Tải bản đầy đủ (.doc) (189 trang)

Hoàn thiện kế toán các khoản dự phòng và tổn thất tài sản trong các doanh nghiệp xây lắp ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 189 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

ĐẶNG THỊ HỒNG HÀ

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÕNG VÀ TỔN THẤT TÀI SẢN TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP
XÂY LẮP Ở VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH:

KẾ TOÁN

MÃ SỐ:

62.34.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS NGÔ THỊ THU HỒNG
2. TS ĐỖ THỊ THỤC

HÀ NỘI - 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết


quả trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

ĐẶNG THỊ HỒNG HÀ


ii

MỤC LỤC
Trang phụ bìa

Trang Lời cam

đoan................................................................................................................i

Mục

lục........................................................................................................................ii Danh mục
các từ viết tắt............................................................................................vii Danh mục các
bảng ................................................................................................. viii Danh mục các sơ đồ
................................................................................................

viii

MỞ

ĐẦU


............................................................................................................................... 1
Chƣơng
............................................................................................................................ 16

1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÕNG ................................. 16
VÀ TỔN THẤT TÀI SẢN TRONG DOANH NGHIỆP ................................................ 16
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC KHOẢN DỰ PHÕNG VÀ TỔN THẤT TÀI SẢN
..................................................................................................................................... 16
1.1.1. Rủi ro và sự hình thành các khoản dự phòng và tổn thất tài sản trong doanh
nghiệp..... 16
1.1.2 Nội dung, đặc điểm của các khoản dự phòng nợ phải trả
................................................... 21
1.1.3 Nội dung, đặc điểm của tổn thất tài sản và dự phòng tổn thất tài sản
................................ 25
1.2. CÁC CƠ SỞ KẾ TOÁN, LOẠI HÌNH KẾ TOÁN, NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN CHI PHỐI ĐẾN
SỰ

HÌNH

THÀNH

CÁC

KHOẢN

DỰ

PHÕNG




TỔN

THẤT

TÀI

SẢN

............................................................................................................................. 27
1.2.1. Cơ sở kế toán ..................................................................................................... 27
1.2.2. Loại hình kế toán ............................................................................................... 28
1.2.3. Các nguyên tắc kế toán chi phối đến sự hình thành các khoản dự phòng và tổn
thất tài
sản.......................................................................................................................................................
30
1.3. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÕNG VÀ TỔN THẤT TÀI SẢN TRONG
DOANH NGHIỆP..............................................................................................................
34
1.3.1. Điều kiện ghi nhận các khoản dự phòng và tổn thất tài sản trong doanh nghiệp


............ 34

ii

1.3.2 Xác định giá trị các khoản dự phòng và tổn thất tài sản trong doanh nghiệp .........
39

1.3.3. Thu nhận thông tin ban đầu về các khoản dự phòng và tổn thất tài sản
........................... 44


iii

1.3.4. Hệ thống hóa và xử lý thông tin kế toán các khoản dự phòng và tổn thất tài
sản trong doanh nghiệp
...................................................................................................... 46
1.3.5. Trình bày thông tin về các khoản dự phòng và tổn thất tài sản trên báo cáo
tài chính doanh nghiệp
...................................................................................................... 51
1.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ KẾ TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÕNG VÀ TỔN THẤT TÀI SẢN
................................................................................................................. 53
1.4.1. Kế toán dự phòng và tổn thất tài sản theo trường phái kế toán các nước AngloSaxon. 53
1.4.2. Kế toán dự phòng và tổn thất tài sản theo trường phái kế toán Châu Âu lục địa
............ 62
1.4.3. Bài học kinh nghiệm đối với kế toán Việt Nam .................................................................
63
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .................................................................................................. 65
Chƣơng
............................................................................................................................ 66

2

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÕNG VÀ TỔN THẤT TÀI SẢN TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP XÂY LẮP Ở VIỆT NAM ........................................ 66
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP Ở VIỆT NAM ................. 66
2.1.1. Khái quát chung về ngành Xây dựng Việt Nam.................................................................
66

2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý của các doanh nghiệp xây lắp niêm yết trên thị trường
chứng khoán ở Việt
Nam............................................................................................................................. 74
2.1.3. Những đặc điểm của hoạt động xây lắp ảnh hưởng đến kế toán các khoản dự
phòng và tổn thất tài
sản.................................................................................................................................... 76
2.2. KHUNG PHÁP LÝ VỀ KẾ TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÕNG VÀ TỔN THẤT TÀI SẢN TRONG
DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM.................................................... 80
2.2.1. Giai đoạn trước khi ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam
............................ 80
2.2.2. Giai đoạn sau khi ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán Việt
Nam................................ 82
2.3. THỰC TRẠNG KHẢO SÁT RỦI RO ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÁC KHOẢN DỰ PHÕNG VÀ TỔN
THẤT

TÀI

SẢN

TRONG

CÁC

DOANH

NGHIỆP

XÂY

LẮP




VIỆT

NAM


iv
......................................................................................................................... 85
2.4. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÕNG VÀ TỔN THẤT TÀI SẢN TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP Ở VIỆT NAM ............................... 87
2.4.1. Thực trạng về ghi nhận và xác định giá trị các khoản dự phòng và tổn thất tài sản
trong
các doanh nghiệp xây lắp ở Việt Nam............................................................................................
87
2.4.1.1. Thực trạng về ghi nhận các khoản dự phòng và tổn thất tài sản.................... 87


v

2.4.1.2. Thực trạng về xác định giá trị các khoản dự phòng và tổn thất tài sản ......... 92
2.4.2. Phương pháp kế toán các khoản dự phòng và tổn thất tài sản trong các doanh
nghiệp xây
lắp ở Việt Nam ..................................................................................................................................
98
2.4.2.1. Thu nhận thông tin ban đầu về các khoản dự phòng và tổn thất tài sản ........
98
2.4.2.2. Xử lý và hệ thống hóa thông tin kế toán ....................................................... 102
2.4.2.3. Trình bày thông tin về các khoản dự phòng trên các báo cáo tài chính....... 103

