Tải bản đầy đủ (.doc) (224 trang)

Phát triển du lịch đồng bằng sông cửu long trong hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 224 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG

PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 62310101

Người hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn chính: PGS.TS. Trương Thị Hiền
Hướng dẫn phụ: PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên
cứu là xuất phát từ thực tiễn, trung thực chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào
khác.
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Hoàng Phương


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
BTTN


Bảo tồn thiên nhiên

CHK

Cảng hàng không

CHKQT

Cảng hàng không quốc tế

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

CSHT

Cơ sở hạ tầng

CSLT

Cơ sở lưu trú

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

CNTB QP

Chủ nghĩa t ư bản


– AN

Quốc phòng – An Ninh

IUOTO

Hội các Tổ chức Du lịch Chính thể (Internatonal Union of
Official Travel Organizatons)

ASEAN
WTO
LHQ

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of
Southeast Asian Natons)
Tổ chức thương mai th ế giới (World Trade Organizaton) Liên
hiệp quốc

FDI

Đầu tư nước ngoài (Froreign Direct Investment)

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

GMS

Tiểu vùng Mêkông mở rộng (Greater Mekong Subregion)


HDI

Chỉ số phát triển con người (Human Development Index)

ICAO

Tổ chức Hàng Không dân dụng quốc tế (Internatonal Civil
Aviaton Organizaton)

IUCN

Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc
tế (International Union for Conservaton Nature)

MICE

Du lịch kết hợp hội nghị (Meetng Incentve Conference
Event)

UNWTO

Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organizaton)

WCED

Ủy ban môi trường và phát triển thế giới (World
Commission on Environment and Development)


APEC


Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (AsiaPacific Economic Cooperaton)

ASEAN
NAFTA

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of
Southeast Asian Natons)
Hiệp định mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (North American Free

TPP
PATA

Trade Agreement)
Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TransPacific Strategic Economic Partnership Agreement).

EDCF
ODA

Hiệp hội du lịch Ch âu Á Thái Bình Dương (Pacific Asia
Travel Associaton)
Quỹ hợp tác Phát triển Kinh tế Hàn Quốc (Korea
Development Cooperation Fund)
Viện trợ phát triển chính thức (Official Development
Assistance)

LDCs

Các nước kém phát triển (Least Developed Countries)



DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 3.1: Kết quả phân tích nhân tố của 28 chỉ báo đánh giá sự hài lòng của khách du lịch
ĐBSCL .......................................................................................................... 63
Bảng 3.2: So sánh các nhóm yếu tố dùng đánh giá sự hài lòng của khách du lịch
ĐBSCL ...................................................................................................................... 64
Bảng 3.3: Các chỉ báo nhóm nhân tố 1 ..................................................................... 66
Bảng 3.4: Các chỉ báo nhóm nhân tố 2 .................................................................... 66
Bảng 3.5: Các chỉ báo nhóm nhân tố 4, 5, 6 và 7 .................................................... 67
Bảng 4.1: Diện tích và dân số các tỉnh ĐBSCL ....................................................... 77
Bảng 4.2: Một số lễ hội quan trọng vùng ĐBSCL (theo âm lịch) ........................... 81
Bảng 4.3: Lượng khách du lịch quốc tế đến các địa phương vùng ĐBSCL giai đoạn
2000-2015 ................................................................................................................ 87
Bảng 4.4: Phân bổ lượng khách du lịch nội địa giữa các tỉnh thuộc ĐBSCL giai
đoạn 2000-2015 ........................................................................................................ 89
Bảng 4.5: Thu nhập từ hoạt động du lịch các tỉnh vùng ĐBSCL giai đoạn 2000 –
2015 .......................................................................................................................... 90
Bảng 4.6. Một số điểm du lịch thu hút du khách tại vùng ĐBSCL ......................... 95
Bảng 4.7: Một số dự án đầu tư trọng điểm vào phát triển du lịch vùng ĐBSCL giai đoạn
2005 – 2015 ................................................................................................... 100
Bảng 4.8: Các cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch khu vực phía Nam................. 104
Bảng 4.9. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào du lịch các địa phương vùng ĐBSCL giai đoạn
2005 – 2014 ...................................................................................................111


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH
Hình 2.1 Mối quan hệ giữa du lịch với người nghèo, thu nhập thấp ....................... 49
Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu về sự hài lòng của du khách khi đến ĐBSCL.......... 67
Hình 3.2: Mô hình 3 yếu tố (Rust & Oliver, 1994).................................................. 69
Hình 3.3: Mô hình chất lượng dịch vụ – SERVQUAL ............................................ 70

Hình 3.4: Mô hình chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng ....................70
Hình 3.5: Mô hình mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng
(Nguồn: Zeithaml and Bitner, 2000) .............................................................. 72
Hình 3.6: Khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển của du lịch
ĐBSCL trong hội nhập quốc tế ................................................................................. 74
Hình 5.1: Biểu đồ dự báo cơ cấu kinh tế vùng ĐBSCL giai đoạn 2016 – 2021 .... 129


