Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

SỔ TAY HƯỚNG DẪN LỒNG GHÉP CÁC YẾU TỐ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO THIẾT KẾ CÁC DỰ ÁN GIAO THÔNG NÔNG THÔN CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.16 MB, 119 trang )

Dự án Tăng cường Khả năng Chống chịu Khí hậu cho Cơ sở
hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc

Báo cáo kỹ thuật – Nhóm Kỹ thuật CSHT - Hợp phần UNDP

SỔ TAY HƯỚNG DẪN
LỒNG GHÉP CÁC YẾU TỐ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VÀO THIẾT KẾ CÁC DỰ ÁN GIAO THÔNG
NÔNG THÔN CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC

Hà Nội, 6/2016


Dự án Tăng cường Khả năng Chống chịu Khí hậu cho Cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc - 00075992
Sản phẩm.3: Sổ tay hướng dẫn lồng ghép các yếu tố BĐKH vào thiết kế các dự án GTNT các tỉnh miền núi phía Bắc

Chú thích
Báo cáo này được đệ trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) và
Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) bởi Ban Quản lý trung ương dự
án “Tăng cường khả năng chống chịu với khí hậu cho cơ sở hạ tầng các tỉnh
miền núi phía Bắc”. Những quan điểm, kết luận và khuyến nghị trong tài liệu này
không đại diện cho quan điểm của MARD cũng như UNDP.
Thông tin liên hệ:
Trần Văn Lam, Giám đốc dự án
Ban Quản lý các dự án nông nghiệp
Số 16 Thụy Khuê, phường Thụy Khuê, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Hoặc Đỗ Duy Đỉnh, Chuyên gia trong nước về giao thông nông thôn
Email:
Điện thoại: 0912719173


2


Dự án Tăng cường Khả năng Chống chịu Khí hậu cho Cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc - 00075992
Sản phẩm.3: Sổ tay hướng dẫn lồng ghép các yếu tố BĐKH vào thiết kế các dự án GTNT các tỉnh miền núi phía Bắc

TÓM TẮT
Chương trình phát triển liên hợp quốc (UNDP) đang phối hợp với Ngân
hàng phát triển Châu Á (ADB) để hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
(Bộ NN&PTNT) thực hiện dự án “Tăng cường khả năng chống chịu khí hậu cho
cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc”. Mục tiêu của dự án là tăng cường sức
bền và giảm nhẹ khả năng dễ bị tổn thương của các công trình hạ tầng nông thôn
tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam trước những tác động bất lợi của biến đổi
khí hậu (BĐKH) và hỗ trợ khung chính sách cho phép khuyến khích phát triển hạ
tầng vùng núi phía Bắc có sức bền với khí hậu.
Để tăng cường sức chống chịu của công trình trước các tác động bất lợi
của các yếu tố khí hậu, một trong các yếu tố quan trọng là cần phải cung cấp các
kỹ năng và các kiến thức cần thiết cho các cán bộ quy hoạch và kỹ thuật và quản
lý thuộc lĩnh vực giao thông nông thôn trong việc lồng ghép các yếu tố BĐKH vào
quá trình thiết kế công trình hạ tầng giao thông nông thôn. Tuy nhiên, hiện Việt
Nam rất thiếu các tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật về việc tăng cường khả năng chống
chịu của công trình giao thông nông thôn trước các tác động của BĐKH. Điều này
là một khó khăn, cản trở việc phát triển bền vững mạng lưới giao thông nông thôn
khu vực miền núi phía Bắc - nơi chịu tác động mạnh mẽ của các yếu tố BĐKH
trong tương lai. Việc biên soạn Sổ tay hướng dẫn lồng ghép yếu tố BĐKH vào
thiết kế các dự án GTNT các tỉnh miền núi phía Bắc là việc làm cần thiết để cung
cấp các kỹ năng cần thiết cho các cán bộ qui hoạch và kỹ thuật thuộc lĩnh vực
giao thông nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc trong việc lồng ghép các yếu tố
BĐKH vào quá trình thiết kế công trình hạ tầng giao thông nông thôn nhằm nâng
cao khả năng chống chịu với các hình thái thời tiết cực đoan do BĐKH gây ra.

Sổ tay cung cấp những thông tin và kiến thức cơ bản về ảnh hưởng của
BĐKH đến hạ tầng GTNT khu vực miền núi phía Bắc, chỉ rõ sự cần thiết phải tích
hợp BĐKH trong xây dựng công trình đường GTNT trong khu vực này. Sổ tay
cũng trình bày quy trình và các yêu cầu cơ bản đối với việc lồng ghép các yếu tố
BĐKH vào các dự án đường GTNT từ khâu lập các chiến lược, quy hoạch phát
triển giao thông nông thôn đến việc thực hiện các dự án cũng như công tác bảo trì
khai thác đường GTNT. Đặc biệt, phần lớn nội dung của Sổ tay tập trung vào việc
giới thiệu các giải pháp đảm bảo công trình đường giao thông nông thôn bền vững
trước tác động bất lợi của BĐKH. Bên cạnh việc cung cấp các chỉ dẫn thực hành
tốt nhất ở Việt Nam và trên thế giới về nâng cao tính bền vững cho công trình
đường giao thông nông thôn (bao gồm: giải pháp thiết kế và xây dựng mặt đường
GTNT; giải pháp thoát nước; giải pháp bảo vệ mái dốc nền đường), Sổ tay cũng
giới thiệu khá chi tiết các chỉ dẫn về việc sử dụng công nghệ sinh học trong việc
bảo vệ mái dốc nền đường – một giải pháp được xem là khả thi và hiệu quả trong
việc đảm bảo công trình đường GTNT bền vững trước tác động của BĐKH.

3


Dự án Tăng cường Khả năng Chống chịu Khí hậu cho Cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc - 00075992
Sản phẩm.3: Sổ tay hướng dẫn lồng ghép các yếu tố BĐKH vào thiết kế các dự án GTNT các tỉnh miền núi phía Bắc

Với những nội dung được đề cập, Sổ tay hy vọng sẽ là tài liệu tham khảo
hữu ích cho các cán bộ kỹ thuật làm việc trong lĩnh vực quy hoạch, thiết kế các
công trình cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn; các cán bộ quản lý chuyên ngành
về giao thông nông thôn: cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã; và là tài liệu tham khảo
cho các nhà hoạch định chính sách về nông nghiệp, nông thôn và các cá nhân có
liên quan đến lĩnh vực phát triển bền vững hệ thống đường giao thông nông thôn
ở Việt Nam nói chung và khu vực miền núi phía Bắc nói riêng.


4


Dự án Tăng cường Khả năng Chống chịu Khí hậu cho Cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc - 00075992
Sản phẩm.3: Sổ tay hướng dẫn lồng ghép các yếu tố BĐKH vào thiết kế các dự án GTNT các tỉnh miền núi phía Bắc

MỤC LỤC
TÓM TẮT................................................................................................................ 3
MỤC LỤC ............................................................................................................... 5
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. 7
DANH MỤC HÌNH VẼ............................................................................................. 8
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................... 10
1. GIỚI THIỆU CHUNG........................................................................................ 11
1.1 Bối cảnh...................................................................................................... 11
1.2 Mục tiêu biên soạn Sổ tay .......................................................................... 11
1.3 Đối tượng sử dụng Sổ tay .......................................................................... 11
1.4 Nội dung chính của Sổ tay.......................................................................... 12
2. YÊU CẦU LỒNG GHÉP CÁC YẾU TỐ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG LẬP KẾ
HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN ........................................... 13
2.1 Sự cần thiết phải tích hợp BĐKH trong xây dựng các công trình giao thông
nông thôn.......................................................................................................... 13
2.1.1 Khái quát về biến đổi khí hậu và khả năng tác động của biến đổi khí
hậu đến cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn khu vực miền núi phía Bắc.... 13
2.1.1.1 Các yếu tố biến đổi khí hậu .............................................................. 13
2.1.1.2 Khả năng tác động của biến đổi khí hậu đến cơ sở hạ tầng giao thông
nông thôn khu vực miền núi phía Bắc .......................................................... 14
2.1.2 Ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu đến tính bền vững của hệ thống cơ
sở hạ tầng giao thông nông thôn .................................................................. 17
2.1.3 Sự cần thiết phải ngăn ngừa các ảnh hưởng bất lợi của biến đổi khí
hậu đến cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn ............................................... 18

