Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

giai phap cho viet nam khi gia nhap cac hiep dinh thuong mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.75 KB, 12 trang )

GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM KHI GIA NHẬP CÁC HIỆP ĐỊNH
THƯƠNG MẠI FTA VÀ TPP
1. Tổng quan những cơ hội và thách thức:
Quá trình tham gia tổ chức thương mại WTO và các hiệp định thương mại
đa phương, song phương khác đã đang và sẽ đưa lại những cơ hội thuận lợi cho
kinh tế Việt Nam trên các mặt sau đây:
Một là: Được tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ ở tất cả các nước
thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ mà
các nước mở cửa theo các Nghị định thư gia nhập của các nước này, không bị
phân biệt đối xử. Điều đó, tạo điều kiện cho chúng ta mở rộng thị trường xuất
khẩu và trong tương lai - với sự lớn mạnh của doanh nghiệp và nền kinh tế nước
ta - mở rộng kinh doanh dịch vụ ra ngoài biên giới quốc gia. Với một nền kinh tế
có độ mở lớn như nền kinh tế nước ta, kim ngạch xuất khẩu luôn chiếm trên
60% GDP thì điều này là đặc biệt quan trọng, là yếu tố bảo đảm tăng trưởng bền
vững. Hàng năm công nghiệp tăng trưởng 15 - 16%.
Xuất khẩu hàng năm tăng trên 20%. Việt Nam từ một nước nhập siêu từ
2010 đến nay trở thành nước xuất siêu với tỷ phần ngày càng lớn.
Hai là: Các cơ hội tiếp cận các thị trường rộng lớn gồm Mỹ, Nhật Bản,
Canada với thuế nhập khẩu bằng 0%, kết hợp với các cam kết rõ ràng hơn về cải
thiện môi trường đầu tư và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chắc chắn sẽ góp phần
thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, nhất là của các tập đoàn lớn. Nếu
biết tận dụng thời cơ này, Việt Nam sẽ hưởng lợi lớn từ làn sóng đầu tư mới, tạo
ra nhiều công ăn việc làm, hình thành năng lực sản xuất mới để tận dụng các cơ
hội xuất khẩu và tham gia các chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu do TPP
đem lại.
Ba là: Thực hiện các hiệp định thương mại chúng ta có được vị thế bình
đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn
cầu, có cơ hội để đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng
hơn, hợp lý hơn, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp.
Số liệu thống kê cho thấy, khu vực Đông Á, bao gồm ASEAN, Trung Quốc, Đài
Loan, Hồng Kông, Nhật Bản và Hàn Quốc luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong kim


ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam, thường xuyên ở mức trên 60%, nếu tính

1


riêng nhập khẩu thì lên tới trên 75%. Với sự gần gũi về vị trí địa lý, việc Đông Á
chiếm tỷ trọng lớn trong quan hệ thương mại với Việt Nam là việc khó tránh.
Tuy nhiên, tỷ trọng trên là quá lớn, có thể tiềm ẩn rủi ro khi kinh tế Đông Á có
biến động bất lợi. Đàm phán và ký kết FTA với một số thị trường trọng điểm
như Mỹ, EU có thể giúp chúng ta khắc phục tình trạng mất cân đối này.
Bốn là: Mặc dầu chủ trương của chúng ta là chủ động đổi mới, cải cách
thể chế kinh tế trong nước để phát huy nội lực và hội nhập với bên ngoài nhưng
chính việc thực hiện cam kết theo hiệp định và hội nhập vào nền kinh tế thế giới
cũng thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của
ta đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn.
Năm là: Điều đặt biệt quan trọng, có ảnh hưởng lâu dài là tiến trình đổi
mới kinh tế theo cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế đã từng bước xuất hiện
một đội ngũ những nhà doanh nghiệp mới, có kiến thức, năng động và tự tin,
dám chấp nhận mạo hiểm, dám đối đầu với cạnh tranh. Đào tạo được hàng trăm
ngàn lao động có tay nghề cao. Đây là nguồn lực quý báu cho sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Sáu là: Cùng với những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử và thời đại,
việc gia nhập WTO và thực hiện các hiệp định thương mại những năm qua đã
nâng cao vị thế của ta trên trường quốc tế, tạo điều kiện cho ta triển khai có hiệu
quả đường lối đối ngoại theo phương châm: Việt Nam mong muốn là bạn, là đối
tác tin cậy của các nước trong cộng đồng thế giới vì hòa bình, hợp tác và phát
triển.
Bẩy là: Quan hệ thương mại tự do với các thị trường lớn như Mỹ, Canada
và việc Nhật Bản xóa bỏ thuế nhập khẩu cho hàng nông sản trong TPP, sẽ là cú
hích thực sự cho xuất khẩu của Việt Nam. Theo tính toán của các doanh nghiệp,