2.5. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÕNG VÀ TỔN THẤT TÀI
SẢN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP Ở VIỆT NAM ......... 105
2.5.1. Những kết quả đạt được
......................................................................................................105
2.5.1.1. Hệ thống các quy định pháp lý về kế toán các khoản dự phòng và tổn thất
tài sản ..............................................................................................................................
105
2.5.1.2. Thực trạng kế toán các khoản dự phòng và tổn thất tài sản trong các
doanh nghiệp xây lắp ở Việt Nam
......................................................................................... 106
2.5.2. Những vấn đề tồn tại về kế toán các khoản dự phòng và tổn thất tài sản trong các
doanh
nghiệp xây lắp ở Việt Nam
............................................................................................................108
2.5.2.1. Tồn tại trong các quy định pháp lý về kế toán các khoản dự phòng và tổn
thất tài
sản......................................................................................................................... 108
2.5.2.2.Tồn tại về kế toán các khoản dự phòng và tổn thất tài sản trong các doanh
nghiệp xây lắp ở Việt Nam .........................................................................................
109
2.5.3. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại kế toán các khoản dự phòng và tổn thất tài
sản
trong các doanh nghiệp xây lắp ở Việt
Nam................................................................................111
2.5.3.1. Do những hạn chế trong quy định pháp lý về kế toán các khoản dự phòng
và tổn thất tài sản ở Việt Nam ........................................................................................
112


vi

2.5.3.2. Do những hạn chế trong việc vận dụng kế toán các khoản dự phòng và
tổn thất tài sản trong các doanh nghiệp xây lắp ở Việt Nam...........................................
114
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ................................................................................................ 116
Chƣơng 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÕNG VÀ TỔN THẤT
TÀI SẢN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP Ở VIỆT NAM117
3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH XÂY DỰNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN
TỚI ............................................................................................................. 117


vi
i

3.2. YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÕNG VÀ TỔN
THẤT

TÀI

SẢN

TRONG

CÁC

DOANH

NGHIỆP

XÂY


LẮP



VIỆT

NAM

....................................................................................................................... 121
3.2.1. Yêu cầu hoàn thiện kế toán các khoản dự phòng và tổn thất tài sản trong các
doanh
nghiệp xây lắp ở Việt Nam
............................................................................................................121
3.2.2. Nguyên tắc hoàn thiện kế toán các khoản dự phòng và tổn thất tài sản trong các
doanh
nghiệp xây lắp ở Việt Nam
............................................................................................................123
3.3. HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LÝ KẾ TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÕNG VÀ TỔN THẤT TÀI
SẢN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM .................. 124
3.3.1. Xây dựng, ban hành chuẩn mực kế toán về tổn thất tài
sản.............................................124
3.3.2. Hoàn thiện chế độ kế toán Việt Nam về hướng dẫn các khoản dự phòng và tổn
thất tài
sản.....................................................................................................................................................12
6
3.4. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÕNG VÀ TỔN THẤT TÀI
SẢN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP Ở VIỆT NAM127
3.4.1. Về ghi nhận các khoản dự phòng và tổn thất tài sản
........................................................127
3.4.2. Về xác định giá trị các khoản dự phòng và tổn thất tài

sản..............................................134
3.4.3. Về phương pháp kế toán các khoản dự phòng
..................................................................144
3.5. KIẾN NGHỊ ĐỂ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ............................... 162
3.5.1. Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước
.............................................................................162
3.5.2. Về phía các doanh nghiệp xây
lắp......................................................................................164
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ................................................................................................ 166
KẾT
167

LUẬN.......................................................................................................................


