Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN Một số kinh nghiệm giảng dạy bài luyện tập – ôn tập tổng kết môn Hóa lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.34 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Phương pháp nghiên cứu
4. Đối tượng nghiên cứu
II. NỘI DUNG SKKN
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN
2.1. Thực trạng của vấn đề giảng dạy bài Luyện tập- Ôn tập
tổng kết môn Hóa lớp 9
2.2. Kết quả thực trạng
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4. Hiệu quả của SKKN
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
2. Ý kiến đề xuất

Trang
2
2
2
2
3
3
3
3
3
3
4
12


12
12
13

1


I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chon đề tài.
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu
từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở thành một nước công nghiệp, hội nhập với
cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước là con người, là nguồn lực người Việt Nam được phát triển cả
về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Để đáp ứng
yêu cầu đó thì mục tiêu giáo dục hiện nay là đào tạo con người phát triển toàn diện,
có phẩm chất và năng lực được hình thành trên một nền tảng kiến thức, kĩ năng
đầy đủ và chắc chắn.
Cùng với các môn học khác trong nhà trường phổ thông, môn Hóa là một trong
những môn khoa học tự nhiên quan trọng, góp phần giáo dục tính sáng tạo, linh
hoạt, khả năng suy luận lôgíc, chặt chẽ từ đó có cơ sở thuận lợi để học tốt hơn các
môn học khác, cũng như ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn một cách
khoa học, hiệu quả.
Trong chương trình Hóa học cấp trung học cơ sở (THCS) bên cạnh những bài
học cung cấp cho các em học sinh (HS) những nội dung kiến thức mới, cơ bản, còn
có những bài học giúp các em vừa củng cố kiến thức vừa rèn luyện kĩ năng làm bài
tập. Đó là các bài luyện tập – ôn tập tổng kết. Bài luyện tập – ôn tập tổng kết là một
dạng bài tổng hợp và hệ thống toàn bộ, đầy đủ những kiến thức trọng tâm ở một
chương hay một phần nào đó trong chương trình. Khi giảng dạy bài luyện tập – ôn
tập tổng kết yêu cầu cần đạt được là giáo viên vừa phải củng cố, khắc sâu và hệ
thống kiến thức của một chương hay một phần vừa vận dụng kiến thức vào việc

giải các bài tập để rèn kĩ năng ở học sinh. Như vậy với thời lượng của chương trình
thì dạng bài luyện tập – ôn tập là dạng bài rất khó đối với các giáo viên.
Là một giáo viên (GV) đang trực tiếp giảng dạy tôi không khỏi băn khoăn,
trăn trở. Làm thế nào để HS được củng cố, khắc sâu và hệ thống kiến thức một cách
đầy đủ khoa học, đồng thời các em còn được rèn luyện kĩ năng làm bài tập, từ đó
giúp các em học tập môn hóa ngày càng tốt hơn. Qua quá trình thực tế giảng dạy,
bản thân tôi đã áp dụng một sáng kiến đó là: Một số kinh nghiệm giảng dạy bài
luyện tập – ôn tập tổng kết môn Hóa lớp 9 tại trường THCS Nga An nhằm nâng
cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của vấn đề nghiên cứu là: Đưa ra các phương pháp, các bước làm
cho từng phần, từ đơn giản đến phức tạp giúp học sinh đơn giản hóa kiến thức, rút
ngắn thời gian làm bài tập.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Trước hết giáo viên qua quá trình học tập, trao đổi với đồng nghiệp và thực tế
giảng dạy đưa ra các phương pháp hay và cụ thể trong các bài Luyện tập- Ôn tập
tổng kết, sau đó áp dụng vào các bài học cụ thể.
Cụ thể trong đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp:
2


- Phương pháp điều tra – thông kê
- Phương pháp xây dựng cơ sở lý thuyết
- Phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp trắc nghiệm
4. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng khảo sát là học sinh khối 9 trường THCS Nga An năm học
2015 – 2016. Thời gian nghiên cứu từ tuần 9 đến tuần 29 của năm học
Từ tất cả những lí do như trên bản thân tôi quyết định nghiên cứu, tìm hiểu
và ứng dụng “một số kinh nghiệm giảng dạy bài Luyện tập- ôn tập tổng kết môn

