. Từ khi thành lập đến nay, BSES đã lai tạo và tuyển chọn được
hàng chục các giống mía tốt mới có ký hiệu là Q (chữ cái đầu của từ Queensland). Từ
chỗ chỉ có 32% diện tích mía ở Úc được trồng bởi các giống mía Q vào năm 1950,
năm 1973 tỷ lệ này dần dần được tăng lên 63% và 98% vào năm 2001, góp phần đưa
năng suất mía bình quân của Úc tăng 29,3%, từ mức 62,16 tấn/ha vào năm 1961 lên
đạt 80,39 tấn/ha vào năm 2009.
2.7. Tình hình nghiên cứu giống mía trong nước
Cây mía đã được trồng ở nước ta từ lâu đời và ngành chế biến các sản phẩm
đường thủ công truyền thống củng đã xuất hiện từ rất sớm. Tuy nhiên tình hình sản
xuất mía đường ở nước ta từ trước đến nay phát triển rất kém, không ổn định, nguyên
8


nhân cơ bản là do năng suất mía còn thấp, chất lượng mía chưa cao. Trong đó vấn đề
kỹ thuật là chưa có xác định được cơ cấu giống hợp tốt, chưa có quy trình canh tác
mía hợp lí, chưa phát huy hết khả năng của các giống tổt trong các điều kiện sản xuất

mía cụ thể ở từng địa phương. Vì thế nhu cầu nhập nội các giống mia đưa vào sản
xuất ở từng địa phương được xem là việc quan trọng hàng đầu. Trong các thành quả
về công tác nghiên cứu, tuyển chọn giống mía tốt được chia thành các thời kỳ chính:
Trước cách mạng tháng Tám
Trong thời kỳ Pháp thuộc (1884-1945) đã bắt đầu nhập nội các giống mía lia
của Indonesia (POJ), Ấn Độ (CO) có năng suất cao, tỷ lệ đường cao, thích nghi tốt
với các vùng trồng mía ở duyên hải miền Trung và Nam Bộ. Một số giống mía tốt
được nhập trong thời kỳ này: POJ3016, POJ2878, CO290, …
Từ năm 1945 – 1975
Các giống mía trồng ở các vùng nguyên liệu lúc đầu chủ yếu là các giống từ
thời kỷ trước để lại như: POJ3016, POJ2878, CO290.
Từ năm 1958, ở miền Bắc đã nhập nội nhiều giống mía từ Trung Quốc như
CO419, CO300, CP49-50, F108, F134, CP34-120. Giống F134 dần dần thay thế các
giống POJ . Ở miền Nam, từ năm 1954-1973 đã nhập ồ ạt các giống nước ngoài về
khảo nghiệm, so sánh để xác định các giống tốt thích hợp cho các vùng nguyên liệu
như các giống: NCO310, H39-3633, B37-172, F146, CO715, CO775, COMUS,
F154, F156, F157,…
Từ năm 1975 – 2000
Ở miền Bắc đã đưa các giống sản xuất mía mới như My55-14, F156, VĐ54143, JA605 bổ sung cho các giống mía cũ thời kỳ trước để lại. Ở miền Nam, viện
nghiên cứu mía đường Bến Cát – Bình Dương được thành lập năm 1977, qua nhiều
năm nghiên cứu về giống (1977-2000) đã tuyển chọn và đưa ra một số giống mía tốt
có năng xuất cao, phẩm chất tốt để đưa vào phục vụ sản xuất cho vùng nguyên liệu
trong cả nước như: F156, My55-14, ROC1, ROC9, ROC10, VN84-1427, VN84-442,
VN85-1859, DLM24,…