vi
ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCKQKD

Báo cáo kết quả kinh doanh

BCTC

Báo cáo tài chính

BOO

Xây dựng, sở hữu, kinh doanh


BOT

Xây dựng, vận hành, chuyển giao

BMI

Tổ chức nghiên cứu, đánh giá về kinh tế, tài
chính thế giới

BT

Xây dựng chuyển giao

CMKT

Chuẩn mực kế toán

CTXL

Công trình xây lắp

DN

Doanh nghiệp

DNXL

Doanh nghiệp xây lắp


GAAP

Nguyên tắc kế toán chung được chấp nhận

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

BCĐKT

Bảng cân đối kế toán

FASB

Ủy ban chuẩn mực kế toán tài chính

HTKT

Hệ thống kế toán

IAS

Chuẩn mực kế toán quốc tế

IFRS

Chuẩn mực BCTC

QLDN


Quản lý DN

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ

Tài sản cố định

TTCK

Thị trường chứng khoán

VAS

Chuẩn mực kế toán Việt Nam

VLXD

Vật liệu xây dựng

WTO

Tổ chức thương mại thế giới


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1

Một số chỉ tiêu kinh tế của Ngành Xây dựng Việt Nam

3.1

Bảng tính tỷ lệ bảo hành CTXL qua các năm tại Công ty cổ

Trang
73
136

phần xây dựng số 1 Hà Nội
3.2

Bảng tính tỷ lệ bảo hành CTXL qua các năm của công trình

138

xây dựng dân dụng tại Tổng công ty xây dựng dân dụng Hà
Nội
3.3

Bảng tính chi phí tăng thêm của công trình


140

3.4

Bảng tính tỷ lệ nợ phải thu khó đòi qua các năm tại Công ty

142

cổ phần LICOGI 166
3.5

Phương án trích lập dự phòng bảo hành công trình

145

3.6

Bảng kê trích lập dự phòng bảo hành công trình

145

3.7

Bảng kê trích lập dự phòng hợp đồng có rủi ro lớn

146

3.8

Danh sách các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán


147

3.9

Danh sách các khoản nợ phải thu trường hợp đặc biệt

148

3.10

Bảng kê trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi

148

3.11

Bảng kê TSCĐ có dấu hiệu tổn thất

149

3.12

Bảng kê tổng hợp các khoản dự phòng và tổn thất tài sản

150

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu


Tên sơ đồ

sơ đồ

Trang

1.1

Sơ đồ ra quyết định

38

1.2

Sơ đồ trình tự hạch toán dự phòng nợ phải trả

49

1.3

Sơ đồ trình tự hạch toán tổn thất tài sản theo quan điểm thứ nhất

50

1.4

Sơ đồ trình tự hạch toán tổn thất tài sản theo quan điểm thứ hai

50



viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu

Tên sơ đồ

sơ đồ
2.1

2.2

2.3

2.4

Biểu đồ 2.1. Giá trị sản xuất theo giá hiện hành của ngành
Xây dựng phân theo thành phần kinh tế
Biểu đồ 2.2. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện
phân theo thành phần kinh tế cho ngành Xây dựng
Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng các thành phần kinh tế trong ngành
Xây dựng
Biểu đồ 2.4. Tỷ trọng ngành Xây dựng theo nhóm Công
trình và Vùng miền

Trang

71


71

72

72


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam kéo theo sự phát triển
nhanh chóng của các doanh nghiệp (DN). Trong một môi trường cạnh tranh gay gắt, nhiều
yếu tố bên trong và bên ngoài tác động, các DN sẽ không tránh khỏi việc gặp phải các rủi
ro, tổn thất tài sản trong quá trình hoạt động. Việc kế toán các khoản dự phòng và tổn thất
tài sản có thể giúp cho DN xử lý tốt hơn với những tổn thất có thể xảy ra, từ đó DN sẽ chủ
động hơn trong quản lý tài sản của mình.
Dựa trên nền tảng của các chuẩn mực kế toán quốc tế, Việt Nam đã ban hành
chuẩn mực và thông tư hướng dẫn về các khoản dự phòng, chưa ban hành chuẩn mực
kế toán về tổn thất tài sản. Tuy nhiên, so với chuẩn mực kế toán quốc tế và kinh nghiệm
của một số quốc gia trên thế giới thì các quy định và hướng dẫn liên quan đến việc trích
lập và hạch toán các khoản dự phòng của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, nội dung trong
chuẩn mực còn chưa đầy đủ, các hướng dẫn của chuẩn mực còn trừu tượng nên dẫn đến
việc vận dụng vào thực tế của các doanh DN hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là
trong các DN hoạt động trong lĩnh vực xây lắp với những đặc thù riêng mà theo đó các
khoản dự phòng và tổn thất tài sản có ảnh hưởng đáng kể trong quản lý tài sản của DN.
Điển hình như tài sản cố định (TSCĐ), đặc biệt là máy móc, thiết bị sử dụng trong thi công
xây dựng các sản phẩm xây lắp có giá trị rất lớn có thể bị suy giảm giá trị trong quá trình sử
dụng do tác động của các yếu tố đặc thù của hoạt động sản xuất xây lắp như công nghệ thi
công thay đổi, mỗi sản phẩm xây lắp có đặc điểm kỹ thuật sản xuất khác nhau,…; hay sản
phẩm xây lắp có giá trị lớn, thời gian sản xuất kéo dài, tổ chức quản lý sản xuất phức tạp

nên dẫn đến các rủi ro khác nhau trong quá trình hoạt động sản xuất sản phẩm như rủi ro
về thu hồi công nợ, rủi ro trong thực hiện hợp đồng kinh tế, rủi ro về bảo hành công trình
xây lắp (CTXL),…có ảnh hưởng sống còn đến sự tồn vong và phát triển của DN xây lắp
(DNXL).
Trong những năm vừa qua, mặc dù Việt Nam cũng đã có những thành công nhất
định trong việc hoàn thiện hệ thống kế toán với việc ban hành hệ thống văn bản


2
pháp quy như luật Kế toán, hệ thống chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các thông tư
hướng dẫn góp phần nâng cao năng lực quản lý kinh tế của các DN và có những kết quả
đáng kể. Tuy nhiên, việc vận dụng hệ thống văn bản pháp quy về kế toán trong quản lý
kinh tế tại các DN nói chung và các DNXL nói riêng vẫn còn những vấn đề bất cập cần tiếp
tục phải hoàn thiện để nâng cao chất lượng thông tin cung cấp cho các bên liên quan.
Chính vì vậy, tác giả cho rằng, việc nghiên cứu để đưa ra các giải pháp hoàn thiện kế toán
các khoản dự phòng và tổn thất tài sản trong các DNXL là vấn đề mang tính thời sự và có ý
nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán các
khoản dự phòng và tổn thất tài sản trong các doanh nghiệp xây lắp ở Việt Nam” làm đề
tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của mình.
2. Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Trong thời gian gần đây, kế toán về các khoản dự phòng và tổn thất tài sản đã được
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm bàn luận sôi nổi trên các diễn đàn về các khía cạnh khác
nhau do thông tin về kế toán các khoản dự phòng và tổn thất tài sản luôn được xem là
thông tin quan trọng trong quá trình quản lý mỗi DN và việc phản ánh đầy đủ, trung thực
các khoản dự phòng và tổn thất tài sản là vấn đề khá phức tạp. Trong tổng quan nghiên
cứu của luận án, tác giả tập trung vào các công bố mang tính điển hình sau đây.
 Về kế toán các khoản dự phòng nợ phải trả
Phân biệt giữa các khoản dự phòng phải trả và nợ tiềm tàng được Nguyễn Đào
Tùng nghiên cứu năm 2006, bài báo đã chỉ ra sự khác biệt và cách nhận diện khoản dự
phòng phải trả và nợ tiềm tàng. Các nghiên cứu hoàn thiện quy định pháp lý về kế toán