Hóa lớp 9 trường THCS Nga An”.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến
Hoá học là bộ môn khoa học tự nhiên mà học sinh được tiếp cận muộn
nhất, nhưng nó lại có vai trò quan trọng trong nhà trường phổ thông. Môn Hoá
học cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết
thực đầu tiên về hoá học, rèn cho học sinh óc tư duy sáng tạo và khả năng trực
quan nhanh nhạy. Vì vậy giáo viên bộ môn Hoá học cần hình thành ở các em
một kỹ năng cơ bản, thói quen học tập và làm việc khoa học làm nền tảng để các
em phát triển khả năng nhận thức và năng lực hành động. Hình thành cho các em
những phẩm chất cần thiết như cẩn thận, kiên trì, trung thực, chính xác, yêu
thích khoa học.
Trong chương trình Hoá học phổ thông, bên cạnh những bài học truyền đạt
những nội dụng kiến thức mới là những bài luyện tập- ôn tập tổng kết. Bài luyện
tập – ôn tập là dạng bài tổng hợp và hệ thống toàn bộ đầy đủ những kiến thức trọng
tâm ở một chương hay một phần nào đó của chương trình. Trong chương trình Hóa
học THCS hầu hết các bài luyện tập, đều nằm ở cuối chương. Lớp 9 có 3 bài nằm ở
giữa chương I, IV, V). Các bài ôn tập tổng kết nằm ở cuối mỗi học kì. Mỗi bài
luyện tập – ôn tập tổng kết đều gồm hai phần đó là: - Phần kiến thức cần nhớ: nhằm
củng cố, khắc sâu kiến thức của một chương hay một phần nào đó của chương trình
- Phần bài tập: Rèn cho học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết
những vấn đề cụ thể.
Số lượng bài luyện tập – ôn tập tuy không nhiều nhưng nó giữ một vai trò quan
trọng trong chương trình Hóa học THCS. Vì vậy việc giảng dạy bài luyện tập – ôn
tập có chất lượng, đạt kết quả cao là rất cần thiết.
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Thực trạng của vấn đề giảng dạy bài luyện tập – ôn tập môn hóa lớp 9 ở
trường THCS Nga An
Trong các dạng bài lên lớp ở tất cả các môn học nói chung và ở môn Hóa học
nói riêng, thì dạng bài luyện tập ôn tập là một dạng bài rất khó vì yêu cầu cần đạt

được trong một tiết dạy là vừa củng cố, khắc sâu kiến thức của một chương hay
3


một phần vừa vận dụng kiến thức vào việc giải các bài tập để rèn kĩ năng cho học
sinh. Yêu cầu trên còn khó đạt hơn nữa khi trong thực tế giảng dạy tôi nhận thấy:
* Về học sinh: Một số học sinh nhớ kiến thức máy móc, chưa rèn kĩ năng tư duy
sáng tạo. Nhiều em không chuẩn bị bài trước, không làm bài tập về nhà. Nhiều em
chưa nhiệt tình tham gia thảo luận, còn làm việc riêng hoặc trông chờ kết quả của
bạn.
* Về giáo viên: Một số giáo viên chưa chú ý nhiều đến thảo luận nhóm, chỉ hỏi
đáp phần kiến thức cần nhớ rồi giải bài tập cho học sinh. Nhiều giáo viên dành thời
gian cho phần kiến thức cần nhớ rất ít, thường đặt câu hỏi để học sinh trả lời hoặc
yêu cầu học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa để nhớ lại các kiến thức đã
được học. Dành thời gian chủ yếu cho phần bài tập. Điều này làm cho học sinh chỉ
nhớ kiến thức một cách máy móc, thiếu tính tư duy sáng tạo, chưa hệ thống được
kiến tức để giải các bài tập cùng dạng. Như chúng ta đã biết phần kiến thức cần nhớ
là rất quan trọng, vì nội dung kiến thức cần nhớ trong bài luyện tập- ôn tập là cái
đích mà học sinh cần hoạt động để đạt tới, chứ không phải là giáo viên thông báo
hoặc nhắc lại cho học sinh. Hơn nữa qua phần kiến thức cần nhớ để học sinh tự
củng cố và khắc sâu thêm kiến thức từ đó vận dụng kiến thức để tự giải các bài tập
ở một chương hay một phần nào đó một cách tích cực, sáng tạo. Về phần bài tập
nhiều giáo viên hướng dẫn cho học sinh giải toàn bộ các bài tập trong SGK ở một
tiết luyện tập, điều này dẫn đến cháy giáo án hoặc thời gian cho mỗi bài tập quá
ngắn, không đủ để cho HS suy nghĩ, sáng tạo và không tự rút ra các bước thực hiện
cho từng dạng bài tập theo yêu cầu của chương trình.
2.2. Kết quả thực trạng
Trước kia, cũng như một số giáo viên khác khi giảng dạy bài luyện tập – ôn
tập tổng kết tôi dành ít thời gian cho phần kiến thức cần nhớ, và chủ yếu sử dụng
phương pháp đặt câu hỏi để học sinh trả lời.Vì vậy tôi nhận thấy khả năng nhớ kiến

