Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

bài tập luật dân sự hình thức sở hữu chung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.39 KB, 16 trang )

MỞ ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, tự tin bước vào quá trình hội nhập và
phát triển trên tất cả các lĩnh vực. Trong xu hướng nổi bật đó, hệ thống pháp luật
Quốc gia nói chung và pháp luật về tài sản nói riêng cũng đang dần hoàn thiện để
điều chỉnh kịp thời và định hướng các quan hệ xã hội giữa các chủ thể phát triển tốt
đẹp hơn. Cùng với sự phát triển của xã hội dân sự, vai trò của tài sản cũng ngày
càng được coi trọng, trong khoa học pháp lý, tài sản là đối tượng của quyền sở hữu,
đáp ứng được nhu cầu của con người và có thể đưa vào trong giao lưu dân sự.
Cùng với đó, các chế định về sở hữu tài sản nói chung và chế định về hình thức sở
hữu chung nói riêng cũng ngày càng được quan tâm và nghiên cứu sâu rộng. Trên
cơ sở đó, chúng ta cần đẩu mạnh nghiên cứu, nâng cao nhận thức về pháp luật dân
sự nói chung và chế định về hình thức sở hữu chung nói riêng. Để nâng cao nhận
thức về hình thức sở hữu chung trong pháp luật dân sự Việt Nam, em xin chọn đề
tài: “Hình thức sở hữu chung (phân tích quy định của pháp luật và cho ví dụ
minh họa)” để làm bài tập lớn học kỳ.

NỘI DUNG
1. KHÁI NIỆM HÌNH THỨC SỞ HỮU VÀ HÌNH THỨC SỞ HỮU CHUNG
a. Hình thức sở hữu
Hình thức sở hữu là nhóm các quan hệ sở hữu có cùng tính chất, xác định sở hữu
của một loại chủ thể nhất định đối với tư liệu sản xuất và các của cải vật chất khác.
b. Hình thức sở hữu chung
Điều 207 BLD 2015 quy định :
“1. Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản
2.Sở hữu chung gồm có sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.”
Tiếp cận điều luật quy định hình thức sở hữu theo số lượng chủ sở hữu thì sở hữu
chung được hiểu là có nhiểu chủ sở hữu cùng sở hữu tài sản. Nhiều chủ sở hữu
được hiểu là ít nhất phải từ 2 chủ thể cũng có quyền sở hữu một tài sản trở lên.
Theo đó, chủ thể này có thể là cá nhân, pháp nhân, nhà nước và các tổ chức không
có tư cách pháp nhân như hộ gia đình, tổ hợp tác… Rõ ràng sự thay đổi về số
lượng chủ sở hữu có tính chất quyết định dẫn đến sự thay đổi hình thức sở hữu.




Như vậy, hình thức sở hữu chung là hình thức sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với
tài sản và họ được gọi là các đồng chủ sở hữu của tài sản. Tùy theo tính chất của tài
sản thuộc sở hữu chung, cơ sở hình thành sở hữu chung, thành phần kinh tế của các
đồng chủ sở hữu mà sở hữu chung được phân thành 3 loại đó là sở hữu chung theo
phần, sở hữu chung hợp nhất và sở hữu chung hỗn hợp.
Ví dụ về hình thức sở hữu chung: anh Nguyễn văn A và anh Nguyễn Văn B góp
tiền mua chiếc xe ô tô tải chở hàng trị giá 500 triệu. như vậy, kể từ lúc chủ xe giao
tài sản cho 2 anh A và B thì chiếc xe ô tô đó thuộc sở hữu chung của A và B hay
nói cách khác, A và B là đồng chủ sở hữu của chiếc xe ô tô tải chở hàng đó.
2. XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CHUNG
Điều 208 BLDS 2015 quy định:
“Quyền sở hữu chung được xác lập theo thỏa thuận, theo quy định của pháp luật
hoặc theo tập quán”
Như vậy, điều 208 đã chỉ rõ ba căn cứ để xác lập hình thức sở hữu chung đó là theo
thỏa thuận, theo quy định của pháp luật và theo tập quán.
Thứ nhất, căn cứ xác lập quyền sở hữu chung theo thỏa thuận. Sự thỏa thuận của
các chủ sở hữu riêng nhằm tạo lập mối quan hệ sở hữu chung giữa họ như thỏa
thuận góp tiền mua một tài sản chung, cùng đóng góp công sức để tạo ra một thành
quả lao động mới… Ví dụ, trong trường hợp Nguyễn Văn A và Nguyễn Văn B thỏa
thuận cùng nhau tạo lập một ứng dụng mới trên máy tính cho phép người dùng có
thể định vị được vị trí máy tính của họ, sau khi ứng dụng này được ra đời và được
đăng ký về quyền sở hữu trí tuệ thì ứng dụng đó là tài sản thuộc sở hữu chung của
A và B.
Thứ hai, căn cứ xác lập quyền sở hữu chung theo pháp luật. Theo đó, các quy định
của pháp luật đó có thể là pháp luật về thừa kế… Ví dụ: ông A sau khi qua đời để
lại di chúc với nội dung là cho vợ và 2 con C, D cùng sở hữu chung mảnh đất và
căn nhà thuộc quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà của ông A. Như vậy, mảnh
đất và căn nhà của ông A là tài sản thuộc sở hữu chung của vợ A và 2 con là C và

