Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN Hình thành kĩ năng, phương pháp sử dụng bản đồ, lược đồ vào dạy học lịch sử Việt nam lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.82 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
Trang
I MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
3. Các giải pháp thực hiện
4. Hiệu quả của sáng kiến
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị

1
1
2
2
2
2
2
3
4
12
12
12
12

1




I. MỞ ĐẦU:
Môn lịch sử là một bộ môn có vai trò quan trọng. Bởi vì đây là bộ môn giúp
cho học sinh có thể hiểu biết về lịch sử của dân tộc và của thế giới. Qua đó, góp
phần hoàn thiện và phát triển nhân cách của con người. Tuy nhiên do đặc thù bộ
môn đây là môn học nặng về lí thuyết, sự kiện, ngày tháng năm, nên khi học học
sinh thường chán học và khó nhớ. Trong những năm gần đây, do sự phát triển của
kinh tế thị trường, nên học sinh thường thích chọn môn khoa học tự nhiên để thi
đại học thì cơ hội tìm việc làm sẽ thuận lợi hơn. Điều đó, dẫn tới một hệ quả là thi
tốt nghiệp rồi đại học chất lượng môn lịch sử rất thấp. Vậy giải pháp gì để học sinh
hứng thú với môn học này? Nhất là môn lịch sử lớp 7- một đối tượng học sinh
cũng còn khá bỡ ngỡ và non nớt với bộ môn lịch sử. Khi các em vừa mới làm quen
phần lịch sử lớp 6, các em đã phải “gồng” mình lên để tiếp thu một khối lượng
kiến thức lịch sử 7 với quá nhiều nội dung, nhiều sự kiện, nhiều cuộc chiến lớn của
dân tộc ta - phần lịch sử Việt Nam. Có lẽ một trong những giải pháp tốt nhất, đó
chính là sử dụng bản đồ, lược đồ vào giảng dạy. Điều này sẽ giúp cho các em nắm
kiếm thức một cách cụ thể, dễ hiểu và có biểu tượng chính xác về lịch sử.
1. Lí do chọn đề tài:
Bộ môn lịch sử ở trường phổ thông có vai trò rất quan trọng, nó cung cấp
cho người học những kiến thức cơ bản về lịch sử phát triển của xã hội loài người
và lịch sử dân tộc. Trên cơ sở đó, khơi dậy tình cảm, tư tưởng, đạo đức làm chuẩn
mực cho mọi hành vi trong cuộc sống, góp phần phát triển toàn diện học sinh.
Trong dạy học lịch ở trường phổ thông, yêu cầu học sinh nắm vững các sự
kiện lịch là một vấn đề rất quan trọng. Ngoài việc nhớ thời gian diễn ra sự kiện,
hiểu được tính chất, diễn biến, kết quả và những việc làm của nhân vật, các em còn
phải nắm vững kiến thức về không gian xảy ra sự kiện lịch sử. Bởi vì không một
sự kiện, hiện tượng lịch sử nào xảy ra lại không gắn liền với một thời gian, không
gian nhất định. Không nắm được thời gian, không gian diễn ra sự kiện lịch sử, học
sinh sẽ “hiện đại hóa” lịch sử.

Đặc trưng cơ bản của việc dạy học lịch là học sinh không trực tiếp quan sát
đối tượng nhận thức, không thể trực quan sinh động các sự kiện hiện tượng lịch sử.
Vì vậy, tái tạo lại hình ảnh lịch là một yêu cầu quan trọng và rất cần thiết trong dạy
học bộ môn. Bởi lẽ, học sinh không tái hiện được hình ảnh diễn ra sự kiện, hiện
tượng cơ bản thì sự hiểu biết của các em về sự kiện, hiện tượng lịch sử trở nên què
quặt, thậm chí sai lệch thiếu chính xác. Khi đó, các em cũng không có hứng thú
học tập lịch sử.
Trong sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay, việc phát huy tính tích cực học
tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn đang là mối quan tâm
hàng đầu. Riêng với bộ môn lịch sử, sử dụng đồ dùng trực quan đặc biệt là bản đồ
đã và đang có đóng góp không nhỏ vào việc phát huy tính tích cực, chủ động học
tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn.
2