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT DANH
MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH MỤC
LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1
2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................ 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 4
4. Đóng góp mới của luận án ................................................................................... 5
5. Kết cấu của luận án .............................................................................................. 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................... 8
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến luận án .... 8
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu ở nước ngoài ..................................... 19
1.3 Đánh giá về các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước liên quan đến luận án
..................................................................................................................... 20
1.3.1 Những nghiên cứu liên quan được tác giả kế thừa và phát triển trong luận án20
1.3.2 Những khoảng trống trong các công trình nghiên cứu về du lịch liên quan đến luận
án ....................................................................................................................... 21
Tóm tắt chương 1 ................................................................................................... 23

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG HỘI NHẬP QUỐC
TẾ ........................................................................... 25
2.1 Dịch vụ du lịch và thị trường du lịch ............................................................. 25
2.1.1 Dịch vụ du lịch ................................................................................................ 25


2.1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của dịch vụ du lịch ................................................ 25
2.1.1.2 Chức năng của du lịch ................................................................................. 29
2.1.1.3 Sản phẩm du lịch, điểm du lịch .................................................................... 30
2.1.1.4 Khách du lịch và loại hình du lịch ............................................................... 32
2.1.2 Thị trường du lịch ........................................................................................... 36
2.1.2.1 Khái niệm thị trường du lịch ........................................................................ 36
2.1.2.2 Phân loại thị trường du lịch ......................................................................... 37
2.2 Cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và quan điểm của Đảng và Nhà
nước về phát triển du lịch trong hội nhập quốc tế .............................................. 38
2.2.1 Cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về sự ra đời của ngành dịch vụ du lịch
............................................................................................................................ 38
2.2.2 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển du lịch trong hội nhập quốc tế 42
2.3 Vai trò của ngành du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội ......................... 46
2.3.1 Vai trò của ngành du lịch đối với phát triển kinh tế ........................................ 46
2.3.2 Vai trò của ngành du lịch trong lĩnh vực văn hóa – xã hội ............................. 49
2.4 Phát triển du lịch trong hội nhập quốc tế ...................................................... 52
2.4.1 Thuận lợi .......................................................................................................... 52
2.4.2 Khó khăn và thách thức.................................................................................... 55
Tóm tắt chương 2 ................................................................................................... 56
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG PHÂN TÍCH
CỦA LUẬN ÁN ...................................................................................................... 58
3.1 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu .................................................................. 58
3.1.1 Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử .............................. 58
3.1.2 Phương pháp trừu tượng hóa khoa học ........................................................... 59

3.1.3 Phương pháp nghiên cứu liên ngành ............................................................... 60


3.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể .............................................................. 60
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu tại bàn ..................................................................... 60
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu thống kê, mô tả ....................................................... 61
3.2.3 Phương pháp phân tích – tổng hợp ................................................................. 61
3.2.4 Phương pháp so sánh và đối chiếu .................................................................. 61
3.2.5 Phương pháp khảo sát, điều tra hiện trường ................................................... 61
3.2.6 Phương pháp mô hình hóa .............................................................................. 68
3.3 Khung phân tch các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển của du lịch ĐBSCL
trong hội nhập quốc tế ........................................................................................... 72
Tóm tắt chương 3 ................................................................................................... 75
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ ....................................... 76
4.1 Tổng quan du lịch vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế

76

4.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá - xã hội ảnh hưởng đến phát triển du
lịch vùng ĐBSCL
4.1.1.1 Điều kiện tự nhiên, khí hậu và hệ sinh thái vùng ĐBSCL ............................ 76
4.1.1.2 Điều kiện văn hoá - xã hội của vùng ĐBSCL .............................................. 79
4.1.1.3 Cơ sở hạ tầng về kinh tế, kỹ thuật vùng ĐBSCL .......................................... 82
4.1.2 Các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển du lịch của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
giai đoạn 2000-2015 ................................................................................................. 86
4.1.2.1 Về lượng khách du lịch ................................................................................. 86
4.1.2.2 Thu nhập từ du lịch ...................................................................................... 89
4.1.2.3 Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch ...................................................... 91
4.2 Đánh giá thực trạng các nhân tố tác động đến phát triển du lịch ĐBSCL

trong hội nhập quốc tế ........................................................................................... 93
4.2.1 Thực trạng khai thác sản phẩm du lịch của Vùng ........................................... 93
4.2.2 Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch của Vùng ................................................ 97
4.2.3 Hoạt động đầu tư cho phát triển du lịch vùng ĐBSCL .................................... 98

76


4.2.4 Thực trạng nguồn nhân lực cho phát triển lịch vùng ĐBSCL ......................102
4.2.5 Tác động của hội nhập quốc tế với sự phát triển du lịch vùng ĐBSCL .......107
4.2.6 Thực trạng đảm bảo môi trường cho du lịch vùng ĐBSCL ..........................113
4.2.7 Thực trạng an ninh, an toàn trong phát triển du lịch vùng ĐBSCL .............. 114
4.2.8 Thực trạng quản lý nhà nước cho phát triển lịch vùng ĐBSCL ...................116
4.3 Đánh giá về thực trạng phát triển du lịch vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế
.....................117
4.3.1 Những thành tựu đạt được và nguyên nhân
..........................................................................117
4.3.2 Những hạn chế, yếu kém của du lịch ĐBSCL và nguyên nhân
.............................................120
Tóm tắt chương 4
...........................................................................................................................122
CHƯƠNG 5: ĐỊNH HƯỚNG, CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐBSCL
TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ ........................................ 124
5.1 Xu hướng phát triển du lịch thế giới, khu vực và Việt Nam tác động đến phát
triển du lịch vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế ..................................124
5.1.1 Xu hướng phát triển của du lịch thế giới và khu vực ...................................124
5.1.2 Xu hướng phát triển du lịch của Việt Nam trong hội nhập quốc tế ..............126
5.2 Định hướng và mục tiêu phát triển du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế ...128
5.2.1 Định hướng phát triển du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế ....................128
5.2.2 Mục tiêu phát triển du lịch ĐBSCL trong hội nhập kinh tế quốc tế .............131