D.
Thứ ba, căn cứ xác lập quyền sở hữu chung theo tập quán. Theo đó, trong trường
hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì giải quyết vụ
việc theo tập quán mà tập quán đó không được trái với pháp luật và với thuần
phong mỹ tục của dân tộc. Ví dụ, trong trường hợp ông A đi biển phát hiện 1 đàn
cá lớn mà tàu của ông không có khả năng đánh bắt hết, nên ông A đã gọi 2 tàu cá


khác của ông B và ông C đến cùng đánh bắt, theo phong tục tại miền biển khi được
tàu cá khác gọi đến để khai thác thì khối lượng cá mà B và C đánh được có 1 phần
sẽ được chia cho ông A. Do vậy, tài sản khi B và C đánh bắt thuộc sở hữu chung
giữa A và B, và giữa A và C.
3. SỞ HỮU CHUNG THEO PHẦN
a. Căn cứ pháp lý
Điều 209 BLDS 2015 quy định:
“1. Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của
mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.
2.Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu
chung tương ứng với phần quyền của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
b. Phân tích
Sở hữu chung theo phần có đặc thù là phần quyền sở hữu mà mỗi chủ sở hữu được
xác định đối với tài sản. trong đó, yếu tố chủ quan là các bên chủ thể phải có chủ ý
ngay từ đầu khi tao lập mối quan hệ sở hữu chung đối với tài sản là phải xác định
phần của mình trên toàn bộ giá trị tài sản chung. Tài sản chung có thể chia theo
hiện vật hoặc trị giá thành tiền để chia, qua đó phần quyền sở hữu trong sở hữu
chung theo phần mới được xác định.
Theo đó, sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu
của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung. Phần quyền sở hữu của
của mỗi chủ sở hữu trong sở hữu chung theo phần được xác định theo tỷ lệ so với
toàn bộ giá trị của tài sản chung.

Cách thức hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của mỗi chủ sở hữu trong sở hữu
chung theo phần được xác định với tương ứng với phần quyền sở hữu của mỗi
người, ngoại trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
c. Ví dụ
Ví dụ: 3 người A, B và C góp vốn mở doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa thức ăn
chăn nuôi, với số vốn điều lệ là 1 tỷ đồng. Số tiền 1 tỷ đồng đó được 3 người đóng
góp theo tỷ lệ là 30, 20 và 50, theo đó A góp 300 triệu đồng, B góp 200 triệu đồng
và C góp 500 triệu đồng. Như vậy, phần quyền của A, B và C trong doanh nghiệp
kinh doanh hàng hóa thức ăn chăn nuôi với tỷ lệ là 3:2:5.
4. SỞ HỮU CHUNG HỢP NHẤT


a. Cơ sở pháp lý
Điều 210 BLDS Việt Nam quy định về quyền sở hữu chung hợp nhất như sau:
“1. Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của
mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung.
Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở
hữu chung hợp nhất không phân chia.
2.Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền và nghĩa vị ngang nhau đối với tài sản
thuộc sở hữu chung”
b. Phân tích
Là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không
được xác định đối với tài sản chung,
Sở hữu chung hợp nhất bao gồm:
Một là, sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia: là sở hữu chung mà tài sản chung
có thể phân chia cho từng chủ sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp
luật. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì chủ sở hữu chung hợp nhất có thể
phân chia chính là tài sản chung của vợ chồng.
Ví dụ: A và B là vợ chồng, sau khoảng thời gian 20 năm chung sống trong hôn
nhân, A và B đã cùng nhau tạo lập được khối tài sản chung là căn nhà, chiếc xe oto

