Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

bài tập học kỳ pháp luật hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.35 KB, 11 trang )

MỞ ĐẦU
Có một hệ thống các quy phạm pháp luật hành chính tốt, hoàn chỉnh cả về nội
dung, hình thức và cơ cấu là mong muốn của Nhà nước, của công dân nhằm tạo lập
một nền tảng pháp lý vững chắc cho việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt
động hành chính. Tuy nhiên, có một hệ thống quy phạm pháp luật hành chính tốt
chưa phải là điều kiện quyết định duy trì trật tự hoạt động hành chính, mà việc thực
hiện quy phạm pháp luật hành chính giữ vai trò quyết định đối với việc duy trì trật
tự hoạt động hành chính trên các lĩnh vực. Đó cũng là điều kiện, là cơ sở để xây
dựng một xã hội ổn định, phát triển. Đó cũng chính là yêu cầu của pháp chế trong
hoạt động hành chính nhà nước. 1 Do đó, xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật
là hai hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Từ ý nghĩa đó, em xin chọn đề
bài: “Phân tích các hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính, đánh
giá việc thực hiện quy phạm pháp luật hành chính ở nước ta hiện nay” để làm
bài tập học kỳ.
NỘI DUNG
I. Khái quát về quy phạm pháp luật hành chính
1. Khái niệm
Quy phạm pháp luật hành chính là một dạng cụ thể của quy phạm pháp luật, được
ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lí hành
chính theo phương pháp mệnh lệnh – đơn phương2.
2. Ðặc điểm của quy phạm pháp luật hành chính
Một là, là qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung – đặt ra những khuôn mẫu
(chuẩn mực) của hành vi xử sự có tính bắt buộc thi hành đối với mọi loại chủ thể
thuộc phạm vi điều chỉnh của nó và được nhà nước đảm bảo thực hiện.
Hai là, được áp dụng nhiều lần trong thực tiễn đời sống. quy phạm pháp luật hành
chính dự kiến nhưng tình huống có thể pháy sinh trong đời sống thực tiễn. khi các
chủ thể rơi vào tình huống đó sẽ phải xử sự theo quy định của pháp luật hành
chính. Những tình huống đó có thể diễn ra nhiều lần trong đời sống thực tế nên các
quy phạm pháp luật hành chính sẽ được áp dụng nhiều lần mỗi khi có tình huống
dự kiến phát sinh.
1



Đại học Luật TP.HCM, Giaos trình luật hành chính, nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội, 2013, tr 154-155

2

Đại học Luật Hà Nội, giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, nxb CAND, Hà Nội, 2012, tr47


Ba là, được ban hành bởi các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền theo quy
định của pháp luật
Bốn là, có số lượng rất nhiều và phạm vi thi hành khác nhau do có nhiều chủ thể có
thẩm quyền ban hành quy phạm pháp luật hành chính và phạm vi điều chỉnh rộng
Năm là, được ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt
động hành chính, một loại quan hệ xã hội đặc thù.3
3. Nội dung của quy phạm pháp luật hành chính
Nội dung cơ bản của quy phạm pháp luật hành chính là thẩm quyền của các chủ thể
quản lí hành chính nhà nước như thẩm quyền của ủy ban nhân dân các cấp, thẩm
quyền của Bộ trưởng; địa vị pháp lý của các chủ thể trong quan hệ pháp luật hành
chính Việt Nam như quyền và nghĩa vụ của chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện và
cá nhân, tổ chức trong quan hệ tổ chức quản lí hành chính về việc cấp giấy phép
xây dựng, cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho các cá nhân, tổ chức đó; và
thủ tục hành chính cần thiết cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của các
bên trong quan hệ quản lý hành chính nhà nước, như thủ tục cấp giấy chứng nhận
kinh doanh, thủ tục đăng kí kết hôn, thủ tục khiếu nại, tố cáo; các biện pháp khen
thưởng và các biện pháp cưỡng chế hành chính đối với các đối tưởng quản lý hành
chính nhà nước trong các trường hợp cần thiết , như các hình thức xử phạt vao
gồm: Cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép, tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm, các hình thức khen thưởng đối với cán bộ, công chức như giấy khen,
bằng khen, 4…
4, Phân loại quy phạm pháp luật hành chính