Lịch sử Việt Nam lớp 7 là thời kì chứng kiến nhiều biến động lớn lao của
dân tộc với kháng chiến chống quân xâm lược Tống, ba lần chống quân xâm lược
Mông – Nguyên…Các em phải tiếp xúc ngay trong những bài đầu tiên của phần
lịch sử Việt Nam lớp 7. Tuy nhiên, từ lớp 6, học sinh ít được làm quen với bản đồ
để khai thác diễn biến các cuộc kháng chiến, các cuộc tiến công, các trận đánh…
Cho nên lên đến lớp 7, học sinh sẽ không tránh khỏi bỡ ngỡ, nếu giáo viên không
có phương pháp phù hợp sẽ làm giảm đi hứng thú học tập bộ môn của học sinh,
kéo theo đó chất lượng học tập của các em cũng suy giảm.
Mặt khác, để đảm bảo yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục,
người giáo viên phải là người luôn tự tìm tòi, sáng tạo, chủ động truyền tải kiến
thức theo hướng tích cực trên cơ sở “lấy học sinh làm trung tâm”,đổi mới các
phương pháp, cách thức tổ chức dạy học, trong đó có cả việc đổi mới sử dụng bản
đồ, lược đồ vào giảng dạy lịch sử.
Vì vậy, tôi chọn đề tài “Hình thành kĩ năng, phương pháp sử dụng bản đồ,
lược đồ vào dạy học lịch sử Việt nam lớp 7”, với mong muốn đóng góp một số gợi

ý với đồng nghiệp và giúp học sinh có kĩ năng khai thác và sử dụng bản đồ, lược
đồ. Từ đó, phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nhận thấy rõ tầm quan trọng của bản đồ, lược đồ trong dạy học lịch sử, bản
thân là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy chương trình lịch sử Việt Nam lớp 7.
Tôi luôn suy nghĩ và xá định cho mình phải làm thế nào để khai thác có hiệu quả
các bản đồ, lược đồ theo hướng phát huy tính tích cực chủ động học tập của học
sinh. Trong khuân khổ của đề tài này, tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm hình
thành kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ vào dạy và học lịch sử nói chung và phần
lịch sử Việt nam lớp 7 nói riêng.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Nội dung phần lịch sử Việt Nam lớp 7, các bản đồ,
lược đồ liên quan đến nội dung đề tài. Do điều kiện thời gian và cơ sở vật chất có
hạn, ở đề tài này tôi xin trình bày một số biện pháp khai thác và sử dụng bản đồ,
lược đồ để dạy phần lịch sử Việt Nam lớp 7 như một dẫn chứng sinh động cho kinh
nghiệm sử dụng có hiệu quả bản đồ, lược đồ của bản thân.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài tôi sử dụng một số phương pháp sau: Nghiên cứu lí
thuyết; Quan sát sư phạm; Thực nghiệm sư phạm; phương pháp thống kê.

3


II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN:
1. Cơ sở lí luận:
Căn cứ nghị quyết Trung ương IV khóa VII(1/1993), nghị quyết Trung ương
II khóa VIII(12/1996), được thể chế hóa trong luật giáo dục năm 2005, cụ thể hóa
trong các chỉ thị sổ 14(4/1999).
Luật giáo dục điều 28.2 đã ghi: “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng

lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho
học sinh”.
Bộ môn lịch sử ở trường phổ thông có vai trò quan trọng trong việc hình
thành thế giới quan, tình cảm, đạo đức, phát triển năng lực nhận thức và hành
động…cho học sinh.Tuy nhiên, hiện nay chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn
Lịch sử chưa thực sự làm cho xã hội an tâm. Vì thế, việc đổi mới một cách toàn
diện về nội dung và phương pháp dạy học Lịch sử là rất cần thiết.
Xuất phát từ mục tiêu đó, những năm gần đây bộ môn lịch sử ở trường phổ
thông đã có nhiều đổi mới trong các khâu cơ bản của quá trình dạy học: đổi mới
việc sử dụng SGK; đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá; đổi mới phương phương
pháp dạy dọc – trong đó bao gồm cả đổi mới việc sử dụng đồ dùng trực quan vào
dạy học lịch sử, nhất là việc sử sụng bản đồ, lược đồ để dạy phần lịch sử Việt Nam
lớp 7. Một giai đoạn lịch sử có nhiều biến cố, đổi thay của dân tộc. Từ đó nhằm
phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh. Đồng thời nâng cao chất
lượng học tập bộ môn của học sinh. Cũng từ đó giáo dục lòng yêu nước, niềm tự
hào dân tộc, sự yêu thích, hứng thú học môn lịch sử và thay đổi cách nghĩ, cách
nhìn của nhiều người cho rằng dạy học lịch sử là “khô khan”, “cứng nhắc”, “thiếu
sinh động” và “không có hồn”
Như vậy, trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của bản đồ, lược đồ
lịch sử kết hợp với việc nghiên cứu một số nội nội dung kiến thức ở phần lịch sử
Việt Nam lớp 7, đề tài sẽ đưa ra một số gợi ý về phương pháp sử dụng bản đồ
nhằm phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh.
2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Công tác đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học đã được tiến
hành khá lâu và tạo nên thay đổi đáng kể về chất lượng học tập của học sinh nói
chung và chất lượng học tập bộ môn lịch sử nói riêng.
Mặt khác, với thời đại công nghệ thông tin hiện nay, người giáo viên hiện
nay có thể dễ dàng sử dụng bản đồ, lược đồ ngay trên máy chiếu, máy tính. Đồng
thời xen kẽ những thước phim tư liệu rất sống động về một cuộc chiến, một lời nói