khoản dự phòng nợ phải trả bao gồm hoàn thiện tài khoản kế toán của tác giả chỉ áp dụng
cho kế toán ở công ty kinh doanh chứng khoán; Phạm Hoài Hương (2007) trong nghiên
cứu của mình đã làm rõ bản bản chất của nội dung phản ánh ở các tài khoản dự phòng
theo quy định pháp lý của kế toán Việt Nam; Đoàn Vân Anh (2006) bàn đến hoàn thiện nội
dung kế toán khoản dự phòng nợ phải trả trong nghiên cứu về kế toán dự phòng phải trả
về phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa: Tiếp cận từ nguyên


3
tắc dồn tích; Nguyễn Thị Bình (2010) chỉ ra những tồn tại trong quy định của chế độ kế
toán Việt Nam hiện hành về ghi nhận dự phòng và phương hướng hoàn thiện những bất
cập đó; Mai Ngọc Anh (2012) đã nghiên cứu về phương pháp xác định các ước tính kế toán
theo chuẩn mực và chế độ kế toán DN Việt Nam, tác giả đã đánh giá những ưu điểm,
những hạn chế của các phương pháp đang được áp dụng phổ biến làm cơ sở để đưa ra
các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán và thực tế
ở DN về các phương pháp xác định các ước tính kế toán. Như vậy, kế toán dự phòng nợ
phải trả theo quy định pháp lý hiện hành đã được các nhà nghiên cứu đề xuất các giải
pháp ngày càng hoàn thiện hơn, các công trình nghiên cứu thời kỳ đầu chủ yếu tập
trung vào làm rõ sự bất cập của chế độ kế toán Việt Nam về các khoản dự phòng và các
công trình nghiên cứu công bố gần đây thì ngoài việc chỉ ra thêm các vấn đề bất cập đã tập
trung sang các đề xuất giải pháp hoàn thiện hơn quy định pháp lý của Việt Nam về các
khoản dự phòng.
 Về kế toán các khoản dự phòng tổn thất tài sản
Dự phòng tổn thất tài sản được Trần Tiến Hưng (2005) đề cập với góc độ Nhà nước
cần có quy định bắt buộc tất cả các loại hình DN phải thực hiện việc trích lập dự phòng nợ
phải thu khó đòi, đồng thời phải có biện pháp quản lý chặt chẽ việc sử dụng các khoản dự
phòng để xử lý nợ; Tác giả Nguyễn Viết Lợi (2006) đề cập trong nghiên cứu “Các chính
sách Tài chính - Thuế - Kế toán trong xử lý các khoản dự phòng ở DN” cho rằng cần có
những thay đổi trong nhận thức và quan niệm về mối quan hệ giữa các chính sách tài
chính, thuế, kế toán và sự vận dụng quan niệm mới để giải quyết thực tế những nội dung

đang chứa đựng những bất cập trong xử lý các khoản dự phòng ở ba loại công cụ quản lý
này. Về các vấn đề cụ thể trong kế toán tổn thất tài sản ngắn hạn được Bùi Hồng Thanh
(2006) chỉ ra trong nghiên cứu của mình về bất hợp lý trong quy định về thời gian trích lập
dự phòng đối với các khoản nợ phải thu khó đòi và vấn đề thuế giá trị gia tăng trong dự
phòng phải thu khó đòi, từ đó tác giả đưa ra phương hướng nhằm giải quyết những bất
cập đó; Phan Đức Dũng (2006) đã bổ sung thêm phương pháp ước tính khi lập dự phòng
nợ phải thu khó đòi


4
theo tỷ lệ doanh thu, theo tỷ lệ khoản phải thu và theo độ dài thời gian của khoản phải thu
(tuổi nợ của khoản phải thu) do phương pháp trực tiếp vi phạm nguyên tắc phù hợp;
Trong nghiên cứu của mình, Nguyễn Văn Công (2007) chỉ ra rằng các khoản tổn thất thực
tế do giảm giá hay các khoản dự phòng không dùng đến phát sinh trong năm kế hoạch phải
được ghi nhận vào các tài khoản phản ánh dự phòng, từ đó tác giả cũng đưa ra cách xác
định chính xác chi phí và thu nhập của từng hoạt động; Phạm Thị Quyên (2008) chỉ ra rằng
việc lập dự phòng tổn thất tài sản thông qua các chỉ tiêu tài chính chưa thực sự mang lại
tính tin cậy, tác giả cũng cho rằng sự tổn thất của một số tài sản đầu tư được lập dự phòng
chưa đầy đủ hoặc chưa được lập dự phòng và sự tác động do những tổn thất về tài sản mà
không được trích lập dự phòng hoặc mức trích lập dự phòng quá thấp so với giá trị tài sản
bị tổn thất làm cho người sử dụng thông tin không đánh giá chính xác tình hình tài chính
và kết quả kinh doanh của DN.
 Về kế toán tổn thất tài sản
Một số công trình nghiên cứu chỉ ra rằng việc vận dụng chuẩn mực kế toán “giảm
giá trị tài sản” là cần thiết đối với Việt Nam như Khúc Minh Hoàng (2004), Trần Mạnh
Dũng (2010), các tác giả cho rằng các loại tài sản dài hạn của DN không nằm ngoài quy luật
bị giảm giá, nên cũng cần lập dự phòng giảm giá khi cần thiết; Tác giả Trần Mạnh Dũng
(2010) đã có nghiên cứu về giảm giá trị của lợi thế thương mại trên các góc độ phương
pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng trình bày và tính tuân thủ của các công ty ở Hồng
Kông. Nhóm tác giả Tyrone M. Carlin và Nigel Finch (2010), đã nghiên cứu và cung cấp