5.3 Chính sách và giải pháp phát triển du lịch vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc
tế.....................................................................................................................134
5.3.1 Chính sách và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch của Vùng ...................134
5.3.2 Chính sách và giải pháp phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá thương hiệu cho
phát triển du lịch ĐBSCL ................................................................................138
5.3.3 Chính sách và giải pháp đầu tư và thu hút vốn đầu tư cho phát triển du lịch
vùng ĐBSCL ..........................................................................................................142
5.3.4 Chính sách và giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho phát triển du lịch
vùng ĐBSCL ...................................................................................................147
5.3.5 Chính sách và giải pháp phát triển du lịch vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế
.............................................................................................................................150


5.3.6 Chính sách và giải pháp bảo vệ môi trường, sinh thái trong phát triển du lịch
vùng ĐBSCL ..........................................................................................................152
5.3.7 Chính sách và giải pháp về đảm bảo an ninh, an toàn trong phát triển du lịch
vùng ĐBSCL ..........................................................................................................154
5.3.8 Chính sách và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý để phát triển du lịch vùng
ĐBSCL trong hội nhập quốc tế ..............................................................................156
5.4 Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan và chính quyền địa
phương trong Vùng về chính sách phát triển du lịch ĐBSCL .........................159
5.4.1 Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan ......................................159
5.4.2 Kiến nghị đối với các địa phương trong vùng ĐBSCL .................................161
Tóm tắt chương 5 .................................................................................................161
KẾT LUẬN ...........................................................................................................163
CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ
LỤC



1


2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi mở cửa và hội nhập, ngành du lịch Việt Nam đã khẳng định vị trí của mình
trong nền kinh tế quốc dân, đã đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước. Trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế của khu vực và thế
giới, du lịch Việt Nam đã và đang là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế, thúc đẩy quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế sớm đưa Việt Nam trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại. Đồng thời, sự phát triển của ngành du lịch trong quá
trình hội nhập quốc tế còn góp phần làm gia tăng sự hiểu biết, sự thân thiện và quảng
bá nền văn hóa, danh lam, thắng cảnh và con người Việt Nam với thế giới.
Trong “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030” được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định: “Đến năm 2020, du lịch cơ bản
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ
thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có
thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu
vực và thế giới. Phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch
phát triển”. Cụ thể hoá “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030”, trong “Đề án phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)
đến năm 2020” được Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) phê duyệt tại
Quyết định số 803/QĐ-BVHTTDL ngày 9/3/2010, mục tiêu phát triển du lịch vùng ĐBSCL
được xác định là: Phát triển du lịch vùng ĐBSCL dựa trên thế mạnh của từng khu vực, từng
địa bàn trong Vùng, tạo sản phẩm đặc thù, độc đáo, tạo điểm đến hấp dẫn của quốc gia
và khu vực để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long còn có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch,
trong Vùng đã hình thành các điểm du lịch có tầm cỡ quốc gia như điểm du lịch Cần

Thơ mang sắc thái của vùng Tây Đô, du lịch sinh thái rừng ngập mặn Cà


Mau, Du lịch sinh thái vùng Đồng Tháp Mười, du lịch trên đảo Phú Quốc…Thời gian qua,
du lịch vùng ĐBSCL với những thế mạnh đặc trưng của vùng như hệ sinh thái đất ngập
nước độc đáo với hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, sản vật phong phú đã thu
hút được một lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước với kết quả đáng ghi nhận như:
trong giai đoạn 2006-2015 lượng khách du lịch đến vùng ĐBSCL tăng trung bình
11%/năm, trong đó khách du lịch quốc tế tăng gần
8,5%/năm, khách du lịch nội địa tăng gần 12%/năm. Tổng thu từ khách du lịch tăng trung
bình 23,6%/năm. Năm 2015 vùng ĐBSCL đã đón hơn 12 triệu lượt khách, trong đó có hơn
1,8 triệu lượt khách du lịch quốc tế chiếm 8,27% lượng khách quốc tế đến Việt Nam,
đứng thứ 4 sau vùng Đông Nam bộ, Đồng bằng Sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ
và 10,63 triệu lượt khách nội địa (Nguồn Tổng cục Du lịch Việt Nam, năm 2015).
Tuy nhiên, du lịch vùng ĐBSCL vẫn đang có nhiều bất cập bởi sự trùng lặp trong
phát triển các tour, tuyến du lịch trong Vùng, các tour du lịch kém hấp dẫn, các sản
phẩm du lịch của Vùng, còn đơn điệu, trùng lắp và chồng chéo, nguồn nhân lực cho du
lịch còn yếu và thiếu, công tác quảng bá, tiếp thị du lịch chưa đi vào chiều sâu, cơ sở
vật chất hạ tầng phục vụ du lịch chưa tương xứng với thế mạnh và tiềm năng của Vùng,
nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch của Vùng chưa đáp ứng được yêu cầu, thị
trường du lịch chậm được mở rộng, chưa thu hút được nhiều du khách quốc tế, quản lý
nhà nước về du lịch còn yếu kém, bất cập, du lịch ĐBSCL thiếu sự phát triển đồng bộ,
còn khép kín, chưa tạo ra quá trình liên kết trong Vùng để phát triển, chưa đáp ứng được
yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam. Các địa phương
trong Vùng khi khai thác, phát triển du lịch chưa nhìn nhận được các giá trị đặc thù, khác
biệt của từng địa phương, giá trị và tính hấp dẫn trong tương quan du lịch của Vùng với
các địa phương trong cả nước, chính vì vậy chưa phát huy có hiệu quả lợi thế về tài
nguyên du lịch của
Vùng.
Để khai thác và phát huy tiềm năng và thế mạnh của du lịch ĐBSCL trong

bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đòi hỏi phải có những nghiên cứu


chuyên sâu, có cơ sở lý luận và thực tiễn, có tính khoa học để giải quyết các câu hỏi
như:
- Tiềm năng và thế mạnh về du lịch vùng ĐBSCL? Thế mạnh về sản phẩm du lịch
của từng địa phương trong Vùng?
- Làm sao xây dựng, phát triển và khai thác sản phẩm du lịch của các địa
phương trong Vùng tránh sự trùng lắp?
- Giải pháp đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động quảng bá cho du lịch của
Vùng trong hội nhập quốc tế?
- Biện pháp nào làm sao thu hút vốn đầu tư; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực;
đảm bảo môi trường, sinh thái cho phát triển du lịch vùng ĐBSCL?
- Làm sao để nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước? Giải pháp đẩy mạnh liên
kết trong phát triển du lịch vùng ĐBSCL, gắn với mở rộng hợp tác quốc tế trong phát
triển du lịch của Vùng?
Nhằm góp phần giải đáp những câu hỏi trên, đồng thời đề xuất những chính sách
và giải pháp có hiệu quả để phát triển du lịch vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế tác
giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triển du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long trong
hội nhập quốc tế” làm đề tài nghiên cứu của luận án tiến sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Mục tiêu chung của đề tài nghiên cứu: tác giả xây dựng khung phân tích cho
phát triển du lịch ĐBSCL làm cơ sở cho việc phân tích và đưa giải pháp phát triển du lịch
ĐBSCL trong thời kỳ hội nhập.
- Dựa vào khung phân tích để phân tích thực trạng những nhân tố tác động đến sự
phát triển của du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế. Từ đó tác giả rút ra những điểm đạt
được và những tồn tại trong phát triển du lịch của Vùng, làm cơ sở cho việc đề ra những
chính sách và giải pháp nhằm phát triển du lịch vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế.
- Đề xuất những chính sách và giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi, phù
hợp với thực tiễn và đem lại hiệu quả nhằm phát triển du lịch vùng ĐBSCL.



3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đánh giá nhu cầu du lịch của du khách trong nước và nước ngoài đến ĐBSCL bao
gồm lượng khách, điểm đến và đánh giá những nhân tố làm hài lòng của du khách khi
đến du lịch Vùng.
- Khảo sát du khách trong nước và nước ngoài đến ĐBSCL bao gồm lượng khách,
điểm đến và đánh giá những nhân tố làm hài lòng của du khách khi đến du lịch Vùng
ĐBSCL.
- Phân tích các đối tượng tác động đến việc cung cấp dịch vụ du lịch cho vùng
ĐBSCL bao gồm: cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước tác động đến phát triển du
lịch của Vùng, chính sách của các địa phương trong Vùng về phát triển du lịch, tác động
của hội nhập quốc tế, hoạt động của các công ty du lịch và hệ thống cơ sở hạ tầng
kinh tế, văn hoá, xã hội, tài nguyên du lịch trong Vùng tác động đến phát triển du lịch của
Vùng ĐBSCL.
3.1. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động của du lịch vùng ĐBSCL gồm 12 tỉnh và 01 thành phố trực
thuộc Trung ương.
Về lý luận: luận án hệ thống hóa các lý luận cơ bản về du lịch bao gồm lý luận
của chủ nghĩa Mác - Lênin về hàng hoá dịch vụ, du lịch trong nền kinh tế thị trường; quan
điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch; lý luận về du lịch bao gồm sản phẩm du
lịch, thị trường và tiêu thức phân loại thị trường du lịch, vai trò của du lịch trong phát
triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, sự phát triển của du lịch trong hội nhập quốc tế,
dự báo xu hướng phát triển du lịch thế giới, khu vực và Việt Nam làm cơ sở cho hoạch
định chiến lược phát triển du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế.
Về mặt thực tiễn: luận án phân tích và đánh giá thực trạng phát triển du lịch ĐBSCL
gắn với điều kiện về tài nguyên tự nhiên, kinh tế, văn hoá – xã hội của Vùng, chỉ ra những
kết quả đạt được, những hạn chế của du lịch vùng ĐBSCL,



