Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Toán 5 chương 3 bài 7: Diện tích hình tròn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.56 KB, 4 trang )

Toán 5

Tiết 97:

DIỆN TÍCH HÌNH TRÒN

A. MỤC TIÊU
- Giúp HS nắm được quy tắc, công thức tính diện tích hình tròn và biết vận dụng tính
diện tích hình tròn.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Mỗi HS đều có một hình tròn bằng bìa mỏng, bán kính 5cm. Chuẩn bị sẵn kéo cắt giấy,
hồ dán và thước kẻ thẳng.
- GV chuẩn bị hình tròn bán kính 10cm và băng giấy mô tả quá trình cắt dán các phần
của hình tròn.
- Bảng phụ.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I.
Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra quy tắc, công thức tính chu vi - 2 HS nêu
hình tròn
II.
Bài mới
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp
2. Hướng dẫn học tập
Hoạt động 1: Hình thành công thức tính diện tích hình tròn
- GV dán một hình tròn có bán kính 2dm - HS quan sát
- Giới thiệu quy tắc tính diện tích.
- Lấy bán kính nhân với bán kính rồi
nhân với số 3,14.


- Yêu cầu HS ghi vào vở và nhắc lại cách - HS ghi vở:
tính
Stròn = r × r × 3,14
- HS nêu cách tính: Muốn tính diện tích của
hình tròn, ta lấy bán kính nhân với bán
kính rồi nhân với số 3,14.
- GV nêu ví dụ 1 trong SGK rồi gọi HS - Ví dụ: Tính diện tích hình tròn có bán kính
tính
2dm
Diện tích hình tròn đó là:
2 × 2 × 3,14 = 12,56(dm2)
Đáp số: 12,56dm2
Hoạt động 2: Rèn kỹ năng tính diện tích hình tròn
Bài 1:
- Gọi một HS đọc yêu cầu bài toán
- Một HS đọc
- Gọi 3 HS làm bảng lớp, cả lớp làm - HS làm bài
bảng con.
Đáp số: .a) 78,5cm2
b) 0,5024dm2


Toán 5
c) 1,1304m2
- Chữa bài:
+ Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng
+ GV nhận xét chung, chữa bài
- Cần lưu ý điều gì khi bán kính là một
phân số hoặc hỗn số?
Bài 2:

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu bài 2 có khác gì với bài 1?
Cách làm cần thêm bước tính nào?

- HS chữa bài
- Đổi phân số ra số thập phân trước rồi mới
tính.

- Tính diện tích hình tròn có đường kính là d
- Bài 1 cho bán kính, bài 2 cho biết đường
kính.
- Đầu tiên tính r hình tròn, rồi áp dụng công
thức tính S (tức là cần thêm bước tính :
Lấy d chia cho 2)
- Yêu cầu 3 HS làm bảng phụ, cả lớp làm - HS làm bài
vào vở.
Đáp số: a) 113,04cm2
b) 40,6944dm2
c) 0,5024m2
- Chữa bài
- HS chữa bài
- Muốn tính diện tích hình tròn khi biết - Xác định bán kính, rồi áp dụng công thức
đường kính, làm thế nào?
đã biết để tính.
Bài 3:
- Gọi một HS đọc đề bài
- Tính diện tích của một mặt bàn hình tròn
biết r = 45cm
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở, 1 HS làm - HS làm bài
bài trên bảng.

Bài giải
Diện tích của mặt bàn đó là:
45 × 45 × 3,14 = 6358,5 (cm2)
- GV chữa bài chung ở bảng lớp
- HS chữa bài
III. Củng cố – dặn dò:
- Nhắc lại quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò tiết sau “Luyện tập”


Toán 5

Tiết 98:

LUYỆN TẬP

A. MỤC TIÊU
- Giúp HS củng cố kỹ năng tính chu vi, diện tích hình tròn.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV chuẩn bị một số bảng phụ
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I.
Kiểm tra bài cũ
- Hỏi công thức tính diện tích hình tròn
- Một HS nêu
II.
Bài mới

1. Giới thiệu bài: trực tiếp
2. Thực hành – luyện tập
Bài 1:
Yêu cầu HS tự làm bài
- HS làm bài
- Chữa bài:
- 2 HS đọc, HS chữa bài
+ Gọi 2 HS đọc bài làm của mình; yêu cầu
Đáp số: a) 113,04cm2
2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra
b) 0,38465dm2
bài của nhau.
+ Gọi HS nhận xét, GV nhận xét, chữa bài. - HS nhận xét
- Muốn tính diện tích hình tròn ta làm như - Lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân
thế nào?
với số 3,14.
Bài 2:
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Tính diện tích hình tròn biết C = 6,28cm
- Muốn tính diện tích hình tròn ta phải biết - Bán kính hình tròn
yếu tố gì trước?
- Tính bán kính bằng cách nào?
- Lấy chu vi chia cho 3,14 rồi chia cho 2
- Yêu cầu HS làm vào vở, 1 HS làm vào - HS thực hiện yêu cầu.
bảng phụ
Bài giải
Bán kính của hình tròn đã cho là:
6,28 : 3,14 : 2 = 1(cm)
Diện tích của hình tròn đó là:
1 × 1 × 3,14 = 3,14(cm2)

Đáp số: 3,14cm2
- Chữa bài
- HS chữa bài


Toán 5
- GV nhận xét, cho điểm
Bài 3:
- GV treo bảng phụ vẽ hình như SGK
(trang 100)
- Gọi một HS đọc đề bài
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Diện tích của thành giếng được biểu diễn
trên hình vẽ ứng với phần diện tích nào?
- Muốn tìm được diện tích phần tô đậm ta
làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm vào vở, 1 HS làm bảng
phụ. GV quan sát giúp HS còn yếu.

- Một HS đọc
- Tính diện tích của thành giếng
- Phần diện tích bị gạch chéo(tô đậm)

- Lấy diện tích hình tròn lớn trừ đi diện
tích hình tròn nhỏ.
Bài giải
Bán kính hình tròn lớn là:
0,7 + 0,3 = 1(m)
Diện tích hình tròn lớn là:
1 × 1 × 3,14 = 3,14(m2

Diện tích hình tròn nhỏ là:
0,7 × 0,7 × 3,14 = 1,5386(m2)
Diện tích thành giếng là:
3,14 – 1,5386 = 1,6014(m2)
Đáp số: 1,6014m2
- Chữa bài:
- 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi vở, kiểm
+ Yêu cầu HS gắn bảng phụ, nhận xét bài
tra bài nhau
của bạn, chữa bài vào vở
+ GV nhận xét, chữa bài.
III.Củng cố – dặn dò:
- Hỏi cách tính diện tích hình tròn khi biết chu vi của nó.
- Nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về học bài, chuẩn bị “Luyện tập chung”.



×