2.2 Các yêu cầu cơ bản về lồng ghép biến đổi khí hậu trong các chương trình,
dự án giao thông nông thôn.............................................................................. 19
3. QUY TRÌNH LỒNG GHÉP YẾU TỐ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO CÁC DỰ ÁN
ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN................................................................. 21
3.1 Giới thiệu chung ......................................................................................... 21
3.2 Lồng ghép biến đổi khí hậu trong quy trình xây dựng chiến lược, quy hoạch
phát triển giao thông nông thôn ........................................................................ 22
3.2.1 Quy trình xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông nông
thôn............................................................................................................... 22
3.2.2 Lồng ghép biến đổi khí hậu trong quy trình xây dựng chiến lược, quy
hoạch phát triển giao thông nông thôn ......................................................... 22
3.3 Các bước tích hợp biến đổi khí hậu trong quy trình chuẩn bị và thực hiện dự
án ..................................................................................................................... 31
5


Dự án Tăng cường Khả năng Chống chịu Khí hậu cho Cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc - 00075992
Sản phẩm.3: Sổ tay hướng dẫn lồng ghép các yếu tố BĐKH vào thiết kế các dự án GTNT các tỉnh miền núi phía Bắc

3.4 Thích ứng BĐKH trong công tác bảo trì đường giao thông nông thôn ....... 32
4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT NHẰM NÂNG CAO
SỨC CHỐNG CHỊU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
NÔNG THÔN ....................................................................................................... 35
4.1 Giới thiệu chung ......................................................................................... 35
4.2 Giải pháp thiết kế và xây dựng mặt đường giao thông nông thôn .............. 36
4.2.1 Lựa chọn giải pháp kết cấu mặt đường ............................................... 36
4.2.2 Thiết kế tối ưu hóa môi trường ............................................................ 51
4.3 Xây dựng hệ thống công trình thoát nước .................................................. 57
4.4 Giải pháp đảm bảo ổn định nền đường ...................................................... 67
4.4.1 Khái quát về mất ổn định mái dốc nền đường ..................................... 67

4.4.2 Công tác đất và việc thiết kế đảm bảo ổn định mái dốc bên đường ... 71
4.4.3 Cải thiện độ ổn định mái dốc ............................................................... 76
4.5 Sử dụng công nghệ sinh học trong các công trình đường giao thông nông
thôn .................................................................................................................. 85
4.5.1 Khái quát về giải pháp công nghệ sinh học ......................................... 85
4.5.2 Quy trình áp dụng các biện pháp công nghệ sinh học bảo vệ mái dốc
nền đường .................................................................................................... 87
4.5.3. Lựa chọn loại hình công nghệ sinh học .............................................. 89
4.5.4. Chỉ dẫn kỹ thuật áp dụng các loại hình công nghệ sinh học ..............104
4.5.5. Một số thiết kế điển hình sử dụng công nghệ sinh học......................110
5. TÓM TẮT VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................116
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................118

6


Dự án Tăng cường Khả năng Chống chịu Khí hậu cho Cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc - 00075992
Sản phẩm.3: Sổ tay hướng dẫn lồng ghép các yếu tố BĐKH vào thiết kế các dự án GTNT các tỉnh miền núi phía Bắc

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1

Khả năng tác động của biến đổi khí hậu đến cơ sở hạ tầng 14
giao thông nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc

Bảng 2.2

Các lựa chọn thích ứng với biến đổi khí hậu cho cơ sở hạ
tầng giao thông nông thôn khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc


Bảng 4.1

Phạm vi áp dụng một số loại mặt đường theo TCVN 36
10380:2014

Bảng 4.2

Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn giải pháp trải mặt 38
đường nhựa

Bảng 4.3

Định nghĩa chỉ thị chế độ giao thông

46

Bảng 4.4

Định nghĩa khả năng xói

46

Bảng 4.5

Lựa chọn sơ bộ giải pháp mặt đường

47

Bảng 4.6


Lựa chọn kỹ thuật sơ bộ - các lớp mặt đường/lề đường

48

Bảng 4.7

Sàng lọc kỹ thuật lần thứ hai - giải pháp trải mặt đường

49

Bảng 4.8

Sàng lọc kỹ thuật lần thứ hai - các lớp mặt đường/lề đường

50

Bảng 4.9

Tiêu chí điển hình trong việc lựa chọn vị trí xử lý

56

Bảng 4.10

Khuyến nghị khoảng cách lớn nhất giữa các cống ngang 63
đường thoát nước cho rãnh biên (m)

Bảng 4.4.1

Các dạng xói mòn và mất ổn định mái dốc thông thường


Bảng 4.4.2

Quy định về độ dốc của mái nền đường đào theo TCVN 72
10380:2014

Bảng 4.4.3

Độ dốc mái dốc nền đường đào được khuyến nghị sử dụng

Bảng 4.4.4

Quy định về độ dốc của mái nền đường đắp theo TCVN 74
10380:2014

Bảng 4.4.5

Độ dốc mái dốc nền đường đắp được khuyến nghị sử dụng

74

Bảng 4.4.6

Các giải pháp ổn định cho mái dốc phía trên

77

Bảng 4.4.7

Các giải pháp ổn định cho mái dốc phía dưới


78

Bảng 4.5.1

Khuyến nghị các biện pháp công nghệ sinh học theo đặc 98
điểm hiện trường

Bảng 4.5.2

Đánh giá mức độ phù hợp của các loại cây với công nghệ 101
sinh học

7

16

68

72


Dự án Tăng cường Khả năng Chống chịu Khí hậu cho Cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc - 00075992
Sản phẩm.3: Sổ tay hướng dẫn lồng ghép các yếu tố BĐKH vào thiết kế các dự án GTNT các tỉnh miền núi phía Bắc

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1

Quy trình lập kế hoạch phát triển giao thông đường bộ


Hình 3.2

Nội dung lồng ghép các xem xét về BĐKH trong quy trình xây 24
dựng chiến lược, quy hoạch phát triển GTVT

Hình 3.3

Các bước tích hợp biến đổi khí hậu vào các dự án giao thông 31
đường bộ

Hình 3.4

Những vấn đề có thể xảy ra đối với đường giao thông nông 33
thôn khi mưa lũ

Hình 4.1

Các lựa chọn cho việc thích ứng biến đổi khí hậu trong giao
thông đường bộ

35

Hình 4.2

Các yếu tố chung ảnh hưởng đến lựa chọn loại mặt đường

40

Hình 4.3


Khái quát về thủ tục SDMS

41

Hình 4.4

Các bước 1 và 2 của thủ tục SDMS

42

Hình 4.5

Đồ thị tiến trình ra quyết định cho việc xem xét ban đầu các giải 43
pháp mặt đường cho một đoạn đường giao thông nông thôn lưu
lượng xe chạy thấp – Bước 1

Hình 4.6

Đồ thị tiến trình ra quyết định cho việc xem xét ban đầu các giải 44
pháp mặt đường cho một đoạn đường giao thông nông thôn lưu
lượng xe chạy thấp – Bước 1 tiếp theo