bằng chứng về hành vi tùy ý trong việc thực hiện phương pháp kiểm tra tổn thất tài sản
trong đó có lợi thế thương mại theo khuôn khổ chuẩn mực lập báo cáo tài chính (BCTC)
quốc tế, so sánh tính tuân thủ chuẩn mực tổn thất tài sản của các công ty tại Úc và New
Zealand và kết luận rằng tồn tại những hành vi thiên vị trong các DN ở hai nước này khi cố
tnh bỏ sót chi phí tổn thất tài sản nhằm tăng lợi nhuận của DN; Khairil Faizal Khairi, Nur
Hidayah Laili (Malaysia,
2012) đã nghiên cứu về tính tuân thủ và chất lượng trình bày chuẩn mực BCTC số 36 của
Singapore về tổn thất tài sản trong đó có đề cập đến lợi thế thương mại kết luận


5
rằng phần lớn (90%) các công ty niêm yết tại Singapore không tuân thủ các yêu cầu cơ bản
của Chuẩn mực kế toán và chỉ ra rằng ý tưởng đo lường theo giá trị hợp lý của tài sản là rất
tốt nhưng thực tế áp dụng vẫn còn nhiều nghi vấn.
Trong nghiên cứu khác của Yina Wu (2011), tác giả sử dụng 132 quan sát về sự ghi
đảo ngược tổn thất tài sản của 53 DN hoạt động tại Châu Âu từ năm 2005 đến năm 2009,
kết luận sự giảm sút về lợi nhuận trước khi ghi giảm tổn thất tài sản là động cơ của các
nhà quản lý khi sử dụng việc ghi đảo ngược chi phí tổn thất tài sản; Shipan Sun (2010) đã
đề cập đề cập đến việc thực hiện chuẩn mực kế toán tổn thất tài sản trên cơ sở nghiên cứu
cơ sở lý thuyết về đặc điểm sai phạm của ghi nhận tổn thất tài sản và những giải pháp để
hoàn thiện kế toán tổn thất tài sản. Nhìn theo góc độ khác, nhóm tác giả Nicolae Bobitan,
Diana Dumitrescu, Carmen Costuleanu (2011) cho rằng tổn thất tài sản và đánh giá lại tài
sản có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau nhưng cũng có sự khác biệt nhất định, nó đều
yêu cầu DN phải xác định tài sản theo giá trị hợp lý và sau đó thì thực hiện, cập nhật vào
sổ sách kế toán, tuy nhiên sự khác biệt cơ bản đó là đánh giá lại thì giá trị tài sản có thể
tăng lên hay giảm xuống nhưng tổn thất tài sản chỉ đề cập khi có sự sụt giảm về giá trị thị
trường; Raed Muhammad Kanakriyah (2012), đã điều tra về ảnh hưởng của việc áp dụng
Chuẩn mực kế toán quốc tế số 36 vào thông tin kế toán tại Jordan và xác định xem việc áp
dụng tổn thất này có ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC hay
không dưới góc độ của người sử dụng BCTC và sau khi điều tra thì kết quả cho thấy rằng có

sự khác biệt đáng kể trong số những ý kiến của những người trả lời, trong đó các nhà
nghiên cứu thì cho rằng chi phí tổn thất tài sản phụ thuộc vào giá trị hợp lý hơn là giá trị
ghi sổ thì sẽ có nhiều thuận lợi hơn nhưng lại thiếu tính tin cậy, việc sử dụng tổn thất tài
sản như một công cụ để làm sai lệch kết quả kinh doanh của DN còn Costa Marques (2012)
lại coi tổn thất tài sản và tác động của nó đến kế toán DN là một khía cạnh quan trọng cần
được xem xét trong kế toán và chúng ảnh hưởng đến việc ra quyết định. Trong luận án
của Trần Mạnh Dũng (2011), tác giả đã chú trọng đến sự suy giảm của lợi thế thương mại
ở Hồng Kông. Từ đó tác giả cũng chỉ ra rằng tính


6
tuân thủ của các công ty niêm yết là rất thấp và chất lượng trình bày là rất kém trong
những năm đầu áp dụng chuẩn mực “Tổn thất tài sản” với những điều khoản chưa rõ
ràng, dựa vào các sự kiện không chắc chắn trong tương lai và mang đầy ý tưởng chủ quan
của DN.
 Về kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam
Liên quan đến kế toán tại các DNXL Việt Nam trong thời gian qua đã có một số tác
giả quan tâm nghiên cứu. Hoàng Văn Tưởng (2010) nghiên cứu hoàn thiện tổ chức kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong các DNXL thuộc Tập đoàn dầu
khí quốc gia Việt Nam; Nguyễn Quang Hưng (2013) nghiên cứu về tổ chức kế toán quản
trị với việc tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh trong các DNXL Việt Nam; Nguyễn
Thị Thanh Loan (2014) nghiên cứu hoàn thiện kế toán doanh thu và chi phí của hợp
đồng xây dựng tại các DN xây dựng công trình thủy điện ở Việt Nam. Về cơ bản, các
công bố này tập trung chủ yếu vào đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp về kế toán
tại các DNXL trên các phần hành kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, doanh
thu, chi phí trong đó có đề tài đề cập đến chi phí bảo hành CTXL trong các khoản mục chi
phí và nêu ra nguyên tắc chung để xử lý khoản mục chi phí này nhưng không đi sâu làm
rõ các nội dung về phương pháp xác định, đánh giá, ghi nhận, công bố.
Tóm lại, từ các công trình đã công bố mà tác giả được biết có thể thấy rằng các
công trình của các nhà nghiên cứu Việt Nam tập trung vào chỉ ra sự cần thiết của việc xây