thức của học sinh thiếu sự tư duy logic, thiếu tính sáng tạo. Những nội dung kiến
thức nào giáo viên giảng dạy có thể học sinh biết, nhưng khả năng suy luận những
nội dung kiến thức tương tự ở học sinh, nhất là đối tượng học sinh của trường
THCS Nga An là nơi mà học sinh chưa có điều kiện học tập tốt nhất, chưa có nhiều
tài liệu tài liệu tham khảo. Chính điều này phần nào ảnh hưởng đến kết quả học tập
của học sinh. Cụ thể kết quả học tập của học sinh lớp 9A trường THCS Nga An
năm học 2015 – 2016 ( là lớp học sinh khá giỏi của trường)
Số HS
42

Giỏi
SL
%
4
9.5

Khá
SL
%
12 28.6

Trung bình
SL
%
19 45.3

Yếu
SL
6


%
14.2

Kém
SL
%
1
2.4

Từ thực trạng của vấn đề trên, để giúp công việc dạy và học đạt hiệu quả cao
hơn, học sinh chủ động, tích cực tiếp thu tốt hơn, các đối tượng học sinh được tham
gia làm việc nhiều hơn, giáo viên phải làm việc ít hơn trong các giờ học luyện tập ôn tập cuối kỳ. Tôi đã trăn trở rất nhiều và đã tìm cách cải tiến phương pháp dạy
4


của mình phù hợp hơn, để kết quả cao hơn . Sau đây là Một số kinh nghiệm giảng
dạy bài luyện tập – ôn tập tổng kết môn Hóa lớp 9 THCS Nga An.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
3.1.Chuẩn bị:
Để đạt được kết quả tốt trong một tiết luyện tập- ôn tập tổng kết thì việc chuẩn
bị phiếu học tập, bảng phụ và phân công nhóm học tập là không thể thiếu:
 Nội dung phiếu học tập, bảng phụ gồm:
- Các câu hỏi và bài tập
- Các câu hỏi gợi mở
- Các bước giải bài tập
 Phân nhóm học tập: Nhóm trưởng, thư kí và các thành viên:
- Thư kí để ghi chép các nội dung hoạt động của nhóm
- Nhóm trưởng và các thành viên chia nhau thực hiện các công việc
( Tránh tình trạng chỉ một hoặc hai thành viên hoạt động)
Về phần giảng dạy cần thực hiện theo 4 bước sau:

- Bước 1: Giáo viên nêu yêu cầu, tóm tắt nội dung và phương pháp
làm việc ở bài luyện tập- ôn tập một cách cụ thể
- Bước 2: Học sinh tiến hành thực hiện 2 nhiệm vụ:
+ Trả lời câu hỏi, làm bài tập để rút ra kiến thức cần nhớ
+ Tự làm một số bài tập điển hình ở phần bài tập SGK
- Bước 3: Giáo viên hoàn thiện, bổ sung hoặc có những gợi ý và
hướng dẫn cần thiết
- Bước 4: Giao phần bài tập còn lại để học sinh thực hiện ở nhà
3.2. Giải pháp cụ thể:
Để giảng dạy một tiết ôn tập- luyện tập thành công, thì phải thành công ở cả
hai phần đó là phần kiến thức cần nhớ và phần bài tập. Có nghĩa là học sinh vừa
củng cố, khắc sâu kiến thức vừa vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các
bài tập.
3.2.1.Dạy phần kiến thức cần nhớ
Khi giảng dạy phần kiến thức cần nhớ tôi thường sử dụng phương pháp câu
hỏi và bài tập. Phương pháp này được áp dụng để giảng dạy cho nhiều phần kiến
thức như: Các khái niệm;Tính chất hóa học của các chất.
Dùng câu hỏi và bài tập để dạy phần kiến thức cần nhớ theo trình tự 4 bước
sau đây:
- Bước 1: Giáo viên nêu vấn đề cần nhận thức
- Bước 2: Giáo viên đưa ra các bài tập
- Bước 3: Học sinh giải các bài tập
- Bước 4 : Học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức ( theo sự dẫn dắt của GV)
Ví dụ 1: Củng cố về tính chất hóa học của một chất hay một loại chất (Bài
luyện tập chương II- Hóa 9)
5