đánh giá khách quan mặt mạnh, mặt yếu và nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ
quan làm hạn chế quá trình phát triển du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế.
Trên cơ sở lý luận chung về du lịch và sự phân tích, đánh giá thực trạng về du lịch
vùng ĐBSCL, tác giả đã xác định những tiềm năng, thế mạnh và những hạn chế, yếu kém
về du lịch của Vùng, để từ đó đề xuất những chính sách và giải pháp phát triển du lịch
ĐBSCL trong hội nhập quốc tế, góp phần thực hiện thành công quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa vùng ĐBSCL.
4. Đóng góp mới của luận án
- Một là: Phân tích có hệ thống các vấn đề lý luận về du lịch và quan điểm của
luận án để xây dựng được các nhân tố tác động đến phát triển du lịch ĐBSCL trong thời kỳ
hội nhập.
- Hai là: Luận án phân tích rõ các nhân tố tác động đến phát triển du lịch ĐBSCL
trong thời kỳ hội nhập như: phát triển sản phẩm du lịch vùng ĐBSCL, phát triển thị trường,
xúc tiến quảng bá du lịch Vùng, đầu tư và thu hút đầu tư để phát triển du lịch của Vùng,
hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển du lịch của Vùng, hợp tác quốc tế về du
lịch, đảm bảo môi trường sinh thái trong phát triển du lịch Vùng, đảm bảo an ninh, an
toàn trong phát triển du lịch, vai trò quản lý của nhà nước đối với phát triển du lịch của
Vùng. Từ đó đánh giá những điểm mạnh - điểm yếu và tiềm năng cho phát triển du lịch
của vùng ĐBSCL.
- Ba là: Luận án phân tích rõ tác động của hội nhập quốc tế đối với phát triển du
lịch vùng ĐBSCL, mối quan hệ giữa tài nguyên du lịch với việc phát triển các sản phẩm
du lịch trên cơ sở lợi thế của Vùng để phát triển du lịch trong hội nhập quốc tế.
- Bốn là: Luận án đề xuất các chính sách và giải pháp có căn cứ khoa học, có tính
khả thi và hiệu quả để phát triển du lịch vùng ĐBSCL trong quá trình hội nhập quốc tế của
Việt Nam.


5. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận

án gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án
Giới thiệu sơ lược các công trình nghiên cứu về du lịch vùng ĐBSCL và các công
trình nghiên cứu về du lịch của các tác giả trong và ngoài nước, liên quan đến đề tài
nghiên cứu, từ đó xác định những nội dung nghiên cứu được kế thừa và phát triển trong
luận án, đồng thời xác định những khoảng trống cần nghiên cứu liên quan đến luận án
để giải thích vì sao tác giả lại chọn đề tài nghiên cứu này.
Chương 2: Cơ sở lý luận về du lịch và phát triển du lịch trong hội nhập quốc tế
Đây là chương lý thuyết nền, nêu lên một số khái niệm, định nghĩa liên quan
đến du lịch và các hoạt động liên quan đến du lịch, mối liên hệ giữa các yếu tố trong phát
triển du lịch, cũng như nêu lên tầm quan trọng của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội
đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập. Việc phát triển du lịch vùng ĐBSCL phải vừa đảm bảo lợi
ích kinh tế cho đất nước vừa phải đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và khung phân tch của luận án
Ở chương này tác giả đã xác định các phương pháp luận nghiên cứu và các
phương pháp cụ thể để nghiên cứu luận án, đồng thời xác định khung phân tích của luận
án. Để từ đó làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng và đề xuất những chính sách, giải
pháp phát triển du lịch vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế.
Chương 4: Thực trạng phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu
Long trong hội nhập quốc tế
Chương này tác giả đi sâu vào việc phân tích thực trạng phát triển du lịch vùng
ĐBSCL trong thời gian vừa qua thông qua việc phân tích các số liệu thu thập được qua các
mốc thời gian từ 2000 - 2010 và 2011 – 2015, từ kết quả phân tích này tác giả rút ra
những kết quả đạt được, những hạn chế yếu kém của du lịch vùng


ĐBSCL trong hội nhập quốc tế, làm cơ sở cho việc đề xuất những chính sách và giải
pháp phát triển du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế.
Chương 5: Định hướng, chính sách và giải pháp phát triển du lịch vùng
ĐBSCL trong hội nhập quốc tế

Dựa trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc
tế ở chương 4 tác giả đã xác định những định hướng cho phát triển du lịch ĐBSCL trong
thời gian tới, đồng thời đề xuất những chính sách và giải pháp để phát triển du lịch
ĐBSCL trong hội nhập quốc tế nhằm khai thác có hiệu quả những tiềm năng và thế mạnh
về du lịch của Vùng.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến luận án
Ngày nay du lịch là hoạt động kinh tế không thể thiếu của một quốc gia.
Cùng với sự phát triển kinh tế, mức sống và thu nhập của người dân ngày càng được
nâng cao, thì du lịch trở thành nhu cầu thiết yếu. Những năm gần đây tại Việt Nam nói
chung và ĐBSCL nói riêng ngành du lịch đã thu hút được nhiều học giả, nhà nghiên cứu,
nhà quản lý, nhà hoạt động thực tiễn trong nước nghiên cứu trong đó tiêu biểu là:
- Công trình nghiên cứu của Hà Văn Siêu và Hoàng Đạo Cầm (2010) về “Một số định
hướng và giải pháp chung phát triển du lịch ĐBSCL đến năm 2020” đã chỉ ra những khó
khăn, thách thức chủ yếu đối với phát triển du lịch trong Vùng cũng như xác định những
định hướng chủ yếu và những giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch ĐBSCL. Những khó
khăn mà công trình nghiên cứu đề cập như hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ
thuật yếu kém, hạn chế về nhận thức và mức sống, nguồn nhân lực du lịch số lượng
chưa đủ đáp ứng và chất lượng cũng chưa cao, hạn chế về công tác xúc tiến và sự ổn định
trong công tác quản lí nhà nước. Một vấn đề nổi cộm nữa là tnh trạng trùng lắp trong xây
dựng và phát triển sản phẩm du lịch. Việc thành lập Hiệp hội du lịch ĐBSCL là một nổ lực
lớn cho phát triển du lịch của Vùng, tuy nhiên do còn nhiều hạn chế nên Hiệp hội vẫn chưa
thực sự phát huy được hiệu quả. Công trình nghiên cứu đã đưa ra quan điểm và định
hướng chủ đạo để phát triển du lịch ĐBSCL, nhằm thúc đẩy sự phát triển của du lịch trở
thành ngành kinh tế có đóng góp thực sự quan trọng cho Vùng mà vẫn bảo đảm được tính
bền vững của môi trường tài nguyên của Vùng. Nghiên cứu chỉ ra định hướng phát triển
chủ yếu của vùng ĐBSCL là phát triển du lịch sinh thái miệt vườn; cảnh quan sông nước;