của nhân vật, một chiến thắng lịch sử của dân tộc ta. Giờ học lịch sử sẽ trở nên rất
sống động và “có hồn”.
Tuy nhiên, trên thực tế không phải bất kì một giáo viên nào cũng hiểu hết
được tầm quan trọng của việc sử dụng bản đồ , lược đồ vào giảng dạy lịch sử.
4


Trong khi đó lại cứ than phiền rằng học sinh bây giờ “chán” học lịch sử, “học
lệch”, coi trọng môn chính, môn phụ…Phải chăng, thực tế đã có nhiều giáo viên
biến bài lịch sử thành bài chính trị lý luận khô khan, trống rống, cứng nhắc, làm
cho học sinh căng thẳng, chán nản; Hoặc trình bày bài giảng theo lối thông báo
kiến thức, đơn điệu: như dạy bài “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống
(1075-1077) giáo viên chỉ khai thác các nội dung: Nguyên nhân, Diễn biến:(SGK),
kết quả và ý nghĩa. (Phần dạy diễn biến giáo viên không sử dụng lược đồ để tường
thuật và cũng không hướng dẫn học sinh tường thuật trên bản đồ).
Như vậy, tình trạng “dạy chay, học chay” vốn là một “thói quen” của nhiều
giáo viên dạy học lịch sử, kể cả những giáo viên trẻ tuổi mới vào nghề cũng tỏ ra
chay lười trong việc chuẩn bị bản đồ, lược đồ trước khi lên lớp. Nếu có sử dụng thì
cũng làm cho qua loa, đại khái, chuẩn bị bản đồ lên lớp nhưng không sử dụng,
hoặc sử dụng thì rất chiếu lệ, không đúng phương pháp, nguyên tắc nên các sự
kiện, hiện tượng lịch sử được học sinh ghi nhớ một cách thụ động, máy móc. Nên
hiệu quả cũng không cao thậm chí, phản khoa học. Gây nên tình trạng chán nản,
khó hiểu, học sinh mất hứng thú học tập.
Vậy nên, việc sử dụng bản đồ, lược đồ vào dạy học Lịch sử nói chung, vào
dạy phần lịch sử Việt Nam lớp 7 nói riêng, được xem là một trong những công cụ
đem lại hiệu quả tích cực trong việc đổi mới việc dạy và học. Nhằm giúp người
học hiểu sâu, nhớ lâu các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Từ đó, nâng cao chất lượng
hiệu quả giờ học, sự hứng thú, niềm say mê học tập bộ môn Lịch sử.
Qua điều tra khảo sát cho thấy rất nhiều giáo viên dạy chay, học sinh học
chay; khai thác kiến thức không đúng phương pháp làm cho học sinh khó nắm bắt

sự kiện lịch sử dẫn tới không hiểu bài. Thậm chí, tạo nên tâm lí “chán”, “ngại” học
lịch sử.Từ đó, ảnh hưởng lớn đến chất lượng bộ môn lịch sử.
Năm học 2014-2015, bản thân đã tiến hành khảo sát kiểm tra đầu năm ở lớp
7A, 7B trường THCS Nga An ( Lấy lớp 7A là lớp thực nghiệm, 7B là lớp đối
chứng), kết quả như sau:

Lớp
7A
7B
Tổng

Tổng
số
36
34
70

Giỏi
SL
2
1
3

%
5.6
2.9
4.3

Khá
SL

7
6
13

%
19.4
17.6
18.5

Trung
bình
SL
%
14 38.9
13 38.2
27 38.6

Yếu
SL
10
11
21

Kém

% SL
27.8 3
32.3 3
30.0 6


%
8.3
8.8
8.6

3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề:
3.1. Khái niệm:
Bản đồ lịch sử là một loại đồ dùng trực quan qui ước có thể giúp học sinh
xác định một cách cụ thể thời gian, không gian, nơi xảy ra các sự kiện, hiện tượng
và quá trình diễn tiến, vận động của sự kiện, hiện tượng.
5