Bước 1: Giáo viên nêu vấn đề cần nhận thức: Để khắc sâu tính chất hóa học
của kim loại, các em hãy hoàn thành bài tập sau.

Bước 2: Giáo viên đưa bài tập (Bài tập thực hiện trên bảng phụ hoặc máy
chiếu)
Bài tập: Viết các PTHH để thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau:
MgSO4
MgO
Mg

Mg(NO3)2
MgS

MgCl2
Bước 3: HS thực hiện theo nhóm
Bước 4: HS củng cố và khắc sâu kiến thức theo sự dẫn dắt của giáo viên
? Dựa vào các PTHH trên em hãy cho biết kim loại tác dụng được với những loại
chất nào?( Phi kim, dd axit, dd muối)
? Sản phẩm là những loại chất gì? (Muối và oxit bazơ)
 Nêu tính chất hóa học của kim loại?
Ví dụ 2: Củng cố tính chất hóa học và mối liên hệ giữa các chất( Bài luyện tập:
Tính chất hóa học của oxit và axit- Hóa 9)
Bước 1: GV nêu vấn đề cần nhận thức: Để Nắm vững hơn về tính chất hóa học
của oxit axit, oxit bazo, axit và mối liên hệ của chúng các em hãy hoàn thành bài
tập sau:
Bước 2: Giáo viên đưa bài tập lên( Bài tập được thực hiện trên bảng phụ( máy
chiếu) và phiếu học tập)
Bài tập: Hãy tìm những chất thích hợp điền vào các ô trống ở sơ đồ dưới đây:
CaSO3 + H2O
CaO

Ca(OH)2


CaSO3

SO2

H2SO3

Bước 3: HS thực hiện theo nhóm vào phiếu học tập, đại diện lên ghi lại kết
quả trên bảng phụ.
Bước 4: HS củng cố và hệ thống kiến thức theo sự dẫn dắt của GV
? Dựa vào sơ đồ trên em hãy nêu tính chất hóa học của oxit axit và oxit bazơ?
Sau khi HS trả lời GV hỏi:
? Oxit axit và oxit bazơ điều chế được nhưng loại chất nào?( Muối, axit, bazơ)
6


Tiếp theo GV giới thiệu sơ đồ trong SGK và yêu cầu nhóm HS chọn các chất
khác, viết các PTHH để minh họa cho sơ đồ trên.
3.2.2.Dạy phần bài tập
Theo tôi giảng dạy phần bài tập trong tiết luyện tập- ôn tập nên lựa chọn các
bài tập từ đơn giản đến phức tạp trong bài luyện tập ở SGK, sách bài tập. Và chỉ
chọn những bài tập đại diện, bài tập điển hình của chương hay phần đó.
Ví dụ: Trong bài luyện tập chương I ở SGK Hóa 9 chỉ chọn 2 bài tập đó là bài 2 và
bài 3, đại diện cho 2 loại bài tập định lượng và định tính mà học sinh mới được gặp.
Đối với bài tập có nội dung tính toán ( bài toán hóa học) giáo viên nên cho học
sinh thực hiện theo trình tự các bước như sau:
- Bước 1: Tóm tắt nội dung
- Bước 2: Xác định phương hướng giải
- Bước 3: Trình bày lời giải
Trong 3 bước trên thì bước xác định phương hướng giải là quan trọng nhất và
là bước khó nhất đối với học sinh. Do đó bước này GV cần cho HS thực hiện trên