- Căn cứ vào chủ thể ban hành:
+ Quy phạm pháp luật hành chính Việt Nam do cơ quan quyền lực nhà nước ban
hành
+ Quy phạm pháp luật hành chính Việt Nam do Chủ tịch nước ban hành.
+ Quy phạm pháp luật hành chính Việt Nam do các chủ thể trong cơ quan hành
chính nhà nước ban hành
+ Quy phạm pháp luật hành chính Việt Nam do chủ thể trong cơ quan tư pháp ban
hành
3

Đại học Luật TP.HCM, Giaos trình luật hành chính, nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội, 2013, tr 137-138

4

Ts. Nguyễn Thị Thủy (chủ biên), Hướng dẫn học môn Luật Hành chính, Hà Nội, năm 2014, trang 47


+ Quy phạm pháp luật hành chính Việt Nam do các cơ quan nhà nước phối hợp với
các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương ban hành.
- Căn cứ vào tính chất của các mối quan hệ quản lí
+ Quy phạm pháp luật hành chính nội dung là những quy phạm xác định trực tiếp
địa vị pháp lí của các bên chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính Việt Nam
+ Quy phạm pháp luật hành chính thủ tục là những quy phạm xác định trình tự,
cách thức thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể trong quan hệ pháp luật
hành chính Việt Nam5
II. Các hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính
Thực hiện quy phạm pháp luật thực chất là hoạt động của cơ quan nhà
nước, tổ chức, cán bộ, công chức nhà nước và cá nhân nhằm đạt được mục đích
làm cho yêu cầu của quy phạm pháp luật hành chính trở thành hiện thực.6
Việc thực hiện quy phạm pháp luật hành chính Việt Nam được tiến hành

theo nhiều hình thức khác nhau. Song hai hình thức thực hiện quy phạm pháp luật
hành chính Việt Nam phổ biến nhất là chấp hành và áp dụng quy phạm pháp luật
hành chính Việt Nam.
1. Chấp hành quy phạm pháp luật hành chính
Chấp hành quy phạm pháp luật hành chính Việt Nam là việc tổ chức, cá
nhân thực hiện đúng những hành vi theo quy định của pháp luật hành chính Việt
Nam hiện hành.7 Chấp hành quy phạm pháp luật hành chính VN thường được thể
hiện ở các trường hợp sau:
- Thi hành quy phạm pháp luật luật hành chính là hình thưc thực hiện quy phạm
pháp luật hành chính mà trong đó các chủ thể thực hiện nghĩa vụ của mình bằng
hành động tích cực (làm việc phải làm).8 Ví dụ: pháp luật quy định công dân nam
từ đủ 18 tuổi đến 27 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự
- Tuân thủ quy phạm pháp luật hành chính là hình thức thực hiện quy phạm pháp
luật hành chính mà trong đó các chủ thể kiềm chế không thực hiện những hành vi
mà quy phạm pháp luật hành chính Việt Nam cấm 9 như quy phạm pháp luật hành
chính VN tại Luật giao thông đường bộ quy định cá nhân khi điều khiển phương
5

Ts. Nguyễn Thị Thủy (chủ biên), Hướng dẫn học môn Luật Hành chính, nxb Hà Nội, năm 2014, trang 49-51

6

Đại học Luật TP.HCM, Giaos trình luật hành chính, nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội, 2013, tr 155

7

Ts. Nguyễn Thị Thủy (chủ biên), Hướng dẫn học môn Luật Hành chính, nxb Lao động, Hà Nội, năm 2014, trang 52

8


Học viện hành chính quốc gia, Gíao trình Luật Hành chính và tài phán hành chính Việt Nam, nxb giáo dục, Hà
Nội,2006,trang 64