Bản đồ không chỉ giúp học sinh tạo được những biểu tượng chân thực mà
còn giúp các em khắc sâu, nhớ lâu kiến thức. Việc sử dụng bản đồ thường xuyên
rèn luyện cho học sinh óc quan sát, kĩ năng đọc bản đồ và kĩ năng thực hành.
3.2. Đặc điểm của bản đồ lịch sử:
Bản đồ lịch sử là loại bản đồ đã được loại bỏ nhiều yếu tố của bản đồ địa lý
tự nhiên, chỉ đưa vào những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sự kiện, hiện tượng
lịch sử: sông, núi…
Bản đồ lịch sử bao giờ cũng có đường phân định biên giới rõ ràng, phân
định các vùng miền liên quan đến sự kiện, có địa bàn phân bố dân cư, địa danh xảy
ra các sự kiện…
Bản đồ lịch sử bao giờ cũng có hệ thống các lí hiệu, ước hiệu thể hiện một
cách xác thực nhất những nội dung lịch sử. Những kí hiệu đó phải được đặt ở bảng
chú giải và rải rác trên bản đồ.
Ký hiệu, ước hiệu trong bản đồ lịch sử rất phong phú và mang tính tượng
trưng. Nổi bật trong các ký hiệu của bản đồ lịch sử là các loại mũi tên khác nhau,
chỉ hướng vận động mà chủ yếu là hướng tấn công hay rút lui của ta và địch có
màu sắc khác nhau.

Màu sắc của bản đồ cũng tuân thủ theo nguyên tắc chung: núi đồi màu vàng,
biển – đồng bằng màu xanh…
Đặc điểm màu sắc thể hiện: phía ta các mũi tên bao giờ cũng là màu đỏ hoặc
hồng; địch màu đen hoặc xám.
3.3. Các loại bản đồ lịch sử:
Bản đồ lịch sử gồm có hai loại chính: là bản đồ tổng hợp và bản đồ chuyên
đề, ở cấp THCS chủ yếu là loại bản đồ chyên đề.
Bản đồ tổng hợp phản ánh những sự kiện lịch sử quan trọng nhất của một
nước hay nhiều có liên quan một thời kì lịch sử nhất định trong những điều kiện tự
nhiên nhất định: Bản đồ chiến tranh thế giới thứ nhất, Bản đồ chính trị thế giới sau
chiến tranh thế giới thứ hai…
Bản đồ chuyên đề: là loại bản đồ đi sâu tìm hiểu diễn biến của các chiến
dịch, các trận đánh trong một phạm vi không gian nhất định: Bản đồ chiến thắng
Rạch Gầm – Xoài Mút, Bản đồ chiến thắng Bạch Đằn năm 938…
3.4. Vai trò của bản đồ, lược đồ trong môn học lịch sử:
Việc sử dụng bản đồ, lược đồ là cần thiết không thể thiếu được trong điều
kiện hiện nay, đem lại nhiều kết quả về mặt giá dưỡng giáo dục và phát triển. Cựu
chủ tịch hội đồng Bộ trưởng đã từng nói: “Dạy Địa lý mà không có lược đồ thì
không dạy được, dứt khoát là không, dứt khoát là đừng dạy”. Đây là câu tổng kết
kinh nghiệm dạy học của các nhà sư phạm nổi tiếng thế giới. Còn đối với dạy học
lịch sử thì sao? Học tập lịch sử là quá trình nhận thức những điều đã diễn ra trong
quá khứ để hiểu về hiện tại và hướng tới tương lai. Việc tái tạo bằng cách nào
ngoài những phương tiện hiện có của người thầy thì lược đồ, bản đồ giáo khoa là
một bộ phận khăng khít không thể tách rời trong dạy học lịch sử, tạo biểu tượng về
6


không gian, thời gian. Hoàn cảnh địa lý diễn ra các sự kiện lịch mà không có lược
đồ, bản đồ thì học sinh không thể tiếp thu một cách có khoa học và niềm tin cụ thể.
Lược đồ trong SGK được chọn lọc và trình bày những tri thức hết sức cơ bản, là