Hình 4.7

Đồ thị tiến trình ra quyết định cho việc xem xét ban đầu các giải 45
pháp mặt đường cho một đoạn đường giao thông nông thôn lưu
lượng xe chạy thấp – Bước 1 tiếp theo

Hình 4.8


Mặt đường đất tiếp cận cơ bản (ENS)

54

Hình 4.9

Ví dụ về các giải pháp mặt đường sử dụng để cải thiện các vị trí
cục bộ

55

Hình 4.3.1

Các tác động của nước đến công trình đường

58

Hình 4.3.2

Minh hoạ một hệ thống thoát nước hiệu quả

59

Hình 4.3.3

Một số dạng thoát nước mặt điển hình

60

Hình 4.3.4


Các dạng rãnh dọc

61

Hình 4.3.5

Rãnh nhánh

61

Hình 4.3.6

Bố trí chung hệ thống đập chống xói

62

Hình 4.3.7

Bố trí rãnh đỉnh điển hình

63

Hình 4.3.8

Cấu tạo đường tràn điển hình

65
8


21


Dự án Tăng cường Khả năng Chống chịu Khí hậu cho Cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc - 00075992
Sản phẩm.3: Sổ tay hướng dẫn lồng ghép các yếu tố BĐKH vào thiết kế các dự án GTNT các tỉnh miền núi phía Bắc

Hình 4.3.9

Cấu tạo đường tràn có bố trí các lỗ cống

66

Hình 4.4.1

Các trường hợp mất ổn định mái dốc điển hình

70

Hình 4.4.2

Mặt cắt ngang nửa đào nửa đắp

76

Hình 4.4.3

Thiết kế điển hình tường chắn rọ đá có chiều cao đến 6m

83


Hình 4.4.4

Thiết kế điển hình tường chắn bằng đá xếp

84

Hình 4.5.1

Chức năng cơ học của cây trên sườn dốc

85

Hình 4.5.2

Chức năng thủy văn của cây trên sườn dốc

86

Hình 4.5.3

Quá trình lựa chọn biện pháp xử lý hư hỏng mái dốc nền đường 88

Hình 4.5.4

Ví dụ về cây bụi

90

Hình 4.5.5


Ví dụ về chèn cành cây

92

Hình 4.5.6

Ví dụ về cọc tươi

93

Hình 4.5.7

Mái dốc đá trồng thực vật

94

Hình 4.5.8

Mặt cắt ngang rọ đá chèn thực vật

95

Hình 4.5.9

Tường trồng cây

96

Hình 4.5.10 Tường rọ bê tông trồng thực vật


96

Hình 4.5.11 Mặt cắt ngang của kết cấu tường đá trồng cây rau

97

Hình 4.5.12 Lựa chọn loại cây cho công nghệ sinh học

100

Hình 4.5.13 Ví dụ về một vườm ươm cây

103

Hình 4.5.14 Chi tiết điển hình cây cỏ giâm và hàng trồng cỏ

111

Hình 4.5.15 Chi tiết điển hình trồng cây bụi và trồng cây

112

Hình 4.5.16 Chi tiết điển hình cành cây cứng tươi

113

Hình 4.5.17 Chi tiết điển hình bụi cây, bó cành tươi và hàng rào cọc

114


Hình 4.5.18 Chi tiết điển hình trồng tre lớn

115

9


Dự án Tăng cường Khả năng Chống chịu Khí hậu cho Cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc - 00075992
Sản phẩm.3: Sổ tay hướng dẫn lồng ghép các yếu tố BĐKH vào thiết kế các dự án GTNT các tỉnh miền núi phía Bắc

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
UNDP

Chương trình phát triển liên hợp quốc

ADB

Ngân hàng phát triển châu Á

BĐKH

Biến đổi khí hậu

GTNT

Giao thông nông thôn

SDMA

Hệ thống quản lý quyết định mặt đường (Surfacing Decision

Management System)

EOD

Thiết kế tối ưu hóa môi trường (Environmentally Optimised Design)

10


Dự án Tăng cường Khả năng Chống chịu Khí hậu cho Cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc - 00075992
Sản phẩm.3: Sổ tay hướng dẫn lồng ghép các yếu tố BĐKH vào thiết kế các dự án GTNT các tỉnh miền núi phía Bắc

1. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Bối cảnh
Chương trình phát triển liên hợp quốc (UNDP) đang phối hợp với Ngân
hàng phát triển Châu Á (ADB) để hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
(Bộ NN&PTNT) thực hiện dự án “Tăng cường khả năng chống chịu khí hậu cho
cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc”. Mục tiêu của dự án là tăng cường sức
bền và giảm nhẹ khả năng dễ bị tổn thương của các công trình hạ tầng nông thôn
tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam trước những tác động bất lợi của biến đổi
khí hậu (BĐKH) và hỗ trợ khung chính sách cho phép khuyến khích phát triển hạ
tầng vùng núi phía Bắc có sức bền với khí hậu.
Để tăng cường sức chống chịu của công trình trước các tác động bất lợi
của các yếu tố khí hậu, một trong các yếu tố quan trọng là cần phải cung cấp các
kỹ năng và các kiến thức cần thiết cho các cán bộ qui hoạch và kỹ thuật và quản
lý thuộc lĩnh vực giao thông nông thôn trong việc lồng ghép các yếu tố BĐKH vào
quá trình thiết kế công trình hạ tầng giao thông nông thôn. Tuy nhiên, hiện Việt
Nam rất thiếu các tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật về việc tăng cường khả năng chống
chịu của công trình giao thông nông thôn trước các tác động của BĐKH. Điều này
là một khó khăn, cản trở việc phát triển bền vững mạng lưới giao thông nông thôn

khu vực miền núi phía Bắc - nơi chịu tác động mạnh mẽ của các yếu tố BĐKH
trong tương lai. Việc biên soạn Sổ tay hướng dẫn lồng ghép yếu tố BĐKH vào
thiết kế các dự án GTNT các tỉnh miền núi phía Bắc là việc làm cần thiết để cung
cấp các kỹ năng cần thiết cho các cán bộ qui hoạch và kỹ thuật thuộc lĩnh vực
giao thông nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc trong việc lồng ghép các yếu tố
BĐKH vào quá trình thiết kế công trình hạ tầng giao thông nông thôn nhằm nâng
cao khả năng chống chịu với các hình thái thời tiết cực đoan do BĐKH gây ra.

1.2 Mục tiêu biên soạn Sổ tay
Sổ tay hướng dẫn lồng ghép yếu tố BĐKH vào thiết kế các dự án GTNT
các tỉnh miền núi phía Bắc được biên soạn với mục tiêu:
- Cung cấp các hướng dẫn về quy trình tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu
trong các kế hoạch phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn
- Sổ tay được biên soạn đóng vai trò là một chỉ dẫn kỹ thuật về việc sử
dụng các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao tính bền vững của đường giao
thông nông thôn trong điều kiện biến đổi khí hậu.

1.3 Đối tượng sử dụng Sổ tay
Đối tượng sử dụng Sổ tay bao gồm:
- Các cán bộ kỹ thuật làm việc trong lĩnh vực quy hoạch, thiết kế các công
trình cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn;
11


Dự án Tăng cường Khả năng Chống chịu Khí hậu cho Cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc - 00075992
Sản phẩm.3: Sổ tay hướng dẫn lồng ghép các yếu tố BĐKH vào thiết kế các dự án GTNT các tỉnh miền núi phía Bắc

- Các cán bộ quản lý chuyên ngành về giao thông nông thôn: cấp tỉnh, cấp
huyện và cấp xã;
- Là tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách về nông nghiệp,

nông thôn và cá nhân có liên quan.

