Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Toán 5 chương 3 bài 7: Diện tích hình tròn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.15 KB, 4 trang )

Toán 5 – chương 3

Bài 97
Tiết

:
:

97

DIỆN TÍCH HÌNH TRÒN
Tuần :
20
Ngày dạy :

I . MỤC TIÊU
Giúp HS:

Nắm được quy tắc, công thức tính diện tích hình tròn và biết vận dụng để
tính diện tích hình tròn.
II. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
2.1. Giới thiệu công thức tính diện tích hình tròn
+ GV giới thiệu một cách trực tiếp, bằng Vài HS nhắc lại.
lời quy tắc và công thức tính diện tích
hình tròn (như SGK).
+ GV nêu yêu cầu (như ví dụ SGK). Gọi Một HS làm trên bảng lớn.
một HS làm trên bảng lớn và nêu rõ


cách làm. GV nhận xét.
2.2. Thực hành
Bài 1: Vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình tròn (tính thông qua
bán kính).
Khi chữa, GV nên cho HS nêu rõ cách + HS làm từng phần vào bảng con.
tính. Lưu ý với HS về đơn vị đo (cm 2,
dm2, m2 …) để tránh nhầm lẫn, ở phần c
3
5

nên đổi r = m = 0,6m để tính cho dễ
dàng hơn.

Bài 2: Tính diện tích hình tròn biết độ dài đường kính.
GV phát vấn để HS nêu hướng giải, Một HS làm mẫu trên bảng phần a,
chẳng hạn: Tính bán kính hình tròn chẳng hạn: r = 12 : 2 = 6 (cm)
trước rồi sau đó tính diện tích hình tròn. S = 6 × 6 × 3,14 = 113,04 (cm2)
HS làm vào vở sau đó đổi vở chữa bài.
Bài 3: Vận dụng công thức tính diện tích hình tròn trong việc giải các bài
toán thực tế.
+ HS đọc và tìm hiểu yêu cầu của bài


Toán 5 – chương 3
tập.
+ HS làm bài tập vào vở, một HS làm
trên bảng lớn để chữa bài.
+ GV nên đề cập đến ý nghĩa thực tiễn
của bài toán, chẳng hạn: Yêu cầu HS
tưởng tượng và ước lượng về kích cỡ

của mặt bàn nêu trong bài toán.
3. CỦNG CỐ DẶN DÒ
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................


Toán 5 – chương 3

Bài 98
Tiết

:
:

98

LUYỆN TẬP
Tuần :

20

Ngày dạy :

I . MỤC TIÊU
Giúp HS:

Củng cố về tính diện tích hình tròn.


Tính diện tích hình tròn biết chu vi của nó.
II. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
2.1. Củng cố về tính diện tích hình tròn
Bài 1: Vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình tròn (tính thông qua bán
kính) và củng cố kĩ năng làm tính nhân các số thập phân.
+ HS nhắc lại công thức tính diện tích
hình tròn.
+ HS làm từng phần vào bảng con.
+ Khi chữa, GV nên cho HS nêu rõ cách
tính.
Bài 3:
GV phát vấn giúp HS tự tìm ra hướng giải, chẳng + HS làm bài vào vở. Một HS làm
hạn: Trước hết phải tìm diện tích miệng giếng trên bảng lớn.
(hình tròn nhỏ), tiếp đến bán kính và diện tích
của hình tròn lớn, cuối cùng sẽ tìm được diện
tích thành giếng (phần tô đậâm).
GV chốt lại một cách giải bài toán. Chẳng hạn:
Bài giải
Diện tích của hình tròn nhỏ (miệng giếng) là:
0,7 × 0,7 × 3,14 = 1,5386 (m2)
Bán kính của hình tròn lớn là:
0,7 + 0,3 = 1 (m)
Diện tích của hình tròn lớn là:
1 × 1 × 3,14 = 3,14 (m2)
Diện tích của thành giếng (Phần tô đậm) là:

3,14 – 1,5386 = 1,6014 (m2)
Đáp số: 1,6014m2


Toán 5 – chương 3

2.2. Tính diện tích hình tròn biết chu vi của nó
Bài 2:
GV hướng dẫn HS tính diện tích hình HS thảo luận đôi để tìm cách tính. HS
tròn khi biết chu vi của nó.
nêu cách tính.
Cách tính : từ chu vi tính bán kính hình
tròn, sau đó vận dụng công thức để tính
diện tích của hình tròn.
- Củng cố kĩ năng tìm thừa số chưa biết,
dạng r × 2 × 3,14 = 6,28.
- Củng cố kĩ năng làm tính nhân, chia các
số thập phân.
+ HS làm vào vở, một HS làm trên bảng
lớn để tiện chữa bài.
3. CỦNG CỐ DẶN DÒ
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................




×