và số tiền 1 tỷ đồng. theo đó, khi A và B ly hôn, khối tài sản chung đó sẽ được định
giá và chia cho từng người theo thỏa thuận của 2 bên hoặc theo quy định của pháp
luật
Hai là, sở hữu chung hợp nhất không thể phân chia: Là sở hữu của nhiều người đối
với tài sản nhằm thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của tất cả mọi thành viên trong
một cộng đồng dân cư nhất định, bao gồm: sở hữu chung cộng đồng dân cư; sở
hữu dòng họ; sở hữu cộng đồng tôn giáo và sở hữu trong nhà chung cư
Ví dụ: dòng họ A có nhà thờ họ và các tài sản thuộc nhà thờ họ (bàn ghế, khu thờ
cúng…) đều thuộc sở hữu của tất cả các thành viên trong dòng họ mà không thể
phân chia cho từng người.
5. SỞ HỮU CHUNG CỦA CỘNG ĐỒNG
a. Cơ sở pháp lý
Điều 211 BLDS Việt Nam 2015 quy định về sở hữu chung của cộng đồng như sau:


“1. Sở hữu chung của dòng họ, thôn, ấp bản làng, bản, buôn, sóc và các cộng
đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các
thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung
hoặc từ nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn
lợi ích chung hợp pháp của cả cộng đồng.
2. Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung
theo thỏa thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của cộng đồng nhưng không
được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
3. Tài sản chung cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không phân chia”.
b. phân tích
Chủ thể của sở hữu chung cộng đồng là tập hợp các cá nhân được gắn kết với nhau
theo đơn vị hành chính như bản, làng, buôn, sóc… đây là những đơn vị hành chính
nhỏ nhất nên sự gắn kết của các thành viên thường được hình thành từ lâu đời và
có mối quan hệ khăng khít với nhau. Họ sở hữu chung đối với nhà văn hóa, nhà
rông, với đường đi, giếng nước, đình làng…; chủ sở hữu chung cộng đồng còn là

những người có quan hệ huyết thống như dòng họ.
Căn cứ xác lập sở hữu chung cộng đồng là theo tập quán, do các thành viên của
cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng chung hoặc từ nguồn khác
phù hợp với quy định của pháp luật. Yếu tố tự nguyên hay do tập quán là nguồn
chủ yếu tạo lập nên tài sản chung cộng đồng.
Mục đích sử dụng tài sản chung cộng đồng là phải vì lợi ích chung hợp pháp của
cộng đồng. Do đó nếu người dân có chứng cứ cho rằng những người được giao
quyền quản lí tài sản chung cộng đồng đã lạm dụng quyền để sử dụng tài sản
chung nhằm mục đích tư lợi hay thực hiện những hoạt động từ tài sản chung nhưng
đã đi trái với chủ trương chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước…thì sẽ bị
tước quyền quản lý tài sản chung và phải chịu các trách nhiệm pháp lý khác nữa.
Thuộc loại hình thức sở hữu chung không phân chia. Quy định này của pháp luật
nhằm đảm bảo và duy trì các tài sản thuộc hình thức sở hữu chung naỳ vì phần lớn
các tài sản thuộc hình thức sở hữu này đều chứa đựng các yếu tố văn hóa, lịch sử,
có giá trị tinh thần của cả một dòng họ, một vùng quê…nên thể hiện nét đẹp của
truyền thống dân tộc và mục đích sử dụng những tài sản này là vì cộng đồng
chung. Cho nên bất cứ sự thỏa thuận nào giữa các thành viên của sở hữu chung
cộng đồng (ngay cả đối với dòng họ) nhằm chia tài sản chung thì đều không được
pháp luật cho phép.