tiện giao thông không được đi ngược chiều trên đường một chiều. Chấp hành quy
phạm này mỗi cá nhân khi tham gia giao thông nhìn thấy biển báo đường đường
ngược chiều thì không điều khiển phương tiện giao thông vào đường ấy
- Thực hiện các hành vi trong giới hạn mà các quy phạm pháp luật hành chính VN
quy định. Ví dụ: Điều 39 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2013 quy định, chủ tịch
Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền phạt đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với
lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá
50.000.000 đồng. Như vậy, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện chỉ có thể ban
hành quyết định xử phạt hành chính đối với cá nhân vi phạm hành chính có mức
phạt tiền không quá 50 triệu đồng.
- Sử dụng quy phạm pháp luật hành chính là hình thức thực hiện quy phạm pháp luật
hành chính trong đó chủ thể tự do thực hiện hay không thực hiện quyền chủ thể của
mình đã được pháp luật hành chính quy định10. Ví dụ: pháp luật quy định công dân
có quyền khiếu nại tới cơ quan người có thẩm quyền. Một công dân gửi đơn khiếu
nại (hay không gửi đơn khiếu nại) lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để bảo vệ
quyền và lợi ích của mình bị vi phạm, nghĩa là người đó đã sử dụng quy phạm luật
hành chính.
2. Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính
Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính Việt Nam là việc cá nhân, cơ quan nhà
nước có thẩm quyền căn cứ vào các quy phạm pháp luât hành chính việt nam hiện
hành để giải quyế các công việc cụ thể phát sinh trong quản lí hành chính nhà
nước11. Ví dụ, chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ vào các quy phạm pháp luật
hiện hành để cấp gấy chứng nhận kết hôn cho anh A và chị B
Hoạt động áp dụng quy phạm pháp luật hành chính VN được thực hiện bởi nhiều
chủ thể có thẩm quyền khác nhau. Do hệ quả của việc áp dụng quy phạm pháp luật
hành chính Việt Nam rất dễ xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ

chức nếu chủ thể có thẩm quyền áp dụng không đúng quy phạm pháp luật hành
chính Việt Nam. Nên khi áp dụng các quy phạm pháp luật hành chính Việt Nam
cán bộn, công chức cần phải tuân thủ các yêu cầu sau:
- Áp dụng pháp luật hành chính Việt Nam phải đúng mục đích, nội dung. Mục đích
của quy phạm pháp luật hành chính Việt Nam là ý nghĩa xã hội của việc áp dụng
9

Học viện hành chính quốc gia, Gíao trình Luật Hành chính và tài phán hành chính Việt Nam, nxb giáo dục, Hà
Nội,2006,trang 64
10

Học viện hành chính quốc gia, Gíao trình Luật Hành chính và tài phán hành chính Việt Nam, nxb giáo dục, Hà
Nội,2006,trang 64
11

Ts. Nguyễn Thị Thủy (chủ biên), Hướng dẫn học môn Luật Hành chính,nxb Lao động, Hà Nội, năm 2014, trang 53


quy phạm pháp luật, còn nội dung của quy phạm pháp luật hành chính là yêu cầu
về tính pháp lý khi áp dụng quy phạm pháp luật hành chính Việt Nam 12. Ví dụ:
Khoản b, Điều 6, Nghị định 87/NĐ-CP ngày 21/11/2011 quy định: phạt tiền từ 50
nghìn đồng đến 200 nghìn đồng đối với người có hành vi tổ chức việc kết hôn cho
người chưa đến độ tuổi kết hôn. Mục đích của việc áp dụng quy phạm pháp luật
này là hướng tới đảm bảo việc kết hôn đúng độ tuổi mà luật Hôn nhân và gia đình
quy định, từ đó giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân. Nội dung của quy phạm
này đòi hỏi khi áp dụng người có thẩm quyền phải xử phạt trong mức phạt đã quy
định. Điều đó, đòi hỏi khi áp dụng quy phạm này người có thẩm quyền xử phạt
hành chính phải cân nhắc mức phạt tiền sẽ áp dụng để vừa đảm bảo mục đích cũng
như nội dung của quy phạm pháp luật hành chính Việt Nam đó.
- Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính Việt Nam phải được thực hiện bởi chủ thể