1.4 Nội dung chính của Sổ tay
Sổ tay bao gồm các nội dung chính sau:
- Yêu cầu lồng ghép biến đổi khí hậu trong lập kế hoạch phát triển giao
thông nông thôn
- Quy trình lồng ghép yếu tố BĐKH vào các dự án đường giao thông thông
nông thôn
- Hướng dẫn sử dụng các các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao sức chống
chịu BĐKH của các công trình giao thông nông thôn

12


Dự án Tăng cường Khả năng Chống chịu Khí hậu cho Cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc - 00075992
Sản phẩm.3: Sổ tay hướng dẫn lồng ghép các yếu tố BĐKH vào thiết kế các dự án GTNT các tỉnh miền núi phía Bắc

2. YÊU CẦU LỒNG GHÉP CÁC YẾU TỐ BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU TRONG LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG
NÔNG THÔN
2.1 Sự cần thiết phải tích hợp BĐKH trong xây dựng các công
trình giao thông nông thôn
2.1.1 Khái quát về biến đổi khí hậu và khả năng tác động của biến đổi khí
hậu đến cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn khu vực miền núi phía Bắc
2.1.1.1 Các yếu tố biến đổi khí hậu
Theo các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam do Bộ Tài
nguyên và Môi trường công bố năm 2011 [1], một số yếu tố BĐKH có khả năng
ảnh hưởng đến tính bền vững của hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn
khu vực miền núi phía Bắc bao gồm:
- Sự gia tăng của nhiệt độ

Theo kịch bản phát thải trung bình B2, đến năm 2020 nhiệt độ trung bình
trong khu vực miền núi phí Bắc sẽ tăng lên khoảng 0.5oC so với thời kỳ 19801999; đến năm 2020 nhiệt độ tăng trung bình ở mức 1.2-1.5oC; và đến năm 2100
nhiệt độ sẽ tăng từ 2.4 đến 2.9oC. Trong khu vực này, Sơn La được dự báo sẽ có
sự gia tăng nhiệt độ cao nhất, tiếp theo là các tỉnh Điện Biên, Lào Cai, Phú Thọ,
Thái Nguyên và Bắc Giang.
Nhiệt độ cao nhất trong khu vực đạt tới 42.5oC vào năm 2020; 44oC vào
năm 2050 và lớn hơn vào năm 2100. Nhiệt độ thấp nhất trong khu vực sẽ tăng
mạnh so với hiện nay, do vậy mức nhiệt độ dưới 0oC chỉ có thể thấy ở một số ít
khu vực.
- Sự gia tăng của lượng mưa và các hiện tượng khí hậu cực đoan có
liên quan
Vào mùa hè, đối với khu vực Tây Bắc, lượng mưa sẽ tăng 2.4% vào năm
2010; 5.2% vào năm 2050; 11.9% vào năm 21000. Ngược lại, lượng mưa mùa
xuân sẽ giảm 1.1% vào năm 2020; 2.9% vào năm 2050, và 5.6% vào năm 2100.
Đối với khu vực Đông Bắc, lượng mưa mùa hè sẽ tăng 2.5% vào năm 2020, 6.6%
vào năm 2050, và 12.7% vào năm 2100.
Các kỷ lục của mưa đều tăng lên đồng thời với gia tăng tần số các đợt mưa
lớn diện rộng cũng như các đợt hạn hán khốc liệt, mưa phùn trở nên hiếm hoi
hơn. Mùa mưa cũng như mùa khô trở nên thiếu quy luật hơn. Lượng bốc hơi
trong các thập kỷ sắp tới cũng cao hơn hiện nay ít nhiều và cao hơn rõ rệt từ các
thập kỷ sau đó. Độ ẩm tương đối trong các thập kỷ sắp tới có thể giảm đi so với
các thập kỷ vừa qua, chủ yếu do nền nhiệt độ tăng lên.

13


Dự án Tăng cường Khả năng Chống chịu Khí hậu cho Cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc - 00075992
Sản phẩm.3: Sổ tay hướng dẫn lồng ghép các yếu tố BĐKH vào thiết kế các dự án GTNT các tỉnh miền núi phía Bắc

Xu hướng khí hậu trong những năm gần đây cho thấy, các trận mưa có

cường độ tăng cao ở khu vực miền núi phía Bắc rất rõ rệt. Vào cuối thế kỷ 21,
lượng mưa ngày lớn nhất ở cả Tây Bắc và Đông Bắc có thể tăng khoảng 50% so
với thời kỳ 1980-1999, ngược lại lượng mưa ngày lớn nhất ở các khu vực miền
Nam lại giảm (10-30%). Xu thế cho thấy lượng mưa tăng mạnh tại khu vực phía
Nam, tuy nhiên lượng mưa ngày cực đại ở phía Bắc lại cao hơn, dẫn đến dòng
chảy lũ tăng, dòng chảy kiệt thấp hơn… lũ lụt nhất là lũ quét nguy hiểm hơn và
hạn hán trở nên thường xuyên hơn.Lượng mưa lớn xảy ra trong thời gian ngắn
(kỷ lục tuyệt đối về sự gia tăng lượng mưa năm 2100 so với thời kỳ 1980-1999 ở
Tây Bắc là 126% và Đông Bắc là 87%), sẽ gây ra lũ lụt, tàn phá nghiêm trọng về
tài sản, cơ sở kinh tế, và môi trường.
- Các yếu tố biến đổi khí hậu khác
Mặc dù, nhìn chung lượng mưa được dự báo là sẽ gia tăng trên toàn bộ
khu vực, tuy nhiên, một số vị trí cục bộ có thể có gặp hiện tượng hạn hán nhiều
hơn (hiện tượng hạn hán nghiêm trọng) trong một số thời điểm. Ngoài ra, một yếu
tố khác có thể kể đến đó là sự gia tăng hoạt động của gió đặc biệt là cường độ
bão có xu hướng tăng lên.

2.1.1.2 Khả năng tác động của biến đổi khí hậu đến cơ sở hạ tầng giao
thông nông thôn khu vực miền núi phía Bắc
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, các yếu tố BĐKH có khả năng
gây ra nhiều tác động bất lợi đối với cơ sở hạ tầng giao thông khu vực miền núi.
Các tác động này được trình bày tóm tắt trong Bảng 2.1.
Bảng 2.1: Khả năng tác động của biến đổi khí hậu đến cơ sở hạ tầng giao thông
nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc
Yếu tố khí hậu

Khả năng tác động đến cơ sở hạ tầng giao thông

Gia tăng nhiệt độ
khoảng 1.2oC –

1.5oC đến năm
2050;
gia
tăng
những ngày nắng
nóng và sóng nhiệt
[1]

- Gây hư hỏng mặt đường nhựa: suy giảm tính toàn khối
của mặt đường nhựa, như là làm mặt đường bị hóa mềm,
gây vệt hằn bánh xe, và chảy nhựa do sự gia tăng của nhiệt
độ (nhiệt độ ổn định ở mức lớn hơn 32oC được xác định là
một ngưỡng quan trọng gây ra các hư hỏng kể trên).
- Gây hư hỏng mặt đường cứng: giãn nở vì nhiệt của tấm
và khe nối mặt đường bê tông xi măng.
- Gây hư hỏng kết cấu cầu: Giãn nở vì nhiệt của các khe
giãn của cầu.