Ví dụ: làng A có ngôi chùa là di sản văn hóa, theo đó, ngồi chùa thuộc sở hữu của
các thành viên trong làng, có ý nghĩa văn hóa tinh thần cho mọi người… theo đó,
bất cứ sự thỏa thuận nào giữa các thành viên trong làng nhằm chia tài sản chung là
ngôi chùa A thì đều không được pháp luật cho phép
6 .SỞ HỮU CHUNG CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH.
a. Cơ sở pháp lý
Điều 212 BLDS 2015 quy định sở hữu chung của các thành viên trong gia đình
như sau:
“1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng chung sống gồm tài sản do các thành

viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền
sở hữu theo quy định của bộ luật này và luật khác có liên quan.
2.Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình
được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. trường hợp định đoạt tài sản là bất
động sản, động sản có đăng kí, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình
phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có
năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng các quy định về sở hữu chung theo
phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy
địnhtại điều 231 của Bộ luật này
b.Phân tích
Về chủ thể: là các thành viên trong gia đình. Các thành viên trong gia đình là
những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng với nhau nhưng phải
cùng chung sống.
Căn cứ xác lập quyền sở hữu chung đối với các thành viên trong gia đình: do các
thành viên đóng góp, cùng tạo lập nên và các căn cứ khác do luật định
Việc chiếm hữu, sử dụng định đoạt tài sản chung phải dựa trên nguyên tắc thỏa
thuận. đặc biệt đối với tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là
nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự đồng ý của tất cả các thành viên có
năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Quy
định này cũng phù hợp với nội dung khoản 4 Điều 21 của BLDS. Tuy nhiên, trong
thực tiễn xác lập các giao dịch loại này thì các chủ thể phải chứng minh là mục
đích của giao dịch phải vì lợi ích chung của những người mất năng lực hành vi dân
sự, người chưa thành niên nếu trong gia đình có những thành viên như thế. nếu


nguyên tắc thỏa thuận không áp dụng được thì quyền sở hữu của mỗi thành viên
trong gia đình được thực hiện với phần quyền sở hữu của mình.
c. Ví dụ
Ví dụ: sau khi chết, A để lại di chúc cho B và C sở hữu chung căn nhà riêng của

mình, do cả 2 anh em B và C đều đã có nhà riêng nên vả 2 đã thỏa thuận cho thuê
lại căn nhà, lợi tức 2 người chia đều.
7. SỞ HỮU CHUNG VỢ CHỒNG
a . Cơ sở pháp lý
Điều 213 BLDS quy định về sở hữu chung vợ chồng như sau:
“1. Sở hữu chung vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.
2.Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau
trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
3. vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài
sản chung.
4. tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết
định của tòa án
5. trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của
pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng
theo chế độ tài sản này”.
b . Phân tích.
Việc xác định phần quyền sở hữu của mỗi người là một nửa trong khối tài sản
chung trừ khi có thỏa thuận khác hoặc có chứng cứ chứng minh phần công sức
đóng góp của mỗi người vào khối tài sản chung là khác nhau, việc phân định quyền
này là căn cứ làm chấm dứt quyền sở hữu chung của vợ chồng.
Tất cả các thu nhập trong thời kì hôn nhân, tài sản được tặng choc hung đều thuộc
sở hữu chung của vợ chồng. các giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ
chồng phải có sự thỏa thuận hoặc ủy quyền
Pháp luật còn cho phép vợ chồng được thỏa thuận về chế độ sở hữu chung trước
khi kết hôn. Sự thỏa thuận này cần phải lập thành văn bản có công chứng và các
bên phải thực hiện theo đúng thỏa thuận hủy bỏ chế độ này thì quyền sở hữu chung
của vợ chồng lại tuân thủ theo quy định của pháp luật