dựng chuẩn mực kế toán về “tổn thất tài sản”, hoàn thiện quy định pháp lý về kế toán dự
phòng nợ phải trả và dự phòng tổn thất tài sản trong quy định hiện hành. Đối với các công
trình nghiên cứu nước ngoài tập trung chủ yếu vào khảo sát việc vận dụng chuẩn mực kế
toán về các khoản dự phòng và tổn thất tài sản ở một số quốc gia như Hồng Kông, Úc,
New Zealand, Hàn Quốc, Malaysia..., trong đó tập trung vào việc tuân thủ các chuẩn mực
về dự phòng và tổn thất tài sản của DN và đánh giá ảnh hưởng của chúng đến việc lập và
trình bày BCTC trong DN. Như vậy, có thể thấy, chưa có công trình nào nghiên cứu một
cách có hệ thống cơ sở lý luận về kế toán các


7
khoản dự phòng và tổn thất tài sản trong các DNXL, đặc biệt nghiên cứu thực nghiệm tại
các DNXL ở Việt Nam. Chính vì vậy, luận án sẽ tập trung nghiên cứu về dự phòng và
tổn thất tài sản tại các DNXL ở Việt Nam.
Kết luận rút ra từ các công trình đã nghiên cứu
Sau khi nghiên cứu các công trình đã công bố liên quan đến kế toán các
khoản dự phòng và tổn thất tài sản và các công trình có liên quan đến kế toán trong các
DNXL, tác giả rút ra các kết luận sau:
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về kế toán các khoản dự phòng và tổn thất tài
sản ở Việt Nam đã đưa ra những bất cập trong phương pháp tính toán, phương pháp
hạch toán, những vướng mắc khi xử lý các khoản dự phòng và tổn thất tài sản. Đặc biệt,
khi đề cập đến phương pháp xác định giá trị các khoản dự phòng và tổn thất tài sản, các
công bố ở Việt Nam mới chỉ đề cập đến nguyên tắc, chưa xác định được mô hình xác định
giá trị các khoản dự phòng và tổn thất tài sản cụ thể. Vì vậy, luận án sẽ tiếp tục giải quyết
những vấn đề này, luận án đưa ra các mô hình cụ thể (như mô hình so sánh, mô hình
chiết khấu dòng tiền, mô hình xác suất,….) để xác định giá trị các khoản dự phòng và tổn
thất tài sản.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu về kế toán các khoản dự phòng và tổn thất
tài sản ở Việt Nam mới chỉ nghiên cứu về nguyên tắc ghi nhận, xác định giá trị các khoản
dự phòng và tổn thất tài sản ở các DN nói chung, chưa nghiên cứu chuyên biệt

những vấn đề đó trong DNXL. Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài thì luận án sẽ nghiên
cứu đặc điểm, đặc thù của hoạt động xây lắp ảnh hưởng đến phạm vi ghi nhận, phương
pháp xác định giá trị và kế toán các khoản dự phòng và tổn thất tài sản trong DNXL.
Thứ ba, các công trình đã công bố về cơ bản đều nghiên cứu kế toán các khoản dự
phòng và tổn thất tài sản trên nền tảng quy định của chế độ kế toán Việt Nam giai đoạn
trước năm 2016. Trong thời gian tới, khuôn khổ pháp lý kế toán Việt Nam còn có nhiều
nội dung phải tiếp tục thay đổi, cải cách theo hướng ngày càng


8
phù hợp hơn với thông lệ kế toán quốc tế và nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh hơn ở
Việt Nam, vì vậy, luận án sẽ nghiên cứu các vấn đề này trong bối cảnh mới.
Thứ tư, công trình nghiên cứu về kế toán trong các DNXL là các công bố tập trung
vào nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán quản trị
trong DNXL,… Các công bố này chỉ nghiên cứu khoản dự phòng gắn liền với kế toán chi phí
bảo hành sản phẩm ở góc độ tiếp cận sơ khai về nguyên tắc ghi nhận, luận án tiếp tục
nghiên cứu các khoản dự phòng phát sinh ở DNXL như dự phòng nợ phải thu, dự phòng
bảo hành CTXL, dự phòng hợp đồng có rủi ro lớn và tổn thất tài sản gắn với TSCĐ.
Thứ năm, các công trình nghiên cứu ở nước ngoài đã nêu trên mới chỉ đề cập trên
khía cạnh khảo sát việc vận dụng chuẩn mực kế toán về các khoản dự phòng và tổn thất
tài sản ở một số quốc gia như Hồng Kông, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Malaysia….Trong
các công trình này, các tác giả đưa ra tính tuân thủ các chuẩn mực về dự phòng và tổn
thất tài sản của một số DN trên thế giới, nêu lên ảnh hưởng của chúng đến việc lập và
trình bày BCTC trong DN. Như vậy, có thể thấy chưa có công trình nào nghiên cứu một
cách có hệ thống cơ sở lý luận về kế toán các khoản dự phòng và tổn thất tài sản trong các
DN. Vì vậy, luận án sẽ tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về kế toán các khoản dự phòng
và tổn thất tài sản trong các DN gắn với DNXL Việt Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Những đặc điểm cơ bản của DNXL có ảnh hưởng đến kế toán các khoản dự
phòng và tổn thất tài sản là gì?

- Cơ sở kế toán và loại hình kế toán nào có ảnh hưởng đến các khoản dự phòng và
tổn thất tài sản?
- Nội dung, đặc điểm và ý nghĩa cơ bản của các khoản dự phòng và tổn thất tài sản
là gì?
- Nội dung của kế toán các khoản dự phòng và tổn thất tài sản là gì?