phát triển du lịch văn hóa lễ hội – làng nghề truyền thống và phát triển du lịch biển đảo
chất lượng cao. Công trình nghiên cứu cũng đưa ra một số giải pháp cho từng loại hình du
lịch để tránh trường hợp sản phẩm du lịch bị trùng lắp quá nhiều.


Giải pháp về định hướng thị trường khách du lịch cũng như các giải pháp về nhân lực,
đầu tư, xúc tiến quảng bá và giải pháp hợp tác liên kết cũng được trình bày trong
công trình nghiên cứu. Những ý kiến đưa ra trong công trình nghiên cứu thật sự là nguồn
tham khảo hữu ích cho sự phát triển du lịch nói chung của vùng ĐBSCL nói riêng
- Phú Văn Hẳn (2011) nghiên cứu về: “Phát triển du lịch văn hóa dân tộc ở ĐBSCL”
tác giả đã nêu lên thực trạng yếu kém về chất lượng cơ sở hạ tầng như đường sá, điện,
giao thông công cộng chưa phát triển, môi trường tự nhiên và nhân văn bị ô nhiễm ở
nhiều mặt và sự phát triển dịch vụ “hỗn loạn” gây khó chịu cho cả du khách và người dân
địa phương. Tác giả còn gợi ý ĐBSCL có thể lựa chọn loại hình du lịch cứng hay du lịch
mềm nhưng không nên sao chép các loại hình phát triển du lịch hiện có tại các quốc gia
khác mà nên tận dụng nguồn tài nguyên hiện có và cân nhắc đến các khía cạnh địa
phương để có kế hoạch và chính sách về lâu dài phù hợp. Để thu hút du khách thì cần có
nguồn kinh phí thích đáng để bảo tồn và phát huy vốn văn hóa truyền thống đặc sắc của
vùng ĐBSCL, tăng cường giữ gìn các sản phẩm văn hóa, các sinh hoạt truyền thống, văn
hóa nghệ thuật dân tộc như nhạc Ngũ Âm, sân khấu Dù Kê, lễ hội Ok Om Bok – đua ghe
ngo, biểu diễn trống Bana, đờn ca tài tử...
- Công trình nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và Huỳnh Thị Thúy Loan, (2012) về
“phát triển du lịch lễ hội tại ĐBSCL” đã nêu lên rất nhiều lễ hội đặc trưng trong tổng
số 1237 lễ hội của vùng ĐBSCL. Thời gian diễn ra lễ hội thường không kéo dài và phạm
vi ảnh hưởng không quá lớn nhưng vẫn có sức hấp dẫn riêng, đặc biệt là các lễ hội dân
gian và lễ hội tôn giáo thu hút đông đảo du khách thập phương tham dự (Có đến 854 lễ
hội dân gian và 262 lễ hội tôn giáo diễn ra hàng năm). Công trình nghiên cứu chỉ ra thực
trạng phát triển cũng như những điều còn tồn tại vướng mắc trong công tác tổ chức du
lịch lễ hội ở vùng ĐBSCL, đóng góp đáng kể nhất của công trình nghiên cứu này là một số
hướng mà tác giả đề ra với mong muốn góp phần giải quyết những vấn đề đang “níu

chân” sự phát triển du lịch văn hóa của vùng ĐBSCL là nội dung của lễ hội và công tác tổ
chức bên cạnh