một lượng thông tin đáng kể được phản ánh thông qua ngôn ngữ kí hiệu, giúp học
sinh hình dung một cách có cơ sở khoa học làm cho việc phản ánh thực tế lịch sử
diễn ra sinh động và đầy đủ giúp cho việc nhận thức lịch sử dễ dàng hơn. Chính vì
vậy, môn học lịch sử trong nhà trường luôn gắn bó với lược đồ, bản đồ.
Lược đồ, bản đồ là một nguồn tư liệu lịch sử quan trọng giúp cho thầy và
trò có khả năng nhìn bao quát các sự kiện đã diễn ra trong quá khứ. Giúp học sinh
mở rộng kiến thức, cho phép các em có cách hình thành mối quan hệ nhân quả,
phát triển óc tư duy lô gich, hình thành thế giới quan duy vật, xây dựng tinh thần
yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
3.5. Một số nguyên tắc thực hiện:
Quán triệt những định hướng trên, trong quá trình lên lớp tôi luôn tuân thủ
những qui định đó có tính nguyên tắc khi sử dụng bản đồ lịch sử.
- Đối với học sinh, trong những bài đầu tiên học về các cuộc khởi nghĩa hay
các cuộc kháng chiến, giáo viên cần hướng dẫn chi tiết cho các em các bước chỉ
bản đồ.
- Trong khi sử dụng bản đồ giáo viên cần lưu ý phối kết hợp các phương
pháp khác: phương pháp trình bày miệng, phương pháp đặt câu hỏi…để gây hứng
thú và thu hút sự tham gia của học sinh.
- Đối với học sinh lớp 7 trong những bài này giáo viên nên kết hợp khai thác
từng diễn biến cùng với việc chỉ lược đồ. Sau khi gợi ý để học sinh tìm hiểu toàn
bộ diễn biến, giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng tường thuật hoàn chỉnh. Điều đó,
sẽ buộc học sinh vừa chú tâm vào câu hỏi dẫn dắt, vừa chú ý đến việc chỉ bản đồ.
Trong việc dạy học lịch sử ở trường THCS,đặc biệt là phần lịch sử Việt
Nam lớp 7, để cho học sinh nắm vững kiến thức và kĩ năng lịch sử, tuỳ từng bài
học cụ thể và trình độ học sinh từng lớp, mỗi giáo viên cần hướng dẫn học sinh
làm tốt cả hai nội dung sử dụng và vẽ được lược đồ, bản đồ lịch sử ở mức độ đơn
giản đến phức tạp.
3.6. Các giải pháp thực hiện cụ thể:
a. Quy trình khai thác lược đồ, bản đồ trong dạy học lịch sử:
Để khai thác đúng phương pháp bản đồ lịch sử nói chung, bản đồ các cuộc

kháng chiến, khởi nghĩa trong phần lịch sử Việt Nam lớp 7 nói riêng, giáo viên cần
tuân thủ những nguyên tắc sau:
1. Xác định thời điểm treo bản đồ, lược đồ một cách hợp lý gây ra sự bất ngờ, hứng
thú với học sinh, tránh phân tán sự chú ý của các em.
Ví dụ: Khai thác mục 3 :Chiến thắng Bạch Đằng 4/1288- trong bài 14: “Ba
lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (thế kỉ XVIII)”: Thời điểm
treo lược đồ thích hợp nhất là lúc nhận thấy thời cơ tiêu diệt quân Nguyên đã đến
và Vua Trần cùng với Trần Quốc Tuấn quyết định mở cuộc phản công và tiến hành
7


việc bố trí mai phục ở sông Bạch Đằng – Giáo viên treo lược đồ. Sau đó thì đặt câu
hỏi: Vì sao Trần Quốc Tuấn lại chọn sông Bạch Đằng để mai phục?
2. Xác định vị trí treo bản đồ, lược đồ để học sinh trong cả lớp đều có thể quan sát
một cách rõ ràng ( thông thường bản đồ thường được treo ở góc bên trái của bảng.
Hết phần khai thác giáo viên phải cuốn cất kịp thời).
3. Tư thế của giáo viên khi đứng chỉ bản đồ: Giáo viên đứng nghiêng chếch so với
bản đồ.
4. Dụng cụ: Giáo viên không nên dùng thước kẻ mà nên dùng que chỉ bản đồ.
5. Kĩ thuật đọc bản đồ:
+ Giới thiệu tên của bản đồ và bảng chú giải
+ Cách chỉ các điểm, các vùng, các dòng sông theo các hướng phải theo
đúng nguyên tắc: Chỉ các điểm thì chỉ đúng điểm diễn ra sự kiện, chỉ các vùng phải
khoanh rõ giới hạn của vùng xảy ra sự kiện, chỉ các dòng sông phải chỉ từ thượng
nguồn xuống hạ nguồn…
+ Chỉ hướng vận động của các mũi tên phải theo diễn tiến và nội dung của
sự kiện.
+ Khai thác nội dung trên bản đồ phải phải phù hợp với nội dung trong SGK
để đảm bảo tính hệ thống và lô gich của sự kiện.
+ Giáo viên không nên thuyết trình một chiều duy nhất mà phải kết hợp với