c.Ví dụ

A và B khi lý hôn, đã thỏa thuận chia khối tài sản chung mà 2 vợ chồng tạo lập ra
trị giá thành tiền là 10 tỷ đồng. theo đó, A và B mỗi người được hưởng 5 tỷ đồng từ
khối tài sản chung đó.
8 . SỞ HỮU CHUNG TRONG NHÀ CƯ
a.Cơ sở pháp lý
Điều 214 BLDS 2015 quy định về sở hữu chung trong nhà chung cư như sau:
“1. Phần diện tích, trang thiết bị và các tài sản khác dùng trong nhà chung cư theo
quy định của luật nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất của tất cả các chủ sở hữu
các căn hộ trong nhà đó và không phân chia, trừ trường hợp luật có quy định khác
hoặc tất cả các chủ sở hữu có thỏa thuận khác.
2.Chủ sở hữu các căn hộ trong nhà chung cư có quyền và nghĩa vụ ngang nhau
trong việc quản lí, sử dụng tài sản quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp
luật có quy định khác hoặc có thỏa thuận khác;
3. trường hợp nhà chung cư bị tiêu hủy thì quyền của chủ sở hữu căn hộ chung cư
thực hiện theo quy định của luật”.
b.Phân tích
Sở hữu chung nhà chung cư thuộc hình thức sở hữu chung hợp nhất không phân
chia vì những tài sản chung được như diện tích, trang thiết bị và các tài sản khác
dùng chung trong nhà chung cư nếu được phân chia thì sẽ làm mất đi giá trị sử
dụng của nhà chung cư. Đối với căn hộ của nhà chung cư có thể thuộc sở hữu riêng
hoặc sở hữu chung của chủ sở hữu các căn hộ. việc quản lý, sử dụng đối với tài sản
chung của nhà chung cư thì cần dựa trên nguyên tắc thỏa thuận và tất cả các chủ sở
hữu chung đều có quyền ngang nhau. Theo luật nhà ở năm 2014 thì chủ sở hữu các
căn hộ sẽ bầu ra Ban quản trị nhà chung cư để quyết định sử dụng quỹ bảo trì là
2% giá trị của căn hộ trong tòa nhà vì lợi ích chung của nhà chung cư
Trường hợp nhà chung cư bị tiêu hủy thì quyền của chủ sở hữu các căn hộ đối với
phần diện tích chung của tòa nhà vânc không mất đi.
c.Ví dụ
Chung cư A có khuôn viên phía trước và hệ thống camera an ninh, dây tải điện, hệ
thống điều hòa… là những tài sản chung của các chủ sở hữu căn hộ.



9 .HÌNH THỨC SỞ HỮU HỖN HỢP
a.Cơ sở pháp lý
Điều 215 BLDS quy định về sở hữu chung hỗn hợp như sau:
“1. Sở hữu chung hỗn hợp là sở hữu chung đối với tài sản do các chủ sở hữu thuộc
các thành phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận
2.Tài sản được hình thành từ nguồn vốn góp của các chủ sở hữu, lợi nhuận hợp
pháp thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc từ nguồn vốn khác phù hợp
với quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp
3. việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp phải
tuân theo quy định tại điều 209 của Bộ luật này và quy định của pháp luật có liên
quan đến việc góp vốn, tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý, điều
hành, trách nhiệm về tài sản và phân chia lợi nhuận”
b.Phân tích
Sở hữu chung hỗn hợp thuộc hình thức sở hữu chung theo phần
Chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau như kinh tế nhà nước, kinh tế
tập thể, kinh tế tư nhân,..
Tài sản chung là vốn góp để thực hiện hoạt động kinh doanh sản xuất thu lợi
nhuận. Tài sản chung để góp vốn có thể là nhà ở, tiền, quyền sử dụng đất, giấy tờ
có giá…việc góp vốn phải được thành lập thành văn bản, có công chứng và đăng kí
nếu pháp luật có quy định.
Luật Doanh nghiệm năm 2014 là luật chuyên ngành điều chỉnh các quan hệ về góp
vốn vào doanh nghiệp và khi có điều lệ hoạt động của doanh nghiệp điều chỉnh về
quan hệ góp vốn này.
c.Ví dụ:
công ty A là công ty tư nhân, công ty B là công ty có vốn đầu tư nước ngoài và anh
C là võ sư cùng nhau thỏa thuận để mở một công ty X chuyên cung cấp bảo vệ, vệ
sỹ. theo đó, A góp vào trụ sở của công ty X, B và C góp vào số vốn điều lệ để thuê
nhân viên, mua sắm trang thiết bị và a C là người đứng ra quản lý và tìm kiếm

nhân viên để làm việc cho công ty. Như vậy, công ty X là tài sản thuộc sở hữu
chung hỗn hợp giữa công ty A, công ty B và anh C
10. SỬ DỤNG TÀI SẢN CHUNG


