Tải bản đầy đủ (.ppt) (67 trang)

Thẩm định phương pháp chuẩn độ thể tích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 67 trang )

THẨM ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP
CHUẨN ĐỘ THỂ TÍCH


Nội dung
• Thẩm định phương pháp
• Phương pháp chuẩn độ thể tích
• Thẩm định phương pháp chuẩn độ thể tích:
- Nguyên liệu
- Thành phẩm


THẨM ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP


Định nghĩa:
Thẩm định (validation) là quá trình triển khai
toàn bộ công việc của quy trình phân tích để
chứng minh phương pháp phân tích đủ chính
xác, đủ độ tin cậy và đáp ứng mục đích sử
dụng đã dự kiến.


Khi nào tiến hành TĐQTPT:
• Công việc thẩm định phải được tiến hành
trước khi sử dụng một phương pháp mới vào
công việc phân tích hàng ngày.
• Ngoài ra việc tái thẩm định quy trình phân
tích cũng cần được xem xét trong các trường
hợp:



• Do có thay đổi trong quá trình tổng hợp hoạt
chất.
• Do có thay đổi trong thành phần của thuốc.
• Do có thay đổi trong quy trình phân tích:
Thay đổi nhà cung cấp các thuốc thử quan
trọng, thay đổi về trang thiết bị: Thay thế
thiết bị phân tích chính (VD: máy HPLC).


Ai tiến hành thẩm định phương pháp:
Phòng thí nghiệm dự kiến sử dụng phương
pháp phân tích có trách nhiệm đảm bảo
phương pháp đã được thẩm định đầy đủ.


Chuẩn bị thẩm định:
- Thuốc thử và hoá chất sử dụng đáp ứng tiêu
chuẩn kỹ thuật, phù hợp với mục đích sử dụng.
- Chất đối chiếu được sử dụng phải có nguồn
gốc, có COA.
- Kiểm soát điều kiện môi trường thử nghiệm khi
thẩm định phương pháp.
- Tính toàn vẹn của mẫu.
- Thiết bị được hiệu chuẩn theo định kỳ.
- Cán bộ phân tích đủ năng lực:


Các chỉ tiêu đặc trưng cho thẩm định quy
trình phân tích:

- Tính đặc hiệu (specificity)
- Độ tuyến tính (linearity)
- Khoảng xác định (range)
- Độ đúng (accuracy)
- Độ chính xác (precision)
- Độ chắc chắn (Robustness)
- Giới hạn phát hiện (limit of detection - LOD).
- Giới hạn định lượng (limit of quantitation LOQ).


Tính đặc hiệu
Là khả năng của phương pháp có thể xác
định chính xác chất cần phân tích khi có mặt
các thành phần khác có thể có trong mẫu thử
(các tạp chất, sản phẩm phân huỷ, chất
nền ... ). Một quy trình phân tích thiếu tính
đặc hiệu có thể được bổ trợ bằng cách tiến
hành thêm quy trình phân tích khác.


Độ tuyến tính
Độ tuyến tính của một phương pháp
phân tích nhằm đánh giá sự phụ thuộc
tuyến tính giữa kết quả đo được (trong
một khoảng đo xác định) với nồng độ
chất phân tích có trong mẫu thử. Độ
tuyến tính được đánh giá bằng cách
quan sát đồ thị đáp ứng giữa nồng độ và
hàm lượng của chất phân tích.



Khoảng xác định
Khoảng xác định của một quy trình phân
tích là khoảng đo giữa nồng độ cao nhất
và thấp nhất của chất phân tích trong mẫu
thử nhằm chứng minh quy trình phân tích
đáp ứng độ chính xác, độ đúng và độ
tuyến tính.


Độ đúng
Độ đúng là giá trị phản ánh độ sát gần của
kết quả phân tích với giá trị thực của mẫu đã
biết


Độ chính xác
Độ chính xác là mức độ chụm giữa các kết
quả riêng biệt khi lặp lại quy trình phân tích
nhiều lần trên cùng một mẫu thử đồng nhất.
Độ chính xác bao gồm độ lặp lại, độ chính
xác trung gian, độ tái lặp.


LOD - LOQ
- LOD: là nồng độ thấp nhất của hoạt chất
cần phân tích có trong mẫu mà phương pháp
phân tích có thể phát hiện được.
- LOQ: là lượng nhỏ nhất của chất phân tích
trong mẫu thử để có thể định lượng được với

độ đúng và độ chính xác thích hợp.


PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ THỂ TÍCH


Khái niệm
• Kỹ thuật sử dụng dung dịch của một chất
phản ứng (dung dịch chuẩn độ) thêm vào
một dung dịch của chất phản ứng thứ hai
(chất phân tích) cho tới khi xác lập được
điểm tương đương.
• Vì việc đo thể tích đóng vai trò chủ yếu nên
phương pháp này còn được gọi là chuẩn độ
thể tích.


Khái niệm (tiếp)
• Điểm tương đương được xác định bằng các
phương pháp sau:
- Nhận biết điểm chuyển màu của dung dịch
(nếu một trong hai chất chuẩn độ hay chất
phân tích có màu).
- Dùng chỉ thị chuyển màu.
- Xác định từ đường cong chuẩn độ (dùng kỹ
thuật đo điện thế, đo ampe…).


Khái niệm (tiếp)
• Thuận lợi:

- Phương pháp tuyệt đối (absolute method),
không yêu cầu chất chuẩn để so sánh;
- Thường cho độ lặp lại cao;
- Có thể tiến hành tự động;
- Kinh tế


Các phương pháp chuẩn độ
thể tích thông dụng
Phân loại theo phản ứng hóa học:
• Chuẩn độ acid – base
• Chuẩn độ oxy hóa – khử
• Chuẩn độ tạo phức
• Chuẩn độ kết tủa


Các phương pháp chuẩn độ
thể tích thông dụng (tiếp)
Phân loại theo các phương pháp xác
định điểm tương đương:
• Dùng chỉ thị
• Dựa vào sự chuyển
màu dung dịch
• Dựa vào sự tạo kết
tủa
• Đo pH

• Đo thế
• Đo độ dẫn
• Đo điểm đẳng điện

• Đo nhiệt độ.
• Đo ampe.
• Đo quang.


Một số điểm lưu ý đối với
chuẩn độ thể tích
- Phép chuẩn độ thể tích có tính đặc hiệu thấp,
chỉ được áp dụng khi chứng minh được:
• Tạp chất có ở mức thấp.
• Tạp chất có thể định lượng được (hoặc thử
giới hạn).
• Chuyên luận bao gồm phép thử thích hợp để
định lượng tạp chất liên quan (tạp hữu cơ)
(VD: định lượng tạp chất liên quan bằng
phương pháp HPLC).


Một số điểm lưu ý đối với
chuẩn độ thể tích (tiếp)
- Thể tích dung dịch chuẩn độ:
• 20 % đến 90 % thể tích buret.
• Không nên sử dụng V ≥ V buret trong
một lần chuẩn độ.
• Tránh V quá nhỏ sẽ gây sai số lớn.


Các nguyên nhân gây ra sai số
trong phép chuẩn độ thể tích
Chất gốc


Không phù hợp, không tinh khiết, ẩm, không đồng nhất, chất
lượng không đảm bảo, nhiễm tạp (CO2, O2)

Cân

Cân không chính xác, độ ẩm môi trường quá cao hay quá thấp,
thao tác không đúng

Cốc chuẩn độ

Nhiễm bẩn, dùng cốc chuẩn độ không phù hợp.

Buret
Mẫu

Đầu nối bị hở, buret bị ăn mòn, pitông bị rò, có bọt khí trong hệ
thống ống dẫn, khóa ba chiều bị hở.
Tá dược hay tạp chất ảnh hưởng tới phép chuẩn độ

Phản ứng động học

Quá chậm

Dung môi

Không tinh khiết, khả năng hòa tan hoạt chất kém, không bền,
nhiễm tạp (CO2, O2), pH hay sức ion không phù hợp

Dung dịch chuẩn độ


Không tinh khiết, bị phân hủy, nhiễm tạp (O2), độ nhạy kém,
pH hay sức ion không phù hợp, nồng độ quá cao hay quá thấp


Các nguyên nhân gây ra sai số
trong phép chuẩn độ thể tích
Dụng cụ đo

Sensor không phù hợp, điện cực bị nhiễm tạp, mất kết nối với
detector, nắp cáp nối không đúng vị trí, vị trí buret và đầu điện
cực không phù hợp, thời gian đáp ứng của điện cực quá lâu, quá
trình rửa điện cực và que khuấy giữa các lần chuẩn độ không
phù hợp

Các thông số
chuẩn độ

Thông số định lượng không thích hợp, các thông số chuẩn độ
đặt sai, tốc độ chuẩn độ quá lâu hay quá nhanh, cách đánh giá
điểm tương đương không thích hợp

Nhiệt độ

Nhiệt độ dao động, đặc biệt khi chuẩn độ với dung môi hữu cơ,
phản ứng định lượng có sinh nhiệt hay thu nhiệt nhiều

Môi trường

Điều kiện môi trường không ổn định, thay đổi bất lợi

(ẩm, nhiệt, ánh sáng)


×