phiếu học tập theo câu hỏi gợi mở của GV.
Ví dụ: Bài tập 3 SGK 9 trang 43 ( Luyện tập chương I)
Bước 1: Tóm tắt nội dung
+ Cho: 0,2 mol CuCl2 + 20g NaOH
Kết tủa + dung dịch
t
Kết tủa   Chất rắn
+ Tính: mchất rắn = ? ; mchất tan sau PƯ =?
Bước 2: Xác định phương hướng giải
Viết PTHH (Học sinh tự viết)
CuCl2 + 2NaOH
Cu(OH)2 + 2NaCl (1)
t
Cu(OH)2   CuO + H2O (2)
Tính khối lượng chất rắn thu được sau PƯ
GV: Yêu cầu nhóm học sinh thực hiện trên phiếu học tập nội dung sau:
- Chất rắn sau khi nung là chất rắn nào?..................................
Tính
khối
lượng
chất
rắn
áp
dụng
công
thức
nào?.....................................................
- Tính số mol chất rắn(..............) dựa vào số mol chất nào?........................................
- Tính số mol Cu(OH)2 dựa vào số mol của chất nào?.................................................
- Muốn xác định số mol chất dư ở PTHH(1) ta phải tính số mol của chất nào?..........

Sau khi HS hoàn thành phiếu học tập GV yêu cầu HS trình bày phương hướng giải
? Để tính được khối lượng của chất rắn ta thực hiện theo các bước nào?( Các bước
ngược lại ở phiếu học tập)
-Tính số mol NaOH
- Xác định chất dư rồi tính số mol Cu(OH)2 theo chất phả ứng hết( Ở PTHH 1)
- Tính số mol CuO theo PTHH 2
- Tính khối lượng của CuO
Bước 3: Trình bày lời giải
7


Một HS lên bảng trình bày lời giải, các HS khác trình bày lời giải vào vở. Sau
đó GV nhận xét cho điểm.
3.2.3.Giáo án cụ thể
Bài 32 Tiết 41: LUYỆN TẬP CHƯƠNG 3: PHI KIM- SƠ LƯỢC VỀ BẢNG
TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS ôn tập củng cố, hệ thống hóa các kiến thức đã học ở
chương 3.
2. Kĩ năng: HS biết
- Chọn chất thích hợp lập sơ đồ chuyển đổi giữa các chất và viết PTHH
- Biết vận dụng bảng tuần hoàn cụ thể hóa ý nghĩa của ô nguyên tố, chu kì,
nhóm.
- Rèn kĩ năng làm bài toán hóa học.
II. CHUẨN BỊ

1. Học sinh: Ôn tập nội dung cơ bản ở nhà
2. Giáo viên:
- Hệ thống câu hỏi, bài tập để hướng dẫn HS hoạt động

- Máy chiếu, bảng phụ, phiếu học tập ( 5 phiếu)
*Phiếu học tập số 1:
Cho sơ đồ sau:
H2S
R
SO2
FeS
a. Em hãy tìm nguyên tố R và chọn những chất thích hợp điền vào các ô trống
………………………………………………………………………………….
b. Từ sơ đồ trên rút ra kết luận tính chất hóa học của phi kim
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
*Phiếu học tập số 2
Cho sơ đồ sau:
HClO + HCl
HCl

A

NaClO +NaCl + H2O

FeCl3
a. Em hãy tìm chất A và chọn những chất thích hợp điền vào chỗ trống
b. Từ sơ đồ trên hãy rút ra tính chất hóa học của clo
8


...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

...............................................................................................................................
...
c. Clo không có tính chất nào của phi kim? Có tính chất hóa học nào khác với
tính chất hóa học của phi kim?
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
..
*Phiếu học tập số 3
Cho sơ đồ PƯ sau:
O2
CaO
3 C
CO
CaCO3
2
7
2
CuO
1
5
9
10
8
Cu CO2 O2
C
NaOH
CO2
4
6
HCl