a. Cơ sở pháp lý
Điều 217 BLDS Việt Nam quy định về sử dụng tài sản chung như sau:
“1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền khai thá công dụng, hưởng hoa lợi,
lợi tức từ tài sản chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình trừ trường hợp
có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
2.Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền ngang nhau trong việc khai thác công
dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung, trừ trường có thỏa thuận khác”.
b. Phân tích
Đối với hình thức sở hữu chung theo phần thì mỗi chủ sở hữu chung có quyền sử
dụng tài sản chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Ví dụ: anh A góp 30% cổ phần
vào công ty X, như vậy anh A có mọi quyền đối với phần quyền 30% cổ phần này,
anh A có thể bán, tặng, cho…người khác số cổ phần đó.
Đối với hình thức sở hữu chung hợp nhất thì có quyền ngang nhau trong việc sử
dụng tài sản chung,trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Ví dụ: A và B là vợ chồng
có khối tài sản chung là 10 tỷ, theo đó A và B có quyền ngang nhau đối với khối tài
sản này, theo đó, phải có thỏa thuận của 2 bên thì A hoặc B mới thực hiện quyền
của mình đối với tài sản.
Sự khác nhau này là vì tính xác định hay không xác định được phần quyền sở hữu
của mỗi chủ sở hữu đối với tài sản chung
Đối với hình thức sở hữu chung theo phần có thêm trường hợp loại trừ “do pháp
luật có quy định khác”, là do các quy định của luật doanh nghiệp về cách thức
hưởng lợi đối với các phần vốn góp của các thành viên trong doanh nghiệp.
11 .ĐỊNH ĐOẠT TÀI SẢN CHUNG
a.Cơ sở pháp lý

Điều 218 BLDS Việt Nam 2015 quy định về định đoạt tài sản chung như sau:
“1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của
mình.
2.Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các
chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật


3. Trường hợp một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình
thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua.
Trong thời hạn 3 tháng đối với tài sản chung là bất động sản, 1 tháng đối với tài
sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông
báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì
chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác…
4.Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản từ bỏ phần
quyền của mình hoặc khi người này chết mà không có nguwioif thừa kế thì phần
quyền này thuộc về nhà nước…
5.Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với động sản từ bỏ quyền của
mình hoặc khi người này chết không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó
thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại…”
b.Phân tích
Định đoạt tài sản chung là dịch chuyển tổng thể ba quyền chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt đối với tài sản chung cho các chủ thể khác. Đây là tài sản chung nên cần sự
thống nhất ý chí của tất cả các đồng sở hữu chung.
Đối với sở hữu chung hợp nhất thì việc định đoạt phải theo sự thỏa thuận hoặc theo
quy định của pháp luật. luật Hôn nhân và Gia đình có quy định về cách thức định
đoạt tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, khi kết thúc hôn nhân và
khi một bên chết.
Đối với tài sản chung theo phần thì việc định đoạt tài sản chung cũng trên cơ sở
đồng thuận. tuy nhiên nếu không đạt được thỏa thuận thì pháp luật cho phép quyền
tự quyết thuộc về mỗi đồng sở hữu chung tương ứng với phần quyền của mình.

Một trong những hình thức đinh đoạt đối với tài sản chung là một trong các đồng
sở hữu chung từ bỏ quyền sở hữu đối với phần quyền của mình. Được các nhà làm
luật quy định trong các trường hợp sau đây:
Tài sản chung là bất động sản thì phần quyền sở hữu được xác lập cho nhà nước
Tài sản chung là động sản thì phần quyền sở hữu được xác lập cho các đồng sở hữu
chung còn lại
Nếu tất cả các đồng sở hữu chung đều từ bỏ thì tài sản chung trở thành tài sản vô
chủ và việc xác lập đối với tài sản vô chủ được thực hiện teo điểu 228.
12. CHIA TÀI SẢN THUỘC SỞ HỮU CHUNG


a. Căn cứ pháp lý
Điều 219 BLDS Việt Nam quy định về việc chia tài sản thuộc sở hữu chung như
sau:
“1. Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đề có
quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì
trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định
của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết
thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu
chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp
chủ sở hữu có thỏa thuận khác.
2.Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực
hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài
sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản
chung vfa tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác
Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoạc việc chia này bị các
chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyên yêu cầu người có
nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh tóan”.
b. Phân tích