9


Từ năm 2000 đến nay
Trong thời kỳ này đã nhập theo nhóm giống mía trên thới giới, qua các đề tài

nghiên cứu về giống và các dự án phát triển sản xuất nhân giống mía (2000-2005) đã
có 40 giống mía được công nhận thay thế hoặc tạm thời đưa vào các vung sinh thái:
Vùng mía Bắc Bộ: QĐ11, QĐ15, ROC10, ROC16, My55-14, C87-58, C75-386
Vùng mía Bắc Trung Bộ: VM62-02, CO419, QĐ12, QĐ15, QĐ17, ROC10,
ROC16, ROC18, ROC20, R570, My55-14
Vùng mía Tây Nguyên VN84-1437, VĐ79-177, ROC10, VĐ81-3254, VN851859, VĐ63-237, My55-14
Vùng mía Nam Trung Bộ: VĐ81-3254, ROC10, ROC16, VĐ86-368, VN851859, F156, CO475, VN65-65, My55-14
Vùng mía Đông Nam Bộ: VN84-1437, VN84-42, ROC10, ROC16, QĐ15,
CO475, K84-200, My55-14, DLM24, R570, R579, VĐ86-368, VĐ85-1859, VN851427.
Vùng mía Tây Nam Bộ: VN84-1437, VN84-422, VN85-1859, VN85-1427,
CO775, QĐ11, My55-14, VĐ86-368, DLM24, ROC9, C86-456.
Từ năm 2007 Trung tâm nghiên cứu mía đường Bến Cát đã có quyết định đột phá
là chuyển toàn bộ các các giống bố mẹ của các tổ hợp lai năm 2008 lên trồng ở độ cao
trên > 800 m so với mực nước biển của tỉnh Lâm Đồng theo đúng yêu cầu về độ cao
đối với vĩ độ vùng miền Nam Việt Nam, song song với việc tiếp tục đầu tư xây dựng
hệ thống nhà xử lý ra hoa nhân tạo – lai tạo – dưỡng cờ thu hạt tại vùng Bến Cát. Đến
nay, sau 03 vụ lai tạo từ 2008-2010, có thể khẳng định được rằng đó là một quyết định
hết sức đúng đắn, bởi số lượng cặp lai thực hiện được hàng năm của Trung tâm đã tăng
lên gần 10 lần so với trước đây khi còn lai tạo tại Bến Cát, mặc dù quy mô thực hiện
ban đầu tại Lâm Đồng còn rất nhỏ, chỉ với 32 giống bố mẹ trồng trên diện tích 1.000
m2). Tỷ lệ cây giống bố mẹ trổ cờ hàng năm đạt từ 80-100% (so với điểm Bến Cát có
nhiều năm tỷ lệ này là 0%). Đặc biệt là tỷ lệ hạt lai mọc mầm rất cao, đạt trên 90% so
với khoảng dưới 5% của những cặp lai thực hiện tại Bến Cát, dẫn tới số lượng cây con
lai (hay dòng lai mới) đạt được hàng năm đã tăng lên trên 100 lần. Đây là nguồn vật
liệu ban đầu rất quý phục vụ cho quá trình tuyển chọn dòng lai tiếp theo. Từ đây chắc
10


chắn sẽ có nhiều giống mía VN tốt mới ra đời, hàng năm phóng thích ra sản xuất như
nhiều nước khác, dần dần thay thế các giống mía nhập nội từ nước ngoài.