Sự gia tăng của
lượng mưa (lượng
mưa mùa hè hàng
năm tăng khoảng
6.5%
đến
năm

- Gây hư hỏng cho đường và hệ thống thoát nước do lũ
(tần suất và cường độ của lũ được dự báo là sẽ gia tăng)
- Lũ có thể gây thay đổi dòng chảy ở các sông, đặc biệt là ở
các quạt bồi tích (vùng bồi tích cửa sông), gây hư hỏng khu

vực các dòng chảy giao cắt.
14


Dự án Tăng cường Khả năng Chống chịu Khí hậu cho Cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc - 00075992
Sản phẩm.3: Sổ tay hướng dẫn lồng ghép các yếu tố BĐKH vào thiết kế các dự án GTNT các tỉnh miền núi phía Bắc

Yếu tố khí hậu

Khả năng tác động đến cơ sở hạ tầng giao thông

2050; lượng mưa
ngày cực đại tăng
tới 87-126%, trung
bình khoảng 5058% đến năm 2100)
và sự gia tăng của
các hiện tượng mưa
cường độ cao (ví
dụ: mưa lớn kéo
dài, lũ quét) [1]

- Các dòng chảy kèm theo rác thải và đá làm giảm an toàn
giao thông, gây hư hỏng cho cơ sở hạ tầng và có thể bao
phủ phần xe chạy gây ra suy giảm năng lực thông hành của
đường và hiệu quả đầu tư.
- Sạt lở đất và dòng lũ bùn có thể gây tắc nghẽn đường
hoàn toàn cũng như các rủi ro về xã hội và con người.
- Độ ẩm bên dưới bề mặt tăng lên dẫn đến nước có thể
thâm nhập vào nền đường đắp gây phá hoại đường.
- Suy giảm hiệu quả của hệ thống thoát nước có thể dẫn

đến làm giảm khả năng chịu lực của nền đất khi đất bị bão
hòa nước.
- Sự gia tăng của các hiện tượng công trình đường bị cuốn
trôi; sạt lở đất và sạt lở bùn dẫn đến phá hoại đường.
- Gia tăng hiện tượng xói lở cầu trong ngắn hạn, tính toàn
vẹn của công trình đường và cầu bị tổn hại do sự gia tăng
của độ ẩm trong đất.
- Sự gia tăng lưu lượng dòng chảy có thể tạo ra các rãnh
xói và làm hư hại đường.
- Sự gia tăng của các dòng chảy bùn đá ở các lưu vực có
thể gây hư hỏng các dòng chảy cắt qua và các công trình
cầu.
- Suy giảm tính toàn vẹn về kết cấu của đường và các công
trình thoát nước do sự tăng lên của độ ẩm trong đất.

Sự gia tăng của
điều kiện hạn hán
(các hiện tượng hạn
hán nghiêm trọng)
đối với một số khu
vực

- Tăng rủi ro về sạt lở bùn ở các khu vực bị rừng bị tàn phá
do cháy rừng.

Sự gia tăng hoạt
động của gió (gia
tăng cường độ của
bão)


- Các cầu treo, biển báo hiệu, và kết cấu có chiều cao lớn
có thể bị rủi ro hư hỏng do tốc độ gió gia tăng.

- Lượng nước sẵn có dùng cho thi công bị giảm sút có thể
gây tổn hại đối với khả năng đầm nén vật liệu.

- Cây đổ do gió bão có thể gây tai nạn hoặc gây tắc nghẽn
đường hoàn toàn.

Nguồn: Phỏng theo Committee on Climate Change and US Transportation (2008)
[2].
Như trình bày trong Bảng 2.1, yếu tố quan trọng nhất của BĐKH đối với tính dễ bị
tổn thương của đường giao thông nông thôn là sự gia tăng của lượng mưa và các
15


Dự án Tăng cường Khả năng Chống chịu Khí hậu cho Cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc - 00075992
Sản phẩm.3: Sổ tay hướng dẫn lồng ghép các yếu tố BĐKH vào thiết kế các dự án GTNT các tỉnh miền núi phía Bắc

hiện tượng khí hậu cực đoan có liên quan như mưa lớn kéo dài và lũ quét. Những
yếu tố này có thể gây ra tác động nghiêm trọng đối với hệ thống thoát nước và ổn
định mái dốc của đường. Sự gia tăng của nhiệt độ cũng gây ra một số ảnh hưởng
đối với các khe nối của cầu, đối với mặt đường bê tông xi măng và mặt đường
nhựa. Tuy nhiên, những tác động do nhiệt độ gia tăng không được xem là nghiêm
trọng. Các yếu tố khí hậu khác bao gồm hiện tượng hạn hán và sự gia tăng hoạt
động của gió được xem là không đáng kể và hiện vẫn còn nhiều điểm không chắc
chắn về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này.
Mặc dù, việc thích ứng với BĐKH là phức tạp và khó khăn khi thực hiện. Tuy
nhiên, trên lý thuyết, có nhiều lựa chọn thích ứng với BĐKH có thể sử dụng để
làm giảm tác động bất lợi của BĐKH. Những lựa chọn này được trình bày sơ lược

trong Bảng 2.2.
Bảng 2.2: Các lựa chọn thích ứng với biến đổi khí hậu cho cơ sở hạ tầng giao
thông nông thôn khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc
Yếu tố khí hậu

Lựa chọn thích ứng tiềm năng

Gia tăng nhiệt độ
khoảng 1.2oC –
1.5oC đến năm
2050;
gia
tăng
những ngày nắng
nóng và sóng nhiệt
[1]

- Phát triển các loại vật liệu mặt đường mới có khả năng
chống nhiệt

Sự gia tăng của
lượng mưa (lượng
mưa mùa hè hàng
năm tăng khoảng
6.5%
đến
năm
2050; lượng mưa
ngày cực đại tăng
tới 87-126%, trong

bình khoảng 5058%
đến
năm
2100) và sự gia
tăng của các hiện
tượng mưa cường
độ cao (ví dụ: mưa
lớn kéo dài, lũ quét)

- Áp dụng hệ số an toàn đối với các giả định thiết kế

- Sử dụng lớp phủ bê tông nhựa có khả năng chống vệt hằn
tốt hơn (CCSP, 2008 [3])
- Đảm bảo các khe nối của cầu có khả năng chấp nhận
được mức độ giãn nở nhiệt theo dự báo.
- Thiết kế đảm bảo kết cấu làm việc được ở nhiệt độ cao
nhất lớn hơn đối với các kết cấu thay thế hoặc xây dựng
mới (NRC, 2008 [4])
- Giảm độ dốc của các mái dốc
- Tăng kích thước và số lượng của các kết cấu công trình
thoát nước (kết cấu thủy lực, kết cấu vượt sông có chiều
cao lớn)
- Tăng khả năng giữ nước và làm chậm quá trình thấm
nước nước thông qua các hệ thống tự nhiên hoặc công
nghệ sinh học
- Nâng cao mặt đường và tăng thêm khả năng thoát nước
- Tăng cường giám sát các công trình đường dễ bị tổn
thương để ngăn ngừa các thảm họa
- Sử dụng các hệ thống thu và chứa nước
- Cải tạo các dòng chảy tự nhiên (chỉnh trị sông)

- Bao bọc các vật liệu để bảo vệ trước tác động của nước lũ
16


Dự án Tăng cường Khả năng Chống chịu Khí hậu cho Cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc - 00075992
Sản phẩm.3: Sổ tay hướng dẫn lồng ghép các yếu tố BĐKH vào thiết kế các dự án GTNT các tỉnh miền núi phía Bắc

Yếu tố khí hậu
[1]

Lựa chọn thích ứng tiềm năng
(ví dụ: sử dụng các lớp lót không thấm nước)
- Sử dụng các loại vật liệu ổn định nước
- Có các tuyến đường thay thế trong trường hợp một tuyến
bị tắc nghẽn hoàn toàn.