Chia tài sản chung chỉ áp dụng đối với hình thức sở hữu chung có thể phân chia, đó
là sở hữu chung của vợ chồng, sở hữu chung theo phần của hộ gia đình, tổ hợp tác
và các hình thức sở hữu chung khác ngoại trừ sở hữu chung đối với phần diện tích,
trang thiết bị trong nhà chung cư sở hữu chung cộng đồng. Mỗi chủ sở hữu chung
đều có quyền yêu cầu phân chia tài sản và quyền này chỉ bị hạn chế trong trường
hợp đã có sự thỏa thuận trước đó của các chủ sở hữu chung về thời hạn được phân
chia. Thời hạn duy trì tài sản chung có thể xác định bằng một khoảng thời gian
hoặc bằng một sự kiện cụ thể
Ngoài các đồng sở hữu chung yêu cầu chia tài sản chung thì còn có những người
khác, vốn là bên có quyền yêu cầu một trong các đồng sở hữu chung thực hiện
nghĩa vụ thanh toán.
c. Ví dụ


A và B góp vốn mở công ty du lịch theo tỷ lệ phần quyền là 50% và 50%. Khi chia
tài sản là công ty này thì người ta căn cứ vào phần quyền mà 2 người đóng góp.
Theo đó, khi A hoặc B muốn chia tài sản chung thì dựa vào thỏa thuận đóng góp
13.CHẤM DỨT SỞ HỮU CHUNG
a.Căn cứ pháp lý
Điều 220 BLDS quy định về chấm dứt quyền sở hữu chung như sau:
“Sở hữu chung chấm dứt trong những trường hợp sau đây:
1.Tài sản chung đã được chia
2.Một trong số các chủ sở hữu chung được hưởng toàn bộ tài sản chung
3.Tài sản chung không còn
4. Trường hợp khác theo quy định của luật”
b.Phân tích
Chấm dứt sở hữu chung do chủ thể của tài sản chung. theo đó, một trong các chủ
sở hữu chung được hưởng toàn bộ tài sản chung khi một trong các đồng sở hữu
chung từ bỏ phần quyền của mình đối với tài sản chung là động sản hoặc khi người
này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc sở hữu chun

của các chủ thể còn lại. trong trường hợp này hình thức sở hữu chung chấm dứt và
chuyển sang hình thức sở hữu riêng khi chủ sở hữu chung chỉ còn lại duy nhất một
người.
Chấm dứt sở hữu chung do đối tượng của hình thức sở hữu chung không còn. Tài
sản chung không còn thường do những nguyên nhân khách quan như bão tố, song
thần, lũ lụt… khiến cho tài sản bị tiêu hủy, không còn tồn tại hoặc do chính các
chủ thể chung thực hiện hành vi định đoạt số phận thực tế của tài sản như tiêu dùng
hết, đốt hoặc đập phá tài sản
Ngoài ra chấm dứt sở hữu chung do luật định như tài sản bị Nhà nước trưng thu,
trưng mua, tịch thu…
14 .SO SÁNH SỞ HỮU TẬP THỂ VỚI SỞ HỮU CHUNG
Để nhận thức một cách đẩy đủ và tránh nhầm lẫn trong việc xác định các hình thức
sở hữu. Đặc biệt là các hình thức sở hữu có đặc điểm nhận biết khá giống nhau.
Em xin đưa ra một số tiêu chí để so sánh hình thức sở hữu tập thể với hình thức sở
hữu chung như sau:


TIÊU CHÍ SỞ HỮU TẬP THỂ
SO SÁNH

SỞ HỮU CHUNG

Chủ thể

Mỗi hợp tác xã riêng biệt là chủ Những người đóng góp tạo nên tài
sở hữu đối với tài sản của hợp sản là các đồng chủ sở hữu tài sản
tác xã đó
đó

Khách thể


Tài sản phù hợp với hoạt động Tài sản bất kì, có thể là tư liệu sản
kinh doanh, sản xuất, dịch vụ xuất, có thể là tư liệu tiêu dùng
của hợp tác xã

Chiếm
hữu

Thông qua hoạt động của các Các chủ sở hữu trực tiếp chiếm giữ
thành viên trong hợp tác xã
tài sản để thực hiện kinh doanh,
sản xuất

Sử dụng

Các thành viên khai thác công Các đồng chủ sở hữu trực tiếp
dụng tài sản để thực hiện kinh hoặc người làm công khai thác
doanh, sản xuất
công dụng tài sản

Phân chia Theo công sức lao động của các Chia theo tỷ lệ phần vốn góp của
lượi nhuận thành viên hợp tác xã còn lại các đồng chủ sở hữu
chia theo vốn góp
Định đoạt

Người đại diện định đoạt tài sản Mỗi chủ sở hữu định đoạt phần
theo nghị quyết của Đại hội quyền theo ý chí của mình. Các
thành viên
chủ sở hữu thỏa thuận khi định
đoạt toàn bộ tài sản chung.