nếu thuế nhập khẩu được hạ về mức 0% thì hàng dệt may và giày dép Việt Nam
sẽ đứng trước cơ hội lớn trong việc mở rộng thị phần trên thị trường các nước
TPP, trong đó có thị trường Mỹ. Cơ hội cho các sản phẩm xuất khẩu chủ lực
khác như thủy sản, đồ gỗ và nông sản cũng rất lớn.
2. Thực trạng năng lực tiếp đón các hiệp định thương mại tới đây.
Trong khi nhận thức rõ những cơ hội có được do việc hội nhập thế giới
thông qua các hiệp định thương mại mang lại, cần thấy hết những thách thức mà
chúng ta phải đối đầu, nhất là trong điều kiện nước ta là một nước đang phát
triển ở trình độ thấp, quản lý nhà nước còn nhiều yếu kém và bất cấp, doanh
nghiệp và đội ngũ doanh nhân còn nhỏ bé. Những thách thức này bắt nguồn từ
sự chênh lệch giữa năng lực nội sinh của đất nước với yêu cầu hội nhập, từ


những tác động tiêu cực tiềm tàng của chính quá trình thông qua việc thực hiện
các hiệp định thương mại tự do (thương mại quốc tế).
Những thách thức này bao gồm:
Một là: Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều "đối thủ" hơn, trên
bình diện rộng hơn, sâu hơn. Đây là sự cạnh tranh giữa sản phẩm của ta với sản
phẩm các nước, giữa doanh nghiệp nước ta với doanh nghiệp các nước, không
chỉ trên thị trường thế giới và ngay trên thị trường nước ta do thuế nhập khẩu
phải cắt giảm. Cạnh tranh không chỉ diễn ra ở cấp độ sản phẩm với sản phẩm,
doanh nghiệp với doanh nghiệp. Cạnh tranh còn diễn ra giữa nhà nước và nhà
nước trong việc hoạch định chính sách quản lý và chiến lược phát triển nhằm
phát huy nội lực và thu hút đầu tư từ bên ngoài.


Cụ thể, ở cấp quốc gia các vấn đề nổi cộm là thể chế, năng lực thi hành
thể chế; kết cấu hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng mềm; nguồn nhân lực. Mặc
dù ta có chủ trương trong 5 năm từ 2011 tới 2015 cần có 3 đột phá chiến lược
(1): Hoàn thiện thể chế kinh tế; phát triển nhanh nguồn nhân lực; xây dựng kết