việc trao đổi, đàm thoại của học sinh để tăng tính tích cực chủ động nhận thức của
học sinh. Như xen kẽ một vài câu hỏi gợi mở hoặc khai thác nội dung trong SGK,
hoặc yêu cầu học sinh trình bày một phần diễn biến của sự kiện hoặc nêu một số
địa danh…
Ví dụ: Khi khai thác nội dung mục 2: Chiến thắng Rạch gầm – Xoài
Mút(1785) trong bài 25: “Phong trào Tây Sơn”. Trước khi hướng dẫn học sinh
tường thuật diễn biến, giáo viên nên đặt câu hỏi: Vì sao Nguyễn Huệ lại chọn khúc
sông từ Rạch Gầm đến Xoài Mút để làm trận quyết chiến với quân giặc? Trận địa
được bố trí như thế nào?... Hoặc khi giáo viên đang tường thuật diễn biến ở đoạn:
“Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục, thủy binh, bộ binh
của ta đồng loạt tấn công…Giáo viên có thể đặt câu hỏi: Bị tấn công bất ngờ, mãnh
liệt, thuyền chiến quân Xiêm như thế nào?...
+ Để sử dụng bản tốt, giáo viên không chỉ nắm được những nguyên tắc cơ
bản mà quan trọng hơn nữa là phải nắm vững nội dung chứa đựng trong bản đồ để
cung cấp thêm nguồn kiến thức cho học sinh một cách xúc tích, gợi nhiều hình ảnh
hấp dẫn…
b. Hướng dẫn học sinh thực hành vẽ bản đồ lịch sử:
- Can bản đồ trên hình ảnh cần vẽ và can phóng to theo tỉ lệ phóng to theo cỡ giấy
yêu cầu.
- Dùng bút chì xác định các vị trí địa danh thường là hình chấm tròn, điền tên các
địa danh.
8


- Phác họa các đường ranh giới như biên giới, khu vực, sông, núi, ao hồ, các mũi
tên (đây là yêu cầu phức tạp đối với người vẽ, tuy nhiên cần sử dụng phương pháp
phác mảng - như môn Mĩ thuật hướng dẫn)
- Kiểm tra các dữ liệu cần thể hiện trên đó.
- hoàn chỉnh và tô màu.
- Lập bảng chú giải và ghi tên bản đồ, hoặc lược đồ.

Sau đây tôi xin trình bày một giáo án thực nghiệm:
Tiết 51 - Bài 25:
PHONG TRÀO TÂY SƠN
(tiếp theo)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong ngày càng suy yếu,
mục nát. Nông dân và các tầng lớp bị trị sục sôi oán giận.Khởi nghĩa Tây Sơn bùng
nổ trong bối cảnh đó.
- Nắm được những thành tựu to lớn của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn qua diễn biến của
phong trào.
2. Tư tưởng:
Bồi dưỡng ý thức căm ghét bọn bóc lột, ý thức về truyền thống đấu tranh
chống cường quyền của nông dân thời phong kiến.
Lòng yêu nước, tự cường dân tộc, căm thù bọn ngoại xâm và những kẻ chia
cắt đất nước.
3. Kĩ năng:
Dựa theo lược đồ trong SGK, xác định những địa danh đã diễn ra các chiến
thắng của nghĩa quân Tây Sơn (1771 - 1789)(đối chiếu với vị trí địa danh hiện
nay).
Kĩ năng quan sát và nhận xét về các sự kiện lịch sử đã diễn ra qua các lược
đồ trong SGK.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU:
- Giáo viên: 1.Lược đồ Tây sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và
chống quân xâm lược nước ngoài.
2.Lược đồ chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút.
- Học sinh: Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh có liên quan.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1. Ổn định:
2. Bài cũ:

3. Giới thiệu và dạy bài mới:
Sau khi dựng cờ khởi nghĩa, nghĩa quân Tây Sơn đã nhận được sự ủng hộ
của mọi tầng lớp nhân dân, lần lượt lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh,
9


Lê và đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm, Thanh. Cụ thể, các em tìm hiểu
Tiết 2 - Bài 25: Phong trào Tây Sơn.
Hoạt động của giáo viên – học sinh

Nội dung ghi bảng
II. TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH
QUYỀN HỌ NGUYỄN VÀ ĐÁNH
TAN QUÂN XÂM LƯỢC XIÊM:
1.Lật đổ chính quyền họ Nguyễn:

Hoạt động 1:
? Mùa thu năm 1773, nghĩa quân Tây
Sơn đã thu được thắng lợi ntn?
GV: (HS trả lời đúng). GV treo lược
đồ “Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế
lực phong kiến và chống quân xâm
lược nước ngoài” vào góc trái của bảng
đen; GV đứng chếch về một bên, dùng
que chỉ giới thiệu tên lược đồ và bảng
chú giải, sau đó yêu cầu HS nhắc lại
nội dung bạn vừa trả lời, (HS vừa nhắc
lại GV vừa kết hợp với chỉ trên lược
đồ):
- Tháng 9 năm 1773, hạ phủ thành Quy