KẾT LUẬN
Nước ta là một quốc gia đang phát triển, đang tiến nhanh trên con đường công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh đó, hệ thống pháp
luật đất nước nói chung và pháp luật về tài sản nói riêng cũng cần được hoàn thiện
để kịp thời điểu chỉnh và định hướng các quan hệ xã hội giữa các chủ thể phát triển


tốt đẹp hơn. Cùng với sự phát triển của xã hội dân sự, vai trò và vị trí của tài sản
cũng ngày càng được xem trọng. Trong khoa học pháp lý nói chung và pháp luật
dân sự nói riêng, tài sản là đối tượng của quyền sở hữu, đáp ứng được nhu cầu của
con người và có thể đưa vào trong “sân chơi” dân sự. Cùng với đó, các chế định về
quyền tài sản nói chung và chế định về hình thức sở hữu chung nói riêng cũng
ngày càng được các nhà làm luật, nhà khoa học, công dân… quan tâm và nghiên
cứu sâu rộng. Trên bước đà đó, chúng ta cần đẩu mạnh nghiên cứu, nâng cao nhận
thức về pháp luật dân sự nói chung và chế định về hình thức sở hữu chung nói
riêng để đưa chế định mới này đến gần hơn với cuộc sống.
Trong quá trình làm bài, em đã có nhiều cố gắng tìm hiểu, học hỏi nhưng với
khả năng và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên chắc chắn bài làm còn nhiều
những thiếu xót. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy (cô) để bài làm của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Nước ta là một quốc gia đang phát triển, đang tiến nhanh trên con đường công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh đó, hệ thống pháp
luật đất nước nói chung và pháp luật về tài sản nói riêng cũng cần được hoàn thiện
để kịp thời điểu chỉnh và định hướng các quan hệ xã hội giữa các chủ thể phát triển
tốt đẹp hơn. Cùng với sự phát triển của xã hội dân sự, vai trò và vị trí của tài sản
cũng ngày càng được xem trọng. Trong khoa học pháp lý nói chung và pháp luật
dân sự nói riêng, tài sản là đối tượng của quyền sở hữu, đáp ứng được nhu cầu của
con người và có thể đưa vào trong “sân chơi” dân sự. Cùng với đó, các chế định về

quyền tài sản nói chung và chế định về hình thức sở hữu chung nói riêng cũng
ngày càng được các nhà làm luật, nhà khoa học, công dân… quan tâm và nghiên
cứu sâu rộng. Trên bước đà đó, chúng ta cần đẩu mạnh nghiên cứu, nâng cao nhận
thức về pháp luật dân sự nói chung và chế định về hình thức sở hữu chung nói
riêng để đưa chế định mới này đến gần hơn với cuộc sống.
Trong quá trình làm bài, em đã có nhiều cố gắng tìm hiểu, học hỏi nhưng với
khả năng và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên chắc chắn bài làm còn nhiều
những thiếu xót. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy (cô) để bài làm của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015
2. Luật Đất đai 2013
3. Đỗ Văn Đại, Bình luận khoa học Những điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015,
nxb Hồng Đức
4. TS. Lê Đình Nghị (chủ biên), Giaos trình Luật Dân sự Việt Nam (tập 1), nxb
Giaos dục Việt Nam, Hà Nội, 2009
5. TS Phạm Văn Tuyết- TS Lê Kim Giang, Hướng dẫn môn học Luật Dân sự
tập 1, nxb Tư pháp, Hà Nội, 2015
6. PSG.TS Nguyễn Văn Cừ- PGS.TS Trần Thị Huệ (ĐCB), Bình luận khoa học
Bộ luật dân sự năm 2015 của nước CHXH CNVN, NXB Công an nhân dân,
Hà Nội, 2017



×