có thẩm quyền theo quy định của pháp luật 13. Ví dụ: ủy ban nhân dân huyện X ban
hành quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với ông A (chuyên viên thuộc phòng
nông nghiệp và phát triển nông thôn) là vi phạm thẩm quyền. Bởi căn cứ vào Luật
Cán bộ, công chức thì thẩm quyền ban hành quyết định kỷ luật cán bộ, công chức
phải thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện X chứ không phải của
Uỷ ban nhân dân huyện X.
Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính Việt Nam phải được thực hiện theo đúng
thủ tục do pháp luật quy định14. Ví dụ, theo Luật Khiếu nại, tố cáo thủ tục giải
quyết khiếu nại lần đầu bao gồm: thụ lí, đồi thoại, xác minh, thu thập tài liệu, ban
hành quyết định giải quyết khiếu nại. Nhưng khi giải quyết khiếu nại người có
thẩm quyền giải quyết khiếu nại đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại mà
không tiến hành thủ tục đối thoại. Trong trường hợp này, quyết định giải quyết
khiếu nại là không hợp pháp vì việc áp dụng giải quyết khiếu nại đã không tuân thủ
thủ tục giait quyết khiếu nại lần đầu.
- Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính Việt Nam phải được thực hiện trong thời
hạn, thời hiệu do pháp luật quy định 15. Ví dụ: Điều 66 Luật Xử lí vi phạm hành
chính 2013 quy định thời hạn ban hành quyết định xử phạt hành chính là 07 ngày
kể từ ngày lập biên bản. Như vậy, nếu quá thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên
bản vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền không ban hành quyết định xử
phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính. Điều 6 Luật
Xử lý vi phạm hành chính 2013 quy định: thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là
12

Ts. Nguyễn Thị Thủy (chủ biên), Hướng dẫn học môn Luật Hành chính,nxb Lao động, Hà Nội, năm 2014, trang 53

13

Ts. Nguyễn Thị Thủy (chủ biên), Hướng dẫn học môn Luật Hành chính,nxb Lao động, Hà Nội, năm 2014, trang 54

14


Ts. Nguyễn Thị Thủy (chủ biên), Hướng dẫn học môn Luật Hành chính,nxb Lao động, Hà Nội, năm 2014, trang 5

15

Ts. Nguyễn Thị Thủy (chủ biên), Hướng dẫn học môn Luật Hành chính,nxb Lao động, Hà Nội, năm 2014, trang 55


01 năm (trừ một số trường hợp) kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
hành chính. Quy định này đặt ra yêu cầu đối với người có thẩm quyền xử phạt
hành chính: chỉ ban hành quyết định xử phạt hành chính khi còn thời hiệu xử phạt
hành chính tại Điều 6 của Luật này.
- Kết quả của hoạt động áp dụng quy phạm pháp luật hành chính Việt Nam phải
được trả lời công khai, chính thức bằng văn bản (trừ trường hợp có quy định khác)
… quy định này buộc các chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải thông
báo tới người khiếu nại về việc thụ lý hay không thụ lú đơn khiếu nại bằng văn
bản.16
Khác với chấp hành quy phạm pháp luật hành chính, áp dụng pháp luật hành chính
chỉ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền thực hiện vì chỉ có họ mới có quyền
nhân danh quyền lực nhà nước ban hành văn bản cá biệt – cụ thể. Hoạt động áp
dụng pháp luật hành chính chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện,
ngoài ra có thể là Tòa án, cơ quan, tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền17.
III. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Chấp hành quy phạm pháp luật hành chính
Một điều không thể phủ nhận, ngày nay đời sông của các tầng lớp nhân dân ngày
càng được nâng cao, đi cùng với đó là sự nâng lên của sự hiểu biết tri thức nói
chung và nhận thức pháp luật nói riêng. Nhân dân ngày càng quan tâm hơn đến
pháp luật, ý thức chấp hành, thực hiện, sử dụng pháp luật nói chung và pháp luật
hành chính nói riêng ngày càng trở nên rõ rệt. Họ tiếp thu khá nhiệt tình, tích cực

sự tuyên truyền pháp luật hành chính từ phía các cơ quan, ban ngành cũng như
hưởng ứng nhiệt tình các cuộc vận động pháp luật. Từ đó, nhân dân nhận thức sâu
sắc hơn về hành vi của mình để có thể thực hiện tốt hơn những quy định của pháp
luật nói chung và pháp luật hành chính nói riêng.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, ý thức chấp hành pháp luật ở trong nhân
dân còn tồn tại nhiều hạn chế. Một bộ phận không nhỏ nhân dân có trình độ nhận
thức pháp luật kém. Kiến thức pháp luật của nhân dân, đặc biệt là những vùng
nông thôn miền núi còn rất thấp. Rất nhiều người tham gia vào các quan hệ pháp
luật hành chính mà không biết những quy định của pháp luật mặc dù nó rất gần
gũi, phổ biến trong cuộc sống. Ví dụ, hiện nay, trong phạm vi cả nước, số lượng
phương tiện giao thông tăng nhanh, số người tham gia giao thông đường bộ rất
nhiều nhưng điều đáng buồn là rất nhiều trong số đó không biết đến Luật Giao
16
17