Nhơn.
- Chỉ trong vòng một năm (1773-1774),
nghĩa quân Tây Sơn đã kiểm soát một
vùng rộng lớn từ Quảng Nam ở phía
bắc đến Bình Thuận ở phía nam.
=> Như vậy, nhờ có lược đồ HS mới có
thể trực tiếp quan sát được vị trí, phạm
vi kiểm soát của nghĩa quân một cách
trực quan, dễ hiểu và dễ nhớ.
? Biết tin Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh
ở Đàng Ngoài đã có hành động gì?
HS trả lời, GV chỉ trên lược đồ.
? Nghĩa quân Tây Sơn ở vào tình thế
ntn?
HS trả lời, GV chỉ trên lược đồ.
? Tại sao, Nguyễn Nhạc phải hòa với
quân Trịnh?
? Từ năm 1776-1783, nghĩa quân Tây
Sơn mấy lần đánh vào Gia Định? Kết - Từ năm 1776-1783, nghĩa quân Tây
quả?
Sơn đã bốn lần đánh vào Gia Định.

10


HS trả lời, GV chỉ trên lược đồ.

- Trong lần tiến quân năm 1777, Tây
Sơn bắt được chúa Nguyễn, chỉ còn
Nguyễn Ánh chạy thoát. Chính quyền

họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ.
Hoạt động 2:
2. Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút
? Sau nhiều lần thất bại, Nguyễn Ánh (1785):
đã làm gì? (Cầu cứu vua Xiêm)
* Nguyên nhân:
? Âm mưu và hành động của quân
Xiêm khi vào nước ta?
- Năm 1784, 5 vạn quân Xiêm kéo vào
HS trả lời
xâm lược nước ta
GV bổ sung, kết luận
- Giặc hung bạo, độc ác, cướp của, giết
người…
? Trước tình hình đó, Nguyễn Huệ đã => Nhân dân ta rất căm thù, tìm cách
làm gì?
chống trả.
(Tháng 1.1785 kéo quân vào Gia Định,
đóng đại bản doanh ở Mĩ Tho, chọn
khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài
Mút ( Châu Thành -Tiền Giang) làm
trận quyết chiến với giặc).
? Vì sao Nguyễn Huệ lại chọn khúc
sông này?
( HS trả lời: Đoạn sông từ Rạch Gầm
đến Xoài Mút dài khoảng 6 km, rộng
hơn 1 km, có chỗ gần 2 km. Hai bên bờ
sông cây cối rậm rạp, giữa dòng có cù
lao Thới Sơn. Địa hình thuận lợi cho
việc đặt phục binh).

Như vậy, sau khi HS trả lời đúng, GV
treo lược đồ chiến thắng Rạch Gầm –
Xoài Mút lên góc bên trái của bảng
đen, giới thiệu tên lược đồ và bảng
chú giải. GV yêu cầu một HS khác trả
lời lại nội dung và kết hợp với việc chỉ
lược đố của GV (Làm như vậy HS rất
dễ hình dung ra lý do Nguyễn Huệ
chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm
đến Xoài Mút. Sử dụng xong GV thu
lại ngay, tránh gây mất tập trung
của HS ).
- GV yêu cầu HS đọc phần diễn biến.
- HS đọc xong, GV yêu cầu các em chú
11


ý lên bảng.
(GV treo lại lược đồ chiến thắng
Rạch Gầm – Xoài Mút lên góc bảng
– GV đứng nghiêng chếch so với lược
đồ; dùng que chỉ giới thiệu lại tên
lược đồ; bảng chú giải; rồi tường
thuật lại diễn biến. Vừa tường thuật
GV vừa hỏi để thu hút sự chú ý của
HS, cụ thể như sau):
- Bố trí xong trận địa, mờ sáng ngày
19/1/1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử
quân địch vào trận địa mai phục. Thủy
binh ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và cù

lao Thới Sơn đồng loạt xông thẳng vào
đội hình đang xuôi theo dòng nước.
GV hỏi: Bị tấn công bất ngờ và mãnh
liệt quân Xiêm ntn?
HS trả lời (GV kết hợp với việc chỉ
lược đồ):
- Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt,
chiến thuyền quân Xiêm bị đánh tan tác
hoặc bị đốt cháy. Binh lính Xiêm bị
tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên
sống sót theo đường bộ chạy về nước.
Nguyễn Ánh thoát chết sang Xiêm lưu
vong.
GV yêu cầu một học sinh khá lên
tường thuật lại.
? Nêu kết quả trận Rạch Gầm – Xoài
mút?
? Hãy rút ra ý nghĩa chiến thắng trận
Rạch Gầm – Xoài Mút?
Gv bổ sung, kết luận

* Diễn biến:

* Kết quả: Trận Rạch Gầm – Xoài
mút thắng lợi vẻ vang
* Ý nghĩa:
- Là một trong những trận thủy chiến
lớn nhất và lừng lẫy nhất trong lịch sử
chống giặc ngoại xâm của dân tộc
- Đập tan âm mưu xâm lược của bọn

phong kiến Xiêm, bảo vệ nền độc lập
dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ.