hai vấn đề “muôn thuở” là liên kết và nguồn nhân lực. Nội dung chính của công trình
nghiên cứu tập trung vào các vấn đề như: Bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống, giữ
vững nét đặc trưng văn hóa; Phát triển các hoạt động trong phần hội, khôi phục các
trò chơi dân gian đặc trưng, các môn thể thao truyền thống, các hoạt động văn nghệ dân
gian chứa đựng giá trị riêng của từng vùng miền, khác biệt hóa sản phẩm của từng địa
phương; Kết hợp giới thiệu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, giới thiệu đặc sản ẩm thực
địa phương; Tạo điều kiện cho du khách đi lại và ăn ở thuận lợi, an toàn, đảm bảo an ninh
trật tự và đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm; Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng như
đường sá, di tích liên quan đến lễ hội và xây dựng các công trình phụ trợ khác phục vụ
cho hoạt động vui chơi giải trí và mua sắm của du khách; Cần có kế hoạch cụ thể, lâu dài,
tránh việc chỉ đáp ứng ngắn hạn trong thời gian lễ hội; Đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du
lịch lễ hội một cách thường xuyên và có hiệu quả bằng nhiều hình thức và phương tiện
thông tin cả trong nước và nước ngoài nhằm thu hút du khách; Tham khảo ý kiến của các
cơ quan địa phương để phân loại, lựa chọn các lễ hội có thể biến thành sản phẩm phục
vụ cho từng đối tượng du khách, tạo nên sự nhất quán trong việc tổ chức lễ hội, tìm
hiểu văn hóa ẩm thực cũng như tham quan các danh lam thắng cảnh; Đẩy mạnh đào tạo
và bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch lễ hội nhằm giúp cho họ có đủ kiến thức và
kĩ năng truyền tải được nội dung, ý nghĩa của các lễ hội cho du khách, đặc biệt là khách
quốc tế.
- Nguyễn Quốc Nghi và Phan Văn Phùng (2010) trong nghiên cứu về “Giải pháp phát
triển tuyến du lịch biển liên kết Việt Nam – Campuchia – Thái Lan” đã đưa ra những
hướng để xây dựng và củng cố sự liên kết nhằm đẩy mạnh hoạt động lữ hành quốc tế
trong khu vực tam giác du lịch tiểu vùng sông Mêkong. Nói đến du lịch biển thì đây vốn là
thế mạnh của khu vực miền Trung, tuy nhiên Kiên Giang với Phú Quốc, Hà Tiên, Kiên
Lương,… đã mở ra hướng phát triển loại hình này cho vùng ĐBSCL. Nếu có sự liên kết giữa
các quốc gia trong khu vực thì loại hình du lịch này sẽ được khai thác được hiệu quả hơn.



- Nguyễn Phước Quý Quang (2013) nghiên cứu về “Du lịch làng nghề ở ĐBSCL – một
lợi thế văn hóa để phát triển du lịch” đã cho thấy du lịch làng nghề không chỉ mang lại lợi
nhuận kinh tế, giải quyết vấn đề lao động cho địa phương mà còn bảo tồn được các giá trị
văn hóa đặc sắc bản địa. Tuy nhiên, thực trạng hoạt động của loại hình này vẫn chưa thực
sự phát triển, chưa đóng vai trò quan trọng trong các tour du lịch về vùng ĐBSCL. Công
trình nghiên cứu cũng đưa ra một số giải pháp đề xuất trước mắt cũng như lâu dài để
“chấp cánh” cho loại hình du lịch còn nhiều tiềm năng này. ĐBSCL hiện có rất nhiều làng
nghề đang hoạt động và được công nhận như: bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc,
đan giỏ xách nhựa ở Đồng Tháp, nghề chiếu Long Định, hủ tiếu Mỹ Tho, hay làng nghề
tủ thờ Gò Công đã có hàng trăm năm, làng đan lưới Thơm Rơm,…Tuy nhiên thực tế các
làng nghề vẫn chưa thực sự hoạt động hiệu quả do thiếu vốn, không chủ động được
nguồn nguyên liệu, đầu ra yếu kém hơn nữa do chậm đổi mới, thiết bị lạc hậu không giữ
chân được nguồn lao động địa phương tiếp tục duy trì và phát triển các làng nghề. Từ
những thực tế trên, tác giả đã đề ra giải pháp trong ngắn hạn và dài hạn bao gồm:
+ Giải pháp trong ngắn hạn: Trước mắt là phải có một ban ngành riêng biệt cụ thể
quản lí hệ thống các làng nghề trên cả hai phương diện kinh tế và du lịch. Quảng bá rộng
rãi các làng nghề đang hoạt động ở vùng, tổ chức hoạt động “ngày hội làng nghề” để tăng
sức hút với du khách, tuyên truyền và phổ biến cho người dân về cách cư xử văn minh
với khách du lịch cũng như cập nhật những công nghệ thông tin mới nhất để phục vụ cho
phát triển các làng nghề. Ưu tiên sử dụng nguồn nhân lực tại địa phương, đồng thời thu
phí từ các công ty du lịch để tái đầu tư. Kinh doanh sản phẩm lưu niệm là sản phẩm
của làng nghề và đưa vào khai thác loại hình tour: một ngày làm nghệ nhân”.
+ Giải pháp trong dài hạn: Thành lập phòng giới thiệu sản phẩm chung để tạo hệ
thống dịch vụ trưng bày và bán sản phẩm. Quy hoạch chi tiết ở từng làng nghề như: khu
đỗ xe, khu ăn uống, khu vệ sinh,…Tăng cường đầu tư để dần hoàn thiện các sản phẩm du
lịch bên cạnh đó giữ gìn các sản phẩm du lịch đặc thù. Đẩy mạnh