Thực hiện bản ghi nhớ hợp tác song phương giữa Trung tâm Nghiên cứu và Phát
triển Mía Đường (Việt Nam) với Viện Nghiên cứu Mía Đường Quốc Gia (Cuba) và
Viện Nghiên cứu Mía Đường Vân Nam (Trung Quốc), vào tháng 12/2011, Trung tâm
đã tiến hành trao đổi và nhập nội thành công 10 giống mía của Cuba gồm: C86-406,
C89-161, C91-522, C92-203, C92-524, C93-540, C94-504, C97-445, C98-128 và
C99-129. Đây đều là các giống mía tốt mới của Cuba, có tiền năng cho năng suất, chất
lượng cao, tự bong lá, ít hoặc không trổ cờ, khả năng mọc mầm và tái sinh tốt. Đồng
thời, Trung tâm cũng đã tiến hành trao đổi và nhập nội thành công 06 giống mía tốt
mới của Trung Quốc bao gồm: CYZ 02-258, CYZ 03-332, CYZ 02-2332, CYZ 03103, CYZ 04-241 và CYZ 05-226. Đây là 06 giống mía ưu tú do Viện Nghiên cứu Mía
Đường Vân Nam (Trung Quốc) lai tạo và tuyển chọn trong thời gian gần đây, chúng
đều có khả năng sinh trưởng nhanh, tiềm năng cho năng suất rất cao, chất lượng tốt,
chịu hạn và ít trổ cờ. Hiện nay tất cả các giống mía này đang được theo dõi, đánh giá ở
giai đoạn nhà lưới, sau đó chúng sẽ được nhân nhanh để đưa vào các thí nghiệm so
sánh và là vật liệu khởi đầu phục vụ công tác lai tạo giống mía mới tại Trung tâm và
Cơ sở Lai tạo giống mía trực thuộc Trung tâm tại tỉnh Lâm Đồng.
2.8. Giá trị kinh tế của cây mía
Sản phẩm chính của cây mía là đường được lấy từ thân cây. Đường là một loại
thực phẩm có nhiều công dụng như làm bánh kẹo các loại, làm nước giải khát, uống
chè, cà phê hoặc làm tăng hương vị của các loại thực phẩm khác.
Về giá trị dinh dưỡng đường mía là nguồn năng lượng quan trọng, 1kg đường
cung cấp năng lượng tương đương giá trị của các chất bột khác. Đường cung cấp trên
10% nhu cầu năng lượng của cộng đồng.
Ngoài đường là sản phẩm chính của công nghiệp đường ra còn có những phụ
phẩm quan trọng như bã mía, mật rỉ, bùn lọc có thể sử dụng, chế biến những sản phẩm
có giá trị cao hơn 2 – 3 lần so với sản phẩm chính.
Trong sản xuất nông nghiệp, mía là cây trồng có khả năng đưa lại hiệu quả
kinh tế cao vì đây là loại cây trồng có tính thích ứng cao, có sinh khối lớn nhờ khả
11



năng quang hợp mạnh, năng suất cao và ổn định, lại có thể giữ gốc nhiều năm. (Song
Dự và Nguyễn Thi Qúy Mùi, 1997).
2.9. Đặc điểm các giống mía khảo sát
2.9.1. Giống mía VN84-4137
- Nguồn gốc: là giống mía do Viện Nghiên Cứu Mía Đường Bến Cát lai tạo năm
1984.
- Đặc điểm hình thái: Thân to trung bình, phát triển thẳng, lóng hình chùy ngược,
vỏ màu xanh ẩn tím. Mắt mầm hình tròn hoặc hình hến tròn, không có rãnh mầm.
Phiến lá rộng trung bình, màu xanh đậm. Bẹ lá có nhiều lông, màu phớt tím. Có một
tai lá nhỏ. Lá đứng, dáng ngọn thẳng.
- Đặc điểm nông công nghiệp: Chịu hạn tốt, kháng sâu bệnh. Ưa thâm canh và
khả năng thích ứng rộng. Năng suất nông nghiệp trung bình đạt trên 80 tấn/ha, ở vùng
đất đủ ẩm có thể đạt trên 100 tấn/ha. Chín sớm đến trung bình, CCS trên 11%. Hàm
lượng đường cao ở đầu vụ, có thể đưa vào ép đầu vụ (CCS đầu vụ đạt khoảng 9 –
10%).
2.9.2. Giống mía LK92-11
- Nguồn gốc: Là giống mía có nguồn gốc từ Thái Lan, được nhập nội chính thức
vào Việt Nam năm 2005.
- Đặc điểm hình thái: Dáng bụi gọn, thân trung bình, đều cây, lóng hình trụ, màu
xanh ẩn vàng, không có vết nứt sinh trưởng. Mầm hình trứng, không có chùm lông, có
rãnh mầm dài, rộng. Bẹ lá màu xanh, có nhiều sáp phủ, có rất ít lông, bẹ lá không tự
bong. Có một tai lá trong ngắn hình cựa. Phiến lá dài, rộng trung bình, lá dày, cứng,
mép lá sắc, màu xanh đậm.
- Đặc điểm nông nghiệp,công nghiệp: Mọc mầm khỏe, đẻ nhánh mạnh, mật độ
cây hữu hiệu cao, tốc độ vươn lóng khá nhanh. Bị nhiễm sâu đục thân và bệnh trên lá
nhẹ, không hoặc trổ cờ ít, không bị đổ ngã, khả năng lưu gốc tốt, năng suất mía cây
cao. Là giống chín trung bình, hàm lượng đường cao, CCS có thể đạt 11- 12% .
2.10. kỹ thuật để mía gốc
Gốc mía có khả năng tái sinh nảy chồi mạnh, lợi dụng đặt điểm này người ta giữ
lại gốc để thu hoạch tiếp một số năm. Một ruộng mía tốt, đất đai thích hợp có thể để