9
- Thực trạng kế toán các khoản dự phòng và tổn thất tài sản của các DNXL Việt
Nam như thế nào?
- Những hạn chế cơ bản và nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong kế toán các
khoản dự phòng và tổn thất tài sản trong các DNXL Việt Nam là gì?
- Những yêu cầu và nguyên tắc cơ bản để hoàn thiện kế toán các khoản dự
phòng và tổn thất tài sản trong các DNXL Việt Nam?
- Giải pháp nào để hoàn thiện kế toán các khoản dự phòng và tổn thất tài sản
trong các DNXL Việt Nam?
4. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Về lý luận:
+ Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về kế toán các khoản dự phòng và tổn thất
tài sản trong DN.
+ Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về kế toán các khoản dự phòng và tổn thất
tài sản ở một số quốc gia trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam.
- Về thực tễn:
+ Nghiên cứu chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành về kế toán các
khoản dự phòng và tổn thất tài sản trong các DN. Đồng thời trình bày và phân tích rõ
thực trạng về kế toán các khoản dự phòng và tổn thất tài sản trong các DNXL Việt
Nam, từ đó rút ra được những ưu điểm, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân dẫn đến hạn chế.
+ Vận dụng các kết quả nghiên cứu để đưa ra đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện
hệ thống chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam về các khoản dự phòng và tổn thất tài

sản theo hướng hiện đại, phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế, đồng thời phù hợp với
điều kiện thực tế ở Việt Nam và có lộ trình trong tương lai khi nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam có sự phát triển ở mức độ cao hơn.
+ Nghiên cứu để đưa ra những giải pháp hoàn thiện thực trạng kế toán các khoản
dự phòng và tổn thất tài sản trong các DNXL ở Việt Nam nhằm tiến tới thông


10
tin trình bày trên BCTC đạt được độ tin cậy, trung thực, hợp lý hơn, đáp ứng yêu cầu
quản lý kinh tế tài chính nói chung và kế toán nói riêng, đồng thời đáp ứng nhu cầu sử
dụng thông tin của các đối tượng quan tâm đến tnh hình tài chính của DN.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về
kế toán các khoản dự phòng và tổn thất tài sản trong các DNXL ở Việt Nam. Trong đó, tác
giả tập trung nghiên cứu các khoản dự phòng nợ phải trả, dự phòng tổn thất tài sản và tổn
thất tài sản trong các DNXL ở Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian:
Luận án tập trung nghiên cứu kế toán các khoản dự phòng và tổn thất tài sản trong
các DNXL niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam (Do Việt Nam không
công bố con số thống kê cũng như thông tin cụ thể về các DN hoạt động trong lĩnh
vực xây lắp trong số khoảng 500.000 DN đang hoạt động trên cả nước hiện nay, vì vậy,
tác giả lựa chọn chủ yếu là các DNXL niêm yết trên TTCK làm đại diện để tập trung nghiên
cứu, các DN này có quy mô hoạt động đáng kể, thông tin được cung cấp cho nhiều đối
tượng liên quan nên đòi hỏi sự minh bạch, chất lượng thông tin cao hơn, chặt chẽ hơn các
DN khác trong cùng lĩnh vực).
Luận án không nghiên cứu cho các DNXL nước ngoài tại Việt Nam.
Các DNXL luận án nghiên cứu thực hiện với tư cách nhà thầu xây dựng mà
không phải với tư cách chủ đầu tư.
Ngoài ra, luận án chỉ nghiên cứu các khoản dự phòng và tổn thất tài sản đối với

hoạt động xây lắp ở DNXL hoạt động độc lập, không nghiên cứu vấn đề này trong mối
quan hệ hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con.
+ Về thời gian: Số liệu khảo sát thực tế trong các đơn vị nghiên cứu các năm từ
năm 2011 đến năm 2016.


11
+ Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu nội dung về các khoản dự phòng
bao gồm: Dự phòng bảo hành CTXL, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng hợp
đồng có rủi ro lớn (các khoản dự phòng khác như: Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư
tài chính, dự phòng tái cơ cấu DN do phát sinh không đáng kể, cũng không phải là hoạt
động chính của DNXL, dự phòng giảm giá hàng tồn kho không phải là đặc thù của DNXL
dưới góc độ nhà thầu xây dựng nên tác giả không đi vào nghiên cứu).
Luận án tập trung nghiên cứu nội dung về tổn thất TSCĐ hữu hình (các khoản
tổn thất tài sản như: Tổn thất lợi thế thương mại, tổn thất bất động sản đầu tư ghi nhận
theo giá gốc, tổn thất TSCĐ vô hình do phát sinh hạn chế hoặc không phải là tài sản đặc
thù của DNXL nên luận án không tập trung nghiên cứu sâu).
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận về các khoản dự phòng và
tổn thất tài sản trong các DNXL và kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới để hoàn
thiện quy định pháp lý về kế toán các khoản dự phòng và tổn thất tài sản trong các DNXL ở
Việt Nam.
- Ý nghĩa thực tễn: Qua khảo sát thực trạng kế toán các khoản dự phòng và tổn
thất tài sản trong các DNXL ở Việt Nam hiện nay, luận án phân tích và chỉ rõ những ưu
điểm, những mặt còn hạn chế cũng như nguyên nhân cơ bản của những hạn chế đó. Từ
đó, luận án đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán các khoản dự phòng và tổn thất tài
sản trong các DNXL ở Việt Nam, giúp cho các DN quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh có
hiệu quả hơn.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án đã sử dụng các phương pháp như:

Phương pháp điều tra, phương pháp thống kê, phương pháp đối chiếu….các phương pháp
này đều xuất phát trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử nhằm
giải quyết các vấn đề liên quan một cách biện chứng và logic.