IV. CỦNG CỐ BÀI:
? Em hãy tường thuật trên lược đồ chiến thắng trận Rạch Gầm – Xoài Mút?
V. BÀI TẬP: Học sinh làm bài tập củng cố.
12


4. Hiệu quả:
Sau nhiều năm công tác, tôi đã sử dụng bản đồ, lược đồ vào dạy học lịch sử
của bộ môn nói chung, phần lịch sử Việt nam nói riêng như một nguyên tắc của
quá trình dạy học không thể thiếu. kết quả cho thấy, chất lượng bộ môn được nâng
cao. Bên cạnh đó học sinh thấy yêu thích học môn lịch sử và giờ học môn lịch sử
cũng trở nên sinh động và hấp dẫn. Mặt khác, các kĩ năng khai thác bản đồ, lược
đồ vào bài học lịch sử của các em cũng được nâng lên rõ rệt. Học sinh nhớ lâu,
hiểu sâu kiến thức và có biểu tượng chính xác về sự kiện, hiện tượng lịch sử. Kết
quả học tập đại trà và kết quả mũi nhọn của bộ môn lịch sử nói chung tại trường
THCS Nga An đã được nâng nên rõ nét. Hầu hết khi làm các bài tập trắc nghiệm
về nội dung: Các em có thích học lịch sử không? Với câu trả lời là “có” hoặc
“không” thì kết quả có tới 90% số học sinh trả lời là “có”.
Cụ thể sau đây là kết quả kiểm tra tại lớp 7A, 7B ( Lớp 7A là lớp thực
nghiệm, 7B là lớp đối chứng), cuối năm học 2014-2015 như sau:
Tổng
Lớp
số
7A
7B

36

34

Giỏi
SL
8
2

%
22.2
5.9

Khá
SL
13
9

%
36.1
26.4

Trung
bình
SL
%
14 38.9
15 44.1

Yếu
SL
0

8

%
0
23.5

Kém
SL
0
0

%
0
0

13


III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
Việc sử dụng và khai thác bản đồ, lược đồ là một khâu không thể thiếu trong
dạy học lịch sử nhất là phần lịch sử Việt Nam lớp 7, đây là một giai đoạn lịch sử có
quá nhiều sự kiện lớn lao, và là những mốc son chói lọi của lịch sử dân tộc ta. Để
các em nắm vững một hệ thống những sự kiện, những nhân vật lịch sử gắn liền với
những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm vĩ đại của dân tộc thì giáo viên
không thể “dạy chay” được. Hệ thống bản đồ, lược đồ sẽ giúp các em có những
biểu tượng chính xác về lịch lịch sử. Như vậy, việc sử dụng bản đồ, lược đồ vào
dạy học lịch sử nói chung, phần lịch sử Việt nam nói riêng là một yêu cầu không
thể thiếu đối với bất kì giáo viên dạy lịch nào. Tuy nhiên, lược đồ, bản đồ là một
loại đồ dùng trực quan quy ước buộc giáo viên khi lên lớp phải nắm được yêu cầu

sử dụng và tuân theo trình tự khai thác nhất định, tránh thực hiện qua loa, làm mất
thời gian, giảm tác dụng của bản đồ, lược đồ.
2. Kiến nghị:
Từ việc khẳng định vai trò, tác dụng của việc sử dụng bản đồ, lược đồ trong
dạy học phần lịch sử Việt Nam lớp 7, tôi xin đề xuất một số ý kiến:
- Nhà trường nên mua bổ sung những bản đồ, lược đồ đã hư hỏng, hoặc bị mất
- Giáo viên khi lên lớp phải sử dụng bản đồ, lược đồ, nhất thiết không dạy chay.
- Trong khi sử dụng bản đồ phải tuân thủ các nguyên tắc.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Nga sơn, ngày 10 tháng 4 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của mình viết, không sao
chép nội dung của người khác.
Người thực hiện

Nguyễn Thị Phượng

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK Lịch sử 7 – Phan Ngọc Liên – Chủ biên – NXB Giáo dục
2. SGV Lịch sử 7 – Phan Ngọc Liên – Chủ biên – NXB Giáo dục
3. Phương pháp dạy học lịch sử - Phan Ngọc Liên – Chủ biên
4. Luật Giáo dục Việt Nam
5. Tiến trình lịch sử Việt nam.
5. Các tài liệu tham khảo khác.


15



×