Ts. Nguyễn Thị Thủy (chủ biên), Hướng dẫn học môn Luật Hành chính,nxb Lao động, Hà Nội, năm 2014, trang 55

Học viện hành chính quốc gia, Giaso trình Luật Hành chính và tài phán hành chính Việt Nam,nxb giáo dục,Hà
Nội,2006,trang 65


thông đường bộ quy định bao nhiêu tuổi thì được phép điều khiển xe máy, khi tham
gia giao thông bằng xe máy phải cần những giấy tờ gì… Nhiều người vi phạm
pháp luật mà không nhận thức được hành vi của mình. Qua đó, ta nhận thấy rằng
nhận thức pháp luật của người dân ở nước ta hiện nay đã trở thành điều đáng lo
ngại. Điều đáng cảnh bảo là số người vi phạm pháp luật hành chính ở nước ta ngày
càng tăng, các hành vi vi phạm pháp luật hành chính ở nước ta rất đa dạng: Hình
sự, Dân sự, Hôn nhân và gia đình,... Với mức độ nặng nhẹ khác nhau như các vụ
tranh chấp đất đai kiện tụng kéo dài vượt cấp, vi phạm luật giao thông đường bộ,
trốn thuế…

2. Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính
Có thể nói, kết quả của việc triển khai thực thi 25 Nghị quyết của Chính phủ về
đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) đạt được thời gian qua tại các bộ, ngành,
địa phương là một sự cố gắng rất lớn cần được ghi nhận. Về công tác kiểm soát
TTHC, trong một thời gian ngắn công tác kiểm soát TTHC đã có những chuyển
động rất tích cực trong toàn bộ bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa
phương, theo đó, tất cả các bộ, ngành và 62/63 địa phương thành lập phòng kiểm
soát TTHC đặt tại văn phòng Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh. Về mở rộng phạm vi cải
cách TTHC và chú trọng việc thực hiện, kỷ luật kỷ cương hành chính được tăng
cường, mang lại niềm tin cho nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp và thật sự hiện
thực hóa các kết quả cải cách đến từng thành viên trong xã hội. Văn phòng chính
phủ tích cực hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành địa phương dành nguồn lực thích
hợp cho hoạt động cải cách TTHC, huy động sự tham gia của người dân, doanh
nghiệp và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội trong việc giám sát thực
hiện TTHC của đội ngũ cán bộ, công chức cũng như cơ quan hành chính các cấp.
Tuy nhiên, kiến thức về pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ, ý thức pháp luật nghề
nghiệp của một bộ phận cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp
luật hành chính còn hạn chế. Bên cạnh đó, kết quả áp dụng quy phạm pháp luật
hành chính đôi khi chưa được công khai, không đảm bảo tính minh bạch khi áp
dụng pháp luật.
Luật Xử lý vi phạm hành chính, được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ
3 ngày 20/6/2012 (viết tắt là Luật XLVPHC), có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2013
thay thế Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm
2008). Để thực hiện các quy định của Luật XLVPHC, trên từng lĩnh vực cụ thể,
Chính phủ đã ban hành nghị định quy định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
và theo thẩm quyền Bộ và Cơ quan ngang bộ cũng ban hành các thông tư, quyết
định cụ thể hóa nội dung của nghị định nhằm thống nhất về nhận thức và áp dụng
trong thực tiễn tạo điều kiện thuận lợi hơn hoạt động đấu tranh phòng chống vi
phạm pháp luật hành chính. Tuy nhiên, trong thực hiện vẫn bộc lộ những vướng