Sự gia tăng của - Phòng chống cháy rừng và dự trữ nguồn nước.
điều kiện hạn hán
(các hiện tượng
hạn hán nghiêm
trọng) đối với một
số khu vực
Sự gia tăng hoạt - Thay đổi thiết kế kết cấu chống đỡ và các neo
động của gió (gia - Lắp đặt hệ thống bảo vệ như kết cấu/ thiết bị chắn gió.
tăng cường độ của
bão)

2.1.2 Ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu đến tính bền vững của hệ thống cơ
sở hạ tầng giao thông nông thôn
Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn khu vực miền núi phía Bắc đã chịu những hư

hỏng và thiệt hại đáng kể. Điều này chỉ ra rằng, nói chung, cơ sở hạ tầng giao
thông nông thôn trong khu vực không thật sự có sức chống chịu tốt ngay trong
các điều kiện khai thác hiện nay và cần phải nâng cao khả năng chống chịu để
giảm hư hỏng và thiệt hại trong tương lai.
Dưới góc độ kỹ thuật các thiệt hại và hư hỏng xảy ra đối với đường giao thông
nông thôn khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc nhìn chung là kết quả từ sự thiếu
hụt, yếu kém ở một hoặc một số khâu công tác bao gồm: quy hoạch, thiết kế, xây
dựng, khai thác/ bảo trì công trình. Sự yếu kém, thiếu hụt không chỉ dừng lại ở
việc không tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng cho mỗi khâu công
tác mà còn được hiểu ở ngữ cảnh rộng hơn là kết quả của sự thực thi mỗi khâu
công tác không thỏa mãn, đáp ứng được các điều kiện thực tế bao gồm vả các
điều kiện khí hậu khi công trình đường được đưa vào khai thác.
Như đã đề cập trong báo cáo “Sản phẩm 1: Phân tích những nguyên nhân gây
thiệt hại cho cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn”, mặc dù, cơ sở hạ tầng giao
thông nông thôn khu vực miền núi phía Bắc đã được đầu tư đáng kể, tuy nhiên
phần lớn các đường giao thông nông thôn được xây dựng với nguồn ngân sách
đầu tư hạn hẹp và trong quá trình khai thác hầu như không có kinh phí dành cho
công tác bảo trì và sửa chữa thường xuyên. Do hạn chế về ngân sách đầu tư, các
đường giao thông nông thôn thường được xây dựng với tiêu chuẩn kỹ thuật thấp,
17


Dự án Tăng cường Khả năng Chống chịu Khí hậu cho Cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc - 00075992
Sản phẩm.3: Sổ tay hướng dẫn lồng ghép các yếu tố BĐKH vào thiết kế các dự án GTNT các tỉnh miền núi phía Bắc

do vậy không bền vững trước tác động cảu các yếu tố khí hậu và thời tiết cực
đoan cũng như những điều kiện bất lợi trong quá trình khai thác. Sự hạn chế về
kinh phí đầu tư đi cùng với những khó khăn về điều kiện xây dựng (địa hình chia
cắt mạnh với độ dốc lớn, điều kiện địa chất thủy văn bất lợi …) là các nguyên
nhân khách quan dẫn đến các thiệt hại và hư hỏng cho cơ sở hạ tầng giao thông

nông thôn trong khu vực.
Thực tế cho thấy nhiều thiệt hại và hư hỏng đối với đường giao thông nông thôn
khu vực miền núi phía Bắc có liên quan đến các yếu tố khí hâu. Đối với hư hỏng
mặt đường, sự tập trung nước mưa trên mặt đường là một yếu tố quan trọng dẫn
đến hư hỏng mặt đường. Ngoài ra, dòng chảy với tốc độ cao trên mặt đường
thường được xem là nguyên nhân trực tiếp gây xói lở mặt đường, hiện tượng này
có thể gặp khá phổ biến trên các đoạn đường giao thông nông thôn với độ dốc
dọc lớn. Đối với mái taluy nền đường, nước mưa cũng là nguyên nhân đầu tiên
gây ra các hư hỏng mái dốc. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguyên nhân quan trọng
gây ra hư hỏng mái dốc nền đường đào là nước mưa từ sườn dốc có độ dốc lớn
phía trên chảy trực tiếp trên mặt mái dốc và ngấm vào nền đất, làm giảm cường
độ nền đất. Tương tự như vậy, trong trường hợp mái dốc nền đường đắp, nước
mưa chảy tràn qua mái dốc, ngấm vào thân nền đường làm suy giảm cường độ
của nền đường là nguyên nhân quan trọng dẫn đến hư hỏng mái dốc. Đối với hệ
thống thoát nước, nhiều công trình thoát nước bị hư hại do tác động của hiện
tượng thời tiết cực đoan như là mưa lớn kéo dài và lũ quét. Nếu xem sự thực thi
kém ở các khâu công tác như quy hoạch, thiết kế, xây dựng, và khai thác/ bảo trì
là nguyên nhân cơ bản, sâu xa của các thiệt hại và hư hỏng đối với đường giao
thông nông thôn thì các yếu tố khí hậu đóng vai trò là tác nhân làm cho tác động
của các yếu kém trong các khâu công tác đối với sự bền vững của đường giao
thông nông thôn trở nên trầm trọng hơn.
Tóm lại, một bộ phận đáng kể của cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn khu vực
các tỉnh miền núi phía Bắc hiện không đủ sức chống chịu trước các tác động của
điều kiện khai thác bao gồm các yếu tố khí hậu, do các thiếu hụt trong quá trình
phát triển và khai thác. Ngay cả đối với điều kiện khí hậu hiện tại cũng cần thiết
phải nâng cao tính bền vững của hệ thống đường giao thông nông thôn để ngăn
ngừa các thiệt hại và hư hỏng nặng nề có thể xảy ra trong tương lai.

2.1.3 Sự cần thiết phải ngăn ngừa các ảnh hưởng bất lợi của biến đổi khí
hậu đến cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn

Như đã đề cập ở Mục 2, các yếu tố khí hậu đặc biệt là lượng mưa và các hiện
tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn kéo dài và lũ quét đã góp phần đáng kể vào
tính không bền vững của hệ thống đường giao thông nông thôn. Dưới ảnh hưởng
của BĐKH, lượng mưa và tần suất xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoạn có
xu hướng sẽ tăng lên trong tương lai. Do thực tế, nhiều thiệt hại và hư hỏng đã
xảy ra đối với cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn ngay trong điều kiện khí hậu
18


Dự án Tăng cường Khả năng Chống chịu Khí hậu cho Cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc - 00075992
Sản phẩm.3: Sổ tay hướng dẫn lồng ghép các yếu tố BĐKH vào thiết kế các dự án GTNT các tỉnh miền núi phía Bắc

hiện tại. Rõ ràng, có thể dự báo rằng dưới tác dụng của các điều kiện khí hậu
khắc nghiệt hơn do BĐKH, khu vực miền núi phía Bắc có thể sẽ phải đối mặt với
mức độ thiệt hại và hư hỏng nghiêm trọng hơn đối với cơ sở hạ tầng giao thông
nông thôn trong tương lai.
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, khắc phục các hư hại của đường giao
thông thường rất tốn kém khi các hư hỏng đã trở nên nghiêm trọng. Nhiều đường
giao thông nông thôn trong khu vực miền núi phía Bắc dễ bị tổn thương trước các
điều kiện khai thác, điều đó có nghĩa rằng những thiệt hại và hư hỏng nghiêm
trọng có thể xảy ra nhiều hơn trong tương lai đặc biệt trước các ảnh hưởng tiêu
cực của BĐKH. Vì vậy, sự quan tâm không thích đáng tới những tác động này có
thể làm gia tăng chi phí đầu tư cho giao thông trong tương lai.
Mạng lưới đường giao thông nông thôn đóng một vai trò thiết yếu trong việc phát
triển kinh tế - xã hội. Khi hư hỏng đối với đường giao thông nông thôn xảy ra,
công trình đường không thể vận hành với đầy đủ các chức năng và mức phục vụ
như dự định dẫn đến thời gian hành trình dài hơn, kém an toàn hơn, điều kiện lưu
thông kém tiện nghi và hậu quả là chi phí giao thông và các chi phí liên quan khác
sẽ cao hơn. Trong một số trường hợp, hư hỏng thậm chí dẫn đến tắc nghẽn
đường hoàn toàn, gây ra những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến đời sống

của người dân địa phương hàng ngày sử dụng tuyến đường. Giảm tác động của
BĐKH, do vậy, có một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cơ sở hạ tầng giao
thông nông thôn bền vững hơn để phục vụ tốt hơn các mục tiêu phát triển kinh tế
xã hội trong khu vực miền núi phía Bắc.