các kênh tuyên truyền như website, báo, tạp chí, truyền hình... Cần chú trọng đến việc
liên kết với nguồn nhân lực của các tỉnh lân cận, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Chính quyền địa phương cần có kế hoạch rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển làng
nghề, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, bên cạnh đó có chính sách hỗ trợ phân chia thu nhập
cho cộng đồng làng nghề cách hợp lí để giữ chân được những lao động lành nghề.
- Tăng Thị Duyên Hồng (2010) nghiên cứu về “Du lịch bền vững dựa vào cộng
đồng – một giải pháp phát huy lợi thế sông và biển, đảo trong phát triển du lịch tại
ĐBSCL” đề cập đến yếu tố bền vững trong phát triển du lịch ở ĐBSCL cần dựa vào cộng
đồng và cũng đề ra một số giải pháp để nâng cao hơn nữa chủ đề du lịch cộng đồng ở
ĐBSCL. Du lịch bền vững dựa vào cộng đồng cũng đang trên đà trở thành “thương hiệu”
du lịch của ĐBSCL. Loại hình này đặc biệt có đóng góp thiết thực vào sự phát triển của
cộng đồng dân cư địa phương và đang rất được quan tâm hiện nay.
Năm 2007 Tổ chức phát triển Hà Lan đã tài trợ thực hiện “nghiên cứu về du lịch
cộng đồng ở Việt Nam”, dự án này được thực hiện bởi Bùi Thanh Hương và Nguyễn Đức
Hoa Cương của trường Đại học Hà Nội. Dự án này nghiên cứu về các mô hình Du lịch cộng
đồng tại Việt Nam, đưa ra những đặc điểm cơ bản, việc triển khai thực hiện, những thách
thức gặp phải, từ đó rút ra bài học cho việc quy hoạch và tổ chức thực hiện cho loại hình
này. Bài nghiên cứu đề cập cụ thể đến trường hợp của Tiền Giang – Đảo Kỳ Lân và An
Giang – Mỹ Hòa Hưng tuy nhiên cũng có phần mở rộng cho các địa phương trong vùng.
Đây là một công trình bài bản và có giá trị cho các nhà hoạch định để quy hoạch phát
triển loại hình này cho vùng ĐBSCL.
- Một loại hình du lịch nữa mà không thể không nhắc đến khi bàn về du lịch vùng
ĐBSCL chính là du lịch sinh thái. Tuy nhiên, cũng giống như các loại hình khác, khoảng
cách giữa tiềm năng và sự phát triển hiện tại của du lịch ĐBSCL vẫn là vấn đề nhức nhối.
Nguyên nhân cho vấn đề này được rất nhiều nhà nghiên cứu mổ xẻ phân tích như loạt
công trình nghiên cứu của Huỳnh Quốc Thắng (2011)


“Văn hóa sinh thái sông, biển & Du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long” (2011) – tạp chí khoa
học Xã hội và “Góp thêm ý tưởng về chiến lược phát triển sản phẩm du lịch ĐBSCL”

(2009) - Kỷ yếu hội thảo Phát triển du lịch bền vững vùng ĐBSCL, Tp Cần Thơ, “Phát
triển du lịch bền vững vùng ĐBSCL” của Phạm Trung Lương (2012), “Thời cơ và định
hướng liên kết phát triển du lịch ĐBSCL trên nền sông nước” của Nguyễn Trần Dương
(2010) hay “ Một số suy nghĩ về liên kết phát triển du lịch biển, đảo, sông vùng ĐBSCL”
của Nguyễn Thanh Tuyền (2010). Đồng thời, các công trình nghiên cứu tại các hội thảo du
lịch này cũng đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp trong mọi hoạt
động cả ngành mà nhấn mạnh là giải pháp liên kết, hợp tác và đầu tư phát triển hoạt động
du lịch qua đó học hỏi kinh nghiệm của bạn bè thế giới trong công tác quản lý du lịch.
Hiện tại các tài liệu nghiên cứu dưới dạng các giáo trình, tài liệu tham khảo về du lịch
ĐBSCL còn ít, chủ yếu là các sách mang tính tham khảo, sổ tay hướng dẫn du lịch, báo cáo
kinh tế,…có rất ít những giáo trình tài liệu tham khảo chính thức về thực trạng phát triển
du lịch của vùng. Có thể tm thấy thông tin trong các sách viết về Nam Bộ nhưng cũng chỉ
riêng lẻ từng tỉnh chứ không phải là tổng thể cho cả Vùng, ví dụ như:
- Tài liệu “Du lịch ba miền” (Bửu Ngôn, 2012), khi viết về miền Nam tác giả có đề cập
đến các tỉnh ĐBSCL, tuy nhiên chỉ dừng lại ở việc giới thiệu sơ lược về vị trí địa lí, các địa
danh thắng cảnh du lịch ở mỗi tỉnh, cung cấp những thông tin về chỗ ở, các quán ăn,
thông tin về điểm và các tuyến điểm du lịch,…Chính vì vậy tài liệu mang tính chất như là
một quyển sổ tay du lịch.
- Trong “Nam Bộ Xưa & Nay” (nhiều tác giả, 2013) các tác giả đề cập đến vùng “Đất
lành chim đậu” dưới góc độ lịch sử của vùng ĐBSCL từ lúc hình thành, trải qua các thời kì
lịch sử cho đến nay cũng như nêu lên sự gắn kết giữa cộng đồng dân cư trong vùng.
- Còn với “Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ” (Trần Ngọc Thêm và cộng sự, 2013)
đã trình bày một cách khái quát nhất con người và mảnh đất vùng ĐBSCL và cho rằng Tây
Nam Bộ là vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, với


×