mắc, bất cập như một số quy định của Luật XLVPHC chưa rõ ràng, gây ra lúng
túng cho việc áp dụng; một số quy định thiếu tính khả thi (điều 92 Nghị định
221/2013/NĐ-CP); giữa Luật XLVPHC và các văn bản hướng dẫn thi hành có sự
chồng lấn; mức phạt tiền trong xử lý vi phạm hành chính trong nhiều lĩnh vực còn
quá thấp; việc triển khai thực hiện nghị định 179/2014/NĐ-CP về xử phạt hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bộc lộ nhiều thiếu sót do sự phát triển
nhanh chóng của kinh tế - xã hội.
Như vậy, với thực tế ở nước ta hiện nay cho thấy, những sự việc sai phạm gây xôn
xao dư luận xã hội, những hành vi khiếu kiện hành chính đông người, vượt cấp kéo
dài có nguyên nhân từ những áp dụng pháp luật hành chính sai về trình tự, thủ tục
thẩm quyền.
IV. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG THỰC
HIỆN QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH
1. Chấp hành quy phạm pháp luật hành chính
Nâng cao ý thức pháp luật nói chung và pháp luật hành chính nói riêng, hình thành
thói quen “sống và làm việc theo pháp luật” trong các chủ thể pháp luật hành
chính: Ý thức pháp luật là toàn bộ các học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm
thịnh hành trong xã hội, thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp luật,
trình độ hiểu biết pháp luật, thái độ, sự đánh giá về pháp luật cuả các giai cấp, các
tầng lớp xã hội, về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi ứng xử của
con người, trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức và hoạt động của các thiết
chế xã hội. Qua đó, có thể thấy rằng ý thức pháp luật là cơ sở, nền tảng, định
hướng và điều tiết hoạt động thực hiện pháp luật của các chủ thể; đồng thời là tiền
đề để hình thành thói quen “sống và làm việc theo pháp luật” trong xã hội.
Phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng đối với công tác phổ biến,
tuyên truyền, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật hành chính nói riêng cho
các tầng lớp nhân dân: Các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp thông tin
phải đi liền với việc tuân thủ nguyên tắc tính chân thật, phản ánh đúng bản chất của
vấn đề: khen ngợi biểu dương mà không tô hồng, lên án, phê phán nhưng không

bôi nhọ. Khi phản ánh các sự việc, sự kiện, hiện tượng pháp luật diễn ra trong xã
hội, các phương tiện thông tin đại chúng cần tránh hai khuynh hướng: Đó là, phản
ánh thiếu chọn lọc, thiếu sự cân nhắc, đưa tin tùy tiện, dễ dãi, chưa được kiểm
chứng dẫn đến làm phức tạp hóa những vấn đề vốn đã phức tạp hoặc là khuynh
hướng bưng bít, cắt xé làm khô khan thông tin về đời sống pháp luật dẫn đến làm
mất lòng tin của nhân dân.
Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong hoạt động thực
hiện pháp luật: Hoạt động thực hiện pháp luật là hoạt động của cá nhân, các tổ


chức và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức xã hội được nhà
nước ủy quyền. Do đó, để nâng cao hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật,
ngoài các biện pháp áp dụng đối với các tầng lớp nhân dân, cong rất cần thiết phải
tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong hoạt động thực
hiện pháp luật.
Các biện pháp khác: Quan tâm và chú trọng đến yếu tố kinh tế, nhất là vấn đề phát
triền kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Nền kinh tế xã hội phát triển năng động, bền vững sẽ là điều kiện thuận lợi cho hoạt động thực
hiện, tác động tích cực tới việc nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức pháp luật của
các tầng lớp xã hội và ngược lại; Chú trọng tới việc thực hiện chính sách xã hội
đảm bảo cho nguyên tắc công bằng xã hội…giúp cho ý thức tôn trọng, chấp hành
pháp luật hành chính của nhân dân được nâng lên và việc thực hiện pháp luật của
các chủ thể trở nên tự giác và chủ động hơn.
2. Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính
Tăng cường giáo dục pháp luật, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ,
công chức nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật hành chính: Giáo dục pháp
luật cho đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật
hành chính phải hướng tới trang bị những kiến thức pháp luật chuyên sâu về những
lĩnh vực pháp luật chuyên ngành có liên quan, phù hợp với chức danh, thẩm quyền
áp dụng pháp luật của từng người, củng cố kỹ năng áp dụng pháp luật cho họ. Theo
đó, để đạt được mục đích đó, cần đạt được các mục tiêu về nhận thức, về tình cảm