2.2 Các yêu cầu cơ bản về lồng ghép biến đổi khí hậu trong các
chương trình, dự án giao thông nông thôn
Việc lồng ghép các yếu tố BĐKH vào các chương trình, dự án giao thông nông
thôn phải đáp ứng được các yếu cầu sau:
- Nâng cao được khả năng chống chịu của công trình GTNT trước các tác
động bất lợi của BĐKH.
- Không làm tăng lên quá đáng chi phí đầu tư, xây dựng và bảo trì công
trình.
- Tận dụng được vật liệu xây dựng và nguồn nhân lực sẵn có của địa
phương.
- Không làm phát sinh những vấn đề về môi trường.
Quá trình tích hợp/ lồng ghép các yếu tố BĐKH trong các chương trình, dự án
giao thông đường bộ cần được xem xét từ cấp chiến lược (xác định tầm nhìn,
mục tiêu tổng thể, định hướng phát triển); tới các quy hoạch phát triển dài hạn (bố
trí tuyến, lộ trình, lựa chọn công nghệ hạ tầng, xem xét phương án kỹ thuật…) cho
đến các dự án cụ thể (xác định cao trình, kết cấu đường, khẩu độ cầu cống…).
Quá trình này bao gồm:
19


Dự án Tăng cường Khả năng Chống chịu Khí hậu cho Cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc - 00075992
Sản phẩm.3: Sổ tay hướng dẫn lồng ghép các yếu tố BĐKH vào thiết kế các dự án GTNT các tỉnh miền núi phía Bắc




Xác định loại hình tác động và mức độ tổn thương có thể xảy ra



Đánh giá năng lực thích ứng



Xác định các xu hướng phát triển có ảnh hưởng đến dự án



Xem xét các chính sách liên quan

Việc tích hợp BĐKH trong các chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông vận tải
cần được xem xét một cách toàn diện, nhất quán và xuyên suốt trong các khâu:
lập – thẩm định – phê duyệt – tổ chức thực hiện -giám sát đánh giá; cũng như cần
được hiện thực hóa ở một số cấu phần cơ bản như:


Xây dựng tầm nhìn và mục tiêu;



Đánh giá các xu hướng và thách thức;



Xác định các ưu tiên và dự án cụ thể;




Xác định các giải pháp và chính sách thực hiện;



Xác định biện pháp giám sát và đánh giá.

Ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là một vấn đề lớn,
phức tạp, mang tính chiến lược lâu dài và không thể giải quyết được nếu không
có sự kết hợp, tham gia của các Bộ ngành liên quan từ Trung ương đến các địa
phương.

20


Dự án Tăng cường Khả năng Chống chịu Khí hậu cho Cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc - 00075992
Sản phẩm.3: Sổ tay hướng dẫn lồng ghép các yếu tố BĐKH vào thiết kế các dự án GTNT các tỉnh miền núi phía Bắc

3. QUY TRÌNH LỒNG GHÉP YẾU TỐ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VÀO CÁC DỰ ÁN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN
3.1 Giới thiệu chung
Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn là bộ phận của giao thông đường bộ. Quy
trình xây dựng chiến lược, quy hoạch và dự án phát triển giao thông đường bộ ở
Việt Nam hiện được thực hiện theo các bước như minh họa trên hình 3.1.
CHIẾN
LƯỢC
NGÀNH

Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020,

tầm nhìn đến 2030
Chiến lược phát triển Giao thông nông thôn Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030
…..

QUY
HOẠCH
TỔNG
THỂ

DỰ ÁN

Quy hoạch phát triển giao thông
đường bộ Việt Nam đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030
Quy hoạch phát triển giao thông vận
tải cho các vùng kinh tế trọng điểm
(Phía Bắc, Miền Trung, Miền Nam,
Hà Nội và TP Hồ Chí Minh)
Quy hoạch chi tiết một số tuyến
đường quan trọng (đường HCM,
tuyến đường ven biển)
....

Quy hoạch phát triển
giao thông vận tải cấp
tỉnh, bao gồm quy
hoạch đường đến
tuyến xã.


Các dự án giao thông đường bộ, các hợp phần của hệ thống đường
bộ

Hình 3.1: Quy trình lập kế hoạch phát triển giao thông đường bộ
Ở cấp chiến lược, các chiến lược ngành có ảnh hưởng lớn nhất đến phát triển
giao thông nông thôn đó là “Chiến lược giao thông vận tải Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2013
và “Chiến lược phát triển giao thông nông thôn Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn
đến năm 2030” do Bộ giao thông vận tải ban hành năm 2011. Các chiến lược này,
nói chung chưa xem xét việc tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu trong đầu tư các
công trình giao thông nông thôn, do vậy trong tương lai việc tích hợp BĐKH vào
các chiến lược này cần được xem xét ở thời điểm các chiến lược được chỉnh sửa,
cập nhật.

21


Dự án Tăng cường Khả năng Chống chịu Khí hậu cho Cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc - 00075992
Sản phẩm.3: Sổ tay hướng dẫn lồng ghép các yếu tố BĐKH vào thiết kế các dự án GTNT các tỉnh miền núi phía Bắc

Ở cấp quy hoạch, hiện Việt Nam đã có “Quy hoạch phát triển giao thông đường
bộ Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” ban hành năm 2013 và
các quy hoạch phát triển giao thông vận tải cấp tỉnh, cấp huyện. Tương tự như
các chiến lược, các quy hoạch phát triển hiện cũng không đề cập đến những rủi ro
do BĐKH gây ra và các biện pháp thích ứng với BĐKH. Đây là một trong những
thiếu hụt dẫn đến việc lồng ghép biến đổi khí hậu vào các đầu tư trong lĩnh vực
giao thông nông thôn bị hạn chế.
Các dự án giao thông vận tải là bước triển khai cụ thể các dự án đã có trong danh
mục ưu tiên của các quy hoạch nêu trên.


3.2 Lồng ghép biến đổi khí hậu trong quy trình xây dựng chiến
lược, quy hoạch phát triển giao thông nông thôn
3.2.1 Quy trình xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông nông
thôn
Việc chuẩn bị chiến lược và quy hoạch phát triển GTVT nói chung và GTNT nói
riêng thường bao gồm các bước điển hình sau:


Xác định các mục tiêu và phạm vi của quy hoạch;



Đánh giá hiện trạng kinh tế xã hội và điều kiện tự nhiên trong phạm vi/ khu
vực quy hoạch;



Dự báo nhu cầu giao thông, vận tải;



Xây dựng các kịch bản phát triển;



Phân tích và lựa chọn các phương án quy hoạch;



Xác định nhu cầu vốn, phân kỳ đầu tư và lựa chọn các dự án ưu tiên;




Xác định khung cơ chế chính sách và các giải pháp thực hiện quy hoạch;



Hoàn thiện báo cáo quy hoạch.