11
12
CuO CO
NaHCO3
Na2CO3
a. Viết các PTHH để minh họa cho sơ đồ trên
b. Cho biết:
- Tính chất hóa học của C thuộc PTHH số .................................................................
- Tính chất hóa học của CO thuộc PTHH số................................................................
- Tính chất hóa học của CO2 thuộc PTHH số..............................................................
- Tính chất hóa học của muối cacbonat thuộc PTHH số.............................................
*Phiếu học tập số 4
Nhìn vào nguyên tố ở ô 16 trong bảng HTTH hãy cho biết:
- Kí hiệu hóa học:............................. ..................... ..................... ..................... ........
- Tên nguyên tố............................................................................................................
- Nguyên tử khối:.........................................................................................................
- Số e trong nguyên tử:................; Số lớp e....................; Số e lớp ngoài
cùng............
- Công thức hóa học của oxit cao nhất:........................................................................
- CTHH của axit tương ứng với oxit trên:...................................................................
- CTHH của hợp chất khí với hidro:............................................................................
- Tính phi kim so với 4 nguyên tố lân cận
+ Nguyên tố S mạnh hơn nguyên tố.............................................................................
+ Nguyên tố S Yếu hơn nguyên tố...............................................................................
*Phiếu học tập số 5
- Các chất tan trong dung dịch A gồm những chất nào?..............................................
- Muốn tính nồng độ mol các chất ta áp dụng công thức nào? ...................................
- Muốn tính số mol các chất trong PTHH 2 dựa vào số mol chất nào?.......................
- Muốn xác định số mol chất dư ta phải tính số mol chất nào?...................................
- Muốn tính số mol của Cl2 ta phải tính số mol chất nào?...........................................

9


III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

Nêu vấn đề và giao nhiệm vụ ( 2 phút)
- GV nêu vấn đề: Tiết học hôm nay chúng ta củng cố và hệ thống lại những kiến
thức cơ bản về phi kim và bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, đồng thời vận
dụng những kiến thức đó để giải 1 số bài tập.
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS: Tiết học hôm nay các em phải hoàn thành theo
nhóm cặp và nhóm 4 em 5 phiếu học tập sau đây. GV giao phiếu học tập cho HS.
Hoạt động 1: 1. Tính chất hóa học của phi kim (4 phút)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Để nắm vững hơn tính chất hóa I. Kiến thức cần nhớ
học của PK các em hãy hoàn thành 1. Tính chất hóa học của phi kim
phiếu học tập số 1 theo nhóm cặp( 2
phút)
HS: Hai em HS cùng bàn trao đổi. Một
đại diện báo cáo kết quả, HS khác bổ Vẽ sơ đồ 1(SGK)
sung
GV: Nhận xét, bổ sung rồi chốt lại theo
sơ đồ SGK
Hoạt động 2: Tính chất hóa học của một số phi kim(15 phút)
GV: Để nắm vững hơn tính chất hóa 2.Tính chất hóa học của một số phi kim
học của clo các em hãy hoàn thành a.Tính chất hóa học của clo(5ph)
phiếu học tập số 2 theo nhóm cặp(3
phút)
HS: Hai em ngồi cùng bàn trao đổi, Vẽ sơ đồ 2(SGK)
một đại diện báo cáo kêt quả, HS khác (Hoặc chiếu trên máy chiếu)

nhận xét bổ sung
b. Tính chất hóa học của cacsbon và
Gv: Nhận xét bổ sung rồi chốt lại theo hợp chất(10 ph)
sơ đồ SGK
GV: Nhằm củng cố và hệ thống tính
chất của cacbon và các hợp chất của
cacbon các em hãy hoàn thành phiếu
học tập số 3 theo nhóm 4 em (6ph)
HS: Nhóm HS chia nhiệm vụ cho từng
thành viên ( VD mỗi HS viết 4 PTHH)
để thực hiện công việc sau đó thống
nhất lại kết quả
Sau khi HS hoàn thành GV yêu cầu 4
đại diện lên bảng trình bày
HS1: Viết các PTHH 1,2,3,4
HS2: Viết các PTHH 5,6,7,8
HS3: Viết các PTHH 9,10,11,12
HS4 : Thực hiện câu b
10