và về kỹ năng. Về nhận thức, phải thường xuyên củng cố, nâng cao trình độ kiến
thức, hiểu biết pháp luật chuyên ngành. Về tình cảm, hình thành và củng cố niềm
tin vào pháp luật và tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật. Về kỹ năng,
thường xuyên trau dồi, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ áp dụng pháp luật.
Nâng cao ý thức pháp luật nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ công chức nhà nước có
thẩm quyền áp dụng pháp luật hành chính: Đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức nhà
nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật hành chính phải nỗ lực và phấn đấu nhiều
mặt. Một mặt, ý thức pháp luật nghề nghiệp biểu hiện trình độ hiểu biết cao về
pháp luật nên cán bộ, công chức nhà nước tham gia hoạt động áp dụng pháp luật
cần phải được đào tạo chính quy, bài bản, được trang bị tri thức, hiểu biết pháp luật
ở trình độ cử nhân hoặc cao hơn. Mặt khác, ý thức pháp luật nghề nghiệp phản ánh
trình độ nghiệp vụ, kỹ năng sử dụng và áp dụng pháp luật vào việc giải quyết các
công việc của thực tiễn đời sống xã hội, do đó, mỗi cán bộ, công chức thuộc cơ
quan hành chính cần thường xuyên tích cực trau dồi năng lực chuyên môn, tự học
để áp dụng pháp luật một cách có hiệu quả, khẳng định được tính công bằng,
nghiêm minh của hoạt động áp dụng pháp luật.


Thông báo công khai kết quả áp dụng pháp luật trên các phương tiện thông tin đại
chúng: Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, cần thông báo công khai
kết quả đấu tranh với các hành vi phạm pháp, phạm tội, kết quả hoạt động áp dụng
pháp luật của các cơ quan hữu quan. Việc công khai, minh bạch thông tin trên các
thông tin đại chúng có tác động hết sức quan trọng như trấn an dư luận xã hội, dẹp
tan mọi băn khoăn, hoài nghi, thắc mắc trong dư luận xã hội về tính nghiêm minh,
công bằng của pháp luật và về hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan có thẩm
quyền áp dụng pháp luật hành chính; tác dụng khích lệ cổ vũ các chủ thể pháp luật
hành chính tích cực hơn nữa trong việc phát hiện các hành vi vi phạm…
KẾT LUẬN
Như vậy, việc thực hiện quy phạm pháp luật hành chính Việt Nam được tiến hành
theo nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, hai hình thức thực hiện quy phạm pháp

luật hành chính Việt Nam phổ biến nhất là chấp hành và áp dụng quy phạm pháp
luật hành chính Việt Nam. Và, để không ngừng nâng cao vai trò của các cơ quan
hành chính nhà nước đồng thời bảo vệ được quyền lợi của nhà nước và quyền lợi
chính đáng của nhân dân cần từng bước nâng cao ý thức chấp hành pháp luật
trong cán bộ và nhân dân, cần khắc phục những hạn chế, vướng mắc liên quan
đến quá trình áp dụng quy phạm hành chính của cơ quan hành chính nhà nước và
chủ thể có thẩm quyền.
Trong quá trình làm bài, em đã có nhiều cố gắng trong việc tìm hiểu, học hỏi các
học liệu nhưng với khả năng và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên chắc chắn
bài làm còn nhiều những thiếu xót. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy (cô) để
bài làm của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại học Luật Hà Nội, giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, nxb CAND,
Hà Nội, 2012
2. Đại học Luật TP.HCM, Giaos trình luật hành chính, nxb Hồng Đức – Hội
Luật gia Việt Nam, Hà Nội, 2013
3. Học viện hành chính quốc gia, Giaso trình Luật Hành chính và tài phán
hành chính Việt Nam,nxb giáo dục,Hà Nội,2006
4. Ts. Nguyễn Thị Thủy (chủ biên), Hướng dẫn học môn Luật Hành
chính,nxb Lao động, Hà Nội, năm 2014
5. Ts. Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật, nxb Tư pháp, Hà Nội, 2010
6. Ts. Ngọ Văn Nhân, giáo trình Xã hội học, nxb TT và TT, Hà Nội, 2012
7. Các trang thông tin điện tử




×