cấu hạ tầng đồng bộ nhưng đã trải qua gần 3 năm ta chưa tạo ra được sự đột phá
như mong muốn.
Ở cấp độ doanh nghiệp: Về cơ bản doanh nghiệp vẫn chưa tận dụng được
cơ hội từ việc Việt nam là thành viên để tổ chức nâng cao trình độ quản trị hiện
đại, tham gia tích cực và vững vàng trên thị trường trong nước và quốc tế.
Về khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam hì ngoài những sản phẩm
có lợi thế tự nhiên, hầu hết hàng hóa còn lại sức cạnh tranh yếu bởi 3 yếu tố giá,
phẩm chất, kiểu cách. Nhiều hàng hóa có nguy cơ thất bại ngay trên thị trường
nội địa.
Các yếu tố cạnh tranh trên đây sẽ tạo nên sức cạnh tranh của toàn bộ nền
kinh tế, sức cạnh tranh quốc gia.
Hai là: Trên thế giới sự "phân phối" lợi ích của toàn cầu hóa là không
đồng đều. Những nước có nền kinh tế phát triển thấp được hưởng lợi ít hơn. Ở
mỗi quốc gia, sự "phân phối" lợi ích cũng không đồng đều. Mỗi bộ phận dân cư
được hưởng lợi ít hơn, thậm chí còn bị tác động tiêu cực của toàn cầu hóa; nguy
cơ phá sản một bộ phận doanh nghiệp và nguy cơ thất nghiệp sẽ tăng lên, phân
hóa giàu nghèo sẽ mạnh hơn. Điều đó đòi hỏi phải có chính sách phúc lợi và an
sinh xã hội đúng đắn; phải quán triệt và thực hiện thật tốt chủ trương của Đảng:
"Tăng trưởng kinh tế đi đôi với xóa đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển".
Ba là: Hội nhập kinh tế trong một thế giới toàn cầu hóa, phụ thuộc lẫn
nhau giữa các nước sẽ tăng lên. Sự biến động trên thị trường các nước sẽ tăng
lên. Sự biến động trên thị trường các nước sẽ tác động mạnh đến thị trường
trong nước, đòi hỏi chúng ta phải có chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn, có năng
lực dự báo và phân tích tình hình, cơ chế quản lý phải tạo cơ sở để nền kinh tế
có khả năng phản ứng tích cực, hạn chế được ảnh hưởng tiêu cực trước những
biến động trên thị trường thế giới. Trong điều kiện tiềm lực đất nước có hạn, hệ
thống pháp luật chưa hoàn thiện. Chẳng hạn, về sở hữu trí tuệ đối với thuốc bảo
vệ thực vật, phân bón và dược phẩm. Mỹ đề nghị tăng cường mức độ và thời
gian bảo hộ sẽ tăng, chi phí sản xuất nông nghiệp và an sinh xã hội...khả năng

tiếp cận khoa học, tài sản văn hóa tinh thần. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý như bảo hộ
thương hiệu sẽ dẫn đến nguy cơ rủi ro nếu không nhanh chóng đăng ký bảo hộ


thương hiệu sẽ bị mất tên (nước mắm Phú Quốc, hoa Đà lạt, cà phe Buôn mê
thuột, tỏi Lý Sơn...). Đặc biệt, trong quy định của TPP có một điểm rất nghiêm
túc là câu chuyện bảo vệ bản quyền. Đó là bản quyền liên quan đến giống, công
nghệ… Rất nhiều nước tham gia đàm phán TPP đều triển khai khá tốt vấn đề
này, trong khi đó phía Việt Nam còn nhiều lúng túng. Như vậy, nếu Việt Nam
không khắc phục được điểm yếu này thì sẽ rất khó khăn cho cả nông dân lẫn các
doanh nghiệp xuất khẩu.
Bốn là: Hội nhập kinh tế đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ môi
trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp
của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền.


Năm là: Thực trạng nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam đón tiếp
các Hiệp định Thương mại tự do mới. Một thách thức rất quan trọng, cơ bản đối
với hệ thống chính sách và đối với doanh nghiệp nước ta đó là: Thời điểm cắt
giảm mạnh về thuế đối với hàng nhập khẩu trong cam kết của WTO và các hiệp
định thương mại tự do khác được thực hiện, trong đó đặc biệt với hiệp định
thương mại tự do giữa EU và Việt Nam FTA và hiệp định hợp tác kinh tế chiến
lược xuyên Thái bình dương (TPP). Thực trạng đối với những mặt hàng Việt
Nam có lợi thế được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu bằng 0% như hàng dệt
may, điện tử, cá tôm, hàng nông sản… xuất sang hai thị trường lớn nhất là Mỹ,
EU và các thành viên khác. Thế nhưng để được hưởng mức thuế suất ưu đãi các
doanh nghiệp phải đáp ứng được điều kiện sản phẩm có xuất xứ từ nguyên kiện
trở đi phải trong khu vực TPP (ví dụ hàng dệt may phải từ sợi trở đi, cá phải tự
giống, thức ăn trở đi…). Theo điều khoản về xuất xứ hàng hóa được đề xuất,
các sản phẩm xuất khẩu trong các nước thành viên phải có xuất xứ nội khối TPP