HS khác nhận xét bổ sung
GV: Nhận xét bổ sung và chốt lại tính
chất hóa học của C, CO, CO 2, muối
cácbonat
GV: Yêu cầu HS vẽ lại sơ đồ về nhà
viết PTHH
Hoạt động 3: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (6ph)
GV: ? Bảng HTTH các NTHH được 3.Bảng tuần hoàn các NTHH
cấu tạo gồm mấy phần, đó là những a. Cấu tạo

phần nào?
b. Sự biến đổi tính chất của các nguyên
1HS phát biểu, HS khác nhận xét bổ tố trong bảng TH
sung
c. Ý nghĩa của bảng TH
Gv: Để hiểu rõ hơn về ô nguyên tố, chu
kì, nhóm và ý nghĩa của bảng tuần hoàn
các nguyên tố hóa học các em hoàn
thành phiếu học tập số 4 theo nhóm 4
em(4ph)
HS: Thảo luận hoàn thành phiếu học
tập. Đại diện thực hiện trên bảng phụ.
Các đại diện khác nhận xét bổ sung
GV: Nhận xét bổ sung rồi chốt lại vấn
đề
Hoạt động 4: Làm bài tập 6 SGK (13ph)
Gv: Yêu cầu HS đọc, tóm tắt đề và viết II. Bài tập
PTHH
Bài 6 (SGK)
HS: 1 HS lên bảng thực hiện các HS Tóm tắt:
khác nhận xét, bổ sung
+ Cho: 69,6g MnO2 +HCl dư
Gv: Bổ xung và yêu cầu HS hoàn Khí X
thành phiếu học tập số 5 theo nhóm 4 Khí X +500ml dd NaOH 4M
em
Dd A
HS: Nhóm HS thực hiện,đại diện lên + Tính nồng độ mol các chất trong dd A
thực hiện trên bảng phụ. Các đại diện PTHH:
khác nhận xét bổ sung
1.MnO2+4HCl

MnCl2+Cl2+H2O
GV: Nhận xết bổ sung và yêu cầu HS 2.Cl2+ 2NaOH NaClO+NaCl+H2O
đưa ra hướng giải BT này
nNaOH = 0,5. 4 = 2 mol
HS: Đứng tại chỗ nêu hướng giải
nMnO2 = 69,6: 87= 0,8 mol
GV: Nhận xét bổ sung và yêu cầu 1 HS Theo PTHH 1: nCl2 = nMnO2 = 0,8 mol
0,8
lên bảng trình bày lời giải
< 2 2  NaOH dư
1
Hs: 1 HS lên bảng trình bày các HS
Vậy dd A gồm: NaOH dư, NaClO;
khác làm vào vở
NaCl
11


Theo PTHH2 nNaOH pư = 2nCl2 = 1,6 mol
nNaClO = nNaCl = nCl2 =0,8 mol
 nNaOHdư = 2- 1,6 =0,4 mol
Gv: Nhận xét
CMNaClO = CMNaCl = 0,8 : 0,5 = 1,6 M
CMNaOH = 0,4 : 0,5 = 0,8 M
Hoạt động 5: Bài tập 5 SGK
( Còn thời gian GV hướng dẫn)
Bài tập 5 SGK
-Tìm khối lượng nguyên tử Fe và O
mO= 32 – 22,4 = 9.6g
22,4 9,6

- Lập tỉ lệ tìm chỉ số x,y
Tỉ lệ: x: y =
:
=2:3
56

16

Vậy CTHH : Fe2O3
IV. Dặn dò:
- Về nhà làm bài tập: 1, 2, 4, 5 SGK tr 103
- Chuẩn bị bài 33 thực hành
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Là GV trực tiếp giảng dạy môn hóa học nhiều năm ®Æc biệt là khi dạy các bài
luyện tập- ôn tâp cuối kỳ. Trong khuôn khổ bài viết này tôi chỉ nêu ra Một số kinh
nghiệm giảng dạy bài luyện tập – ôn tập tổng kết môn Hóa học lớp 9 ở THCS
Nga An. Những kiến thức mà tôi đã trình bày ở trên chỉ mang tính kinh nghiệm mà
bản thân tôi đã tích lũy được trong quá trình giảng dạy, tự học, tự bồi dưỡng.
Một số kinh nghiệm giảng dạy bài luyện tập – ôn tập tổng kết môn Hóa lớp 9 ở
THCS Nga An đã trình bày trên đây đã được tôi đưa vào và áp dụng dạy một cách
linh hoạt trong các tiết luyện tập- ôn tập có trong chương trình hóa 9 năm học 2015
- 2016. Đa số học sinh đều hứng thú, tích cực học bài, chuẩn bị bài. Đối với học
sinh đại trà hiện nay thì những bài ôn tập cuối kỳ không phải là bài khó nữa, nhất là
các bài tập tính toán. Sau khi áp dụng phương pháp trên vào dạy học thì học sinh
được làm việc nhiều, dễ hiểu, tiếp thu tốt hơn giờ dạy sôi nổi hơn. Sau giờ luyện
tập- ôn tập có chất lượng thì các em tự tin hơn trong các giờ kiểm tra. Từ đó các em
yêu thích học Hóa học hơn.
Cụ thể sau khi đưa vào giảng dạy các phương pháp cải tiến trên tôi đã thu được
kết quả cuối kỳ I của học sinh lớp 9A năm học 2015 - 2016 như sau:
Số

Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
HS
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL TL
42
5
11.9
15
35.7
22
52.4
0
0%
0
0%
Từ kết quả đạt được ở trên, đối chiếu với bảng thống kê thực trạng khi chưa áp
dụng phương pháp cải tiến trên vào giảng dạy thì kết quả đã được nâng lên đáng kể
học sinh rất phấn khởi và có hứng thú với bộ môn.
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

12


1. Kết luận
Qua thực tế giảng dạy trong những năm qua tôi luôn xác định được mục
tiêu trong nhà trường THCS, đồng thời cũng hiểu sâu sắc được vai trò của môn Hóa
học trong việc giáo dục học sinh, phát hiện ra những mặt hạn chế và có một giải
pháp nâng cao hiệu quả của việc dạy và học môn Hóa học. Tôi thấy việc nắm vững
phương pháp và cách tổ chức cơ bản về môn Hóa học cũng như việc xây dựng cho
mình một cách tổ chức dạy học vững chắc, còn tìm ra những giải pháp dạy học phù
hợp của môn Hóa học sẽ có tác dụng và ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động dạy
và học, giúp cho giáo viên có một định hướng đúng đắn, phù hợp một cách thức tổ
chức giờ hợp lý giúp cho học sinh hứng thú tìm hiểu, khám phá các kiến thức Hóa
học một cách say mê, hấp dẫn, góp phần giáo dục nên những con người toàn diện
hơn .
Khi đưa Một số kinh nghiệm giảng dạy bài luyện tập – ôn tập tổng kết môn
Hóa học lớp 9 ở trường THCS Nga An vào trong giảng dạy tôi nhận thấy, để dạy
tiết ôn tập thành công thì người giáo viên phải thực hiện tốt các khâu sau:
- Đầu tư nhiều thời gian, công sức để chuẩn bị đồ dùng phục vụ cho tiết dạy, thiết
kế bài giảng của mình thật chi tiết, khoa học.
- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài, ôn bài chu đáo
Như vậy để phục vụ tốt công tác giảng dạy ngoài việc nắm vững chuyên
môn nghiệp vụ sư phạm người giáo viên còn phải thường xuyên nghiên cứu tài
liệu, tự học, tự bồi dưỡng nhằm tìm ra những phương pháp dạy học tối ưu phù hợp
với trình độ và tâm, sinh lý của từng đối tượng học sinh, đáp ứng tốt nhất nhu cầu
nhận thức của người học.
2. Ý kiến đề xuất
Để việc giảng dạy môn Hóa học được tốt hơn.
- Các trường nên thường xuyên mua bổ sung dụng cụ, hóa chất
- Nhà trường nên mua thêm thiết bị hỗ trợ dạy học hiện đại như máy chiếu có

camera để giảm bớt sự cồng kềnh của các thiết bị như bảng phụ.
Một số kinh nghiệm giảng dạy bài luyện tập – ôn tập tổng kết môn Hóa học
lớp 9 ở trường THCS Nga An mà tôi trình bày trên đây là bài viết mà tôi cho là
thành công khi áp dụng vào dạy học sinh của mình, nhưng dù sao đó cũng chỉ là
kinh nghiệm của cá nhân tôi. Vì kinh nghiệm còn ít, năng lực có hạn nên bài viết
chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp
của các đồng nghiệp, để bài viết được hoàn chỉnh hơn và có ứng dụng rộng rãi hơn,
hiệu quả hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

13


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Nga An, ngày 10 tháng 4 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của bản thân tôi, không sao chép
của người khác.

Mai Thị Hợp

14



×