3.2.2 Lồng ghép biến đổi khí hậu trong quy trình xây dựng chiến lược, quy
hoạch phát triển giao thông nông thôn
Các chiến lược và quy hoạch phát triển GTVT đường bộ là cơ hội quan trọng để
thực hiện hiệu quả mục tiêu ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực giao thông vận tải
đường bộ, thông qua các nội dung chính:


Đánh giá xu hướng thay đổi khí hậu, phân tích tác động tiềm tàng của
BĐKH đến các hệ thống giao thông hiện tại và quy hoạch phát triển tương
lai;



Đánh giá mức độ dễ bị tổn thương của hệ thống hạ tầng giao thông do tác
động của BĐKH trong hiện tại và tương lai;



Xem xét ảnh hưởng của việcthực hiện chiến lược, quy hoạchđến mức độ bị
tổn thương do BĐKH của khu vực, cộng đồng, các ngành, lĩnh vực liên
quan;

22


Dự án Tăng cường Khả năng Chống chịu Khí hậu cho Cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc - 00075992
Sản phẩm.3: Sổ tay hướng dẫn lồng ghép các yếu tố BĐKH vào thiết kế các dự án GTNT các tỉnh miền núi phía Bắc



Xác định, đề xuất các giải pháp chiến lược nhằm tăng cường khả năng ứng
phó với BĐKH của hệ thống GTVT thông qua điều chỉnh, bổ sung các tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, lựa chọn phương án quy hoạch phù hợp (về
mặt địa lý, địa hình, công nghệ, quản lý,xác định, điều chỉnh hướng tuyến
để tránh hoặc hạn chế đi qua các khu vực dễ bị rủi ro cao);



Đánh giá mức đóng góp phát thải khí nhà kính từ các hoạt động trong
phạm vi của chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông và xem xét cơ hội
giảm thiểu tác động của ngành GTVT đến hiện tượng trái đất nóng lên và
BĐKH thông qua lồng ghép chính sách GTVT vào các quy hoạch sử dụng
đất, quy hoạch phát triển đô thị và khu dân cư; thực hiện các sáng kiến
giao thông xanh và thân thiện môi trường như: phát triển giao thông công
cộng, phương tiện giao thông sạch hơn, phát triển vận tải đa phương thức;
chuyển đổi cơ cấu sử dụng nhiên liệu và sử dụng năng lượng tiết kiệm,
hiệu quả;



Xác định danh mục các dự án ưu tiên trong các quy hoạch phát triển giao
thông theo lĩnh vực, vùng hay thành phố đặc biệt cần có sự ưu tiên cho các

dự án hướng tới việc giảm thiểu và thích ứng với BĐKH;



Đề xuất phương án nâng cao năng lực để đảm bảo thực hiện và giám sát
hiệu quả các giải pháp thích ứng và giảm thiểu đã được đề xuất;



Chính sách và phân bổ vốn cụ thể cho việc thực hiện các mục tiêu và giải
pháp ứng phó với BĐKH. Giám sát/ đánh giá các hoạt động đã thực hiện
để đúc rút các bài học cho tương lai.

Nội dung lồng ghép BĐKH trong các bước xây dựng chiến lược, quy hoạch GTVT
được thể hiện trong sơ đồ sau:

23


Dự án Tăng cường Khả năng Chống chịu Khí hậu cho Cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc - 00075992
Sản phẩm.3: Sổ tay hướng dẫn lồng ghép các yếu tố BĐKH vào thiết kế các dự án GTNT các tỉnh miền núi phía Bắc
CÁC BƯỚC XD CHIẾN LƯỢC, QUY
HOẠCH GTVT

NỘI DUNG LỒNG GHÉP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1. Xác định bối cảnh khi xem xét các vấn đề
BĐKH trong phạm vi của chiến lược, quy
hoạch
1.


1. Xác định các mục tiêu và phạm
vi của chiến lược, quy hoạch

2. Đánh giá hiện trạng KTXH và
điều kiện tự nhiên thuộc phạm vi
chiến lược, quy hoạch

2. Xác định các bên liên quan, nguồn tư liệu và
thu thập thông tin về BĐKH liên quan tới chiến
lược, quy hoạch

3. Dự báo nhu cầu vận tải
3. Phân tích xu hướng tương lai, rủi ro và tác
động theo các kịch bản BĐKH. Xác định các
vấn đề, mục tiêu và chỉ tiêu chính về BĐKH
liên quan tới chiến lược, quy hoạch

4. Xây dựng các kịchbản phát
triển

5. Phân tích và lựa chọn các
phương án chiến lược, quy
hoạch

4. Phân tích và lựa chọn các giải pháp giảm
thiểu và thích ứng với BĐKH

6. Xác định nhu cầu, phân kỳ đầu
tư và lựa chọn các dự án ưu tiên


5. Cập nhật các chi phí ứng phó với BĐKH
trong xác định nhu cầu đầu tư và lựa chọn các
dự án

7. Xác định khung cơ chế chính
sách, các giải pháp thực hiện quy
hoạch

6. Xác định khung cơ chế chính sách thực hiện
các giải pháp giảm thiểu & thích ứng với BĐKH
đã được lựa chọn

Hoàn thiện báo cáo chiến lược, quy hoạch có lồng ghép BĐKH

Hình 3.2: Nội dung lồng ghép các xem xét về BĐKH trong quy trình xây dựng
chiến lược, quy hoạch phát triển GTVT

24


Dự án Tăng cường Khả năng Chống chịu Khí hậu cho Cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc - 00075992
Sản phẩm.3: Sổ tay hướng dẫn lồng ghép các yếu tố BĐKH vào thiết kế các dự án GTNT các tỉnh miền núi phía Bắc

Bước 1: Xác định bối cảnh khi xem xét các vấn đề biến đổi khí hậu
1. Xác định các mục tiêu và các vấn
đề BĐKH trong phạm vi của chiến
lược, quy hoạch

1. Xác định các mục tiêu và

phạm vi của quy hoạch

Trong bước này, cần xem xét các nội dung sau:
(i) Sàng lọc các vấn đề BĐKH có liên quan đến phạm vi của chiến lược,
quy hoạch
Cần xác định tính chất đặc thù của khu vực nghiên cứu, khả năng bị tổn thương
do tác động tiêu cực của các phương án quy hoạchđến môi trường tự nhiên và xã
hội trong hiện tại cũng như tương lai.
(ii) Xác định phạm vi các vấn đề BĐKH cần được xem xét trong quá trình
xây dựng chiến lược và quy hoạch
Sau khi sàng lọc, cần thảo luận với nhóm xây dựng chiến lược, quy hoạch về
phạm vi xem xét trong khoảng thời gian, nguồn lực và ngân sách cho lập chiến
lược và quy hoạch. Những phân tích cần được tiến hành bao gồm:
-

Xác định các rủi ro cụ thể đối với các vùng, hợp phần cụ thể dễ bị ảnh
hưởng trong phạm vi chiến lược, quy hoạch.

-

Xác định xem các mục tiêu phát triển ban đầu có thể bị ảnh hưởng bởi tác
động của BĐKH hay không? (ví dụ như mục tiêu phát triển tuyến đường
bộ, đường ven biển…)

(iii) Lồng ghép việc đánh giá các vấn đề BĐKH vào điều khoản tham
chiếu và ngân sách xây dựng chiến lược và quy hoạch
Cần tập trung vào những vấn đề quan trọng nhất, có liên quan trực tiếp đến chiến
lược và quy hoạch:



Nguồn lực sẵn có cho việc thực hiện chiến lược, quy hoạch



Giai đoạn trong quá trình lập chiến lược, quy hoạch;



Các thông tin, dữ liệu cần thu thập để phân tích các vấn đề BĐKH trong
đánh giá (các mô hình khí hậu, mô hình ngập lụt, lịch sử khí hậu và các
hiện tượng thời tiết cực đoan…);



Cần thực hiện nghiên cứu bổ sung nào? Có thể thực hiện nghiên cứu bổ
sung này như một phần của việc xây dựng chiến lược, quy hoạch không?



Các chuyên gia,thời gian và nguồn lực cần thiết cho đánh giá BĐKH.

25


×