12


gốc cho thu hoạch từ 5-7 năm. Ở nước ta, trừ những vùng đất thấp thường bị ngập
nước làm chết gốc, còn lại thường để gốc trung bình khoảng 2 năm. Chu kỳ kinh tế
của ruộng mía thường là 1 vụ mía tơ + 2 vụ mía gốc.Để mía gốc có nhiều lợi ích như
giảm được chi phí sản xuất 30% so với trồng mới (chi phí làm đất, hom giống và công
trồng). Mía gốc đẻ nhánh nhiều, nếu được chăm sóc tốt thì năng suất mía cây và hàm
lượng đường của mía gốc có thể cao hơn mía tơ. Theo điều tra của Viên Nghiên Cứu
Mía Đường từ năm 1984-1986 tại Bến Lức (Long An) trên 5 giống mía được trồng
phổ biến cho thấy năng suất trung bình của mía tơ là 48 tấn/ha, mía gốc vụ 1 là 58,8
tấn/ha.Ruộng mía được chọn để gốc phải đạt một số yêu cầu như sau: Giống mía phải
có khả năng tái sinh mạnh, ruộng mía phải tốt và đồng đều, không bị mất quảng quá
20%, không bị nhiễm nặng các loại sâu bệnh quan trọng như rệp bông, bệnh than…
Nên chọn thời điểm thu hoạch ruộng mía để gốc thích hợp, tránh tình trạng đang khô
hạn nặng, bị ngập úng hoặc giá rét giúp gốc không bị chết và tái sinh thuận lợi. Sau khi
thu hoạch xong cần tiến hành chăm sóc kịp thời tạo điều kiện cho ruộng mía tái sinh
và phát triển mạnh.Công việc chăm sóc mía gốc bao gồm các khâu chính như sau:
- Xử lý ruộng sau thu hoạch: Dùng dao sắc chặt gốc mía sát mặt đất, loại bỏ
những gốc mía còn cao, những cây chết khô băm nhỏ rải giữa 2 hàng mía cho khô mục
thành phân.
- Cày hoặc cuốc xả 2 bên hàng gốc mía: Mục đích là chặt bớt rễ già cho ra nhiều
rễ mới đồng thời loại bỏ những gốc mọc ra ngoài hàng mía.
- Bón phân cho gốc mía theo hàng rãnh xả: Chủng loại và lượng phân tương
đương với phân bón lót cho mía tơ. Rải xong phải vun đất lấp lại (vun gốc) cần chú ý
đến ẩm độ của đất khi bón phân, nếu thiếu ẩm thì phải tưới bổ sung.
- Trồng dậm những nơi mầm mía không mọc: Khi mầm gốc đã mọc đều, kiểm tra
để trồng dậm những chổ mất quãng. Cây trồng dậm có thể giâm sẵn bằng hom ngọn
khi thu hoạch. Các cây trồng dậm cũng phải bón phân lót đầy đủ.
- Tiếp tục chăm sóc ruộng mía gốc ở các công đoạn kế tiếp theo trình tự giống ở

mía tơ như làm cỏ, xới xáo và bón thúc phân kết hợp vun luống. Riêng phân đạm bón
cho mía gốc phải nhiều hơn mía tơ từ 15-20%. 10. Luân canh đất míaCứ sau 1-2 chu
kỳ trồng mía (3-6 năm) nên luân canh 1-2 vụ cây trồng khác như lúa, khoai lang, khoai
mì, cây họ đậu và các cây rau màu khác… tuỳ theo điều kiện đất đai và tập quán canh
13


tác của từng nơi. Việc luân canh cây mía với cây trồng khác được coi là một biện pháp
kỹ thuật quan trọng trong qui trình thâm canh tăng năng suất mía. Mục đích của việc
luân canh là cải tạo lại độ phì nhiêu của đất, đồng thời cách ly và loại bỏ các nguồn sâu
bệnh hại đã tích luỹ qua nhiều năm trồng mía liên tục.

14


×