12
 Phương pháp thu thập tài liệu
- Tài liệu thứ cấp: Tác giả sử dụng phương pháp tìm kiếm và đọc tài liệu để thu
thập thông tin thứ cấp từ các tài liệu như giáo trình, niên giám thống kê, các kết quả
nghiên cứu đã được công bố của các tác giả trong và ngoài nước trên các tạp chí khoa học
có uy tín, các văn bản của Bộ Tài chính và các bộ, ban ngành liên quan, Tổng cục thống kê,
tài liệu kế toán của các DNXL niêm yết được khảo sát cung cấp.
- Tài liệu sơ cấp: Tài liệu sơ cấp được thu thập thông qua trao đổi trực tiếp và
phỏng vấn các đối tượng có liên quan, bao gồm trao đổi trực tiếp với lãnh đạo DN (Ban
Giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng phòng kế hoạch, Trưởng phòng kỹ thuật,...),
phỏng vấn trực tiếp nhân viên kế toán phụ trách phần kế toán các khoản dự phòng và
tổn thất tài sản của DN được khảo sát. Đối với các công ty ở khu vực Miền Trung và miền
Nam, tác giả không thực hiện phỏng vấn trực tiếp thì thông qua gửi phiếu điều tra.
Nội dung thu thập thông tin gồm hai phần chính: (1)-Phần 1, thu thập các
thông tin chung về DN, bao gồm: Hình thức sở hữu, mô hình tổ chức bộ máy kế toán, số
lượng và trình độ học vấn của nhân viên kế toán, hình thức sổ kế toán, chế độ kế toán áp
dụng, việc sử dụng phần mềm kế toán, mô hình tổ chức bộ máy quản lý; (2)-Phần 2, thực
trạng kế toán các khoản dự phòng và tổn thất tài sản trong các DN bao gồm: Các vấn đề
liên quan đến bảo hành CTXL, ghi nhận và xử lý dự phòng nợ phải trả về bảo hành
công trình; Các vấn đề liên quan đến hợp đồng có rủi ro lớn, cách thức xác định, ghi nhận
và xử lý dự phòng hợp đồng có rủi ro lớn; Căn cứ xác định các khoản nợ phải thu khó đòi,
cách thức phân loại phải thu khó đòi, cơ sở ước tính nợ phải thu khó đòi, cách thức xử lý,
ghi nhận khoản phải thu khó đòi phát sinh; Xác định, ghi nhận và xử lý tổn thất TSCĐ.
Các câu hỏi được thiết kế dưới cả hai dạng là câu hỏi đóng và câu hỏi mở.
Mẫu khảo sát thực trạng: Tổng thể các DNXL niêm yết trên TTCK Việt Nam bao gồm

92 DN, các DNXL này có đặc điểm cơ bản sau như sau:


13
- Về đặc điểm vị trí địa lý: Miền Bắc có 52 DN, chiếm 56,5% (Hà Nội 47
DN, Hải Phòng 02 DN, Quảng Ninh 02 DN, Sơn La 01 DN); Miền Trung có 16
DN, chiếm 17,4% (Nghệ An 06 DN, Đà Nẵng 03 DN, Quảng Nam 01 DN, Bình
Định 01 DN, Khánh Hòa 02 DN, Lâm Đồng 02 DN, Huế 01 DN; Miền Nam có 24
DN, chiếm 26,1% (Thành phố HCM 14 DN, Bình Dương 03 DN, Bà Rịa-Vũng Tàu
04 DN, Đồng Nai 01 DN, Tiền Giang 01 DN, An Giang 01 DN).
- Về đặc điểm quy mô DN: Quy mô vốn nhỏ hơn 50 tỷ đồng có 16 DN (10
DN quy mô vốn dưới 20 tỷ đồng); Quy mô vốn từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng là 22
DN; Quy mô vốn từ 100 tỷ đồng đến dưới 500 tỷ đồng là 40 DN; Quy mô vốn từ 500 tỷ
đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng là 08 DN; Quy mô vốn từ 1.000 tỷ đồng trở lên là 06 DN
- Về đặc điểm tuổi đời của DN: Không có DN nào thành lập dưới 5 năm; Thành lập
từ 5 năm đến dưới 10 năm có 08 DN, Thành lập trên 10 năm có 84 DN.
Do các DNXL có vị trí địa lý khác nhau, phân bố rộng trên khắp cả nước nên tác
giả không có điều kiện thực hiện khảo sát trực tiếp tại từng DN, việc khảo sát được tiến
hành chủ yếu theo cách gửi phiếu điều tra để khảo sát thực trạng đến toàn bộ các DN
trong tổng thể và lựa chọn một số DN đến khảo sát trực tiếp và thực hiện kết hợp các
phương pháp khác (như quan sát, phỏng vấn sâu,...)
Kết quả, số phiếu khảo sát nhận về là 79 DNXL trả lời (đạt 86%). Theo công thức xác
định cỡ mẫu nghiên cứu khi biết số lượng tổng thể (tổng thể có 92 DN, với độ tin cậy là
2
95% thì số DN cần khảo sát là 92/[1+(92×0,05 )] =75, như vậy với 79
DN trả lời phiếu khảo sát được xem có nguồn thông tin đủ tin cậy để đưa ra kết luận.
Xem xét đặc điểm của 79 DN này cho thấy trọng số DN trả lời khảo sát thực tế khá phù
hợp với trọng số của tổng thể DNXL niêm yết trên TTCK, số DN ở miền Bắc là 47 DN
(chiếm 59,5%), số DN ở miền Trung là 12 DN (16,5%), số DN ở miền Nam là 20 DN
(chiếm 24%); Số DN có quy mô vốn nhỏ hơn 50 tỷ đồng là 14

DN (chiếm 17,7%), số DN có quy mô vốn từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng là 21
DN (chiếm 26,6%), số DN có quy mô vốn từ 100 tỷ đồng đến dưới 500 tỷ đồng là


×