mới được hưởng ưu đãi. Đây là một bất lợi vì Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ
các nước bên ngoài TPP để gia công hàng xuất khẩu. Các chuyên gia chỉ ra rằng,
nếu áp dụng quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” đối với hàng dệt may trong TPP (mọi
công đoạn từ sợi trở đi phải được làm ở các nước TPP) thì phần lớn hàng dệt
may của Việt Nam sẽ không được miễn thuế bởi chúng được làm từ rất nhiều vải
của Trung Quốc, sợi chỉ nhập của Hàn Quốc, các loại phụ kiện từ một số nước
Đông Nam Á... Nếu không chuyển đổi được vùng nguyên liệu, hàng xuất khẩu
của Việt Nam sẽ không được hưởng ưu đãi thuế. Vấn đề đặt ra là dệt may chẳng
phải là nhóm hàng duy nhất vấp phải rào cản này. Bởi ngoài nông sản, phần lớn
các sản phẩm xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam (giầy dép, đồ gỗ, điện tử, công
cụ...) đều đang sử dụng đa số nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, các nước
ASEAN… Bởi vậy, các doanh nghiệp Việt Nam hiện có những yếu thế cần được
khắc phục đó là:
- Thiếu vốn để tổ chức sản xuất và kinh doanh qui mô lớn.
- Phương tiện sản xuất, công nghệ lạc hậu, năng suất lao động thấp, chi
phí sản xuất
cao
.

- Hàng xuất khẩu phần lớn dưới phương thức hợp đồng gia công (lấy công
làm lãi).
+ Hàng dệt may, điện tử… thì thực hiện ứng nguyên liệu, chi phí, bao tiêu
sản phẩm.
+
Hàng nông sản thì mua thức ăn, mua giống thuốc phòng chống sâu
bệnh, vi rút…


tiêu thụ sản phẩm qua thương lái nhập cho Công ty đầu mối xuất khẩu.
Thực chất người sản xuất và người lao động không được trực tiếp hưởng

ưu đãi do các hiệp định thương mại tự do đưa lại.
Việt Nam đã từng tự làm giảm sức mạnh về xuất khẩu của mình: chính
sách lấy xuất khẩu để tăng trưởng kinh tế là cần thiết và đúng đắn đối với nền
kinh tế đang phát triển như nước ta. Tuy nhiên trong cơ cấu về số lượng và giá
trị xuất khẩu hàng năm luôn trên 60% thuộc các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài đi theo đó là chính sách ưu tiên “mềm mại” đối với vốn đầu tư nước
ngoài cùng với năng lực quản lý yếu kém như để họ chuyển giao trốn thuế… là
một minh chứng. Hiện tượng đó còn lặp lại nếu không được nâng cao năng lực
và quan điểm quản lý. Hiện Việt Nam đang đàm phán để đi đến ký kết các hiệp
định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam - EU và giữa Việt Nam - Liên bang
Nga, Belamét, Kazastan; Hiệp định xuyên Thái bình dương (TPP). Trong khi
các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam


đang oằn lưng vì nợ xấu, không tiếp cận được vốn vay Ngân hàng, thế mà các
nhà đầu tư nước ngoài đang đổ xô vào Việt Nam đầu tư vào các ngành có thế
mạnh được ưu đãi lãi suất nhập khẩu vào các thị trường lớn Mỹ - EU (Bài viết
của tác giả Mai Phương trong bài "chạy đua đối đầu TPP" trên báo Thanh Niên
số 283 ngày 10 - 10 – 2013).
Cơ hội dễ vuột mất
Ông Nguyễn Văn Hùng, Phó tổng giám đốc Agtex 28, nói: Nhìn "tương
quan" cuộc chạy đua đầu tư đón đầu cơ hội từ TPP, có thể thấy, các DN FDI
đang chiếm ưu thế so với DN nước ngoài. Đó là lý do rất nhiều ý kiến lo ngại
DN vừa và nhỏ nội địa khó tận dụng được cơ hội từ TPP, thậm chí không khéo
lại phải làm thuê trên chính sân nhà. Sản xuất các loại vải cao cấp thì phải đầu tư
lớn. Còn nếu sản xuất hàng trung bình thì không cạnh tranh nổi với vải Trung
Quốc. Vì vậy chỉ có vốn nhà nước mới có thể đầu tư vào lĩnh vực dệt nhuộm"
Ông Phạm Xuân Hồng, Phó chủ tịch Vitas, cũng cho rằng ngoài vốn lớn,
đầu tư vào nguyên liệu như dệt nhuộm có yêu cầu rất cao về công nghệ, tiêu
chuẩn bảo vệ môi trường khắt khe. Mà nếu không có nhuộm thì không có vải

hoàn tất cho ngành may. Nghịch lý là có nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư
nhuộm nhưng đi đến đâu cũng bị từ chối khéo vì sợ bị ô nhiễm môi trường."
Nếu không thay đổi ngay từ bây giờ, các sản phẩm dệt may của Việt Nam cũng
không thể hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu vào các nước Mỹ, Canada như thỏa
thuận. Vì vậy, nhà nước phải cấp bách có những chính sách phù hợp như hỗ trợ
lãi suất các dự án đầu tư sợi, dệt và nhuộm cho ngành may hay thuộc da cho
ngành da giày. Đồng thời quy hoạch cụ thể về các cụm. Khu công nghiệp riêng
cho các dự án dệt nhuộm", ông Hồng nói.
Tại hội thảo dành cho doanh nghiệp về Hiệp định thương mại tự do và
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam diễn ra sáng18/4, chuyên gia
kinh tế Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương cho
rằng, để Hiệp định hợp tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)
thành hiện thực, Chính phủ cần phải cải cách mạnh mẽ thể chế, chính sách. Hội
nhập kinh tế có rủi ro, thách thức nhưng không hội nhập thì đất nước không phát
triển được. Hiện tại Việt Nam đang đứng trước thời cơ hội nhập sâu rộng vào
nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, có một thực tế là tâm lý lo sợ những rủi ro của
hội nhập cũng là một trong những rào cản lớn khiến việc đàm phán, ký kết và
triển khai thực hiện các thỏa thuận thương mại tự do (FTA).
3. Một số kiến nghị và giải pháp.


Đối với những quốc gia lấy xuất khẩu để đẩy mạnh tăng trưởng như Việt
Nam, cần phải có chính sách thỏa đáng và tập trung đầu tư vào những ngành có
năng lực tiềm năng xuất khẩu lớn như dầu thô, hải sản, các sản phẩm nông
nghiệp như cao su, gạo, cafê. Đặc biệt với thế mạnh xuất khẩu hàng dệt may cần
được quan tâm và phát triển đúng hướng. Đồng thời mở rộng mặt hàng thuộc
sản phẩm công nghiệp như điện tử, sắt thép (đang tồn kho lớn) nhằm giải phóng
vốn, thu hút lao động là rất cần thiết. Trên cơ sở đó nên có những kiến nghị dưới
đây:
Về chính sách và quản lý vĩ mô:

Một là: Định hướng tập trung cho hoạt động xuất khẩu vào 2 thị trường
lớn, thuế suất nhập khẩu thấp. Đó là các đối tác thương mại tự do (FTA) giữa
EU - Việt Nam và các liên minh Hải quan giữa Liên bang Nga, Benlarut,
Kazatstar - Việt Nam. Các đối tác thuộc Hiệp


định Xuyên Á Thái Bình Dương (TPP) gồm 12 quốc gia là : Úc, Brunay, Canada,
Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Newzealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt
Nam.
Hai là: Có chính sách ưu đãi phát triển nguyên liệu trong nước như trồng
bông, kéo sợi cho dệt may. Thức ăn gia súc, phân bón, thuốc phòng trừ dịch
bệnh… cho sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu, sản phẩm sau chế xuất dần, buôn đỏ
trong sản xuất bo xít, đát hiếm… cho sản xuất sản phẩm công nghiệp xuất khẩu.
Ba là: Hướng dẫn từ sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu nhằm vào
tăng cường năng lực về vốn phát triển và đổi mới công nghệ nên theo phương
thức kinh doanh liên kết các doanh nghiệp trong nước là liên doanh với các tập
đoàn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để khép kín chu trình sản xuất mặt
bằng xuất khẩu (như kéo sợi, nhuộm, dệt và may)…
Cần có chính sách phù hợp đúng đắn việc cấp phép và quản lý chặt chẽ
đúng đắn các doanh nghiệp FDI. Sản xuất hàng xuất khẩu mà Việt Nam đang có
lợi thế. Nếu cấp phép tràn lan, quản lý không chặt chẽ thì chỉ có được lợi thế thu
hút lao động mà còn triệt tiêu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước,
cùng với phù phép chuyển giá, trốn thuế… thì Việt Nam chỉ là nơi họ mượn đất
thuê lao động và lợi dụng lợi thế ưu tiên mà Việt Nam được hưởng mà thôi.
Đối với các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu
Để thực hiện theo quy định của hiệp định FTA và TPP các doanh nghiệp
tham gia xuất khẩu hoàn thiện các nội dung sau đây:
- Từng bước thoát khỏi tình trạng làm gia công đặt hàng chờ công ty nước
ngoài bao tiêu sản phẩm. Bằng liên doanh liên kết, sáp nhập để tạo khả năng về
vốn, đổi mới công nghệ, đầu tư khép kín chu trình sản xuất và xuất khẩu trực tiếp.

- Liên doanh với các tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài tạo năng lực về
vốn, công nghệ để sản xuất và xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường lớn.
- Các doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động kết hợp với các địa phương tổ
chức sản xuất và khai thác nguyên liệu trở thành những vùng, những cụm công
nghiệp cho sản xuất sản phẩm xuất khẩu tăng trưởng bền vững.
Hoạt động tài chính
- Củng cố và tạo sản phẩm cho hoạt động chứng khoán thông qua việc
kiên quyết thực hiện cổ phần hóa DNNN, tạo khả năng huy động vốn dài hạn
cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đủ vốn và năng lực cạnh tranh ngay trên
sân nhà.


- Nhanh chóng cơ cấu lại các TCTD đủ lớn và tầm vóc tài trợ vốn lưu
động cho hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu bằng những hợp đồng tín
dụng dài hạn và tín nhiệm giữa doanh nghiệp và NH càng phát triển.
Hiệp định hợp tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương TPP là
AFTA mới của thế kỷ này. Đúng như nhận định của Đại hội Đảng lần thứ XI về
bối cảnh quốc tế những năm tới là “xuất hiện các hình thức tập hợp lực lượng và
đan xen lợi ích mới”. Việc Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ là một chủ
trương, quyết sách đúng đắn của Nhà nước ta. Bởi vậy, những kiến nghị, giải
pháp trên đây vừa mang tính chất và hàm ý lâu dài, vừa tăng tốc cho hoạt


động sản xuất kinh doanh xuất khẩu đi trước đón đầu thực hiện những cam kết của
các hiệp định thương mại tự do tới đây của kinh tế nước ta./.



×